Giáo trình mô đun Điều khiển lập trình PLC2 - Nghề: Điện công nghiệp, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔ ĐUN: ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH  
PLC2  
NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHỆ  
KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành kèm theo Quyết định số ...... QĐ/ ngày .....tháng......năm....của........)  
Hải Phòng, năm 2018  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
LỜI GIỚI THIỆU  
Điều khiển lập trình PLC2 là một mô đun đào tạo chuyên ngành quan trọng  
đối với sinh viên khối kỹ thuật nói chung và sinh viên ngành điện tự động và điện  
công nghiệp nói riêng. Để có thể tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực điều  
khiển tự động thì sinh viên phải nắm vững những kiến thức trong mô đun PLC  
nâng cao.  
Giáo trình mô đun “Điều khiển lập trình PLC2” được biên soạn trên cơ sở  
đề cương chi tiết mô đun “Điều khiển lập trình PLC2” dùng cho sinh viên các  
chuyên ngành điện công nghiệp và điện tự động Trường Cao đẳng Hàng Hải I.  
Giáo trình cung cấp các kiến thức tổng quan về cấu trúc và nguyên lý hoạt  
động của PLC S7-300, cách cài đặt và sử dụng phần mềm S7-300, các tập lệnh và  
bài tập ứng dụng của PLC S7-300. Giáo trình này có thể làm tài liệu cho giảng  
viên giảng dạy, học sinh - sinh viên các trường kỹ thuật. Nội dung giáo trình bao  
gồm 7 bài:  
Bài 1: Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của PLC S7-300  
Bài 2: Kỹ thuật lập trình  
Bài 3: Cài đặt và sử dụng phần mềm S7-300  
Bài 4: Lập trình sử dụng nhóm hàm logic tiếp điểm và nhóm hàm so sánh  
Bài 5: Lập trình điều khiển sử dụng Timer  
Bài 6: Lập trình điều khiển bộ đếm Counter  
Bài 7: Lập trình điều khiển trên mô hình thực tế  
Tác giả bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến tập thể các thầy, cô giáo khoa  
Điện - Điện tử trường Cao đẳng Hàng hải I đã động viên và đóng góp nhiều ý kiến  
cho giáo trình này. Trong quá trình biên soạn giáo trình không thể tránh khỏi  
những sai sót. Rất mong các thầy, cô giáo, bạn đọc đóng góp ý kiến để giáo trình  
được hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ Khoa Điện - Điện tử  
Trường Cao đẳng Hàng Hải I, số 498 Đà Nẵng - Đông Hải I - Hải An - Hải  
Phòng.  
Hải Phòng, ngày 20 tháng 12 năm 2017  
Chủ biên: Hà Thị Hồng Thúy  
3
MỤC LỤC  
TT  
1
Nội dung  
Trang  
3
Lời nói đầu  
Mục lục  
2
4
3
Danh mục hình vẽ  
Nội dung  
5
4
8
Bài mở đầu  
10  
11  
24  
31  
51  
Bài 1: Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của PLC S7-300  
Bài 2: Kỹ thuật lập trình  
Bài 3: Cài đặt và sử dụng phần mềm S7-300  
Bài 4: Lập trình sử dụng nhóm hàm logic tiếp điểm và nhóm  
hàm so sánh  
Bài 5: Lập trình điều khiển sử dụng Timer  
Bài 6: Lập trình điều khiển sử dụng bộ đếm Counter  
Bài 7: Lập trình điều khiển trên mô hình thực tế  
Tài liệu tham khảo  
62  
76  
75  
93  
5
4
DANH MỤC HÌNH VẼ  
STT  
1
Tên hình  
Trang  
11  
Hình 1.1. Cấu trúc phần cứng của PLC S7-300  
Hình 1.2. Nguyên lý chung về cấu trúc của một bộ điều  
khiển logic khả trình (PLC)  
13  
2
3
4
5
6
Hình 1.3. Sơ đồ thiết kế của PLC S7-300  
Hình1.4. Cách lắp đặt thanh ray  
Hình 1.5. Module CPU của S7-300  
Hình 1.6. Sơ đồ mở rộng của PLC S7-300  
Hình 1.7. Cấu hình lắp ráp theo bề ngang và bề dọc của PLC  
S7-300  
13  
15  
16  
18  
19  
7
8
9
Hình1.8. Quá trình hoạt động của một vòng quét  
Hình 2.1. Sơ đồ khối kiểu lập trình tuyến tính  
22  
24  
25  
27  
28  
28  
29  
29  
32  
33  
33  
34  
35  
36  
36  
37  
37  
38  
38  
39  
40  
40  
41  
41  
42  
42  
43  
43  
44  
44  
10 Hình 2.2. Sơ đồ kiểu lập trình có cấu trúc  
11 Hình 2.3. Qui trình thiết kế một hệ thống điều khiển tự động  
12 Hình 2.4. Ví dụ kiểu lập trình LAD.  
13 Hình 2.5. Biểu diễn các phép logic bằng ngôn ngữ FBD  
14 Hình 2.6. Ví dụ kiểu lập trình FBD.  
15 Hình 2.7. Ví dụ kiểu lập trình STL  
16 Hình3.1. Khai báo mã hiệu của sản phẩm  
17 Hình 3.2. Khai báo chuyển bản quyền  
18 Hình 3.3. Khai báo thiết bị đốt EPROM  
19 Hình 3.4. Khai báo dạng kết nối PC với CPU  
20 Hình 3.5. Khai báo một Project mới  
21 Hình 3.6. Đặt tên cho một Project mới  
22 Hình 3.7. Mở một Project đã có sẵn  
23 Hình 3.8. Cấu hình cứng của trạm PLC  
24 Hình 3.9. Tạo một Project mới  
25 Hình 3.10. Chọn trạm PLC  
26 Hình 3.11. Chọn thiết bị phần cứng  
27 Hình 3.12. Chọn module nguồn  
28 Hình 3.13. Chọn các module mở rộng  
29 Hình 3.14. Bảng các module cần thiết  
30 Hình 3.15. Bảng địa chỉ các module  
31 Hình 3.16. Project để lập trình  
32 Hình 3.17. Tạo các khối chương trình (cách 1)  
33 Hình 3.18. Tạo các khối chương trình (cách 2)  
34 Hình 3.19. Chọn viết bảng Symbol  
35 Hình 3.20. Bảng Symbool  
36 Hình 3.21. Thiết lập hệ thống truyền thông  
37 Hình 3.22. Chọn cáp truyền thông  
5
38 Hình 3.23. Chọn số trạm kết nối  
39 Hình 3.24. Download chương trình  
45  
45  
46  
47  
48  
49  
49  
49  
51  
52  
52  
52  
53  
53  
54  
54  
54  
55  
55  
55  
56  
56  
40 Hình 3.25. Xóa chương trình có sẵn trong CPU  
41 Hình 3.26. Quan sát quá trình hoạt động  
42 Hình 3.27. Giao diện mô phỏng của PLC  
43 Hình 3.28. Chọn các cửa sổ của các vùng nhớ  
44 Hình 3.29. Sử dụng mô phỏng đầu vào tương tự  
45 Hình 3.30. Chọn chế độ hoạt động cho CPU  
46 Hình 4.1. Cách khai báo hàm AND  
47 Hình 4.2.Cách khai báo hàm OR  
48 Hình 4.3. Khai báo hàm thực hiện chức năng phủ định  
49 Hình 4.4. Cách khai báo hàm XOR  
50 Hình 4.5. Cách khai báo khối thực hiện chức năng RESET  
51 Hình 4.6. Cách khai báo khối thực hiện chức năng SET  
52 Hình 4.7. Cách khai báo lệnh RS  
53 Hình 4.8. Cách khai báo lệnh SR  
54 Hình 4.9. Lệnh vi phân cạnh lên  
55 Hình 4.10. Lệnh vi phân cạnh xuống  
56 Hình 4.11. Khối thực hiện chức năng so sánh bằng nhau  
57 Hình 4.12. Khối thực hiện chức năng so sánh  
58 Hình 4.13. Khối thực hiện chức năng so sánh hai số thực  
Hình 4.14. Sơ đồ điều khiển động cơ KĐB 3 pha rôto lồng  
sóc  
59  
Hình 4.15. Sơ đồ điều khiển 2 động cơ KĐB 3 pha rôto lồng  
sóc  
57  
60  
61 Hình 4.16. Hệ thống điều khiển đóng mở của kho tự động  
62 Hình 4.17. Sơ đồ điều khiển chuông báo tiết học  
63 Hình 4.18. Sơ đồ điều khiển thao tác máy khoan  
64 Hình 5.1. Sơ đồ khối bộ Timer không có nhớ (SD)  
65 Hình 5.2. Giản đồ xung của Timer SD  
66 Hình 5.3. Sơ đồ khối bộ Timer có nhớ (SS)  
67 Hình 5.4. Giản đồ xung của Timer SS  
68 Hình 5.5. Sơ đồ khối bộ Time tạo xung không có nhớ (SP)  
69 Hình 5.6. Giản đồ xung của Timer SP  
70 Hình 5.7. Sơ đồ khối bộ Timer tạo xung không có nhớ (SE)  
71 Hình 5.8. Giản đồ xung của Timer SE  
72 Hình 5.9. Sơ đồ khối bộ Timer trễ theo sườn xuống(SF)  
73 Hình 5.10. Giản đồ xung của Timer SF  
58  
60  
60  
65  
66  
66  
67  
67  
68  
68  
69  
69  
69  
70  
Hình 5.11. Sơ đồ điều khiển 2 động cơ  
74  
Hình 5.12. Sơ đồ khởi động ĐCĐ KĐB 3 pha rô to dây quấn  
qua 3 cấp điện trở phụ  
71  
75  
72  
Hình 5.13. Sơ đồ đổi nối Y-động cơ KĐB 3 pha rôto lồng  
sóc  
76  
6
Hình 5.14. Sơ đồ khởi động ĐC KĐb 3 pha rô to dây quấn  
qua 1 cấp điện trở phụ  
73  
77  
78 Hình 5.15. Sơ đồ điều khin hthng trn nhiên liu  
74  
76  
Hình 6.1. Sơ đồ khối bộ đếm Counter  
79  
80 Hình 6.2. Giản đồ thời gian của bộ đếm Counter  
81 Hình 6.3. Sơ đồ khối bộ đếm tiến lùi  
82 Hình 6.4. Sơ đồ khối bộ đếm tiến  
83 Hình 6.5. Sơ đồ khối bộ đếm lùi  
84 Hình 6.6. Hệ thống điều khiển Gara ô tô  
78  
79  
79  
79  
80  
81  
Hình 6.7. Hệ thống đếm số lượng người vào/ ra siêu thị  
85  
86 Hình 6.8. Hệ thống điều khiển đóng gói sản phẩm  
87 Hình 6.9. Sơ đồ hệ thống bãi đỗ xe tự động  
88 Hình 6.10. Sơ đồ điều khiển trộn sơn theo mức  
89 Hình 7.1. Sơ đồ điều khiển hệ thống 3 băng tải  
82  
83  
84  
85  
Hình 7.2. Giản đồ thời gian của hệ thống điều khiển ba băng  
tải  
91 Hình 7.3. Hệ thống bình trộn hóa chất  
90  
86  
87  
88  
Hình 7.4. Giản đồ thời gian mô tả quá trình hoạt động của hệ  
thống  
92  
92 Hình 7.5. Sơ đồ hệ thống điều khiển đèn giao thông  
94 Hình 7.6. Giản đồ thời gian của hệ thống  
95 Hình 7.7. Sơ đồ điều khiển thang máy  
96 Hình 7.8. Sơ đồ dây truyền sản xuất bia  
97 Hình 7.9. Sơ đồ dây truyền đóng gói sản phẩm  
89  
89  
90  
91  
92  
7
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN  
Tên mô đun: Điều khiển lập trình PLC2  
Mã mô đun: .6520227.29; MĐ.6510305.29  
Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành, thí nghiệm,  
thảo luận, bài tập: 66 giờ; Kiểm tra: 04 giờ)  
Vị trí, tính chất của mô đun:  
- Vị trí:  
+ Điều khiển lập trình PLC2 là mô đun đào tạo của chuyên ngành điện công  
nghiệp và điện tự động;  
+ Mô đun được bố trí sau các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở, môn học  
chuyên ngành và có thể trước hoặc sau các mô đun đào tạo chuyên ngành.  
- Tính chất: Mô đun cung cấp các kiến thức tổng quan về điều khiển lập  
trình nói chung và đi sâu vào PLC S7-300 của hãng Siemen về cấu trúc, nguyên lý  
hoạt động, cài đặt và sử dụng phần mềm, lập trình một số bài toán ứng dụng .  
- Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Đây là mô đun đào tạo chuyên ngành bắt  
buộc đối với sinh viên chuyên ngành điện công nghiệp và điện tự động. Mô đun  
cung cấp cho người học các kiến thức về điều khiển lập trình của PLC S7-300.  
Mục tiêu của mô đun:  
- Về kiến thức:  
+ Trình bày cấu trúc và phương thức hoạt động của PLC S7-300 chính xác  
theo nội dung đã học;  
+ Mô tả cấu trúc các phần chính của hệ thống điều khiển: ngôn ngữ, liên kết,  
định thời, bộ đếm của PLC S7-300  
- Về kỹ năng:  
+ Thực hiện các kết nối giữa PLC và thiết bị ngoại vi;  
+ Viết chương trình, nạp chương trình và mô phỏng cho PLC S7-300 đạt  
yêu cầu kỹ thuật.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức rèn luyện, vận dụng kiến  
thức đã học vào thực tế. Tích cực chủ động tìm hiểu các kiến thức mới về tự động  
hóa.  
8
Nội dung mô đun:  
Giáo trình mô đun Điều khiển lập trình PLC2 bao gồm 7 bài:  
Bài 1: Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của PLC S7-300  
Bài 2: Kỹ thuật lập trình  
Bài 3: Cài đặt và sử dụng phần mềm S7-300  
Bài 4: Lập trình sử dụng nhóm hàm logic tiếp điểm và nhóm hàm so sánh  
Bài 5: Lập trình điều khiển sử dụng Timer  
Bài 6: Lập trình điều khiển bộ đếm Counter  
Bài 7: Lập trình điều khiển trên mô hình thực tế  
9
BÀI MỞ ĐẦU  
Nền công nghiệp trong nước đang phát triển nhanh chóng với sự hình thành  
nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và công nghệ cao.  
Trong những năm gần đây đặc biệt là trong thời gian đổi mới, kinh tế của  
nước ta đã chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường. Quan hệ hợp tác quốc tế trên  
nhiều lĩnh vực đặc biệt trong sản xuất công nghiệp. Nhiều công ty nước ngoài đã  
đầu tư sản xuất tại Việt Nam, các công ty này hầu hết trang bị các thiết bị tiên tiến  
hiện đại. Vì thế tự động hóa trong sản xuất là lĩnh vực được nhà nước đặc biệt  
quan tâm. Với khả năng ứng dụng và nhiều ưu điểm nổi bật, PLC ngày càng thâm  
nhập sâu rộng trong nền sản xuất.  
Do yêu cầu phát triển công nghiệp, yêu cầu chất lượng sản phẩm, đặc biệt là  
yêu cầu hội nhập nên nhiều công ty, viện nghiên cứu trong nước đã trang bị nhiều  
máy móc điều khiển tự động hóa ứng dụng trong công nghiệp, dân dụng, xây dựng,  
giao thông, thủy lợi, nông nghiệp … Nhận thức được tầm quan trọng đó, nên  
chúng ta cần nghiên cứu, tìm hiểu về PLC nhằm góp phần vào công cuộc công  
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.  
10  
BÀI 1: CẤU TRÚC VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA PLC S7-300  
MĐ.6520227.29.01; MĐ.6510305.29.01  
Giới thiệu:  
Để có thể sử dụng và viết được chương trình điều khiển lập trình PLC, trước  
hết chúng ta phải biết được về cấu trúc, nguyên lý hoạt động của PLC S7-300, các  
chế độ hoạt động và khả năng mở rộng module của PLC.  
Mục tiêu:  
- Trình bày được cấu trúc phần cứng, nguyên lý hoạt động và cấu trúc bộ  
nhớ của PLC S7- 300;  
- Thực hiện kết nối được nguồn, tín hiệu vào/ ra, thiết bị ngoại vi, nhận biết  
được trạng thái hoạt động của PLC;  
- Đảm bảo an toàn lao động cho người và thiết bị trong quá trình thực hành.  
Nội dung chính:  
1. Cấu trúc phần cứng của hệ thống PLC S7-300  
Hình 1.1. Cấu trúc phần cứng của PLC S7-300  
Thông thường, để tăng tính mềm dẻo trong ứng dụng thực tế mà ở đó phần  
lớn các đối tượng điều khiển có số tín hiệu đầu vào, đầu ra cũng như chủng loại tín  
hiệu vào/ra khác nhau mà các bộ điều khiển PLC được thiết kế không bị cứng hóa  
về cấu hình. Chúng được chia nhỏ thành các modul. Số các Modul được sử dụng  
nhiều hay ít tuỳ theo từng yêu cầu công nghệ, song tối thiểu bao giờ cũng phải  
11  
có một Modul chính là các modul CPU, các modul còn lại là các modul  
truyền nhận tín hiệu đối với đối t ợng điều khiển, các modul chức năng chuyên  
dụng nh PID, điều khiển động cơ, Chúng được gọi chung là Modul mở rộng.  
ư
ư
Tất cả các modul được gắn trên những thanh ray (RACK).  
1.1. Modul CPU  
Hệ thống điều khiển có kích thước nhỏ nhất.  
Có nhiều loại CPU : CPU 314, CPU 315-2 DP…  
Có nhiều khối mở rộng, có thể mở rộng đến 32 khối  
Có nhiều nhất 1024 ngõ vào ra (DI/DO) : 256 AI/AO.  
Các Bus nối tích hợp phía sau các Module.  
Có thể nối mạng với:  
- Multi-point-interface (MPI).  
- PROFIBUS.  
- Erthernet công nghiệp (Industrical Erthernet).  
- Thiết bị lập trình (PG) trung tâm có thể truy cập đến các  
khối .  
Không hạn chế rãnh cắm.  
Khi cập nhật những thay đổi chương trình không cần phải chuyển CPU  
sang trạng thái STOP.  
Có pin nuôi bộ nhớ .  
Có thể lưu trữ chương trình trong các Card nhớ EFROM (Flash  
EFROM) .  
12  
Hình 1.2. Nguyên lý chung về cấu trúc của một bộ điều khiển logic khả trình (PLC)  
1.2. Thiết kế CPU S7-300.  
Hình 1.3. Sơ đồ thiết kế của PLC S7-300  
13  
a. Các đèn báo trạng thái.  
SF (System Fault) : báo lỗi hệ thống (lỗi ở module có chức năng chuẩn đoán  
hoặc lỗi do lập trình).  
BATF (Battery Fault): báo lỗi về pin (pin yếu hoặc không có pin).  
DC5V: báo trạng thái nguồn cho CPU, đèn sẽ chớp sáng khi có sự cố.  
FRCE = FORCE : báo có ít nhất một ngõ vào/ ra đang bị cưỡng bức ( chỉ có  
thể hủy chức năng này khi sử dụng chức năng Stop forcing).  
RUN:  
- Sáng ổn định khi CPU đang xử lý chương trình vào bộ nhớ .  
- Chớp sáng khi CPU đang khởi động (cấp nguồn hay khi chuyển từ  
trạng thái STOP sang RUN).  
STOP:  
- Đèn sáng khi CPU ở trạng thái STOP.  
- Đèn chớp chậm khi yêu cầu Reset bộ nhớ .  
- Đèn chớp nhanh khi quá trình xác lập bộ nhớ đang tiến hành (đang  
Reset).  
- Khi cắm Card nhớ vào CPU, đèn STOP sẽ chớp chậm yêu cầu Reset  
bộ nhớ Ram.  
b. Các chế độ hoạt động  
Công tắt (Key_Switch) chuyển sang chế độ RUN hoặc chế độ STOP có thể lấy  
ra cắm vào, dùng để bảo vệ chương trình, chuyển chế độ hoạt động của CPU, Reset  
bằng tay.  
RUN_P : Xử lý chương trình, có thể đọc và ghi được từ thiết bị lập trình PG.  
RUN : Chỉ xử lý chương trình có sẵn trong bộ nhớ, không thể ghi được từ  
thiết bị lập trình PG (không giao tiếp với PG).  
STOP : Dừng, chương trình không được xử lý.  
MRES : Chức năng Reset hệ thống (cho phép Reset Memory).  
c. Các bộ phận liên quan  
Memory Card (MC) : là một bộ nhớ EFROM cho phép đọc ghi nhiều lần,  
được dùng để mở rộng bộ nhớ và bảo vệ chương trình khi CPU mất điện. MC có  
dung lượng từ 16kB, 32kB …..4MB.  
14  
Ngăn chứa pin : nằm dưới nắp, pin cung cấp năng lượng dự trữ nội dung  
Ram trong trường hợp mất điện (thời gian sử dụng khoảng 1 năm).  
Đầu nối MPI (Multi Point Interface) : đầu nối dành cho thiết bị lâp trình hay  
các thiết bị cần giao tiếp qua cổng MPI.  
Cổng giao tiếp DP : cổng giao tiếp để nối trực tiếp với các DP.  
1.2. Các Module của PLC S7-300  
Để tăng tính mềm dẻo trong ứng dụng thực tế mà ở đó phần lớn các đối tượng  
điều khiển có số tín hiệu đầu vào, đầu ra cũng như chủng loại tín hiệu vào/ ra khác  
nhau mà các bộ điều khiển PLC được thiết kế không bị cứng hóa về cấu hình.  
Chúng được chia nhỏ thành các Module. Số các Module sử dụng nhiều hay ít tùy  
theo từng yêu cầu điều khiển, song tối thiểu bao giờ cũng phải có một Module  
chính là Module CPU. Các Module còn lại là những Module nhận/ truyền tín hiệu  
đối với tín hiệu điều khiển, các Module chức năng chuyên dụng như PID, điều  
khiển động cơ… chúng được gọi chung là Module mở rộng. Tất cảcác Module  
được gá trên thanh Ray.  
Hình1.4. Cách lắp đặt thanh ray  
15  
Module CPU:  
Hình 1.5. Module CPU của S7-300  
Các Modul CPU của S7-300:  
Module CPU là loại Module có chứa bộ vi xử lý, hệ điều hành, bộ nhớ, các  
bộ thời gian, bộ đếm cổng truyền thông (RS485)… và có thể còn có một vài cổng  
vào ra số. Các cổng vào ra số có trên Module CPU được gọi là cổng vào ra  
Onboard.  
Trong họ PLC S7_ 300 có nhiều loại Module CPU khác nhau. Nói chung,  
chúng được đặt tên theo bộ vi xử lý có trong nó như Module CPU 312, Module  
CPU 314, Module CPU 315…  
Những Module này cùng sử dụng một loại bộ vi xử lý, nhưng khác nhau  
cổng vào/ ra Onboard cũng như các khối hàm đặc biệt được tích hợp sẵn trong thư  
viện của hệ điều hành phục vụ, việc sử dụng các cổng vào/ ra Onboard này sẽ được  
phân biệt với nhau trong tên gọi bằng thêm cụm chữ cái IFM (Intergrated Function  
Module) như Module CPU 312 IFM, Module 314 IFM …  
Ngoài ra còn có các loại CPU với hai cổng truyền thông, trong đó cổng  
truyền thông thứ hai có chức năng chính là phục vụ việc nối mạng phân tán (DP).  
Tất nhiên kèm theo cổng truyền thông thứ hai này là những phần mềm tiện dụng  
thích hợp cũng đã được cài sẵn trong hệ điều hành. Các loại Module CPU được  
phân biệt với những Module CPU khác bằng thêm cụm từ DP (Distributed Port)  
trong tên gọi như: Module CPU 315_DP.  
16  
Module mở rộng:  
Các Module mở rộng được chia thành năm loại chính :  
PS (Power Supply): Module nguồn nuôi. Có 3 loại 2A, 5A và 10A : làm  
nhiệm vụ chuyển đổi điện áp khu vực (115V-230V AC) sang điện áp 24V DC  
cung cấp cho CPU và các Module tín hiệu. PS có bảo vệ quá tải, ngắn mạch và  
thiếu áp.  
SM (Signal Module) Module mở rộng cổng tín hiệu vào/ ra, bao gồm :  
- DI (Digital Input): Module mở rộng ngõ vào digital: 24V DC,120/230V  
AC. Số các cổng vào digital mở rộng có thể là 8, 16 hoặc 32 tùy thuộc vào từng  
loại Module.  
- DO (Digital Input) : Module mở rộng các cổng ra digital: 24V DC, rơle. Số  
các cổng ra digital mở rộng có thể la 8, 16 hoặc 32 tùy thuộc vào từng loại Module.  
- DI/ DO (Digital input/ Digital Output): Module mở rộng các cổng vào/ ra  
Digital. Số các cổng vào/ ra Digital mở rộng có thể là 8 vào/ 8 ra hoặc 16 vào/ 16  
ra tùy thuộc vào từng loại Module.  
- AI (Analog Input):Module mở rộng các cổng vào Analog. Về bản chất,  
chúng chính l à bộ chuyển đổi Analog_Digital(8-15 bít), tức là mỗi tín hiệu  
Analog được chuyển thành một tín hiệu Digital có độ dài 8-15 bit. Số các cổng  
vào/ra Analog có thể là 2, 4 hoặc 8 tùy từng loại Module.  
- AO (Analog Output): Module mở rộng các cổng ra Analog. Chúng chính là  
những bộ chuyển đổi Digital_Analog (DA). Số các cổng ra Analog có thể là 2 hoặc  
4 tùy từng loại Module.  
IM (Interface Module): Module IM 360/ IM 361 và IM 365 dùng trong kết  
nối tầng. Đây là loại Module chuyên dụng có nhiệm vụ nối các Rack lại với nhau  
và được quản lý chung CPU. Thông thường, các Module mở rộng được gá liền với  
nhau trên một thanh đỡ gọi là Rack. Trên mỗi một Rack chỉ có thể gá được nhiều  
nhất 8 Module mở rộng (không kể Module CPU, Module PS). Một Module CPU  
S7_300 có thể làm việc trực tiếp được với nhiều nhất 4 Rack và các Rack này phải  
được nối với nhau bằng Module IM (cấu hình đa tầng chỉ có ơ CPU 314, CPU 315,  
CPU 315_2DP).  
FM (Function Module): Module có chức năng điều khiển riêng: đếm định vị,  
điều khiển hồi tiếp … ví dụ như Module điều khiển động cơ bước, Module điều  
khiển động cơ servo, Module PID, Module điều khiển vòng kín …  
CP (Communication Module) Module phục vụ truyền thông trong mạng giữa  
các PLC với nhau hoặc giữa PLC với máy tính.  
17  
1.3. Khả năng mở rộng của PLC S7-300  
Hình 1.6. Sơ đồ mở rộng của PLC S7-300  
PLC S7-300/ CPU 315/ 314 cho phép mở rộng tối đa đến 32 khối, nhiều  
nhất là 8 khối cho mỗi dãy. Không có quy luật về số rãnh đăng ký cho các khối tín  
hiệu, các khối chức năng, và các bộ xử lý truyền thông nghĩa là chúng có thể đặt  
bất cứ rãnh nào.  
Khối giao tiếp (IM 360/ 361) được dùng để nối các bus dữ liệu của các  
Rack.  
Bộ IMS là khối gửi, và bộ IMR là khối nhận. Các khối giao tiếp phải dùng  
đúng rãnh chỉ định. Nếu cần, nguồn cung cấp phải gắn thêm ở Rack mở rộng.  
Có loại khối giao tiếp tên IM 365 là dạng tiết kiệm dùng cho cấu hình kiểu  
xếp hai khối (không dùng nguồn thêm, không nối CP).  
1.4. Quy luật lắp đặt  
Cho kiểu ráp theo bề ngang, CPU và nguồn phải ở phía bên trái.  
Cho kiểu ráp đứng, CPU và nguồn phải ở dưới cùng.  
Khoảng cách hở tối thiểu cần có:  
+ 20 mm phải trái của Rack.  
+ 40 mm trên và dưới cho chồng đơn và ít nhất 80 mm giữa hai Rack.  
Khối giao tiếp luôn luôn bên cạnh CPU  
Có tối đa 8 khối I/ O (khối tín hiệu, khối chức năng, khối xử lý truyền thông)  
được cài vào Rack.  
Cách lắp chồng nhiều tầng chỉ có đối với CPU 314 / 315 / 316.  
Phải đảm bảo điện trở nối đất giữa các đường trượt, như ở các vòng đệm  
mối nối.  
Tùy theo vị trí lắp đặt, nhiệt độ môi trường cần cho PLC làm việc là:  
18  
0-:-60 oC cho cấu hình theo bề ngang .  
0-:-40 oC cho cấu hình theo bề dọc.  
Hình 1.7. Cấu hình lắp ráp theo bề ngang và bề dọc của PLC S7-300  
2. Kiểu dữ liệu và phân chia bộ nhớ  
2.1. Phân loại  
Một chương ttrình trong S7-300 có thể sử dụng các kiểu dữ liệu sau:  
1/ BOOL: với dung lượng là 1 bit và có giá trị là 0 hoặc 1 (đúng hoặc  
sai). Đây là kiểu dữ liệu biến có hai giá trị.  
2/ BYTE: gồm 8 bits, thường được dùng để biểu diễn một số nguyên  
dương trong khoảng từ 0 đến 255 hoặc mã ASCII của một ý tự.  
Ví d: B#16#14 nghĩa là số nguyên 14 viết theo hệ đếm cơ số 16 có độ  
dài 1 byte.  
3/ WORD: gồm 2 byte, để biểu diễn số nguyên dương từ 0 đến 65535  
(216 - 1).  
4/DWORD: Là từ kép có giá trị là: 0 đến 232-1.  
5/ INT: cũng có dung lượng là 2 bytes, dùng để biểu diễn một số  
nguyên trong khoảng -32768 đến 32767 hay ( 2-15...215-1).  
6/ DINT: gồm 4 bytes, dùng để biểu diễn số nguyên từ -2147483648  
đến 2147483647 hay: (2-31....231-1).  
7/ REAL: gồm 4 bytes, dùng để biểu diễn một số thực dấu phảy động  
có giá trị là: -3,4E383,4E38.  
Ví dụ: 1.234567e+13  
19  
8/ S5t (hay S5Time): khoảng thời gian, được tính theo giờ/phút/giây: (-2-  
31+ 231-1 ms).  
Ví du: S5t#2h_3m_0s_5ms.  
Đây là lệnh tạo khoảng thời gian là 2 tiếng 3 phút và 5 mili giây.  
9/TOD: Biểu diễn giá trị tức thời tính theo Giờ/phút/giây.  
Ví du: TOD#5:30:00 là lệnh khai báo giá trị thời gian trong ngày là  
5 giờ 30 phút.  
10/ DATE: Biểu diễn thời gian tính theo năm / ngày / tháng.  
Ví du: DATE#2003-6-12  
Là lệnh khai báo ngày12 tháng 6 năm 2003.  
11/ CHAR: biểu diễn một hoặc nhiều ký tự (nhiều nhất là 4 ký tự) (ASCII  
- code).  
Ví du: ABCD  
2.2. S dụng và khai báo các dạng tín hiệu  
Trong quá trình thực hiện cấu trúc của tín hiệu số được biểu diễn dưới dạng:  
1/ Bit : (ví dụ I0.0) dùng để biểu diễn số nhị phân (có 2 giá trị 1 hoặc  
0).  
2/ Byte : (ví dụ MB0) Một Byte gồm có 8 bits. Ví dụ giá trị của 8 cổng vào  
(IB0) hoặc 8 cổng ra (QB1),... được gọi là một byte:  
3/ Word: (ví dụ MW0= MB0 + MB1) Một Word gồm có 2 Byte như  
vậy một Word có độ dài 16 bits.  
0
0
1
0
1
1
1
0
0
0
1
0
1
1
1
0
Byte 0  
Byte 1  
4/ Doudble word: (ví dụ MD0 = MW0 + MW2): có độ dài 2 từ hoặc 4  
Byte tức là 32 bits.  
3. Cấu trúc bộ nhớ của CPU S7-300  
Bộ nhớ của PLC S7-300 được chia ra làm 3 vùng chính:  
1. Vùng chứa chương trình ứng dụng: vùng nhớ chương trình được chia  
làm 3 miền:  
a/ OB: Miền chứa chương trình tổ chức (các chương trình này sẽ được giới  
thiệu ở mục 1.2.5).  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 94 trang yennguyen 26/03/2022 8841
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Điều khiển lập trình PLC2 - Nghề: Điện công nghiệp, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_dieu_khien_lap_trinh_plc2_nghe_dien_cong_n.pdf