Giáo trình Giao nhận hàng hóa - Nghề: Khai thác vận tải

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
GIAO NHẬN HÀNG HÓA  
NGHỀ: KHAI THÁC VẬN TẢI  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
Ban hành kèm theo Quyết định số … QĐ/ …… ngày … tháng … năm ……  
của Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Hàng Hải I  
Năm 2017  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh  
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
1
 
LỜI NÓI ĐẦU  
Hệ thống vận tải, ngày nay, đã bước sang giai đoạn mới, giai đoạn container  
hoá và vận tải đa phương thức. Lợi ích do container hoá đưa lại là rất to lớn nên đã  
lôi kéo nhiều quốc gia tham gia vào hình thức vận tải này, kể cả những nước không  
có lợi thế về biển.  
Nhằm phát huy lợi thế của vận tải container đưa lại lợi ích không những cho  
người vận chuyển, chủ hàng mà cả đối với người làm nhiệm vụ cung cấp các dịch  
vụ cho cả chủ hàng và người chuyên chở, một nghề mới ra đời, đó là người giao  
nhận.  
Người giao nhận đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống vận tải.  
Người giao nhận vừa đóng vai trò cung cấp dịch vụ, vừa đóng vai trò là nhà tổ  
chức trong việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu.  
Do tính chất công việc của người giao nhận rất phức tạp có liên quan đến  
nhiều hoạt động nghiệp vụ, do vậy đòi hỏi người giao nhận phải am hiểu, không  
những nghiệp vụ của người chuyên chở, chủ hàng mà còn phải am hiểu cả những  
phong tục, tập quán cũng như các chính sách pháp luật của các quốc gia có liên  
quan.  
Nhằm đáp ứng một phần nào kiến thức và các nghiệp vụ cơ bản liên quan  
đến hoạt động giao nhận, khoa Kinh tế tổ chức biên soạn tập tài liệu này để giúp  
sinh viên và các cán bộ nghiệp vụ tham khảo.  
Do thời gian và trình độ còn hạn chế, tác giả rất mong nhận được các ý kiến  
đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, khai thác vận tải, cũng như các  
đồng nghiệp trong ngành.  
Xin trân trọng cám ơn./.  
Hải Phòng, năm 2017  
Biên son  
1. Chủ biên: ThS. Đồng Phong Huyn  
2. Cnhân Trn Phương Thuận  
2
 
MỤC LỤC  
3
 
4
DANH MỤC BẢNG BIỂU  
TT  
Tên bng  
Trang  
1.1 Các loi dch vgiao nhn hàng hóa  
1.2 Nhng dch vcủa người giao nhn  
1.3 Phm vi hoạt động của người giao nhn  
So sánh quy tc Hague Visby, quy tc Hamburge, và quy tc  
Rotterdam  
2.1  
3.1 Kích thước tiêu chun của các ULD điển hình  
3.2 Kích thước ca các loi cao bn trong hàng không  
5
 
DANH MỤC HÌNH ẢNH  
TT  
Tên hình  
Trang  
1.1 Quá trình phát trin của người giao nhn  
Phm vi hoạt động của ngườii giao nhn da trên các cách phân chia  
khác nhau  
1.2  
1.3 Sơ đồ mi quan hcủa người giao nhn vi các bên liên quan  
2.1 Quy trình thuê tàu chợ  
2.2 Quy trình thuê tàu chuyến  
2.3 Mu chthxếp hàng  
2.4 Mu bản lược khai hàng hóa  
2.5 Mẫu sơ đxếp hàng  
2.6 Quy trình xut khu hàng không phải lưu kho bãi tại cng  
2.7 Quy trình giao hàng xut khu phải lưu kho bãi tại cng cho cng  
2.8 Quy trình giao hàng xut khu phải lưu kho bãi tại cng cho tàu  
2.9 Quy trình nhp hàng không phải lưu kho bãi tại cng  
2.10 Quy trình cng nhn hàng nhp khu phải lưu kho bãi ti cng  
2.11 Quy trình giao hàng nhp khu phải lưu kho bãi tại cng cho chhàng  
3.1 Sơ đồ btrí vn chuyn hàng hóa và hành khách trên máy ba  
3.2 Các ULD trong vn ti hàng không  
3.3 Cao bn  
3.4 Đóng hàng trên cao bản  
3.5 Xe vn chuyn hàng ti sân bay  
3.6 Xe nâng hàng  
3.7 Băng chuyền vn chuyn hàng trong hàng không  
3.8 Dolly loader ti các sân bay  
3.9 Mu vận đơn hàng không  
3.10 Mẫu thư chỉ dn gi hàng  
3.11 Mu giy chng nhận đã nhận hàng của người giao nhn  
3.12 Mu giy chng nhn vn chuyn của người giao nhn  
3.13 Mu biên lai kho hàng  
3.14 Quy trình xut khu hàng hóa bằng đường hàng không  
4.1 Mu giy gi hàng  
5.1 Vn ti container trên tu ha  
5.2 Mu FBL  
5.3 Mu COMBIDOC  
5.4 Mu MULTIDOC  
5.5 Các bên tham gia thtc giao nhn hàng hóa trong VTĐPT  
5.6 Quy trình thtc giao nhận hàng VTĐPT  
5.7 Thtc dch vkhách hàng, nhn hàng  
5.8 Thtc Hi quan  
6
 
5.9 Thtc mua Bo him cho hàng hóa  
5.10 Thtc Ngân hàng  
5.11 Thtc thc hin hợp đồng phvi hàng vn tải đường bộ  
5.12 Thtc thc hin hợp đồng phvi hàng vn tải đường st nội địa  
Thtc thc hin hợp đồng phvi hàng vn tải đường st Quc tế đối  
vi hàng xut khu  
5.13  
Thtc thc hin hợp đồng phvi hãng vn tải đường st Quc tế đối  
vi hàng nhp khu  
5.14  
Thtc thc hin hợp đồng phvi hãng vn tải đường sông đối vi  
hàng xut khu  
5.15  
Thtc thc hin hợp đồng phvi hàng vn tải đường sông đối vi  
hàng nhp khu  
5.16  
Thtc thc hin hợp đồng phvi hãng vn tải đường biển đi vi  
hàng xut khu FCL  
5.17  
Thtc thc hin hợp đồng phvi hãng vn tải đường biển đi vi  
hàng xut khu LCL  
5.18  
Thtc thc hin hợp đồng phvi hãng vn tải đường biển đi vi  
hàng nhp khu FCL  
5.19  
Thtc thc hin hợp đồng phvi hãng vn tải đường biển đi vi  
hàng nhp khu LCL  
5.20  
Thtc thc hin hợp đồng phvi hãng vn tải đường Hàng không  
đối vi hàng xut khu  
5.21  
Thtc thc hin hợp đồng phvi hãng vn tải đường Hàng không  
đối vi hàng nhp khu  
5.22  
5.23 Thtc giao hàng cho người nhn hàng  
6.1 Quy trình làm thtc hi quan cho hàng nhp khu bằng đường bin  
7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  
TT  
1
Từ viết tắt  
ASEAN  
AWB  
B/L  
Giải thích  
Hiệp hội các nước Đông Nam Á  
Vận đơn hàng không (Airway bill)  
Vận đơn  
2
3
4
C&F  
Chi phí và cước  
5
CIF  
Chi phí, bảo hiểm và cước  
6
CIM  
Công ước Quốc tế về Vận chuyển Hàng hóa bằng Đường sắt  
Công ước Quốc tế về Vận tải Đường bộ  
Chứng từ VT liên hợp  
(Combined Transport Document)  
Biên bản dỡ hàng(Cargo Out – turn Report)  
Điều  
7
CMR  
8
COMBIDOC  
9
COR  
Đ.  
10  
11  
D/O  
Lệnh giao hàng (Delivery Order)  
Hệ thống truyền thông tin dữ liệu  
(Electronic Data Interchange)  
12  
13  
14  
EDI  
FCL  
FCR  
Hàng nguyên container(Full Container Load)  
Giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao nhận  
(Forwarder’s Certificate of Receipt)  
Giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận  
(Forwarder’s Certifficate of Transport)  
Liên đoàn quốc tế của các Hiệp hội giao nhận vận tải  
(International Federation of Freight Forwarders  
Associations)  
15  
16  
FCT  
FIATA  
17  
18  
FRF  
Đơn vị tiền tệ của Pháp  
FWR  
Biên lai kho hàng (Forwarder’s Warehouse Receipt)  
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch 1948  
(General Agreement on Tariffs and Trade)  
Giới hạn trách nhiệm  
19  
GATT  
20  
21  
22  
GHTN  
HAWB  
HĐ  
Vận đơn của người gom hàng (House Airway Bill)  
Hợp đồng  
Công ước Quốc tế về Hệ thống điều hòa mô tả và mã hóa  
hàng hóa  
23  
24  
HS  
Hiệp hội giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không  
(International Air Transport Association)  
Phòng Thương mại quốc tế  
(International Chamber of Commerce)  
Cảng nội địa (Inland Clearance Deport)  
Tổ chức Hàng hải Quốc tế  
IATA  
25  
26  
27  
ICC  
ICD  
IMO  
(International Maritime Organization)  
8
 
28  
29  
30  
31  
L/C  
Thư tín dụng(Letter of Credit)  
LCL  
LHQ  
LOR  
Hàng lẻ (Less than Full Container Load)  
Liên hợp quốc  
Thư dự kháng(Letter of reservation)  
Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao  
(Length x Width x Height)  
32  
33  
34  
L x W x H  
MAWB  
MTO  
Vận đơn hàng không chủ (Master Airway bill)  
Người kinh doanh vận tải đa phương thức  
(Multimodal Transport Operator)  
Chứng từ vận tải đa phương thức  
(Multimodal transport document)  
Thông báo hàng đến(Notice of Arrival)  
Người vận chuyển công cộng không sở hữu tàu  
(Non Vessel Operating Common Carrier)  
Biên bản kết toán nhận hàng với tàu  
(Report on Receipt of Cargo)  
35  
36  
37  
MULTIDOC  
NOA  
NVOCC  
38  
39  
40  
41  
42  
43  
44  
ROROC  
SDR  
Quyền rút vốn đặc biệt(Special Drawing Rights)  
Điều kiện kinh doanh chuẩn  
(Standard Trading Conditions)  
STC  
TACT  
TEU  
Biểu cước hàng không (The Air Cargo Tariff)  
Đơn vị đo của hàng container, tương đương 20 foot (twenty-  
foot equivalent unit)  
ULD  
Thiết bị chứa hàng (Unit Loading Devices)  
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển  
(United Nations Conference on Trade and Development)  
Đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ  
UNCTAD  
45  
46  
USD  
VTĐPT  
Vận tải đa phương thức  
Tổ chức Thương mại Thế giới  
(World Trade Organization)  
47  
48  
WTO  
XNK  
Xuất - nhập khẩu  
9
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN  
Tên mô đun: GIAO NHẬN HÀNG HÓA  
Mã số mô đun: MĐ 24  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:  
- Vị trí: Là mô đun khoa học cơ sở trong nội dung chương trình đào tạo của  
nghề khai thác vận tải, được bố trí giảng dạy sau khi học các môn chung và học  
cùng các môn cơ sở của nghề.  
- Tính chất: Là mô đun trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất  
về nghiệp vụ đại lý hàng hóa và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu.  
- Ý nghĩa, vai trò: Cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực tiễn cho  
người học.  
Mục tiêu mô đun:  
- Kiến thức: Trình bày được nguyên tắc, nhiệm vụ và quy trình thực hiện  
nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam; Cth:  
+ Trình bày đưc các vấn đề liên quan đến giao nhn hàng hóa trong vn ti  
bin.  
+ Trình bày đưc các vấn đề về liên quan đến giao nhn hàng hóa trong vn  
ti liên hp.  
+ Trình bày được các vấn đề liên quan đến giao nhn hàng hóa bằng đường  
bộ, đường hàng không.  
+ Trình bày được thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt  
Nam  
- Kỹ năng: Vận dụng vào thực tiễn công tác đại lý tàu biển, đại lý hàng hóa  
và giao nhận hàng hoá tại cảng; Cụ th:  
+ Chun bị được bchng ttrong giao nhn hàng hóa trong vn ti bin  
+ Chun bị được bchng tgiao nhn hàng hóa trong vn ti liên hp  
+ Chun bị được bchng ttrong giao nhn hàng hóa bằng đường hàng  
không  
+ Chun bị được bchng ttrong giao nhn hàng hóa bằng đường bộ  
+ Chun bị được bchng thi quan cho hàng hóa xut nhp khu ca  
Vit Nam  
10  
 
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cn cù, năng động tiếp thu kiến thc, làm  
đầy đủ các bài kim tra, bài tp tho lun mà giáo viên yêu cu.  
Nội dung mô đun:  
Thời gian đào tạo (giờ)  
Trong đó  
Thực  
hành/  
thực  
Số  
TT  
Tên chương, mục  
Tổng  
số  
Lý  
tập/ thí Kiểm  
thuyết nghiệm/  
tra  
bài  
tập/thảo  
luận  
Chương 1. Một số vấn đề chung về giao  
nhận.  
1
8
4
4
0
1: Sự ra đời, phát triển của hoạt động giao  
nhận  
2: Các loại dịch vụ giao nhận hàng hoá  
3: Phạm vi hoạt động của người giao nhận  
4: Địa vị pháp lý, quyền hạn, nghĩa vụ  
trách nhiệm của người giao nhận  
5: Các mối quan hệ của người giao nhận  
Chương 2: Giao nhận hàng hóa trong vận  
tải biển  
2
24  
3
6
1
18  
2
0
1: Kinh doanh vận tải hàng hoá bằng  
đường biển  
1.1: Khái quát về vận tải đường biển  
1.2: Các hình thức kinh doanh khai thác tàu  
trong vận tải đường biển  
2: Nghĩa vụ và trách nhiệm của người vận  
chuyển đường biển.  
5
6
1
2
4
4
2.1: Công ước Hague 1925 và các nghị định  
thư sửa đổi  
2.2: Công ưc Hamburge 78  
2.3: Quy tắc Rotterdam 2010  
3: Các chứng từ sử dụng trong giao nhận  
11  
Thời gian đào tạo (giờ)  
Trong đó  
Thực  
hành/  
thực  
Số  
TT  
Tên chương, mục  
Tổng  
số  
Lý  
tập/ thí Kiểm  
thuyết nghiệm/  
tra  
bài  
tập/thảo  
luận  
vận tải biển  
3.1: Vận đơn đường biển  
3.2: Giấy gửi hàng đường biển  
3.3: Các chứng từ khác  
4: Giao nhận hàng hoá vận chuyển bằng  
đường biển  
10  
2
8
4.1: Cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận  
hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng  
4.2: Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao  
nhận hàng hóa xuất nhập khẩu  
4.3: Trình tự giao nhận hàng hóa xuất nhập  
khẩu tại các cảng biển  
Bài 3: Giao nhận vận tải hàng hóa bằng  
đường hàng không  
3
12  
2
4
2
8
0
1: Khái quát về vận tải hàng không  
1.1: Đặc điểm của vận tải hàng không  
1.2: Những vấn đề chung về máy bay và các  
thiết bị xếp hàng  
1.4: Các điều ước quốc tế về vận tải hàng  
không  
2: Quyền hạn và nghĩa vụ của người vận  
chuyển hàng hoá bằng đường không  
2
1
1
2.1: Theo công ước Vác-sa-va 1929  
2.2: Những sửa đổi bổ sung của công ước  
Vác-sa-va về trách nhiệm của người chuyên  
chở  
2.3. Luật Việt Nam  
12  
Thời gian đào tạo (giờ)  
Trong đó  
Thực  
hành/  
thực  
Số  
TT  
Tên chương, mục  
Tổng  
số  
Lý  
tập/ thí Kiểm  
thuyết nghiệm/  
tra  
bài  
tập/thảo  
luận  
3: Các chứng từ sử dụng trong vận tải  
hàng không  
4
4
2
1
2
3
3.1: Vận đơn hàng không  
3.2: Các chứng từ khác  
4: Giao nhận vận chuyển hàng hoá bằng  
đường hàng không  
4.1: Giao hàng xuất khẩu  
4.2: Nhận hàng nhập khẩu  
Bài 4: Giao nhận vận chuyển hàng hóa  
bằng đường bộ.  
4
12  
10  
3
2
7
8
2
1: Vận tải hàng hoá bằng đường ô tô.  
1.1: Đặc điểm của vận chuyển hàng hóa bằng  
ô tô  
1.2: Vai trò của vận tải ô tô  
1.3: Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải ô tô  
1.4: Tổ chức vận chuyển hàng hoá bằng ô tô  
2: Vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt.  
10  
2
8
0
2.1: Khái niệm và đặc điểm của vận chuyển  
hàng hóa bằng đường sắt  
2.2: Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải  
đường sắt  
2.3: Tổ chức chuyên chở hàng hoá bằng  
đường sắt  
Bài 5: Giao nhận hàng hóa trong vận tải  
đa phương thức  
5
26  
4
8
2
16  
2
2
1: Khái quát về vận tải đa phương thức  
13  
Thời gian đào tạo (giờ)  
Trong đó  
Thực  
hành/  
thực  
Số  
TT  
Tên chương, mục  
Tổng  
số  
Lý  
tập/ thí Kiểm  
thuyết nghiệm/  
tra  
bài  
tập/thảo  
luận  
1.1: Khái niệm vận tải đa phương thức  
1.2: Sự ra đời của vận tải đa phương thức  
1.2: Lợi ích của vận tải đa phương thức  
2: Đặc điểm và các hình thức tổ chức vận  
tải đa phương thức  
2
1
6
1
2.1: Đặc điểm của vận tải đa phương thức  
2.2: Các hình thức tổ chức vận tải đa phương  
thức  
3: Tổ chức chuyên chở hàng hoá bằng vận  
tải đa phương thức  
18  
12  
3.1: Cơ sở pháp lý của vận tải đa phương  
thức  
3.2: Người kinh doanh vận tải đa phương  
thức  
3.3: Chứng từ sử dụng trong vận tải đa  
phương thức  
3.4: Gom hàng trong vận tải đa phương thức  
3.5: Thủ tục giao nhận hàng hoá và luân  
chuyển chứng từ trong vận tải đa phương  
thức  
Kiểm tra định kỳ  
2
0
6
Bài 6: Thủ tục hải quan  
8
2
3
2
5
1: Các công ước quốc tế liên quan trực tiếp  
đến Hải quan của Hải quan Việt Nam  
1.1: Công ước Kyoto sửa đổi 1999  
1.2: Công ước hệ thống hài hòa và mô tả mã  
14  
Thời gian đào tạo (giờ)  
Trong đó  
Thực  
hành/  
thực  
Số  
TT  
Tên chương, mục  
Tổng  
số  
Lý  
tập/ thí Kiểm  
thuyết nghiệm/  
tra  
bài  
tập/thảo  
luận  
hàng hóa HS  
1.3: Hiệp định giá trị GATT và các cam kết  
trong WTO liên quan đến Hải quan  
2: Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất  
nhập khẩu của Việt Nam  
6
1
5
2.1: Khai và nộp tờ khai hải quan  
2.2: Lấy kết quả phân luồng  
2.3: Nộp thuế  
2.4: Thông quan hàng hóa  
Tổng cộng  
90  
28  
58  
4
15  
BÀI 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO NHẬN  
Mã bài: MĐ.6840102.24.01  
Giới thiệu:  
Một trong những bước tiến vĩ đại của nền sản xuất hàng hóa là sự phân công  
và hợp tác lao động quốc tế. Chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong các lĩnh vực  
sản xuất và dịch vụ để tạo ra năng suất lao động và chất lượng sản phẩm ngày càng  
cao đang là xu hướng phát triển của nền sản xuất hiện đại, và điều này cũng không  
phải là ngoại lệ đối với lĩnh vực vận tải.  
Vận tải nói chung và vận tải biển nói riêng đang có những bước chuyển biến  
quan trọng theo hướng chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc. Các dịch vụ hỗ trợ cho  
hoạt động vận tải như cung ứng, làm thủ tục cho tàu ra vào cảng, tìm và gom hàng,  
tư vấn vầ thị trường đang được phát triển rất nhanh và được cung cấp bởi bên thứ  
ba, những dịch vụ đó gọi chung là dịch vụ giao nhận vận tải. Sử dụng những dịch  
vụ này đem lại nhiều lợi ích to lớn cho các bên như các nhà kinh doanh hàng hóa  
xuất nhập khẩu, người kinh doanh vận tải bởi tính hiệu quả về chuyên môn hóa do  
dịch vụ giao nhận đem lại.  
Mục tiêu:  
- Trình bày được sự ra đời của hoạt động giao nhận  
- Xác định được quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của người giao nhận  
- Xác định được phạm vi hoạt động của người giao nhận  
- Nhận thức được vai trò của người giao nhận  
Nội dung chính:  
1. Sự ra đời, phát triển của hoạt động giao nhận  
Giao nhận vận tải là một dịch vụ đặc biệt gắn liền với hoạt động mua bán  
trao đổi và vận chuyển hàng hóa trên phạm vi toàn cầu. Lịch sử đã ghi nhận một  
trong những công ty giao nhận vận tải hàng hóa đầu tiên của thế giới là hãng  
VANSAI, ra đời năm 1552 ở Thuỵ Sĩ, làm công việc giao nhận và kiêm cả việc  
vận tải hàng hoá; sau đó là công ty Thomas Meadows tại London vào năm 1836  
cùng với cuộc cách mạng về vận tải đường sắt bằng đầu máy hơi nước tại Anh.  
Chức năng ban đầu của giao nhận là thu xếp việc vận chuyển hàng hóa cho  
khách hàng bằng cách ký kết hợp đồng vận chuyển với các công ty vận tải khác  
nhau sao cho việc vận chuyển hàng hóa là nhanh chóng và hợp lý nhất.  
16  
   
Hình 1.1. Quá trình phát triển của người giao nhận  
Trách nhiệm của người giao nhận bao gồm cả việc thông báo tất cả các tài  
liệu có liên quan đến hàng hóa cũng như những yêu cầu của cơ quan hải quan cho  
khách hàng tại nước nhận hàng cuối cùng. Các đại lý của người giao nhận ở nước  
ngoài cũng thực hiện các công việc tương tự và chăm sóc khách ng đồng thời  
luôn giữ mối quan hệ với khách hàng và thông báo kịp thời cho khách hàng các  
thông tin có thể ảnh hưởng đến việc dịch chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.  
Ngày nay, người giao nhận vẫn tiến hành thực hiện các công việc như trước  
đây, và cũng chịu trách nhiệm tương tự với khách hàng của mình. Người giao nhận  
vẫn hoạt động hoặc như một đại lý thông báo hoặc là chi nhánh riêng của họ ở  
nước ngoài. Ngoài ra, người giao nhận còn có thể hoạt động như là một người  
chuyên chở (bên ủy thác) hoặc như là một đại lý cho khách ng của mình hoặc cả  
hai.  
Do đó, có thể nói rằng người giao nhận tham gia rất sâu vào quá trình dịch  
chuyển hàng hóa trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Vai trò của người giao nhận  
ngày càng được thừa nhận một cách rộng rãi bởi tính hiệu quả cũng như tính  
chuyên môn hóa của người giao nhận trong hoạt động thương mại của các doanh  
nghiệp. Trong xu hướng sản xuất hiện đại, khi mà mức độ ảnh hưởng cũng như  
việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất  
kinh doanh cũng như phân phối sản phẩm trên thị trường thì vai trò của người giao  
17  
nhận lại càng được khẳng định. Người giao nhận trở thành cầu nối liên kết tất cả  
các khâu từ cung ứng nguyên nhiên vật liệu cho đến tận khi hàng hóa được phân  
phối trên thị trường đến tay người tiêu dùng, quá trình này ngày nay được gọi là  
dịch vụ logistics.  
Như vậy giao nhận là lĩnh vực hoạt động rất rộng liên quan tới hầu hết các  
công việc trong quá trình nhằm đưa hàng hóa từ nơi gửi tới nơi nhận một cách  
nhanh chóng và hiệu quả nhất.  
Đặc điểm của buôn bán quốc tế là người bán và người mua ở những nước  
khác nhau. Sau khi ký kết hợp đồng mua bán, người bán thực hiện việc giao hàng,  
tức là hàng hóa được vận chuyển từ người bán sang người mua, cần phải thực hiện  
hàng loạt các công việc khác nhau liên quan đến quá trình chuyên chở như bao bì,  
đóng gói, lưu kho, đưa hàng ra khỏi cảng, làm các thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên  
tàu, vận tải hàng hóa tới đích, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận hàng…  
Những công việc đó được gọi là giao nhận vận tải hàng hóa hay còn gọi tắt là giao  
nhận.  
Theo qui tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) về  
dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như bất kỳ loại dịch vụ nào  
liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối  
hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả  
các vấn đề Hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên  
quan đến hàng hóa.  
Theo luật Thương mại 2015, khái niệm dịch vụ giao nhận hàng hóa được  
thay thế bởi khái niệm về dịch vụ Logistics được qui định tại Điều 233, mục 4 như  
sau: “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức  
thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu  
bãi, làm thủ tục Hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói  
bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa  
theo sự thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.  
Nói một cách ngắn gọn, giao nhận hàng hóa là tập hợp những nghiệp vụ, thủ  
tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ  
nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).  
Doanh nghiệp giao nhận là doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụ giao  
nhận hàng hóa trong xã hội, gồm doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa trong  
nước và doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế. Sản phẩm của doanh  
nghiệp giao nhận chính là các dịch vụ giao nhận hàng hóa mà các doanh nghiệp  
giao nhận đóng vai trò là người giao nhận (Forwarding Freight Forwarder,  
Forwarding Agent).  
18  
Người giao nhận có thể là:  
- Chủ hàng  
- Chủ tàu  
- Công ty xếp dỡ hay kho hàng  
- Người giao nhận chuyên nghiệp  
- Bất kỳ một người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng  
hóa. Theo luật thương mại thì đó là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh  
doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.  
Hiện nay, chưa có một định nghĩa thống nhất được quốc tế chấp nhận về  
thuật ngữ “người giao nhận”. Ở nhiều nước khác nhau, người giao nhận được gọi  
với những tên khác nhau như: Đại lý hải quan (Custom Agent); Môi giới hải quan  
(Custom Broker); Đại lý thanh toán (Clearing Agent); Đại lý gửi hàng và giao  
nhận (Shipping and Forwarding Agent); Người chuyên chở chính (Principal  
Carrier)… Nhưng tất cả đều mang một tên chung trong giao dịch quốc tế là “Người  
giao nhận hàng hóa quốc tế” (International Freight Forwarder) mà nhiệm vụ chủ  
yếu của người giao nhận là bán dịch vụ giao nhận.  
Đặc biệt trong những năm gần đây người giao nhận thường cung cấp dịch vụ  
VTĐPT, đóng vai trò là người kinh doanh VTĐPT (Multimodal Transport  
Operator - MTO) và phát hành cả vận đơn vận tải.  
Mặc dù khái niệm và phạm vi hoạt động của người giao nhận rất đa dạng  
nhưng có nội dung cơ bản và các công việc của người giao nhận như sau:  
- Người giao nhận là một người trung gian thương mại hành động theo sự ủy  
thác của người xuất, nhập khẩu hoặc cá nhận hay các công ty khác tổ chức vận  
chuyển hàng hóa an toàn và có hiệu quả kinh tế cao nhất với chi phí hợp lý nhất.  
- Tùy thuộc từng loại hàng hóa và những yêu cầu giao hàng của khách hàng,  
người giao nhận sẽ thu xếp loại phương tiện vận tải tốt nhất, sử dụng các dịch vụ  
của các hang tàu, các nhà khai thác vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt.  
Trong một số trường hợp, người giao nhận có thể tự mình cung cấp các dịch vụ  
này.  
2. Các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa  
Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua  
đại lý hoặc thuê dịch vụ của người thứ ba khác. Hiện nay, dịch vụ giao nhận hàng  
hóa trên thế giới bao gồm 4 loại thông dụng: Thay mặt người gửi hàng (người xuất  
khẩu); Thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu); Dịch vụ hàng hóa đặc biệt  
và Những dịch vụ khác.  
19  
 
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 176 trang yennguyen 26/03/2022 6761
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giao nhận hàng hóa - Nghề: Khai thác vận tải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_giao_nhan_hang_hoa_nghe_khai_thac_van_tai.pdf