Báo cáo bài tập lớn Cơ sở điều khiển tự động - Đề tài: Điều khiển tốc độ động cơ bằng PID - Phạm Thị Vân

BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG  
KHOA ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA  
----------  
BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN  
CƠ SỞ ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG  
Đề tài: Điều khiển tốc độ động cơ bằng PID  
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Trọng Tài  
Sinh viên thực hiện  
: Phạm Thị Vân 141103007  
: Trần Chánh Phát141102044  
: DT14DH – DT1  
Lớp  
TP.HCM 06/2016  
MỤC LỤC  
i
CHƯƠNG 1  
TỔNG QUAN  
1.1. Động cơ DC  
1.1.1. Động cơ DC Servo  
Động cơ điện là máy điện dùng để chuyển đổi năng lượng điện sang năng lượng  
cơ. Nguyên tắc hoạt động: phần chính của động cơ điện gồm phần đứng yên (stator) và  
phần chuyển động (rotor) được quấn nhiều vòng dây dẫn hay có nam châm vĩnh cửu.  
Khi cuộn dây trên rotor và stator được nối với nguồn điện, xung quanh nó tồn tại các  
từ trường, sự tương tác từ trường của rotor và stator tạo ra chuyển động quay của rotor  
quanh trục hay 1 mômen.  
Thông số động cơ DC Servo dùng làm đề tài:  
Kiểu: DSE38BE27-001  
Điện áp cấp cho động cơ: 24VDC  
Tốc độ: 4400 vòng/phút  
Điện áp cấp cho encoder: 5VDC  
Encoder: 108 xung/vòng  
Số encoder: 2 encoder đặt lệch 90o  
* Ghi chú: Để đơn giản thuận tiện trong việc làm mô hình, trong bài này sử dụng  
điện áp cấp cho DC Servo là 12V. Việc sử dụng điện áp bằng một nửa điện áp định  
mức của động cơ làm giảm tốc độ quay của động cơ xuống khoảng còn một nửa (2200  
vòng/phút) so với số vòng quay khi sử dụng đúng điện áp quy định (4400 vòng/phút).  
1.1.2. Điều khiển tốc độ động cơ  
Thông thường, tốc độ quay của một động cơ điện một chiều tỷ lệ với điện áp đặt  
vào nó và ngẫu lực quay tỷ lệ với dòng điện, ngẫu lực quay lớn nhất khi động cơ khởi  
động (nghĩa là khi động cơ bắt đầu quay) khi đó động cơ sẽ cần 1 dòng điện lớn để  
khởi động. Điều khiển tốc độ động cơ bằng cách thay đổi giá trị điện áp và dòng vào  
động cơ.  
1
       
1.2. Phương pháp điều xung PWM (Pulse Width Modulation)  
Phương pháp điều xung PWM (Pulse Width Modulation) là phương pháp điều  
chỉnh điện áp ra tải, hay nói cách khác, là phương pháp điều chế dựa trên sự thay đổi  
độ rộng của chuỗi xung vuông, dẫn đến sự thay đổi điện áp ra. PWM được ứng dụng  
nhiều trong điều khiển. Điển hình nhất mà chúng ta thường hay gặp điều khiển động  
và các bộ xung áp, điều áp... Sử dụng PWM điều khiển độ nhanh chậm của động cơ  
hay cao hơn nữa, nó còn được dùng để điều khiển sự ổn định tốc độ động cơ.  
Đây phương pháp được thực hiện theo nguyên tắc đóng ngắt nguồn với tải một  
cách có chu kì theo luật điều chỉnh thời gian đóng ngắt. Phần tử thực hiện nhiệm vụ đó  
trong bài báo cáo này là Module L298N.  
Thông số kỹ thuật:  
Driver: Tích hợp 2 mạch cầu H  
Điện áp điều khiển động cơ: 5 ~ 12V  
Dòng tối đa qua mỗi cầu H: 2A  
Điện áp tín hiệu điều khiển: 5 ~ 7V  
Dòng tín hiệu điều khiển: 0 ~ 36mA  
Để tạo được ra PWM thì hiện nay có hai cách thông dụng : Bằng phần cứng và  
bằng phần mềm:  
Trong phần cứng thể tạo bằng phương pháp so sánh hay là trực tiếp từ  
các IC dao động tạo xung vuông như : 555, LM556...  
Trong phần mền được tạo bằng các chip có thể lập trình được. Tạo bằng  
phần mền thì độ chính xác cao hơn tạo bằng phần cứng.  
1.3. Giới thiệu về Arduino  
1.3.1. Arduino là gì?  
Arduino là một nền tảng nguồn mở được sử dụng để xây dựng các ứng dụng  
điện tử. Arduino gồm có board mạch thể lập trình được (thường gọi là vi điều  
khiển) và các phần mềm hỗ trợ phát triển tích hợp IDE (Integrated Development  
Environment) dùng để soạn thảo, biên dịch code và nạp chương trình cho board.  
2
     
Arduino ngày nay rất phổ biến cho những người mới bắt đầu tìm hiểu về điện tử  
vì nó đơn giản, hiệu quả dễ tiếp cận. Không giống như các loại vi điều khiển khác,  
Arduino không cần phải có các công cụ chuyên biệt để phụ vụ việc nạp code, ví dụ để  
nạp code cho PIC cần phải có Pic Kit. Đối với Arduino rất đơn giản, ta có thể kết nối  
với máy tính bằng cáp USB. Thêm vào đó việc lập trình cho Arduino rất dễ dàng, trình  
biên dịch Arduino IDE sử dụng phiên bản đơn giản hóa của ngôn ngữ C++.  
1.3.2. Board Arduino Uno  
Một trong những board thông dụng, được sử dụng nhiều nhất là board Arduino  
Uno. Dòng này đã phát triển tới thế hệ thứ 3 với tên gọi là Arduino Uno Revision 3  
(Arduino Uno R3).  
Hình 1.1: Board Arduino Uno R3  
Vi điều khiển  
ATmega328P (họ 8 bit)  
Điện áp hoạt động  
Điện áp vào khuyên dùng  
Điện áp vào giới hạn  
Digital I/O pin  
5V  
7-12V  
6-20V  
14 (trong đó 6 chân PWM)  
PWM Digital I/O Pins  
Analog Input Pins  
6
6 (độ phân giải 10 bit)  
Cường độ dòng điện trên mỗi I/O pin 20 mA  
Cường độ dòng điện trên mỗi 3.3V pin 50 mA  
32 KB (ATmega328P)  
0.5 KB được sử dụng bởi bootloader  
Flash Memory  
3
 
SRAM  
2 KB (ATmega328P)  
1 KB (ATmega328P)  
16 MHz  
EEPROM  
Tốc độ xung nhịp  
Chiều dài  
68.6 mm  
Chiều rộng  
Trọng lượng  
53.4 mm  
25 g  
Bảng 1.1: Thông số cơ bản trên board Arduino Uno R3  
4
CHƯƠNG 2  
THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN  
TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ BẰNG PID  
2.1. PID  
2.1.1 Giới thiệu PID  
Bộ điều khiển PID (A proportional integral derivative controller) là bộ điều khiển  
sử dụng kỹ thuật điều khiển theo vòng lặp dụng kỹ thuật điều khiển theo vòng lặp có  
hồi tiếp được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống điều khiển tự động.  
Một bộ điều khiển PID cố gắng hiệu chỉnh sai lệch giữa tín hiệu ngõ ra và ngõ vào sau  
đó đưa ra một một tín hiệu điều khiển để điều chỉnh quá trình cho phù hợp.  
Bộ điều khiển kinh điển PID đã đang được sử dụng rộng rãi để điều khiển các  
đối tượng SISO bởi vì tính đơn giản của cả về cấu trúc lẫn nguyên lý làm việc. Bộ  
điều chỉnh này làm việc rất tốt trong các hệ thống có quán tính lớn như điều khiển tốc  
độ, điều khiển mức,... và trong các hệ điều khiển tuyến tính hay có mức độ phi tuyến  
thấp.  
PID là một trong những thuyết cổ điển cũ nhất dùng cho điều khiển tuy  
nhiên nó vẫn ứng dụng rộng rãi cho đến ngày nay.  
Sơ đồ khối của bộ điều khiển PID:  
5
     
2.1.2. Hàm truyền  
W ( p) KP (1  
KI  
P
1
TD P) KP   
KD P  
TI P  
Bộ điều khiển gồm có 3 thành phần:  
- KP: hệ số tỷ lệ  
- KI : hệ số tích phân  
- KD: hệ số vi phân  
Xét 1 hệ thống sơ đồ khối như sau:  
Hình 2.2 Sơ đồ khối của một hệ thống  
Plant: đối tượng cần điều khiển  
Controller: đưa tín hiệu điều khiển đối tượng, được thiết kế để hệ thống đạt đáp  
ứng mong muốn .  
Biến e là thành phần sai lệch, hiệu giữa giá trị tín hiệu vào mong muốn và tín  
hiệu ra thực tế. Tín hiệu sai lệch (e) sẽ đưa tới bộ PID, và bộ điều khiển tính toán cả  
thành phần tích phân lẫn vi phân của (e). Tín hiệu ra (u) của bộ điều khiển bằng:  
de  
u K pe KI edt KD  
dt  
Lúc này đối tượng điều khiển có tín hiệu vào là (u), và tín hiệu ra là (Y). (Y)  
được hồi tiếp về bằng các cảm biến để tiếp tục tính sai lệch (e). Và bộ điều khiển lại  
tiếp tục như trên.  
2.1.3. Đặc tính bộ điều khiển PID  
- Thành phần tỉ lệ (Kp) có tác dụng làm tăng tốc độ đáp ứng của hệ, và làm giảm  
chứ không triệt tiêu sai số xác lập của hệ (steady-state error).  
- Thành phần tích phân (Ki) có tác dụng triệt tiêu sai số xác lập nhưng thể làm  
giảm tốc độ đáp ứng của hệ.  
6
   
- Thành phần vi phân (Kd) làm tăng độ ổn định hệ thống, giảm độ vọt lố cải  
thiện tốc độ đáp ứng của hệ.  
Ảnh hưởng của các thành phần Kp, Ki, Kd đối với hệ kín được tóm tắt trong  
bảng sau:  
Đáp ứng  
vòng kín  
Thời gian xác  
Sai số xác  
Thời gian lên Vọt lố  
lập  
lập  
KP  
KI  
Giảm  
Giảm  
Tăng  
Tăng  
Thay đổi nhỏ  
Tăng  
Giảm  
Thay đổi nhỏ  
Thay đổi nhỏ  
KD  
Thay đổi nhỏ Giảm  
Giảm  
- Lưu ý rằng quan hệ này không phải chính xác tuyệt đối vì Kp, Ki và Kd còn  
phụ thuộc vào nhau. Trên thực tế, thay đổi một thành phần thể ảnh hưởng đến hai  
thành phần còn lại. vậy bảng trên chỉ có tác dụng tham khảo khi chọn Kp, Ki, Kd.  
2.2. Sơ đồ khối hệ thống  
PC: Gửi giá trị cài đặt nhận tốc độ hiện tại của động cơ. điều khiển chạy  
hoặc ngừng chạy của hệ thống.  
7
 
Arduino Uno: Bộ điều khiển trung tâm với giải thuật PID, nhận giá trị cài đặt từ  
máy tính. Điều khiển động cơ qua L298N, thông qua encoder lấy tốc độ hiện tại gửi  
cho máy tính và hiển thị lên LCD.  
L298N: nhiệm vụ nhận tín hiệu xung PWM, điều khiển mức điện áp vào động  
cơ.  
DC Servo, Encoder: Dựa vào mức điện áp mà L298N cấp vào động cơ, động cơ  
hoạt động với tốc đmong muốn. Encoder dùng để lấy tốc độ về cho Arduino Uno.  
2.3. Lưu đồ giải thuật  
8
 
2.4 Giao diện phần mềm điều khiển trên PC  
9
 
docx 11 trang yennguyen 28/03/2022 4720
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo bài tập lớn Cơ sở điều khiển tự động - Đề tài: Điều khiển tốc độ động cơ bằng PID - Phạm Thị Vân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bai_tap_lon_co_so_dieu_khien_tu_dong_de_tai_dieu_khi.docx