Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Phần 1)

Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp  
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái  
LỜI NÓI ĐẦU  
"Kỹ năng giao tiếp" là môn lý thuyết cơ sở quan trọng của chương trình đào  
tạo cao đẳng nghề liên quan tới hình thành kỹ năng nghề Công tác xã hội.  
Comment [U1]: bỏ  
Giáo trình nhằm trang bị cho người học có được những kiến thức cơ bản như:  
Phong cách giao tiếp, kỹ năng giao tiếp cơ bản trong nghề Công tác xã hội,…  
Giáo trình "Kỹ năng giao tiếp" được biên soạn dựa trên chương trình khung  
Cao đẳng nghề Công tác xã hội . Giáo trình gồm 5 chương:  
Chương 1: Nhập môn khoa học giao tiếp  
Chương 2: Cấu trúc giao tiếp  
Chương 3: Các phương tiện giao tiếp  
Chương 4: Phong cách giao tiếp  
Chương 5: Các kỹ năng giao tiếp cơ bản trong công tác xã hội  
Trong quá trình biên soạn, tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu liên quan của  
các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và cập nhật  
những kiến thức mới nhất.  
. Giáo trình "Kỹ năng giao tiếp" đã được Hội đồng thẩm định Trường Cao  
đẳng nghề Yên Bái nghiệm thu và nhất trí đưa vào sử dụng làm tài liệu chính thống  
sử dụng trong nhà trường phục vụ giảng dạy và học tập của học sinh.  
Giáo trình này được biên soạn lần đầu nên mặc dù đã hết sức cố gắng xong  
khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp của  
người sử dụng và các đồng nghiệp để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn.  
Xin trân trọng giới thiệu!  
HIỆU TRƯỞNG  
Thạc sỹ: Trịnh Tiến Thanh  
1
Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp  
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái  
Comment [U2]: Bìa giáo trình  
MỤC LỤC  
CHƯƠNG I: NHẬP MÔN KHOA HỌC GIAO TIẾP ................................................................. 5  
I. Khái niệm giao tiếp.............................................................................................................. 5  
1. Giao tiếp là gì? ................................................................................................................ 5  
2. Vai trò của giao tiếp ........................................................................................................ 7  
II. Chức năng của giao tiếp...................................................................................................... 8  
1. Nhóm chức năng xã hội................................................................................................... 8  
2. Nhóm chức năng tâm lý................................................................................................... 9  
III. Phân loại giao tiếp............................................................................................................. 9  
1. Theo khoảng cách............................................................................................................ 9  
2. Theo tính chất giao tiếp. ................................................................................................ 10  
3. Dựa vào phương tiện giao tiếp....................................................................................... 10  
4. Theo số người tham dự trong giao tiếp........................................................................... 10  
5. Giao tiếp đối xứng và giao tiếp bổ sung:........................................................................ 10  
CÂU HỎI ÔN TẬP............................................................................................................... 10  
THỰC HÀNH....................................................................................................................... 11  
CHƯƠNG II: CẤU TRÚC CỦA GIAO TIẾP........................................................................... 12  
I. Truyền thông trong giao tiếp .............................................................................................. 12  
1. Quá trình truyền thông giữa hai cá nhân ........................................................................ 12  
2. Truyền thông trong tổ chức............................................................................................ 15  
II. Nhận thức trong giao tiếp.................................................................................................. 17  
1. Nhận thức đối tượng giao tiếp........................................................................................ 17  
2. Tự nhận thức trong giao tiếp.......................................................................................... 20  
3. Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong giao tiếp........................................................... 20  
III. Ảnh hưởng tác động qua lại trong giao tiếp ..................................................................... 21  
1. Lây lan cảm xúc ............................................................................................................ 21  
2. Ám th........................................................................................................................... 22  
3. Áp lực nhóm.................................................................................................................. 22  
4. Bắt chước...................................................................................................................... 22  
CÂU HỎI ÔN TẬP................................................................................................................... 23  
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG THỰC HÀNH.................................................................................. 23  
CHƯƠNG III. CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP ................................................................... 25  
I. NGÔN NGỮ...................................................................................................................... 25  
1. Nội dung của ngôn ngữ.................................................................................................. 25  
2. Phát âm, giọng nói, tốc độ nói ....................................................................................... 26  
2
Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp  
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái  
3. Phong cách ngôn ngữ .................................................................................................... 26  
II. CÁC PHƯƠNG TIỆN PHI NGÔN NGỮ ......................................................................... 27  
1. Ánh mắt, nét mặt và nụ cười.......................................................................................... 27  
2. Ăn mặc, trang điểm và trang sức.................................................................................... 29  
3. Tư thế và động tác......................................................................................................... 30  
4. Khoảng cách, vị trí ........................................................................................................ 31  
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP .......................................................................................... 33  
CHƯƠNG IV:........................................................................................................................... 35  
PHONG CÁCH GIAO TIẾP..................................................................................................... 35  
I. Khái niệm phong cách giao tiếp ......................................................................................... 35  
1. Định nghĩa:.................................................................................................................... 35  
2. Đặc trưng của phong cách giao tiếp ............................................................................... 35  
II. Các loại phong cách giao tiếp ........................................................................................... 36  
1. Phong cách giao tiếp dân chủ......................................................................................... 36  
2. Phong cách giao tiếp độc đoán....................................................................................... 36  
3. Phong cách giao tiếp tự do............................................................................................. 37  
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP .......................................................................................... 37  
CHƯƠNG V............................................................................................................................. 39  
CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI................................... 39  
I. Kỹ năng lắng nghe ............................................................................................................. 39  
1. Lợi ích của việc lắng nghe............................................................................................. 39  
2. Những yếu tố cản trở việc lắng nghe có hiệu quả........................................................... 39  
3. Các mức độ lắng nghe và kỹ năng lắng nghe có hiệu quả............................................... 41  
II. Kỹ năng đặt câu hỏi.......................................................................................................... 43  
1. Dùng câu hỏi để thu thập thông tin ................................................................................ 43  
2. Dùng câu hỏi với những mục đích khác nhau................................................................. 44  
III. Kỹ năng thuyết phục........................................................................................................ 45  
1. Thuyết phục là gì?......................................................................................................... 45  
2. Những điểm cần lưu ý khi thuyết phục người khác ........................................................ 45  
3. Quy trình thuyết phục.................................................................................................... 47  
IV. Kỹ năng thuyết trình........................................................................................................ 47  
1. Thuyết trình là gì........................................................................................................... 47  
2. Các bước thuyết trình .................................................................................................... 47  
V. Kỹ năng đọc và tóm tắt văn bản........................................................................................ 51  
1. Kỹ năng đọc .................................................................................................................. 51  
2. Kỹ năng tóm tắt văn bản:............................................................................................... 52  
3
Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp  
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái  
VI. Kỹ năng viết................................................................................................................... 53  
1. Giai đoạn chuẩn bị viết.................................................................................................. 53  
2. Giai đoạn viết................................................................................................................ 54  
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP .......................................................................................... 55  
THỰC HÀNH........................................................................................................................... 55  
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 56  
4
Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp  
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái  
CHƯƠNG I: NHẬP MÔN KHOA HỌC GIAO TIẾP  
I. Khái niệm giao tiếp  
1. Giao tiếp là gì?  
Comment [U3]: đổi lại đề mục vì không có đề  
mục dạng câu hỏi?  
Giao tiếp là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp biểu hiện ở nhiều mặt, nhiều  
cấp độ khác nhau. Có nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp. Mỗi định nghĩa đều  
được dựa trên một quan điểm riêng và có hạt nhân hợp lý của nó.  
Tuy nhiên, các định nghĩa đều nêu ra những dấu hiệu cơ bản về giao tiếp như  
sau:  
- Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù của con người, nghĩa là chỉ riêng con người  
mới có sự giao tiếp thật sự khi họ biết sử dụng phương tiện ngôn ngữ (nói, viết,  
hình ảnh nghệ thuật...) và chỉ được thực hiện trong xã hội loài người.  
- Giao tiếp được thể hiện ở sự trao đổi thông tin, sự rung cảm và ảnh hưởng lẫn  
nhau.  
- Giao tiếp dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người.  
- Giao tiếp thường diễn ra trong hoạt động thực tiễn của con người (lao động,  
học tập, vui chơi, hoạt động tập thể...) bảo đảm việc định hướng cho sự tác động  
qua lại trong quá trình thực hiện và kiểm tra hoạt động của con người. Giao tiếp là  
nhu cầu của con người muốn tiếp xúc với con người.  
Nội dung cơ bản của giao tiếp xuất phát từ nhu cầu tiếp xúc với người khác.  
Đã là con người, ai cũng có nhu cầu đó.  
Nhu cầu tiếp xúc với những người khác trở thành tâm thế của mỗi người để  
cùng hợp tác với nhau, cùng kết bạn với nhau, hướng tới mục đích trong lao động,  
học tập, vui chơi... Đây là chỗ thể hiện rõ nhất nội dung và tác dụng của giao tiếp;  
nó tạo ra cơ sở cho sự tồn tại của con người, gia đình, cộng đồng và xã hội. Và  
trong hoạt động giao tiếp, trong quan hệ người - người bao giờ cũng có sự tiếp xúc  
tâm lý.  
Tiếp xúc tâm lý giữa con người với con người mang lại sự thông cảm lẫn  
nhau, giúp đỡ lẫn nhau, thậm chí cứu vớt lẫn nhau để từng con người cũng như  
nhóm người, tập thể người, cộng đồng người, xã hội loài người tồn tại và phát triển.  
Sự tiếp xúc tâm lý đó nảy sinh, phát triển và hội tụ ở đỉnh cao của nó là sự đồng  
cảm.  
Đồng cảm được xác định là khả năng nhạy cảm đối với trải nghiệm của bản  
thân, là sự đồng nhất của nhân cách này đối với nhân cách khác, là sự thâm nhập  
của người này vào tình cảm của người khác và là trạng thái tâm lý mà người này có  
thể đặt mình vào vị trí của người khác.  
5
Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp  
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái  
Một điểm hội tụ và cũng là hiệu quả thực tiễn của giao tiếp và sự tiếp xúc  
tâm lý của người này với người khác là sự đồng hành: cùng hành động, cùng hoạt  
động vì một mục đích lý tưởng. Nguồn gốc khởi thuỷ của giao tiếp, như C.Mác đã  
nhận xét là từ hoạt động lao động. Hình thức cơ bản nhất của giao tiếp là hoạt động  
lao động, nó tạo ra các quan hệ trong lao động và từ đó có các quan hệ xã hội khác,  
kể cả các quan hệ giao lưu văn hóa. Hoạt động lao động tạo nên toàn bộ cơ sở vật  
chất đảm bảo cho tồn tại của loài người, cộng đồng và từng người.  
Comment [U4]: trích dẫn nên rõ ràng.  
Quan điểm duy vật lịch sử cho ta thấy các quan hệ xã hội - quan hệ kinh tế,  
sản xuất, chính trị, tư tưởng, pháp luật... là các quan hệ giữa người và người, được  
hình thành trong quá trình hoạt động cùng nhau.  
Nếu các quan hệ xã hội là các quan hệ giao tiếp giữa người với người thông  
qua thể chế, luật pháp... chẳng hạn - tức là các quan hệ bên ngoài, bên trên nhân  
cách, thì giao tiếp là quan hệ trực tiếp, trực diện giữa nhân cách này với nhân cách  
khác. Chính trong giao tiếp, sự tiếp xúc tâm lý cụ thể hoá các quan hệ xã hội, tức là  
chuyển các quan hệ gián tiếp xã hội thành các quan hệ trực tiếp (giao tiếp).  
Giao tiếp chịu ảnh hưởng của các quan hệ xã hội và ý thức xã hội của con  
người. Các quan hệ xã hội vừa là cơ sở, vừa là nội dung của các quan hệ giao tiếp.  
Khi có sự tiếp xúc giữa một người với một người khác hoặc với một nhóm  
người khác (tập thể học sinh hay đội sản xuất) thì người ta thông báo cho nhau  
những thông tin; nội dung thông báo có thể là các hiện tượng trong đời sống sinh  
hoạt (giá cả, mốt...) hay những vấn đề thời sự trong nước, quốc tế, hoặc những tri  
thức mới trong một lĩnh vực khoa học kỹ thuật hay một nghề nghiệp nhất định nào  
đó.  
Qua tiếp xúc, con người nhận thức được về người khác: từ hình dáng, điệu  
bộ, nét mặt bề ngoài đến ý thức, động cơ, tâm trạng, xúc cảm, tính cách, năng lực,  
trình độ tri thức và các giá trị ở họ, đồng thời qua nhận xét, đánh giá của họ về  
mình, người ta hiểu biết thêm về cả bản thân. Do tác động của lời nhận xét, của sự  
biểu cảm của người đang giao tiếp mà gây ra những rung cảm khác nhau ở chủ thể  
tiếp xúc như qua lời khen làm người ta vui, buồn hay xấu hổ vì bị chê bai hoặc bị  
kích động bởi lời nói châm biếm của người giao tiếp với mình.  
Trong quá trình giao tiếp, sự hiểu biết lẫn nhau càng trở nên sâu sắc và mọi  
người cùng kiểm nghiệm lại những tri thức, kinh nghiệm của mình và điều này có  
thể dẫn tới sự thay đổi thái độ đối với nhau, với sự vật, hiện tượng được bàn luận  
và thậm chí dẫn tới sự mến phục hay mâu thuẫn với nhau. Rõ ràng là qua giao tiếp  
biểu hiện ở sự ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau rất mạnh mẽ, gây nên những  
biến đổi về hình thức, thái độ, tình cảm và các biểu hiện khác của xu hướng nhân  
cách.  
Trong tâm lý học, giao tiếp được coi như một loại hoạt động. Hoạt động này  
diễn ra trong mối quan hệ người - người nhằm mục đích xác lập sự hiểu biết lẫn  
nhau và làm thay đổi mối quan hệ với nhau bằng cách tác động đến tri thức, tình  
6
Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp  
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái  
cảm và toàn bộ nhân cách con người. Đó là sự tác động trực tiếp người - người  
diễn ra trong mối quan hệ giữa chủ thể với đối tượng tiếp xúc.  
Giao tiếp được điều chỉnh bởi các yếu tố kinh tế, xã hội, các nhu cầu của con  
người và phụ thuộc vào tập quán từng địa phương, từng dân tộc theo các chuẩn  
mực đạo đức.  
Vậy: Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con  
người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình trao  
đổi thông tin, nhân biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.  
Như vậy, sự tồn tại và phát triển của mỗi con người luôn gắn liền với sự tồn  
tại và phát triển của những cộng đồng xã hội nhất định. Không ai có thể sống, hoạt  
động ngoài gia đình, bạn bè, địa phương, tập thể, dân tộc, tức là ngoài xã hội.  
Người La Tinh nói rằng: “ Ai có thể sống một mình thì người đó hoặc là thánh  
nhân, hoặc là quỷ sứ”.  
Comment [U5]: Là nước nào?  
Trong quá trình sống và hoạt động, giữa chúng ta và và người khác luôn tồn  
tại nhiều mối quan hệ. Đó có thể là quan hệ dòng họ, huyết thống; quan hệ hành  
chính - công việc như: thủ trưởng - nhân viên, nhân viên - nhân viên; quan hệ tâm  
lý như; bạn bè, thiện cảm, ác cảm v.v. . .Trong các mối quan hệ đó, chỉ có một số ít  
là có sẵn ngay từ đầu, từ khi cất tiếng khóc chào đời (chẳng hạn quan hệ huyết  
thống, họ hàng ), còn các quan hệ còn lại chủ yếu được hình thành và phát triển  
trong quá trình chúng ta sống và hoạt động trong cộng đồng xã hội, thông qua các  
hình thức tiếp xúc và gặp gỡ, liên lạc đa dạng với người khác mà chúng ta thường  
gọi là giao tiếp.  
2. Vai trò của giao tiếp  
2.1. Vai trò của giao tiếp trong đời sống xã hội  
Đối với xã hội, giao tiếp là điều kiện của sự tồn tại và phát triển xã hội. Xã  
hội là một tập hợp người có mối quan hệ qua lại với nhau. Chúng ta thử hình dung  
xem xã hội sẽ như thế nào nếu mọi người tồn tại trong đó mà không có quan hệ gì  
với nhau, mỗi người chỉ biết mình mà không biết, không quan tâm, không có liên  
hệ gì với những người xung quanh?. Đó không phải là xã hội mà chỉ là một tập hợp  
rời rạc những cá nhân đơn lẻ. Mối quan hệ giữa những con người với những con  
người trong xã hội còn là điều kiện để xã hội phát triển.  
2.2. Vai trò của giao tiếp đối với cá nhân  
Trong đời sống của mỗi con người, vai trò của giao tiếp biểu hiện ở những  
điểm cơ bản sau đây:  
+ Giao tiếp là điều kiện để tâm lý, nhân cách phát triển bình thường  
+ Trong giao tiếp, nhiều phẩm chất của con người, đặc biệt là các phẩm chất  
đạo đức được hình thành và phát triển.  
7
Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp  
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái  
+ Giao tiếp thoả mãn nhiều nhu cầu của con người, chẳng hạn như nhu cầu  
thông tin, nhu cầu được những người xung quanh quan tâm, chú ý, nhu cầu được  
hoà nhập vào những nhóm xã hội nhất định. . . tất cả những điều đó chỉ được thoả  
mãn trong giao tiếp. Chúng ta sẽ cảm thấy thế nào nếu tự giam mình dù chỉ một  
ngày trong phòng, không gặp gỡ, không tiếp xúc với ai, không đọc sách báo, xem ti  
vi. Chắc chắn đó sẽ là một ngày dài lê thê, nặng nề. Đó là vì nhu cầu giao tiếp của  
chúng ta không được thoả mãn.  
2.3. Vai trò của giao tiếp trong công tác xã hội  
Đối với những người làm công tác xã hội, giao tiếp có vai trò đặc biệt quan  
trọng. Muốn làm tốt công tác xã hội, trước hết phải giỏi về giao tiếp. Nếu không có  
được các kỹ năng giao tiếp cơ bản trong xã hội thì chắc chắn người đó sẽ khó thành  
công. (sẽ trình bày ở các phần sau).  
II. Chức năng của giao tiếp  
1. Nhóm chức năng xã hội  
1.1. Chức năng thông tin  
Chức năng thông tin được biểu hiện ở khía cạnh truyền thông của giao tiếp:  
qua giao tiếp, con người trao đổi cho nhau những thông tin nhất định. Ví dụ: Người  
thư ký báo cáo lại kết quả của buổi làm việc với một đối tác theo uỷ quyền của  
giám đốc, giám đốc đưa ra những yêu cầu chỉ thị mới mới đối với người thư ký.  
1.2. Chức năng tổ chức, phối hợp hành động  
Trong một tổ chức, công việc thường có nhiều bộ phận, nhiều người cùng  
thực hiện. Để hoàn thành công việc tốt đẹp, những bộ phận, những con người này  
phải thống nhất với nhau, tức là phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng. Muốn  
vậy, họ phải tiếp xúc với nhau để trao đổi, bàn bạc, phân công nhiệm vụ cho từng  
bộ phận, từng người, phổ biến quy trình, cách thức thực hiện công việc.  
1.3. Chức năng điều khiển, điều chỉnh  
Khi tiếp xúc trao đổi thông tin với nhau, các chủ thể giao tiếp ý thức được  
mục đích, nội dung giao tiếp, thậm chí lường được kết quả trong quá trình giao  
tiếp. Để đạt được mục đích, các chủ thể thường linh hoạt theo tình huống thời cơ  
mà lựa chọn, thay đổi cách thức hoặc phương hướng, phương tiện giao tiếp cho phù  
hợp. Chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi trong giao tiếp thể hiện khả năng  
thích nghi lẫn nhau, khả năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau của các chủ thể giao  
tiếp. Mặt khác, nó còn thể hiện vai trò tích cực của các chủ thể trong giao tiếp.  
Trong một cộng đồng xã hội, con người quan hệ với nhau thông qua giao  
tiếp. Mỗi loại quan hệ có những nét đặc thù riêng, nên giao tiếp cũng có những sắc  
thái tương ứng.  
8
Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp  
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái  
1.4. Chức năng phê bình và tự phê bình  
Trong xã hội mỗi con người là một chiếc gương. Giao tiếp với họ chính là  
chúng ta soi mình trong chiếc gương đó. Từ đó, chúng ta thấy được những ưu điểm,  
những thiếu sót của mình và tự sửa chữa, hoàn thiện bản thân.  
2. Nhóm chức năng tâm lý  
2.1. Chức năng động viên, khích lệ  
Chức năng động viên khích lệ của giao tiếp liên quan đến lĩnh vực cảm xúc  
trong đời sống tâm lý con người. Trong giao tiếp, con người khơi dậy ở nhau  
những xúc cảm, tình cảm nhất định; chúng kích thích hành động của họ. Một lời  
khen chân thành được đưa ra kịp thời, một sự quan tâm được thể hiện đúng lúc có  
thể làm cho người khác tự tin, cảm thấy phải cố gắng làm việc tốt hơn.  
2.2. Chức năng thiết lập, phát triển, củng cố các mối quan hệ  
Giao tiếp không chỉ là hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa con người với  
con người mà còn là cách thức để con người thiết lập mối quan hệ mới, phát triển  
và củng cố mối quan hệ đã có. Tiếp xúc gặp gỡ nhau đó là khởi đầu của mối quan  
hệ, những các mối quan hệ này có tiếp tục phát triển hay không, có trở nên bền chặt  
hay không, điều này phụ thuộc nhiều vào quá trình giao tiếp sau đó.  
2.3. Chức năng cân bằng cảm xúc  
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta có những cảm xúc cần được bộc lộ.  
Những niềm vui hay nỗi buồn, sung sướng hay đau khổ, lạc quan hay bi quan,  
chúng ta muốn được người khác cùng chia sẻ. Chỉ có trong giao tiếp, chúng ta mới  
tìm được sự đồng cảm, cảm thông và giải toả được những xúc cảm.  
Comment [U6]: Không rõ ràng  
2.4. Chức năng hình thành và phát triển ( xem phần vai trò giao tiếp )  
Như vậy, giao tiếp có nhiều chức năng quan trọng. Trong cuốc sống của mỗi  
chúng ta, khi các quan hệ giao tiếp cơ bản không thực hiện được đầy đủ các chức  
năng này thì điều đó không những sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và hoạt  
động, mà còn để lại những dấu ấn tiêu cực trong sự phát triển tâm lý, nhân cách của  
mỗi chúng ta.  
Comment [U7]: nội dung không phù hợp tiêu đề.  
III. Phân loại giao tiếp  
Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu được của mỗi con người. Giao tiếp tham  
dự trong mọi hoạt động của con người. Người ta phân loại các hình thức giao tiếp  
như sau:  
1. Theo khoảng cách.  
Giao tiếp trực tiếp là khi hai chủ thể tiếp xúc trực tiếp và trao đổi.  
Giao tiếp gián tiếp là khi hai chủ thể không tiếp xúc trực tiếp nhưng trao đổi  
với nhau: nói, viết (điện thoại, viết thư, phát thanh qua đài hoặc truyền hình…).  
9
Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp  
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái  
Giao tiếp thông qua người thứ 3 cũng là một thứ giao tiếp gián tiếp (nhắn  
nhủ, gửi lời…).  
2. Theo tính chất giao tiếp.  
Giao tiếp chính thức: Giao tiếp trong các quan hệ vai xã hội, theo một quy  
trình được thể chế hoá.  
Giao tiếp không chính thức: Là loại giao tiếp mang nặng tính cá nhân, không  
bị ràng buộc bởi pháp luật, thể chế.  
Hay nói cách khác là: Giao tiếp nghi thức và giao tiếp không nghi thức. Ví  
dụ, đón đoàn khách quốc tế, đàm phán…, giao tiếp giữa những người bạn thân…  
3. Dựa vào phương tiện giao tiếp.  
Giao tiếp bằng ngôn ngữ (tuy nhiên bao giờ cũng có thành phần phi ngôn  
ngữ đi kèm).  
Giao tiếp phi ngôn ngữ: sử dụng nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, trang phục, khung  
cảnh, khoảng cách, đồ vật…  
Giao tiếp vật chất: Giao tiếp qua hành động với vật thể.  
4. Theo số người tham dự trong giao tiếp.  
Giao tiếp song phương: Hai người tiếp xúc bình đẳng với nhau.  
Giao tiếp nhóm: Giao tiếp trong gia đình, làng xóm, cơ quan…  
Giao tiếp xã hội: Quảng giao tầm cỡ địa phương, quốc gia, dân tộc, quốc  
tế…  
5. Giao tiếp đối xứng và giao tiếp bổ sung:  
Hình thức giao tiếp này liên quan đến thái độ của những người tham gia giao  
tiếp.  
Ví dụ: Giao tiếp đối xứng: giao tiếp 50-50, không bên nào kém bên nào;  
Giao tiếp bổ xung: người đấm người xoa…  
Ngoài ra, nếu dựa vào đặc điểm hoạt động của con người thì có bao nhiêu  
loại hoạt động thì có bấy nhiêu dạng giao tiếp: giao tiếp sư phạm, giao tiếp kinh  
doanh…  
CÂU HỎI ÔN TẬP  
Câu1. Giao tiếp là gì? Vai trò của giao tiếp trong đời sống con người và trong công  
tác xã hội.  
Câu 2. Nêu và giải thích các chức năng giao tiếp.  
Câu 3. Nêu các loại hình giao tiếp cơ bản.  
10  
Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp  
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái  
THỰC HÀNH  
Câu 1. Người Ý có câu: “Ai không có sẵn tiền trong túi thì cần có sẵn mật ngọt ở  
miệng”. Còn ông cha ta thì nói: “ Mồm miệng đỡ chân tay”. Bạn có suy nghĩ gì về  
vấn đề này?  
Câu 2. Những khẳng định sau đây đúng hay sai?  
a. Những người nhiều lời là những người không đáng tin cậy?  
b. Nói nhiều không có nghĩa là giao tiếp giỏi?  
c. Chỉ có những người giao tiếp giỏi mới làm công tác xã hội giỏi?  
d. Con người không thể lớn khôn nếu không học hỏi kinh nghiệm của người khác.  
Câu 3. Những trường hợp sau đây thuộc loại hình giao tiếp nào?  
a. Người thủ trưởng chủ trì cuộc họp giao ban cuối tuần;  
b. Người thủ trưởng viết thư thăm hỏi, động viên nhân viên đang nằm viện.  
c. Cán bộ, công nhân viên công ty X cùng nhau đi tắm biển Cửa Lò;  
d. Sau giờ làm việc, giám đốc gặp gỡ trao đổi riêng với H;  
11  
Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp  
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái  
CHƯƠNG II: CẤU TRÚC CỦA GIAO TIẾP  
I. Truyền thông trong giao tiếp  
Truyền thông trong giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin giữa những người  
giao tiếp với nhau. Quá trình này diễn ra ở hai cấp độ cá nhân và tổ chức.  
Truyền thông giữa các cá nhân là một quá trình tương hỗ, tuần hoàn không  
đơn giản. Để truyền thông chính xác, ngoài việc hạn chế yếu tố nhiễu, các cá nhân  
còn phải tâm lý, văn hoá của các đối tượng truyền thông, xác định mục đích, thời  
gian, địa điểm và phương pháp truyền thông tối ưu.  
Truyền thông trong tổ chức có thể là truyền thông chính thức hoặc không  
chính thức. Chúng diễn ra đa dạng và nhiều chiều, tạo thành mạng truyền thông  
trong tổ chức. Hiệu quả hoạt động của một tổ chức phụ thuộc nhiều vào hiệu quả  
của mạng truyền thông trong tổ chức đó. Một mạng truyền thông lý tưởng là mạng  
có tốc độ truyền thông cao, chính xác, thể hiện rõ vai trò của người lãnh đạo và tạo  
ra nhiều mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức.  
1. Quá trình truyền thông giữa hai cá nhân  
1.1. Mô hình truyền thông  
Về một phương diện nào đó, có thể xem giao tiếp là quá trình phát và nhận  
thông tin giữa những người giao tiếp với nhau. Đây là một quá trình hai chiều,  
nghĩa là người phát và người nhận đổi vai thường xuyên cho nhau: lúc thì người  
này là người phát, lúc thì chính họ là người nhận.  
Thông tin được trao đổi trong giao tiếp có thể là những thông báo về một sự  
việc nào đó, những nỗi niềm, tâm trạng, hoặc những đánh giá, nhận xét về chúng..  
Hiệu quả của quá trình truyền thông phụ thuộc vào người phát, người nhận và yếu  
tố khác. Có thể thể hiện quá trình truyền thông trong giao tiếp giữa các cá nhân  
bằng các cách dưới đây:  
Một người muốn chuyển một ý nghĩ nào đó đến một người khác thì phải bắt  
đầu từ việc mã hoá ý nghĩ đó. Mã hoá là quá trình biểu đạt ý nghĩ thành lời nói, chữ  
viết hay các dấu hiệu, ký hiệu, các phương tiện phi ngôn ngữ khác (ánh mắt, nét  
mặt, cử chỉ. . . ). Kết quả của quá trình này là thông điệp được tạo thành (ý nghĩ đã  
đuợc mã hoá) và sau đó đã đuợc phát đi bằng các kênh truyền thông (ngôn ngữ nói,  
ngôn ngữ viết ) để đến với người nhận. Sự mã hoá không những phụ thuộc vào tình  
huống cụ thể, mối quan hệ giữa người phát và người nhận, mà còn phụ thuộc vào  
đặc điểm người phát. Một ý có thể mã hoá bằng nhiều cách, nhiều phương tiện  
khác nhau: người phát có thể sử dụng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc một thứ tiếng  
khác; có thể sử dụng lời nói hoặc cử chỉ, điệu bộ. Ngay cả khi dùng lời nói thì cũng  
có nhiều cách nói: nói thẳng ra ý của mình hoặc nói bong, nói gió, nói ám chỉ. . .  
12  
Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp  
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái  
Một khâu quan trọng trong mạch truyền thông là sự phản hồi, tức là người  
nhận phát tín hiệu trả lời người đã truyền đi bản thông điệp. Nó báo cho người phát  
biết thông điệp đã được tiếp nhận và được hiểu như thế nào. Trên cơ sở đó, người  
phát có thể điều chỉnh hoặc chuyển tiếp những thông điệp cần thiết khác.  
Như vậy, truyền thông giữa các cá nhân là một quá trình tương hỗ và tuần  
hoàn.  
Hiệu quả của quá trình truyền thông còn bị chi phối bởi các yếu tố được gọi  
là “ nhiễu”. Đó là những yếu tố ở người phát, người nhận hoặc trong môi trường  
gây cản trở đối với việc truyền tin. Thông thường, các yếu tố đó bao gồm:  
- Sự khác biệt về văn hoá;  
- Môi trường truyền thông không tốt. Ví dụ: Tiếng ồn quá lớn, thời tiết quá  
nóng...  
- Ý không rõ ràng, quá trình mã hoá bị lỗi. Chẳng hạn, người nói sử dụng từ  
ngữ không chính xác, dùng từ địa phương;  
- Kênh truyền thông hoạt động không hiệu quả: Phát âm không chuẩn, độ  
nhạy cảm của giác quan kém, điện thoại trục trặc. . .;  
- Các yếu tố tâm lý ở người phát và nguời nhận: Sự không tập trung, sự nóng  
vội, sự định kiến, thành kiến, tâm trạng không tốt. . .;  
Cho nên, trong giao tiếp, chúng ta cần chú ý đến các yếu tố “ nhiễu” và tìm  
cách loại bỏ hoặc hạn chế ảnh hưởng của nó.  
1.2. Hoàn thiện quá trình truyền thông giữa các cá nhân  
Quá trình truyền thông trong giao tiếp có hiệu quả hay không trước hết phụ  
thuộc vào người phát và người nhận. Theo các nhà giao tiếp học, để nâng cao hiệu  
quả của quá trình truyền thông, người phát và người nhận chú ý đến sáu vấn đề,  
được chú ý trong sáu chữ huyền diệu: What ( cái gì ), Why ( tại sao ), Who ( với ai  
), When ( bao giờ ), Where ( ở đâu ) và How ( bằng cách nào ).  
1.2.1. Đối với người phát  
Khi đưa ra bản thông điệp, chẳng hạn bằng lời nói, người nói cần chú ý:  
- Cái gì (what), tức là nói cái gì, nói vấn đề gì? Nhiều khi chúng ta lỡ lời, nói  
ra một điều không nên nói, là do trước khi nói chúng ta không cân nhắc vấn đề nào  
nên nói, vấn đề nào không nên nói và vấn đề nào không được nói ra.  
- Tại sao ( why ), tức là tại sao phải nói ra điều đó, nói ra điều đó để nhằm  
mục đích gì?  
- Với ai ( who ), tức là cần chú ý tìm hiểu người nghe là ai. Ai ở đây không  
chỉ đơn giản là một cái tên, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa vị xã hội hay học  
vấn của người nghe mà còn bao gồm cả các đặc điểm tâm lý của họ, như: tâm  
trạng, tình cảm, sở thích, nhu cầu, quan điểm, lập trường, tín ngưỡng, niềm tin, thói  
13  
Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp  
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái  
quen. . . Trong giao tiếp, chúng ta phải tìm hiểu đối tượng giao tiếp để từ đó có  
cách giao tiếp ứng xử phù hợp. Về vấn đề này, bằng cách này và với đối tượng này  
bạn được hoan nghênh, nhưng với đối tượng khác không có nghĩa cũng sẽ như vậy.  
- Khi nào ( when ), tức là đưa ra bản thông điệp vào thời điểm nào cho phù  
hợp. Một điều cần nói, nhưng nói ra không đúng lúc thì trọng lượng của lời nói  
giảm sút, thậm chí làm người nghe khó chịu.  
- Ở đâu ( where ), chú ý đến vấn đề này, người phát cần cân nhắc xem đưa ra  
bản thông điệp ở đâu, trong hoàn cảnh nào để đạt hiệu quả cao nhất. Việc chọn sai  
địa điểm có thể làm giảm hiệu quả truyền thông, thậm chí hoàn toàn không đạt  
được mục đích mong muốn. Ví dụ: bạn góp ý cho một người để cho họ tiến bộ,  
nhưng bạn lại làm điều đó trước mặt người thứ ba, vì thế người đó không những đã  
không tiếp nhận lời góp ý của bạn mà còn phản ứng một cách gay gắt.  
- Bằng cách nào ( how ), tức là phải cân nhắc xem truyền thông tin dưới hình  
thức nào, bằng cách nào cho hiệu quả. Một thông điệp có thể truyền đến người  
nhận bằng nhiều cách khác nhau nhưng hiệu quả thông thường không giống nhau.  
Vì vậy, chúng ta cần biết lựa chọn cách truyền thông tin tối ưu nhất. Ví dụ: bạn  
chuẩn bị tổ chức lễ cưới và cần đưa thiếp để mời bạn bè đến dự, nhưng nếu bạn nhờ  
người khác đưa hộ thì hiệu quả thường không cao bằng việc bạn trực tiếp làm điều  
đó.  
Ngoài ra, khi truyền tin, người phát cũng cần biết tạo tâm lý thoả mái, hào  
hứng ở người nhận, đồng thời theo dõi sự phản hồi để điều chỉnh quá trình truyền  
tin cho hiệu quả.  
1.2.2. Đối với người nhận  
Để tiếp nhận và giải mã thông điệp từ người phát một cách đầy đủ, chính  
xác, người nhận cần chú ý:  
- Cái gì ( what ), tức là người nói đang nói vấn đề gì?  
- Tại sao ( why ), tức là tại sao người nói lại đề cập điều đó?  
- Ai ( who ), người nói là ai ( tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội, học vấn, tâm  
trạng, tình cảm, sở thích, thói quen, tâm trạng, niềm tin. . . )  
- Khi nào ( when ), người nói nói điều đó khi nào, ngay sau khi nhận được  
thông tin hay đã có sự cân nhắc, suy tính?  
- Ở đâu ( where ), người nói đưa ra điều đó ở đâu, nơi nào, trong tình huống  
nào?  
- Bằng cách nào ( how ), người phát truyền bản thông điệp đi bằng cách nào,  
dưới hình thức nào?  
14  
Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp  
2. Truyền thông trong tổ chức  
2.1. Khái niệm tổ chức:  
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái  
Trong xã hội, con người thường phải liên kết lại thành những tổ chức để tiến  
hành hoạt động chung.  
Tổ chức là một tập hợp người có cơ cấu nhất định, cùng tiến hành một hoạt  
động nào đó vì lợi ích chung.  
Như vậy, các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, công ty, văn phòng đều là tổ  
chức.  
2.2. Các hình thức truyền thông trong tổ chức  
2.2.1. Truyền thông chính thức  
Truyền thông chính thức là truyền thông theo hình thức được quy định, hoặc  
bản thân quá trình truyền thông là một bộ phận của công việc.  
Những hình thức truyền thông chính thức phổ biến trong tổ chức là báo cáo,  
tờ tình, thông báo, biên bản. . .  
Truyền thông chính thức đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động  
của tổ chức. Chính Thông qua truyền thông chính thức mà các chỉ thị, mệnh lệnh,  
yêu cầu của người lãnh đạo được truyền xuống cho cấp dưới để thi hành, đồng thời,  
những kiến nghị, đề xuất của cấp dưới được chuyển lên cho lãnh đạo xem xét. Vì  
vậy, nếu ở tổ chức nào đó truyền thông chính thức không được đảm bảo thì hoạt  
động của tổ chức cũng không thể có hiệu quả.  
Comment [U8]: bỏ  
2.2.2. Truyền thông không chính thức  
Là quá trình trao đổi thông tin trong giao tiếp không chính thức, người phát  
đi bản thông điệp chỉ với tư cách cá nhân, không thay mặt ai hay đại diện cho ai  
một cách chính thức.  
Truyền thông không chính thức không những thoả mãn nhu cầu xã hội của  
các thành viên, mà còn có thể giúp ích cho hoạt động của các tổ chức, vì đây là  
hình thức truyền thông nhanh có hiệu quả.  
2.3. Chiều truyền thông  
2.3.1. Truyền thông từ trên xuống  
Truyền thông từ trên xuống bắt đầu từ người lãnh đạo rồi theo từng cấp bậc  
cán bộ mà truyền xuống nhân viên, bằng các hình thức như thông báo, mệnh lệnh,  
đánh giá, nhận xét. . .  
2.3.2. Truyền thông từ dưới lên  
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, cấp dưới phải báo cáo lên cấp  
trên tình hình thực hiện nhiệm vụ, những vấn đề nảy sinh, những đề xuất của cấp  
dưới, từ đó cấp trên có thể đưa ra những biện pháp cải tiến công tác, đồng thời hiểu  
15  
Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp  
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái  
được cách nhìn nhận của cấp dưới đối với công tác của họ. Trong một tổ chức,  
truyền thông từ dưới lên bắt đầu từ cấp nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm của tổ chức  
đó. Nếu người lãnh đạo đưa ra một môi trường dân chủ, tin cậy và tôn trọng lẫn  
nhau từ trên xuống, có sự tham gia rộng rãi của các cấp vào việc xậy dựng các  
quyết sách, thì sẽ có nhiều thông tin từ dưới lên. Nếu người lãnh đạo theo đuổi  
phong cách độc đoán, thì thông tin từ dưới lên vẫn có, nhưng thường chỉ là những  
thông tin của cán bộ quản lý báo cáo lên mà thôi.  
2.3.3. Truyền thông theo chiều ngang  
Truyền thông theo chiều ngang là quá trình trao đổi thông tin giữa những  
người cùng cấp. Ví dụ, giám đốc phụ trách kinh doanh và giám đốc phụ trách nhân  
sự trao đổi với nhau về vấn đề gì đó.  
Xét về góc độ quản lý, truyền thông theo kiểu này vừa có mặt lợi vừa có mặt  
hại. Mặt lợi, là tiết kiệm được thời gian và thuận lợi cho việc phối hợp công việc.  
Tuy nhiên, bên cạnh đó nó có thể làm giảm vai trò, làm suy yếu ảnh hưởng của  
lãnh đạo, thậm chí tạo tình huống “ lãnh đạo bị qua mặt”.  
Đó là hai mặt của truyền thông theo chiều ngang. Nó thường biểu hiện mạnh  
ở những tổ chức mà việc truyền thông theo chiều dọc bị cản trở.  
2.4. Mạng truyền thông  
Trong một tổ chức, các chiều truyền thông ngang và dọc giữa các thành viên  
tạo nên mạng truyền thông của tổ chức đó. Mạng truyền thông có ảnh hưởng rất lớn  
đến hiệu quả hoạt động của tổ chức vì nó chính là mạch máu của tổ chức.  
Từ những năm 40 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã quan tâm nghiên  
cứu vấn đề truyền thông trong tổ chức và đưa ra 5 loại mạng truyền thông thông  
dụng nhất. Nếu giả thiết mỗi mạng có 5 thành viên thì mô hình của 5 loại mạng này  
có thể được thể hiện như sau:  
+ Mạng dây chuyền có kết cấu dọc với 5 cấp.  
Ở mạng này thông tin được truyền theo chiều dọc: từ dưới lên và từ trên  
xuống. Từ người lãnh đạo cao nhất đến cấp dưới thấp nhất và ngược lại, thông tin  
phải truyền qua 3 cấp trung gian. Vì vậy, về nguyên tắc, mạng này mạng đảm bảo  
tính chính xác cao của thông tin (vì qua nhiều lần kiểm tra), vai trò của từng cấp  
lãnh đạo cũng thể hiện rõ, tuy nhiên nó không tạo ra nhiều mối quan hệ và tốc độ  
truyền thông cũng chậm.  
+ Mạng chữ Y, năm thành viên được phân ra thành 4 cấp  
Một thành viên phụ trách hai thành viên khác, trên thành viên này còn có 2  
cấp nữa. Thông tin này cũng được truyền theo chiều dọc, không có thông tin trao  
đổi theo chiều ngang. Do đó, về cơ bản, ưu điểm và nhược điểm của mạng này  
không khác mạng dây chuyền là bao.  
+ Mạng bánh xe có 2 cấp  
16  
Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp  
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái  
Bốn thành viên cấp dưới không có quan hệ truyền thông với nhau, chậm chí  
không biết nhau. Tuy mạng này tạo ra ít mối quan hệ, tính chính xác của thông tin  
không cao (vì chưa qua kiểm tra), nhưng tốc độ truyền thông rất nhanh, rất cơ động  
và linh hoạt, hơn nữa vai trò của người lãnh đạo được thể hiện rõ.  
+ Mạng vòng tròn  
Cho phép mỗi thành viên có quan hệ truyền thông trực tiếp với hai thành  
viên gần mình nhất, với các thành viên còn lại thì phải gián tiếp qua hai người này.  
Truyền thông theo mạng vòng tròn có ưu điểm là thông tin chính xác, tốc độ truyền  
thông tương đối cao, tuy nhiên vai trò của người lẫnh đạo cao nhất không được thể  
hiện rõ.  
+ Mạng hình sao  
Mỗi thành viên đều có quan hệ truyền thông trực tiếp với tất cả các thành  
viên còn lại, nghĩa là quan hệ không bị hạn chế, tốc độ truyền thông nhanh, tuy  
nhiên, vai trò của người lãnh đạo không được thể hiện rõ.  
Như vậy một mạng truyền thông tốt là một mạng truyền thông có những yếu tố gì?  
- Có tốc độ truyền thông nhanh;  
- Độ chính các cao;  
- Thể hiện được quyền lực của người lãnh đạo;  
- Tạo ra nhiều mối quan hệ để thoả mãn các thành viên . . .  
II. Nhận thức trong giao tiếp  
Trong giao tiếp, chúng ta còn nhận thức, tìm hiểu người khác và nhận thức  
bản thân ( tự nhận thức ), tức là xây dựng nên hình ảnh về đối tượng giao tiếp và về  
bản thân.  
1. Nhận thức đối tượng giao tiếp  
Nhận thức đối tượng giao tiếp là quá trình chúng ta tìm hiểu các đặc điểm  
của đối tượng giao tiếp, xây dựng nên hình ảnh về đối tượng giao tiếp trong đầu óc  
chúng ta.  
Hình ảnh về đối tượng giao tiếp bao gồm hình ảnh bên ngoài và hình ảnh bên  
trong.  
Hình ảnh bên ngoài phản ánh các yếu tố bề ngoài của đối tượng giao tiếp  
như: tướng mạo, ăn mặc, nói năng, nụ cười, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. . .Trên cơ sở  
đó, chúng ta phân tích, đánh giá đưa ra những nhận xét về đặc điểm bên trong của  
đối tượng giao tiếp như: đạo đức, tính cách, năng lực, động cơ và các phẩm chất  
nhân cách khác, tức là xây dựng nên hình ảnh bên trong về đối tượng giao tiếp. Cho  
nên, trong giao tiếp chúng ta không nên coi thường vẻ bề ngoài của mình, từ ăn  
mặc, trang điểm cho đến đi đứng, nói năng và các cử chỉ điệu bộ khác.  
17  
Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp  
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái  
Nhận thức là một quá trình. Quá trình này tiếp xúc từ lần đầu tiên và tiếp  
diễn ở những lần gặp gỡ sau đó. Tuy nhiên, trong lần gặp đầu tiên diễn ra một hiện  
tượng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với việc xác lập hình ảnh của  
người này trong con mắt của người kia mà cả đối với việc phát triển mối quan hệ  
giữa họ, đó là ấn tượng ban đầu.  
1.1. Khái niệm ấn tượng ban đầu  
Ấn tượng ban đầu là hình ảnh về đối tượng giao tiếp được hình thành trong  
lần gặp gỡ đầu tiên.  
Đó là những đánh giá, những nhận xét của chúng ta về đối tượng giao tiếp  
trong lần tiếp xúc.  
1.2. Cấu trúc của ấn tượng ban đầu: Có 3 thành phần  
1.2.1. Thành phần cảm tính  
Bao gồm những đặc điểm bề ngoài của đối tượng giao tiếp. Đây là thành  
phần cơ bản, chiếm ưu thế trong cấu trúc của ấn tượng ban đầu.  
Vẻ bề ngoài của một người không phải luôn phản ánh chân thực bản chất của  
họ. Điều này rất phức tạp. Thông thường, những người có lý trí và từng trải thường  
không để ấn tượng ban đầu ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ, đến hành động của  
họ.  
1.2.2. Thành phần lý tính  
Gồm những đánh giá, nhận xét ban đầu về những phẩm chất bên trong của  
đối tượng giao tiếp, như: tính cách, tình cảm, năng lực. quan điểm.. Chẳng hạn,  
“Anh có vẻ nghiêm túc”, “ Cô ta trông hiền lành và dịu dàng”.  
1.2.3. Thành phần cảm xúc  
Bao gồm những rung động nảy sinh trong quá trình gặp gỡ, như: thiện cảm  
hay ác cảm; hài lòng, dễ chịu hay không hài lòng, khó chịu. Thành phần cảm xúc  
ảnh hưởng nhiều đến độ bền vững của ấn tượng ban đầu. Nói chung cảm xúc càng  
mạnh thì hình ảnh về người đối thoại càng khó phai mờ.  
Như vậy, ấn tượng ban đầu là hình ảnh mang tính tổng thể về đối tượng giao  
tiếp, tức được hình thành từ nhiều đặc điểm, nhiều nét khác nhau. Tuy nhiên, theo  
nghiên cứu của A. Solômon – nhà tâm lý học Mỹ, thì trong số chúng luôn có một  
nét là trung tâm, có ý nghĩa nhất và quyết định ấn tượng về người khác ở trong  
chúng ta ( chúng ta thường gọi là “ nét gây ấn tượng” ). Điều này dễ dàng nhận  
thấy từ kinh nghiệm của bản thân. Có khi chỉ một lần gặp nhau rồi sau đó chúng ta  
nhớ mãi một cái nhìn, một nụ cười hay một bàn tay ấm áp với cái bắt tay chặt của  
người đó.  
Comment [U9]: bỏ  
18  
Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp  
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái  
1.3. Vai trò của ấn tượng ban đầu  
Ấn tượng ban đầu là điều kiện thuận lợi để chúng ta xây dựng, phát triển mối  
quan hệ tốt đẹp và lâu dài trong các mối quan hệ giao tiếp.  
Ấn tượng ban đầu có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp. Nếu chúng ta tạo  
được ấn tượng tốt ở người khác ngay trong lần tiếp xúc đầu, thì điều đó có nghĩa là  
họ có cảm tình với chúng ta, họ mong muốn gặp chúng ta ở những lần sau. Ngược  
lại, nếu trong lần đầu gặp gỡ mà chúng ta đã có những sơ suất và để lại ấn tượng  
không tốt, thì thường chúng ta sẽ gặp khó khăn trong những lần gặp gỡ sau đó và  
phải mất không ít công sức mới có thể xoá được ấn tượng đó.( Nếu bạn đã lỡ tạo ra  
ấn tượng ban đầu không tốt thì bạn có cách gì để tạo ra lại ấn tượng tốt cho đối  
tượng giao tiếp đó? )  
1.4. Quá trình hình thành ấn tượng ban đầu  
1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành ấn tượng ban đầu  
+ Các yếu tố thuộc đối tượng giao tiếp  
+ Các yếu tố ở chúng ta như:  
Tâm trạng, tình cảm  
Nhu cầu, sở thích, thị hiếu  
Tâm thế và sự hình dung về đối tượng giao tiếp  
Tâm thế của chúng ta trong giao tiếp là cái mà chúng ta chờ đợi hoặc cho  
rằng sẽ xảy ra trong giao tiếp. Dưới sự chi phối của tâm thế và nhiều yếu tố khác,  
chẳng hạn kinh nghiệm, chúng ta tưởng tượng ta đối tượng giao tiếp – con người  
mà chúng ta sẽ có cuộc tiếp xúc đầu tiên.  
“ Trước mắt mình là hình ảnh của một nhà khoa học vĩ đại” và “ trước mắt  
mình là một phạm nhân đặc biệt nguy hiểm” sẽ tạo nên một tâm thế và những ấn  
tượng khác nhau ở cùng một người.  
+ Tình huống, hoàn cảnh giao tiếp  
Yếu tố này cũng ảnh hưởng đến ấn tượng về người khác trong chúng ta  
Ngoài một số yếu tố trên, còn có những hiệu ứng trong quá trình hình thành  
ấn tượng ban đầu như: hiệu ứng cái mới, hiệu ứng hào quang, ngôi sao. . .  
1.4.2. Thời gian hình thành ấn tượng ban đầu  
Có thể nói rằng, những giây phút đầu tiên của cuộc tiếp xúc là những giây  
phút quyết định hình ảnh của chúng ta trong con mắt của người khác.  
1.4.3. Làm thế nào để tạo được ấn tượng tốt  
Muốn gây ấn tượng trong lần đầu tiếp xúc, cần chú ý một số yêu cầu sau:  
+ Tạo bầu không khí thân mật, hữu nghị  
19  
Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp  
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái  
+ Bắt đầu bằng cách cùng nói về những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm  
+ Nắm vững thời cơ và giây phút quyết định của cuộc tiếp xúc  
Nói chung giây phút đầu tiên là bước khởi đầu then chốt, thường quyết định  
thành công hay thất bại của quá trình tiếp xúc sau đó. Trong khoảng thời gian ngắn  
ngủi này, chúng ta vừa phải tìm hiểu người đối thoại, tạo sự sẵn sàng hợp tác với  
họ, vừa phải biết chớp thời cơ để đạt mục đích. Điều này chứng tỏ năng lực của  
chúng ta. Trong trường hợp ngược lại, chúng ta có thể bị đánh giá là “dễ mến  
nhưng thiếu năng lực”.  
2. Tự nhận thức trong giao tiếp  
Trong giao tiếp, không những chúng ta nhận thức người khác mà còn tự nhận  
thức, khám phá bản thân mình ( tự nhận thức ), tức là tự xây dựng cho mình hình  
ảnh về bản thân. Chỉ qua giao tiếp với người khác mà chúng ta biết mình được  
đánh giá, nhìn nhận như thế nào, nghĩa là hình dung ra mình trong con mắt của  
người khác, từ đó chúng ta có thể tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân.  
Comment [U10]: bỏ, trùng ơ trên  
Hình ảnh về bản thân là yếu tố đặc biệt quan trọng chi phối hành vi, cách  
ứng xử của chúng ta. Như vậy, muốn hành vi, ứng xử một cách hợp lý, chúng ta  
cần nhận thức đúng bản thân mình.  
3. Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong giao tiếp  
Sự hiểu biết lẫn nhau có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp. Nó là cơ sở để  
các chủ thể giao tiếp đặt niềm tin vào nhau và xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt  
đẹp và ổn định lâu dài. Vì vậy, trong giao tiếp, chúng ta cần biết tạo điều kiện tốt  
nhất cho sự hiểu biết lẫn nhau.  
+ Quan tâm đến con người là sự thể hiện tình cảm của con người trong cuộc  
sống.  
Niềm vui được chia sẻ, niềm vui nhân đôi  
Nỗi buồn được chia sẻ, sẽ vơi bớt đi một nửa.  
Quan tâm thể hiện ở sự thăm hỏi, thái độ tôn trọng, lắng nghe…  
+ Hiểu người: Khi giao tiếp với ai ta cần cố gắng hiểu con người về 3 mặt:  
sức khoẻ, thể chất, mặt xã hội và mặt gia cảnh.  
Hiểu người là cơ sở của sự hợp tác để đạt mục tiêu của giao tiếp.  
+Luôn tôn trọng con người.  
Nhu cầu được tôn trọng là nhu cầu cao cấp của mỗi con người. Phải tôn  
trọng con người ngay cả khi người đó mắc khuyết điểm.  
Comment [U11]: không khẳng định khi không  
biết tác giả là ai?  
Một nhà Tâm lý học đã từng nói: “Đứng trước một lỗi lầm nhỏ nhặt, ta nên  
có một đầu óc hài hước, đứng trước một lỗi lầm nghiêm trọng, ta cần sự tỉnh táo”.  
Chỉ tôn trọng mình là sa vào chủ nghĩa vị kỷ và không thể có những quan hệ.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 34 trang yennguyen 06/04/2022 7080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_nang_giao_tiep_phan_1.pdf