Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel - Nghề: Công nghệ ô tô

UBND TỈNH LÀO CAI  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI  
GIÁO TRÌNH  
Mô đun: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG  
NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL  
NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ  
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG  
LƯU HÀNH NỘI BỘ  
NĂM. 2017  
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:  
Tài liệu này thuộc loại giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng  
nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh  
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 23  
LỜI GIỚI THIỆU  
Trong suốt quãng thời gian thăng trầm, công nghệ động cơ Diesel liên tục có những  
bước cải tiến lớn. Đến nay, tiếng ồn của động cơ đã giảm, nhờ hệ thống cách âm và kiểm  
soát quá trình đốt nhiên liệu tốt hơn, khói thải giảm xuống và thời gian khởi động nhanh gần  
bằng động cơ xăng.  
Trong thời gian đầu, các hãng chủ yếu sử dụng hệ thống điều khiển bơm cao áp bằng  
cơ khí, điện trong các hệ thống EDC (Electronic Diesel Control). Hệ thống EDC vẫn sử dụng  
bơm cao áp kiểu cũ nhưng có thêm một số cảm biến và cơ cấu chấp hành, chủ yếu để chống  
ô nhiễm và điều tốc bằng điện tử.  
Trong những năm gần đây, hệ thống điều khiển mới – hệ thống Common rail với việc  
điều khiển kim phun bằng điện đã được phát triển và ứng dụng rộng rãi.  
trên cVới mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm các bài:  
Bài 1:Tổng quan và nhận biết các bộ phận của hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel  
Bài 2: Bảo dưỡng và sửa chữa thùng nhiên liệu và các đường ống và bầu lọc  
Bài 3:Bảo dưỡng và sửa chữa bơm thấp áp (bơm chuyển nhiên liệu)  
Bài 4: Bảo dưỡng và sửa chữa bơm cao áp  
Bài 5: Bảo dưỡng và sửa chữa vòi phun cao áp  
Bài 6: Bảo dưỡng và sửa chữa bộ điều khiển điện tử hệ thống nhiên liệu diesel  
Kiến thức trong giáo trình được biên soạn theo chương trình nhà trường, sắp xếp logic  
từ nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử  
đến cách phân tích các hư hỏng, phương pháp kiểm tra và quy trình thực hành sửa chữa. Do  
đó người đọc có thể hiểu một cách dễ dàng.  
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận  
được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn.  
Lào cai, ngày…..tháng…. năm 2017  
2
MỤC LỤC  
TÊN ĐỀ MỤC  
TT  
1
TRANG  
Lời giới thiệu.  
Mục lục.  
1
2
2
Bài 1: Tổng quan và nhận biết các bộ phận của hệ thống cung cấp  
nhiên liệu diesel  
3
4
3-12  
Bài 2: Bảo dưỡng và sửa chữa thùng nhiên liệu và các đường ống và  
bầu lọc  
13- 22  
5
6
Bài 3: Bảo dưỡng và sửa chữa bơm thấp áp (bơm chuyển nhiên liệu)  
Bài 4: Bảo dưỡng và sửa chữa bơm cao áp  
Bài 5: Bảo dưỡng và sửa chữa vòi phun cao áp  
23-31  
32-118  
7
119-138  
Bài 6: Bảo dưỡng và sửa chữa bộ điều khiển điện tử hệ thống nhiên  
8
liệu diesel  
139-152  
3
Bài 1: Tổng quan và nhận biết các bộ phận của hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel  
1. Nhiệm vꢀ, yêu cꢁu và phân loại của hệ thống nhiên liệu diesel động cơ ô tô  
* Mục tiêu:  
- Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên  
liệu diesel  
- Quan sát, nhận dạng các bộ phân của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel  
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô  
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.  
* Nꢀi dung:  
1.1 Nhiꢀm vꢁ.  
Quá trình làm việc của động cơ diesel là nhiên liệu và không khí được hòa trộn với  
nhau trong buồng cháy động cơ ở cuối kỳ nén. Tại buồng cháy hỗn hợp nhiên liệu tự bốc  
cháy nhờ nhiệt độ và áp xuất cao. Nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu Diesel là:  
- Dự trữ nhiên liệu : đảm bảo cho động cơ có thể làm việc liên tục trong một thời gian  
nhất định, không cần cấp thêm nhiên liệu, lọc sạch nước và tạp chất cơ học lẫn trong nhiên  
liệu, giúp nhiên liệu chuyển động thông thoáng trong hệ thống.  
- Cung cấp nhiên liệu có áp xuất cao dưới dạng sương mù vào buồng cháy của động  
cơ đúng thời điểm và đảm bảo.  
+ Lượng nhiên liệu cấp cho mỗi chu trình phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.  
+ Phun nhiên liệu vào đúng thời điểm và đúng quy luật mong muốn. Lượng nhiên  
liệu vào các xilanh phải đồng đều  
- Các tia nhiên liệu vào xilanh động cơ phải đảm bảo kết hợp tốt giữa số lượng,  
phương hướng , hình dạng kích thước của tia phun với kích thước và hình dạng của buồng  
cháy.  
1.2 Yêu cꢂu.  
- Nhiên liệu cung cấp vào buồng đốt động cơ phải sạch  
- Phải tạo ra nhiên liệu có áp xuất cao để nhiên liệu phun vào trong buồng cháy dưới  
dạng sương mù, phân tán đều để hòa trộn với không khí được tốt.  
- Cung cấp nhiên liệu vào buồng đốt động cơ phải đúng thời điểm và đúng qui luật  
thiết kế. Thời điểm kết thúc cung cấp nhiên liệu phải dứt khoát không bị nhỏ giọt.  
- Cung cấp nhiên liệu đồng đều tới các xi lanh của động cơ.  
- Điều chỉnh thay đổi lượng nhiên liệu cấp cho chu trình một cách dễ d  
àng và nhanh chóng phù hợp với từng chế độ làm việc của động cơ.  
- Đơn giản trong quá trình vận hành và sửa chữa bảo dưỡng  
1.3. Phân loꢃi.  
4
Dựa theo cấu tạo vòi phun nhiên liệu:  
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu với loại vòi phun hở loại này hiện nay ít dùng.  
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu với loại vòi phun kín loại này hiện đang được sử dụng  
rộng rãi trên các động cơ Diesel.  
Dựa theo cấu tạo của bơm cao áp:  
- Loại bơm có một tổ hợp riêng biệt: là loại một cặp xi lanh piston bơm được lắp trên  
một vỏ để cung cấp nhiên liệu cho 1 xi lanh động cơ.  
- Loại bơm có nhiều tổ hợp riêng biệt: là loại có nhiều cặp xi lanh piston bơm  
(4.6.8.12 cặp) được lắp chung trên một vỏ. Số cặp xi lanh piston bơm bằng số xi lanh động  
cơ.  
Dựa theo đặc điểm của hai chi tiết chính trong hệ thống đó là bơm cao áp và vòi phun  
trong hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ điesel:  
- Hệ Thống cung cấp nhiên liệu có bơm cao áp và vòi phun là hai chi tiết riêng biệt và  
được nối với nhau bằng đường ống dẫn nhiên liệu cao áp  
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu kiểu bơm phun kết hợp. Ở loại này chức năng của bơm  
cao áp và vòi phun được chung trong một thiết bị nên được gọi là bơm phun cao áp  
2. Sơ đꢂ và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel  
2.1. Sơ đꢂ và nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel điều khiển bằng cơ  
khí  
2.1.1. Sơ đồ cấu tꢃo và hoꢃt động của hꢀ thống nhiên liꢀu động cơ diesel dùng bơm tập  
trung PE.  
2.1.1.1. Sơ đồ cấu tꢃo.  
- Thùng nhiên liệu chứa nhiên liệu  
- Bơm thấp áp (bơm chuyển nhiên liệu) được lắp ráp bên hông bơm cao áp, được dẫn  
động do trục cam bơm, hút nhiên liệu từ thùng chứa qua bầu lọc thô (lọc sơ cấp) đưa lên bầu  
lọc tinh (lọc thứ cấp) rồi nạp vào khoang bơm cao áp.  
- Bầu lọc thô (lọc sơ cấp) gắn trong bơm chuyển nhiên liệu, có công dụng lắng nước  
và lọc các cặn lớn.  
- Bầu lọc tinh (lọc thứ cấp), lọc sạch các chất cặn bẩn rất bé trước khi nạp nhiên liệu  
vào khoang bơm cao áp.  
- Nơi rắc co dầu về có bố trí van dầu tràn, công dụng của van này là đảm bảo duy trì  
một áp suất cần thiết trong khoang BCA (Khoảng 1-1,5 Kg/cm2) Nếu quá áp xuất này van  
mở dầu tràn trở về thùng chứa. Nếu lò xo van này yếu hay gãy, bơm sẽ thiếu nhiên liệu, động  
cơ không hoạt động được ở tốc độ cao.  
- Bơm cao áp tạo ra nhiên liệu có áp xuất cao  
- Vòi phun nhiên liệu để phun nhiên liệu vào buồng đốt động cơ .  
5
- Các ống dẫn nhiên liệu thấp áp đưa dầu đi và về, các ống dẫn nhiên liệu cao áp đưa  
nhiên liệu từ bơm cao áp lên kim phun nhiên liệu.  
Hình 1.1. Sơ đꢂ cấu tạo hệ thống nhiên liệu của động cơ diesel  
1. Thùng nhiên liệu; 2. Lươi lọc; 3. Côc lọc; 4. Bơm thấp áp; 5. Bơm tay; 6. Bơm cao áp; 7.  
Bầu lọc; 8. Đường ống cao ap; 9. Vòi phun; 10. Vít xả không khí; 11. Bô điều tốc; 12.  
Đường dầu hồi  
2.1.1.2. Các mꢃch dꢂu trên hꢀ thống.  
-* Mạch hạ áp:  
Là mạch dầu từ thùng chứa nhiên liệu được đưa đến bơm cao áp mạch hạ áp gồm các  
chi tiết sau:  
- Và các đường ống dẫn nhiên liệu áp lực thấp  
- Mạch hạ áp phải đảm bảo cung cấp một lượng nhiên liệu và áp suất nhất định ứng  
với từng chế độ làm việc của động cơ.  
* Mạch cao áp: Là mạch dầu từ bơm cao áp đến kim phun, mạch cao áp gồm các chi  
tiết sau:  
- Kim phun nhiên liệu hay béc dầu (9)  
- Và các ống dẫn nhiên liệu áp lực cao (8)  
- Mạch cao áp phải đảm bảo cung cấp nhiên liệu có áp lực cao và phun đúng thời điểm  
ng tác của động cơ.  
6
* Mạch dꢁu về :  
Là mạch dầu từ bơm cao áp và kim phun trở về thùng chứa. Khi kim phun nhiên liệu  
vào buồng đốt, sẽ có một lượng nhiên liệu rò rỉ theo khe hở giữa van kim và đót kim đi lên  
buồng lò xo và trở về thùng chứa. Nếu áp lực nhiên liệu phía sau bơm tiếp vận lớn hơn áp lực  
của van điều áp, nhiên liệu từ mạch dầu hạ áp tràn qua van điều áp để trở về thùng chứa.  
Mạch trở về gồm các chi tiết sau :  
- Van điều áp để giới hạn nhiên liệu tiếp vận  
- Và các đường ống nhiên liệu dư trở về  
2.1.1. 2 Nguyên lý làm viꢀc.  
Khi động cơ hoạt động, bơm chuyển nhiên liệu (4) hút nhiên liệu từ thùng chứa (1)  
vào bơm, rồi nhiên liệu được bơm (4) đẩy qua bầu lọc tinh (7), sau khi được lọc sạch thì tới  
khoang chứa của bơm cao áp (4). Tại đây nhiên liệu được nén đến áp xuất cao, sau đó theo  
ống dẫn cao áp (5) tới vòi phun, rồi phun vào buồng đốt của động cơ theo trình tự làm việc.  
Khi phun vào buồng đốt nhiên liệu hòa trộn với không khí đã được lọc sạch, ở cuối quá trình  
nén, do nhiệt độ và áp suất cao nhiên liệu tự bốc cháy, giãn nở và sinh công. Khí thải được  
thải ra ngoài qua su páp xả và đường ống xả. Một phần nhiên liệu lọt qua bộ đôi kim phun và  
nhiên liệu xả qua van tràn trong bơm cao áp theo ống dẫn đi theo đường dầu hồi (10) về  
thùng chứa.  
2.2. Sơ đꢂ cấu tạo và hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm phân  
phối VE.  
2.2.1. Sơ đồ cấu tꢃo.  
7
Hinh 1.2. Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm phân phối VE.  
1. Thùng nhiên liệu; 2. Bơm sơ cấp; 3. Bầu lọc; 4. Van an toàn; 5. Bơm cấp nhiên  
liệu; 6. Cần điều chỉnh; 7. Lò xo; 8. Đường dầu hồi; 9. Pis ton bơm; 10. Đường ống cao áp ;  
11. Van phân phhối; 12. Khâu phân lượng; 13. Đĩa cam; 14. Cơ cấu phun dầu sớm tự đꢀng  
- Một bơm cấp nhiên liệu kiểu cánh gạt, hút nhiên liệu từ thùng qua cốc lọc nước và  
lọc nhiên liệu và đẩy vào buồng bên trong bơm cao áp  
- Một van điều chỉnh áp suất điều khiển áp suất nhiên liệu bên trong bơm cao áp.  
Nhiên liệu thừa quay trở lại thùng qua ống tràn và vít tràn, việc này giúp làm mát cho các chi  
tiết chuyển động của bơm cao áp  
- Đĩa cam được dẫn động bởi trục dẫn động bơm piston được gắn vào đĩa cam, nhiên  
liệu được cấp cho vòi phun nhờ chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến của piston  
- Lượng phun được điều chỉnh bởi bộ điều chỉnh kiểu cơ khí  
- Van cắt nhiên liệu đóng đường dầu đến piston bơm khi khoá điện cắt  
- Van phân phối có 2 chức năng: Ngăn không cho nhiên liệu trong ống dẫn đến vòi  
phun quay trở về piston và bơm, hút nhiên liệu còn lại sau khi phun khỏi vòi phun  
+ Thời điểm phun được điều khiển bởi piston điều khiển phun sớm, hoạt động nhờ áp  
suất nhiên liệu  
2.2.2 Nguyên tắc hoạt động.  
- Khi động cơ làm việc trục dẫn động bơm cao áp được nối chuyển động nhờ Curoa  
căng (hoặc bánh răng). Dầu DIEZEL được bơm chuyển tiếp 2 và bơm tiếp vận 5 hút qua lọc,  
bộ tách nước 3 và lọc dầu tới đường dầu vào trong bơm cao áp.  
Khi dầu qua bộ lọc có tác dụng lọc sạch các cặn bẩn trong dầu DIEZEL và bộ tách  
nước gắn ở phía dưới của bộ lọc dầu để loại bỏ nước có lẫn trong nhiên liệu. Khi trục bơm  
quay nhiên liệu được hút vào bơm cung cấp và theo đường dẫn vào trong buồng cao áp. Áp  
suất nhiên liệu tỉ lệ thuận với tốc độ của trục bơm (tốc độ của động cơ ). Khi áp suất này  
vượt quá trị số quy định thì nhiên liệu thừa sẽ được hồi về khoang áp lực thấp qua van điều  
tiết áp suất nhiên liệu đặt ở đường ra của bơm cung cấp.  
Nhiên liệu trong khoang bơm cao áp qua đường vào phía đầu bơm đi vào buồng áp  
suất trong pít tông bơm 9, tại đó áp suất của nó sẽ tăng lên do Piston 9 làm việc vừa chuyển  
động quay vừa chuyển động tịnh tiến. Nhiên liệu có áp suất cao thắng được sức căng của lò  
xo van triệt hồi 11 (van phân phối) rồi theo đường cao áp 10 phun vào động cơ qua vòi  
phun.  
Một van dầu hồi được đặt ở phía lắp bơm có chức năng duy trì, áp suất nhiên liệu  
không đổi trong buồng bơm bằng việc hồi dầu thừa vào thùng nhiên liệu qua đường dầu hồi.  
8
Van phân phối có hai chức năng: Ngăn không cho nhiên liệu trong ống dẫn đến kim phun  
quay về pittông và bơm; hút nhiên liệu còn lại sau khi phun khỏi kim phun.  
2.3. Sơ đꢂ và nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel dùng điều khiển  
bằng điện tử  
2.3.1. Hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử dùng bơm cao áp VE  
2.3.1.1. Khái quát chung.  
EFI Diesel là gì? (Electronic Fuel Injection Diesel). ECU (Electronic Control  
Unit) phát hiện các tình trạng hoạt động của động cơ dựa vào các tín hiệu từ các cảm  
biến khác nhau. Căn cứ vào thông tin này, ECU sẽ điều khiển lượng phun nhiên liệu và  
thời điểm phun để đạt đến một mức tối ưu bằng cách dẫn động các bộ chấp hành.  
Hình 1. Mô tả hoạt động của hệ thống EFI Diesel.  
Hệ thống EFI Diesel điều khiển lượng phun nhiên liệu và thời điểmphun bằng  
điện tử để đạt đến một mức tối ưu. Làm như vậy, sẽ đạt được các ích lợi sau đây:  
- Công suất của động cơ cao  
- Mức tiêu thụ nhiên liệu thấp  
- Các khí thải thấp  
- Tiếng ồn thấp  
- Giảm lượng xả khói đen và trắng  
9
- Tăng khả năng khởi động  
2.3.1.2. Sơ lược về hệ thống.  
Hệ thống điều khiển động cơ Diesel bằng điện tử trong một thời gian dài chậm  
phát triển so với động cơ xăng. Sở dĩ như vậy là vì bản thân động cơ Diesel thải ra ít  
chất độc hơn nên áp lực về vấn đề môi trường lên các nhà sản xuất ô tô không lớn. Hơn  
nữa, do độ êm dịu không cao nên Diesel ít được sử dụng trên xe du lịch. Trong thời  
gian đầu, các hãng chủ yếu sử dụng hệ thống điều khiển bơm cao áp bằng điện trong  
các hệ thống EDC (Electronic Diesel Control). Hệ thống EDC vẫn sử dụng bơm cao áp  
kiểu cũ nhưng có thêm một số cảm biến và cơ cấu chấp hành, chủ yếu để chống ô  
nhiễm và điều tốc bằng điện tử. Trong những năm gần đây, hệ thống điều khiển mới, hệ  
thống Common rail với việc điều khiển kim phun bằng điện đã được phát triển và ứng  
dụng rộng rãi  
+ Có hai loại hệ thống Diesel EFI (Electronic Fuel Injection):  
- Diesel EFI loại thông thường  Diesel EFI loại phân phối  
Diesel EFI loại thông thường.  
Hệ thống này sử dụng các cảm biến để phát hiện góc mở của bàn đạp  
ga và tốc độ động cơ và ECU (Electronic Control Unit) để xác định lượng phun và thời  
điểm phun nhiên liệu.  
Những cơ cấu điều khiển dùng cho quá trình bơm, phân phối và phun dựa trên hệ  
thống Diesel loại cơ khí.  
Hình 2. Diesel EFI loại thông thường.  
2.3.1.3. Sơ đꢂ hệ thống  
10  
Hệ thống nhiên liệu Diesel điều khiển điện tử dùng bơm cao áp phân phối khiểu  
VE (VE EDC) tương tự như ở hệ thống Diesel điều khiển cơ khí, nhiên liệu cao áp  
được tạo ra từ bơm và được đưa đến từng kim phun nhờ ống cao áp nhưng việc điều  
khiển thời điểm và lưu lượng phun được ECU quyết định thông qua việc điều khiển hai  
van điện từ là TCV (Timing Control Valve) và SPV (SPill Valve).  
Hình 3. Sơ đꢂ hệ thống nhiên liệu Diesel VE- EDC.  
11  
Hình 4. Vị trí các bộ phận trên ôtô.  
4.4. Hoạt động của hệ thống  
12  
Hình 5. Hoạt động của hệ thống nhiên liệu Diesel VE- EDC.  
Nhiên liệu được bơm cấp liệu hút lên từ bình nhiên liệu, đi qua bộ lọc nhiên liệu  
rồi được dẫn vào bơm để tạo áp suất rồi được bơm đi bằng píttông cao áp ở bên trong  
máy bơm cao áp. Quá trình này cũng tương tự như trong máy bơm động cơ diezel thông  
thường. Nhiên liệu ở trong buồng bơm được bơm cấp liệu tạo áp suất đạt mức (1.5 -  
2.0) Mpa. Hơn nữa, để tương ứng với những tín hiệu phát ra từ ECU, SPV sẽ điều khiển  
lượng phun (khoảng thời gian phun) và TCV điều khiển thời điểm phun nhiên liệu (thời  
gian bắt đầu phun)  
3. Thực hành quan sát nhận biết các hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel  
3.1. Quan sát và nhận biết các bộ phận hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel điều khiển bằng cơ  
khí.  
- Quan sát nhận biết các bộ phân trên mô hình động cơ diesel dùng bơm cao áp PE  
- Quan sát nhận biết các bộ phân trên mô hình động cơ diesel dùng bơm cao áp VE  
3.2. Quan sát và nhận biết các bộ phận hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel điều khiển bằng điện  
tử.  
Câu hỏi ôn tập  
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống nhiện liệu động cơ Diesel  
2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm PE vàVE  
13  
Bài 2: Bảo dưỡng và sửa chữa thùng nhiên liệu, các đường ống và bꢁu lọc  
* Mục tiêu:  
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ, cấu tạo của thùng chứa nhiên liệu, các đường ống dẫn và  
bầu lọc  
- Tháo lắp, nhận dạng kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được thùng chứa nhiên liệu, các  
đường ống dẫn nhiên liệu và bầu lọc  
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô  
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.  
* Nꢀi dung:  
1. Mꢀc đích yêu cꢁu của bảo dưỡng  
1.1. Mꢀc đích  
Để tăng thời hạn sử dụng và đảm bảo độ tin cậy của hệ thống nhiên liệu trong quá trình  
vận hành, bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa là điều cần thiết cần tiến hành kịp thời và có chất  
lượng. Bởi vì, trạng thái kỹ thuật của hệ thống nhiên liệu luôn bị thay đổi từ tốt đến xấu trong  
quá trình khai thác ví dụ như:  
- Động cơ giảm công suất, xe không đạt tốc độ tối đa, thời gian gia tốc tăng, sức kéo  
của xe bị giảm. Nhiên liệu bị tiêu  
- Vì vậy, để đảm bảo giữ gìn hệ thống nhiên liệu luôn tốt nhằm giảm bớt hư hỏng phụ  
tùng và an toàn trong giao thông, chúng ta cần bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa vì bảo dưỡng  
và sửa chữa càng hoàn hảo thì độ tin cậy và tuổi thọ của xe ôtô càng cao.  
Bảo dưỡng là công việc dự phòng được tiến hành bắt buộc sau một chu kỳ vận hành  
nhất định trong khai thác ôtô theo nội dung công việc đã quy định (Tính theo giờ máy hoạt  
động) hay quãng đường lăn bánh của xe (Tính theo Km). Bảo dưỡng Có ý nghĩa quan trọng  
trong quá trình sử dụng và vận hành động cơ nhằm kiểm tra phát hiện những hư hỏng bất  
thường và duy trì sự làm việc bình thường của động cơ, Đảm bảo động cơ hoạt động trong  
tình trạng tốt nhất : ít tiêu hao nhiên liệu, tiếng nổ êm, ít ô nhiễm môi trường.  
1.2. Yêu cꢁu:  
- Kiểm tra, phát hiện những hư hỏng đột xuất, ngăn ngừa chúng để đảm bảo cho cụm  
máy, xe vận hành an toàn.  
- Chăm sóc các hệ thống, các cơ cấu để đảm bảo chúng làm việc an toàn và không bị  
hư hỏng.  
- Giữ gìn hình thức bên ngoài.  
- Thực hin va tuân thủ đúng cac quy định chế độ bảo dưỡng.  
- Đam bảo đúng các thông sô điều chỉnh.  
14  
1.3. Nội dung bảo dưỡng:  
Theo quyết định số 992/2003/QĐ-BGTVT ngày 9/4/2003 của Bộ Giao thông vận tải  
thì công việc bảo dưỡng ô tô được chia làm 2 cấp BD hàng ngày và BD định kỳ.  
1.3.1. Cấp bảo dưỡng hàng ngày:  
Công việc này có thể do lái xe tự làm hoặc công nhân trong các trạm bảo dưỡng thực  
hiện. Công việc này được thực hiện sau khi xe hoạt động hàng ngày, sau khi kiểm tra nếu  
phát hiện có sự làm việc không bình thường thì phải xác định nguyên nhân và khắc phục  
ngay. Phương pháp tiến hành kiểm tra chủ yếu là quan sát, nghe, phán đoán trên cơ sở kinh  
nghiệm tích lũy được của người thợ. Việc kiểm tra chẩn đoán được tiến hành ở trạng thái tĩnh  
(Không nổ máy) hoặc trạng thái động (Nổ máy hoặc cho xe lăn bánh). Đối với hệ thống  
nhiên liệu Diesel công việc bảo dưỡng hàng ngày gồm:  
- Vệ sinh các bộ phận để phát hiện rò rỉ nhiên liệu để khắc phục lịp thời  
- Kiểm tra bổ xung nhiên liệu vào thùng chứa  
- Kiểm tra tình trạng của các bầu lọc nhiên liệu, bầu lọc không khí  
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn trong bơm cao áp và bộ điều tốc (Loại bôi trơn độc lập)  
1.3.2. Bảo dưỡng định kỳ:  
Công việc này do công nhân trong trạm bảo dưỡng thực hiện. Công việc này được  
thực hiện sau một chu kỳ hoạt động của xe ô tô (Tính theo giờ máy hoạt động) hay quãng  
đường lăn bánh của xe (Tính theo Km). Phương pháp kiểm tra thông thường là sử dụng các  
thiết bị chuyên dùng. Bảo dưỡng định kỳ phải kết hợp với các sửa chữa nhỏ tuy nhiên công  
việc chính vẫn là kiểm tra phát hiện, ngăn chặn hư hỏng.  
Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ:  
Đối với những ô tô có hướng dẫn sử dụng của nhà chế tạo thì chu kỳ bảo dưỡng định  
kỳ theo quy định của nhà chế tạo. Ví dụ đối với xe Hyun dai chu kỳ BD định kỳ hệ thống  
nhiên liệu Diesel quy định như sau:  
Sau 10.000 Km phải kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết tránh gây rò rỉ nhiên  
liệu.  
Bầu lọc không khí Sau 20.000 Km kiểm tra sửa chữa. Sau 40.000 Km hoặc sau 2 năm  
phải thay thế (Trường hợp khi đèn báo tắc lọc bật sáng thì phải vệ sinh phin lọc không khí)  
Áp xuất BCA và kim phun kiểm tra sửa chữa sau 20.000 Km  
Thời điểm cung cấp nhiên liệu kiểm tra điều chỉnh sau 40.000 Km  
Bơm, xả e lọc nhiên liệu kiểm tra sửa chữa sau 10.000 Km  
Lọc nhiên liệu thay mới sau 20.000 Km  
Vệ sinh cặn bẩn trong thùng nhiê n liệu sau 10.000 Km  
Hệ thống chân ga điều chỉnh sau 10.000 Km  
15  
Đối với các loại xe không có hướng dẫn sử dụng của nhà chế tạo thì chu kỳ bảo dưỡng  
định kỳ có thể tham khảo theo chỉ dẫn sau:  
Chu kỳ bảo dưỡng  
Loại ô tô  
Xe con  
Tình trạng kỹ thuật  
Quãng đường (Km) Thời gian (Tháng)  
Mới đưa ra sử dụng  
10000  
5000  
8000  
4000  
8000  
4000  
6
3
6
3
6
3
Xe sau khi sửa chữa lớn  
Mới đưa ra sử dụng  
Xe khách  
Xe tải  
Xe sau khi sửa chữa lớn  
Mới đưa ra sử dụng  
Xe sau khi sửa chữa lớn  
1.4. Nội dung bảo dưỡng định kỳ hệ thống nhiên liệu Diesel:  
- Kiểm tra xúc rửa thùng chứa nhiên liệu  
- Vệ sinh các bầu lọc và các phin lọc nhiên liệu, cần thiết thì thay phin lọc mới.  
- Tháo kiểm tra và vệ sinh bầu lọc không khí, cần thiết thì thay phin lọc không khí.  
- Thay dầu bôi trơn BCA và bộ điều tốc.  
- Kiểm tra xiết chặt giá đỡ bơm cao áp, vòi phun, bầu lọc nhiên liệu, các đường ống  
dẫn nhiên liệu, giá đỡ bàn đạp ga.  
- Kiểm tra vòi phun nhiên liệu và BCA, nếu cần thiết phải đưa lên thiết bị chuyên  
dùng để hiệu chỉnh.  
- Kiểm tra sự hoạt động của cơ cấu điều khiển thanh răng BCA, bộ điều tốc, thời điểm  
bắt đầu cung cấp nhiên liệu của BCA, nếu cần thiết phải đưa lên thiết bị chuyên dùng để hiệu  
chỉnh.  
- Hiệu chỉnh chế độ chạy không tải của động cơ  
2. Bảo dưỡng và sửa chữa thùng nhiên liệu  
2.1. Nhiꢀm vꢁ.  
Thùng chứa nhiên liệu dùng để chứa một lượng nhiên liệu cần thiết cho sư làm việc  
của động cơ, kích thươc của thung lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào công suất và tính năng hoạt  
động cuả động cơ. Nói chung thùng chứa nhiên liệu phải có dung tích sao cho có thể chứa  
nhiên liệu cho động cơ làm việc tối thiểu 8 giờ đến 16 giờ đối với máy thi công cơ giới .Đối  
với ôtô thì dung tích chứa của thùng phải đảm bảo chứa đủ nhiên liệu cho xe chạy được tối  
thiểu 200 300 km.  
2.2. Cấu tꢃo  
16  
Hình 2.1 Cấu tạo thùng chứa nhiên liệu và bꢁu lọc.  
Miệng thùng dùng để rót nhiên liệu vào thùng, bên trong có lưới để lọc bụi bẩn.  
Miệng thùng được đậy kín bằng nắp, phía trên có van không khí để điều hoà áp suất trong  
thùng với áp suất khí trời (do nhiên liệu trong thùng cạn dần hoặc khi nhiệt độ trong thùng  
tăng 36 lên làm áp suất trong thùng tăng).Vì vậy đáy thùng được làm lõm để lắng cặn bẩn,  
nước và nút để xả cặn.  
Nhiên liệu từ thùng tới bơm sau đó đi theo các ống dẫn bằng đồng tới các vòi phun.  
Phần cuối của ống làm dài hơn và bắt chặt với đầu nối bằng đai ốc.  
Ống hút nhiên liệu trong thùng (Ống muống) phải đặt cao hơn đáy thùng từ 6 - 10cm  
để tránh hút cặn bẩn lên hệ thống cung cấp nhiên liệu. Nếu thùng chứa đặt cao hơn động cơ  
phải bố trí van thoát để đóng mở. Nếu thùng chứa đặt thấp hơn động cơ phải có van chặn bố  
trí nơi bầu lọc sơ cấp ngăn không cho dầu về khi máy ngừng làm việc.  
2.3. Hư hỏng thùng chứa nhiên liệu:  
- Tắc lỗ thông hơi nắp thùng chứa nhiên liệu do bụi bẩn  
- Thùng nhiên liệu bị rò rỉ, nứt, thủng, móp, méo do va chạm mạnh, sử dụng lâu ngày  
2.4. Tháo lắp, Kiểm tra , Bảo dưỡng và sửa chữa  
- Xả nhiên liệu ra khỏi bình chứa.  
- Tháo ống hút phần cứng bộ đồng hồ nhiên liệu và ống hồi.  
CHÚ Ý:  
Tránh xa khu vực cólửa tránh cháy nổ.  
17  
Hình 2.2. Tháo thùng nhiên liệu Diesel  
Kiểm tra độ kín hơi của thùng nhiên liꢀu.  
Tra bọt xà phòng lên bề mặt thùng nhiên liệu và nén không khí có áp suất  
khoảng 29 kpa (0.3 kgf/cm²) từ ống xả khí nén.  
2.5. Bảo dưỡng sửa chữa.  
- Kiểm tra mức nhiên liệu trong thùng chứa nếu thiếu phải đổ thêm .  
- Các đường dẫn , mối ghép, đầu tuy ô  
- Kiểm tra xem thùng chứa có bị dò rỉ nhiên lịêu không.  
- Thường xuyên vệ sinh nắp thùng chứa và xả cặn đáy thùng  
- Các vết nứt thủng nhẹ, tiến hành súc rửa thùng nhiên liệu bằng nước nóng (hết mùi  
dầu) sau đó hàn hơi kín và sửa nguội.  
- Thùng bị nứt vỡ móp méo nhiều thì thay thùng mới.  
3. Bảo dưỡng và sửa chữa bꢁu lọc và các đường ống  
3.1. Nhiꢀm vꢁ.  
Các bầu lọc trong hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel có nhiệm vụ lọc sạch  
tất cả các cặn bẩn các tạp chất và nước có trong nhiên liệu. Trong dầu disel có lẫn tạp chất và  
nước cứng chúng có thể phá hỏng các chi tiết của bơm cao áp và vòi phun. Do đó các bầu lọc  
phải đảm bảo tách toàn bộ nước và tạp chất cơ học có trong nhiên liệu trước khi chúng được  
cung cấp đến bơm cao áp.  
Vì các chi tiết chính của hệ thống cung cấp nhiên liệu như bộ đôi xilanh piston bơm  
cao áp, van triệt hồi, kim phun nhiên liệu được chế tạo rất chính xác, do đó những hạt cặn  
bẩn trong nhiên liệu chưa lọc sạch sẽ làm cào xước các chi tiết đó rất nhanh.  
Nước bẩn trong nhiên liệu sẽ làm cho nhiên liệu không cháy được khi phun vào  
buồng đốt và làm cho piston bơm bị kẹt trong xilanh bơm cao áp gây nên hư hỏng.  
3.2. Phân loꢃi :  
18  
- Tuỳ theo mức độ lọc tạp chất cơ học người ta chia bầu lọc ra thành hai loại :  
- Bầu lọc thô.  
- Bầu lọc tinh.  
- Theo vật liệu chế tạo phần tử lọc trong bầu lọc người ta chia bầu lọc ra thành các  
loại.  
- Các phần tử lọc là các tấm lọc bằng kim loại xếp lại  
- Phần tử lọc bằng sợi bong; Phần tử lọc bằng giấy  
3.3. Bꢁu lọc thô nhiên liệu:  
Để lắng lọc nước và lọc những cặn bẩn có kích thước lớn (0,07-0,08 mm) có trong  
nhiên liệu trước khi vào bơm thấp áp.  
Bầu lọc thô nhiên liệu gồm có 3 bộ phận chủ yếu là thân bầu lọc, nắp bầu lọc, phần tử  
lọc. Trên nắp bầu lọc có các đường nhiên liệu vào và dường nhiên liệu ra. Nắp và thân bầu  
lọc được liên kết vứi nhau bằng bu lông. Lõi lọc là một khung bằng kim loại có nhiều lỗ, bên  
ngoài quấn sợi bông hoặc lồng các tấm lọc bằng kim loại  
Khi động cơ làm việc, nhiên liệu được hút từ thùng chứa qua ống dẫn vào khoảng  
trống giữa thân và lõi lọc. Những tạp chất cơ học có kích thước lớn được giữ lại ở bề mặt  
ngoài lõi lọc sau đó lắng xuống đáy vỏ bầu lọc. Nhiên liệu sạch qua lớp sợi bông của lõi lọc  
lên nắp bầu lọc qua đường ra, ống dẫn lên bơm chuyển vận.  
Hình. 2.3. Bꢁu lọc thô của hệ thống cung cấp nhiên Diesel  
(a) Bầu lọc phần tử lọc bằng sợi bông (b) Bầu lọc phần tử lọc là các tấm lọc bằng kim loại;  
(c) và (d)- Bầu lọc lắng. A. Đường nhiên liệu vào; B. Đường nhiên liệu ra  
19  
1,2. Phần tử lọc; 3. Vỏ lọc; 4. Van xả cặn; 5. Trục phần tử lọc; 6. Nắp bầu lọc; 7. Phễu lắng  
3.4. Bꢁu lọc tinh nhiên liệu:  
Để lọc sạch những cặn bẩn có kích thước nhỏ trước khi vào bơm cao áp và vòi phun.  
Hình 2.4. Bꢁu lọc tinh của hệ thống cung cấp nhiên Diesel  
(a). Lọc bằng chỉ bố; (b). Lọc bằng giấy xốp; (c). Lọc hai cấp 2- Ruꢀt lọc; 3,8- Phần  
tử lọc; Đệm; 5,10- Vỏ lọc; 6- Lò xo; 7- Van xả gió; 9- Vỏ phần tử lọc; 11- Van xả cặn 38 A-  
Ống dẫn nhiên liệu vào; B- Ống nhiên liệu ra..  
Bầu lọc tinh nhiên liệu gồm có 3 bộ phận chủ yếu là thân bầu lọc, nắp bầu lọc, phần tử  
lọc. Trên nắp bầu lọc có các đường nhiên liệu vào và dường nhiên liệu ra. Nắp và thân bầu  
lọc được liên kết với nhau bằng bu lông. Lõi lọc là một khung bằng kim loại có nhiều lỗ, bên  
ngoài quấn sợi len dạ hoặc lồng bằng giấy lọc.  
Khi động cơ làm việc, nhiên liệu được bơm chuyển vận đẩy qua ống dẫn vào khoảng  
trống giữa thân và lõi lọc. Những tạp chất cơ học nhỏ được giữ lại ở bề mặt ngoài lõi lọc sau  
đó lắng xuống đáy vỏ bầu lọc. Nhiên liệu sạch qua lớp sợi hoặc giấy lọc của lõi lọc lên nắp  
bầu lọc qua đường ra, ống dẫn lên bơm cao áp.  
3.5. Các hư hỏng hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa  
3.5.1. Các hư hỏng thường găp  
Các bầu lọc thường bị tắc, bẩn trong quá trình làm việc dẫn đến thiếu nhiên liệu hoặc  
không cung cấp nhiên liệu đến BCA được  
3.5.2. Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa:  
Bầu lọc nhiên liệu phải được xả cặn ở đáy hàng ngày và xúc rửa sau 5.000 km xe  
chạy. Nếu các lõi lọc tắc bẩn phải thay mới. Khi xúc rửa bầu lọc hoặc thay lõi lọc cần lưu ý  
các doăng đệm, nếu hỏng phải thay mới.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 155 trang yennguyen 15/04/2022 2080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel - Nghề: Công nghệ ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_bao_duong_va_sua_chua_he_thong_nhien_lieu.pdf