Giáo trình Kinh tế quốc tế - Nghề: Khai thác vận tải

CC HÀNG HI VIT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HC: KINH TQUC TẾ  
NGH: KHAI THÁC VN TI  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐNG  
(Ban hành kèm theo Quyết định số.....QĐ/ ngày......tháng........năm....  
ca.....................................................)  
Hi Phòng – Năm 2017  
1
 
TUYÊN BBN QUYN  
Tài liu này thuc loi sách giáo trình nên các ngun thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bn hoc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham kho.  
Mi mục đích khác mang tính lệch lc hoc sdng vi mục đích kinh  
doanh thiếu lành mnh sbnghiêm cm.  
2
LỜI NÓI ĐẦU  
Giáo trình “Kinh tế quc tế” biên soạn vi thời lượng 30 tiết, sdng làm  
tài liệu cho đối tượng đào tạo thuc các chuyên ngành kinh tế. Giáo trình được  
biên son la chn nhng ni dung phù hp và thiết thc vi các chuyên ngành  
không thuc ngành tài chính quc tế.  
Nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu và học tập của cán bộ giáo  
viên và sinh viên ngành khai thác vận tải, Khoa Kinh tế - Trường Cao đẳng Hàng  
hải I đã biên soạn cuốn Giáo trình Kinh tế quốc tế. Giáo trình này cũng là tài liệu  
cho các đọc giả có chuyên ngành về Khai thác vận tải cũng như các lĩnh vực có liên  
quan tham khảo như: ngoại thương, vận chuyển…  
Nhóm tác gixin chân thành cảm ơn những đóng góp và sự cng tác nhit  
tình của các đồng nghip trong Khoa Kinh tế - Trường Cao đẳng Hàng Hi I.  
Mặc dù đã rt cgng tuy nhiên trong quá trình biên son không tránh khi  
nhng thiếu sót. Rt mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các đọc giả để  
chúng tôi tiếp tc cp nht và hiu chnh cho Giáo trình hoàn thiện hơn trong  
nhng ln tái bn sau.  
Trân trọng cám ơn./.  
Hi phòng, tháng 12 năm 2017  
Nhóm biên son  
1. Chbiên: ThS. Lê ThBình Nguyên  
2. ThS. Trnh ThNgc Oanh  
3
 
MC LC  
Trang  
4
 
5
Bng ký hiu, tviết tt, thut ngchuyên ngành  
Ký hiu, tviết tt, thut  
Giải thích  
ngchuyên ngành  
KTTG  
KTQT  
NT  
Kinh tế thế giới  
Kinh tế quốc tế  
Nguyên tắc  
6
 
Danh mc biểu đồ và đthị  
Tên biểu đồ và đồ thị  
TT  
Trang  
1
Bng 2.1. 10 nn kinh tế tăng trưởng nhanh nht thê gii  
19  
Bng 2.2. Xếp hng 10 công ty quc tế có giá trị thương hiệu  
ln nht  
2
3
20  
63  
Biểu đồ 4.1. Tác động của đầu tư quốc tế  
Hình 5.1. Các nước trong liên minh kinh tế và tin tchâu Âu  
4
72  
(EMU)  
Hình 5.2. Biểu tượng ca tchức thương mại thế gii  
Hình 5.3. Logo qutin tquc tế  
5
6
74  
76  
Bng 5.1. Thuế sut nhp khu bình quân theo cam kết ca  
Vit Nam vi WTO  
7
89  
Bng 5.2. Giá trkim ngch xut, nhp ca Vit Nam  
Bảng 5.3. Cơ cấu mt hàng xut khu ca Vit Nam  
Biểu đồ 5.1. Xếp hạng năng lực cnh tranh ca Vit Nam  
8
9
91  
92  
93  
10  
Biểu đồ 5.2. Chscnh tranh toàn cu ca mt squc gia  
11  
93  
Asean  
7
   
GIÁO TRÌNH MÔN HC  
Tên môn hc: KINH TQUC TẾ  
Mã môn hc: MH.6840102.14  
Vtrí, tính cht ca môn hc  
- Vtrí: Là môn khoa hc chuyên môn trong nội dung chương trình đào tạo  
ca nghkhai thác vn tải, được btrí ging dy sau khi hc các môn chung và khi  
học các môn cơ sở ca ngh;  
- Tính cht: Kinh tế quc tế là môn hc ngiên cu nhng kiến thc cơ bản  
v: các quy luật và xu hướng vận động ca nn kinh tế thế gii, lý thuyết thương  
mi quc tế, chính sách thương mại quc tế, chính tiếp nhn và di chuyn quc tế  
vsn xuất như vốn, công nghvà sức lao động, các vấn đề vhình thành và phát  
trin ca liên kết kinh tế quc tế;  
- Ý nghĩa và vai trò của môn hc: Là cơ sở để hc các môn chuyên môn ca  
ngh.  
Mc tiêu môn hc  
- Vkiến thc: Trình bày được mt skiến thc chuyên môn sâu vcác quy  
lut vận động ca nn kinh tế thế gii và các quan hkinh tế thế gii;  
- Vkỹ năng: Giúp cho sinh viên hiểu rõ cơ sở khoa hc các chính sách ca  
các chính phủ trong lĩnh vực quan hkinh tế thế giới nói chung và trong lĩnh vực  
kinh tế đối ngoi ca mt quc gia nói riêng;  
- Về năng lực tchvà trách nhim: Cn cꢀ, năng động tiếp thu kiến thc;  
làm đầy đủ các bài kim tra, bài tp tho lun mà giáo viên yêu cu.  
Ni dung môn hc  
8
Chương 1. TNG QUAN VNN KINH TTHGII VÀ  
CÁC QUAN HKINH TQUC TẾ  
Mã chương: MH.6840102.14.01  
Gii thiu  
Giúp người hc nhn thc khái quát vcác quan hkinh tế quc tế; phân  
bit quan hkinh tế quc tế vi quan hkinh tế đối ngoi; shình thành và phát  
trin các quan hkinh tế quc tế, từ đó xác định đối tượng và ni dung nghiên cu  
ca môn hc. Các nhn thức cơ bản này là cơ sở để người hc nghiên cu các  
chương sau, liên kết các vấn đề nghiên cu mt chuỗi logic và có được cách nhìn  
tng hp vmôn hc Kinh tế quc tế.  
Gii thiu nhng nội dung cơ bản nhằm đưa ra cách tiếp cn phù hp vi  
thc tin quan hkinh tế quc tế hin nay.  
Mục tiêu  
- Vkiến thc: Trình bày được các vấn đề cơ bản vcác quan hkinh tế  
quc tế, shình thành và phát triển, đối tượng và ni dung nghiên cu ca kinh tế  
quc tế;  
- Vkỹ năng: Phân biệt được các quan hkinh tế quc tế;  
- Về năng lực tchvà trách nhim: Nhn thức được vai trò quan trng ca  
các quan hkinh tế quc tế hin nay.  
Nội dung chính  
1. Sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thế giới  
1.1. Tng quan vmôn hc kinh tế quc tế  
1.1.1. Shình thành các mi quan hkinh tế quc tế  
Quá trình hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế  
Xã hội loài người phát triển gắn liền với sự trao đổi các yếu tố sản xuất và  
tiêu dꢀng giữa các chủ thể trong xã hội, tạo nên mối quan hệ kinh tế.  
Mối quan hệ kinh tế ban đầu diễn ra trong phạm vi một vꢀng lãnh thổ hoặc  
một quốc gia, lợi ích có được thông qua các mối quan hệ kinh tế sẽ thuộc về các  
chủ thể trong vꢀng lãnh thổ hoặc quốc gia đó. Khi lực lượng sản xuất tại mỗi quốc  
gia phát triển đến trình độ nhất định, quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế  
trong nội bộ quốc gia không đáp ứng được yêu cầu tiếp tục phát triển của lực  
lượng sản xuất, thì các mối quan hệ kinh tế đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia hình  
thành các mối quan hệ kinh tế mang tính quốc tế.  
Quan hệ kinh tế  
Quốc gia A  
Quốc gia B  
Quan hệ kinh tế mang tính quốc tế  
Trên góc độ một quốc gia đã có hai quan hệ kinh tế khác nhau: Quan hệ  
9
     
kinh tế giữa các chủ thể kinh tế trong phạm vi một quốc gia hay vꢀng lãnh thổ, gọi  
là quan hệ kinh tế đối nội; quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế trong một quốc  
gia với bên ngoài, gọi là quan hệ kinh tế đối ngoại. Quan hệ kinh tế đối ngoại là  
quan hệ kinh tế của một nước với các nước khác hoặc với các tổ chức kinh tế quốc  
tế, được nghiên cứu từ góc độ nền kinh tế của nước đó.  
Đứng trên góc độ toàn bộ nền kinh tế thế giới, xem xét toàn bộ mối quan hệ  
kinh tế bên ngoài các quốc gia, bao gồm: Quan hệ kinh tế giữa các nước, giữa các  
nước với các tổ chức kinh tế quốc tế, giữa các tổ chức kinh tế quốc tế, gọi là quan  
hệ kinh tế quốc tế. Quan hệ kinh tế quốc tế là quan hệ kinh tế giữa các nước và  
giữa các nước với các tổ chức kinh tế quốc tế, được nghiên cứu từ góc độ nền  
kinh tế thế giới.  
Sự phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế dẫn đến xuất hiện quá trình  
quốc tế hóa, toàn cầu hóa đời sống kinh tế thế giới. Sự phát triển các quan hệ kinh  
quốc tế sẽ có tác động trở lại đối với sự phát triển lực lượng sản xuất của mỗi  
quốc gia và sự phát triển phân công lao động quốc tế. Quan hệ kinh tế đối ngoại  
tạo nên mối liên hệ ràng buộc giữa các nền kinh tế dân tộc khi tham gia vào nền  
kinh tế thế giới, bởi vậy tính chất của các quan hệ kinh tế quốc tế hết sức phức tạp,  
các hoạt động của nó diễn ra trên phạm vi khá rộng.  
Quá trình hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế ban đầu có tính khách  
quan do sự phát triển của lực lượng sản xuất, sau đó là những tác động có tính chủ  
quan của các chủ thể tham gia vào mối quan hệ, đã tạo nên sự phát triển theo cả  
chiều rộng và chiều sâu của các mối quan hệ kinh tế quốc tế.  
1.1.2. Các hình thc quan hkinh tế quc tế  
Các quan hkinh tế quc tế diễn ra dưới hình thc cthvà thhin rõ quá  
trình trao đổi kinh tế gia các quc gia trên cơ sở của quá trình phân công lao động  
quc tế, bao gm:  
- Trao đổi quc tế vhàng hóa - dch v: là thương mại quc tế (bao gm chàng  
hóa hu hình và hàng hóa vô hình) là hình thc quan hkinh tế quc tế xut hin  
sm nhất, cho đến nay vn givtrí quan trọng trong trao đổi quc tế. Hin nay,  
tốc độ phát trin của thương mại quc tế nhanh hơn tốc độ tăng trưởng ca sn  
xuất (đặc bit là sự tăng lên nhanh chóng của thương mại quc tế trao đổi hàng hóa  
vô hình). Điều này đã lôi cuốn tt cả các nước tham gia vào thương mại quc tế,  
nht là các hoạt động dch vquc tế.  
- Trao đổi quc tế các yếu tsn xut, bao gm  
+ Trao đổi quc tế vvn: Hiện nay, quá trình trao đổi vvn là mt tt yếu, đảm  
bo sự bình đẳng hơn về kinh tế giữa nước xut khu và nước nhp khu vn, bi  
hu hết các nước nhp khu vn có chquyền độc lp quc gia.  
+ Trao đổi quc tế vsức lao động: Hiện nay, quá trình trao đổi quc tế vsc lao  
động là tt yếu khách quan giữa các nước có khả năng cung cấp lao động và các  
nước có nhu cu sdụng lao động.  
+ Trao đổi quc tế vkhoa hc công ngh: Đó là sự trao đổi giữa các nước vcác  
yếu tố có liên quan đến khoa hc công nghệ như: Chuyển giao công nghquc tế,  
hp tác quc tế trong vic nghiên cu, ng dng các thành tu khoa hc công  
ngh, hp tác quc tế trong việc đào tạo cán b, chuyên gia. Hin nay, khi khoa  
10  
hc công nghphát trin vi tốc độ nhanh, trthành yếu tquan trng ca lc  
lượng sn xut, schênh lch về trình độ khoa hc công nghgia các quc gia  
ngày càng ln, thì sự trao đổi quc tế vkhoa hc công nghlà tt yếu khách quan  
và din ra vi tốc độ ngày càng nhanh hơn, quy mô ngày càng lớn hơn.  
1.1.3. Các yếu tố tác động đến shình thành quan hkinh tế quc tế  
Các quan hệ kinh tế quốc tế ra đời là một tất yếu khách quan từ thực tiễn  
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trong hệ thống phân công lao động quốc tế.  
Phân công lao động quốc tế là quá trình chuyên môn hóa sản xuất của những người  
sản xuất ở những nước khác nhau để sản xuất ra sản phẩm (hoặc nhóm sản phẩm)  
nhất định phꢀ hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế kỹ thuật của từng nước.  
Trong quá trình phát triển, sự phát triển không đều về kinh tế - xã hội và  
khoa học - kỹ thuật tạo nên sự khác nhau về các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia,  
như: Khác nhau về nguồn vốn, về trình độ kỹ thuật, bí quyết công nghệ, trình độ  
quản lý, nguồn nhân lực... đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng đối tượng trao đổi,  
tạo nên sự di chuyển về vốn, công nghệ, sức lao động... Quá trình trao đổi quốc tế  
tác động đến phân công lao động vượt khỏi biên giới một quốc gia, hình thành  
phân công lao động quốc tế. Khi phân công lao động quốc tế phát triển, tạo điều  
kiện cho mỗi quốc gia sử dụng có hiệu quả hơn những lợi thế về tài nguyên thiên  
nhiên, lao động, vốn, kỹ thuật, vị trí địa lý..., dẫn đến tăng năng suất lao động,  
giảm chi phí sản xuất và có thể khai thác tối đa những nguồn lực có lợi thế so sánh  
của mình.  
Các yếu tố này sẽ quyết định nền kinh tế của mỗi nước có thể quan hệ với các nước  
khác như thế nào, quyết định tới sự tham gia của mỗi nước vào quá trình phân  
công lao động quốc tế, còn tính chất của quan hệ sản xuất quyết định đến tính chất  
của phân công lao động quốc tế. Tất cả các vấn đề đó sẽ được thể hiện trong quy  
mô và tính chất của các mối quan hệ kinh tế quốc tế.  
Quá trình tham gia vào phân công lao động quốc tế tất yếu dẫn đến sự  
chuyên môn hóa sản xuất tại mỗi quốc gia nhằm đạt quy mô tối ưu cho từng ngành  
sản xuất trong khuôn khổ của dung lượng thị trường thế giới. Trong khi đó, nhu  
cầu tiêu dꢀng tại mỗi quốc gia lại luôn đa dạng, tác động đến sự phát triển các quan  
hệ kinh tế quốc tế cả theo chiều rộng và chiều sâu. Phân công lao động quốc tế  
phát triển dẫn đến sự chuyên môn hóa sản xuất quốc tế ngày càng sâu sắc, tỉ mỉ và  
đòi hỏi quá trình hợp tác quốc tế trong sản xuất ở trình độ ngày càng cao hơn. Mặt  
khác, đời sống kinh tế càng phong phú thì càng tăng tính đa dạng về thị hiếu và  
khả năng thanh toán, càng thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế.  
Để thực hiện phân công lao động quốc tế, các nước đưa ra hệ thống các cam  
kết về quan hệ kinh tế nhằm mục đích chuyên môn hóa sản xuất từng loại, từng  
nhóm sản phẩm hàng hóa để cung cấp cho thị trường thế giới. Điều này sẽ từng  
bước tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước.  
Quá trình phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế còn chịu tác động bởi tiến  
bộ khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và tác động bởi sự phát  
triển của vận tải quốc tế. Đây là các nhân tố quan trọng thức đẩy quan hệ kinh tế  
quốc tế phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.  
11  
Sự phát triển của khoa học công nghệ với trình độ ngày càng cao thì vai trò  
của điều kiện tự nhiên với tư cách là cơ sở tự nhiên của phân công lao động quốc tế  
ngày càng giảm đi. Tuy vậy, trên thực tế, ở mỗi quốc gia trình độ phát triển của  
khoa học công nghệ có sự khác nhau và đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến  
sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế. Những thành tựu của sự phát triển  
khoa học công nghệ sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động  
quốc tế, mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ của  
các nước. Điều này có nghĩa là, sự phát triển của khoa học công nghệ thúc đẩy sự  
phát triển nhanh chóng các quan hệ kinh tế quốc tế. Khoa học công nghệ đã và  
đang phát triển nhanh với trình độ ngày càng cao, khoa học công nghệ đã trở thành  
một yếu tố quan trọng và là động lực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất,  
của phân công lao động quốc tế.  
Với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, cuộc cách mạng về thông tin trên  
toàn cầu phát triển nhanh chóng đã tạo ra những thuận lợi cho giao lưu kinh tế và  
khoa học – công nghệ giữa các quốc gia. Công nghệ thông tin hiện đại đã và đang  
tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển với phạm vi, quy mô ngày  
càng rộng hơn và trình độ ngày càng cao hơn.  
Giao thông vận tải quốc tế phát triển sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho  
sự ra đời, phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế.  
1.2. Sự phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế  
1.2.1. Sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế theo chiều rộng  
Ngày càng có nhiều nước, nhiều chủ thể tham gia vào các mối quan hệ kinh  
tế quốc tế; mặt khác, các hình thức quan hệ kinh tế quốc tế cũng ngày càng phong  
phú và đa dạng.  
Quá trình phát triển của lực lượng sản xuất tại các nước là nhân tố khách  
quan thúc đẩy từng nước tham gia vào phân công lao động quốc tế. Theo đó, quan  
sát biểu hiện bên ngoài cho thấy, các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển về không  
gian địa lý do sự xuất hiện của các mối quan hệ kinh tế đối ngoại tại mỗi quốc gia,  
ngày càng có nhiều nước tham gia vào các quan hệ kinh tế quốc tế.  
Tại mỗi quốc gia, ngày càng có nhiều chủ thể kinh tế tham gia vào các mối  
quan hệ kinh tế quốc tế; đồng thời dưới tác động của phân công lao động quốc tế  
ngày càng sâu hơn, rộng hơn đã làm cho các quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng đa  
dạng về hình thức, phong phú về nội dung.  
Thương mại quốc tế là hình thức ra đời sớm nhất của các quan hệ kinh tế  
quốc tế dựa trên cơ sở phân công lao động quốc tế có tính tự nhiên (do lợi thế của  
điều kiện tự nhiên giữa các quốc gia khác nhau), khi đó mới chỉ là việc trao đổi  
những hàng hóa thông thường. Sau đó, do sự tác động của cuộc cách mạng khoa  
học công nghệ và sự phát triển của phân công lao động quốc tế mà trong quá trình  
trao đổi giữa các quốc gia, những hàng hóa đặc biệt xuất hiện như: Trao đổi vốn  
quốc tế, khoa học công nghệ, sức lao động...  
1.2.2. Sự phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế theo chiều sâu  
Biểu hiện là sự phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế với trình độ  
chuyên môn hóa ngày càng cao.  
12  
 
Theo quy luật, các mối quan hệ kinh tế quốc tế phát triển theo trình tự logic  
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Điều này thể hiện rất rõ khi quan hệ  
kinh tế quốc tế đầu tiên ra đời dựa trên sự khác nhau của các điều kiện tự nhiên.  
Sau đó, do sự phát triển của phân công lao động quốc tế ở trình độ ngày càng cao  
và sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, các mối quan hệ kinh tế  
quốc tế diễn ra ở trình độ cao hơn, mối quan hệ ràng buộc giữa các chủ thể tham  
gia vào các quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng chặt chẽ hơn.  
Quá trình phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế đòi hỏi phải hình thành  
các tổ chức kinh tế quốc tế, một trung gian quan trọng chi phối các quan hệ kinh tế  
quốc tế và điều hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia vào mối quan hệ kinh tế cụ  
thể. Đây là một nhân tố thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế quốc tế phát triển theo cả  
chiều rộng và chiều sâu.  
2. Đối tượng và nội dung nghiên cứu môn học Kinh tế quốc tế  
2.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học Kinh tế quốc tế  
Đối tượng nghiên cứu của môn học Kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh tế  
giữa các quốc gia trong nền kinh tế thế giới. Mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia  
được biểu hiện cụ thể qua việc di chuyển nguồn lực giữa các quốc gia thông qua  
trao đổi quốc tế, hướng tới cân đối cung – cầu các nguồn lực này trong nền kinh tế  
thế giới. Các nguồn lực trong nền kinh tế thế giới tồn tại dưới dạng hàng hóa, dịch  
vụ, vốn, sức lao động, khoa học công nghệ... Quá trình trao đổi quốc tế các nguồn  
lực, tạo nên sự phụ thuộc kinh tế giữa các quốc gia và sự ràng buộc lợi ích giữa các  
chủ thể kinh tế. Để đảm bảo lợi ích của mình, các chủ thể kinh tế phải nghiên cứu  
quy luật vận động của các dòng chảy nguồn lực giữa các quốc gia, tìm hiểu các  
chính sách tác động đến các dòng chảy, từ đó đưa ra biện pháp để điều chỉnh quá  
trình trao đổi nhằm đạt tới mục tiêu đã được xác định.  
Kinh tế quốc tế là môn khoa học, nhằm trang bị những kiến thức cơ bản để  
hiểu biết được các quan hệ kinh tế xảy ra trong nền kinh tế thế giới và ảnh hưởng  
của chúng đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trong xu thế vận động mới,  
sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn với sự vận động chung của nền  
kinh tế thế giới. Vì vậy, những kiến thức cơ bản trong môn học kinh tế quốc tế sẽ  
giúp người học có được tầm nhìn phꢀ hợp với thời đại hội nhập kinh tế quốc tế.  
2.2. Nội dung nghiên cứu môn học kinh tế quốc tế  
Mục đích quan trọng của môn học là làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn  
của các quan hệ kinh tế quốc tế.  
Phꢀ hợp với đối tượng và mục đích nghiên cứu đã được xác định, nội dung  
nghiên cứu của môn học kinh tế quốc tế sẽ xoay xung quanh những vấn đề liên  
quan đến các quan hệ kinh tế quốc tế, cụ thể:  
- Các quan hệ kinh tế diễn ra trong lĩnh vực trao đổi hàng hóa, dịch vụ, vốn,  
sức lao động, khoa học – công nghệ... giữa các nước trong nền kinh tế thế giới,  
hướng tới cân đối cung – cầu các nguồn lực, phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản  
xuất có hiệu quả giữa các quốc gia.  
- Xu hướng vận động, các đặc điểm phát triển, các nhân tố tác động đến sự  
phát triển của nền kinh tế thế giới và thị trường thế giới, tác động ảnh hưởng của  
13  
     
những biến động trong nền kinh tế thế giới và trên thị trường thế giới đến kinh tế  
từng quốc gia.  
- Chính sách và biện pháp, hành động liên kết và hội nhập của các chủ thể  
tham gia hoạt động trong nền kinh tế thế giới và trên thị trường thế giới nhằm đạt  
được các mục tiêu kinh tế đã xác định.  
Từ trên sẽ hình thành nên một tư duy kinh tế mới trong việc nhìn nhận và  
phân tích các hiện tượng kinh tế xã hội theo một logic khoa học.  
Khi nghiên cứu, thường đứng trên góc độ của một nền kinh tế quốc gia tham  
gia vào trao đổi quốc tế với phần còn lại của nền kinh tế thế giới, có lưu ý đến  
trường hợp nước nhỏ và trường hợp nước lớn. Vận dụng những kiến thức chung để  
phân tích tác động của quan hệ kinh tế quốc tế đến kinh tế Việt Nam luôn được đặt  
trong trường hợp của nền kinh tế nhỏ. Trong điều kiện hội nhập nền kinh tế Việt  
Nam vào nền kinh tế thế giới, các chỉ số kinh tế quốc tế sẽ có tác động lớn đến các  
chỉ số kinh tế của Việt Nam. Hiểu biết sự vận động có tính quy luật để có những  
biện pháp phꢀ hợp cho phát triển kinh tế quốc gia, cũng như mở rộng các hoạt  
động của các chủ thể kinh tế trong nước với các chủ thể kinh tế nước ngoài.  
2.3. Những kiến thức có liên quan đến môn học  
Khoa học kinh tế quốc tế là một bộ phận của kinh tế học, với cơ sở lý luận là  
các lý thuyết kinh tế trong trao đổi quốc tế. Các nhà kinh tế học nổi tiếng như:  
Adam Smith, David Ricardo, John Stuart Mill, Alfred Marsall, Eli Heckscher,  
Bertil Ohlin, John Maynard Keynes, Paul Samuelson... đã có những đóng góp rất  
lớn cho khoa học kinh tế quốc tế. Cꢀng với sự phát triển của xã hội, khoa học kinh  
tế quốc tế được nghiên cứu và phát triển thành một môn khoa học độc lập. Các lý  
thuyết hiện đại về kinh tế quốc tế đã bổ sung thêm những lý luận về quan hệ kinh  
tế quốc tế trong điều kiện mới làm cơ sở khoa học luận giải các vấn đề của thực  
tiễn hôm nay.  
Những kiến thức của nền kinh tế học được sử dụng để phân tích các quan hệ  
kinh tế quốc tế, những lý luận cơ bản của nguyên lý Mac – Lê Nin được vận dụng  
là kiến thức nền tảng trong những suy luận, tổng hợp và minh chứng cho những sự  
vận động có tính quy luật của nền kinh tế thế giới và thị trường thế giới – môi  
trường của các hoạt động kinh tế quốc tế. Môn học kinh tế quốc tế cꢀng với những  
kiến thức của các khoa học kinh tế khác sẽ tạo nên tri thức tổng hợp giúp cho việc  
phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thực tế và đưa ra những quyết định  
tốt nhất, mang lại lợi ích cao trong điều kiện vừa hợp tác vừa cạnh tranh ngày càng  
mạnh mẽ giữa các chủ thể nền kinh tế trong nền kinh tế thế giới mới.  
CÂU HI ÔN TP  
Câu 1: Phân biệt quan hệ kinh tế quốc tế với quan hệ kinh tế đối ngoại?  
Câu 2: Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hình thành và phát triển các  
quan hệ kinh tế quốc tế?  
Câu 3: Ni dung các quan hkinh tế quc tế là gì? Nêu biu hin ca sphát trin  
quan hkinh tế quc tế theo chiu rng và chiu sâu?  
14  
   
Câu 4: Thông qua đối tượng và ni dung nghiên cu ca môn hc kinh tế quc tế,  
hãy xác định vtrí và mc tiêu ca môn học trong chương trình đào tạo?  
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập của chương  
- Đánh giá về kiến thức: Tự luận  
- Đánh giá về kỹ năng: Thực hành  
15  
Chương 2. NHNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CA KINH TTHGII  
Mã chương: MH.6840102.14.02  
Gii thiu  
Kinh tế thế gii nói chung và kinh tế ca mi nước nói riêng luôn có sbiến  
động. Nội dung chương 2 của giáo trình sgii thiu vcác quá trình hình thành  
và phát trin, các chthtrong nn kinh tế và đặc điểm ca kinh tế thế gii hin  
nay.  
Mục tiêu  
- Vkiến thc: Trình bày được các quá trình hình thành và phát triển kinh tế thế  
giới, các chủ thể trong nền kinh tế thế giới, đặc điểm kinh tế thế giới trong giai  
đoạn hiện nay và một số tiêu thức phân loại các nền kinh tế thường sử dụng trong  
quá trình nghiên cứu;  
- Vkỹ năng: Phân tích các xu thế phát triển chủ yếu của nền kinh tế thế giới;  
- Về năng lực tchvà trách nhim: Nhn thức được tác động của các xu thế phát  
triển đến kinh tế các nước, trong đó có Việt Nam .  
Nội dung chính:  
1. Kinh tế thế giới và các chủ thể trong nền kinh tế thế giới  
1.1. Sự hình thành và phát triển kinh tế thế giới  
1.1.1 Sự hình thành kinh tế thế giới  
Cꢀng với sự phát triển lịch sử loài người, các hoạt động kinh tế diễn ra ngày  
càng rõ, tính chất của chúng ngày càng phức tạp, trình độ phát triển của chúng  
ngày càng cao. Sự phát triển của quan hệ kinh tế gắn liền với sự phát triển của  
phân công lao động. Phân công lao động phát triển từ thấp đến cao làm cho quan  
hệ kinh tế cũng phát triển theo. Phân công lao động phát triển vượt ra khỏi biên  
giới quốc gia và mang tính quốc tế làm cho quan hệ kinh tế cũng mang tính quốc  
tế.  
Phân công lao động quốc tế khi mới xuất hiện chủ yếu dựa trên những ưu  
thế và sự khác biệt nhau về điều kiện tự nhiên giữa các quốc gia. Từ khi phương  
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN) ra đời, khoa học - kỹ thuật phát triển nhanh  
và ngày càng nổi lên như một yếu tố quyết định của phân công lao động quốc tế.  
Phân công lao động quốc tế phát triển ngày càng sâu, rộng làm cho các quan  
hệ kinh tế quốc tế diến ra không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà cả các lĩnh vực:  
Đầu tư, chuyển giao công nghệ, trao đổi quốc tế về sức lao động... Ngày càng  
nhiều quốc gia tham gia vào phân công lao động quốc tế, dẫn đến trao đổi giữa các  
quốc gia ngày không ngừng tăng lên. Trên cơ sở đó, thị trường thế giới được hình  
thành. Nhưng không phải khi hình thành thị trường thế giới đã xuất hiện khái niệm  
kinh tế thế giới.  
Kinh tế thế giới hình thành khi có hai điều kiện:  
Thứ nhất, điều kiện kinh tế - xã hội. Đó là sự phát triển của phân công lao  
động quốc tế dựa trên khoa học – công nghệ ở một trình độ nhất định. Điều kiện  
này tác động đến nhu cầu trao đổi giữa các quốc gia ngày càng tăng, dẫn đến hình  
thành các quan hệ kinh tế quốc tế.  
16  
     
Thứ hai, điều kiện kinh tế - kỹ thuật.  
Đó là sự phát triển của giao thông vận tải và phương tiện thông tin đạt đến  
một trình độ nhất định. Điều kiện này thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế phát  
triển nhanh bởi vì các quan hệ kinh tế quốc tế chỉ có thể phát triển nhanh khi giao  
thông vận tải và phương tiện thông tin đạt đến một trình độ nhất định, tạo cơ sở vật  
chất - kỹ thuật cho phân công lao động xã hôi vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Sự  
phát triển của các điều kiện vật chất - kỹ thuật về giao thông vận tải, về thông tin  
đã làm cho quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực, các vꢀng lãnh thổ trên  
thế giới mở rộng không ngừng, từ đó hình thành kinh tế thế giới.  
Kinh tế thế giới bao gồm toàn bộ các nền kinh tế dân tộc thông qua các mối  
quan hệ kinh tế quốc tế dựa trên phân công lao động và hợp tác quốc tế.  
Kinh tế thế giới không phải là phép cộng số học đơn giản các nền kinh tế  
dân tộc. Các bộ phận cấu thành kinh tế thế giới gồm các nền kinh tế dân tộc có  
tham gia hoạt động kinh tế quốc tế (KTQT). Trên thế giới có khoảng 220 nền kinh  
tế của các quốc gia và cꢀng lãnh thổ được coi là các nền kinh tế dân tộc, các nền  
kinh tế này tham gia vào nền kinh tế thế giới vào các thời điểm lịch sử khác nhau,  
tꢀy thuộc vào sự tham gia vào phân công lao động quốc tế. Mối quan hệ giữa các  
chủ thể kinh tế của các quốc gia và giữa các quốc gia với các tổ chức kinh tế quốc  
tế (gọi là quan hệ kinh tế quốc tế) đã tạo sự liên kết các nền kinh tế dân tộc vào thể  
thống nhất của nền kinh tế thế giới. Các chủ thể kinh tế thế giới tham gia kinh tế  
thế giới bao gồm: Các công ty quốc gia, công ty quốc tế, chính phủ các nước và  
các tổ chức kinh tế quốc tế có hoạt động kinh tế quốc tế. Các mối quan hệ KTQT  
hình thành khi lực lượng sản xuất và phân công lao động phát triển vượt ra khỏi  
phạm vi quốc gia và thị trường thế giới dần được hình thành, ngày càng mở rộng.  
1.1.2 Các giai đoạn phát triển kinh tế thế giới  
Căn cứ vào sự tồn tại và vận động của các phương thức sản xuất xã hội trên  
phạm vi toàn thế giới, có thể chia quá trình phát triển của kinh tế thế giới thành các  
giai đoạn sau:  
* Giai đoạn ra đời của kinh tế thế giới ở vào các thời kỳ CN tự do cạnh  
tranh (từ 1760 đến 1850)  
Đặc điểm cơ bản của giai đoạn này là:  
- Phân công lao động quốc tế còn ở trình độ thấp và có tính tự phát, chủ yếu  
là khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên của các nước và được thực hiện thông qua  
buôn bán quốc tế.  
- Kinh tế thế giới chưa mang tính chất thế giới một cách đầy đủ. Một số  
nước tư bản lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, thị trường hàng hóa được  
mở rộng đã trở nên giàu có nhanh. Đa số các nước trên thế giới, lực lượng sản xuất  
còn trong tình trạng kém phát triển.  
* Giai đoạn tồn tại kinh tế thế giới TBCN thống nhất trên toàn thế giới ở  
vào thời kỳ chủ nghĩa đế quốc (từ 1850 đến 1717)  
Đặc điểm cơ bản của giai đoạn này là:  
- Phân công lao động quốc tế phát triển đạt đến trình độ cao hơn và có tính  
tự giác được thể hiện bằng sự thống trị thị trường trong nước và ngoài nước của  
các liên minh độc quyền tư bản quốc tế.  
17  
- Phát triển mạnh hình thức xuấtkhẩu tư bản, đặc biệt là xuất khẩu tư bản từ  
chính quốc vào thuộc địa.  
- Mâu thuẫn cơ bản của kinh tế thế giới thời kỳ này là mâu thuẫn giữa các  
nước chính quốc công nghiệp phát triển và các nước thuộc địa lạc hậu về kinh tế.  
* Giai đoạn kinh tế thế giới TBCN thống nhất bị phá vỡ do sự xuất hiện nhà  
nước XHCN đầu tiên trên thế giới (từ 1917 đến 1945)  
Giai đoạn này bắt đầu từ sau cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và  
sự ra đời Liên bang cộng hòa XHCN Xô Viết đến khi kết thúc chiến tranh thế giới  
lần II.  
Đặc điểm cơ bản của giai đoạn này là:  
- Kinh tế thế giới với phương thức sản xuất TBCN thống nhất bắt đầu bị phá  
vỡ. Trên thế giới cũng tồn tại với hệ thống kinh tế thế giới TBCN có nền kinh tế  
mới XHCN.  
- Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc lâm vào tình trạng khủng hoảng.  
- Trong quan hệ kinh tế thế giới TBCN, còn tồn tại quan hệ kinh tế giữa một  
bên là Liên Xô và bên kia là thế giới TBCN với quy mô hạn chế. Các quan hệ này  
được xác lập trên cơ sở quan hệ hàng hóa – tiền tệ giữa các chủ thể kinh tế bình  
đẳng của kinh tế thế giới.  
* Giai đoạn tồn tại hai hệ thống kinh tế - xã hội đối lập XHCN và TBCN  
(bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới II (1945) đến cuối những năm của thế kỷ XX)  
Đặc điểm cơ bản của giai đoạn này là:  
- Ngày càng củng cố và phát triển hệ thống kinh tế thế giới XHCN.  
- Trong hệ thống kinh tế thế giới TBCN, hệ thống thuộc địa dần dần được  
xóa bỏ và hình thành ngày càng nhiều các quốc gia độc lập.  
- Kinh tế thế giới tồn tại hai hệ thống kinh tế XHCN và TBCN. Mỗi hệ  
thống kinh tế phát triển theo những quy luật phát triển riêng và có cơ cấu kinh tế -  
xã hội bên trong của nó hoàn toàn khác nhau.  
- Các mối quan hệ kinh tế thế giới phát triển rất phức tạp. Mỗi hệ thống kinh  
tế có kiểu quan hệ riêng, Song, giữa hai hệ thống kinh tế cũng có quan hệ kinh tế  
lẫn nhau nhưng rất hạn chế và cả hai hệ thống kinh tế đều tham gia vào phân công  
lao động quốc tế một cách bình đẳng.  
* Giai đoạn các nước XHCN tiến hành cải tổ nền kinh tế (từ những năm 90  
của thế kỷ XX cho đến nay)  
Đặc điểm cơ bản của giai đoạn này là:  
- Các nước XHCN đứng trước nhiều khó khăn, phải chuyển đổi nền kinh tế  
theo mô hình kinh tế thị trường.  
- Các nước XHCN vẫn tồn tại và phát triển theo hướng cải cách mở cửa  
nhưng hệ thống kinh tế XHCN không còn tồn tại.  
- Các tổ chức kinh tế quốc tế, các liên kết kinh tế hình thành ngày càng  
nhiều, thu hút hầu hết các nước tham gia để tăng cường hợp tác cꢀng có lợi.  
Những năm gần đây, khoa học – công nghệ phát triển nhanh chóng, kinh tế  
thế giới phát triển theo những xu thế mới và có những đặc điểm mới.  
1.1.3 Những đặc điểm của kinh tế thế giới hiện nay  
18  
* Kinh tế thế giới chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng  
theo chiều sâu nhờ tác động của tiến bộ khoa học công nghệ  
Từ giữa năm 40 của thế kỷ XX, thế giới thực hiện cuộc cách mạng khoa học  
– kỹ thuật hiện đại. Những thành tựu to lớn về khoa học – kỹ thuật đạt được tạo ra  
sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất làm chuyển biến kinh tế thế giới.  
Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật được chia làm hai giai đoạn:  
- Giai đoạn 1 bắt đầu từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX. Giai đoạn này  
có đặc điểm là đẩy mạnh quá trình cải tiến các trang thiết bị hiện có nhằm mở rộng  
sản xuất, đẩy mạnh tăng trưởng theo chiều rộng. Ở thời kỳ này, khoa học – kỹ  
thuật chưa phát triển đến trình độ cao, những yếu tố phát triển kinh tế theo chiều  
rộng còn nhiều tiềm năng. Vì thế, phát triển kinh tế theo chiều rộng đạt được nhiều  
thành tựu to lớn. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế theo chiều rộng gặp phải giới hạn  
không vượt qua được, đó là các giới hạn về tài nguyên môi trường, sự gia tăng dân  
số... Ngay từ năm 1972, Câu lạc bộ Roma đã báo động tình trạng tài nguyên cạn  
kiệt. Sau đó, các báo cáo của Liên hợp quốc cũng đã vạch ra những giới hạn của sự  
phát triển kinh tế theo chiều rộng.  
- Giai đoạn 2 từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây. Trong giai  
đoạn này, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật có đặc điểm là bằng biện pháp khoa  
học – công nghệ vừa cải tiến các trang thiết bị hiện có, vừa tạo ra trang thiết bị mới  
hoàn toàn theo hướng tiết kiệm chi phí về nguyên liệu, năng lượng, nâng cao hàm  
lượng khoa học – công nghệ trong sản xuất và hiệu quả sản xuất.  
Việc chuyển trọng tâm phát triển kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu là một tất  
yếu. Thực tế kinh tế thế giới từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây đã  
chứng minh nhận thức đúng đắn đó. Nhiều nước (đặc biệt là các nước phát triển)  
đã xác định hướng ưu tiên chủ yếu là công nghệ điện tử, tin học, công nghệ phần  
mềm, tự động hóa, năng lượng, vật liệu mới, công nghệ sinh học. Trong đó, công  
nghệ điện tử, tin học và công nghệ phần mềm được triển khai trước tiên và đang  
tác động rất mạnh đến các lĩnh vực khác.  
* Phân công lao động và hợp tác quốc tế phát triển thông qua các cam kết  
song phương và đa phương, tạo nên sự ràng buộc về kinh tế giữa các nước.  
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ đã thúc dẩy sự phát  
triển của phân công lao động quốc tế. Thực chất của phân công lao động quốc tế là  
chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất phát triển cao dẫn đến tình trạng các nước  
ngày càng phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau về tài nguyên, vốn, công nghệ, thị  
trường. Càng tham gia nhiều vào phân công quốc tế, các nước càng phải hợp tác  
chặt chẽ với nhau để tận dụng lợi thế của nhau.  
Hiện nay, xuất phát từ lợi ích của mình, các nước đều tích cực và chủ động  
tham gia các liên kết kinh tế quốc tế, các tổ chức kinh tế quốc tế, cꢀng thực hiện  
các cam kết song phương và đa phương. Như vậy, các nước đã tham gia vào sân  
chơi chung có luật chơi chung, trong đó các bên phải dành cho nhau những nhượng  
bộ, ưu đãi, được hưởng các quyền lợi đi đôi với việc thực hiện các nghĩa vụ. Điều  
này càng làm cho phân công và hợp tác lao động quốc tế phát triển, các nước ngày  
càng ràng buộc chặt chẽ cới nhau về quan hệ kinh tế.  
* Hình thành các trung tâm kinh tế mang tính chất toàn cầu và khu vực:  
19  
Kinh tế thế giới phát triển không đều giữa các quốc gia, các khu vực và giữa  
các thời kỳ. Những thập kỷ gần đây, các nước phát triển chiếm phần nhỏ về diện  
tích và dân số thế giới có nhiều lợi thế trong việc vận dụng nền văn minh trí tuệ  
nên phát triển kinh tế nhanh. Trên thế giới hình thành 3 trung tâm kinh tế lớn của  
các nước phát triển: Bắc Mỹ, Đông Bắc Á và Liên minh Châu Âu – Ba trung tâm  
kinh tế lớn này chiếm vị trí kinh tế cao trong kinh tế thế giới trên các lĩnh vực công  
nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu, đầu tư và công nghệ.  
Gần đây, xuất hiện một số nền kinh tế mới nổi trong từng khu vực, điển hình  
là Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng bình quân trong suốt hơn 30 năm cải cách là  
9%; Ấn Độ, ASEAN có tốc độ tăng trưởng bình quân trong nhiều năm gần đây là  
6,5% và 6%. Một số trung tâm kinh tế khác cũng đang có dấu hiệu tăng trưởng tích  
cực như khu vực Mỹ - Latinh (tốc độ tăng trưởng bình quân 3,3% giai đoạn 2000-  
2004, đã tăng lên 5,5% năm 2007, rơi vào tăng trưởng âm năm 2015, 2016 và hồi  
phục dần năm 2017), khu vực Châu Phi (tốc độ tăng trưởng bình quân 3% giai  
đoạn 2000-2004, đạt 6% năm 2007 và phát triển mạnh mẽ từ năm 2012), khu vực  
Đông Âu đã thoát khỏi thời kỳ suy thoái tăng trưởng âm và đã bắt đầu tăng trưởng  
(1,7% giai đoạn 2000-2004 và đạt 5,8% năm 2007). Tuy nhiên, từ năm 2008 do  
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước đều chậm lại.  
Bảng 2.1. 10 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới  
Giai đoạn  
Tốc độ tăng trưởng  
Giai đoạn  
Tốc độ tăng trưởng  
2001-2010  
bình quân hàng năm  
2011-2015  
bình quân hàng năm  
(%)  
(%)  
Angola  
Trung Quốc  
Myanmar  
Nigeria  
11,1  
Trung Quốc  
Ấn Độ  
9,5  
10,5  
10,3  
8,9  
8,4  
8,2  
7,9  
7,9  
7,7  
7,6  
8,2  
8,1  
7,7  
7,2  
7,2  
7,0  
7,0  
6,9  
6,8  
Ethiopia  
Mozambigue  
Tanzania  
Việt Nam  
Congo  
Ethiopia  
Kazakhstan  
Chad  
Mozambigue  
Campuchia  
Rwanda  
Ghana  
Zambia  
Nigeria  
(Nguồn: The Economist; IMF)  
Nhìn chung, kinh tế các khu vực trên thế giới đều có sự phát triển chung  
nhưng không đồng đều, vẫn còn khoảng cách khá xa giữa các nước phát triển với  
các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển vẫn còn nhiều khó khăn và bị  
đối xử không công bằng. Những năm gần đây, các nước đang phát triển đã lợi  
dụng các diễn đàn kinh tế quốc tế để đòi lập lại trật tự kinh tế thế giới mới. Đó là  
con đường duy nhất để các nước đang phát triển hạn chế, tiến tới xóa bỏ được sự  
bóc lột kinh tế tinh vi từ bên ngoài, đồng thời vẫn tham gia hợp tác kinh tế quốc tế,  
lợi dụng được các lợi thế để phát triển kinh tế quốc gia.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 100 trang yennguyen 26/03/2022 10922
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế quốc tế - Nghề: Khai thác vận tải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_quoc_te_nghe_khai_thac_van_tai.pdf