Giáo trình mô đun Thiết bị và hệ thống sản xuất tự động 2 - Nghề: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔ ĐUN: THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG  
SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG 2  
NGHỀ: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU  
KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành kèm theo Quyết định số ...... QĐ/ ngày .....tháng......năm....của........)  
Hải Phòng, năm 2018  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
LỜI GIỚI THIỆU  
Thiết bị và hệ thống sản xuất tự động 2 là một mô đun đào tạo chuyên ngành  
quan trọng đối với sinh viên ngành điện công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động  
hóa. Để có thể tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực tự động hóa thì sinh viên  
phải nắm vững những kiến thức trong mô đun Thiết bị và hệ thống sản xuất tự  
động 2.  
Giáo trình mô đun “Thiết bị và hệ thống sản xuất tự động 2” được biên soạn  
trên cơ sở đề cương chi tiết mô đun “Thiết bị và hệ thống sản xuất tự động 2”  
dùng cho sinh viên các chuyên ngành điện công nghiệp và điện tự động Trường  
Cao đẳng Hàng Hải I.  
Giáo trình cung cấp các kiến thức tổng quan về hệ thống sản xuất tự động  
nói chung và nghiên cứu sâu về hệ thống sản xuất linh hoạt FMS gia công phôi.  
Lắp ráp, điều chỉnh, chạy thử và vận hành hệ thống sản xuất tự động. Giáo trình  
này có thể làm tài liệu cho giảng viên giảng dạy, học sinh - sinh viên các trường kỹ  
thuật. Nội dung giáo trình bao gồm 3 bài:  
Bài 1: Tổng quan về hệ thống sản xuất tự động  
Bài 2: Hệ thống sản xuất linh hoạt FMS gia công phôi  
Bài 3: Lắp ráp, điều chỉnh, chạy thử và vận hành hệ thống sản xuất tự động  
Tác giả bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến tập thể các thầy, cô giáo khoa  
Điện - Điện tử trường Cao đẳng Hàng hải I đã động viên và đóng góp nhiều ý kiến  
cho giáo trình này. Trong quá trình biên soạn giáo trình không thể tránh khỏi  
những sai sót. Rất mong các thầy, cô giáo, bạn đọc đóng góp ý kiến để giáo trình  
được hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ Khoa Điện - Điện tử  
Trường Cao đẳng Hàng Hải I, số 498 Đà Nẵng - Đông Hải I - Hải An - Hải  
Phòng.  
Hải Phòng, ngày 20 tháng 02 năm 2018  
Tham gia biên soạn  
Chủ biên: Hà Thị Hồng Thúy  
3
MỤC LỤC  
STT  
Nội dung  
Trang  
1
2
3
4
5
Lời nói đầu  
Mục lục  
3
4
Danh mục bảng  
5
Danh mục hình vẽ  
Nội dung  
6
8
Bài mở đầu  
10  
11  
22  
40  
Bài 1: Tổng quan về hệ thống sản xuất tự động  
Bài 2: Hệ thống sản xuất linh hoạt FMS gia công phôi  
Bài 3: Lắp ráp, điều chỉnh, chạy thử và vận hành hệ thống  
sản xuất tự động  
Tài liệu tham khảo  
6
34  
4
DANH MỤC BẢNG  
STT  
Tên bảng  
Trang  
30  
1
2
3
4
5
Bảng 2.1. Địa chỉ trạm vào/ ra của trạm cấp phôi  
Bảng 2.2. Địa chỉ trạm vào/ra của trạm kiểm tra phôi  
Bảng 2.3. Địa chỉ vào/ra của trạm tay gắp  
32  
34  
Bảng 2.4. Địa chỉ vào/ra trạm gia công  
36  
Bảng 2.5. Địa chỉ vào/ra trạm phân loại  
38  
5
DANH MỤC HÌNH VẼ  
STT  
Tên hình vẽ  
Trang  
1
11  
Hình 1.1. Cấu trúc cơ bản của hệ thống sản xuất tự động  
2
3
Hình 1.2. Sơ đồ nguyên tắc thiết lập hệ thống FMS  
Hình 1.3. Bơm pít tông  
14  
15  
15  
16  
16  
17  
17  
18  
18  
Hình 1.4. Bơm pít tông hướng tâm  
Hình 1.5. Bơm pít tông hướng trục  
Hình 1.6. Bơm cánh quạt  
4
5
6
Hình 1.7. Bơm bánh răng  
7
Hình 1.8. Bơm cánh gạt  
8
Hình 1.9. Cấu tạo và ký hiệu của van một chiều  
9
Hình 1.10. Cấu tạo và ký hiệu của van một chiều có điều  
khiển  
10  
Hình 1.11. Van đảo chiều cân bằng  
11  
12  
13  
14  
15  
16  
19  
19  
19  
20  
20  
22  
23  
23  
24  
24  
24  
25  
25  
25  
26  
26  
26  
Hình 1.12. Ký hiệu của van đảo chiều cân bằng.  
Hình 1.13. Cấu tạo và ký hiệu của van điều áp  
Hình 1.14. Cấu tạo và ký hiệu của van tiết lưu  
Hình 1.15. Cấu tạo và ký hiệu của van tiết lưu cân bằng áp  
Hình 2.1. Các trạm của hệ thống FMS  
17 Hình 2.2. Cấu tạo và kí hiệu của nút ấn  
18 Hình 2.3. Cấu tạo và kí hiệu của công tắc hành trình  
19 Hình 2.4. Kí hiệu của cảm biến cảm ứng từ  
Hình 2.5. Kí hiệu của cảm biến điện dung  
Hình 2.6. Kí hiệu của cảm biến quang  
Hình 2.7. Cấu tạo và kí hiệu của rơle  
20  
21  
22  
23  
24  
25  
Hình 2.8. Kí hiệu của van 2/2 điều khiển trực tiếp  
Hình 2.9. Kí hiệu của van 3/2 điều khiển trực tiếp  
Hình 2.10. Kí hiệu của van 3/2 điều khiển gián tiếp  
26 Hình 2.11. Kí hiệu của van 4/2 điều khiển gián tiếp  
27  
Hình 2.12. Kí hiệu van 5/2 điều khiển gián tiếp  
28 Hình 2.13. Kí hiệu của van 5/3 điều khiển gián tiếp  
26  
27  
27  
Hình 2.14. Kí hiệu của van tiết lưu có điều chỉnh lưu lượng  
29  
30  
Hình 2.15. Kí hiệu của van tiết lưu một chiều điều chỉnh lưu  
lượng  
6
31  
32  
33  
34  
35  
36  
37  
38  
27  
27  
28  
29  
31  
33  
35  
37  
Hình 2.16. Kí hiệu của xi lanh tác động đơn  
Hình 2.17. Kí hiệu của xi lanh tác động kép  
Hình 2.18. Sơ đồ ghép nối PLC  
Hình 2.19. Sơ đồ trạm cấp phôi  
Hình 2.20. Sơ đồ trạm kiểm tra  
Hình 2.21. Sơ đồ trạm tay gắp  
Hình 2.22. Sơ đồ trạm gia công  
Hình 2.23. Sơ đồ trạm phân loại  
7
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN  
Tên mô đun: Thiết bị và hệ thống sản xuất tự động 2  
Mã mô đun: MĐ.6510305.30  
Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết 20 giờ; Thực hành, thí nghiệm.  
thảo luận, bài tập: 36 giờ; Kiểm tra: 04 giờ)  
Vị trí, tính chất của mô đun:  
- Vị trí:  
+ Thiết bị và hệ thống sản xuất tự động 2 là mô đun đào tạo của chuyên  
ngành điện công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa;  
+ Mô đun được bố trí sau các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở, môn học  
chuyên ngành và các mô đun đào tạo chuyên ngành.  
- Tính chất: Mô đun cung cấp các kiến thức tổng quan về hệ thống sản xuất  
tự động nói chung và hệ thống sản xuất linh hoạt FMS gia công phôi nói riêng.  
- Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Đây là mô đun đào tạo chuyên ngành bắt  
buộc đối với sinh viên ngành điện tự động, cung cấp cho người học các kiến thức  
về hệ thống sản xuất tự động.  
Mục tiêu của mô đun:  
- Về kiến thức:  
+ Trình bày được cấu trúc và nguyên tắc xây dựng hệ thống sản xuất tự động  
+ Trình bày được hoạt động của hệ thống FMS gia công phôi  
+ Mô tả được công nghệ của các trạm trong hệ thống  
+ Trình bày được các bước vận hành hệ thống FMS gia công phôi  
- Về kỹ năng:  
+ Nhận biết được các phần tử sử dụng trong hệ thống FMS gia công phôi;  
+ Đọc và phân tích được các sơ đồ điện và khí nén trong hệ thống;  
+ Vận hành và điều chỉnh được hệ thống FMS gia công phôi;  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi vận hành hệ thống sản xuất cho  
người học;  
+ Phát huy tính tích cực, chủ động tìm hiểu các kiến thức mới về tự động  
hóa quá trình sản xuất.  
8
Nội dung mô đun:  
Nội dung mô đun Thiết bị và hệ thống sản xuất tự động 2 bao gồm 3 bài:  
Bài 1: Tổng quan về hệ thống sản xuất tự động  
Bài 2: Hệ thống sản xuất linh hoạt FMS gia công phôi  
Bài 3: Lắp ráp, điều chỉnh, chạy thử và vận hành hệ thống sản xuất tự động  
9
BÀI MỞ ĐẦU  
Nền sản xuất trong những năm gần đây được đặc trưng bởi cường độ cao  
của các quá trình sản xuất vật chất. Để thực hiện các nhiệm vụ của mình, công  
nghiệp chế tạo máy không ngừng hoàn thiện và nâng cao trình độ kỹ thuật của  
các quá trình sản xuất. Tự động hóa quá trình sản xuất cho phép sử dụng tối đa  
các tiềm năng sẵn có, đáp ứng ngày càng cao đối với các trang thiết bị gia công  
cơ khí từ đó hình thành nên các hệ thống sản xuất tự động cho phép thực hiện  
quá trình công nghệ không có sự tham gia của con người. Ở giai đoạn đầu tự  
động hóa mới chỉ thực hiện đối với từng nguyên công riêng biệt. Về sau tự  
động hóa được thực hiện đối với nhiều nguyên công.  
Hệ thống sản xuất tự động ra đời cho phép nâng cao năng suất lao động,  
giá thành sản phẩm giảm, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân. Vì vậy  
mô đun Thiết bị và hệ thống sản xuất 2 rất quan trọng đối với sinh viên khối  
ngành kỹ thuật tự động hóa. Nó giúp cho người học được tiếp xúc với những  
hệ thống sản xuất tự động trong thực tế sản xuất. Trang bị cho người học  
những kiến thức căn bản về thiết bị và hệ thống sản xuất tự động.  
10  
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG  
MĐ.6510305.30.01  
Giới thiệu:  
Với sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học kỹ thuật và công nghệ  
thông tin thì việc áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến hiện đại trong các  
nhà máy xí nghiệp là hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm  
giá thành. Do đó việc tìm hiểu các hệ thống sản xuất tự động là rất quan trọng.  
Mục tiêu:  
- Trình bày được cấu trúc cấu trúc của hệ thống sản xuất tự động;  
- Phân biệt được một số hệ thống sản xuất tư động: CAD/CAM, CIM, FMS;  
- Phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi các kiến thức mới về lĩnh vực tự  
động hóa sản xuất.  
Nội dung chính:  
1. Khái niệm và cấu trúc của hệ thống sản xuất tự động  
Tự động hóa quá trình sản xuất là tổng hợp các biện pháp được sử dụng  
khi thiết kế các quá trình sản xuất và công nghệ mới, tiên tiến. Trên cơ sở của  
các quá trình sản xuất và công nghệ đó, tiến hành thiết lập các hệ thống thiết bị  
có năng suất cao không cần đến sự tham gia của con người.  
Quá trình  
tự động  
Hệ thống  
cảm biến  
Hệ thống  
điều khiển  
Hệ thống phản hồi  
Hình 1.1. Cấu trúc cơ bản của hệ thống sản xuất tự động  
Hệ thống sản xuất tự động là các công đoạn hoặc quá trình được tự động  
hóa. Hệ thống cảm biến có chức năng tiếp nhận và biến đổi thông tin các loại,  
làm cơ sở cho các quyết định điều khiển. Hệ thống điều khiển có chức năng đưa  
ra các quyết định điều khiển quá trình và các tác động tương ứng tới các cơ cấu  
điều khiển trên cơ sở các thông tin nhận được từ hệ thống cảm biến. Hệ thống  
phản hồi có chức năng theo dõi thông tin, so sánh các tín hiệu nhận được từ hệ  
11  
thống cả biến và điều khiển để hình thành các tín hiệu bù tương ứng.  
2. Một số hệ thống sản xuất tự động  
2.1. Hệ thống thiết kế và chế tạo có trợ giúp của máy tính (CAD-CAM)  
Với sự xuất hiện của máy điều khiển số, sự phát triển cao của công nghệ  
thông tin và công nghệ máy tính, việc chuẩn bị và điều hành sản xuất trong thời  
gian gần đây đã có những thay đổi cơ bản. Khâu chuẩn bị thiết kế đã được tự  
động hóa nhờ hệ thống thiết kế tự động có sự trợ giúp cảu máy tính (CAD –  
computer Aided Design). Nhờ các trang thiết bị tính toán thiết kế như máy tính,  
màn hình đồ họa, bút vẽ, máy vẽ cùng các phần mềm chuyên dụng, CAD cho  
phép tạo ra các mô hình sản phẩm trong không gian 3 chiều, thuận lợi cho việc  
khảo sát, đánh giá, sửa đổi nhanh chóng trực tiếp ngay trên màn hình.  
Khâu điều hành quá trình chế tạo sản phẩm cũng được tự động hóa nhờ hệ  
thống điều hành quá trình chế tạo tự động có sự trợ giúp của máy tính (CAM –  
Computer Aided Manufacturing). CAM chính là một phần của hệ thống CIM  
(Computer Intergrated Manufacturing) và được thiết lập trên cơ sở sử dụng máy  
tính và công nghệ máy tính để thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình sản  
xuất, chế tạo sản phẩm như lập kế hoạch sản xuất, thiết kế quy trình công nghệ  
gia công, quản lý điều hành quá trình chế tạo và kiểm tra chất lượng sản phẩm.  
2.2. Hệ thống sản xuất tích hợp có sự trợ giúp của máy tính (CIM)  
Hai công nghệ tiên tiến CAD và CAM có liên quan chặt chẽ đến sự hình  
thành của hệ thống thết kế chế tạo tự động hóa có sự trợ giúp của máy tính CIM  
khi kết nối hệ CAD với hệ CAM. Hệ thống kết hợp CAD/CAM còn được gọi là  
hệ thống sản xuất tích hợp có sự trợ giúp của máy tính (CIM) Các quá trình thực  
hiện bằng hệ thống này gọi là các quá trình sản xuất tích hợp. Trong các hê  
thống sản xuất tích hợp, chức năng thiết kế và chế tạo được gắn kết với nhau, hỗ  
trợ nhau cho phép tạo ra sản phẩm nhanh chóng bằng các quy trình sản xuất linh  
hoạt và hiệu quả.  
2.3. Hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS)  
Hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS – Flexiable Manufacturing Systems) là  
một hệ thống bao gồm các thiết bị gia công như máy điều khiển số, trung tâm  
gia công, thiết bị gá lắp, tháo dỡ chi tiết và dụng cụ tự động, hệ thống cơ cấu  
định hướng chi tiết tự động trong quá trình gia công, cơ cấu kiểm tra tự động, cơ  
cấu vận chuyển tự động, cơ cấu cấp phát dụng cụ tự động, hệ thống điêu khiển  
… được thiết kế theo nguyên tắc môđun và được điều khiên bởi một máy tính  
hoặc một hệ thống máy tính. Trong một chừng mực nào đó FMS có thể coi như  
một CIM nhỏ. Nó được thiết kế để điền đấy khoảng trống giữa đường dây tự  
động dùng trong sản xuất hàng khối và nhóm máy CNC. Nó cho phép chuyển  
12  
đổi nhanh sản xuất khi thay đổi sản phẩm với chi phí về thời gian và tiền bạc  
nhỏ nhất. Theo cấu trúc, hệ thống sản xuất linh hoạt có thể chia thành các cấp  
độ như: máy sản xuất, mô đun sản xuất linh hoạt, đường dây sản xuất linh hoạt,  
phân xưởng sản xuất linh hoạt và nhà máy sản xuất linh hoạt.  
3. Nguyên tắc xây dựng hệ thống sản xuất linh hoạt FMS  
Thiết lập hệ thống FMS được bắt đầu bằng việc xác định họ chi tiết được  
chế tạo trong FMS. Kết quả công việc này nhận dược nhờ máy tính được dùng để  
xác định thiết bị công nghệ của FMS.  
Thiết lập các cấu trúc chức năng, cấu trúc công nghệ và cấu trúc thông tin  
của FMS, đồng thời thiết lập mạng máy tính nội bộ. Sau đó giải quyết vấn đề thuật  
toán và lập trình có tính đến tác động qua lại của các hệ thống điều khiển khác  
trong hệ thống tích hợp toàn phần. Song song với hệ thống này cần thiết lập các hệ  
thống cung cấp năng lượng như: điện, nước, khí nén và thông tin …  
Bên cạnh đó, sản xuất ngày càng mang tính toàn cầu hóa và chuyên môn hóa  
cao nên khi thiết lập hệ thống sản xuất linh hoạt FMS thì vấn đề tiêu chuẩn hóa  
phải được chú trọng ngay từ đầu và phải dựa trên cơ sở sử dụng rộng rãi các mô  
đun.  
13  
Hình 1.2. Sơ đồ nguyên tắc thiết lập hệ thống FMS  
4. Một số thiết bị cơ bản trong hệ thống tự động  
4.1. Các loại bơm thủy lực  
Bơm là thiết bị biến cơ năng thành năng lượng thủy lực. Khi nguồn năng  
lượng cơ bản làm cho pít tông của bơm chuyển động sang bên trái, do van đẩy  
đóng, một phần chân không được tạo ra trên đầu vào của bơm. Chênh lệch áp suất  
giữa bên trong bơm là chân không và bên ngoài bơm là áp suất khí quyển, dầu thủy  
lực bị đẩy từ thùng dầu vào bơm qua van hút. Khi pít tông chuyển động theo chiều  
ngược lại, van hút đóng và áp lực trong buồng bơm làm tăng van đẩy mở cho dầu  
đã được tăng áp đi qua.  
14  
Có một số loại bơm sau:  
Bơm pít tông  
Bơm cánh quạt  
Bơm bánh răng  
Bơm cánh gạt  
a. Bơm pít tông  
Là loại bơm thường dùng để tạo áp suất cao (hình 1.3). Nhược điểm của  
bơm là làm việc gián đoạn do chỉ làm việc một nửa chu kỳ. Để khắc phục điểm  
này người ta đã thiết kế ra các loại bơm gồm nhiều pít tông hướng tâm (hình 1.4)  
hoặc hướng trục (hình 1.5). Nguồn áp lực tạo ra sẽ liên tục, không có sự gián đoạn.  
Hình 1.3. Bơm pít tông  
Hình 1.4. Bơm pít tông hướng tâm  
15  
Hình 1.5. Bơm pít tông hướng trục  
b. Bơm cánh quạt  
Bơm này tạo ra lực đẩy nhờ sự thay đổi vị trí tương đối của cánh quạt (hình 1.6).  
loại bơm này không tạo được áp lực cao., thường dùng để bơm nước.  
Hình 1.6. Bơm cánh quạt  
c. Bơm bánh răng  
Là loại bơm có thể tạo được áp suất cao và lưu lượng lớn. Bánh răng chủ  
động quay và khe hở giữa các răng tạo thành buồng chứa dầu (hình 1.7). Dầu bị  
tích ở đầu ra do bánh răng chủ động và bánh răng bị động ăn khớp kín, áp lực dầu  
ở đầu ra tăng lên và sẽ làm mở van đẩy dầu vào xi lanh hay động cơ xoay. Để tránh  
rò dầu trở lại buồng hút, người ta thường lắp các tấm bạc phẳng bằng kim loại  
mềm ở mặt đàu của bơm.  
16  
Hình 1.7. Bơm bánh răng  
d. Bơm cánh gạt  
Loại bơm này được cấu tạo từ ba phần tử chính là vỏ bơm, cánh gạt và rôto.  
Rôto được đặt lệch tâm và có các rãnh để lắp cánh gạt. Các cánh gạt luôn được tỳ  
sát vào bề mặt vỏ bơm vì có các lò xo đẩy tỳ lên chúng. Do rô to lắp lệch tâm nên  
nó hoạt động giống như một cơ cấu cam. Do sự lệch tâm nên có sự chênh lệch thể  
tích trong nửa vòng quay lớn so với nửa vòng quay nhỏ, làm chất lỏng bị dồn nén  
và đẩy qua đầu đẩy của bơm. (hình 1.8)  
Hình 1.8. Bơm cánh gạt  
4.2. Van  
Van là phần tử không thể thiếu được trong hệ thống thủy lực. Van có thể có  
nhiều loại khác nhau tùy theo chức năng làm việc:  
Van điều khiển hướng của dòng chất lỏng khống chế dòng chất lỏng chỉ đi  
theo một chiều nhất định. Loại van này bao gồm các van một chiều, van con trượt,  
van kiểm tra, van an toàn, van tràn …  
Van điều khiển áp lực  
17  
Van điều khiển lưu lượng (van tiết lưu)  
Van servo  
Van thủy lực có thể điều khiển bằng tay thông qua cần gạt, bằng nam châm  
điện, bằng khí nén hay băng thủy lực.  
* Van điều khiển hướng đơn giản nhất là van một chiều (hình 1.9). Van này  
không có điều khiển, khi áp lực trên đường vào đủ lớn để thắng lực của lò xo thì  
van được mở ra. Khi áp lực trên đầu vào thấp hơn trên đầu ra thì lò xo đẩy van  
đóng lại, không cho chất lỏng chảy theo chiều ngược lại. Van một chiều có điều  
khiển thường được điều khiển bằng thủy lực đôi khi bằng khí nén hay cuộn hút. Áp  
lực trên đầu vào của van có thể lớn, nhưng không thể đẩy van này mở được, mà  
phải có nguồn lực khác tác động lên con trượt điều khiển đóng mở van thì lúc này  
van mới cho dầu đi qua. (Hình 1.10)  
Hình 1.9. Cấu tạo và ký hiệu của van một chiều  
Hình 1.10. Cấu tạo và ký hiệu của van một chiều có điều khiển  
Van điều khiển cân bằng cũng là van điều khiển hướng có nhiệm vụ giữ cho  
pít tông ở một vị trí ổn định. Cấu tạo của van đảo chiều cân bằng được mô tả trên  
hình 1.11 . Dầu vào trên đường B đi vào xi lanh qua van một chiều và đẩy pít tông  
đi lên. Khi chiều chuyển động của pít tông là chiều từ trên đi xuống, thì dầu vào  
trên đường A có một phần đi qua đường điều khiển làm con trượt điều khiển bị đẩy  
xuống do cân bằng áp suất, dầu từ nửa dưới của xi lanh có thể thoát ra theo đường  
B
18  
Hình 1.11. Van đảo chiều cân bằng  
Hình 1.12. Ký hiệu của van đảo chiều cân bằng.  
* Van điều áp:  
Loại van này có vai trò khống chế áp lực đến một giá trị cực đại nhất định.  
Nếu áp ực vượt quá giá trị cho phép van sẽ mở cửa xả về thùng chứa. Van này  
được gọi là van tràn hay van an toàn. Bình thường van luôn ở trạng thái đóng. Khi  
quá áp lực con trượt bị đẩy lên và mở cửa xả xả chất lỏng về thùng. Áp lực luôn  
được khống chế ở giá trị cho phép (hình 1.13)  
Hình 1.13. Cấu tạo và ký hiệu của van điều áp  
19  
* Van tiết lưu: Là van điều khiển lưu lượng được minh họa như hình 1.14.  
Đây là một dạng van kim với đầu côn có thể điều chỉnh được lưu lượngdđi đến  
xilanh hay động cơ thủy lực. Vì vậy có thể điều khiển được tốc độ của xi lanh thủy  
lực . Nhược điểm của van này là khi tải tăng, tốc độ của pít tông trong xi lanh giảm  
làm cho áp tăng. Chênh lệch áp từ bơm và đầu ra của van kim giảm dẫn đến lưu  
lượng giảm. Để giữ được tốc độ pít tông không đổi phải tăng áp của bơm. Để khắc  
phục nhược điểm này người ta thiết kế ra loại van tiết lưu cân bằng áp như hình  
1.15  
Hình 1.14. Cấu tạo và ký hiệu của van tiết lưu  
Hình 1.15. Cấu tạo và ký hiệu của van tiết lưu cân bằng áp  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 59 trang yennguyen 26/03/2022 8500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Thiết bị và hệ thống sản xuất tự động 2 - Nghề: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_thiet_bi_va_he_thong_san_xuat_tu_dong_2_ng.pdf