Đánh giá kết quả và tính an toàn của phương pháp đốt nhiệt bằng vi sóng điều trị ung thư biểu mô tế bào gan dưới hướng dẫn của siêu âm tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh

Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
TIÊU HÓA  
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA  
PHƯƠNG PHÁP ĐỐT NHIỆT BẰNG VI SÓNG ĐIỀU TRỊ  
UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM  
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP. HỒ CHÍ MINH  
1
1
1
1
NGUYỄN VĨNH THỊNH , HUỲNH KHÁNH P , LÊ LÝ TRỌNG HƯNG , PHẠM THẾ HÙNG  
TÓM TẮT  
Mở đầu: Tại Việt Nam theo Globocan 2018 ung thư biểu mô tế bào gan có tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mới  
mắc là cao nhất. Đốt nhiệt bằng vi sóng đã được áp dụng tại Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm đánh giá  
kết quả và tính an toàn của đốt nhiệt bằng vi sóng trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan.  
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả loạt ca thực hiện ở bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh.  
58 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (kích thước trung bình 2,8 ± 0,95cm; 1,2 - 5,0cm). 74 khối u  
được điều trị bằng phương pháp đốt vi sóng dưới siêu âm hướng dẫn. Đánh giá kết quả thủ thuật, tính an  
toàn, tái phát tại chỗ và xuất hiện tổn thương mới trong gan được ghi nhận.  
Kết quả  
Phá hủy u hoàn toàn đạt 66 u (89,2%) sau MWA lần 1 và 71 u (95,9%) sau MWA lần 2 (8 u được thực  
hiện đốt lần 2) có 4 trường hợp biến chứng nhẹ (6,89%), không có biến chứng nặng. Tái phát tại chỗ có 2  
trường hợp (3,45), có 2 trường hợp xuất hiện tổn thương mới (3,45%).  
Kết luận  
Đốt nhiệt bằng vi sóng an toàn và hiệu quả. Kỹ thuật này chứng tỏ hiệu quả rất tốt trong phá hủy khối u  
tại chỗ.  
Từ khóa: Ung thư biểu mô tế bào gan, đốt nhiệt bằng vi sóng.  
nhanh và có tiên lượng xấu nếu không được phát  
hiện và điều trị sớm.  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Ung thư gan nguyên phát là bệnh ung thư  
Có nhiều phương pháp điều trị UTBMTBG, lựa  
chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào giai đoạn  
bệnh. Hiện nay phương pháp can thiệp phẫu thuật  
bằng vi sóng (đốt nhiệt vi sóng MWA - MicroWave  
Ablation) được coi là một trong những phương pháp  
điều trị có hiệu quả được nhiều bệnh viện trong và  
khá phổ biến, trong đó ung thư biểu mô tế bào gan  
(UTBMTBG) chiếm tỉ lệ từ 85 - 90%. Trên thế giới,  
năm 2018 ung thư gan có tỉ lệ mới mắc đứng hàng  
thứ 7 trong các bệnh lý ác tính nhưng tỉ lệ tử vong  
đứng hàng thứ 3 sau ung thư phổi và dạ dày,  
bệnh chiếm tỉ lệ cao ở các nước Châu Á. Tại  
Việt Nam, ung thư gan có tỉ lệ mới mắc và tỉ lệ  
tử vong là cao nhất với tỉ lệ lần lượt là 15,4% và  
22,1% trong các bệnh lý ác tính[12]. Bệnh diễn biến  
ngoài nước áp dụng[1,8,9,11,13]  
.
Tại Việt Nam, năm 2012 Bộ Y tế đã hướng dẫn  
cho áp dụng và MWA phá hủy u tại chỗ được xem là  
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Vĩnh Thịnh  
Ngày nhận bài: 02/10/2020  
Ngày phản biện: 03/11/2020  
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020  
1
Bác sĩ Khoa Nội soi siêu âm - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
201  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
một trong các phương pháp điều trị triệt để[10]  
.
Phương tiện nghiên cứu  
Phương pháp MWA được triển khai tại bệnh viện  
Chợ Rẫy từ năm 2012[9]. Tại bệnh viện Ung Bướu  
Thành phố Hồ Chí Minh, phương pháp này đã được  
thực hiện từ năm 2017 góp phần điều trị hiệu quả  
cho nhiều bệnh nhân UTBMTBG.  
Máy đốt vi sóng AveCure do hãng Medwave  
của Mỹ sản xuất. Sử dụng kim đốt 14G hay 16G có  
anten dài 2cm, 3cm và 4cm.  
Quy trình thực hiện  
Chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu  
nhằm đánh giá kết quả và tính an toàn (tác dụng phụ  
và biến chứng) của MWA khi điều trị UTBMTBG.  
Thực hiện thủ thuật  
Thủ thuật được thực hiện tại phòng thủ thuật.  
Đo kích thước khối u dưới siêu âm (có tham  
khảo thêm kích thước trên CT scanner) để lựa chọn  
kim. Với các BN có nhiều u thì chọn kim theo kích  
thước từng khối.  
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Đối tượng nghiên cứu  
Đối tượng nghiên cứu gồm 58 bệnh nhân (với  
74 khối u) được chẩn đoán xác định là UTBMTBG  
tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh (từ  
01/2019 đến 01/2020):  
Xác định hướng tiếp cận khối u sao cho an toàn  
và dễ dàng nhất. Tiến hành chọc kim vào khối u  
dưới hướng dẫn của siêu âm.  
Cài đặt thông số máy: Tương ứng với kim sử  
dụng.  
- Bệnh nhân (BN) được chẩn đoán ung thư biểu  
mô tế bào gan dựa vào Hướng dẫn chẩn đoán của  
Bộ Y tế Việt Nam năm 2012[10] và hướng dẫn của  
APASL 2017[8].  
Thời gian đốt: Tùy thuộc kích thước kim, thông  
thường qui trình đốt sóng kéo dài 7,5 phút/ một lần  
đốt. Hết thời gian máy tự động ngắt.  
- Tiêu chuẩn lựa chọn điều trị bằng MWA dựa  
theo hướng dẫn của APASL 2017[8].  
Sau khi rút kim quan sát lại khối u trên siêu âm,  
kiểm tra cả tại gan và xung quanh gan.  
Tiêu chuẩn loại trừ  
Có rối loạn đông máu nặng: TC < 50G/l;  
PT < 50%.  
Các tình huống ngưng thủ thuật  
Biến chứng tại chỗ: bệnh nhân quá đau, không  
kiểm soát được bằng Fentanyl/ Paracetamol.  
Huyết khối tĩnh mạch cửa.  
Biến chứng toàn thân.  
Chèn ép ống mật chính trong gan.  
Theo dõi  
Di căn: Tĩnh mạch trên gan, di căn hạch và các  
cơ quan khác.  
Theo dõi BN trong vòng 6 giờ đầu: mạch, huyết  
áp, nhiệt độ, mức độ đau và tình trạng bụng.  
Lâm sàng ổn định bệnh nhân sẽ được chuyển về  
theo dõi tiếp.  
Xâm lấn các cơ quan cạnh gan (thành ngực, cơ  
hoành, thành bụng, dạ dày, đại tràng).  
Phụ nữ có thai.  
Sau 24h bệnh nhân được kiểm tra sinh hóa và  
lâm sàng, nếu ổn bệnh nhân sẽ được xuất viện và  
hẹn tái khám sau 1 tháng.  
Mắc các bệnh lý nội khoa nặng (suy thận, suy tim).  
Vị trí khối u gan: Khó quan sát, khó chọn đường  
chọc kim, hoặc nguy cơ biến chứng (chống chỉ định  
tương đối).  
Sau 1 tháng đánh giá lại bằng CT scanner hoặc  
MRI bụng.  
Không đầy đủ hồ sơ, bệnh án.  
Phương pháp nghiên cứu  
Mô tả loạt ca.  
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN  
Đặc điểm bệnh nhân  
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân  
Xử lý số liệu  
Tuổi  
58,5 ± 11,3 (27 - 89) tuổi  
Số bệnh nhân Tỉ lệ%  
Bằng phần mềm SPSS 16.0.  
(n = 58)  
Kiểm định T với mẫu cặp (paired sample T test)  
được sử dụng để đánh giá thay đổi các thông số  
trước và sau điều trị.  
Nam  
Nữ  
41  
70,7  
29,3  
63,8  
Giới  
17  
Virút B  
37  
Tiền căn viêm  
202  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
gan  
Vị trí nguy cơ  
Gần bề mặt gan  
Sát vòm hoành  
Gần mạch máu lớn  
Gần ống tiêu hóa  
Gần túi mật  
Số ca  
13  
10  
9
Tỉ lệ %  
29,5  
22,7  
20,5  
15,9  
11,4  
100  
Virút C  
9
2
15,5  
3,5  
Virus B + C  
Không  
10  
53  
5
17,2  
91,4  
8,6  
A
B
O
A
Child-Pugh  
7
5
1
1,7  
Giai đoạn BCLC  
Tổng số  
44  
57  
98,3  
Kết quả trên bảng 3 cho biết kết quả thực hiện  
MWA cho 74 khối u ở 58 bệnh nhân. Kích thước  
trung bình là 28,09mm trong đó nhóm kích thước  
20 - 30mm chiếm đa số với 52,7%. Đây là kích  
thước lý tưởng cho thực hiện thủ thuật MWA. Đa số  
bệnh nhân có 1 khối u chiếm 82,8% và chủ yếu là ở  
gan phải chiếm 84,5%. Nhóm u ở vị trí nguy cơ  
chiếm tỉ lệ khá cao với 75,8% trong đó thường gặp  
là vị trí sát bề mặt gan với 29,5% và sát vòm hoành  
chiếm 22,7%. Những u ở vị trí nguy cơ có thể ảnh  
hưởng đến tỉ lệ thành công cũng như sự an toàn của  
thủ thuật.  
Kết quả trong bảng 1 cho thấy nam giới chiếm  
đa số với 70,7%, tỉ lệ nam/nữ là 2,4/1 phù hợp với  
các tài liệu về UTTBBMG. Tiền căn có viêm gan B  
chiếm tỉ lệ cao với 63,8% cho thấy virus viêm gan B  
là yếu tố gây nguy cơ ung thư gan. 91,4% bệnh  
nhân có Child Pugh A nên có tiên lượng khá tốt.  
Hầu hết bệnh nhân được điều trị ở giai đoạn sớm  
(giai đoạn A) theo phân loại BCLC với 98,3%.  
Đặc điểm khối u gan  
Bảng 2. Vị trí và kích thước u  
50  
Lớn nhất  
Nhỏ nhất  
Trung bình  
1 u  
Kết quả sinh thiết gan  
Kích thước u (mm)  
Số bệnh nhân  
Vị trí u  
12  
Bảng 4. Kết quả sinh thiết gan  
28,1 ± 9,5  
Kết quả  
Ung thư  
Số bệnh nhân  
Tỉ lệ  
24,1  
22,4  
8,6  
48  
10  
49  
6
82,8%  
17,2%  
84,5%  
10,3%  
5,2%  
14  
13  
5
Từ 2 u  
Nghi ngờ  
Viêm  
Gan phải  
Gan trái  
Cả 2 thùy  
Không sinh thiết  
Tổng  
26  
58  
44,8  
100  
3
Kết quả bảng 2 cho thấy u trong UTTBBMG có  
kích thước khác nhau, tùy thuộc thời điểm phát hiện  
ra bệnh cũng như khi gan có nhiều khối u. Trong  
nghiên cứu này u có kích thước trung bình khoảng  
28,1mm, có thể nói là phát hiện khá sớm. Có 84,5%  
u ở gan phải, phù hợp với các báo cáo nghiên cứu  
và cũng tương ứng là gan phải có kích thước lớn  
hơn gan trái nhiều. Có 5,2% u gan có cả ở 2 thùy.  
Bảng 3. Đặc điểm khối u  
Kích thước u (mm)  
Số u (n = 74)  
Tỉ lệ %  
13,5  
52,7  
23  
< 20  
20 - 30  
>30 - 40  
>40  
10  
39  
17  
8
Kết quả trên bảng 4 cho thấy trong 58 trường  
hợp nghiên cứu thì sinh thiết 32 trường hợp và thấy  
14 trường hợp chẩn đoán tế bào là UTBMTB chiếm  
24,1%. 13 trường hợp thấy tế bào ác tính tuy nhiên  
không phân loại được mô học, chiếm 22,4%. Có 5  
bệnh nhân (chiếm 8,6%) kết quả sinh thiết thấy tế  
bào viêm, đã xét nghiệm thêm AFP L3 và PIVKA II  
rồi áp dụng hướng dẫn của APASL 2017 để cho  
chẩn đoán xác định.  
10,8  
100  
Tổng  
74  
Theo vị trí  
Phải  
65  
9
87,8  
12,2  
Trái  
203  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Đặc điểm lâm sàng trong khi thực hiện can thiệp  
MWA  
Biến chứng  
Bảng 6. Biến chứng của MWA  
Bảng 5. Đặc điểm lâm sàng trong khi làm MWA  
Nhóm nghiên cứu  
Biến chứng  
nhẹ  
Biến chứng  
nặng  
Triệu chứng  
Đau bụng  
Số ca  
Tỉ lệ %  
Livraghi (2011)  
7,3%  
2,9%  
3,8%  
0
1037 u  
Ít  
Vừa  
31  
27  
25  
11  
2
53,45  
46,5  
Tau Wang (2016)  
6,6%  
314 u  
Đau vai phải  
Mệt  
43,10  
17,24  
3,45  
Võ Hội Trung Trực (2014)  
15,6%  
6,89%  
64u  
Chúng tôi (2020)  
74 u  
%
Khó thở  
Buồn nôn, nôn  
Sốt nhẹ  
5
8,62  
4
6,89  
Dấu hiệu  
Tụ máu bao gan  
Số trường hợp  
%
Kết quả trong bảng 5 cho thấy trong quá trình  
làm thủ thuật can thiệp đốt u bằng vi sóng có thể gặp  
các triệu chứng bất thường trên lâm sàng. Đau là  
triệu chứng nổi bật trong đó chủ yếu là đau ít với  
53,45%, đau vai phải chiếm 43,1%. Tuy nhiên do thủ  
thuật chúng tôi triển khai tại phòng mổ, với điều kiện  
giảm đau tiền mê rất tốt, bên cạnh đó chúng tôi lựa  
chọn sử dụng các kim nhỏ phù hợp cho các các tổn  
thương ở nông sát bao gan giúp cải thiện đáng kể  
triệu chứng đau của bệnh nhân. Một số trường hợp  
thấy mệt, buồn nôn, khó thở hay sốt nhẹ nhưng theo  
dõi thấy hầu hết các triệu chứng trên đều ổn định  
sau 6h và 100% được xuất viện sau 24h.  
2
1
1
3,45  
1,72  
1,72  
Bỏng da thành bụng  
Tràn dịch màng phổi (P) nhẹ  
Số liệu nghiên cứu trình bày trong bảng 6 có 4  
trường hợp biến chứng nhẹ chiếm tỉ lệ 6,89% trong  
đó tụ máu bao gan 2 trường hợp chiếm 3,45%.  
Tất cả 4 trường hợp lâm sàng đều ổn định sau 12h  
theo dõi. Không có biến chứng nặng xảy ra. Một số  
nghiên cứu cho biết tỉ lệ biến chứng nhẹ tương tự  
chúng tôi như Livraghi[7] gặp 7,3%; TauWang  
6,6%[11]; kết quả của Võ Hội Trung Trực[9] là 15,6%  
có cao hơn của chúng tôi. Chúng tôi không gặp  
trường hợp biến chứng nặng trong khi Livraghi gặp  
2,9%, TauWang gặp 3,8%. Chúng tôi chưa ghi nhận  
biến chứng nặng có thể do cỡ mẫu của chúng tôi  
còn nhỏ so với các nghiên cứu đa trung tâm trong  
nhiều năm.  
Kết quả phá hủy u  
Bảng 7. Phá hủy u hoàn toàn sau MWA  
Nghiên cứu  
Theo kích thước u (cm)  
Tỉ lệ phá hủy u hoàn toàn (%)  
Xu ( 2004) 112u/ 97bn  
92.6  
≤ 2cm  
2.1 - 3.9cm  
4cm  
93.1  
93.8  
Theo kích thước  
86.4  
Tau Wang (2016) 314u/ 221bn  
Theo kích thước  
94.6  
≤ 3cm  
3 - 5cm  
98.7  
96.6  
85.4  
> 5cm  
Võ Hội Trung Trực (2014) 64u/ 56bn  
Xu Yun(2017) 354u/ 301bn  
3,34 ± 1,23 (1,19 - 6,13)  
1.7 ± 0.3  
95.3 (92.2 sau lần 1)  
98.3  
204  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Chúng tôi (2020) 74u/ 58bn  
2.80 ± 0.95 (1.2 - 5)  
95.9 (89.2 sau lần 1)  
Tiêu chuẩn đánh giá phá hủy hoàn toàn khối u sau điều trị bằng các phương pháp phá hủy MWA là không  
có vùng tăng đậm độ ở thì động mạch trên CT scan bụng và/ hoặc không có vùng tăng tín hiệu thì động mạch  
ở T1 của MRI. Tại thời điểm tái khám sau 1 tháng, nếu đạt tiêu chuẩn trên thì được xem là thành công về mặt  
kỹ thuật. Trong tổng số 74 khối u trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ phá hủy u hoàn toàn sau 1 lần đốt là  
89,2% và sau 2 lần đốt là 95,9%. Trong 8 khối u thực hiện lại lần 2 cách lần MWA1 là 1 tháng (thành công  
5 trường hợp) đều nằm ở các vị trí nguy cơ. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của thủ thuật.  
Tỉ lệ thành công của chúng tôi khá cao, tương đồng với các nghiên cứu khác như Xu và cs phá hủy u hoàn  
toàn 92,6%[14], TauWang đạt 94,6%[11] và Võ Hội Trung Trực đạt 95,3%[9] và Xu Yun đạt 98.3%[13]  
.
Chúng tôi ghi nhận 3 trường hợp sau 2 lần thực hiện MWA nhưng không thành công. Các trường hợp này  
đều ở vị trí không thể tiếp cận lại MWA lần 3 nên chúng tôi chọn phương pháp điều trị khác.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
Bảng 8. Tái phát tại chỗ và xuất hiện tổn thương mới  
1. Brace, C.L. (2010), Microwave tissue ablation:  
Tỉ lệ tái phát(%)  
biophysics, technology, and applications, Crit  
Rev Biomed Eng, volume 38(1): p. 65-78.  
Xu Yun[13] 2017 (354u)  
Tau Wang[11] 2016 (314u)  
Truc V.H.T[9] 2014 (64u)  
Chúng tôi 2020 (74u)  
9.6  
6.4  
2. Bruix, J., M. Sherman, and D. (2011), American  
Association for the Study of Liver, Management  
of hepatocellular carcinoma: an update,  
Hepatology, V 53(3): p. 1020-2.  
6.7 (3.2 tại chỗ)  
6.9(3.45 tại chỗ)  
3. European Association For The Study Of The, L.,  
R. (2012), European Organisation For, and C.  
Treatment Of, EASL-EORTC clinical practice  
guidelines: management of hepatocellular  
carcinoma, J Hepatol 2012. 56(4): p. 908-43.  
Số bn Tỉ lệ Thời gian xuất hiện  
Xuất hiện nốt mới  
Tái phát tại chỗ  
2
2
3,45  
3,45  
Sau 1; 3 tháng  
Sau 4; 6 tháng  
4. Kudo, M., et al.(2010), Management of  
hepatocellular carcinoma in Japan: Consensus-  
Based Clinical Practice Guidelines proposed by  
the Japan Society of Hepatology (JSH) 2010  
updated version, Dig Dis, 2011. 29(3): p. 339-64.  
Kết quả trong bảng 8 cho thấy trong nghiên cứu  
chúng tôi ghi nhận có 2 trường hợp tái phát tại chỗ  
với thời gian xuất hiện tổn thương là 4 tháng và  
6 tháng. Chúng tôi cũng ghi nhận 2 trường hợp xuất  
hiện tổn thương mới với thời gian xuất hiện tổn  
thương là 1 tháng và 3 tháng. Cả 4 tổn thương này  
đều có kích thước khá nhỏ (≤ 20mm) chúng tôi đã  
thực hiện MWA lần 2 và tỉ lệ thành công là 100%.  
Tỉ lệ tái phát tại chỗ và xuất hiện tổn thương mới  
trong nghiên cứu của chúng tôi khá thấp, tương  
đồng với các nghiên cứu khác của Xu[13], Tau  
Wang[11], Truc V.H.T[9].  
5. Kim, S.E., et al. (2011), Applicability of the BCLC  
staging system to patients with hepatocellular  
carcinoma in Korea: analysis at a single center  
with a liver transplant center. Korean J Hepatol,  
2011. 17(2): p.113-9.  
6. Lencioni, R. and J.M. Llovet, Modified RECIST  
(mRECIST) assessment for hepatocellular  
carcinoma. Semin Liver Dis, 2010. 30(1): p. 52-  
60.  
KẾT LUẬN  
Nghiên cứu ban đầu can thiệp đốt u bằng vi  
sóng MWA 74 khối u gan có kích thước trung bình  
28,09mm ở 58 bệnh nhân trong thời gian theo dõi  
trung bình 3 tháng chúng tôi có một số nhận xét:  
7. Livraghi, T., et al.(2012), Complications of  
microwave ablation for liver tumors: results of a  
multicenter study, Cardiovasc Intervent Radiol,  
2012. 35(4): p. 868-74.  
- Thực hiện thủ thuật can thiệp đốt u ở bệnh  
nhân UTTBBMG đạt kết quả tốt, với tỉ lệ phá hủy  
khối u hoàn toàn đạt 95,9%.  
8. Omata, M., et al. (2017), Asian Pacific clinical  
practice guideline on the management of  
hepatocellular carcinoma. Hepatol Int, 2017.  
4(2): p. 1-54.  
- Kỹ thuật thực hiện an toàn, chỉ có 6,68% có  
biến chứng nhẹ như tụ máu bao gan hay có dịch  
màng phổi.  
205  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
9. Truc, V.H.T. (2014), Đánh giá bước đầu tính an  
toàn và hiệu quả của phương pháp phá hủy vi  
sóng ung thư biểu mô tế bào ban. Y Học TP.Hồ  
Chí Minh, 2014: p. 1-7.  
12. WHO,  
Globocan  
Viet  
Nam  
(2006),  
Hepatocellunar Carcinoma: a systematic review.  
Am J Gastroenterol, 2006. 101(3): P. 513-23.  
13. Xu, Y., et al.(2017), Microwave ablation is as  
effective as radiofrequency ablation for very-  
early-stage hepatocellular carcinoma. Chin J  
Cancer, 2017. 36(1): P. 14.  
10. Bộ Y Tế (2012), Hướng dẫn chẩn đoán và điều  
trị ung thư gan nguyên phát. Hà Nội, 2012.  
P.1-9.  
11. Wang T., et al., Microwave ablation of  
hepatocellular carcinoma as first-line treatment:  
long term outcomes and prognostic factors in  
221 patients. Scientific Reports, 2016. P1-9  
14. Xu et al.(2004), Ultrasound-guided percutaneous  
thermal ablation of hepatocellular carcinoma  
using microwave and radiofrequency ablation.  
Clinical Radiology, 2004. 59, P.1-9.  
206  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
ABSTRACT  
Effect and safety of microwave ablation on treatment in hepatocellular carcinoma  
at Oncology Hospital Ho Chi Minh City  
Background: In Vietnam follow Globocan 2018 Hepatocellular carcinoma is the first causes of death for  
cancer also new cases. Microwave ablation applied for HCC in Vietnam. This study to evaluate therapeutic  
effect and the safety of microwave ablation (MWA) to treat hepatocellular carcinoma (HCC).  
Methods: Fifty eight patients with HCC (2.80 +/- 0.95cm, range 1.2 - 5.0cm) were enrolled. Seventy four  
tumors were treated under ultrasonographic guidance by percutaneous microwave ablation with Medwave  
probes. Technical effect, local progression and intrahepatic recurrence were determined.  
Results: Technical effectiveness was achieved in 66 of 74 tumors (89.2%) after the first MWA and 71 of 74  
tumors (95.9%) after second MWA (8 tumors was ablated 2 times). There were 4 minor complication (6.89%)  
but no major complications. Local tumor progression occurred in 2 of 71 completely ablated lesion (3.45%).  
Two cases (3.45%) had new lesions.  
Conclusion: MWA is efficient and safe. This method showed the excellent locally destroying effectiveness  
on treatment of HCC.  
Key words: Hepatocellular carcinoma, microwave ablation.  
207  
pdf 7 trang yennguyen 15/04/2022 1680
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kết quả và tính an toàn của phương pháp đốt nhiệt bằng vi sóng điều trị ung thư biểu mô tế bào gan dưới hướng dẫn của siêu âm tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_va_tinh_an_toan_cua_phuong_phap_dot_nhiet_b.pdf