Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Mới nhất)

MC LC  
1
Lời nói đầu  
Giao tiếp là hoạt động mang tính quy luật của con người. Qua giao tiếp  
con người tăng khả năng nhận thức và tăng hiểu biết lẫn nhau. Nhờ đó, tâm lý, ý thức  
con người cũng được phát triển.  
Giáo trình Kỹ năng giao tiếp được biên soạn theo chương trình dạy  
nghề trình độ Cao đẳng nghề Công tác xã hội của Trường Cao đẳng nghề Cơ giới  
Ninh Bình năm 2013. Môn học sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản, nền tảng về kỹ  
năng giao tiếp cần thiết cho sinh viên để sau này ứng dụng trong thực tế nghề công tác  
xã hội của mình. Môn học gồm 5 bài:  
Bài 1. Khái quát chung về giao tiếp  
Bài 2. Cấu trúc của giao tiếp  
Bài 3. Các phong cách giao tiếp  
Bài 4. Giao tiếp trực tiếp  
Bài 5. Giao tiếp gián tiếp  
Giáo trình được biên soạn trên cơ sở tham khảo và sử dụng tài liệu của  
một số giảng viên, nhà nghiên cứu về Kỹ năng giao tiếp ở Việt Nam và trên thế giới.  
Giáo trình này đã được Hội đồng thẩm định Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh  
Bình xét duyệt.  
Là giáo trình được biên soạn lần đầu tại Trường, do đó không tránh khỏi những  
thiếu sót, chúng tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và bạn  
đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.  
Xin trân trọng cảm ơn!  
Biên soạn  
Đỗ Thị Thu Hằng  
Trần Thị Vân Anh  
2
 
Bài 1. Khái quát chung vgiao tiếp  
1.1 Khái nim giao tiếp  
1.1.1 Định nghĩa giao tiếp  
Giao tiếp xã hi là mt hin tượng xã hi, là mt mt ca stn ti ca  
cuc sng xã hi và là cơ s, nn tng để các hot động xã hi, các mi quan hca  
con người din ra trên đó. Giao tiếp là mt dng thc cơ bn ca hành vi con  
người.Giao tiếp có tm quan trng đặc bit đối vi đời sng con người.Hiu quca  
giao tiếp nh hưởng ln đến hiu quhot động. Do vy giao tiếp được nhiu ngành  
khoa hc đề cp và nghiên cu như tâm lý hc, điu khin hc, ngôn nghc, văn  
hoá hcTrong đó tâm lý hc, đặc bit là tâm lý hc xã hi là ngành khoa hc  
nghiên cu sâu nht, cơ bn nht vgiao tiếp. Giao tiếp là đối tượng nghiên cu ca  
nhiu ngành khoa hc cho nên có rt nhiu định nghĩa vgiao tiếp và mi định nghĩa  
nhn mnh nhng mt khác nhau ca giao tiếp  
Nhà tâm lý học người Mỹ Cooley định nghĩa: Giao tiếp như là một cơ chế cho  
các mối liên hệ của con người tồn tại và phát triển.  
Nhà tâm lý học Xô viết A. A. Leonchiev đưa ra định nghĩa: Giao tiếp là một hệ  
thống những quá trình có mục đích và động cơ bảo đảm sự tương tác giữa người này  
với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các mối quan hệ xã hội và nhân  
cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng phương tiện đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ.  
Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện trong cuốn từ điển tâm lý học định nghĩa: Giao tiếp  
là sự trao đổi giữa người và người thông qua ngôn ngữ nói, viết,cử chỉ.  
Ts. PGS. Ngô Công Hoàn trong cuốn Giao tiếp sư phạm định nghĩa: Giao tiếp  
là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy  
sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các trao đổi thông tin, hiểu biết, rung cảm,  
ảnh hưởng và tác động qua lại.  
3
 
Mi định nghĩa trên đều đưa theo mt quan đim và quan tâm đến các khía  
cnh khác nhau ca giao tiếp xã hi. Tuy nhiên các định nghĩa này đều nêu ra nhng  
nét chung và cơ bn sau ca giao tiếp:  
- Nói ti giao tiếp là nói ti stiếp xúc, quan hệ tương tác gia người và người  
bquy định bi xã hi.  
- Nói ti giao tiếp là nói ti sự trao đổi chia sẻ thông tin, tư tưởng, tình cảm  
bằng các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ.  
Từ việc phân tích các định nghĩa trên có thể khái quát lại như sau: Giao tiếp là  
quá trình tiếp xúc trao đổi thông tin, suy nghĩ, cảm xúc… giữa người với người thông  
qua ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ…  
Giao tiếp là mt quá trình phc tp và nhiu mt. Vì vy có thnghiên cu giao  
tiếp như là quá trình tác động qua li ca các cá th, cũng như quá trình thông tin, thái  
độ ca người đối vi người, quá trình nh hưởng ln nhau ca hvà như là quá trình  
gây cm xúc và hiu biết ln nhau.  
1.1.2. Các đặc điểm ca giao tiếp  
1.1.2.1. Mang tính nhận thức  
Cá nhân ý thức được mục đích giao tiếp, nhiệm vụ, nội dung của tiến trình giao  
tiếp, phương tiện giao tiếp; ngoài ra còn có thể hiểu đặc trưng được của giao tiếp là  
khả năng nhận thức và hiểu biết lẫn nhau của các chủ thể giao tiếp, nhờ đó tâm lý, ý  
thức con người không ngừng được phát triển. Nếu không giao tiếp với những người  
xung quanh, đứa trẻ không nhận thức được.  
1.1.2.2. Trao đổi thông tin  
Dù với bất kì mục đích nào, trong quá trình giao tiếp cũng xảy ra sự trao đổi  
thông tin, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, nhân sinh quan. Nhờ đặc trưng này mà  
mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình theo những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, của nghề  
nghiệp, của vị trí xã hội mà họ chiếm giữ. Cũng nhờ đặc trưng này, những phẩm chất  
tâm lý, hành vi ứng xử, thái độ biểu hiện của con người được nảy sinh và phát triển  
theo các mẫu hình “nhân cách” mà mỗi cá nhân mong muốn trở thành.  
4
1.1.2.3. Giao tiếp là một quan hệ xã hội, mang tính chất xã hội.  
Quan hệ xã hội chỉ được thực hiện thông qua giao tiếp người - người. Con  
người vừa là thành viên tích cực của các mối quan hệ xã hội vừa hoạt động tích cực  
cho sự tồn tại và phát triển của chính các quan hệ xã hội đó.  
1.1.2.4. Giao tiếp giữa các cá nhân mang tính chất lịch sử phát triển xã hội.  
Giao tiếp bao giờ cũng được cá nhân thực hiện với nội dung cụ thể, trong khung cảnh  
không gian và thời gian nhất định.  
1.1.2.5. Sự kế thừa chọn lọc  
Giao tiếp, bản thân nó chứa đựng sự kế thừa, sự chọn lọc, tiếp tục sáng tạo  
những giá trị tinh thần, vật chất thông qua các phương tiện giao tiếp nhằm lưu giữ, gìn  
giữ những dấu ấn về tư tưởng, tình cảm, vốn sống kinh nghiệm của con người. Giao  
tiếp được phát triển liên tục không ngừng đối với cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc, cộng  
đồng tạo thành nền văn hoá, văn minh của các thời đại.  
1.1.2.6. Tính chủ thể trong quá trình giao tiếp  
Quá trình giao tiếp được thực hiện bởi các cá nhân cụ thể: một người hoặc  
nhiều người. Các cá nhân trong giao tiếp là các cặp chủ thể - đối tượng luôn đổi chỗ  
cho nhau, cùng chịu sự chi phối và tác động lẫn nhau tạo thành “các chủ thể giao  
tiếp”. Mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chủ thể giao tiếp và hiệu quả giao tiếp phụ  
thuộc rất nhiều vào các đặc điểm cá nhân của chủ thể như vị trí xã hội, vai trò xã hội,  
tính cách, uy tín, giới tính, tuổi tác…cũng như các mối quan hệ và tương quan giữa  
họ.  
1.1.2.7. Sự lan truyền, lây lan các cảm xúc, tâm trạng.  
Sự biểu cảm thể hiện đầu tiên bằng nét mặt có ý nghĩa tiến hoá sinh học cũng  
như ý nghĩa tâm lý - xã hội, nó phản ánh khả năng đồng cảm, ảnh hưởng lẫn nhau của  
con người. Sự chuyển toả các trạng thái cảm xúc này hay khác không thể nằm ngoài  
khuôn khổ của giao tiếp xã hội.  
5
1.1.3. Skhác bit gia giao tiếp cá nhân vi giao tiếp chuyên nghip  
Giao tiếp cá nhân hầu như là sự giao tiếp mang tính tự phát. Đó chỉ là strao  
đổi thông tin gia các chththam gia giao tiếp. Smã hóa thông tin, sgii mã  
cũng như việc đưa lại các thông tin phn hi. Skhác bit gia giao tiếp cá nhân vi  
giao tiếp chuyên nghip thhin sviết vn dng mt cách hiu quvà sâu sc sự  
ảnh hưởng của ngôn ngữ, sự hiểu biết về phong tục tập quán của đối phương trong  
quá trình giao tiếp.  
Nói đến nền văn hoá của một dân tộc, một quốc gia là nói đến phong tục, tập  
quán, lễ nghi mang tính truyền thống phản ánh bản sắc văn hoá của dân tộc, quốc gia  
đó. Những phong tục, tập quán, truyền thống được thể hiện rất rõ nét trong hành vi,  
cử chỉ, cách sử dụng ngôn ngữ…trong quá trình giao tiếp.  
Sự khác biệt về ngôn ngữ, về văn hoá giữa các cá nhân tham gia vào quá trình  
giao tiếp phần nào sẽ hạn chế hiệu quả của quá trình giao tiếp đó (do quá trình mã hoá  
và giải mã thông tin).  
Sự khác biệt về phong tục tập quán, truyền thống cũng sẽ có những khó khăn  
trong giao tiếp như dễ hiểu lầm, gây phật ý vì động chạm đến vấn đề tế nhị, linh  
thiêng của mỗi người, mỗi dân tộc. Ví dụ hỏi tuổi, hỏi đời tư khi mới quen biết là tối  
kỵ đối với người Châu Âu.  
Sự hiểu biết về các phong tục, tập quán, lễ nghi sẽ giúp cho sự thích nghi và  
hoà nhập giữa các bên tham gia vào quá trình giao tiếp. Chúng ta thường nói “nhập  
gia tuỳ tục”, có nghĩa là khi giao tiếp với người nào đó cần chú ý đến phong tục,  
truyền thống lễ nghi của họ.  
Hệ thống tín hiệu qua cử chỉ, hành vi cũng có những khác biệt thuộc về nền  
văn hoá. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ với những ý  
nghĩa khác nhau. Ví dụ: cử chỉ giơ ngón tay cái lên ở Mỹ, Anh, Úc biểu thị “tất cả đâu  
vào đấy”, ở Hy Lạp cử chỉ này có ý nghĩa thô tục.  
Sự hiểu biết ý nghĩa của những hành vi, cử chỉ…trong giao tiếp giữa các cá  
nhân thuộc các dân tộc, quốc gia khác nhau có tác dụng thúc đẩy mối quan hệ thân  
6
thiện trong giao tiếp và tránh được những sự hiểu lầm, bất nhã thiếu tế nhị. Ví dụ  
người Anh rất kỵ cavát kẻ sọc do đó không nên tặng loại cavát này.  
Tóm lại , giao tiếp của con người chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hoá của  
mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Do vậy trong giao tiếp ứng xử với những người có sự khác  
biệt về nền văn hoá cần tìm hiểu những nét văn hoá, truyền thống của họ để có cách  
giao tiếp ứng xử phù hợp, thể hiện sự tôn trọng họ, tôn trọng nền văn hoá của họ.  
Trong hoạt động công tác xã hội, nhân viên xã hội thường xuyên tiếp xúc  
với nhiều người có những nguồn gốc văn hoá khác nhau, những nhóm người có  
phong tục tập quán khác nhau. Do đó, đòi hỏi nhân viên xã hội cần có những hiểu biết  
lịch sử văn hoá của nhóm người, dân tộc, hiểu giá trị đạo đức, cách thức suy nghĩ, tôn  
giáo, tuyền thống, cách thức đối phó với những thay đổi hay sốc thần kinh…  
Sự hiểu biết về nền văn hoá, phong tục, tập quán của đối tượng (cá nhân,  
nhóm, cộng đồng) sẽ giúp nhân viên xã hội tạo lập mối quan hệ tốt với đối tượng, thu  
hút được đối tượng tham gia vào giải quyết vấn đề. Cách thể hiện nhu cầu của con  
người cũng bị chi phối bởi yếu tố văn hoá, do vậy nắm được đặc điểm phong tục tập  
quán của đối tượng sẽ giúp nhân viên xã hội dễ dàng phát hiện nhu cầu của đối tượng  
và tìm cách đáp ứng phù hợp.  
* Một số lưu ý để giao tiếp đạt hiệu quả như mong muốn tức là thể hiện sự  
giao tiếp chuyên nghiệp  
Nhận thức được hành vi giao tiếp của mình bị chi phối bởi văn hóa và  
không phải luôn luôn đúng  
Linh động và sẵn sàng thay đổi  
Nhạy cảm đối với các hành vi giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ  
Nhận thức được giá trị, niềm tin và thông lệ của các nền văn hóa khác  
Nhạy cảm với sự khác biệt giữa các cá nhân trong một nền văn hóa  
* Một số lễ nghi, phong tục, tập quán của người nước nước ngoài cần chú ý  
khi giao tiếp:  
7
- Người Anh: khi ngồi vào bàn ăn không nên để tay lên gối mà phải để tay trên  
bàn. Thìa dĩa không nên để chung với đĩa ăn.  
- Các nước: Thái lan. Lào, Cămpuchia: khi giao dịch với họ không nên ngồi  
vắt chân chữ ngũ.  
- Người Itali: gặp người quen trước tiên hãy hỏi thăm về tình hình gia đình, con  
cái, sau đó mới hỏi thăm sức khoẻ của người đó. Chú ý không nên hỏi thăm về vợ bạn.  
- Người Đức: hay để ý đến hình thức. Nếu đối tác là người có học vị, nên nhắc  
đến học vị của họ.  
Người Đức rất kế hoạch và tiết kiệm.  
Khi bạn được mời dự tiệc thì nhất thiết phải chạm cốc với chủ nhân của bữa  
tiệc đó, nhưng đừng nên uống cạn.  
- Thuỵ sĩ: không được hôn tay người khác.  
Không được đến thăm người khác trong những ngày nghỉ hoặc ngày lễ khi bạn  
chưa nhận được lời mời. Đừng bao giờ đi giầy chưa được đánh sạch sẽ vào phòng.  
Muốn gửi thư cho công ty thì không đề tên cá nhân vì họ đi vắng sẽ không ai  
mở. Người Thuỵ Sĩ thích công ty có thâm niên do đó nên ghi trên phong bì số thâm  
niên của công ty.  
- Thuỵ Điển: có thể vận dụng câu cám ơn ở mọi nơi, mọi lúc, khi đó đó bạn sẽ  
không gặp phiền phức gì khi đi chơi.  
- Người Mỹ: không nên thay đổi cách bắt tay mỗi khi gặp lại người quen.  
Trong khi ăn không nên để thừa thức ăn ở đĩa khi chuyển sang món ăn khác.  
Rất coi trọng việc thực hiện giờ giấc chính xác.  
Thích treo những kỷ vật ảnh trong phòng làm việc.  
Rất thoải mái trong khi thương lượng.  
- Người Nhật: khó đoán thái độ thực sự của họ; khiêm tốn; kỵ mặc áo màu sẫm.  
- Người Phần Lan thích được xưng hô chức danh.  
8
1.1.4. Mi quan hgia giao tiếp nói và viết  
Giao tiếp là một quá trình xã hội thường xuyên bao gồm các ứng xử rất đa dạng  
và phong phú, thể hiện qua ngôn ngữ nói và viết: qua nét mặt, cử chỉ, tư thế, giọng nói,  
trang phục, cách sử dụng không gian trong giao tiếp… Đó là một hệ thống toàn vẹn,  
không có sự tách rời giữa biểu hiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giao tiếp.  
Các phương tiện giao tiếp là cách thức để biến những mục đích giao tiếp thành  
hiện thực trong thực tế.  
Giao tiếp ngôn ngữ là sự giao tiếp được tiến hành thông qua hệ thống tín hiệu  
thứ hai: lời nói và chữ viết.  
Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng cơ bản nhất trong hệ thống giao tiếp xã  
hội Giao tiếp ngôn ngữ có thể được biểu hiện qua nhiều hình thức. Trong giao tiếp,  
tuỳ vào đối tượng, mục đích, hoàn cảnh… mà người ta sử dụng các hình thức biểu đạt  
ngôn ngữ khác nhau. Theo như cách chia của trường phái Palo Alto thì có giao tiếp  
chỉ định và giao tiếp loại suy, hay bác sỹ Nguyễn Khắc Viện thì lại gọi là giao tiếp nói  
chỉ (chỉ định) và giao tiếp nói ví (loại suy). Trong tiếng Việt, tương ứng với các cách  
gọi như trên ta còn có thể gọi là hiển ngôn (nói chỉ) hay hàm ngôn (nói ví).  
- Kiểu chỉ nói theo những quy ước rõ ràng ngôn ngữ nói hay viết với từ vựng, nghữ  
nghĩa nhất định. Ngôn ngữ toán học, vi tính, chữ người mù thuộc kiểu này.  
- Kiểu ví vận dụng giọng nói, tư thế, cử chỉ tức những kênh cận ngôn ngữ hay phi  
ngôn ngữ diễn tả tình cảm, và những yếu tố chủ quan, quan hệ cảm xúc giữa hai bên  
đối thoại. Ở đây không có những chỉ báo nói rõ mạch lạc, khung cảnh, bối cảnh.  
Giữa hai kiểu này có thể ăn khớp hay không và mọi sự giao tiếp đều diễn ra trong một  
bối cảnh nhất định  
Các hình thức giao tiếp qua viết, nói hay các hình thức khác đều bị chi phối bởi  
giọng điệu của người truyền đạt thông điệp, tính căn cứ của lý luận, những gì được  
giao tiếp và những gì không nên được đưa vào, cũng như phong cách giao tiếp riêng  
của bạn.  
Thông điệp luôn luôn có cả yếu tố trí tuệ và tình cảm trong đó, yếu tố trí tuệ để  
9
chúng ta có thể xem xét tính hợp lý của nó và yếu tố tình cảm để chúng ta có thể có  
những cuốn hút tình cảm, qua đó thay đổi được suy nghĩ và hành động.  
Các thông điệp được truyền đạt qua nhiều kênh, nói thì bằng cách gặp mặt đối  
mặt, gọi điện thoại, gặp qua video; viết thì bằng thư từ, email, bản ghi nhớ hay báo cáo.  
Giao tiếp ngôn ngữ là hình thức giao tiếp đặc trưng cơ bản nhất trong giao tiếp xã  
hội và được thể hiện chủ yếu dưới hai hình thức ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết  
-
Ngôn ngữ nói  
Ngôn ngữ nói là tiếng nói của con người, là vỏ vật chất có ý thức của tư duy,  
tình cảm. Nó thể hiện qua tín hiệu âm thanh. Ngôn ngữ nói bao gồm các thành phần  
ngữ pháp, từ vựng và ngữ âm  
Ngôn ngữ nói được sử dụng như một công cụ giao tiếp toàn năng, bởi vì nó  
đơn giản, tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả, vì nó có sự tham gia của phản hồi, được  
sự hỗ trợ của kênh thông tin bằng cử chỉ, hành vi, do vậy thông tin được truyền đi  
bằng ngôn ngữ nói thường nhanh chóng, chính xác và sinh động.  
Ngôn ngữ nói chứa đựng nghĩa xã hội: nội hàm của khái niệm từ, nghĩa mang  
nội dung xã hội, thực hiện chức năng nhận thức, thông báo các hiện tượng, sự vật.  
Ngôn ngữ nói vô cùng phong phú và đa dạng, ý nghĩa của nó phụ thuộc nhiều  
vào hoàn cảnh giao tiếp như tình huống, thời gian, không gian, mục đích giao tiếp...  
Trong giao tiếp mỗi cá nhân có một phong cách giao tiếp ngôn ngữ riêng, nó  
bao gồm tổng thể những đặc điểm tâm lý cá nhân thể hiện qua giọng điệu, cách phát  
âm, vốn từ sử dụng, cách diễn đạt, tính mạch lạc, rõ ràng khúc chiết, khả năng tác  
động tới đối tượng mà họ giao tiếp. Ngôn ngữ nói được cá nhân sử dụng trong giao  
tiếp hàm chứa ý của cá nhân, phản ánh phong cách ngôn ngữ của cá nhân.  
-
Ngôn ngữ viết:  
Ngôn ngữ viết là quá trình cá nhân sử dụng các hệ thống ký hiệu dưới dạng  
viết để giao tiếp với nhau.Ngôn ngữ viết ra đời muộn hơn ngôn ngữ nói, nhằm tác  
động người khác không phải bằng hệ thống âm vị mà bằng từ vị, bằng hệ thống  
10  
đường nét, các khoảng cách của đường nét trong không gian và mang ý nghĩa nhất  
định, đó là hệ thống chữ viết.  
Ngôn ngữ viết tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu quy tắc về ngữ pháp, cú pháp  
của câu, mệnh đề trình tự câu, từ... và chính yếu tố này giúo ta hiểu được nghĩa xã hội  
của khái niệm, phạm trù. Vị trí của từ trong câu cũng mang nghĩa xã hội khác nhau.  
Cấu trúc câu khác nhau, với ngữ cảnh khác nhau sẽ có nghĩa xã hội khác nhau.  
Cách sử dụng từ trong câu vừa thể hiện nghĩa xã hội vừa thể hiện đặc điểm  
tâm lý của người viết. Ngôn từ trong đoạn văn phản ánh nội dung, tính chất hoạt động  
của một lĩnh vực cụ thể, một khuynh hướng chính trị nhất định. Từ ngữ được dùng  
trong câu cũng phản ánh trình độ, nghề nghiệp, tâm trạng của người viết.  
Kiểu chữ viết có thể phản ánh thông tin về đời sống tâm lý của người viết,  
người ta có thể thông qua nét chữ để đoán xét tính cách, đặc điểm tâm lý của người  
viết như nét tính cách, sở trường, vị thế, nghề nghiệp.  
Các hình thức của giao tiếp ngôn ngữ viết: thư từ, công văn, chỉ thị, bản kế  
hoạch, thiếp mời...  
Với những mục đích khác nhau, ngôn ngữ viết thường được thể hiện dưới  
cách thức khác nhau. Nếu một bài viết nhằm giải thích, chứng minh lối viết sẽ khác so  
với mục đích thông báo hay nhận định đánh giá. Lối viết của một bài phóng sự, mô tả  
sẽ khác so với cách viết của một văn bản, nghị định hay công văn.  
Ngôn ngữ viết thường thiếu mối liên hệ ngược tức thời từ phía đối tượng  
giao tiếp vì vậy ngôn ngữ viết đòi hỏi phải tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt về mặt tu  
từ và ngữ pháp, trật tự câu, sự nhấn mạnh ý... để đảm bảo thông tin đưa ra dễ hiểu,  
hiểu đúng và hiểu chính xác.  
Tuỳ theo từng loại văn bản mà cần cân nhắc sử dụng các từ, câu cho đúng để  
tránh hiểu nhầm gây thiệt hại cho chính mình hay cơ quan mình, thậm chí cho cả dân  
tộc và quốc gia.  
Trong công tác xã hội, khi giao tiếp với đối tượng cần sử dụng ngôn ngữ  
trong sáng, rõ ràng, dễ hiểu, tránh sử dụng những từ có hàm ý tiêu cực. Sử dụng ngôn  
11  
từ phù hợp với trình độ hiểu biết, lứa tuổi của đối tượng. Việc sử dụng ngôn ngữ nói  
hay viết trong quá trình giao tiếp phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.  
Tuy nhiên cả ngôn ngữ nói và viết trong quá trình giao tiếp đều có mối quan hệ chặt  
chẽ với nhau để tạo hiệu quả giao tiếp nhất định.  
Trong sử dụng ngôn ngữ nói cũng cần biết kết hợp giữa ngôn ngữ và phi  
ngôn ngữ. Cụ thể:  
Giọng nói  
Diện mạo  
Nụ cười  
Nét mặt và ánh mắt  
Điệu bộ và cử chỉ  
Khoảng cách và không gian  
Thời gian  
Giọng nói:  
Độ cao thấp  
Nhấn giọng  
Âm lượng  
Phát âm  
Từ đệm  
Nhịp điệu (trôi chảy-nhát gừng)  
Cường độ (to-nhỏ)  
Tốc độ (nhanh-chậm)  
Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ ít khi tách rời nhau, mà thường bổ sung  
cho nhau. Giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ phối hợp với nhau tạo ra hiện  
quả cao nhất.  
1.2. Chức năng của giao tiếp công việc  
12  
 
1.2.1. Chức năng thông tin trong duy trì hệ thống và nơi làm việc. Chức năng  
giao tiếp trong duy trì mi quan hlàm vic với đồng nghip  
Chức năng này bao quát tất cả các quá trình truyền và nhận thông tin. Chức  
năng này chính là thực hiện mục đích giao tiếp (truyền, nhận thông tin và xử lý thông  
tin ở cả hai phía chủ thể- đối tượng giao tiếp). Nội dung thông báo có thể là những  
hiện tượng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, những vấn đề thời sự,những tri thức  
mới trong các lĩnh vực khoa học. NộI dung thông tin cũng có thể là suy nghĩ, tâm  
trạng, cảm xúc, thái độ.  
Trong quá trình giao tiếp người này thông báo cho người kia về vấn đề gì đó  
và đồng thời biểu lộ thái độ, quan điểm của mình về vấn đề này và cũng lại thu nhận  
được, biết được thái độ quan điểm, phản ứng của người đối thoại về vấn đề đó.  
Sự thông báo truyền thông tin được thực hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ,  
phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, tư thế…). Để giao tiếp được dễ dàng cả người  
phát và người nhận phải có chung hệ thống mã hoá và giải mã thông tin và cả hai phía  
đều là những chủ thể tích cực luôn đổi vai trò cho nhau tạo nên sự liên hệ ngược lại.  
1.2.2. Chức năng nhn thc  
Cá nhân ý thức được mục đích giao tiếp, nhiệm vụ, nội dung của tiến trình giao  
tiếp, phương tiện giao tiếp; ngoài ra còn có thể hiểu đặc trưng được của giao tiếp là  
khả năng nhận thức và hiểu biết lẫn nhau của các chủ thể giao tiếp, nhờ đó tâm lý, ý  
thức con người không ngừng được phát triển. Nếu không giao tiếp với những người  
xung quanh, đứa trẻ không nhận thức được.  
Giao tiếp giúp con người nhận thức về sự vật, hiện tượng trong thế giới khách  
quan, về người khác, về chính bản thân mình thông qua quá trình tiếp nhận thông tin,  
xử lý thông tin.  
Giao tiếp giúp con người mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao kiến thức, kỹ năng  
của mình trong mọi lĩnh vực khoa học.  
Khả năng nhận thức trong giao tiếp phụ thuộc vào khả năng huy động các giác  
quan để phản ánh, vào óc phán đoán, suy nghĩ khái quát hoá, trừu tượng hoá các  
13  
thông tin đã thu được và đặc biệt phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm thực tiễn của cá  
nhân.  
1.2.3. Chức năng điu khiển, điều chỉnh hành động  
Thông qua giao tiếp, cá nhân không chỉ có khả năng điều chỉnh hành vi của  
mình mà còn có thể điều chỉnh hành vi của người khác. Chức năng này chỉ có ở người  
với sự tham gia của quá trình nhận thức, của ý chí và tình cảm. Khi tiếp xúc, trao đổi  
thông tin với nhau, các chủ thể giao tiếp đã hoặc đang ý thức được mục đích, nội dung  
giao tiếp, thậm chí còn có thể dự đoán được kết quả đạt được sau quá trình giao tiếp.  
Nhằm đạt được mục đích mong muốn, các chủ thể thường linh hoạt tuỳ theo tình  
huống thời cơ mà lựa chọn, thay đổi cách thức hoặc phương hướng, phương tiện giao  
tiếp sao cho phù hợp. Chức năng này thể hiện khả năng thích nghi lẫn nhau của các  
chủ thể giao tiếp, ngoài ra nó còn thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt của các phẩm chất  
tâm lý cá nhân trong giao tiếp. Hơn thế nữa, chức năng này còn thể hiện vai trò tích  
cực của các chủ thể giao tiếp trong quá trình giao tiếp, điều này chỉ có được trong  
giao tiếp xã hội  
Giao tiếp bao giờ cũng là một quá trình tiếp xúc có mục đích, nội dung,  
đối tượng và nhiệm vụ cụ thể. Do đó trong giao tiếp cá nhân (chủ thể giao tiếp) cần  
lựa chọn cách thức và phương tiện giao tiếp để phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh giao  
tiếp. Mục tiêu của giao tiếp là làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của con  
người. Do vậy có thể nói giao tiếp là quá trình điều khiển.  
Trước hết giao tiếp điều khiển chính bản thân chủ thể giao tiếp. Khi giao  
tiếp với người khác, cá nhân (chủ thể) phải lựa chọn, điều chỉnh hành vi, cử chỉ, điệu  
bộ… của mình sao cho phù hợp với nội dung, đối tượng giao tiếp, môi trường giao  
tiếp, hoàn cảnh giao tiếp. Mặt khác khi giao tiếp cá nhân lại phải ứng xử thế nào để  
làm cho đối tượng cùng nhận thức được, cùng cảm nhận và hiểu được mình (hiểu  
được nhu cầu, nguyện vọng, suy nghĩ… của mình). Đó chính là quá trình điều khiển,  
điều chỉnh sự nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng theo mục đích của chủ thể  
giao tiếp.  
14  
Trong quá trình giao tiếp các cá nhân nhận được những phản hồi từ người  
khác và từ đó điều chỉnh hành vi ứng xử của mình cho phù hợp với tình huống. Việc  
điều chỉnh hành vi giúp các cá nhân thích nghi lẫn nhau, thích nghi với hoàn cảnh,  
giúp cá nhân tự hoàn thiện những phẩm chất nhân cách của mình.  
Trong giao tiếp nhóm, các chuẩn mực xã hội, các nguyên tắc nhóm được  
thể hiện qua các hiện tượng tâm lý xã hội như bắt chước, lây lan, thuyết phục, ám thị,  
do đó mỗi cá nhân học hỏi hành vi và xã hội hoá chính bản thân mình.  
Ngoài các chức năng trên chúng ta có thể tham khảo thêm cách phân loại  
chức năng mang tính chát cụ thể hơn của nhà tâm lý học Xô Viết A. Karencô. Ông đã  
phân các chức năng của giao tiếp thành các chức năng cụ thể sau:  
Chức năng tiếp xúc: giao tiếp là nền tảng cho mối quan hệ tiếp xúc người-  
người, tạo tâm thế sẵn sàng trao đổi và tiếp nhận thông tin.  
Chức năng thông báo: đó chính là quá trình trao đổi thông tin, tình cảm,  
suy nghĩ, cảm xúc… giữa các chủ thể giao tiếp.  
Chức năng thúc đẩy tính tích cực của các chủ thể cùng giao tiếp. Trong  
quá trình giao tiếp các cá nhân không chỉ trao đổi thông tin một cách thụ động mà còn  
tích cực, chủ động trao đổi thông tin.  
Chức năng phối hợp cộng tác: quá trình giao tiếp giúp các cá nhân định  
hướng, tìm hiểu lẫn nhau và đi đến sự nhất trí, cộng tác trong hoạt động.  
Chức năng giúp các cá nhân nhận thức lẫn nhau và hiểu biết lẫn nhau.  
Chức năng biểu cảm: Biểu lộ và trao đổi cảm xúc cho nhau trong giao tiếp.  
Chức năng thiết lập mối quan hệ qua lại giữa các đối tác.  
Chức năng gây tác động (đến tri thức, tình cảm và toàn bộ nhân cách) ảnh  
hưởng lẫn nhau, làm thay đổi hành vi, tâm trạng và thái độ của nhau, cũng như các xu  
hướng nhân cách.  
1.3. Phân loi giao tiếp  
Có nhiều cách phân loại giao tiếp ,dựa vào các tiêu chí khác nhau:  
1.3.1.Căn cứ vào tính chất tiếp xúc:  
15  
 
- Giao tiếp trực tiếp.  
Trong loi hình giao tiếp này các cá nhân tham gia vào quá trình giao tiếp  
đối thoi trc tiếp vơí nhau, mt đối mt, xy ra trong cùng mt khong không gian và  
thi gian nht định, có stham gia ca ngôn ngnói, viết, ngôn ngbiu cm: nét  
mt, ging nói, ánh mắt…  
Giao tiếp trc tiếp din ra theo hai hình thc: đối thoi và độc thoi.  
Đối thoi là khi các cá nhân trò chuyn, phng vn, bàn lun, trao đổi trc  
tiếp vi nhau. Trong hình thc giao tiếp này có sthay đổi mi quan hchth-  
khách th, thay đổi vtrí ca các cá nhân giao tiếp.  
Độc thoi là khi chcó mt người nói mà không có sự đáp li ca nhng  
người khác như din thuyết, ging bài…  
- Giao tiếp gián tiếp  
Giao tiếp gián tiếp là giao tiếp được thc hin thông qua các phương tin trung  
gian như đin thoi, thư tín,sách báo, ti vi  
Trong thi đại hin nay giao tiếp gián tiếp thun li, nhanh chóng và đỡ mt  
thi gian so vi giao tiếp trực tiếp.Tuy vy giao tiếp gián tiếp ít sinh động hơn và phi  
tuân theo nhng yêu cu nht định ca ngôn ngnói và viết, cũng như sphthuc  
vào điu kin máy móc kthut. Trong giao tiếp gián tiếp vai trò ca các kênh phi  
ngôn ngkhông được phát huy.  
1.3.2 Căn cứ vào mục đích của giao tiếp:  
- Giao tiếp chính thức  
Giao tiếp chính thc là giao tiếp gia các cá nhân đại din cho nhóm, hoc gia  
các nhóm chính thc(cơ quan, công sở ),được thc hin theo các nghi lnht định,  
được qui định bi các chun mc xã hi hoc pháp lut. Trong giao tiếp chính thc,  
ni dung thông báo rõ ràng, khúc triết, ngôn ngữ đóng vai trò chủ đạo, thhin các  
hình thc như hi hp, bàn lun, ký kết…  
- Giao tiếp không chính thức  
16  
Hình thc giao tiếp này thường nhm thomãn nhu cu tiếp xúc, gii trí, nên  
bu không khí trong giao tiếp mang tính cht thân mt, gn gũi có shiu biết ln  
nhau.  
1.3.3.Căn cứ vào các thành phần tham gia vào giao tiếp:  
- Giao tiếp song đôi là giao tiếp trong đó chủ thể và đối tượng là hai cá nhân  
tiếp xúc với nhau.  
Đây là hình thức giao tiếp cơ bản của con người trong đời sống hàng ngày.  
Loại giao tiếp này thể hiện rõ nhất trong giao tiếp thuộc quan hệ gia đình, vợ chồng,  
con cái, trong quan hệ bạn bè hay tình yêu đôi lứa…  
Giao tiếp song đôi khi mang tính chất công việc thường diễn ra nhanh gọn  
và dễ đạt hiệu quả cao do có sự tham gia của nhiều kênh thông tin và có sự phản hồi  
tức thời, nghi thức giao tiếp giản dị, gần gũi, thân thiện.  
- Giao tiếp nhóm là giao tiếp giữa cá nhân với nhóm hoặc giữa các thành viên  
trong nhóm và ngoài nhóm với nhau.  
Hình thức giao tiếp này liên quan đến nhiều người nên thường có yêu cầu  
nhất định về thời gian. địa điểm, khung cảnh, nguyên tắc nhất định. Hạt nhân của giao  
tiếp nhóm là sự liên kết để tìm tiếng nói chung giữa các thành viên trong nhóm.  
Giao tiếp xã hội rộng lớn mang tính quốc gia, quốc tế: giao tiếp giữa các  
quốc gia, các tổ chức quốc tế cũng là một dạng giao tiếp nhóm nhưng là giao tiếp  
nhóm lớn.  
1. 3.4 Căn cứ vào đặc điểm nghề nghiệp:  
Giao tiếp sư phạm  
Giao tiếp kinh doanh  
Giao tiếp toà án…  
Các loại giao tiếp này mang tính đặc trưng của một nghề nhất định  
Trong giao tiếp theo tính chất nghề nghiệp, các đặc điểm nghề nghiệp hầu  
như bao trùm lên phong cách ứng xử của các chủ thể giao tiếp; nó ảnh hưởng tới tính  
cách, hành vi, cử chỉ, tư thế, trang phục của cá nhân. Nội dung thông tin, cách sử  
17  
dụng ngôn từ trong giao tiếp cũng chịu sự tác động của đặc trưng nghề nghiệp nhất  
định  
1.4. Nguyên tắc của giao tiếp  
1.4.1. Tôn trng vai trò ca giao tiếp bng li và bng chviết trong vic duy  
trì hiu quhthng làm vic và mi quan hcông vic tích cc  
Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu dưới dạng từ, ngữ, chứa đựng ý nghĩa nhất  
định tượng trưng cho sự vật, hiện tượng cũng như thuộc tính và các mối quan hệ của  
chúng, được con người quy ước và sử dụng trong quá trình giao tiếp.  
Ngôn ngữ được chia thành ngôn ngữ bên trong và ngôn ngữ bên ngoài.  
Ngôn ngữ bên ngoài là ngôn ngữ được thể hiện ra bên ngoài bằng tiếng nói  
và chữ viết, được sử dụng cơ bản trong giao tiếp.  
Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hướng vào chính mình, nhờ nó  
con người hình thành những suy nghĩ trước khi thông báo cho người khác, là những  
suy nghĩ mà cá nhân tự nghĩ trong mình, tự nói với mình.  
Trong giao tiếp ngôn ngữ được sử dụng như một công cụ để truyền đạt các  
nội dung thông tin của quá trình giao tiếp giữa các cá nhân và tạo ra những biến đổi  
trạng thái tâm lý hay hành vi của họ.  
Ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp có tác động định hướng kế hoạch hoá,  
thực hiện và kiểm tra. Nhờ có ngôn ngữ mà trong giao tiếp quá trình mã hoá hay giải  
mã thông tin được thực hiện và qua đó người ta có thể thông báo những suy nghĩ, hiểu  
biết, tình cảm và mong muốn của mình cho người khác. Mặt khác, thông qua ngôn  
ngữ con người tiếp nhận những suy nghĩ của người khác, nhận biết tâm trạng, cảm  
xúc, mong muốn, những ý tưởng của họ.  
Ngôn ngữ là công cụ cơ bản của giao tiếp xã hội chỉ có riêng ở con người,là  
sản phẩm văn hoá xã hội, được loài người sáng tạo và phát triển qua nhiều năm.  
Ngôn ngữ mang tính chất tổng hợp, tượng trưng có thể truyền đi đến bất kỳ  
một loại thông tin nào (diễn tả trạng thái tâm lý, đời sống tinh thần, sự vật hiện  
tượng…)  
18  
 
Ngôn ngữ mang tính lịch sử xã hội: kế thừa và phát triển cùng với nền văn  
hoá, văn minh của xã hội.  
*Chức năng và đặc trưng của giao tiếp ngôn ngữ:  
Chức năng của giao tiếp ngôn ngữ  
Giao tiếp ngôn ngữ có ba chức năng cơ bản:, đó là:  
Chức năng thông báo:  
Giao tiếp ngôn ngữ giúp các cá nhân truyền đạt, thông báo cho nhau các  
thông tin về sự vật, hiện tượng, về trạng thái tâm lý, nguyện vọng của mình tới đối tác  
giao tiếp. Qua giao tiếp ngôn ngữ con người truyền đạt cho nhau tri thức, kinh nghiệm  
từ cá nhân này sang cá nhân khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.  
Chức năng diễn cảm:  
Khi giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ cá nhân nói rõ, thể hiện rõ thái độ của  
mình về các hiện tượng, sự vật, vấn đề. Với cách sử dụng ngôn từ, cú pháp, trật tự  
u... các chủ thể giao tiếp biểu lộ được ý kiến, sự nhấn mạnh cũng như cảm xúc, tâm  
trạng của mình.  
Chức năng tác động:  
Giao tiếp ngôn ngữ là một trong những kênh giao tiếp có tính tác động lớn  
tới đối tượng giao tiếp mà chủ thể giao tiếp đang hướng tới. Không chỉ bản thân thông  
tin mà cách thể hiện qua câu nói, cách sử dụng từ vựng, cú pháp, có thể kích thích  
hoặc gây ức chế cho đối tượng giao tiếp.  
Mức độ tác động của ngôn ngữ trong giao tiếp còn bị quy định bởi các yếu  
tố khác như mối quan hệ xã hội giữa các chủ thể giao tiếp, đặc điểm tâm lý, vai trò, vị  
thế, của các đối tác.  
Các đặc trưng của giao tiếp ngôn ngữ:  
Cơ chế để hiểu ngôn ngữ gắn chặt với cơ chế tri giác và những kinh  
nghiệm của tri giác có ảnh hưởng lớn đến sự mã hoá, giải mã và ghi nhớ thông tin.  
Trong giao tiếp ngôn ngữ, các cá nhân cùng nhau xây dựng ý nghĩa của  
mã từ và tạo ra hoàn cảnh xã hội giao tiếp bằng tổng hợp những nhân tố xã hội khác.  
19  
Các khía cạnh xã hội của giao tiếp ảnh hưởng tới cách ứng xử ngôn từ,  
mặt khác ngôn ngữ lại trở thành mặt xã hội có ảnh hưởng đến tiến trình giao tiếp. Các  
khía cạnh xã hội này bao gồm như tính chất mối quan hệ giữa các chủ thể giao tiếp  
(vai trò, địa vị, tuổi tác, mức độ thân quen...) hay mục đích của giao tiếp...  
Sự hiểu biết bằng ngôn ngữ phải tuân theo một số những ràng buộc về  
thao tác, các qui tắc văn phạm, ngữ pháp.  
Trong giao tiếp ngôn ngữ, các cá nhân nghe và nói cần phải hoạt động  
nhanh chóng để theo kịp lưu lượng thông tin.  
Các quy tắc của ngôn ngữ cho phép phân biệt từ được sử dụng trong giao  
tiếp và nghĩa mà nó bao hàm.  
Câu nói và viết là cấu trúc bề mặt của ngôn từ và nghĩa là cấu trúc ngữ nghĩa.  
Hàm ngôn và hiển ngôn là một trong những đặc trưng của giao tiếp ngôn  
ngữ, do vậy nó được đề cập tương đối nhiều trong nghiên cứu về giao tiếp.  
Trong sinh hoạt hàng ngày người ta thường gọi là kiểu nói “ẩn ý” hay “ám  
chỉ” và nghĩa của nó phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, đòi hỏi đối tượng phải hiểu  
theo cách nói đặc trưng trong tâm lý – xã hội và chỉ những người trong cùng một bối  
cảnh giao tiếp mới có thể cùng hiểu được ý nghĩa đằng sau (hàm ý) của hiển ngôn đó.  
Ví dụ nói: “Thưa cô mười một rưỡi rồi ạ!”.  
Trong trường hợp hiển ngôn, khi nghe câu nói đó người ta hiểu đúng là  
mười một giờ rưỡi. Còn theo hàm ngôn thì học sinh ngầm nhắc cô giáo là hết giờ học  
rồi, đề nghị cô cho nghỉ. Như vậy hàm ý (hàm ngôn) của một câu nói phụ thuộc rất  
nhiều vào tình huống, bối cảnh giao tiếp, phụ thuộc vào tâm thế, cách suy nghĩ tâm  
trạng của mỗi cá nhân và mối quan hệ xã hội của các đối tượng tham gia vào hoàn  
cảnh giao tiếp đó.  
Hai cách sử dụng trên của ngôn ngữ được sử dụng với những mức độ khác  
nhau trong những tình huống giao tiếp khác nhau. Trong hoàn cảnh giao tiếp chính  
thức người ta thường sử dụng nhiều hình thức hiển ngôn, còn trong cuộc sống hàng  
ngày, giao tiếp không chính thức thì người ta thường sử dụng cách hàm ngôn.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 106 trang yennguyen 06/04/2022 5940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Mới nhất)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_nang_giao_tiep_moi_nhat.pdf