Giáo trình Tự động hoá quá trình sản xuất - Nghề: Điện công nghiệp, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: TỰ ĐỘNG HOÁ QUÁ  
TRÌNH SẢN XUẤT  
NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP, CÔNG  
NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ  
ĐỘNG HÓA  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành kèm theo Quyết định số ...... QĐ/ ngày .....tháng......năm....của........)  
Hải Phòng, năm 2017  
`
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể  
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo  
hoặc tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh  
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
LỜI GIỚI THIỆU  
Giáo trình môn học “Tự động hóa quá trình sản xuất” được biên  
soạn trên cơ sở đề cương chi tiết môn học “Tự động hóa quá trình sản  
xuất” dùng cho sinh viên các chuyên ngành điện công nghiệp, công nghệ  
kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Trường Cao đẳng Hàng Hải I.  
Giáo trình cung cấp các kiến thức cơ bản về quá trình công nghệ, quá  
trình sản xuất, cấu trúc của hai quá trình này. Tháp điều khiển xí nghiệp,  
các thao tác cơ bản và quy trình điều khiển quá trình sản xuất, các nguyên  
tắc, độ tin cậy của hệ thống phân cấp hệ thống tự động hóa điều khiển quá  
trình sản xuất. Các dạng đảm bảo của hệ thống tự động hóa điều khiển quá  
trình công nghệ. Tổ chức làm việc trong hệ thống tự động hóa điều khiển  
quá trình sản xuất . Một số hệ thống tự động hóa quá trình công nghệ trong  
các nhà máy.  
Giáo trình này có thể làm tài liệu cho giảng viên giảng dạy, học sinh  
- sinh viên các trường kỹ thuật. Nội dung giáo trình bao gồm 6 chương:  
Chương 1: Sản xuất - đối tượng tự động hóa  
Chương 2: Điều khiển quá trình sản xuất  
Chương 3: Tự động hóa điều khiển quá trình sản xuất  
Chương 4: Các dạng đảm bảo của hệ thống tự động hóa điều khiển  
quá trình công nghệ  
Chương 5: Tổ chức làm việc trong hệ thống tự động hóa điều khiển  
quá trình sản xuất  
Chương 6: Một số hệ thống tự động hóa quá trình công nghệ  
Tác giả bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến tập thể các thầy, cô giáo  
khoa Điện - Điện tử trường Cao đẳng Hàng hải I đã động viên và đóng góp  
nhiều ý kiến cho giáo trình này. Trong quá trình biên soạn giáo trình không  
thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong các thầy, cô giáo, bạn đọc đóng góp  
ý kiến để giáo trình được hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về  
địa chỉ Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng Hàng Hải I, số 498 Đà  
Nẵng - Đông Hải I - Hải An - Hải Phòng.  
Hải Phòng, ngày 09 tháng 10 năm 2017  
Tham gia biên soạn  
Chủ biên: Hà Thị Hồng Thúy  
3
 
MỤC LỤC  
Trang  
4
 
BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ CHUYÊN NGÀNH  
Ký hiệu, từ viết tắt, thuật ngữ  
chuyên ngành  
TĐH  
Giải thích  
Tự động hóa  
QTSX  
QTCN  
QTQL  
Quá trình sản xuất  
Quá trình công nghệ  
Quá trình quản lý  
HTĐK  
ĐTĐK  
HT TĐH ĐK QTSX  
Hệ thống điều khiên  
Đối tượng điều khiển  
Hệ thống tự động hóa điều  
khiển quá trình sản xuất  
Hoạch định nhu cầu nguyên  
vật liệu  
Hoạch định nhu cầu sản  
xuất  
Kế hoạch hóa nguồn lực  
doanh nghiệp  
MRP: Material Requirements  
Planning  
MRP II: Manufacturing Resource  
Planning  
ERP: Enterprise Resource  
Planning  
ERM: Enterprise Resource  
Magagement  
DCS  
system  
SCADA: Supervisory control and  
Data Acqyisition  
Quản trị nguồn lực doanh  
nghiệp  
: Distributed control  
Hệ thống điều khiển từ xa  
Hệ thống điều khiển giám  
sát và thu thập dữ liệu  
5
 
DANH MỤC HÌNH VẼ  
7
 
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC  
Tên môn học: Tự động hóa quá trình sản xuất  
Mã số của môn học: MH.6520227.36; MH.6510305.36  
Thời gian của môn học: 30 giờ; (Lý thuyết 28 giờ; Thực hành, thí nghiệm. thảo  
luận, bài tập: 0 giờ; Kiểm tra: 02 giờ)  
Vị trí, tính chất của môn học:  
- Vị trí:  
+ Tự động hóa quá trình sản xuất là môn chuyên ngành điện công nghiệp và  
công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa;  
+ Môn học có thể bố trí sau các môn học cơ sở khác và trước các mô đun  
nghề.  
- Tính chất: Môn học này cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về: Khái  
niệm cơ bản về các quá trình công nghệ (QTCN), quá trình sản xuất(QTSX), cấu  
trúc của QTCN và QTSX, các thành phần cần có trong một hệ thống điều khiển  
sản xuất,các thao tác và quy trình điều khiển quá trình sản xuất, các nguyên tắc  
của tự động hóa điều khiển quá trình sản xuất, mức độ khoa học kỹ thuật của hệ  
thống tự động hóa điều khiển quá trình sản xuất, độ tin cậy của hệ thống tự động  
hóa điều khiẻn quá trình sản xuất, các hệ con đảm bảo của hệ thống tự động hóa  
điều khiển quá trình công nghệ, tổ chức làm việc trong hệ thống tự động hóa điều  
khiển quá trình sản xuất, nghiên cứu một số hệ thống tự động hóa điều khiển quá  
trình công nghệ của một số quá trình.  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học: Đây là môn học chuyên ngành điện tự  
động, cung cấp cho người học các kiến thức về tự động hóa quá trình sản xuất.  
Mục tiêu môn học:  
- Về kiến thức: Trình bày được về quy trình tự động hóa điều khiển quá  
trình sản xuất, các khái niệm cơ bản của quy trình này. Trình bày được cấu trúc  
phân cấp của quy trình, các hệ con chức năng và đảm bảo của hệ thống tự động  
hóa điều khiển quá trình công nghệ;  
- Về kỹ năng: Mô tả được về tổ chức làm việc trong hệ thống tự động hóa  
điều khiển quá trình sản xuất. Khái quát được một số hệ thống tự động hóa điều  
khiển quá trình công nghệ;  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức rèn luyện, vận dụng kiến  
thức đã học vào thực tế.  
Nội dung môn học:  
Môn học tự động hóa quá trình sản xuất bao gồm 6 chương:  
8
Chương 1: Sản xuất - đối tượng tự động hóa  
Chương 2: Điều khiển quá trình sản xuất  
Chương 3: Tự động hóa điều khiển quá trình sản xuất  
Chương 4: Các dạng đảm bảo của hệ thống tự động hóa điều khiển quá  
trình công nghệ  
Chương 5: Tổ chức làm việc trong hệ thống tự động hóa điều khiển quá  
trình sản xuất  
Chương 6: Một số hệ thống tự động hóa quá trình công nghệ  
9
BÀI MỞ ĐẦU  
Xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay là ứng dụng kỹ thuật điện  
tử, kỹ thuật tin học, cơ khí chính xác để thực hiện tự động hoá. Tự động hoá  
được áp dụng cho từng máy, tổ hợp máy đến cả dây chuyền công nghệ, cả nhà  
y và tiến tới tự động hoá cả một ngành sản xuất.  
Trong quá trình phát triển của tự động hoá, lượng thông tin trao đổi giữa  
người với máy, giữa máy với người, đã không ngừng tăng lên. Ngày nay để sản  
xuất một sản phẩm có chất lượng tốt người ta phải khống chế, điều chỉnh hàng  
chục, hàng trăm thông số, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác nhau. Để điều khiển một  
phân xưởng, một xí nghiệp, một công ty hoạt động nhịp nhàng, người điều khiển,  
người quản lý hàng ngày, hàng giờ phải thu nhận và xử lý một lượng thông tin rất  
lớn về kỹ thuật, kinh tế, nhu cầu thị trường .v.v. Để điều khiển một ngành sản  
xuất, để ra được các quyết định chính xác, kịp thời, thông thường người ta phải  
xử lý qua nhiều cấp, rất nhiều thông tin khác nhau. Nếu việc xử lý các thông tin  
đó không chính xác kịp thời sẽ dẫn đến quyết định sai lầm, gây tổn hại lớn đến  
cho sản xuất.  
Để thu thập, gia công, xử lý, truyền tải và lưu trữ thông tin trước đây chúng  
ta phải sử dụng một bộ máy rất đông người để ghi chép, thống kê, báo cáo rất  
phức tạp, nặng nề và chậm chạp. Từ khi máy tính ra đời tình hình đó đã thay đổi  
cơ bản. Máy tính được dùng như một thiết bị điều khiển vạn năng, được đặt trực  
tiếp trong dây chuyền công nghệ để điều khiển các thông số kỹ thuật. Hơn thế  
nữa máy tính còn được dùng trong hệ thống điều khiển, quản lý quá trình công  
nghệ, quá trình sản xuất để thu thập và xử lý một khối lượng lớn các thông tin  
kinh tế - kỹ thuật nhằm trợ giúp con người điều khiển tối ưu quá trình sản xuất.  
Như vậy nhờ có máy tính người ta đã xây dựng được các hệ thống điều khiển  
(quản lý) tự động hoá trình công nghệ (sản xuất).  
Các hệ thống điều khiển tự động hóa quá trình công nghệ đưa lại hiệu quả  
kinh tế rõ rệt, đó là nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, hạ  
giá thành sản phẩm, sử dụng hợp lý nguyên liệu và năng lượng, giảm số người  
trực tiếp sản xuất....  
Do tính hiệu quả của nó nên ngày nay hệ thống điều khiển tự động hóa quá  
trình công nghệ đã được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế quốc dân.  
Nhờ thừa hưởng được các tiến bộ kỹ thuật về điện tử, tin học, tự động, máy  
tính.v.v. các hệ thống điều khiển tự động hóa quá trình công nghệ ngày càng  
đảm nhiệm được nhiều chức năng nhưng kích thước ngày càng gọn nhẹ và vận  
hành thuận tiện.  
10  
CHƯƠNG 1: SẢN XUẤT - ĐỐI TƯỢNG TỰ ĐỘNG HOÁ  
MH.6520227.36; MH.6510305.36.01  
Giới thiệu:  
Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người.  
Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng hay trao đổi trong thương mại.  
Sản xuất chính là một đối tượng tự động hóa. Nội dung chương trình bày về các  
khái niệm quá trình công nghệ, quá trình sản xuất, tự động hóa quá trình công  
nghệ, tự động hóa quá trình sản xuất. Cấu trúc quá trình công nghệ, cấu trúc quá  
trình sản xuất, các công đoạn của quá trình sản xuất.  
Mục tiêu:  
- Biết được nội dung về đối tượng tự động hóa;  
- Phân biệt được cấu trúc quá trình công nghệ và quá trình sản xuất;  
- Có ý thức chủ động tìm hiểu các kiến thức mới về lĩnh vực tự động hóa.  
Nội dung chính:  
1.1. Khái niệm  
1.1.1. Quá trình công nghệ  
Quá trình công nghệ (QTCN) là tổ hợp các phương pháp để thu nhận và xử  
lí nguyên liệu, vật tư phục vụ trong các ngành kinh tế quốc dân khác nhau. Công  
nghệ bao gồm các bước khai thác nguyên liệu, xử lí, chế biến, kiểm tra kỹ thuật,  
vận chuyển, nhập kho, lưu kho sản phẩm.  
Cũng có thể hiểu theo nghĩa rộng quá trình công nghệ là tất cả các phương  
thức, các quy trình được sử dụng để chuyển hoá các nguồn lực thành sản phẩm  
và dịch vụ.  
Đối với lĩnh vực công nghệ không vật liệu có thể hiểu được là tổ hợp các  
loại hình dịch vụ khác nhau.  
Q
TCN  
QTCN N2  
QTCN Nn  
QTCN N1  
Vật liệu  
Sản phẩm  
Các thao tác công nghệ  
Hình 1.1. Quá trình công nghệ  
11  
     
1.1.2. Quá trình sản xuất  
Quá trình sản xuất (QTSX) bao gồm các quá trình công nghệ và quá trình  
quản lý nhằm mục đích tạo số lượng sản phẩm theo yêu cầu với chi phí phục vụ  
sản xuất hợp lý nhất.  
QTSX = QTCN + QTQL (Quá trình quản lý)  
1.1.3. Tự động hóa QTCN, tự động hóa QTSX  
Tự động hoá QTCN, tự động hoá QTSX là sử dụng các thiết bị, chương  
trình, thuật toán giúp cho con người điều khiển sản xuất.  
Nguồn lực sản xuất  
Nhân lực  
Tài chính  
Thiết bị  
Vật liệu  
Hình 1.2. Các nguồn lực sản xuất  
Có 4 nguồn lực chính trong sản xuất như sau: Nhân lực, tài chính, thiết bị,  
vật liệu. (4M: Men, Money, Machines, Materials).  
Nhân lực (Men): Bao gồm tất cả nhân viên (nhân viên công nghệ, nhân viên  
kỹ thuật, nhân viên kế toán,.....), các nhà quản lý (như giám đốc, phó giám  
đốc...). Nguồn nhân lực không giống như các nguồn lực khác, không thể coi nhân  
lực chỉ đơn thuần như một phương tiện sản xuất, hoặc đối xử với nhân viên như  
hàng hóa, cần phải có phương pháp dựa trên tâm lý, sự tôn trọng, sự quan tâm,...  
khi sử dụng nguồn nhân lực.  
Tài chính (Money): Là tiền đầu tư và các khoản tín dụng của doanh nghiệp.  
Đó là các khoản có thể là đầu tư cá nhân, vay ngân hàng, các khoản vay của  
chính phủ hay được chính phủ trợ cấp, và các nguồn khác, cũng có thể nguồn tài  
chính doanh nghiệp từ việc phát hành cổ phiếu…  
Thiết bị (Machines): Là tất cả dụng cụ máy móc, và đồ dùng cần cho việc  
sản xuất, đo lường sản phẩm, bảo vệ con người, xử lý thông tin, cung cấp năng  
lượng, hay dùng cho các ứng dụng khác. Có 2 điểm cần quan tâm trong vấn đề  
thiết bị đó là: thứ 1 thiết bị phải đáp ứng được yêu cầu của công nghệ, thứ 2 là  
người vận hành phải có kỹ năng để vận hành các thiết bị đó.  
Vật liệu (Materials): Bao gồm các chi tiết lắp ráp, nguyên vật liệu (đầu vào  
của một quy trình sản xuất), vật liệu tiêu hao, các loại phụ liệu khác cần cho việc  
sản xuất hoặc hỗ trợ con người trong việc thực hiện công việc. Ví dụ đối với các  
nhà máy điện thì nguyên liệu được hiểu là than, dầu. Nhà máy xi măng thì cần  
đến đá vôi, đá sét, xỉ, thạch cao, phụ gia, bao bì đóng gói,...Nhà máy đường thì  
cần đến mía... Đối với Cty lắp ráp thì vật liệu là các chi tiết, phụ tùng...  
12  
 
Những bước phát triển chính của công nghệ sản xuất tiên tiến có thể kể đến:  
- Chuyển từ sản xuất rời rạc sang dòng sản xuất liên tục làm tăng năng suất  
và hiệu quả của thiết bị sử dụng.  
- Ứng dụng công nghệ khép kín không có chất thải với mục đích sử dụng tối  
đa nguyên liệu, vật tư, năng lượng và loại bỏ chất thải sản xuất.  
- Tăng hiệu quả khai thác các nguồn tài nguyên hữu ích, các dạng năng  
lượng của chúng, xử lý và sử dụng.  
- Cơ khí hoá, điện khí hoá và tự động hoá QTCN, tự động hoá QTSX.  
1.2. Cấu trúc quá trình công nghệ và cấu trúc quá trình sản xuất  
Trong các dạng sản xuất có vật liệu hoặc không có vật liệu đều có quá trình  
công nghệ và có thể ứng dụng tự động hoá.  
Các dạng sản xuất có vật liệu là các ngành sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu,  
vật tư để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ kinh doanh và tiêu dùng như sản xuất  
điện năng, xi măng, phân bón, hoá chất,… Các dạng sản xuất không vật liệu  
chính như là các loại hình dịch vụ.  
Lợi ích của việc xây dựng hệ thống tự động hoá điều khiển quá trình công  
nghệ (HT TĐH ĐK QTSX):  
Tăng số lượng sản phẩm;  
Tăng chất lượng sản phẩm;  
Giảm thời gian sản xuất;  
Giảm lao động chân tay, lao động trí óc;  
Việc sử dụng hệ thống TĐH được xác định bởi mức độ phức tạp của sản  
xuất. Mức độ phức tạp này phụ thuộc vào số lượng các phần trong sản xuất, các  
mối liên hệ giữa các phần với nhau và với môi trường bên ngoài. Mức độ phức  
tạp được xác định bới số lượng nhân viên, số lượng mặt hàng nguyên liệu, vật  
liệu, sản phẩm, thiết bị kỹ thuật, số lượng các khâu công nghệ. Sản xuất có thể  
được phân theo đặc tính thời gian (như sản xuất dài hạn, trung bình hay ngắn  
hạn) và có thể phân theo thứ tự thực hiện thao tác công nghệ (như tuần tự, song  
song, hay hỗn hợp).  
1.2.1. Cấu trúc quá trình công nghệ  
Đối với cấu trúc tuần tự (lần lượt, thứ tự) thường là sản xuất liên tục và theo  
dòng sản phẩm (ví dụ chế tạo chi tiết phải thực hiện lần lượt qua các công đoạn  
xử lý như nung chảy vật liệu, đổ vào khuôn đúc, làm nguội, mài bóng, sơn,...).  
13  
 
Hình 1.3. Cấu trúc tuần tự  
Đối với cấu trúc hội tụ mỗi công đoạn sản xuất ra 1 thành phẩm nhưng cần  
các dạng vật liệu khác nhau. Đó thường là quá trình sản xuất lắp ráp máy móc và  
thiết bị.  
Hình 1.4. Cấu trúc hội tụ  
Đối với cấu trúc chia rẽ mỗi công đoạn sản xuất chỉ cần 1 dạng vật liệu  
nhưng có thể sản xuất ra được nhiều sản phẩm. Cấu trúc này thường thấy trong  
các quá trình sản xuất liên tục (ví dụ trong công nghệ chế biến dầu: nguyên liệu  
chính là dầu thô. Qua các quá trình xử lý khác nhau thành xăng các loại, dầu hỏa,  
dầu diezen,...).  
Hình 1.5. Cấu trúc chia rẽ  
Ngoài ra còn dạng cấu trúc phản hồi, có nghĩa là 1 phần của sản phẩm của  
bước công nghệ tiếp theo được sử dụng trong bước công nghệ trước. Ví dụ trong  
việc ép mía đường, sản xuất kính nổi,…  
Hình 1.6. Cấu trúc phản hồi  
Đối với quá trình sản xuất liên tục có thể kể đến các quá trình hóa học, các  
quá trình chế biến dầu, các quá trình sản xuất điện năng, các quá trình cán  
thép,.... Trong các quá trình này thường sư dụng các thiết bị chuyên dụng. Các  
nguyên liệu được cấp vào liên tục, các thông số quá trình có giá trị liên tục. Quá  
trình rời rạc thường là các quá trình lắp ráp như: lắp các đồ điện tử, ô-tô, máy  
14  
       
móc. Trong quá trình này vấn đề thường được quan tâm đến là số lượng các chi  
tiết. Ngoài ra còn quá trình liên tục rời rạc hỗn hợp.  
Quá trình công nghệ trong công nghiệp được nghiên cứu và thực hiện hoàn  
thiện hơn cả. Các quá trình này có thể được phân thành dạng quá trình công nghệ  
cơ khí và dạng quá trình công nghệ hóa học. Kết quả của dạng quá trình công  
nghệ cơ khí là sự thay đổi hình dạng bên ngoài của vật liệu. Kết quả của dạng  
quá trình công nghệ hóa học là sự thay đổi thành phần, tính chất và cấu trúc bên  
trong của vật chất.  
1.2.2. Cấu trúc quá trình sản xuất  
Quá trình sản xuất là tổ hợp các quá trình chính, quá trình phụ trợ và các quá  
trình phục vụ.  
Các quá trình chính là các quá trình công nghệ để sản xuất. Thao tác công  
nghệ là đơn vị của cấu trúc bất kỳ một quá trình công nghệ nào đó. Các thao tác  
này để kiểm tra, giám sát, điều khiển, định mức hóa, kế hoạch hóa, thống kê,..  
Quá trình sản xuất  
Quá trình SX chính  
Quá trình SX phụ trợ  
Quá trình SX phục vụ  
Hình 1.7. Cấu trúc quá trình sản xuất  
Các quá trình phụ trợ là các quá trình mang tính chất riêng cho xí nghiệp  
nào đó thực hiện việc chuẩn bị dụng cụ, chuẩn bị trang thiết bị công nghệ, sửa  
chữa thiết bị, đảm bảo điện năng,...  
Các quá trình phục vụ bao gồm kiểm tra kỹ thuật các việc thực hiện của quá  
trình chính và quá trình phụ, kiểm tra chất lượng sản phẩm, thao tác vận chuyển  
và các công việc liên quan đến vấn đề lưu, nhập kho bãi.  
1.2.3. Các công đoạn của quá trình sản xuất  
Các công đoạn là các khoảng thời gian thực hiện trong quá trình chế tạo các  
chi tiết, hay các khoảng thời gian thực hiện 1 nhóm công việc nào đó liên quan  
chặt chẽ với nhau. Đối với mỗi dạng sản xuất khác nhau có những công đoạn  
khác nhau.  
Ví dụ:  
1. Trong chế tạo máy được chia thành 3 công đoạn chính  
Công đoạn chuẩn bị: bao gồm chuẩn bị phôi và các dụng cụ.  
15  
 
Công đoạn xử lý: bao gồm chế tạo các chi tiết như xử lý cơ khí (cắt, tiện,  
mài, dũa), xử lý nhiệt (gia nhiệt, nung, làm mát), xử lý lục (nên, ép, dập).  
Công đoạn lắp ráp: bao gồm thực hiện quá trình thu thập chi tiết, lắp ráp,  
hiệu chỉnh dể nhận được sản phẩm hoàn chỉnh.  
2. Trong công nghệ cán thép nóng được chia thành 3 công đoạn chính  
Công đoạn nung phôi trong lò nung.  
Công đoạn cán phôi: bao gồm cán thô, cán trung và cán tinh.  
Công đoạn cắt chia: bao gồm làm mát, cắt phân đoạn thép thành phẩm, đóng  
bó và cân.  
3. Trong công nghệ sản xuất xi măng bao gồm 4 công đoạn chính  
Công đoạn đập đá vôi và đá sét: khai thác nguyên liệu tự nhiên hoàn toàn,  
sau đó đập về kích thước yêu cầu.  
Công đoạn nghiền liệu: bao gồm quá trình đồng nhất sơ bộ đá vôi và đá sét,  
nghiền xong lại được đồng nhất.  
Công đoạn nung: quá trình nung ra clinke.  
Công đoạn nghiền xi măng: quá trình nghiền clinke cùng với các chất phụ  
gia khác để được xi măng.  
Các công đoạn của quá trình sản xuất chia quá trình sản xuất thành những  
phần hoàn toàn khác biệt nhau. Mỗi công đoạn phân bố cục bộ ở mỗi nơi khác  
nhau và theo thời gian khác nhau và là phần độc lập của quá trình sản xuất. Điều  
này tạo điều kiện thiết kế HT TĐH ĐK QTSX cho các công đoạn sản xuất.  
Ví dụ phân xưởng sản xuất 1 mặt hàng đồ chơi bằng gỗ nào đó cần phải qua  
các bước thực hiện như sau:  
Hình 1.8. Các công đoạn của quá trình sản xuất đồ chơi bằng gỗ  
16  
 
CÂU HỎI CHƯƠNG 1  
1. Nêu các khái niệm về QTCN, QTSX.  
2. Nêu các khái niệm về TĐHQTCN, TĐHQTSX.  
3. Hãy nêu cấu trúc của QTCN và cấu trúc của QTSX.  
4. Nêu các nguồn lực chính trong sản xuất.  
5. Trình bày các công đoạn của QTSX.  
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập của chương  
- Đánh giá về kiến thức: Tự luận  
- Đánh giá về kỹ năng:  
17  
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT  
MH.6520227.36; MH.6510305.36  
Giới thiệu:  
Nội dung chương trình bày về hệ thống sản xuất và tiêu thụ, sự phát  
triển của mối quan hệ xã hội - kinh tế, tháp điều khiển xí nghiệp, các thao tác cơ  
bản và quy trình điều khiển quá trình sản xuất.  
Mục tiêu:  
- Biết được tháp điều khiển xí nghiệp;  
- Thực hiện được các thao tác cơ bản và quy trình điều khiển quá trình sản xuất;  
- Có ý thức chủ động tìm hiểu các kiến thức mới về tự động bóa.  
Nội dung chính:  
2.1. Mở đầu  
2.1.1. Hệ thống sản xuất và tiêu thụ  
Tiếp thị - Chế tạo chi tiết mới - Cung ứng - Sản xuất - Tiêu thụ - Cung cấp  
sản phẩm đến người tiêu dùng - Dịch vụ bảo dưỡng.  
Hình 2.1. Vòng khép kín của thị trường  
Các yếu tố ảnh hưởng đến vị thế xí nghiệp:  
Mức độ công nghệ: Thiết bị, bảo dưỡng, sửa chữa, đảm bảo vận chuyển,  
kho, bãi …  
Tổ chức sản xuất: Mức độ chuyên nghiệp hoá phân xưởng, mức độ sản xuất  
nhịp nhàng, nguồn dự trữ, định mức…  
Điều khiển xí nghiệp: Mức độ chiến lược kế hoạch, chương trình sản xuất  
tối ưu, mức độ tiếp thị, dự đoán, kiểm tra công việc sản xuất – tài chính.  
2.1.2. Sự phát triển của mối quan hệ xã hội – kinh tế  
18  
     
Bảng 2.1. Sự phát triển của mối quan hệ xã hội – kinh tế trong các giai đoạn  
1960  
1980  
2010  
Thị trường  
Kinh tế đến Kinh tế đến thị Kinh tế đến  
sản xuất  
trường  
phục vụ  
Thời gian trong kho 10 năm  
của sản phẩm  
Một vài năm  
Nhỏ hơn 1 năm  
Mức độ cạnh tranh  
Chất lượng  
Không có  
Hỏng > 10%  
Trong nước  
Thế giới  
1%  
Total Quality  
Management  
TQM  
Cung cấp vật tư  
2 – 5 lần/năm 5 – 50 lần/năm 50  
100  
lần/năm  
Dạng điều khiển SX Không có  
Manufacturing MRPII,  
Enterprise  
Resouree  
Resource  
Planning  
Planning, Just  
In Time  
Điều khiển - là tổ hợp các thao tác được thực hiên trên cơ sở thông tin và có  
xu hướng duy trì hoặc cải thiện chức năng hoạt động của đối tượng với mục đích  
hay chương trình đặt trước.  
Đối với điều khiển cần biết 3 đặc điểm cơ bản:  
- Đặc điểm thông tin của quá trình điều khiển;  
- Hướng tới sử dụng cách giải quyết tốt nhất;  
- Tồn tại thông tin phản hồi  
1
HTĐK  
ĐTĐK  
2
Hình 2.2. Mô hình hệ thống  
Trong đó:  
1- Dòng thông tin từ hệ thống điều khiển đến đối tượng điều khiển (mệnh  
lệnh, chỉ thị, quyết định).  
2- Dòng thông tin từ đối tượng điều khiển đến hệ thống điều khiển (dữ liệu  
về trạng thái đối tượng, thông tin về việc thực hiện các tín hiệu điều khiển).  
ĐTĐK- đối tượng điều khiển.  
19  
   
HTĐK- hệ thống điều khiển, tổ hợp các quyết định tổ chức-kinh tế và kỹ  
thuật để đảm bảo chức năng hoạt động của tổ chức hay quá trình để đạt được  
mục đích đề ra.  
Khi xây dựng hệ thống điều khiển cần thiết:  
Biết mục đích điều khiển, chỉ số làm việc hiệu quả của hệ thống điều khiển,  
khả năng xác định mức độ chính xác đạt được của hệ thống so với mục đích đề  
ra;  
Biết trạng thái của các hệ thống con, dữ liệu về nguồn điều khiển và dữ liệu  
về môi trường bên ngoài;  
Có các phương tiện tác động hiệu quả trong việc điều khiển hệ thống và có  
sự lựa chọn chúng một cách rộng rãi;  
Đảm bảo tối thiểu số lượng các bậc phân cấp trong hệ thống điều khiển;  
Khi điều khiển hệ thống động cần tính đến độ trễ của kết quả trong điều  
khiển;  
cần tính đến ảnh hưởng của kết quả hiện thời đối với sự làm việc của đối tượng  
điều khiển trong tương lai;  
Thay đổi cấu trúc hệ thống điều khiển và thuật toán chức năng khi kinh  
nghiệm làm việc được tích lũy dần, hay khi thay đổi điều kiện và mục đích;  
Trong sản xuất thì các quá trình kỹ thuật chính là đối tượng điều khiển như:  
Quá trình công nghệ (khai thác, chế biến nguyên liệu chế tạo sản phẩm),  
Quá trình năng lượng (sản xuất, biến đổi, phân bổ năng lượng);  
Quá trình vận chuyển (chuyển đến và phân bổ hàng hóa);  
Quá trình thông tin (biến đổi, truyền, lưu trữ, xử lý thông tin).  
Điều khiển quá trình công nghệ bao gồm các quá trình điều khiển ở cấp thiết  
bị kỹ thuật.  
Điều khiển sản xuất bao gồm sự phối hợp hoạt động của tất cả nhân viên,  
điều khiển hoạt động của tất cả thành phần sản xuất, điều khiển quá trình diễn ra  
ở mức độ nhân viên vận hành. Điều khiển sản xuất diễn ra ở tất cả các công đoạn  
thực hiện như thiết kế, hoạt động, nâng cấp, hiện đại hóa và loại bỏ.  
Điều khiển quá trình sản xuất cũng như điều khiển quá trình công nghệ là  
quá trình thông tin, đảm bảo việc thực hiện quá trình vật liệu hay quá trình thông  
tin và đạt đến một mục đích xác định trước nào đó. Con người điều khiển sản  
xuất và con người tác động đến con người để thực hiện việc đó. Còn trong điều  
khiển quá trình công nghệ: con người tác động đến thiết bị kỹ thuật để thực hiện  
việc điều khiển quá trình công nghệ .  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 83 trang yennguyen 26/03/2022 9280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tự động hoá quá trình sản xuất - Nghề: Điện công nghiệp, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tu_dong_hoa_qua_trinh_san_xuat_nghe_dien_cong_ngh.pdf