Giáo trình Kế toán ngân hàng - Ngành: Tài chính ngân hàng

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT  
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: KẾ TOÁN NGÂN HÀNG  
NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành kèm theo Quyết định số:  
/QĐ-CĐKTKT  
ngày  
tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường Cao  
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh)  
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020  
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT  
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: KẾ TOÁN NGÂN HÀNG  
NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI  
Họ tên: Bùi Thị Phương Linh  
Học vị: Thạc sỹ  
Đơn vị: Khoa Kế toán tài chính  
Email: buithiphuonglinh@hotec.com.vn  
TRƢỞNG KHOA  
TỔ TRƢỞNG  
BỘ MÔN  
CHỦ NHIỆM  
ĐỀ TÀI  
HIỆU TRƢỞNG  
DUYỆT  
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép  
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
LỜI GIỚI THIỆU  
Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy của nhà trường, tác giả đã thực hiện biên  
soạn cuốn giáo trình Kế toán ngân hàng.  
Mục đích của giáo trình Kế toán ngân hàng giới thiệu cho sinh viên những  
kiến thức về kế toán trong lĩnh vực ngân hàng và phương pháp hạch toán kế toán  
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngân hàng.  
Giáo trình gồm 8 chương đã thể hiện được những kiến thức cơ bản và cập  
nhật về Kế toán ngân hàng trong nền kinh tế. Cụ thể:  
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng  
Chương 2: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn  
Chương 3: Kế toán nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ cho thuê tài chính  
Chương 4: Kế toán nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng  
Chương 5: Kế toán các nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng  
Chương 6: Kế toán tài sản cố định, công cụ lao động  
Chương 7: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế  
Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh  
Giáo trình đã được hội đồng khoa học của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ  
thuật Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá và cho phép lưu hành nội bộ để làm tài  
liệu phục vụ công tác giảng dạy và học tập ở trường.  
Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, tác giả đã có nhiều cố gắng để giáo  
trình được đảm bảo tính khoa học, gắn liền với tình hình thực tiễn Việt Nam. Tuy  
nhiên giáo trình cũng không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức.  
Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của giảng viên và sinh viên  
trong quá trình sử dụng giáo trình để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn.  
TP.HCM, ngày tháng năm  
Chủ biên  
Bùi Thị Phương Linh  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
1
 
MỤC LỤC  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
2
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
3
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
4
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC  
Tên môn học: Kế toán ngân hàng  
Mã môn học: MH3104305  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:  
- Vị trí: Môn học Kế toán ngân hàng thuộc nhóm các môn học chuyên  
ngành được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn học cơ sở.  
- Tính chất: Môn học Kế toán ngân hàng cung câp những kiến thức về kế  
toán trong lĩnh vực ngân hàng mà còn trang bị cho sinh viên kỹ thuật và phương  
pháp hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngân hàng từ khi  
nghiệp vụ phát sinh đến khi lập được bản cân đối kế toán.  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học:  
Mục tiêu của môn học:  
- Về kiến thức:  
+ Trình bày được các khái niệm cơ bản về kế toán ngân hàng.  
+ Trình bày được các cơ chế nghiệp vụ, nguyên tắc và chuẩn mực kế toán  
trong công tác kế toán tại ngân hàng.  
- Về kỹ năng:  
+ Vận dụng được các phương pháp hạch toán để hạch toán các nghiệp vụ  
huy động vốn và nghiệp vụ cho vay trong Ngân hàng  
+ Vận dụng được các phương pháp hạch toán để hạch toán các nghiệp vụ  
thanh toán qua Ngân hàng và nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các Ngân hàng.  
+ Vận dụng được các phương pháp hạch toán để hạch toán các nghiệp vụ  
liên quan đến tài sản cố định và công cụ dụng cụ.  
+ Vận dụng được các phương pháp hạch toán để hạch toán các nghiệp vụ  
kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
+ Thái độ, chuyên cần: chủ động, tích cực trong lớp học.  
+ Có định hướng tích lũy kiến thức chuyên môn về kế toán ngân hàng ngay  
từ khi còn là sinh viên để hỗ trợ cho nghề nghiệp sau này.  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
6
Kế toán ngân hàng  
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng  
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG  
Giới thiệu  
Chương 1 trình bày đối tượng, mục tiêu, vị trí của kế toán ngận hàng; Đặc điểm  
của kế toán ngân hàng; Chứng từ kế toán ngân hàng và hệ thống tài khoản, bảng cân  
đối tài khoản, bảng cân đối kế toán.  
Mục tiêu:  
+ Trình bày được đối tượng, mục tiêu của kế toán Ngân hàng  
+ Trình bày được đặc điểm và chứng từ của kế toán Ngân hàng  
+ Trình bày được hệ thống tài khoản, bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối kế  
toán.  
Nội dung chính  
1.1Đối tƣợng, mục tiêu, vị trí của kế toán ngân hàng  
Kế toán ngân hàng là một công cụ để tính toán, ghi chép bằng con số phản ánh  
và giám đốc toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ thuộc ngành Ngân hàng.  
Hay Kế toán tài chính ngân hàng là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và  
cung cấp thông tin kinh tế, tài chính thông qua báo cáo tài chính cho các đối tượng có  
nhu cầu sử dụng thông tin của ngân hàng.  
Đối tượng của kế toán ngân hàng là sử dụng thước đo bằng tiền để phản ánh  
nguồn vốn, cơ cấu hình thành các nguồn vốn và việc sử dụng vốn trong các hoạt  
động của Ngân hàng. Những tài sản, nguồn vốn của ngân hàng được phản ánh trên  
“Bảng cân đối kế toán”.  
Đối tượng của kế toán ngân hàng được xem xét cụ thể dựa trên các chỉ tiêu  
Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.  
a)Nguồn vốn.  
-Vốn tự có và coi như tự có bao gồm:  
+ Vốn điều lệ: Là vốn riêng của từng ngân hàng, được ghi vào điều lệ hoạt  
động của từng ngân hàng.  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
7
   
Kế toán ngân hàng  
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng  
+ Quỹ dự trữ: là loại quỹ trích lập từ lợi nhuận ròng của ngân hàng nhằm mục  
đích dự trữ bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng. Theo quy định hiện nay thì các  
ngân hàng phải trích 5% lợi nhuận ròng để trích lập quỹ này.  
+ Các loại quỹ của NH như quỹ đầu tư phát triển, quỹ nghiên cứu đào tạo, quỹ  
khen thưởng, quỹ phúc lợi,…  
+ Lãi chưa phân phối (chưa chia): cũng được xem như vốn coi như tự có của  
ngân hàng  
+ Vốn cố định: đây là nguồn vốn xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định.  
-Vốn quản lý và huy động  
+ Số dư trên các tài khoản tiền gửi thanh toán.  
+ Số dư trên các tài khoản tiết kiệm.  
+ Vốn trong thanh toán.  
+Vốn thu được từ việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu NH …  
-Các loại vốn khác: Vốn tiếp nhận, ủy thác …  
b) Sử dụng vốn.  
-Chi phí để mua sắm tài sản cố định, phương tiện làm việc.  
-Chi phí cho công tác quản lý tại NH: Lương, điện, nước, điện thoại …  
-Cấp vốn cho đơn vị phụ thuộc  
-Gởi tiền tại NH Nhà nước và các TCTD khác.  
-Nộp quỹ dự trữ bắt buộc tại NH Nhà nước.  
-Sử dụng vốn để cho vay  
-Dùng vốn để hùn vốn, liên doanh,mua cổ phần  
-Sử dụng vốn để kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc…  
-Sử dụng vốn vào các mục đích khác.  
1.2 Đặc điểm của kế toán ngân hàng  
Kế toán ngân hàng tuân thủ theo nguyên lý kế toán nói chung, tuy nghiên kế  
toán ngân hàng vẫn có những đặc điểm riêng như:  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
8
 
Kế toán ngân hàng  
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng  
Kế toán ngân hàng phản ánh rõ nét tình hình huy động vốn trong các thành  
phần kinh tế và dân cư (thể hiện trên các tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi  
tiết kiệm) do ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính.  
Kế toán ngân hàng có tính giao dịch và xử lý nghiệp vụ NH do Ngân hàng là  
trung tâm thanh toán, nhận mở tài khoản của khách hàng nên trước khi hạch  
toán kế toán phải giao dịch, tiếp xúc với khách hàng, kiểm soát và xử lý chứng  
từ xem có đầy đủ tính hợp pháp, hợp lý.  
Kế toán ngân hàng có tính cập nhật và chính xác cao độ do vai trò của kế  
toán ngân hàng là cung cấp số liệu để quản lý hoạt động ngân hàng và nền kinh  
tế. Hàng ngày các tổ chức kinh tế căn cứ vào giấy báo có, sổ phụ,.. để làm cơ sở  
hạch toán tại đơn vị.  
Kế toán ngân hàng có số lượng chứng từ lớn và phức tạp. Trong quá trình  
hoạt động ngân hàng phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng, mỗi khách hàng lại  
có yêu cầu khác nhau nên khối lượng chứng từ ngân hàng nhận để làm cơ sở  
cho công tác kế toán rất lớn và phức tạp.  
Kế toán ngân hàng có tính tập trung và thống nhất cao. Do hệ thống ngân  
hàng được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương nên để tạo sự chặt  
chẽ cho toàn ngành các ngân hàng đều tập trung xây dựng chứng từ và hệ thống  
tài khoản thống nhất.  
1.3 Chứng từ kế toán ngân hàng  
1.3.1 Khái niệm  
Chứng từ kế toán là cơ sở đảm bảo tính pháp lý cho các số liệu ghi trong sổ  
sách kế toán, và là tài liệu pháp lý quan trọng khi cần xem xét trách nhiệm của các bên  
liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh.  
Chứng từ kế toán lập phải có các nội dung chủ yếu sau (Theo luật kế toán Việt  
Nam ban hành năm 2003):  
-Tên, số hiệu của chứng từ kế toán  
-Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
9
   
Kế toán ngân hàng  
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng  
-Tên, địa chỉ của các đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán  
- Tên, địa chỉ của các đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán  
-Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh  
-Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng  
số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dung để thu, chi ghi bằng số và  
bằng chữ.  
-Chữ ký, họ tên của những người có liên quan.  
Chứng từ kế toán ngân hàng là các bằng chứng để chứng minh các nghiệp vụ  
kinh tế phát sinh hoàn thành tại NH và là cơ sở để hạch toán vào các tài khoản kế toán  
tại NH.  
1.3.2 Phân loại chứng từ  
Tùy theo gốc độ nghiên cứu, chứng từ kế toán ngân hàng được phân loại theo  
một số tiêu thức chủ yếu sau:  
a) Phân theo công dụng và trình tự ghi sổ của chứng từ  
-Chứng từ gốc: là chứng từ được lập trực tiếp ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát  
sinh, hoặc đã hoàn thành. Là căn cứ pháp lý chứng minh một nghiệp vụ phát sinh và  
hoàn thành tại ngân hàng.  
Ví dụ: Ủy nhiệm chi là chứng từ gốc  
-Chứng từ ghi sổ: là chứng từ được lập trên cơ sở các chứng từ gốc. Chứng từ  
ghi sổ có giá trị pháp lý để ghi vào sổ kế toán khi có chứng từ gốc kèm theo.  
Ví dụ: Phiếu thu, phiếu chi (được lập trên giấy lĩnh tiền là chứng từ gốc), giấy  
báo liên hàng,…  
-Chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ: là chứng từ vừa chứng minh nghiệp vụ  
kinh tế phát sinh và hoàn thành vừa là cơ sở pháp lý để ghi chép vào sổ sách kế toán.  
b) Phân theo địa điểm lập  
-Chứng từ nội bộ: là chứng từ do ngân hàng lập để thực hiện các nghiệp vụ kế  
toán.  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
10  
 
Kế toán ngân hàng  
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng  
Ví dụ: phiếu xuất văn phòng phẩm, chứng từ điều chuyển vốn nội bộ, phiếu thu  
tiền lãi vay,…  
-Chứng từ do khách hàng lập: là các chứng từ do khách hàng lập để nộp vào  
ngân hàng.  
Ví dụ: Các Ủy nhiệm thu, Ủy nhiệm chi, séc,…  
c) Phân theo mức độ tổng hợp của chứng từ .  
-Chứng từ đơn nhất (còn gọi là chứng từ cá biệt): là chứng từ được lập ra để sử  
dụng cho một nghiệp vụ kinh tế phát sinh.  
Ví dụ: Phiếu chi dùng để chi tiền mặt  
Phiếu thu sử dụng cho việc thu tiền mặt  
-Chứng từ tổng hợp (còn gọi là chứng từ liên hoàn): là chứng từ lập ra có thể  
sử dụng cho nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh  
Ví dụ: các bảng kê, phiếu chuyển tiền,..  
d) Căn cứ vào trình độ chuyên môn kỹ thuật :  
-Chứng từ giấy: là loại chứng từ được lập trên giấy  
-Chứng từ điện tử: là những số liệu, thông tin trên các băng từ, đĩa từ  
e) Căn cứ vào mục đích sử dụng và nội dung nghiệp vụ kinh tế :  
-Chứng từ tiền mặt: là chứng từ chỉ sử dụng cho những nghiệp vụ có liên quan  
đến thu, chi tiền mặt. Chứng từ này có thể do ngân hàng lập hay do khách hàng lập.  
-Chứng từ chuyển khoản: là chứng từ chỉ sử dụng cho những nghiệp vụ thanh  
toán không dung tiền mặt. Các chứng từ chuyển khoản có thể là Séc gạch chéo, Ủy  
nhiệm thu,…  
1.3.3 Kiểm soát chứng từ:  
Kiểm soát chứng từ là việc kiểm tra tính đúng đắn của các yếu tố đã ghi trên chứng  
từ nhằm đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ và nghiệp vụ kinh tế phát sinh  
trong suốt quá trình xử lý.  
Kiểm soát chứng từ được thực hiện qua 2 bước :  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
11  
 
Kế toán ngân hàng  
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng  
Kiểm soát trước: do thanh toán viên thực hiện khi tiếp nhận chứng từ của khách  
hàng. Nội dung kiểm soát trước bao gồm:  
+Chứng từ lập đúng quy định hay chưa?  
+Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh có phù hợp với thể lệ tín dụng,  
thanh toán của ngân hàng hay không?  
+Số dư trên tài khoản của khách hàng có đảm bảo đủ thanh toán hay  
không?  
+Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ có phải là lệnh của chủ tài  
khoản hay không?  
Kiểm soát sau: do kiểm soát viên kiểm soát khi nhận chứng từ từ bộ phận thanh  
toán viên, thủ quỹ chuyến đến trước khi ghi chép vào sổ sách kế toán do kiểm  
soát viên là người có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, khả năng kiểm soát tương  
đương kế toán trưởng. Nội dung kiểm soát gồm:  
+Kiểm soát tương tự như thanh toán viên.  
+Kiểm soát chữ ký của thanh toán viên trên chứng từ chuyển khoản.  
+Kiểm tra chữ ký của thanh toán viên, thủ quỹ trên chứng từ tiền mặt.  
1.3.4 Tổ chức luân chuyển chứng từ.  
Tổ chức luân chuyển chứng từ là quá trình vận động của chứng từ kể từ lúc  
được NH lập hoặc nhận của khách hàng qua các khâu kiểm soát, xử lý hạch toán, đối  
chiếu đến khi đóng lại thành tập chứng từ giấy hoặc lưu trữ trên đĩa từ (chứng từ điện  
tử).  
Tổ chức luân chuyển chứng từ hợp lệ và khoa học sẽ tạo điều kiện tốt để:  
+NH phục vụ cho khách hành nhanh nhất  
+Các bộ phận đủ thời gian kiểm soát và xử lý chứng từ đúng đắn.  
+Các bộ phận tham gia vào kiểm soát nội bộ  
+Tránh thất lạc, mất chứng từ gây khó khăn cho công tác kế toán cũng  
như cho khách hàng.  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
12  
 
Kế toán ngân hàng  
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng  
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ LƢU CHUYỂN CHỨNG TỪ  
SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ MỞ TÀI KHOẢN  
(5b)  
(4  
)
(5a)  
KHÁCH HÀNG  
(1)  
(2a)  
CSDL  
DUYỆT  
KTV  
KTT  
NHÂN VIÊN  
(2b)  
(3b)  
KH MỚI  
(3a)  
HSKH  
(1)  
Khách hàng đến ngân hàng yêu cầu mở tài khoản, KTV kiểm tra xem khách  
hàng đã giao dịch với ngân hàng lần nào chưa.  
(2a) Nếu khách hàng đã giao dịch với ngân hàng và có mã khách hàng thì ngân hàng  
tiến hành mở TK và chuyển chứng từ cho KTT duyệt.  
(2b) Nếu khách hàng chưa giao dịch với ngân hàng thì ngân hàng tiến hành mở mã  
khách hàng.  
(3a) (4) (5a)Chứng từ sau khi được duyệt được lưu trữ dưới dạng hồ sơ tài khoản và  
hồ sơ khách hàng.  
(3b) Sau khi mở mã khách hàng xong KTV mở tài khoản và chuyển chứng từ cho  
KTT duyệt.  
(5b) Chứng từ không hợp lệ, KTT trả lại cho KTV  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
13  
Kế toán ngân hàng  
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng  
SƠ ĐỒ LƢU CHUYỂN CHỨNG TỪ THU TIỀN MẶT  
(1c)  
(1a)  
(1b)  
(2)  
NGÂN QUỸ  
KH  
KTV  
KTV  
CT  
CT  
(CT)  
(4b)  
(3)  
DUYỆT  
CSDL  
KTT  
(4a)  
(3)  
(1a) Khách tiền nộp chứng từ và tiền mặt, nếu trong hạn mức thu của KTV thì KTV  
thu tiền và kiểm tra chứng từ.  
(1b) KTV chuyển tiền về cho thủ quỹ sau khi thu vượt quá hạn mức quy định hoặc  
vào cuối ngày.  
(1c) Khách tiền nộp chứng từ và tiền mặt, nếu vượt hạn mức thu của KTV thì KTV  
yêu cầu khách hàng đến ngân quỹ nộp tiền.  
(2)  
Sau khi thu đủ tiền, ngân quỹ đóng dấu chứng từ và chuyển cho KTV kiểm tra  
chứng từ và hạch toán.  
(3)  
KTV chuyển chứng từ cho KTT duyệt  
(4a) Chứng từ hợp lệ và hợp pháp, KTV duyệt và chuyển cho KTV lưu chứng từ  
(4b) Chứng từ không hợp lệ và hợp pháp, KTT trả lại chứng từ cho KTV  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
14  
Kế toán ngân hàng  
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng  
SƠ ĐỒ LƢU CHUYỂN CHỨNG TỪ CHI TIỀN MẶT  
(4b)  
(3)  
CT  
DUYỆT  
KH  
KTV  
KTT  
(1)  
CSDL  
(4a)  
(2a)  
(2b)  
HỢP LỆ  
NGÂN QUỸ  
(1)  
Khách hàng lập chứng từ yêu cầu rút tiền  
(2a) (3) (4a) Chứng từ hợp lệ, KTV thực hiện hạch toán và chuyển chứng từ cho KTT  
duyệt, KTT đồng ý nếu trong hạn mức KTV thực hiện chi tiền là lưu chứng từ,  
nếu ngoài hạn mức KTT chuyển cho ngân quỹ thực hiện chi tiền cho khách  
hàng.  
(2b) KTV kiểm tra sự hợp lệ của chứng từ và trả lại cho khách hàng nếu không hợp  
lệ.  
(4b) KTT không đồng ý trả lại chứng từ cho KTV.  
1.4 Hệ thống tài khoản, Bảng cân đối tài khoản, Bảng cân đối kế toán.  
1.4.1 Hệ thống tài khoản  
a) Tài khoản.  
Tài khoản kế toán dung để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài  
chính theo nội dung kinh tế.  
Tài khoản KTNH là một phương pháp kế toán dùng thước đo bằng tiền tệ để  
phân loại, tập hợp, phản ánh và kiểm soát các đối tượng kế toán một cách liên tục.  
Mỗi tài khoản kế toán ngân hàng là phương tiện để lưu trữ cho một loại số liệu  
kế toán riêng, phản ánh tình hình tăng giảm và hiện có của từng khoản mục thuộc  
phương trình kế toán: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và các khoản mục thu nhập,  
chi phí.  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
15  
   
Kế toán ngân hàng  
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng  
Tài khoản kế toán ngân hàng được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.  
Dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu.  
b) Phân loại tài khoản  
Phân loại theo quan hệ của tài khoản với tài sản. Có 3 loại tài khoản:  
-Tài khoản tài sản nợ: là các tài khoản phản ánh nguồn vốn của ngân hàng, đặc  
điểm của tài khoản này là luôn có số DƯ CÓ.  
Ví dụ: Các tài khoản tiền gửi của khách hàng, tiền tiết kiệm,…  
-Tài khoản tài sán có: là các tài khoản phản ánh tài sản của ngân hàng (sử dụng  
vốn), đặc điểm của các tài khoản này là luôn có số DƯ NỢ.  
Ví dụ: Các tài khoản tiền vay, chi phí,…  
-Tài khoản tài sản nợ-có: là các tài khoản có lúc có số DƯ CÓ, có lúc có số DƯ  
NỢ, thường dùng để phản ánh các nghiệp vụ điều chuyển vốn giữa các ngân hàng hay  
phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng.  
Ví dụ: Các tài khoản liên hàng đi, liên hàng đến, kết quả kinh doanh, chênh lệch tỷ  
giá,…  
Phân loại tài khoản theo mức độ tổng hợp của tài khoản.  
-Tài khoản phân tích: là loại tài khoản dùng để phản ánh chi tiết, cụ thể các đối  
tượng của kế toán ngân hàng và được dùng làm cơ sở để hạch toán phân tích, biểu hiện  
của tài khoản phân tích là tiểu khoản.  
Ví dụ: Tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp (4211)  
-Tài khoản tổng hợp: là tài khoản dùng để phản ánh tổng quát các đối tượng kế  
toán ngân hàng và làm cơ sở để hạch toán tổng hợp. Biểu hiện của tài khoản tổng hợp  
là các tài khoản cấp 1, 2, 3, 4, 5.  
Ví dụ: tài khoản cấp 3 của tiền mặt ký hiệu là 1011.  
Phân loại tài khoản theo vị trí của tài khoản với Bảng cân đối kế toán  
-Tài khoản nội bảng: là tài khoản nằm trong bảng cân đối kế toán, được dùng để  
phản ánh các đối tượng kế toán thuộc sở hữu của ngân hàng. Khi hạch toán dùng  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
16  
Kế toán ngân hàng  
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng  
phương pháp ghi sổ kép, nghĩa là một nghiệp vụ phát sinh phải ghi Nợ, Có vào 2 tài  
khoản.  
Ví dụ: khách hàng gửi tiết kiệm định kỳ bằng tiền mặt  
Nợ 1011 (TK tiền mặt)  
Có 4232 (TK tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn)  
-Tài khoản ngoại bảng: là tài khoản nằm ngoài bảng cân đối kế toán, phản ánh các  
đối tượng chưa thuộc sở hữu ngân hàng như tài sản thuê ngoài, tài sản tạm giữa,…Khi  
hạch toán dùng phương pháp ghi sổ đơn, nghĩa là một nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ  
ghi Nhập hoặc Xuất vào một tài khoản.  
c) Hệ thống tài khoản kế toán hiện hành  
Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng bao gồm 9 loại, trong đó loại 9  
là các tài khoản ngoại bảng, 8 loại còn lại (từ loại 1 đến loại 8) là các tài khoản trong  
bảng cân đối kế toán. Cụ thể:  
Loại 1: Vốn khả dụng và các khoản đầu tư  
Loại 2: Hoạt động tín dụng  
Loại 3: Tài sản cố định và các loại tài sản có khác.  
Loại 4: Các khoản phải trả  
Loại 5: Hoạt động thanh toán  
Loại 6: Nguồn vốn chủ sở hữu  
Loại 7: Thu nhập  
Loại 8: Chi phí  
Loại 9: Các tài khoản ngoại bảng  
Hệ thống tài khoản hiện hành được bố trí theo hệ thống thập phân nhiều cấp, từ  
tài khoản cấp I đến tài khoản cấp V, ký hiệu từ 2 đến 6 chữ số.  
+Tài khoản cấp I: Ký hiệu bằng 2 chữ số từ 10 đến 99  
+ Tài khản cấp II: Ký hiệu bằng 3 chữ số, hai số đầu (từ trái sang phải) là số  
hiệu tài khoản cấp I, số thứ 3 là số thứ tự tài khoản cấp II trong tài khoản cấp I, ký hiệu  
từ 1 đến 9.  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
17  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 130 trang yennguyen 18/04/2022 1960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán ngân hàng - Ngành: Tài chính ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_ngan_hang_nganh_tai_chinh_ngan_hang.pdf