Đề tài Nghiên cứu thực trạng chăm sóc bệnh đái tháo đường nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2015

BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG  
KHOA KHOA HC SC KHE  
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG  
*****  
NGUYN THNGA  
Mã sinh viên: B00388  
NGHIÊN CU THC TRẠNG CHĂM SÓC  
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NI TRÚ  
TI BNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐI 108  
NĂM 2015  
ĐỀ TÀI TT NGHIP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG HVLVH  
HÀ NI 2015  
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG  
KHOA KHOA HC SC KHE  
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG  
*****  
NGUYN THNGA  
Mã sinh viên: B00388  
NGHIÊN CU THC TRẠNG CHĂM SÓC  
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NI TRÚ  
TI BNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐI 108  
NĂM 2015  
ĐỀ TÀI TT NGHIP CNHÂN ĐIỀU DƯỠNG HVLVH  
Người hướng dn khoa hc:  
TS. Nguyễn Đức Ngọ  
HÀ NI 2015  
Thang Long University Library  
Li cảm ơn!  
Tôi xin trân trng cảm ơn Ban giám hiệu - Trường Đại học Thăng Long đã  
giúp đỡ và tạo điu kin thun li cho tôi hc tp và nghiên cu. Tôi xin gi li cm  
ơn sâu sắc ti Tiến sĩ Nguyễn Đức Ngọ, người thầy đã trực tiếp hướng dn và tn  
tình giúp đỡ tôi trong sut thi gian hc tp, nghiên cứu và hoàn thành đề tài tt  
nghip tại nhà trường. Tôi xin bày tlòng biết ơn đến các thy, cô giáo Bmôn  
điều dưỡng và các bộ môn liên quan đã tận tình ging dạy, giúp đỡ tôi trong quá  
trình hc tp và nghiên cu. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, phòng Kế  
hoch tng hp, Khoa Ni cán b, Khoa khám bnh C1-2, Khoa Xét nghim Bnh  
viện Trung ương quân đội 108 đã hết sc hp tác, htrtôi trong quá trình thc  
hiện đề tài. Tôi xin được gi li cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, các bạn đồng  
nghip cùng tp thanh chem hc viên lp cử nhân điều dưỡng hva làm va  
hc đã động viên, ng htôi rt nhiu trong quá trình hoàn thành luận văn này.  
CÁC CHVIT TT TRONG LUẬN VĂN  
ADA:  
BN:  
Hip hội đái tháo đường M(American diabetes Association).  
Bnh Nhân.  
BMI:  
B/M:  
Chskhối cơ thể (Body Mass Index).  
Chsbng mông.  
Cholesterol ttrng cao HDL-C (High Density Lipoprotein - Cholesterol)  
Cholesterol ttrng thp LDL-C (Low Density Lipoprotein - Cholesterol)  
ĐTĐ:  
IDF :  
JNC:  
TG :  
Đái tháo đường  
Hip hội Đái tháo đường Quc tế (International Diabetes Federation)  
Liên y ban Quc gia Hoa K(United States Joint National Committee)  
Triglycerid  
THA : Tăng huyết áp.  
UKPDS: Nghiên cu tiến cu về đái tháo đường của Vương quốc Anh  
(United Kingdom Prospective Diabetes Study)  
WHO: Tchc Y tế Thế gii (World Health Organization)  
Thang Long University Library  
MỤC LỤC  
PHLC  
Thang Long University Library  
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
“Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hoá ”. Dự báo  
của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỷ XX đã và đang trở thành hiện  
thực. Trong đó, đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm được WHO quan tâm hàng  
đầu trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Theo thống kê của Liên đoàn đái  
tháo đường Quốc tế thì trên thế giới có khoảng 90% là Đái tháo đường type 2, mỗi  
năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì bệnh đái tháo đường trong đó khoảng 80%  
bệnh nhân tử vong do biến chứng tim mạch, nhất là những trường hợp đái tháo  
đường type 2 phát hiện muộn. Nhiều bệnh nhân khi phát hiện bệnh không được  
quản lý, theo dõi và điều trị đúng, dẫn đến biến chứng nặng nề. Theo WHO, năm  
1985 có khoảng 30 triệu người mắc đái tháo đường trên toàn cầu, năm 2004 có  
khoảng 98,9 triệu người mắc, tới nay khoảng 230 triệu người và con số đó có thể  
tăng gấp đôi lên tới 366 triệu người vào những năm 2030 . Việt Nam là quốc gia có  
tốc độ phát triển bệnh nhanh. Một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương vào  
cuối tháng 10 - 2008 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam tăng nhanh từ  
2,7% (năm 2001) lên 5% (năm 2008). Đái tháo đường đang là vấn đề thời sự cấp  
bách của sức khoẻ cộng đồng. Hiện nay nhiều biện pháp được nêu ra nhằm giảm thiểu  
tỷ lệ biến chứng và tử vong bệnh đái tháo đường ; một trong các vấn đề được đặt ra và  
đôi khi trở thành thách thức là: Làm thế nào quản lý có hiệu quả bệnh nhân đái tháo  
đường ngoại trú để có thể ngăn chặn sự tiến triển của các biến chứng mạn tính ?  
Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cu cho thy có mi liên  
quan cht chgia kim soát glucóe máu và gim tn sut biến chng ca bệnh đái tháo  
đường. Kết qunghiên cu DCCT (Diabetes Control and Complication Trial) cho thy  
kim soát glucose máu chặt đã giảm tn sut các biến chng bệnh nhân đái tháo  
đường xung 3- 4 ln . Nghiên cu UKPDS (United Kingdom Prospective Diabetes  
Study ) đã kết lun kim soát glucose máu cht chtrên bệnh nhân đái tháo đường  
typ 2 bng kết hp nhiều phương pháp làm giảm tltvong và mức độ tàn phế ti  
60- 70%.  
1
Thang Long University Library  
 
Tuy vy thc tế mức độ kim soát các chsố trong đó có glucose máu, ở bnh  
ân đái tháo đường typ 2 vẫn còn đạt mc thp, tlcác biến chng vn xut hin  
ngày càng tăng làm giảm chất lượng cuc sng của người bnh. Góp phần tìm hiểu vấn  
đề này, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng chăm sóc bệnh đái tháo  
đường typ2 tại khoa A1 Nội cán bộ Bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2015.  
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:  
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại  
Khoa A1 Nội cán bộ Bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2015.  
2. Đánh giá kết qukim soát mt schs: Glucose máu, HbA1c, huyết áp, chsố  
khối cơ thể, lipid máu bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trni trú được  
qun lý.  
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN  
1.1. Định nghĩa:  
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “Đái tháo đường là một hội chứng có đặc tính  
biểu hiện bằng sự tăng đường máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn insulin hoặc  
là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động của insulin" .  
1.2. Chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường  
1.2.1. Chẩn đoán:  
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định: Theo ADA năm 1997 và được Tổ chức Y tế  
Thế giới công nhận năm 1998, tuyên bố áp dụng vào năm 1999, ĐTĐ được chẩn  
đoán xác định khi có bất kỳ một trong ba tiêu chuẩn sau:  
- Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l. Kèm theo các triệu chứng  
uống nhiều, đái nhiều, sút cân không có nguyên nhân.  
- Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc bệnh nhân  
đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn.  
- Hoặc: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng glucose  
máu ≥ 11,1 mmol/l. Các xét nghiệm trên phải được lặp lại 1 - 2 lần.  
1.2.2. Phân loại bệnh đái tháo đường  
1.2.2.1. Đái tháo đường týp 1:  
Đái tháo đường týp 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10% tổng số bệnh nhân đái tháo  
đường thế giới. Nguyên nhân do tế bào bê - ta bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt  
insulin tuyệt đối cho cơ thể. Đái tháo đường týp 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen  
và thường được phát hiện trước 40 tuổi. Người bệnh đái tháo đường týp 1 sẽ có đời  
sống phụ thuộc insulin hoàn toàn.  
1.2.2.2. Đái tháo đường týp 2:  
Đái tháo đường týp 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% đái tháo đường trên thế giới,  
thường gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo  
tuổi. Tuy nhiên, do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói quen ăn uống,  
đái tháo đường týp 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển nhanh. Đặc trưng  
của đái tháo đường týp 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết insulin tương đối.  
Đái tháo đường týp 2 thường được chẩn đoán rất muộn vì giai đoạn đầu tăng  
3
Thang Long University Library  
         
ucose máu tiến triển âm thầm không có triệu chứng. Đặc điểm lớn nhất trong sinh  
bệnh của đái tháo đường týp 2 là có sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi  
trường trong cơ chế bệnh sinh. Người mắc bệnh đái tháo đường týp 2 có thể điều trị  
bằng cách thay đổi thói quen, kết hợp dùng thuốc để kiểm soát glucose máu, tuy  
nhiên nếu quá trình này thực hiện không tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị bằng  
cách dùng insulin.  
1.2.2.3. Đái tháo đường thai kỳ:  
Đái đường thai kỳ thường gặp ở phụ nữ có thai, có glucose máu tăng, gặp khi  
có thai lần đầu. Sự tiến triển của đái tháo đường thai nghén sau đẻ theo 3 khả năng:  
Bị đái tháo đường, giảm dung nạp glucose, bình thường.  
1.2.2.4. Các thể đái tháo đường khác (hiếm gặp) Nguyên nhân liên quan đến một số  
bệnh, thuốc, hoá chất. Khiếm khuyết chức năng tế bào bê - ta. Khiếm khuyết gen  
hoạt động của insulin. Bệnh tụy ngoại tiết: Viêm tụy, chấn thương, carcinom tụy…  
Các bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, cường năng tuyến giáp…  
1.3. Biến chứng bệnh đái tháo đường:  
ĐTĐ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển  
nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh nhân có thể tử  
vong do các biến chứng này.  
1.3.1. Biến chứng cấp tính:  
Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đoán muộn, nhiễm khuẩn cấp  
tính hoặc điều trị không thích hợp. Ngay cả khi điều trị đúng, hôn mê nhiễm toan  
ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến chứng nguy hiểm.  
Nhiễm toan ceton là biểu hiện nặng của rối loạn chuyển hóa glucid do thiếu insulin  
gây tăng glucose máu, tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton gây toan hóa tổ chức.  
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose nặng,  
đường huyết tăng cao.  
1.3.2. Biến chứng mạn tính  
1.3.2.1. Biến chứng tim - mạch:  
Bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ là biến chứng thường gặp và nguy hiểm.  
Mặc dù có nhiều yếu tố tham gia gây bệnh mạch vành, nhưng các nghiên cứu cho  
thấy nồng độ glucose máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và các biến  
4
     
chứng tim mạch khác. Người đái tháo đường có bệnh tim mạch là 45%, nguy cơ  
mắc bệnh tim mạch gấp 2 - 4 lần so với người bình thường. THA thường gặp ở  
bệnh nhân đái tháo đường, tỷ lệ mắc bệnh chung của tăng huyết áp ở bệnh nhân đái  
tháo đường gấp đôi so với người bình thường. Trong ĐTĐ týp 2, 50% BN ĐTĐ  
mới được chẩn đoán có THA. Người mắc ĐTĐ týp 2 thường kèm theo các rối loạn  
chuyển hoá và tăng lipid máu . Ngoài ra, tỷ lệ biến chứng mạch não ở bệnh nhân  
ĐTĐ gấp 1,5 - 2 lần, viêm động mạch chi dưới gấp 5 - 10 lần so với người bình  
thường. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình, khoảng 80% BN ĐTĐ  
mắc thêm các bệnh liên quan đến tim mạch .  
1.3.2.2. Biến chứng thận:  
Biến chứng thận do đái tháo đường là một trong những biến chứng thường  
gặp, tỷ lệ biến chứng tăng theo thời gian. Bệnh thận do đái tháo đường khởi phát  
bằng protein niệu; sau đó khi chức năng thận giảm xuống, ure và creatinin sẽ tích tụ  
trong máu. Bệnh thận do đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy  
thận giai đoạn cuối. Để theo dõi bệnh thận ĐTĐ có thể định lượng microalbumin  
niệu, đo mức lọc cầu thận, định lượng protein niệu/ 24 giờ.  
1.3.2.3. Bệnh lý mắt ở bệnh nhân đái tháo đường:  
Bnh võng mạc ĐTĐ là nguyên nhân thường gp gây mù loà. Tn xut các  
nước Âu châu là 52%, Bc Âu là 44 - 77%. Thái Hng Quang (1989) thy biến  
chng mắt 43,16% trong đó bệnh lý võng mc mt là 20%. Tlbnh võng mạc đái  
tháo đường týp 2 tăng theo thời gian mc bệnh đái tháo đường. Để hn chế phát  
trin bnh võng mạc do đái tháo đường điều quan trng là kim soát tt glucose  
máu, nghiên cu UKPDS cho thy nếu gim 1% HbA1c sgiảm được 21% biến  
chng bnh võng mc ĐTĐ.  
1.3.3. Một số biến chứng khác  
1.3.3.1. Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường: Tổn thương bàn chân ĐTĐ là hậu quả  
ca bnh lý thn kinh ngoi biên do gim nhy cm và ri lon thn kinh tự động,  
và thiếu máu do xơ vữa mch ca các mch máu chân. Loét bàn chân ở người đái  
tháo đường là biến chng nng nề và cũng thường gp.  
5
Thang Long University Library  
 
3.3.2. Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường: Viêm phi, lao phổi thường găp  
bệnh nhân ĐTĐ. Đặc bit nhiễm trùng đường tiết niu hay gp bnh nhân nữ  
viêm bàng quang cp và mạn tính, đây chính là nguyên nhân dẫn đến suy thn sm.  
Nhiễm trùng răng lợi gây tt lợi đẫn đến lung lay và rụng răng sớm, tổn thương da  
thường phi hp trên bệnh nhân đái tháo đường như viêm da, nấm, á sng, vy nến  
vv... ngày càng gp nhiu.  
1.4. CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TR BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG  
Các hướng dẫn chăm sóc hin tại đối với đái tháo đường typ 2 ca Châu Âu,  
Hội đái tháo đường M, tchc y tế thế giới cũng như của khu vc Châu Á- Thái  
Bình Dương là đưa ra các mục tiêu cần đạt được cho vic kim soát các chstim  
mch, chuyn hóa. Tuy nhiên thc tế đa số bệnh nhân ĐTĐ type 2 được điều trni  
trú không đạt được nhng mc tiêu này. Có nhiu yếu tố ảnh hưởng đến kim soát  
glucose máu đó là : chế độ dinh dưỡng, hoạt động thlc, thuốc điều trị đái tháo  
đường và tự chăm sóc (tự theo dõi glucose máu, thay đổi li sng). Mỗi khâu đều  
đóng vai trò quan trọng trong kim soát glucose máu và mi khâu là mt mt xích  
góp phn vào gim tlbiến chng ca bệnh ĐTĐ.  
1.4.1 Chăm sóc bệnh đái tháo đường typ 2 trước hết là chế độ dinh dưỡng:  
Chế độ dinh dưỡng là mt phn trong kế hoạch chăm sóc ĐTĐ. Không thể  
điều trcó hiu quả ĐTĐ typ 2 nếu không thc hin tt chế độ ăn hợp lý, cung cp  
đầy đủ các thành phn thức ăn và lượng calori đảm bo cho cân nng ổn định, phù  
hp. Chế độ dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng  
huyết áp, ri lon lipid máu và béo phì. Mục tiêu chăm sóc chế độ dinh dưỡng là:  
+ Kim soát glucose máu sau ăn và lipid máu.  
+ Đạt và duy trì cân nặng lý tưởng.  
+ Đáp ng nhu cầu dinh dưng ca cá nhân.  
+ Làm giảm các nguy cơ tim mạch, ngăn ngừa và làm chm các biến chng.  
6
   
Bng 1: Tlcác thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ  
theo khuyến cáo ADA 2006  
Thành phần  
Protein  
Mức độ cho phép  
15 20%  
• Đặc bit 10-35%  
• BC thn 0,8g/kg/ngày  
25 35%  
Lipid  
Carbonhydrat  
Chất xơ  
45 - 65% nhưng không dưới 130g/ngày  
≥ 5 g chất xơ/khẩu phần ăn  
1.4.2 Hoạt động thể lực và luyện tập:  
Hoạt động thlc và luyn tp đóng vai trò quan trong trong điều trị ĐTĐ typ  
2. Hoạt động thlực làm tăng độ nhy cm ca insulin, nhờ đó cải thin kim soát  
mc glucose và có thlàm gim cân . Khi điều trbng chế độ ăn và luyện tp thể  
lực không đạt được mc tiêu kim soát glucose máu. Tiếp theo là bng thuc ung  
hạ glucose máu đơn trị liu hoặc điều trphi hợp đa trị liu, hoặc điều trbng  
insulin đơn thuần để đạt được mc tiêu kim soát glucose máu.  
1.4.3 Điều trị tăng glucose máu bằng thuốc:  
Điều trbng thuc nhằm điu chnh hai ri loạn chính trong cơ chế bnh sinh  
của đái tháo đường typ 2 đó là tình trạng kháng insulin và gim tiết insulin hu quả  
ca suy gim tế bào beta của đảo ty. Mi loi thuc hglucose máu snhm vào  
mt trong hai mc tiêu này.  
1.5 CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG  
Khi bệnh nhân vào viện, người điều dưỡng phải nhận định bệnh nhân đái tháo  
đường thuộc typ I hay typ II để có kế hoạch chăm sóc thích hợp.  
7
Thang Long University Library  
       
5.1 Nhận định bệnh nhân:  
1.5.1.1 Nhận định qua thăm hỏi bệnh nhân:  
Để có được những thông tin cần thiết cho việc chẩn đoán điều dưỡng một cách  
chính xác và lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân chu đáo, người điều dưỡng  
phải ân cần với bệnh nhân, thông cảm chia sẻ và tế nhị khi phỏng vấn người  
bệnh.Bệnh nhân được phát hiện bệnh đái tháo đường từ bao giờ?  
Triệu chứng xuất hiện đầu tiên là gì?  
Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sút cân?  
Cảm giác mệt mỏi, khô miệng, khô da?  
Trong thực tế, người bệnh đến bệnh viện thường chậm khi đã có biến chứng.  
Do vậy cần hỏi thêm:  
Bệnh nhân có cảm giác rát bỏng, kiến bò, kim châm ở phần xa của chi và các  
ngón tay chân không?  
Mắt có mờ không?  
Răng đau, lung lay dễ rụng, lợi có hay bị viêm?  
Các vết sây sước da thường lâu khỏi và dễ bị nhiễm trùng?  
Có đau vùng trước tim?  
Rối loạn tiêu hóa: thường đại tiện phân lỏng về ban đêm.  
Các bệnh đã mắc và cách thức điều trị như thế nào?  
1.5.1.2 Nhận định qua quan sát bệnh nhân:  
Tổng trạng chung: gầy hay mập.  
Khả năng vận động của bệnh nhân.  
Tinh thần: mệt mỏi, chậm chạp hay hôn mê.  
Da: ngứa, mụn nhọt, lở loét, có thể thấy dấu viêm tắc các vi mạch ở chi dưới.  
Khi bệnh nhân quá nặng có thể quan sát được dấu hiệu của giai đoạn tiền hôn  
mê do đái tháo đường.  
8
 
1.5.1.3 Nhận định qua thăm khám bệnh nhân:  
Kiểm tra dấu hiệu sống,đánh giá tình trạng phù.  
nh trạng tim mạch.  
Tình trạng hô hấp: khó thở, viêm phổi, lao phổi...  
Tình trạng tiêu hoá: tiêu chảy do viêm dạ dày - ruột.  
Khám mắt: khả năng nhìn, có đục thủy tinh thể không?  
Khám răng: viêm mủ chân răng, răng lung lay, rụng sớm.  
1.5.1.4 Nhận định qua thu thập các dữ liệu:  
Qua gia đình bệnh nhân.  
Qua hồ sơ bệnh án, đặc biệt là xem các xét nghiệm và các thuốc đã sử dụng.  
Chẩn đoán điều dưỡng  
Qua phỏng vấn, quan sát, thăm khám và thu thập các dữ liệu, một số chẩn  
đoán điều dưỡng có thể có ở bệnh nhân đái tháo đường như sau:  
Ăn nhiều do đái tháo đường.  
Uống nhiều, tiểu nhiều do tăng áp lực thẩm thấu.  
Tê tay chân và cảm giác kiến bò do viêm thần kinh ngoại biên.  
Nguy cơ hạ đường máu do sử dụng insulin.  
1.5.2. Lập kế hoạch chăm sóc  
Người điều dưỡng thu thập được các thông tin cần thiết để có được các chẩn  
đoán về điều dưỡng. Từ đó, xác định các nhu cầu thiết của bệnh nhân đái tháo  
đường và lập ra kế hoạch chăm sóc.  
Chăm sóc cơ bản:  
Để bệnh nhân nghỉ ngơi, nằm ở tư thế dễ chịu nhất.  
Buồng bệnh phải yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ.  
Giải thích và trấn an cho bệnh nhân và gia đình.  
9
Thang Long University Library  
 
Có kế hoạch hằng ngày ăn uống, dùng thuốc.  
Vệ sinh sạch sẽ hằng ngày.  
Theo dõi tình trạng hạ đường máu và các dấu hiệu sinh tồn.  
Theo dõi:  
Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở.  
Tình trạng hạ đường huyết.  
Tình trạng sử dụng thuốc và các biến chứng do thuốc gây ra.  
Các biến chứng của đái tháo đường.  
Thực hiện các chăm sóc cơ bản:  
Để nằm nghỉ ngơi thoải mái, tránh suy nghĩ, lo lắng.  
Đạt được cân nặng lý tưởng, chống béo. Sụt cân là dấu hiệu duy nhất của việc  
điều trị kết quả đái tháo đường typ II.  
Chế độ ăn: đảm bảo chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường để kiểm soát tốt  
đường máu và duy trì cân nặng của người bệnh.  
Glucid: phải giảm số lượng, thay đổi tuỳ từng bệnh nhân do thể trạng gầy, béo,  
hoặc tính chất làm việc. Tổng số calo trong ngày khoảng 2240 calo.  
Chế độ ăn: phụ thuộc vào tuổi, cân nặng bệnh nhân.  
Tuổi trẻ < 40 tuổi: 42 Kcalo/kg.  
Tuổi > 40 tuổi: 32 Kcalo/kg.  
Thành phần: glucid 50%; lipid: 33% và protid: 17%.  
Bữa ăn nên chia như sau: Bữa sáng: 33%.Bữa trưa: 35%.Bữa tối: 17%.Bữa  
nửa đêm: 15%.  
Vệ sinh hàng ngày: người bị mắc bệnh đái tháo đường luôn bị đe doạ bởi  
những biến chứng khó tránh trong cuộc sống hằng ngày, rất dễ nhiễm khuẩn nên  
người điều dưỡng hàng ngày phải giúp bệnh nhân (nếu bệnh quá nặng) làm những  
công việc: đánh răng miệng, rửa mặt, bệnh nhân phải được vệ sinh da sạch sẽ, tắm  
10  
gội bằng xà phòng và nước sạch, những chỗ sây sước phải luôn được giữ vệ sinh  
sạch sẽ. Mụn nhọt, lở loét hàng ngày phải được thay băng sạch sẽ, khô ráo và tránh  
bị nhiễm trùng, thay quần áo hàng ngày (quần áo, ra giường phải được sấy hấp...) và  
thay ra trải giường hàng ngày để phòng tránh nhiễm khuẩn da.  
Người điều dưỡng cần chăm sóc theo dõi không những trong thời gian bệnh  
nhân nằm viện mà ngay cả khi bệnh nhân đã ra viện.  
Mỗi mũi tiêm cách nhau 5 cm, không tiêm một chỗ quá 3 lần. Kéo da lên 1 cm  
và tiêm thẳng góc vào nếp da thuốc uống sulfamid chống tăng đường huyết; thuốc  
kháng sinh, các vitamin, các thuốc điều trị biến chứng.  
Thực hiện các xét nghiệm: đường máu, nghiệm pháp tăng đường máu, đường  
niệu, protein niệu, bilan lipid...  
Soi đáy mắt, điện tâm đồ...  
Thực hiện y lệnh:  
Tiêm insulin dưới da đúng liều, đúng giờ và luôn phải đổi vùng tiêm (vì tổ  
chức vùng tiêm dễ bị thoái hoá mỡ làm cho vùng tiêm không ngấm thuốc).  
Sử dụng thuốc uống sulfamid chống đái tháo đường.  
Làm các xét nghiệm cơ bản: đường máu, đường niệu, chuyển hoá cơ bản.  
Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và gia đình:  
Phát hiện bệnh khi còn ở giai đoạn tiền lâm sàng bằng cách xét nghiệm đường  
huyết và đường niệu trong cộng đồng để có thể giúp cho bệnh nhân điều chỉnh chế  
độ ăn khi có rối loạn về các xét nghiệm trên, không cần dùng thuốc mà vẫn lao động  
và công tác bình thường.  
Khi bệnh nhân đã nằm viện nên tuyên truyền cho họ hiểu được tầm quan trọng  
của chế độ ăn và cách sử dụng bảng chuyển đổi thức ăn.  
Giáo dục cho bệnh nhân thể dục, lao động, luyện tập rất cần thiết trong điều trị  
tăng đường huyết vì làm giảm béo và làm giảm acid béo tự do, tăng tuần hoàn và cơ  
lực, làm giảm biến chứng xơ vữa, tăng lipoprotein có tỷ trọng cao (HDL), làm giảm  
triglycerid và cholesterol.  
11  
Thang Long University Library  
Tuy nhiên cần lưu ý khi bệnh nhân có đường máu 300 mg % hoặc ceton niệu,  
hông được tập thể dục hoặc lao động nặng mà phải nghỉ ngơi.  
Những người béo phì nên ăn một chế độ ăn ít calo so với những người bình  
thường và cũng được theo dõi kỹ hơn về các xét nghiệm đường máu và đường niệu.  
Tránh làm việc quá sức, xúc cảm mạnh khi bệnh nhân còn biểu hiện nhẹ.  
Giáo dục cho bệnh nhân biết được các biến chứng dễ xảy ra và nhất là biến  
chứng nhiễm khuẩn, đề cao vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh da để tránh biến chứng.  
Những người trong gia đình cần được theo dõi bằng xét nghiệm để phát hiện  
bệnh sớm.  
Vấn đề hôn nhân: 2 người đều mắc bệnh đái tháo đường không nên kết hôn.  
Đánh giá tình trạng chăm sóc  
Tình trạng bệnh nhân sau một thời gian điều trị, thực hiện các kế hoạch chăm  
sóc và so sánh với nhận định ban đầu khi bệnh nhân vào viện để đánh giá tình hình  
hiện tại.  
Các kết quả xét nghiệm: đường máu, đường niệu để đánh giá tiến triển của  
bệnh, điều chỉnh liều lượng thuốc và có kế hoạch chăm sóc thích hợp.  
Các dấu hiệu sinh tồn đã được theo dõi và ghi chép đầy đủ.  
Các biến chứng của bệnh có giảm đi hay nặng lên.  
Vấn đề thực hiện chế độ ăn uống.  
Đánh giá lượng nước vào ra hàng ngày.  
Việc chăm sóc điều dưỡng có được thực hiện đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của một  
bệnh nhân đái tháo đường hay không?  
Cần bổ sung những điều còn thiếu vào kế hoạch chăm sóc.  
12  
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
2.1. Đối tượng nghiên cứu  
Trong số 2000 bệnh nhân ĐTĐ theo dõi, điều trị tại Khoa A1- BVTƯ QĐ  
108, chúng tôi chọn được 150 bệnh nhân nội trú ĐTĐ týp 2 đưa vào nghiên cứu từ  
tháng 4 năm 2015 đến tháng 10 năm 2015.  
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân  
* Chẩn đoán ĐTĐ dựa vào tiêu chun ca TCYTTG(WHO) năm 2010:  
+ Glucose máu đói (sau bữa ăn cuối cùng 8-12 giờ) ≥ 7.0 mmol/l (phải làm ít  
nhất 2 lần) hoặc  
+ Glucose máu bất kỳ ≥ 11.1 mmol/l kết hợp với các triệu chứng tăng tăng  
glucose máu (làm 2 lần) hoặc  
+ Glucose máu giờ thứ 2 của nghiệm pháp dung nạp ≥ 11.1 mmol/l.  
* Chẩn đoán đái tháo đường typ 2 theo tiêu chuẩn:  
+ Bệnh tiến triển từ từ.  
+ Thường có cơ địa béo phì hiện tại hoặc trước đó.  
+ Không có chiều hướng nhiễm toan – ceton.  
+ Định lượng insulin máu bình thường.  
+ Glucose máu kiểm soát được khi áp dụng chế độ ăn hợp lý, vận động thể lực  
đều đặn, hoặc kết hợp với thuốc uống hạ GM, hoặc insulin liều thấp.  
* Chẩn đoán lần đầu hoặc đã điều trị tại các cơ sở y tế khác.  
* Có điều kiện khám định kỳ và theo dõi lâu dài tại Khoa A1 Nội Cán Bộ -  
BVTƯ QĐ 108.  
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ  
+ Đái tháo đường typ1, ĐTĐ thai kỳ, các loại ĐTĐ khác có nguyên nhân.  
+ Bnh nhân có nhng bnh ni tiết khác kèm theo (Basedow, hi chng  
Cushing, to đầu chi…...).  
13  
Thang Long University Library  
       
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 53 trang yennguyen 05/04/2022 9620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nghiên cứu thực trạng chăm sóc bệnh đái tháo đường nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_thuc_trang_cham_soc_benh_dai_thao_duong_no.pdf