Bài giảng Nông lâm kết hợp - Nghề: Khuyến nông lâm
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LÀO CAI
KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP
BÀI GIẢNG
NÔNG LÂM KẾT HỢP
SỐ GIỜ: 45
NGHỀ KHUYẾN NÔNG LÂM
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
Tác giả: Vũ Thị Hồng Yến
Lào Cai, năm 2015
1
LỜI NÓI ĐẦU
Môn học “Nông lâm kết hợp” là một trong số những môn học bắt buộc
trong chương trình đào tạo hệ trung cấp nghề Khuyến nông lâm. Môn học này
trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về kỹ thuật thiết kế mô hình Nông
lâm kết hợp hiện đang được áp dụng phổ biến ở các tỉnh miền núi, những biện
pháp kỹ thuật, kỹ năng nghề quan trọng để người học có thể tự thiết kế mô hình
Nông lâm kết hợp đang được phát triển rộng rãi ở địa phương, từ khâu lựa chọn
cây trồng thích hợp cho mô hình, thiết kế mô hình RVAC đến cách xây dựng mô
hình canh tác trên đât dốc nhằm cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, đem
lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
Mô học còn trang bị thêm cho học sinh chuyên ngành Khuyến nông lâm có
những kiến thức cơ bản về những vấn đề liên quan đến cách đánh giá mô hình, mối
quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống Nông lâm kết hợp…, giúp các em ra
trường có thể tham gia công tác ở các lĩnh vực Khuyến nông lâm, Bảo vệ thực vật,
trồng trọt, chỉ đạo, quản lý sản xuất ở gia đình và địa phương.
Bố cục của giáo trình gồm có 3 chương, bao gồm những kiến thức về lý
thuyết và thực hành. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều giáo
trình, sách tham khảo của các trường đại học và của các tác giả có chuyên môn
sâu về những lĩnh vực có liên quan. Tuy có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi
những thiếu xót, chúng tôi rất mong muốn nhận được những ý kiến tham gia, đóng
góp của các chuyên gia và đông đảo bạn đọc.
Xin trân thành cảm ơn.
Tác giả
2
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU GIÁO TRÌNH
Nông lâm kết hợp là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo hệ trung cấp
nghề Khuyến nông lâm, nhằm trang bị cho người học những kiến thức cần thiết về kỹ
thuật thiết kế một mô hình Nông lâm kết hợp ở vùng núi và những kỹ năng nghề cần
thiết để mô hình cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, đem lại hiệu quả kinh tế -
xã hội và môi trường cho người sản xuất, vùng sản xuất.
Trong quá trình học, môn học có liên quan với các môn: Đất và phân bón, Nhân
giống cây trồng, Cây lương thực, Cây công nghiệp... Môn học này được bố trí học ở
đầu học kỳ II sau khi đã học xong các môn học cơ sở khác, giúp cho người học vận
dụng kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức sản xuất, sử dụng đất đai có hiệu quả, sản
phẩm sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Giáo trình có 3 chương, giảng dạy 25 giờ lý thuyết, 17 giờ thực hành và 3 bài
kiểm tra. Mỗi một bài học đều có bài thực hành. Người học được kiểm tra đánh giá 3
lần theo 2 nội dung chính: Đánh giá kiến thức và kỹ năng. Nội dung tập trung trong
các chương 2 và 3.
Phương pháp giảng dạy: Sử dụng phương pháp dạy học lấy người học làm
trung tâm. Giảng giải kết hợp làm mẫu và có ví dụ minh họa bằng hình ảnh thực tế,
mô hình và rèn luyện kỹ năng thực hành tại vườn ươm, trang trại, vườn hộ gia
đình... để củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng nghề cho học sinh.
3
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Lời nói đầu
2
3
8
8
8
8
8
Hướng dẫn sử dụng giáo trình
Chương 1: Một số kiến thức cơ bản về Nông lâm kết hợp
1.1. Lịch sử phát triển và triển vọng Nông lâm kết hợp
1.1.1. Lịch sử phát triển nông lâm kết hợp thế giới
1.1.1.1. Sự phát triển của hệ thống Taungya
1.1.1.2. Các nhân tố làm tiền đề cho sự phát triển của nông lâm kết
hợp trên phạm vi toàn cầu
1.1.2. Lịch sử phát triển NLKH ở Việt Nam
1.1.3. Triển vọng phát triển nông lâm kết hợp ở Việt Nam
1.1.4. Một số hạn chế trong nghiên cứu và phát triển NLKH ở Việt Nam
1.2. Định nghĩa, đặc điểm về Nông lâm kết hợp
1.2.1. Định nghĩa NLKH
9
10
11
11
11
11
12
12
13
13
14
14
14
14
15
15
15
15
1.2.2. Đặc điểm của NLKH
1.2.2.1. Đặc điểm của hệ thống Nông lâm kết hợp phù hợp
1.2.2.2. Vai trò của nông lâm kết hợp
1.2.2.3. Phân loại các hệ thống nông lâm kết hợp
1.2.2.4. Phân loại theo cấu trúc của hệ thống
1.2.2.5. Phân loại theo chức năng của các hệ thống
1.2.2.6. Phân nhóm theo vùng sinh thái
1.2.2.7. Phân nhóm theo tình trạng dân sinh kinh tế
1.3. Những lợi ích của NLKH
1.3.1. Lợi ích kinh tế - xã hội
1.3.2. Lợi ích môi trường
1.3.2.1. Nông lâm kết hợp trong bảo tồn tài nguyên đất và nước
1.3.2.2. Nông lâm kết hợp trong bảo tồn tài nguyên rừng và đa
dạng sinh học
1.3.2.3. Nông lâm kết hợp và việc làm giảm hiệu ứng nhà kính
1.4. Tiêu chuẩn đánh giá hệ thống NLKH
1.4.1. Sức sản xuất
16
16
16
16
17
1.4.2. Tính thực tế
1.4.3. Tính ổn định
4
1.5. Mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố trong hệ thống NLKH
Chương II: Một số phương pháp Nông lâm kết hợp
2.1. Khái niệm về phương pháp NLKH
2.2. Các phương pháp NLKH chủ yếu
2.2.1. Bỏ hóa cải tiến
17
19
19
19
19
19
20
20
20
21
22
23
2.2.1.1. Khái niệm
2.2.1.2. Những lợi ích và hạn chế
2.2.2. Phương pháp trồng xen
2.2.2.1. Khái niệm
2.2.2.2. Các hình thức trồng xen
2.2.2.3. Tuyển chọn cây trồng để trồng xen
2.2.3. Phương pháp kết hợp lâm nghiệp với chăn nuôi gia súc và nuôi
trồng thủy sản
2.2.3.1. Trồng rừng với chăn nuôi trâu, bò, dê
2.2.3.2. Trồng rừng với nuôi ong
23
24
24
25
25
25
26
27
30
30
30
30
30
30
39
2.2.4. Xây dựng hệ sinh thái R – V- A – C
2.2.5. Một số phương pháp khác
2.2.5.1. Trồng cây làm hàng rào xanh
2.2.5.2. Trồng cây làm ranh giới đất đai
2.2.5.3. Trồng cây rải rác trên cánh đồng
2.2.5.4. Trồng cây theo đường đồng mức
Chương 3: Giới thiệu một số mô hình Nông lâm kết hợp
3.1. Khái niệm về mô hình Nông lâm kết hợp
3.2. NLKH trong sử dụng đất bền vững ở Việt Nam
3.2.1. Khái niệm về phát triển bền vững
3.2.2. Sử dụng đất dốc bền vững
3.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của đất dốc
3.2.2.2. Các nguyên nhân sử dụng đất dốc không hợp lý ở vùng đồi
núi
3.2.2.3. Hậu quả của việc sử dụng đất dốc không hợp lý
3.2.2.4. Các biện pháp sử dụng đất bền vững ở vùng đồi núi
3.3. Giới thiệu một số mô hình NLKH điển hình ở Việt Nam
3.3.1. Mô hình NLKH rừng ngập mặn
40
42
46
46
47
47
47
3.3.2. Mô hình NLKH vùng đất phèn
3.3.2.1. Trồng xen lúa trong rừng tràm
3.3.2.2. Mô hình phối hợp các hệ thống canh tác trên đất phèn
5
3.3.2.3. Mô hình Bạch đàn và Dứa trên đất phèn mạnh
3.3.3. Mô hình NLKH trên đất cát ven biển
3.3.4. Mô hình NLKH vùng đồng bằng
3.3.4.1. Hàng cây chắn gió phòng hộ nông nghiệp
3.3.4.2. Trồng cây trên các bờ mương và ven đường giao thông
3.3.4.3. Vườn cây ăn quả
47
48
48
48
49
49
50
50
51
51
52
53
3.3.5. Mô hình NLKH vùng núi
3.3.5.1. Du canh
3.3.5.2. Trồng lúa nương xen mỡ
3.3.5.3. Vườn rừng vùng núi
3.3.5.4. Làm ruộng bậc thang
3.4. Giới thiệu một số mô hình trong dự án SAM thực hiện tại các tỉnh
vùng Đông Bắc, Tây bắc
3.4.1. Sử dụng biện pháp che phủ đất để canh tác đất dốc bền vững
3.4.2. Trồng cỏ trong hệ thống bảo vệ đất và nước
3.4.3. Giới thiệu mô hình Ngô - Đậu mèo trong Dự án SAM - Bắc Kạn
3.4.4. Mô hình Lạc dại trồng xen dưới tán cây ăn quả trong Dự án SAM
3.5. Giới thiệu các mô hình SALT
53
53
55
56
57
57
57
58
58
60
61
61
62
3.5.1. Kỹ thuật canh tác xen theo băng: SALT – 1
3.5.1.1. Khái niệm
3.5.1.2. Đặc điểm của hệ thống
3.5.1.3. Điều kiện để xây dựng thành công kỹ thuật SALT 1
3.5.1.4. Điều kiện để áp dụng
3.5.2. Hệ thống Lâm – nông – đồng cỏ: SALT – 2
3.5.3. Hệ thống canh tác Nông lâm bền vững: SALT – 3
3.5..4. Hệ thống sản xuất NLN với cây ăn quả quy mô nhỏ: SALT - 4
MÔN HỌC: NÔNG LÂM KẾT HỢP
Mã số môn học: MH 14
Thời gian môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 25 giờ; Thực hành: 17 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)
I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vài trò của môn học:
- Môn học nông lâm kết hợp là môn học thuộc khối kiến thức kỹ thuật cơ sở
của nghề khuyến nông lâm.
- Môn học này được bố trí học ở đầu học kỳ II sau khi đã học xong các môn
cơ sở khác.
6
- Môn học này có thể được sử dụng độc lập trong đào tạo ngắn hạn theo nhu
cầu của người học.
II. Mục tiêu của môn học:
- Trình bày được định nghĩa, đặc điểm và những lợi ích của Nông lâm kết
hợp (NLKH).
- Liệt kê được những tiêu chuẩn đánh giá hệ thống NLKH và vận dụng được
vào thực tế để đánh giá mô hình NLKH tại địa phương.
- Giải thích được mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống NLKH
- Mô tả được các phương pháp NLKH hiện nay tại Việt Nam.
-Cóýthứcvậnđộngngườidân cùng thamgiaxâydựngmôhìnhNLKHsửdụngđấtdốc
bềnvững.
III. Nội dung của môn học:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NÔNG LÂM KẾT HỢP
Tổng số: 6 giờ lý thuyết
1.1. Lịch sử phát triển và triển vọng Nông lâm kết hợp (NLKH)
1.1.1. Lịch sử phát triển Nông lâm kết hợp thế giới
Canh tác cây thân gỗ cùng với cây trồng nông nghiệp trên cùng một diện tích
là một tập quán sản xuất lâu đời của nông dân ở nhiều nơi trên thế giới. Theo King,
cho đến thời Trung cổ ở châu Âu, vẫn tồn tại một tập quán phổ biến là "chặt và
đốt" rồi sau đó tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng với cây nông nghiệp hoặc sau khi
thu hoạch nông nghiệp. Hệ thống canh tác này vẫn tồn tại ở Phần Lan cho đến cuối
7
thế kỷ 19. Nhiều phương thức canh tác truyền thống ở châu á, Châu Phi và khu vực
nhiệt đới châu Mỹ đã có sự phối hợp cây thân gỗ với cây nông nghiệp để nhằm
mục đích chủ yếu là hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và tạo ra các sản phẩm phụ
khác như: gỗ, củi, đồ gia dụng, v.v.
1.1.1.1. Sự phát triển của hệ thống Taungya
Vào cuối thế kỷ 19, hệ thống Taungya bắt đầu phát triển rộng rãi ở Myanma
dưới sự bảo hộ của thực dân Anh. Trong các đồn điền trồng cây gỗ tếch, người lao
động được phép trồng cây lương thực giữa các hàng cây chưa khép tán để giải
quyết nhu cầu lương thực hàng năm. Phương thức này sau được áp dụng rộng rãi ở
ấn Độ và Nam Phi. Các nghiên cứu và phát triển các hệ thống kết hợp này thường
hướng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp, được thực hiện bởi các nhà lâm nghiệp
với việc luôn cố gắng đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Giảm thiểu hoặc không gây tổn hại đến các loài cây rừng trồng là đối tượng
cung cấp sản phẩm chủ yếu trong hệ thống.
- Sinh trưởng của cây rừng trồng không bị hạn chế bởi cây nông nghiệp.
- Tối ưu hoá về thời gian canh tác cây trồng nông nghiệp sẽ đảm bảo tỷ lệ
sống và tốc độ sinh trưởng nhanh của cây trồng thân gỗ.
- Loài cây rừng trồng có khả năng cạnh tranh với các loài cây nông nghiệp.
- Tối ưu hoá mật độ để đảm bảo sự sinh trưởng liên tục của cây trồng thân
gỗ.
1.1.1.2. Các nhân tố làm tiền đề cho sự phát triển của nông lâm kết hợp
trên phạm vi toàn cầu
Nhiều nhân tố phát triển trong thập niên 70 đã tạo điều kiện cho việc công
nhận Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý sử dụng đất có khả năng áp dụng
cho cả trong nông nghiệp (trên nông trại) và lâm nghiệp (trên đất rừng). Các nhân
tố này bao gồm:
- Sự đánh giá lại chính sách phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB)
- Sự tái thẩm định các chính sách lâm nghiệp của Tổ chức Lương Nông
(FAO) thuộc Liên Hiệp Quốc.
- Sự thức tỉnh các mối quan tâm khoa học về xen canh và hệ thống canh tác.
- Tình trạng thiếu lương thực ở nhiều vùng trên thế giới.
- Các thay đổi về chính sách phát triển nông thôn.
- Nạn phá rừng và tình trạng suy thoái môi trường.
Sự suy thoái tài nguyên môi trường toàn cầu, nhất là nạn phá rừng, đã trở
thành mối quan tâm lo lắng lớn của toàn xã hội. Sự phát triển của nông nghiệp
nương rẫy đi kèm với áp lực dân số, sự phát triển nông nghiệp thâm canh hóa học,
độc canh trên quy mô lớn và khai thác lâm sản là những nguyên nhân chủ yếu gây
ra sự mất rừng, suy thoái đât đai và đa dạng sinh học. Theo ước tính của FAO
8
(1982), du canh là nguyên nhân tạo ra hơn 70% của tổng diện tích rừng nhiệt đới bị
mất ở Châu Phi; diện tích đất rừng bỏ hóa sau nương rẫy chiếm 26,5% diện tích
rừng khép tán còn lại ở Châu Phi, khoảng 16% ở Châu Mỹ Latinh và 22,7% ở khu
vực nhiệt đới của Châu Á.
- Sự gia tăng các mối quan tâm về nghiên cứu các hệ thống canh tác tổng
hợp và các hệ thống kỹ thuật truyền thống.
1.1.2. Lịch sử phát triển Nông lâm kết hợp ở Việt Nam
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các tập quán canh tác nông lâm
kết hợp đã có ở Việt Nam từ lâu đời, như các hệ thống canh tác nương rẫy truyền
thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý
khác nhau trên khắp cả nước… Làng truyền thống của người Việt cũng có thể xem
là một hệ thống Nông lâm kết hợp bản địa với nhiều nét đặc trưng và các dòng chu
chuyển vật chất và năng lượng.
Từ thập niên 60, song song với phong trào thi đua sản xuất, hệ sinh thái
Vườn – Ao – Chuồng (VAC) được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ
và lan rộng khắp cả nước với nhiều biến thế khác nhau thích hợp cho từng vùng
sinh thái cụ thể. Sau đó là hệ thống Rừng – Vườn – Ao – Chuồng (RVAC) và vườn
đồi được phát triển mạnh ở các khu vực miền núi. Các hệ thống rừng ngập mặn –
nuôi trồng thuỷ sản cũng được phát triển mạnh ở vùng duyên hải các tỉnh miền
Trung và miền Nam. Các dự án được tài trợ quốc tế cũng giới thiệu mô hình canh
tác trên đất dốc theo đường đồng mức (SALT) ở một số khu vực miền núi. Trong
hai thập niên gần đây, phát triển nông thôn miền núi theo phương thức Nông lâm
kết hợp ở các khu vực có tiềm năng là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Quá trình thực hiện chính sách định canh định cư, kinh tế mới , mới đây các
chương trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng (661) và chính sách khuyến khích
phát triển kinh tế trang trại đều có liên quan đến việc xây dựng và phát triển các hệ
thống Nông lâm kết hợp tại Việt Nam.
Các thông tin, kiến thức về Nông lâm kết hợp cũng có một số nhà khoa học,
tổ chức tổng kết dưới những góc độ khác nhau. Điển hình là các ấn phẩm của Lê
Trọng Cúc và cộng sự (1990) về việc xem xét và phân tích các hệ sinh thái nông
nghiệp vùng Trung du miền Bắc trên cơ sở tiếp cận sinh thái nhân văn. Các hệ
thống nông lâm kết hợp điển hình trong nước đã được tổng kết bởi FAO và IIRR
(1995), cũng như đã được mô tả trong ấn phẩm của Cục Khuyến nông khuyến lâm
dưới dạng các “mô hình” sử dụng đất. Mittelman (1997) đã có một công trình tổng
quát rất tốt về hiện trạng nông lâm kết hợp và lâm nghiệp xã hội ở Việt Nam, đặc
biệt là nhân tố chính sách ảnh hưởng đến sự phát triển Nông lâm kết hợp. Tuy
nhiên các tư liệu nghiên cứu về tương tác giữa phát triển Nông lâm kết hợp với môi
trường tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh (vi mô và vĩ mô) vẫn còn rất ít.
1.1.3. Triển vọng phát triển Nông lâm kết hợp ở Việt Nam
9
- Sự đa dạng về sinh thái môi trường ở Việt Nam tạo điều kiện cho việc áp
dụng các hệ thống Nông lâm kết hợp.
+ Đa dạng về điều kiện lập địa (đất đai, địa hình và tiểu khí hậu).
+ Đa dạng sinh học (cảnh quan và hệ sinh thái, loài )
Sự đa dạng đó đã góp phần vào sự phát triển phong phú của hệ thống Nông
lâm kết hợp khác nhau tại Việt Nam.
- Sự phong phú và đa dạng các kiến thức kỹ thuật bản địa về Nông lâm kết
hợp: Sự kết hợp giữa cây rừng, hoa màu và vật nuôi trong sử dụng đất ở Việt Nam
đã được nông dân của các cộng đồng dân tộc ở trong nước áp dụng từ lâu đã và sẽ
là cơ sở vững chắc cho phát triển cải tiến các hệ thống Nông lâm kết hợp.
Qua một thời kỳ phát triển ở Việt Nam kỹ thuật nông lâm kết hợp đã chứng
tỏ phù hợp với nhu cầu phát triển của Nhà nước và nhân dân như sau:
- Nhu cầu phát triển Nông lâm kết hợp của nhân dân: Dưới áp lực của dân số
gia tăng, việc thâm canh đất đai đồng thời sử dụng đất một cách tổng hợp lấy ngắn
nuôi dài, cân đối giữa sản xuất và phòng hộ và nâng cao được mức sống là nguyện
vọng và nhu cầu của nông dân.
- Chính sách của Đảng và Nhà nước về việc hỗ trợ, ưu tiên phát triển Nông
lâm kết hợp: Các chính sách giao đất khoán rừng cho nông dân canh tác, chương
trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình 5 triệu ha rừng, chương trình
định canh định cư, ổn định canh tác và đời sống đồng bào dân tộc miền núi đã dần
dần công nhận và cấp quyền sử dụng đất có thời hạn cho nông hộ, tập thể đã tạo
động lực tích cực để áp dụng các kỹ thuật Nông lâm kết hợp.
- Sự quan tâm đầu tư cho nghiên cứu và phát triển Nông lâm kết hợp trên thế
giới cũng đã tạo điều kiện để cán bộ kỹ thuật được nghiên cứu và học tập thêm về
lĩnh vực Nông lâm kết hợp áp dụng ở các nước lân cận và trong nước, đồng thời
phần nào cung cấp các thông tin cần thiết về Nông lâm kết hợp giúp các nhà lập
chính sách lưu ý để phát triển.
1.1.4. Một số hạn chế trong nghiên cứu và phát triển NLKH ở Việt Nam
Có thể chia các hệ thống Nông lâm kết hợp ở Việt Nam thành 2 nhóm: các
hệ thống Nông lâm kết hợp bản địa và các hệ thống Nông lâm kết hợp mới được
đưa vào. Một thực trạng đã được chỉ ra và phân tích bởi một số nhà nghiên cứu là:
trong khi các hệ thống bản địa hoạt động một cách có hiệu quả, là kế sinh nhai của
nông dân từ nhiều năm nay thì phần lớn các “mô hình” Nông lâm kết hợp mới du
nhập trong những năm gần đây bộc lộ nhiều hạn chế về tính hiệu quả, độ bền vững,
tính công bằng và sự chấp nhận của người dân địa phương.
Hơn nữa, phương pháp tiếp cận nghiên cứu và phát triển Nông lâm kết hợp
thường thiên lệch về kinh tế - kỹ thuật cô lập, chưa phối hợp được các kỹ thuật mới
với các yếu tố kiến thức kỹ thuật, đặc điểm văn hóa và nhân văn truyền thống của
các cộng đồng địa phương.
10
Công tác phát triển kỹ thuật Nông lâm kết hợp nhiều nơi vẫn tiến hành theo
lối áp đặt từ trên xuống, chưa phát huy được nội lực và tính tự chủ của nông dân và
cộng đồng dẫn đến tính bền vững của các chương trình phát triển còn thấp.
1.2. Định nghĩa, đặc điểm về Nông lâm kết hợp
1.2.1. Định nghĩa
Nông lâm kết hợp (NLKH) là tên gọi của các kỹ thuật sử dụng đất, trong đó
các cây gỗ lưu niên, cây nông nghiệp hoặc cỏ và dược liệu được trồng một cách có
tính toán trên cùng một đơn vị diện tích. Trong NLKH còn có cả chăn nuôi gia súc,
gia cầm, thuỷ sản... Những thành phần cây và con này đều có quan hệ với nhau hỗ
trợ nhau về hai mặt sinh thái và kinh tế.
1.2.2. Đặc điểm của Nông lâm kết hợp
- Nông lâm kết hợp thường có 2 hay nhiều loại cây (thực vật và động vật) trong
đó có ít nhất một loại thân gỗ. Có ít nhất 2 hay nhiều sản phẩm, chu kỳ sản xuất dài hơn
1 năm.
- Đa dạng hơn về sinh thái và về kinh tế so với canh tác độc canh.
- Cần phải có một mối quan hệ tương hỗ có ý nghĩa giữa các thành phần cây
thân gỗ và các thành phần khác.
Tóm lại: Nông lâm kết hợp với sự phối hợp có suy tính giữa các thành phần
khác nhau của nó đã mang đến cho các hệ thống sản xuất nông nghiệp các điểm
chính sau:
- Tạo nên một hệ thống quản lý đất đai bền vững.
- Gia tăng năng suất và dịch vụ trên một đơn vị diện tích sản xuất
- Sắp xếp hoa màu canh tác phù hợp giữa nhiều thành phần cây lâu năm hoa
màu và vật nuôi theo không gian và thời gian trên cùng một đơn vị diện tích đất.
- Đóng góp vào phát triển cho các cộng đồng dân cư về các mặt dân sinh,
kinh tế và hoàn cảnh sinh thái mà vẫn tương thích với các đặc điểm văn hóa, xã hội
của họ.
- Kỹ thuật của nó mang đậm nét bảo tồn sinh thái môi trường.
1.2.2.1. Đặc điểm của hệ thống Nông lâm kết hợp phù hợp
Một hệ thống Nông lâm kết hợp phù hợp khi hội đủ các điều kiện sau đây:
a. Có sức sản xuất cao
- Sản xuất các lợi ích trực tiếp như lương thực, thức ăn gia súc, chất đốt, sợi,
gỗ và xây dựng, các sản phẩm khác như chai, mủ, nhựa, dầu thực vật, thuốc trị
bệnh thực vật…
- Sản xuất các lợi ích gián tiếp hay “dịch vụ” như bảo tồn đất và nước (xói
mòn đất, vật liệu tủ đất…) cải tạo độ phì của đất (phân hữu cơ, phân xanh, bơm
dưỡng chất từ tầng đất sâu, phân hủy và chuyển hóa dưỡng chất), cải thiện điều
kiện tiểu khí hậu (băng phòng hộ, che bóng) làm hàng cây xanh…
11
- Gia tăng thu nhập của nông dân
b. Mang tính bền vững
- Áp dụng các chiến thuật bảo tồn đất và nước để đảm bảo sức sản xuất lâu
dài.
- Đòi hỏi có vài hình thức hỗ trợ trong kỹ thuật chuyển giao để đảm bảo sự
tiếp nhận các kỹ thuật bảo tồn đặc biệt đối với các nông dân đang ở mức canh tác
tự cung tự cấp (ví dụ các động cơ về quyền sử dụng, canh tác trên đất dốc, các hỗ
trợ về kỹ thuật và tín dụng…).
c. Mức độ chấp nhận của nông dân
- Kỹ thuật phải phù hợp với văn hóa (tương thích với phong tục, tập quán, tín
ngưỡng của nông dân).
- Để đảm bảo sự chấp nhận cao, nông dân phải được tham gia trực tiếp vào
lập kế hoạch, thiết kế và thực hiện các hệ thống nông lâm kết hợp.
1.2.2.2. Vai trò của nông lâm kết hợp
a. Hoàn cảnh tự nhiên: Nông lâm kết hợp dựa vào các lợi ích của rừng và
cây lâu năm đối với đất và môi trường như:
- Bảo tồn và cải thiện đất đai
- Bảo tồn nước
- Cải thiện điều kiện tiểu khí hậu
- Các lợi ích khác
b. Dân sinh kinh tế: Nông lâm kết hợp lấy tiền để hỗ trợ các điều kiện dân
sinh kinh tế của nông dân nghèo và không có đất canh tác ở vùng cao. Họ là nhóm
đối tượng thiếu tài nguyên và hỗ trợ, thất nghiệp và thường bị đẩy canh tác ở các
vùng đất đai cằn cỗi. Do vậy, Nông lâm kết hợp tập trung giải quyết:
- Việc làm
- Nguồn nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp
- Nguồn lương thực, năng lượng (gỗ, củi), thức ăn cho gia súc…
- Nguồn vật liệu để xây nhà, nông trại…
1.2.2.3. Phân loại các hệ thống Nông lâm kết hợp
* Quan điểm và nguyên tắc để phân loại các hệ thống Nông lâm kết hợp
- Cơ sở cấu trúc: Dựa trên cấu trúc của các thành phần, bao gồm sự phối hợp
không gian của các thành phần cây gỗ, sự phân chia theo tầng thẳng đứng của các
thành phần hỗn giao với nhau và sự phối hợp theo thời gian khác nhau.
- Cơ sở chức năng: Dựa trên chức năng chủ yếu hay vai trò của các thành
phần trong hệ thống, chủ yếu là thành phần thân gỗ.
12
Ví dụ: Nhiệm vụ sản xuất như là sản xuất thực phẩm, thức ăn gia súc, chất
đốt hay nhiệm vụ phòng hộ như đai cản gió, rừng phòng hộ chống cát bay, bảo vệ
đất chống xói mòn, bảo vệ vùng đầu nguồn nước, bảo dưỡng đất đai.
- Cơ sở kinh tế xã hội: Dựa trên các mức độ đầu tư vào quản lý nông trại
(thấp hay cao) cường độ hay tầm mức của sự quản trị và mục đích thương mại (tự
cung tự cấp, sản xuất hàng hóa).
- Cơ sở sinh thái: Dưạ vào điều kiện sinh thái và sự tương thích sinh thái của
các hệ thống do nhận định rằng một vài loại hệ thống thích hợp hơn cho một số
vùng sinh thái như vùng khô hạn, bán khô hạn, nhiệt đới ẩm…
1.2.2.4. Phân loại theo cấu trúc của hệ thống
a. Dựa trên tính chất của các thành phần
Trong hệ thống nông lâm điển hình có ba thành phần chính là: Cây thân gỗ,
cây hoa màu và vật nuôi. Nó dẫn đến sự phân loại sau đây:
- Phương thức kết hợp cây lâu năm và hoa màu
- Phương thức kết hợp cây lâu năm, đồng cỏ và gia súc
- Phương thức kết hợp hoa màu, đồng cỏ gia súc và cây lâu năm
b. Căn cứ trên sự sắp xếp của các thành phần
- Theo không gian
+ Hệ thống hỗn giao dày (ví dụ như hệ thống vườn nhà)
+ Hệ thống hỗn giao thưa (hệ thống cây trên đồng cỏ)
+ Hệ thống xen theo vùng hay băng (canh tác xen theo băng)
- Theo thời gian
+ Song hành cả đời sống
+ Song hành giai đoạn đầu
+ Trùng nhau một giai đoạn
+ Tách biệt nhau
+ Trùng nhau nhiều giai đoạn
1.2.2.5. Phân loại theo chức năng của các hệ thống
Các hệ thống nông lâm kết hợp có các chức năng sau:
- Sản xuất (sản xuất một hay nhiều sản phẩm để tự cung tự cấp hay sản xuất
hàng hóa)
- Phòng hộ (để che chắn và bảo vệ các hệ thống sản xuất khác).
- Kết hợp giữa sản xuất và phòng hộ
1.2.2.6. Phân nhóm theo vùng sinh thái
Các hệ thống Nông lâm kết hợp có thể được phân chia tùy theo từng vùng
sinh thái khác nhau. Nhiều hệ thống có thể có cấu tạo và sắp xếp các thành phần
giống nhau nhưng được phân loại khác do chúng được bố trí ở các hoàn cảnh sinh
13
thái khác nhau như vùng đồi núi, vùng cao, vùng thấp, vùng khô, vùng ngập nước,
khí hậu và đất đai khác nhau.
1.2.2.7. Phân nhóm theo tình trạng dân sinh kinh tế
Các hệ thống Nông lâm kết hợp còn được phân chia theo tình trạng và mục
tiêu của sản xuất như:
- Sản xuất hàng hóa: Khi mà hệ thống cho đầu ra là các sản phẩm khác nhau
để bán ra thị trường để lấy lời.
- Tự cung tự cấp: Khi hệ thống sử dụng đất sản xuất cung cấp các sản phẩm
dùng trong gia đình như thỏa mãn các nhu cầu về lương thực thực phẩm cho nông
hộ.
- Trung gian cả hai thứ: Hệ thống sản xuất để thỏa mãn cả nhu cầu tại chỗ
của nông hộ và sản xuất hàng hóa cho thị trường.
Hơn thế nữa các yếu tố dân sinh xã hội và văn hóa cũng ấn định những nét
riêng lẻ cho từng hệ thống kỹ thuật Nông lâm kết hợp. Tại một địa điểm đồng nhất
về các yếu tố tự nhiên, sinh thái, một kỹ thuật như VAC có thể được phân biệt khác
nhau do được áp dụng bởi tình trạng kinh tế (giàu, trung bình hay nghèo) của nông
hộ hoặc do các nhóm dân khác nhau (dân tộc ít người ở địa phương, người kinh ở
đồng bằng, người di cư ở vùng khác…).
1.3. Những lợi ích của Nông lâm kết hợp
Thực tiễn sản xuất cũng như nhiều công trình nghiên cứu trung và dài hạn ở
nhiều nơi đã cho thấy Nông lâm kết hợp là một phương thức sử dụng tài nguyên
tổng hợp có tiềm năng thoả mãn các yếu tố phát triển nông thôn và miền núi bền
vững. Các lợi ích mà Nông lâm kết hợp có thể mang lại rất đa dạng, tuy nhiên có
thể chia thành 2 nhóm: nhóm các lợi ích trực tiếp cho đời sống cộng đồng và nhóm
các lợi ích gián tiếp cho cộng đồng và xã hội
1.3.1. Lợi ích kinh tế - xã hội
- Cung cấp lương thực và thực phẩm: Nhiều mô hình Nông lâm kết hợp
được hình thành và phát triển nhằm vào mục đích sản xuất nhiều loại lương thực
thực phẩm, có giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình. Điển hình là
hệ thống VAC được phát triển rộng rãi ở nhiều vùng nông thôn nước ta. Ưu điểm
của các hệ thống nông lâm kết hợp là có khả năng tạo ra sản phẩm lương thực và
thực phẩm đa dạng trên một diện tích đất mà không yêu cầu đầu tư vào lớn.
- Các sản phẩm từ cây thân gỗ: Việc kết hợp cây thân gỗ trên nông trại có
thể tạo ra nhiều sản phẩm như gỗ, củi, tinh dầu để đáp ứng nhu cầu về nguyên vật
liệu cho hộ gia đình
14
- Tăng thu nhập cho nông hộ: Với sự phong phú về sản phẩm đầu ra và ít đòi
hỏi về đầu vào, các hệ thống Nông lâm kết hợp dễ có khả năng đem lại thu nhập
cao cho hộ gia đình.
- Tạo việc làm: Nông lâm kết hợp gồm nhiều thành phần canh tác đa dạng có
tác dụng thu hút lao động, tạo thêm ngành nghề phụ cho nông dân.
- Giảm rủi ro trong sản xuất và tăng mức an toàn lương thực: Nhờ có cấu
trúc phức tạp, đa dạng được thiết kế nhằm làm tăng các quan hệ tương hỗ (có lợi)
giữa các thành phần trong hệ thống, các hệ thống Nông lâm kết hợp thường có tính
ổn định cao trước các biến động bất lợi về điều kiện tự nhiên (như sâu bệnh, hạn
hán…). Sự đa dạng về loại sản phẩm đầu ra cũng góp phần giảm rủi ro về thị
trường và giá cho nông hộ.
1.3.2. Lợi ích môi trường
1.3.2.1. Nông lâm kết hợp trong bảo tồn tài nguyên đất và nước
- Các kết quả nghiên cứu về sinh thái học, nông nghiệp, lâm nghiệp và khoa
học đất đã cho thấy các hệ thống Nông lâm kết hợp nếu được thiết kế và quản lý
thích hợp sẽ có khả năng: giảm dòng chảy bề mặt và xói mòn đất; duy trì độ mùn
và cải thiện lý tính của đất và phát huy chu trình tuần hoàn dinh dưỡng, tăng hiệu
quả sử dụng dinh dưỡng của cây trồng và vật nuôi. Nhờ vậy, làm gia tăng độ phì
của đất, tăng hiệu quả sử dụng đất và giảm sức ép của dân số lên tài nguyên đất.
- Ngoài ra, trong các hệ thống Nông lâm kết hợp do hiệu quả sử dụng chất
dinh dưỡng của cây trồng cao nên làm giảm nhu cầu phân bón hoá học, vì thế giảm
nguy cơ ô nhiễm các nguồn nước ngầm.
1.3.2.2. Nông lâm kết hợp trong bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh
học
- Thông qua việc cung cấp một phần lâm sản cho nông hộ, Nông lâm kết hợp
có thể làm giảm tốc độ khai thác lâm sản từ rừng tự nhiên. Mặt khác, Nông lâm kết
hợp là phương thức tận dụng đất có hiệu quả nên làm giảm nhu cầu mở rộng đất
nông nghiệp bằng khai hoang rừng. Chính vì vậy mà canh tác Nông lâm kết hợp sẽ
làm giảm sức ép của con người vào rừng tự nhiên, giảm tốc độ phá rừng.
- Các nông hộ qua canh tác theo phương thức này sẽ dần dần nhận thức được
vai trò của cây thân gỗ trong việc bảo vệ đất, nước và sẽ có đổi mới về kiến thức,
thái độ có lợi cho công tác bảo tồn tài nguyên rừng.
- Việc phối hợp các loài cây thân gỗ trong nông trại đã tận dụng không gian
của hệ thống trong sản xuất làm tăng tính đa dạng sinh học ở phạm vi nông trại và
cảnh quan.
Chính vì lợi ích này mà Nông lâm kết hợp thường được chú trọng phát triển
trong công tác quản lý vùng đệm xung quanh các khu bảo tồn thiên nhiên.
1.3.2.3. Nông lâm kết hợp và việc làm giảm hiệu ứng nhà kính
15
Nhiều nhà nghiên cứu gợi ý rằng sự phát triển Nông lâm kết hợp trên qui mô
lớn có thể làm giảm khí CO2 và các loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác. Các cơ
chế của tác động này có thể là: sự đồng hoá khí CO2 của cây thân gỗ trên nông trại,
gia tăng lượng Cacbon trong đất và giảm nạn phá rừng.
1.4. Tiêu chuẩn đánh giá hệ thống NLKH
1.4.1. Sức sản xuất
- Khả năng sản xuất tốt của một hệ thống NLKH phải thể hiện ở chỗ nhiều
loại sản phẩm của cây trồng và vật nuôi sẽ thu được từ hệ thống đó như: lương
thực, hoa quả, các loại rau, gỗ, củi và cỏ cho chăn nuôi cá và gia súc. Các sản phẩm
này là nguồn lợi mà qua đó làm tăng thu nhập của người nông dân. Khi thiết kế để
phối hợp các loại cây trồng và đặt ra các yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống cũng phải
chú ý tới các loại cây trồng mà sản phẩm của chúng có giá trị cao để giúp cho việc
làm tăng thu nhập của người nông dân.
- Ngoài lợi nhuận trực tiếp, khả năng sản xuất của mô hình NLKH còn thể
hiện ở một khía cạnh khác hết sức quan trọng, đó là khả năng chống xói mòn, bảo
vệ đất và duy trì nguồn nước của hệ thống, cũng như khả năng tăng cường độ màu
mỡ của đất thông qua việc lưu giữ cành rơi lá rụng, các phụ phẩm nông nghiệp và
việc cung cấp phân xanh cho đất. Nếu biết bố trí các tầng tán của mô hình NLKH
một cách hợp lý thì sẽ cải thiện được điều kiện tiểu khí hậu ở khu vực đó.
1.4.2. Tính thực tế
- Các mô hình NLKH phải thích nghi với đời sống văn hoá xã hội của địa
phương.
- Các mô hình đưa ra áp dụng phải phù hợp với trình độ của người nông dân
cũng như khả năng kinh tế và nguồn lao động sẵn có của họ và sản phẩm có khả
năng tiêu thụ được.
- Để đảm bảo có sự phù hợp cao, người nông dân phải được trực tiếp tham
gia vào việc lập kế hoạch, thiết kế hệ thống. Tốt nhất là nên phát triển các mô hình
NLKH có kết quả tốt đã được thực hiện bởi người dân địa phương.
1.4.3. Tính ổn định
- Tiêu chuẩn về sức đề kháng của hệ thống NLKH là một chiến lược nhằm
duy trì sức sản xuất lâu dài của đất và sự phát triển của hệ thống. Có một số mô
hình trong giai đoạn đầu thậm chí phải giảm sức sản xuất để có thể nâng cao sức
chịu đựng của hệ thống.
- Tuy nhiên đối với người nông dân đang gặp nhiều khó khăn trong đời sống
thì họ không chú ý tới việc tìm cách nâng cao khả năng đề kháng của hệ thống mà
họ thường tập trung để nâng cao sức sản xuất. Vì vậy phải có biện pháp lôi cuốn
16
người nông dân và đặc biệt là thúc đẩy họ thông qua sự phát triển của kỹ thuật để
đảm bảo sự thích nghi của các mô hình.
1.5. Mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố trong hệ thống NLKH
- Mối quan hệ giữa thực vật với thực vật
- Mối quan hệ giữa thực vật với động vật
- Mối quan hệ giữa thực vật với hệ vi sinh vật
- Mối quan hệ giữa sinh vật và đất
Hình 1: Sơ đồ trình bày mối quan hệ tương tác giữa các thành phần chủ yếu
trong hệ thống Nông lâm kết hợp.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Trình bày lịch sử phát triển Nông lâm kết hợp thế giới.
Câu 2: Trình bày lịch sử phát triển Nông lâm kết hợp ở Việt Nam.
Câu 3: Trình bày triển vọng phát triển Nông lâm kết hợp ở Việt Nam.
17
Câu 4: Trình bày những hạn chế trong nghiên cứu và phát triển Nông lâm
kết hợp ở Việt Nam.
Câu 5: Trình bày định nghĩa, đặc điểm và vai trò của Nông lâm kết hợp.
Câu 6: Trình bày nội dung phân loại theo cấu trúc và chức năng của hệ
thống Nông lâm kết hợp.
Câu 7: Trình bày những lợi ích của Nông lâm kết hợp.
Câu 8: Để đánh giá một hệ thống Nông lâm kết hợp thì cần dựa vào những
tiêu chuẩn nào. Hãy trình bày những tiêu chuẩn đó.
Câu 9: Trình bày và phân tích sơ đồ mối quan hệ tương tác giữa các thành
phần chủ yếu trong hệ thống Nông lâm kết hợp.
CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÔNG LÂM KẾT HỢP
Tổng số 19 giờ: 6 giờ lý thuyết, 12 giờ thực hành, 1 giờ kiểm tra
2.1. Khái niệm về phương pháp Nông lâm kết hợp
18
Nông lâm kết hợp là sự kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, giữa
cây trồng và vật nuôi, giữa cây trồng ngắn ngày và cây trồng dài ngày một cách hài
hoà hợp lý nhằm tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời, đất đai và nguồn nước để tạo
thành một khối lượng sản phẩm lớn nhất tính trên một đơn vị diện tích nhưng
không làm ảnh hưởng cho đất đai bị nghèo kiệt hay xấu đi. Điều đó có nghĩa là
người nông dân phải biết sử dụng loại cây trồng hay vật nuôi nào trên mảnh đất của
mình để có thu nhập cao không chỉ để nuôi sống mình mà còn bán đi để mua các
vật khác.
2.2. Các phương pháp NLKH chủ yếu
2.2.1. Bỏ hoá cải tiến
2.2.1.1. Khái niệm
Là một hình thức lâu đời nhất của NLKH mà ở đó biện pháp phục hồi độ
mầu mỡ của đất được thực hiện bằng cách bố tri khoảng thời gian cho đất nghỉ
không trồng trọt, canh tác và không thu hoạch sản phẩm nhằm khắc phục khó khăn
trong canh tác nương rẫy. Thực chất của hình thức là luân phiên rừng - rẫy với một
chu kỳ hợp lý, đồng thời xác định rõ những giới hạn về địa hình và đất đai của
nương rẫy và đưa các tiến bộ kỹ thuật về canh tác trên đất dốc để tăng hiệu quả sản
phẩm và bảo vệ đất.
- Chặt hết cây rừng, đốt dọn.
- Trồng cây nông nghiệp 2-3 năm (cây họ đậu). Khi năng suất cây giảm bỏ
hoá một thời gian 6-7 năm cho đất nghỉ (phục hồi lại độ phì đất)
- Sau đó tiếp tục trồng cây nông nghiệp.
* Ưu, nhược điểm và điều
kiện áp dụng
- Ưu điểm: Dễ thực hiện
trong điều kiện mức đầu tư thấp.
Tạo vòng tuần hoàn dinh dưỡng
khoáng có hiệu quả, từng bước làm
ổn định đất dốc.
- Nhược điểm: Nếu không
chú ý đầy đủ sẽ làm cho diện tích
rừng nhanh chóng bị thu hẹp, hiệu
quả kinh tế thấp.
- Điều kiện áp dụng: Trong
điều kiện hoàn cảnh thực tế hiện
Hình 2: Bỏ hóa để phục hồi đất
nay, chúng ta chưa chấm dứt được việc làm rẫy, đặc biệt là ở vùng cao cho nên cần
cải tiến cách làm rẫy theo hướng NLKH để hạn chế tác dụng tiêu cực của nương
rẫy là hiện thực hơn.
* Những điểm cần chú ý
19
- Cần chú ý thâm canh khi làm nông nghiệp.
- Thời gian bỏ hoá phải đủ để cây rừng có khả năng tích luỹ được chất dinh
dưỡng cho chu kỳ sau.
2.2.1.2. Những lợi ích và hạn chế
a. Lợi ích
- Đưa loài cây thân gỗ họ đậu, có khả năng cố định đạm vào gây trồng đã rút
ngắn đáng kể thời gian bỏ hoá nhờ vào khả năng phục hồi độ phì đất.
- Xúc tiến vòng tuần hoàn dinh dưỡng khoáng một cách có hiệu quả (không
đốt).
- Hình thành dần các bờ đất, làm ổn định đất dốc.
b. Hạn chế
- Gỗ thu hoạch được từ cây keo dậu, được dùng để làm hàng rào nhiều hơn
để làm chất đốt.
- Công việc rất nặng nhọc, do phải xây dựng và duy trì các hàng rào chắn.
2.2.2. Phương pháp trồng xen
2.2.2.1. Khái niệm
Là phương thức NLKH, trong đó các loài cây nông nghiệp (cây lương thực, cây
ăn quả), cây công nghiệp, cây đặc sản được trồng xen giữa các cây lâm nghiệp.
Phương thức này đã được sử dụng rộng rãi ở nước ta cũng như nhiều nước
thuộc vùng nhiệt đới trên thế giới.
* Yêu cầu kỹ thuật:
- Chấp hành nghiêm ngặt về thời gian trồng cây.
- Phải xén tỉa cành cho cây và cây bụi để không làm che bóng cho cây
nông nghiệp.
- Chọn lọc các loài cây, cây bụi, cây nông nghiệp sao cho chúng có thể
phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau tốt nhất.
* Phải lập kế hoạch về thời gian cho việc xén tỉa cành cũng như các
sản phẩm khác, tận dụng triệt để các sản phẩm sau xén tỉa cành như:
- Làm củi.
- Che phủ tăng độ phì cho đất.
- Tăng năng suất cây trồng.
- Cải thiện độ phì, tăng khả năng cố định đạm cho một số loài cây có
đặc điểm đó.
- Hiệu quả sử dụng được lâu dài.
* Tóm lại:
20
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nông lâm kết hợp - Nghề: Khuyến nông lâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
File đính kèm:
bai_giang_nong_lam_ket_hop_nghe_khuyen_nong_lam.pdf