Giáo trình Kinh tế vận chuyển đường biển - Ngành/nghề: Khai thác vận tải

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: KINH TẾ  
VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN  
NGÀNH/NGHỀ: KHAI THÁC VẬN TẢI  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành kèm theo Quyết định số.....QĐ/ ngày......tháng........năm....của Hiệu  
Trưởng Trường Cao đẳng Hàng Hải I)  
Hải phòng, năm 2017  
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
2
 
LỜI MỞ ĐẦU  
Để góp phần vào việc không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng  
yêu cầu của thực tiễn trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, khoa Kinh tế trường  
Cao đẳng Hàng hải đang cố gắng từng bước biên soạn giáo trình Kinh tế vận  
chuyển đường biển một cách có hệ thống phù hợp với xu thế chung trên thế giới.  
Kinh tế vận chuyển đường biển là môn khoa học cơ sở trong nội dung chương  
trình đào tạo của nghề khai thác vận tải. Giáo trình đã trình bày những kiến thức  
cơ bản về quá trình sản xuất vận tải; hệ thống vận tải quốc gia; nhu cầu vận tải và  
năng lực vận tải; vốn kinh doanh, chi phí sản xuất, giá thành và giá cước vận tải  
để phục vụ cho công tác lập kế hoạch và tổ chức khai thác phương tiện vận tải.  
Giáo trình Kinh tế vận chuyển đường biển bao gồm các nội dung chính sau:  
Chương 1. Đặc điểm của ngành vận tải  
Chương 2. Nhu cầu vận chuyển  
Chương 3. Sản xuất phục vụ trong vận chuyển đường biển  
Chương 4. Chi phí và giá thành vận chuyển đường biển  
Chương 5. Giá cước trong vận chuyển đường biển  
Chương 6: Doanh thu và lợi nhuận  
Giáo trình đã được trình bày với sự đóng góp kiến thức quý báu của tập thể  
giáo viên bộ môn và các cán bộ chuyên ngành kinh tế vận tải biển, đồng thời tiếp  
thu có chọn lọc các tài liệu chuyên ngành Hàng hải trong và ngoài nước, kết hợp  
với thực tiễn đổi mới hiện nay ở Việt Nam.  
Giáo trình là tài liệu giảng dạy chính thức cho sinh viên ngành Khai thác vận  
tải, Trường Cao đẳng Hàng hải I, đồng thời là tài liệu tham khảo cho sinh viên  
những ngành học có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn này.  
Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp bổ sung để giáo trình này  
ngày càng hoàn thiện hơn và đáp ứng kịp thời những yêu cầu đổi mới của thực  
tiễn.  
Xin chân thành cảm ơn!  
Hải Phòng, ngày…..........tháng........... năm 2017  
Tham gia biên soạn  
1. Chủ biên: Th.s. Đồng Phong Huyền  
2. Th.s Trịnh Ngọc Thu Hà  
3
 
MỤC LỤC  
4
5
6
Bảng danh mục ký hiệu, từ viết tắt, thuật ngữ chuyên ngành  
Ký hiệu, từ viết tắt,  
Giải thích  
thuật ngữ chuyên  
ngành  
XNK  
Xuất nhập khẩu  
Hàng hải Việt Nam  
Vận tải biển  
HHVN  
VTB  
RT  
Tấn đăng ký  
BGTVT  
NRT  
Bộ giao thông vận tải  
Dung tích đăng kiểm thực chở  
Dung tích đăng kiểm toàn bộ  
Thông tin vô tuyến  
Tài sản cố định  
GRT  
TTVT  
TSCĐ  
BHXH  
F.I.O  
F.D  
Bảo hiểm xã hội  
Free in and out  
Free discharge  
F.O.B  
DWT  
Free on board  
Trọng tải toàn bộ  
7
 
Danh mục bảng, biểu  
Số bảng  
Tên bảng  
Trang  
22  
Bảng 2.1 Biểu diễn nhu cầu vận chuyển dưới dạng biểu  
Bảng 2.2. Biểu diễn nhu cầu vận chuyển dưới dạng bàn cờ  
23  
Định biên an toàn tối thiểu bộ phận boong theo tổng dung  
tích  
Bảng 3.1.  
32  
32  
Định biên an toàn tối thiểu bộ phận máy theo tổng công  
suất máy chính (KW)  
Bảng 3.2.  
8
 
Danh mục hình vẽ  
TT  
Tên hình vẽ  
Trang  
23  
Hình 2.1. Biểu diễn nhu cầu vận chuyển dưới dạng sơ đồ luồng hàng  
Hình 3.1. Đặc trưng kích thước tàu  
28  
Hình 3.2. Quan hệ giữa các loại thời gian của tàu  
40  
9
   
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC  
Tên môn học: Kinh tế vận chuyển đường biển  
Mã môn học: MH.6840101.13  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:  
- Vị trí: Là môn khoa học cơ sở trong nội dung chương trình đào tạo của nghề  
khai thác vận tải, được bố trí giảng dạy sau khi học các môn chung và trước khi  
học các môn cơ sở của nghề.  
- Tính chất: Kinh tế vận chuyển đường biển là môn học ngiên cứu những kiến  
thức cơ bản về: quá trình sản xuất vận tải; hệ thống vận tải quốc gia; nhu cầu vận  
tải và năng lực vận tải; vốn kinh doanh, chi phí sản xuất, giá thành và giá cước vận  
tải.  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Kinh tế vận chuyển vận biển cung  
cấp cho người học những kiến thức cơ bản để phục vụ cho các môn học chuyên  
ngành của nghề khai thác vận tải.  
Mục tiêu của môn học/mô đun:  
- Về kiến thức:  
+ Trình bày được đối tượng và đặc điểm sản xuất của vận tải.  
+ Trình bày được nguồn gốc phát sinh nhu cầu vận chuyển.  
+ Trình bày được tàu biển là phương tiện trong vận chuyển đường biển.  
+ Trình bày được các vấn đề về tuyến đường, cảng biển trong vận chuyển  
đường biển.  
+ Trình bày được hàng hóa là đối tượng phục vụ trong vận tải biển.  
+ Trình bày được khái niệm, đặc điểm và cách xác định giá cước trong vận  
chuyển đường biển.  
+ Trình bày được khái niệm và cách tính doanh thu và lợi nhuận trong vận  
chuyển đường biển.  
- Về kỹ năng:  
+ Phân biệt được các loại hình vận tải.  
+ Phân biệt được các biến động của nhu cầu vận chuyển.  
+ Tính toán được thời gian chuyến đi.  
+ Xác định được khả năng và năng suất vận chuyển của tàu.  
+ Tính toán được các loại chi phí trong vận chuyển đường biển.  
10  
+ Tính toán được giá thành vận chuyển đường biển.  
+ Tính toán được giá cước trong vận chuyển đường biển.  
+ Xác định được doanh thu và lợi nhuận trong vận chuyển đường biển.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cn cù, năng động tiếp thu kiến thc,  
làm đầy đủ các bài kim tra, bài tp tho lun mà giáo viên yêu cu.  
Nội dung của môn học:  
11  
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH VẬN TẢI  
Mã chương: MH. 6840101.13  
Giới thiệu:  
Để trả lời cho câu hỏi những hình thức nào của vận tải thiết lập nên đối tượng  
quan tâm của các nhà kinh tế vận tải, cần phải định nghĩa vận tải là gì. Dựa vào các  
tiêu chuẩn khác nhau ta có các định nghĩa khác nhau về vận tải:  
Theo tiêu chuẩn liên quan đến không gian: vận tải là một hoạt động có mục  
đích, là sự di chuyển hàng hoá và hành khách trong không gian.  
Theo tiêu chuẩn mục đích của hoạt động: Vận tải là một hoạt động có ý thức  
được thực hiện để thay đổi vị trí người, vật và thông tin.  
Theo tiêu chuẩn kỹ thuật của hoạt động: Vận tải là sự kết hợp của các yếu tố  
phương tiện chuyên chở, thiết bị động lực, tuyến đường, ga, cảng và được thực  
hiện trong một khoảng cách xác định.  
Theo tiêu chuẩn tổ chức luật: Vận tải là một hoạt động được thực hiện cho  
một đối tượng xác định và là công việc chính của đối tượng đã cho.  
Theo tiêu chuẩn kinh tế: Vận tải là một hoạt động kiếm lời từ việc bán sản  
phẩm phục vụ của mình làm ra. Vận tải là một hoạt động có hệ thống giá cả riêng.  
Mục tiêu:  
Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản liên quan đến vận chuyển  
hàng hoá bằng đường biển: đặc điểm, vai trò của ngành sản xuất vận tải; phân loại  
vận tải; sản phẩm vận tải và đơn vị đo lường sản phẩm vận tải; các giai đoạn của  
một chu kỳ sản xuất vận tải. Từ đó người học có thể phân biệt được sản phẩm của  
ngành vận tải với sản phẩm của các ngành sản xuất khác, xác định được đơn vị đo  
lường của sản phẩm vận tải; phân biệt được các loại vận tải theo các tiêu thức phân  
loại khác nhau; xác định được các giai đoạn của một chu kỳ vận tải.  
Nội dung chính:  
1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế vận tải và đặc điểm sản xuất của vận tải  
1.1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế vận tải  
- Nghiên cứu quy mô sản xuất và cách quản lý của các doanh nghiệp vận tải.  
- Nghiên cứu việc khai thác các phương tiện vận tải và các thiết bị bốc xếp.  
- Nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị sản xuất  
vận tải.  
1.2. Đặc điểm sản xuất của vận tải  
12  
       
Cũng giống như các ngành sản xuất vật chất khác, ngành vận tải là một ngành  
sản xuất vật chất, sau quá trình sản xuất cũng tạo ra sản phẩm. Sản phẩm của  
ngành vận tải là “sự di chuyển hàng hoá và hành khách trong không gian”.  
Hoạt động vận tải có các đặc điểm sau:  
Một là, Vận tải mang tính phục vụ. Đây là đặc điểm lớn nhất của hoạt động  
vận tải. Vận tải không chỉ thực hiện ở trong khâu sản xuất mà cả trong khâu lưu  
thông phân phối, giúp cho các ngành sản xuất vật chất khác đảm bảo hoạt động  
bình thường. Vì vậy, vận tải là mạch máu của nền kinh tế quốc dân.  
Hai là, Có tính thống nhất giữa sản xuất và tiêu thụ. Tính thống nhất giữa sản  
xuất và tiêu thụ của vận tải được thể hiện trên cả ba mặt: quy mô, thời gian và địa  
điểm. Có nghĩa là tại một thời điểm nào đó sản xuất được bao nhiêu sản phẩm vận  
tải thì cũng trong thời gian ấy tại nơi đó tiêu thụ hết bấy nhiêu sản phẩm vận tải.  
Ba là, Trong hoạt động vận tải không có sản xuất để dự trữ. Trong tất cả các  
hoạt động sản xuất (trừ vận tải) đều có thể có sản xuất để tiêu dùng ngay và sản  
xuất để dự trữ. Lượng dự trữ nhiều hay ít tùy thuộc vào đặc tính của sản phẩm và  
ngành sản xuất. Lượng dự trữ này đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản  
xuất, tạo điều kiện cho sản xuất được nhịp nhàng, đều đặn trong suốt cả năm.  
Trong vận tải do sản xuất và tiêu thụ đồng thời nên không có sản xuất dự trữ,  
nhưng trong sản xuất vận tải nhất thiết phải có phương tiện dự trữ để đáp ứng nhu  
cầu của vận tải ngay cả ở thời kỳ lên cao nhất.  
Bốn là, Trong hoạt động vận tải không có hoạt động trung gian giữa sản xuất  
và tiêu thụ.  
Năm là, Quá trình sản xuất của ngành vận tải không làm thay đổi tính chất lý  
hoá mà chỉ làm thay đổi vị trí của đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm, lao động  
trong ngành vận tải không tạo ra sản phẩm mới mà chỉ làm tăng thêm giá trị của  
hàng hoá được vận chuyển.  
2. Vai trò của vận tải  
2.1. Vai trò của vận tải trong sản xuất  
- Là một ngành sản xuất, là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế quốc dân.  
- Tạo nên khuynh hướng định vị công nghiệp và xây dựng. Khuynh hướng  
định vị có thể dựa vào hoặc là thiên hướng vươn tới thị trường tiêu dùng hoặc là thị  
trường nguyên liệu. Sự phát triển của vận tải được biểu hiện bằng việc tăng mật độ  
mạng lưới đường, nâng cao tính đều đặn của những thao tác vận tải và giảm chi phí  
của chúng, điều này làm dễ dàng cho sự gần lại nhau giữa khu vực sản xuất và khu  
vực tiêu dùng. Xuất hiện quy tắc như thế là vì vận tải nguyên liệu luôn dễ dàng hơn  
13  
   
vận tải thành phẩm, vì có thể vận chuyển nguyên liệu với số lượng lớn (do đó rẻ  
hơn), còn thành phẩm vận chuyển ở những lô hàng tản mát (vì vậy đắt hơn).  
- Ảnh hưởng đến chi phí sản xuất ra của cải vật chất.  
Chi phí sản xuất hàng hoá bao gồm cả chi phí vận tải, việc phát triển những  
hình thức vận tải rẻ nhất như vận tải thuỷ và vận tải ống đã làm giảm chi phí sản  
xuất ra sản phẩm.  
- Ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hàng hoá.  
Việc phát triển những phương tiện vận tải mà chúng đảm bảo duy trì khả năng  
tốt của hàng hoá được vận chuyển góp phần tạo nên và đảm bảo chất lượng sản  
phẩm hàng hoá.  
Những sản phẩm được sản xuất ra có chất lượng tốt (vd: gỗ, thuỷ tinh, hoa  
quả, thịt cá, gốm sứ...) muốn tới được tay người tiêu dùng phải qua quá trình vận  
tải, những sản phẩm đó rất dễ hỏng, vỡ vì thế phát triển những phương tiện vận tải  
có thể đảm bảo được chất lượng hàng hoá đến tận tay người tiêu dùng là rất quan  
trọng.  
- Vận tải tạo nên chủng loại và quy mô sản xuất.  
Khi vận tải đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của một ngành sản xuất  
ở một khu vực nào đó thì quy mô sản xuất ở khu vực đó sẽ phụ thuộc vào vận tải.  
Ví dụ đối với những khu vực có điều kiện vận tải khó khăn thì việc khai thác  
nguyên liệu tự nhiên ở đó sẽ bị hạn chế bởi khả năng vận chuyển, thậm chí kể cả  
khi ở đó có lắp đặt những thiết bị khai thác hiện đại có năng suất cao.  
Thông thường chủng loại sản xuất phụ thuộc vào vận tải khi đòi hỏi những  
phương tiện vận chuyển chuyên môn, như sitéc, thiết bị làm lạnh, điều hoà nhiệt  
độ,...  
- Ảnh hưởng đến những điều kiện hoạt động của các xí nghiệp sản xuất.  
Vận tải sẽ giúp cho việc sản xuất của các doanh nghiệp được chắc chắn và  
hiệu quả hơn khi mà nó đảm bảo cung cấp nhịp nhàng nguyên liệu và vật liệu trong  
suốt cả năm. Sự đảm bảo này càng lớn nếu như toàn bộ hệ thống vận tải của đất  
nước càng phát triển tốt hơn. Khi tồn tại khả năng lựa chọn phương tiện vận tải thì  
triển vọng hoạt động nhịp nhàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng được tăng lên.  
2.2. Vai trò của vận tải đối với con người  
- Vận tải phục vụ cho con người gần lại nhau, đặc biệt những người ở những  
khu vực văn hoá khác nhau làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau. Giao lưu về mặt  
văn hoá, khoa học, kỹ thuật phát triển làm cho con người tăng thêm lượng thông  
tin kiến thức, làm giàu thêm đời sống xã hội của mỗi nước, mỗi khu vực.  
14  
 
- Vận tải thực hiện nhiệm vụ vận chuyển con người (đi làm, mua bán, thăm  
viếng, giải trí…)  
2.3. Chức năng quốc tế của vận tải  
Vận tải là một ngành kinh tế hoạt động trong hệ thống kinh tế của đất nước.  
Hệ thống này không bao giờ bị đóng mà luôn vươn ra thị trường quốc tế. Vì vậy  
vận tải có những chức năng quốc tế rất lớn đó là:  
- Phát triển xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt đến các nước rất xa.  
- Nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu và sản phẩm cần thiết.  
- Phát triển hợp tác quốc tế về công nghiệp.  
- Phát triển du lịch quốc tế.  
- Phát triển lưu thông quốc tế về văn hoá, khoa học và kỹ thuật.  
3. Phân loại vận tải  
3.1. Căn cứ theo mục đích và phạm vi sử dụng  
- Vận tải chuyên nghiệp (vận tải kiếm sống): Là hình thức vận tải trong đó  
người chủ phương tiện lấy việc vận chuyển làm nhiệm vụ sản xuất chính của mình,  
bán sản phẩm của mình làm ra cho khách hàng và lấy thu nhập từ việc bán sản  
phẩm phục vụ của mình.  
- Vận tải không chuyên nghiệp (vận tải nội bộ): Là hoạt động vận tải trong nội  
bộ xí nghiệp nhằm hỗ trợ cho hoạt động khác của xí nghiệp như vận chuyển  
nguyên vật liệu, vận chuyển thành phẩm từ dây chuyền sản xuất đến kho... Trong  
hình thức này chủ phương tiện không lấy hoạt động vận tải làm nhiệm vụ chính và  
chi phí vận tải là bộ phận cấu thành trong giá thành của sản phẩm chính.  
3.2. Căn cứ theo đối tượng phục vụ  
- Vận tải hàng hoá.  
- Vận tải hành khách.  
3.3. Căn cứ theo hình thức vận tải  
- Vận tải đường sông.  
- Vận tải đường biển.  
- Vận tải đường bộ.  
- Vận tải đường hàng không.  
- Vận tải đường sắt.  
- Vận tải đường ống.  
15  
         
Các hình thức vận tải này khác nhau về phương tiện vận tải, môi trường hoạt  
động, tốc độ vận chuyển, cước phí vận chuyển.  
3.4. Căn cứ theo phương vận chuyển  
- Vận tải theo phương ngang: Thực hiện sự di chuyển hàng hoá và hành khách  
giữa hai địa điểm cách xa nhau theo phương nằm ngang.  
- Vận tải theo phương thẳng đứng: Thực hiện việc di chuyển hàng hoá và  
hành khách từ mặt đất lên đến độ cao nhất định và ngược lại.  
3.5. Căn cứ theo cách tổ chức quá trình vận tải  
- Vận tải đơn phương: Là hình thức vận tải vận chuyển hàng hoá và hành  
khách từ nơi đi đến nơi đến bằng một phương thức vận tải duy nhất.  
- Vận tải đa phương: Là hình thức vận tải vận chuyển hành khách và hàng hoá  
từ nơi đi đến nơi đến bằng ít nhất 2 phương thức vận tải, sử dụng 1 chứng từ và chỉ  
có 1 người chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển.  
- Vận tải đứt đoạn: Là hình thức vận tải vận chuyển hành khách và hàng hoá  
từ nơi đi đến nơi đến bằng 2 hay nhiều phương thức vận tải, sử dụng 2 hay nhiều  
chứng từ vận tải và có 2 hay nhiều người phải chịu trách nhiệm trong quá trình vận  
chuyển.  
4. Sản phẩm vận tải và đơn vị đo lường sản phẩm vận tải  
Mục đích của vận tải là vận chuyển đối tượng vận tải từ nơi này đến nơi khác  
trong không gian do đó sản phẩm của nó là sự di chuyển hàng hoá hay hành khách  
trong không gian. Như vậy qui mô của sản xuất vận tải phụ thuộc vào hai nhân tố  
đó là: khối lượng vận chuyển và cự ly vận chuyển. Từ đây người ta lấy tích số của  
hai đại lượng này làm đại lượng đo khối lượng sản xuất vận tải.  
Trong vận tải hàng hoá đơn vị đo lường tiêu chuẩn hiện nay đang dùng là tấn  
- km (T-km). Trong vận tải hành khách là người - km (Ng-km). Ngoài ra trong vận  
tải biển còn dùng tấn - hải lý (T-hải lý) và người - hải lý (Ng-hlý).  
Những đơn vị đo như trên mới chỉ đánh giá được qui mô khối lượng sản xuất  
mà không đánh giá được chất lượng sản xuất, nghĩa là mới chỉ phản ánh được công  
sức của người vận tải bỏ ra trong quá trình công tác mà chưa phản ánh được mức  
độ phục vụ của người vận tải . Ta lấy ví dụ minh hoạ như sau:  
Sản lượng vận chuyển là 1000 T-Km vận chuyển 1000 T đi xa 1km  
hoặc vận chuyển 1 T đi xa 1000 km  
Như vậy sản phẩm vận tải là như nhau nhưng mức độ phục vụ của mỗi trường  
hợp là khác nhau.  
16  
     
Để phản ánh được khối lượng công việc vận tải người ta phải dùng đồng thời  
hai chỉ tiêu: chỉ tiêu khối lượng tính bằng T, Ng và chỉ tiêu sản lượng tính bằng T-  
Km, T-Hlý, Ng-km, Ng-Hlý.  
5. Chu kỳ sản xuất vận tải  
Chu kỳ sản xuất vận tải (hay còn gọi là quá trình sản xuất vận tải hay còn gọi  
là chuyến đi) là sự kết hợp của các yếu tố sản xuất trong vận tải để thực hiện các  
bước công việc từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc và có tính chất lặp đi lặp lại.  
Các bước công việc của chu kỳ sản xuất vận tải:  
5.1. Giai đoạn chuẩn bị  
- Nhận các đơn chào hàng.  
- Tính toán, lựa chọn đơn chào hàng.  
- Làm các thủ tục ký kết hợp đồng (hợp đồng vận chuyển và hợp đồng thuê  
phương tiện).  
5.2. Giai đoạn bố trí phương tiện và nhận hàng  
Sau khi thống nhất về thể thức vận chuyển và chuẩn bị hàng hoá là giai đoạn  
đưa phương tiện tới nơi nhận hàng. Tuỳ theo hợp đồng đã ký kết mà đưa phương  
tiện tới nơi tập kết hàng hoá để lấy hàng hoặc đưa hàng hoá tới ga, cảng nơi bố trí  
phương tiện nhận hàng.  
5.3. Xếp hàng  
Xếp hàng tại địa điểm ghi trong hợp đồng.  
Thời gian xếp hàng chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố:  
- Hàng hoá: chủng loại, khối lượng, cách thức đóng gói, đặc tính lý hoá của  
hàng hoá, yêu cầu bảo quản trong quá trình xếp dỡ.  
- Cảng: chủng loại, số lượng thiết bị xếp dỡ, công tác tổ chức, điều kiện sản  
xuất, khí hậu, thuỷ văn  
- Phương tiện vận chuyển: vị trí, kích thước miệng hầm hàng.  
- Sơ đồ xếp hàng hợp lý đảm bảo an toàn cho hàng hoá và thuận tiện khi trả  
hàng.  
5.4. Lập đoàn phương tiện  
Không phải tất cả các loại phương tiện vận tải đều phải qua giai đoạn này.  
Giai đoạn này chỉ có với vận tải đường sắt, đường sông hoặc vận tải ô tô có  
rơmoóc. Điển hình nhất là trong vận chuyển đường sắt.  
Việc lập đoàn phương tiện phải đảm bảo các nguyên tắc sau:  
17  
         
- Bảo đảm an toàn đoàn phương tiện đi lại bằng cách phân bố lực hãm đồng  
đều cho các thành phần của đoàn phương tiện.  
- Giảm bớt thao tác khi lập và giải phóng đoàn phương tiện đến mức thấp  
nhất.  
- Giảm bớt thao tác dọc đường.  
- Tận dụng sức kéo, đẩy của đầu máy.  
5.5. Giai đoạn vận chuyển  
Đây là giai đoạn chính của quá trình vận tải thực hiện việc vận chuyển hàng  
hoá, hành khách tới nơi yêu cầu.  
5.6. Đón nhận phương tiện tại nơi đến  
Trước khi tiến hành dỡ hàng hoá tại nơi đến, cần phải tiến hành kiểm tra tình  
trạng kỹ thuật của phương tiện và kiểm tra tình hình hàng hoá.  
Hàng hoá được kiểm tra xem có hư hỏng không. Nếu có hư hỏng cần phải  
xem xét kỹ lưỡng hầm hàng, nghiên cứu nguyên nhân gây hư hỏng hàng hoá và lập  
biên bản cụ thể. Trường hợp hàng hoá bị mất mát do phương tiện không đảm bảo  
gây lên (thủng mái che, hỏng cửa...) cũng cần lập biên bản.  
Về phương tiện, sau một chuyến đi đều phải kiểm tra phương tiện xem có  
đảm bảo an toàn không. Riêng đối với phương tiện chạy đường ngắn thì có thể đặt  
chế độ kiểm tra hàng ngày. Trong vận tải đường sắt, sông, biển chuyến đi thường  
dài ngày nên cần phải có tổ chức kiểm tra hàng ngày và ghi vào nhật ký phương  
tiện. Việc kiểm tra phương tiện tại bến cuối cần xem thực trạng phương tiện và  
nhật ký nói trên.  
5.7. Giải phóng đoàn phương tiện  
Cũng như lập đoàn phương tiện, không phải tất cả các dạng phương tiện vận  
tải đều phải trải qua giai đoạn tháo dỡ đội hình đoàn phương tiện. Những phương  
tiện nào có lập đoàn phương tiện mới có giai đoạn này. Giải phóng đoàn phương  
tiện là việc tháo dỡ đội hình đoàn phương tiện và đưa phương tiện vào nơi dỡ  
hàng.  
5.8. Dỡ hàng (trả khách)  
Dỡ hàng là công việc về nguyên tắc được gắn liền với xếp hàng. Vì vậy,  
người ta thường gắn liền hai công việc trái ngược nhau này thành khái niệm xếp dỡ  
hàng hoá.  
Tuy nhiên, trong công tác xếp dỡ cũng có thể sử dụng các phương tiện đặc  
biệt chuyên dùng cho việc dỡ hàng mà không có khả năng xếp hàng, chủ yếu là các  
18  
       
phương tiện tự dỡ như toa xe tự dỡ, ô tô ben, xà lan tự dỡ... các phương tiện này  
cho phép dỡ hàng ra khỏi phương tiện rất nhanh.  
5.9. Chạy rỗng đến nơi nhận hàng mới  
Đôi khi phương tiện lấy hàng ngay tại nơi dỡ hàng, lúc đó không cần thiết  
phải chạy rỗng đến nơi xếp hàng nữa và do đó giảm bớt chi phí này. Chạy rỗng là  
việc bắt buộc phải hao phí sức người, sức của cho hoạt động không có sản phẩm  
này. Do vậy, trong tổ chức khai thác vận chuyển người ta cố gắng hạn chế việc  
chạy rỗng đến mức tối thiểu.  
Bài tập của học sinh, sinh viên  
Câu 1: Trình bày đặc điểm sản xuất của ngành vận tải và vai trò của vận tải?  
Câu 2: Trình bày các cách phân loại vận tải?  
Câu 3: Sản phẩm vận tải và đơn vị đo lường sản phẩm vận tải?  
Câu 4: Kể tên các giai đoạn của chu kỳ sản xuất vận tải?  
Câu 5: Hãy vẽ lược đồ mô tả chu kỳ sản xuất của vận tải biển?  
Câu 6: Phân biệt hình thức vận tải chuyên nghiệp với vận tải không chuyên  
nghiệp?  
Câu 7: Tại sao trong hoạt động vận tải không có sản xuất để dự trữ?  
Câu 8: Theo em trong hoạt động vận tải cần dự trữ cái gì? Tại sao?  
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập của bài.  
- Đánh giá về kiến thức: Tự luận  
- Đánh giá về kỹ năng: Thực hành  
19  
   
CHƯƠNG 2. NHU CẦU VẬN CHUYỂN  
Mã chương: MH. 6840101.13.02  
Giới thiệu:  
Yêu cầu vận chuyển là sự đòi hỏi của chủ hàng nào đó đối với vận tải, yêu  
cầu này có thể hợp lý, có thể không hợp lý. Yêu cầu vận chuyển hợp lý là yêu cầu  
phù hợp với năng lực của người vận tải tức là phù hợp với khả năng đáp ứng và  
quyền lợi của người vận tải. Những yêu cầu vận chuyển hợp lý này sẽ hình thành  
nên nhu cầu vận chuyển trong vận tải.  
Mục tiêu của chương:  
Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nhu cầu vận chuyển từ đó  
người học có thể phân biệt được nhu cầu vận chuyển và yêu cầu vận chuyển, biểu  
diễn được nhu cầu vận chuyển bằng những phương pháp khác nhau, tìm được các  
nguyên nhân gây ra biến động nhu cầu vận chuyển trong thực tế.  
Nội dung chính:  
1. Nguồn gốc phát sinh nhu cầu vận chuyển  
Nhu cầu vận chuyển là những yêu cầu vận chuyển hợp lý, là yêu cầu phù hợp  
với năng lực của người vận tải tức là phù hợp với khả năng đáp ứng và quyền lợi  
của người vận tải.  
Nhu cầu vận chuyển luôn luôn biến động theo thời gian và không gian, nguồn  
gốc của nhu cầu vận chuyển bao gồm:  
1.1. Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên  
Do sự phân bố không đều về nguồn tài nguyên thiên nhiên trên phạm vi quốc  
gia hay quốc tế.  
Tài nguyên thiên nhiên được phân bố rải rác ở các vùng khác nhau trên trái  
đất như: dầu lửa tập trung ở Trung Cận Đông, Trung Á, Bắc Mỹ; Than ở Đông Âu,  
Úc; Sản phẩm nông nghiệp ở Nam Mỹ, Đông Nam Á…Ở nước ta cũng vậy, than  
tập trung ở Quảng Ninh, dầu khí ở thềm lục địa Miền Nam, lúa ở đồng bằng sông  
Cửu Long, khoáng sản thì nằm rải rác ở các vùng khác nhau.  
Khi quy hoạch các cơ sở sản xuất, người ta đã cố gắng xây dựng nhà máy ở  
gần nguồn tài nguyên thiên nhiên, xong không bao giờ có một địa điểm lý tưởng  
tập trung hết nguyên vật liệu cho một đơn vị sản xuất. Vì vậy phát sinh nhu cầu  
vận chuyển trong việc cung cấp nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất, ngay cả việc  
khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng có đòi hỏi tương tự.  
Nhu cầu vận chuyển do sự phân bố tài nguyên nói chung ổn định.  
20  
     
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 92 trang yennguyen 26/03/2022 10561
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế vận chuyển đường biển - Ngành/nghề: Khai thác vận tải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_van_chuyen_duong_bien_nganhnghe_khai_thac.pdf