Vụ VNG kiện Tiktok: Kinh nghiệm cho Việt Nam từ cơ chế "Safe harbour" của Hoa Kỳ, liên minh châu Âu và New Zealand

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  
VỤ VNG KIỆN TIKTOK: KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM  
TỪ CƠ CHẾ ‘SAFE HARBOUR’ CỦA HOA KỲ, LIÊN MINH CHÂU ÂU  
VÀ NEW ZEALAND  
Nguyễn Lương Sỹ*  
Nguyễn Thị Lan Anh**  
*CN. Trường Đại học Luật, Đại học Huế.  
**CN. Trường Đại học Luật, Đại học Huế.  
Thông tin bài viết:  
Tóm tắt:  
Vụ việc VNG Corporation khởi kiện TikTok đã đặt ra thách thức pháp lý  
cho hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Nhiều quốc gia  
đã xây dựng cơ chế miễn trách nhiệm dành cho các nhà cung cấp dịch  
vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả của bên thứ ba.  
Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích cơ chế miễn trách nhiệm ở  
Hoa Kỳ, EU và New Zealand; đồng thời, so sánh với pháp luật Việt Nam  
hiện hành để đưa ra một vài nhận định cơ bản về vụ kiện giữa VNG và  
TikTok.  
Từ khóa: VNG, TikTok, nhà  
cung cấp dịch vụ trung gian  
trên Internet, quyền tác giả.  
Lịch sử bài viết:  
Nhận bài  
Biên tập  
Duyệt bài  
: 19/12/2020  
: 07/01/2021  
: 09/01/2021  
Abstract:  
Article Infomation:  
Keywords: VNG,  
internet service intermediaries,  
copyright.  
TikTok,  
The lawsuit between VNG and TikTok over alleged copyright  
infringement has posed legal challenges on Vietnam’s intellectual  
property law. Many countries have developed a Safe Harbour for  
Internet service intermediaries from third party copyright infringement.  
The article analyses that exemption from liability in the US, the EU  
and New Zealand; also, compared with Vietnam’s current law to add  
some comments on the case VNG v TikTok.  
Article History:  
Received  
Edited  
: 19 Dec. 2020  
: 07 Jan. 2021  
: 09 Jan. 2021  
Approved  
1. Khái quát chung  
trong Luật Bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật  
số năm 1998 của Hoa Kỳ (DMCA)1, sau đó  
1.1. Định nghĩa cơ chế Safe harbour  
được kế thừa ở nhiều quốc gia phát triển khác  
như Liên minh châu Âu (EU) hay Australia,  
New Zealand,…2. Cơ chế này bảo vệ nhà  
cung cấp dịch vụ trung gian trên Internet  
(Internet Service Intermediary – ISI)3 khỏi  
“Safe harbour” (Bến an toàn) là một cơ  
chế miễn trách nhiệm dành cho nhà cung cấp  
dịch vụ trung gian trên Internet đối với các  
hành vi xâm phạm quyền tác giả do bên thứ  
ba thực hiện. Cơ chế này lần đầu tiên ghi nhận  
1. The Digital Millennium Copyright Act 1998.  
2. A. Marsoof and I. Gupta, Shielding internet intermediaries from copyright liability-Acomparative discourse  
on safe harbours in Singapore and India, Journal of World Intellectual Property, volume 22,2019, p.238.  
3. Còn được gọi là Internet Service Provider – ISP.  
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021  
109  
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  
các trách nhiệm pháp lý về quyền tác giả do  
người dùng thực hiện trên nền tảng dịch vụ  
của mình. Đồng thời, đây cũng là công cụ  
hữu hiệu để chủ sở hữu quyền tác giả có thể  
tự bảo vệ quyền lợi chính đáng thông qua các  
điều kiện bắt buộc dành cho ISI nếu muốn  
hưởng đặc quyền miễn trách nhiệm. Việc áp  
dụng cơ chế miễn trách nhiệm nêu trên là vô  
cùng cần thiết trong môi trường Internet, nơi  
diễn ra khối lượng thông tin khổng lồ được  
trao đổi gần như tức thời. Trong khi đó, ISI  
được xem là trung tâm luân chuyển và vận  
hành nội dung số, nên việc kiểm soát tính  
pháp lý của toàn bộ nội dung là gần như  
không thể và dễ dàng dẫn đến sự sụp đổ của  
hệ thống tự do thông tin.  
hệ thống đường truyền như vệ tinh, tháp  
phát sóng, đường dây viễn thông,… (ví dụ:  
Viettel, VNPT, FPT Telecom). Đây là dạng  
ISI cơ bản nhất, được ví như “một bưu điện  
ảo” tiếp nhận và truyền phát thông tin điện  
tử giữa các cá nhân, tổ chức sử dụng dịch  
v5. Như vậy, nhóm dịch vụ này chỉ hỗ trợ  
truyền tải thông tin mà không lưu trữ trên  
hệ thống (hoặc chỉ lưu trữ tạm thời phục vụ  
việc truyền tải), không tiếp cận và đánh giá  
thông tin.  
(2) Cổng thông tin và công cụ tìm  
kiếm: Cổng thông tin (Portal) là nơi trực  
tiếp đăng tải và cung cấp thông tin của một  
bên thứ ba đến với người dùng, thường  
biết đến là các trang thông tin điện tử tổng  
hợp (ví dụ: Yahoo News, Baomoi.com).  
Ngoài ra, dịch vụ thư điện tử (ví dụ: Gmail,  
Outlook) cũng được xem là một loại cổng  
thông tin6. Trong khi đó, công cụ tìm kiếm  
giúp người dùng truy xuất các thông tin ở  
các nguồn khác nhau dựa trên từ khóa (ví  
dụ: Google, Bing, Baidu).  
1.2. Phân loại nhà cung cấp dịch vụ  
trung gian trên Internet  
ISI là nơi cung cấp nền tảng hỗ trợ  
trao đổi thông tin và nội dung giữa người  
dùng với nhau trên Internet. Đúng với tính  
chất trung gian, ISI không phải là bên tạo  
ra thông tin, mà chỉ đóng vai trò cung cấp  
máy chủ, đường truyền, lưu trữ cùng các  
dịch vụ khác để người dùng cuối (end user)  
tạo ra nội dung số. Trong mối quan hệ liên  
quan đến ISI và chủ sở hữu quyền tác giả,  
người dùng cuối được xem là bên thứ ba  
trong trường hợp họ không phải là tác giả  
của nội dung số do mình tạo ra. Thông  
thường, ISI được chia thành bốn nhóm cơ  
bản, bao gồm: nhà cung cấp đường truyền  
(access provider), cổng thông tin và công  
cụ tìm kiếm (portals and search engines),  
mạng xã hội (social media) và cơ sở lưu trữ  
máy chủ (hosting facility)4.  
(3) Mạng xã hội là một trang web hoặc  
ứng dụng cho phép người dùng tạo và chia  
sẻ nội dung khi tham gia vào một mạng  
lưới chung trên Internet (ví dụ: Facebook,,  
Instagram, Youtube, TikTok). Điểm chung  
giữa mạng xã hội và cổng thông tin, công  
cụ tìm kiếm đó là doanh thu của các dịch vụ  
này phần lớn đến từ quảng cáo chứ không  
thu trực tiếp từ người dùng.  
(4) Cơ sở lưu trữ là nơi cung cấp dịch  
vụ máy chủ để tạo ra các phần mềm trên  
Internet phục vụ người dùng cuối7. Đây  
có thể được coi là dịch vụ “mẹ”, ví dụ như  
Oracle Cloud, Amazon Web Services, giúp  
các ISI khác đăng ký tên miền, sử dụng lưu  
(1) Nhà cung cấp đường dẫn là người  
kết nối cá nhân đến với Internet thông qua  
4. Susy Frankel and Daniel J. Gervais, The evolution and equilibrium of copyright in the digital age, Cambridge,  
United Kingdom, 2014, p.2.  
5. N.A. Aziz and I. Ibrahim, Child’s Right to Free Flow Information via Internet: Liability and Responsibility  
of the Internet Service Provider, Procedia - Social and Behavioral Sciences, volume 38, 2012, p.162.  
6. D. (Darrel) Ince, A dictionary of the Internet, Oxford University Press, Oxford, 4 ed., 2019.  
110  
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021  
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  
trữ đám mây, thiết lập website hay cổng  
thanh toán trực tuyến.  
năm 2008 đã định nghĩa: ISI là người cung  
cấp đường truyền, định tuyến, kết nối đến  
truyền thông kỹ thuật số, hoặc lưu trữ dữ  
liệu trên website và các hệ thống điện tử  
có thể truy xuất khác10. Các ISI phù hợp  
với định nghĩa nêu trên sẽ không bị xem là  
người xâm phạm quyền tác giả trong các  
trường hợp: (1) người dùng xâm phạm nội  
dung được bảo hộ quyền tác giả trong quá  
trình sử dụng dịch vụ của họ, hoặc (2) khi  
ISI lưu trữ trung gian các tư liệu xâm phạm  
quyền tác giả do người dùng tạo ra, hoặc  
(3) lưu trữ tạm thời trên hệ thống các tư liệu  
xâm phạm quyền tác giả.  
2. Quy định về cơ chế miễn trách nhiệm  
cho ISI ở Hoa Kỳ, New Zealand và Liên  
minh châu Âu  
2.1. Các trường hợp được hưởng cơ  
chế miễn trách nhiệm  
- Hoa kỳ  
Như đã đề cập ở trên, Hoa Kỳ được  
xem là quốc gia đầu tiên áp dụng cơ chế  
miễn trách nhiệm, được quy định tại Điều  
512 Luật DMCA1998 về việc hạn chế trách  
nhiệm liên quan đến tư liệu trực tuyến8.  
Theo quy định này, ISI có thể hưởng cơ  
chế miễn trách nhiệm khi thực hiện một  
trong các chức năng sau đây9: (1) Truyền  
tải tạm thời mạng kỹ thuật số (transitory  
digital network communications), (2) Lưu  
trữ hệ thống (system caching) trung gian và  
tạm thời, (3) Lưu trữ thông tin trên mạng  
hoặc hệ thống theo điều hướng của người  
dùng (information residing on systems or  
networks at direction of users), (4) Công  
cụ định vị thông tin (Information location  
tools). Dựa trên bốn chức năng kể trên, có  
thể thấy, phần lớn các ISI đều có thể được  
hưởng cơ chế miễn trách nhiệm đối với  
xâm phạm quyền tác giả của bên thứ ba. Ví  
dụ, nhà cung cấp dịch vụ Internet với chức  
năng truyền tải mạng kỹ thuật số, hoặc  
mạng xã hội thuộc nhóm chức năng lưu trữ  
thông tin theo định hướng của người dùng.  
Ngoài ra, New Zealand còn điều chỉnh  
cơ chế miễn trách nhiệm bằng Luật Truyền  
thông kỹ thuật số gây hại11. Tuy nhiên, đạo  
luật này ra đời nhằm hạn chế các hành vi bắt  
nạt và quấy rối trực tuyến (cyberbullying)  
gây tổn hại nghiêm trọng đến tinh thần của  
người khác. Do đó, tác giả sẽ không đề cập  
đến cơ chế miễn trách nhiệm theo quy định  
của đạo luật này.  
- Liên minh châu Âu  
Trước hết, cơ chế miễn trách nhiệm  
ở EU được điều chỉnh trong Sắc lệnh về  
thương mại điện tử 2000/31/EC12 không chỉ  
đối với trách nhiệm về quyền tác giả, mà  
còn với quyền dữ liệu (database right) và  
các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ  
khác. Theo đó, một nhà cung cấp dịch vụ sẽ  
được hưởng đặc quyền miễn trách nhiệm đối  
với hành vi của bên thứ ba nếu ISI: (1) hoạt  
động như là một đường dẫn thuần túy (mere  
conduit), hoặc (2) lưu trữ tạm thời trên hệ  
thống (caching), hoặc (3) lưu trữ trên máy  
chủ (hosting). Trong tất cả các trường hợp  
kể trên, ISI không có nghĩa vụ phải giám sát  
thông tin hay nội dung được truyền tải trên  
- New Zealand  
Cơ chế miễn trách nhiệm dành cho ISI  
theo quy định của pháp luật New Zealand  
về cơ bản khá tương đồng với pháp luật  
Hoa Kỳ. Theo đó, Luật Quyền tác giả New  
Zealand năm 1994 khi được sửa đổi vào  
8. Điều 512 Luật Bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số năm 1998 (Hoa Kỳ).  
9. Điều 512 (a) đến (d) Luật Bản quyền Thiên niên kỷ Kỹ thuật số 1998 (Hoa Kỳ).  
10. Điều 2 Luật Quyền tác giả năm 1994 (New Zealand).  
11. Harmful Digital Communications Act năm 2015 (New Zealand).  
12. Directive 2000/31/EC on electronic commerce.  
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021  
111  
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  
nền tảng của mình13. Ngoài ra, Sắc lệnh Xã  
hội thông tin 2001/29/EC14 còn bảo vệ ISI  
trước trách nhiệm pháp lý đối với các hành  
vi tái sản xuất tạm thời hoặc ngẫu nhiên  
nội dung nhằm phục vụ mục đích kỹ thuật,  
không có giá trị kinh tế15. Điểm khác biệt  
lớn giữa các trường hợp miễn trách nhiệm  
ở EU, so với Hoa Kỳ đó là EU không đề  
cập đến việc bảo vệ cho công cụ tìm kiếm.  
Tuy nhiên, Tòa án Công lý Liên minh châu  
Âu (CJEU) sau đó đã diễn giải khái niệm  
‘hosting’- lưu trữ trên máy chủ sẽ bao gồm  
công cụ tìm kiếm, miễn là công cụ đó đáp  
ứng được các điều kiện liên quan16.  
nội dung cũng như không tham gia lựa chọn  
người nhận tư liệu số được truyền phát17.  
Đối với các trường hợp ISI thực hiện  
chức năng máy chủ, lưu trữ hệ thống và  
công cụ tìm kiếm, ngoài các điều kiện trên,  
ISI còn phải đảm bảo không ý thức được  
việc hành vi xâm phạm đang diễn ra trên  
nền tảng dịch vụ của mình. Mặt khác, ISI  
cũng phải chứng minh rằng mình không  
được hưởng lợi trực tiếp về mặt tài chính  
từ hành vi xâm phạm18. Quan trọng hơn,  
Luật DMCA còn yêu cầu ISI phải khẩn  
trương phản hồi bằng cách xóa bỏ hoặc vô  
hiệu hóa truy cập đến nội dung xâm phạm  
khi có thông báo từ chủ sở hữu quyền tác  
giả19. Chính quy định này đã hình thành  
nên cơ chế “thông báo và gỡ bỏ” (notice-  
takedown), đặt trách nhiệm phát hiện sai  
phạm lên chủ sở hữu quyền, chứ không phải  
là ISI. Tuy nhiên, hệ thống “thông báo và  
gỡ bỏ” không chỉ đơn thuần là việc khẩn  
trương xóa bỏ nội dung vi phạm. Trong vụ  
kiện giữa BMG Rights Management LLC  
và Cox Communications Inc, bị đơn Cox  
Communications mặc dù đã có chính sách  
xóa bỏ nội dung vi phạm của người dùng,  
nhưng vẫn không được miễn trách nhiệm  
do Tòa án phán quyết rằng ISI cần phải mở  
rộng chính sách hơn nữa đối với các hành  
vi lặp lại liên tục20. Do vậy, để được miễn  
trách nhiệm, ISI cần phải xây dựng chính  
sách phù hợp đối với các hành vi tái phạm.  
2.2. Các điều kiện để được hưởng cơ  
chế miễn trách nhiệm  
Nhà cung cấp dịch vụ trung gian, dù  
thuộc một trong các trường hợp kể trên,  
không đương nhiên hưởng cơ chế miễn  
trách nhiệm đối với hành vi xâm phạm  
quyền tác giả của bên thứ ba. Ngược lại,  
pháp luật các nước còn đặt ra một số điều  
kiện bắt buộc liên quan đến khả năng nhận  
thức và mức độ tham gia của ISI đối với  
hành vi xâm phạm nếu ISI muốn tránh chịu  
trách nhiệm gián tiếp (secondary liability).  
- Hoa Kỳ  
Theo quy định của Điều 512 Luật  
DMCA năm 1998, trước hết, đối với tổ chức  
có chức năng truyền tải mạng kỹ thuật số  
(nhà cung cấp đường truyền Internet), ISI  
phải tiến hành truyền phát tư liệu số bằng tiến  
trình kỹ thuật hoàn toàn tự động, không sao  
lưu tư liệu (ngoại trừ vì lý do kỹ thuật); đồng  
thời ISI không có bất kỳ can thiệp nào đến  
Như phân tích ở trên, nhà cung cấp dịch  
vụ có thể bị cáo buộc trách nhiệm nếu không  
đáp ứng được các điều kiện của DMCA –  
13. Simon Stokes, Digital copyright: law and practice, Oxford, UK, 5th ed., 2019, p.62.  
14. Directive 2001/29/EC on information society.  
16. Kimberlee Weatherall, Internet Intermediaries and Copyright – A 2018 Update, the Australian Digital  
Alliance, 2018, p.17.  
17. Điều 512 (a)(1) đến (5) Luật Bản quyền Thiên niên kỷ Kỹ thuật số 1998 (Hoa Kỳ).  
18. Điều 512 (c)(1)(A), (B) Luật Bản quyền Thiên niên kỷ Kỹ thuật số 1998 (Hoa Kỳ).  
19. Điều 512 (c)(1)(A)(C) Luật Bản quyền Thiên niên kỷ Kỹ thuật số 1998 (Hoa Kỳ).  
20. Kimberlee Weatherall, tlđd, p.13.  
112  
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021  
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  
điều được khẳng định vững chắc hơn thông  
qua vụ kiện giữa A&M Records Inc và  
Napster Inc. Napster là một phần mềm chia  
sẻ âm nhạc miễn phí, cho phép người dùng  
chia sẻ file MP3 thông qua giao thức mạng  
ngang hàng peer-to-peer. Từ đó, Napster bị  
cáo buộc phải chịu trách nhiệm đồng phạm  
(contributory liability) và trách nhiệm thay  
thế (vicarious liability) đối với các vi phạm  
quyền tác giả diễn ra khi người dùng chia sẻ  
file nhạc21. Tòa án nhận định rằng, mặc dù  
Napster cung cấp dịch vụ miễn phí, nhưng  
công ty này đã phát triển phổ biến và thu  
được lợi nhuận lớn, bao gồm từ hành vi  
xâm phạm. Ngoài ra, Napster lưu trữ thông  
tin người dùng chia sẻ, do đó phải biết và  
có đủ khả năng kỹ thuật để ngăn chặn vi  
phạm xảy ra. Chính vì các lẽ đó, Tòa buộc  
Napster phải áp dụng chính sách gỡ bỏ kịp  
thời khi có yêu cầu từ chủ sở hữu. Sau cùng,  
đến năm 2002, Napster phải tuyên bố đóng  
cửa vì không thể quản lý và gỡ bỏ toàn bộ  
nội dung xâm phạm quyền tác giả diễn ra  
trên nền tảng chia sẻ này22.  
quyết rằng: Youtube (a) không cố tình bỏ  
qua hành vi xâm phạm của bên thứ ba (no  
willful blindness)24  
và (b) không có quyền  
và khả năng để kiểm soát hành vi xâm phạm  
phù hợp với quy định của Điều 512(c)(1)  
(B) Luật DMCA25.  
Ngày nay, một số ISI đã phát triển  
thêm các biện pháp bổ sung để điều chỉnh  
nội dung xâm phạm quyền tác giả, được gọi  
là biện pháp “DMCA+”26. Youtube là một  
trong những công ty đi đầu về việc áp dụng  
DMCA+, cung cấp nhiều giải pháp hữu  
hiệu cho chủ sở hữu quyền tác giả khi phát  
hiện ra nội dung vi phạm. Theo đó, mọi  
video được đăng tải trên Youtube đều được  
quét trên cơ sở dữ liệu do các chủ sở hữu  
cung cấp cho Youtube. Trong trường hợp  
phát hiện vi phạm, chủ sở hữu có quyền lựa  
chọn các giải pháp khác nhau như: cho phép  
đăng tải, chia sẻ lợi nhuận, hoặc xóa bỏ27.  
- New Zealand  
New Zealand cũng yêu cầu ISI phải  
tuân thủ một bộ quy chuẩn nếu muốn hưởng  
đặc quyền miễn trách nhiệm, gồm các  
nguyên tắc cơ bản như sau:  
Một vụ kiện nổi tiếng khác giữa  
Viacom và Youtube; trong đó, Youtube bị  
yêu cầu chịu trách nhiệm gián tiếp vì đã  
tạo điều kiện cho người dùng đăng tải và  
thưởng thức hàng ngàn video do Viacom  
sở hữu. Nguyên đơn cho rằng Youtube  
đã cố tình xây dựng một hệ thống trú ẩn  
cho các vi phạm hàng loạt23. Tuy nhiên,  
khác với Napster, Tòa phúc thẩm đã phán  
(1) ISI phải không biết, hoặc không có  
lý do để tin rằng hành vi xâm phạm đang diễn  
ra, và phải tiến hành xóa bỏ hoặc chặn truy  
cập ngay khi biết đến hành vi xâm phạm28.  
(2) Đối với trường hợp lưu trữ caching,  
ISI không được có bất kỳ điều chỉnh hay can  
thiệp nào đối với nội dung, đồng thời tuân  
21. Simon Stokes, tlđd, p.185.  
22. B. Klein and others, Understanding Copyright: Intellectual Property in the Digital Age, SAGE, London,  
2020, p.51.  
23. M. Peguera, Secondary liability for copyright infringement in the web 2.0 environment: Some reflections  
on Viacom v. Youtube, Journal of International Commercial Law and Technology, volume 6, 2011, p.21.  
24. Viacom International, Inc. et al v. Youtube, Inc. et al, https://www.docketalarm.com/cases/New_York_  
Southern_District_Court/1--07-cv-02103/Viacom_International_Inc._et_al_v._Youtube_Inc._et_al/452/,  
p.10, accessed from 25/08/2020.  
25. Viacom International, Inc. et al v. Youtube, Inc. et al, tlđd, p.21.  
26. K. Weatherall, tlđd, p.5.  
28. Điều 92C Luật Quyền tác giả 1994 (New Zealand).  
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021  
113  
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  
thủ mọi điều kiện do chủ sở hữu quyền đặt ra  
cũng như thông lệ chung của lĩnh vực dịch vụ  
đó. Hơn nữa, ISI phải xóa bỏ nội dung xâm  
phạm ngay khi họ biết được nội dung gốc đã  
bị xóa bỏ, hoặc theo yêu cầu của Tòa án29.  
tin 2001/29/EC và xác định The Pirate Bay  
đã tự mình góp phần thực hiện việc truyền  
đạt tác phẩm đến công chúng (thông qua vai  
trò tích cực trong cung cấp dịch vụ cho bên  
thứ ba)33. Do đó, nền tảng này không được  
hưởng miễn trừ trách nhiệm.  
Ngoài ra, New Zealand còn rất tích cực  
trong việc siết chặt quản lý đối với hình thức  
chia sẻ dữ liệu ngang hàng thông qua việc  
xây dựng một hệ thống phản hồi phân cấp.  
Theo quy định của Điều 92B và Điều 122A  
đến 122U Luật Quyền tác giả, ISI cung cấp  
dịch vụ chia sẻ dữ liệu ngang hàng phải có  
hệ thống cho phép người dùng thông báo về  
các hành vi nghi ngờ. Sau ba cấp thông báo,  
lần lượt là phát hiện (detection), cảnh báo  
(warning) và thực thi (enforcement), chủ  
sở hữu có quyền yêu cầu Tòa Bản quyền  
(Copyright Tribunal) phạt tiền hoặc khóa  
vĩnh viễn tài khoản vi phạm30.  
Một vụ kiện khác, tuy không liên quan  
đến quyền tác giả, nhưng cũng làm rõ mức  
độ tham gia của ISI vào hành vi xâm phạm  
như thế nào thì phù hợp với cơ chế miễn  
trách nhiệm. Đó là vụ kiện giữa LOreal  
và eBay, khi mà công ty mỹ phẩm L’Oreal  
cáo buộc sàn thương mại điện tử eBay đã  
tạo điều kiện cho việc mua bán hàng giả  
và hàng nhái nhãn hiệu LOreal34. Với  
chính sách hỗ trợ người bán trong việc tối  
ưu hóa hiển thị sản phẩm, hoặc thậm chí  
hỗ trợ quảng cáo, eBay đã bị Tòa CJEU ra  
phán quyết loại trừ khỏi cơ chế miễn trách  
nhiệm35. Như vậy, nếu ISI có vai trò tích  
cực tới việc xảy ra hành vi xâm phạm quyền  
tác giả, cơ chế miễn trách nhiệm sẽ không  
thể áp dụng trong trường hợp đó.  
- Liên minh châu Âu  
Các điều kiện đặt ra cho ISI để được  
miễn trách nhiệm quy định từ Điều 12 đến  
Điều 15 Sắc lệnh về thương mại điện tử  
2000/31/EC về cơ bản tương đồng với quy  
định của Hoa Kỳ và New Zealand31. Trong  
quá trình thực thi, cơ chế miễn trách nhiệm  
ở châu Âu đã được giải thích và hoàn thiện  
thêm thông qua một số vụ kiện tiêu biểu.  
Đầu tiên phải kể đến đó là vụ việc liên  
quan đến The Pirate Bay – trang chia sẻ dữ  
liệu bằng giao thức mạng ngang hàng lớn  
nhất thế giới32. Năm 2017, Tòa CJEU giải  
thích lại quyền truyền đạt đến công chúng  
theo quy định của Sắc lệnh Xã hội thông  
3. Vụ VNG kiện TikTok ở Việt Nam  
Như đã biết, tập đoàn công nghệ hàng  
đầu Việt Nam VNG Corporation đã khởi  
kiện TikTok – nền tảng trung gian cho phép  
người dùng chia sẻ video ngắn. VNG cáo  
buộc TikTok đã để người dùng đăng tải trái  
phép nhiều bản âm thanh thuộc sở hữu của  
Zing Mp3 – trang web nghe nhạc trực tuyến  
thuộc VNG. Vụ kiện đặt ra bài toán pháp lý  
mới mẻ và phức tạp cho Tòa án Việt Nam,  
có khả năng ghi nhận một án lệ về tranh  
29. Điều 92E Luật Quyền tác giả 1994 (New Zealand).  
30. Điều 92B, Điều 122A tới Điều 122U Luật Quyền tác giả 1994 (New Zealand).  
32. Simon Stokes, tlđd, p.192.  
33. E. Rosati, The CJEU Pirate Bay Judgment and Its Impact on the Liability of Online Platforms, Rochester,  
New York, 2017.  
TXT/?uri=CELEX:62009CJ0324, para.34.  
TXT/?uri=CELEX:62009CJ0324, para.116.  
114  
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021  
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  
chấp quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng  
trung gian Internet. Hiện nay, thông tin do  
các bên đưa ra còn rất sơ sài, nên khó có thể  
sử dụng làm căn cứ để bình luận. Tuy nhiên,  
trên cơ sở các chuẩn mực chung về cơ chế  
miễn trách nhiệm cho ISI ở Hoa Kỳ, EU và  
New Zealand, một số vấn đề mang tính then  
chốt trong vụ kiện nêu trên cần phải được  
giải quyết tại Tòa án như sau:  
với VNG. Tuy nhiên, việc VNG xác định  
mức bồi thường sẽ một phần phụ thuộc vào  
lợi nhuận chính xác mà TikTok thu được.  
Trong khi đó, khoản lợi nhuận trung gian  
này rất khó để xác định khi TikTok không  
muốn tiết lộ.  
Thứ ba, VNG và TikTok đã có những  
hành động gì để giải quyết tranh chấp trước  
khi nộp đơn lên Tòa án. Đây chính là cơ chế  
“thông báo và gỡ bỏ”, một trong các điều  
kiện để hưởng miễn trừ trách nhiệm dành  
cho ISI như đã đề cập ở phần trước. Theo  
thông tin, VNG đã gửi thư khuyến cáo số  
29/2019/ZA-CV ngày 07/06/2019 yêu cầu  
TikTok rà soát và loại bỏ toàn bộ các đoạn  
âm thanh do Zing sở hữu. Tuy nhiên, phía  
TikTok chưa phản hồi về hành động mà  
mình đã thực hiện sau khi nhận được thông  
báo từ VNG36.  
Thứ nhất, cần xác định mối quan hệ  
giữa VNG và chủ sở hữu quyền tác giả.  
Trước hết, sản phẩm Zing MP3 của VNG  
được biết đến là một nền tảng mạng xã hội,  
cho phép người dùng nghe, đăng tải hoặc  
tải về các sản phẩm âm nhạc. Do không  
phải là nhà sản xuất âm nhạc, nên nhiều  
khả năng VNG không phải là chủ sở hữu  
quyền tác giả đối với hầu hết các tác phẩm  
tranh chấp với TikTok. Ngược lại, VNG có  
được quyền khai thác thương mại đối với  
tác phẩm thông qua hợp đồng với chủ sở  
hữu quyền tác giả thực sự. Như vậy, hợp  
đồng giữa VNG và các chủ sở hữu quyền  
tác giả là đối tượng quan trọng đầu tiên cần  
được xét đến trong vụ kiện này. VNG chỉ có  
quyền khởi kiện TikTok nếu như hợp đồng  
cho phép VNG độc quyền phân phối, truyền  
đạt bản sao tác phẩm đến với công chúng  
trên Internet. Trong trường hợp này, thậm  
chí những chủ sở hữu quyền tác giả có thỏa  
thuận với TikTok (theo thông tin từ phía  
TikTok đưa ra) cũng đứng trước nguy cơ bị  
khởi kiện do vi phạm hợp đồng với VNG.  
Kể cả nếu giải quyết được tất cả các điều  
kiện nêu trên, vụ kiện VNG và TikTok vẫn  
gặp nhiều rào cản khi căn cứ vào pháp luật  
Việt Nam, do Việt Nam chưa xây dựng cơ  
chế miễn trách nhiệm thực thụ dành cho ISI.  
Luật Công nghệ Thông tin năm 2006 phân  
loại ISI theo bốn nhóm chức năng: truyền  
đưa thông tin số, lưu trữ tạm thời thông tin  
số, cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số, và công  
cụ tìm kiếm thông tin số. Với cách phân loại  
khá tương đồng với hệ thống phân loại mà  
Hoa Kỳ đang áp dụng, Việt Nam đã bước  
đầu tiếp cận cơ chế miễn trách nhiệm đối với  
các ISI. Theo đó, ISI không phải chịu trách  
nhiệm về nội dung thông tin của tổ chức, cá  
nhân khác khi truyền đưa hay lưu trữ tạm  
thời thông tin số, trừ trường hợp ISI có hành  
vi can thiệp, chẳng hạn: tự truyền đưa thông  
tin, sửa đổi nội dung, lựa chọn người nhận,  
thu thập bất hợp pháp37. Đối với ISI cho thuê  
chỗ lưu trữ thông tin, Luật đặt ra nghĩa vụ  
ngăn chặn, loại bỏ thông tin trái pháp luật  
khi tự mình phát hiện hoặc do cơ quan nhà  
Thứ hai, cần xác định TikTok có được  
hưởng lợi về tài chính từ các tác phẩm tranh  
chấp hay không? Trên thực tế, câu trả lời  
cho vấn đề này không quá phức tạp. Mặc  
dù cung cấp dịch vụ miễn phí, nhưng những  
nền tảng như TikTok có nguồn thu khổng lồ  
từ quảng cáo. Nói cách khác, TikTok hưởng  
lợi gián tiếp từ nội dung người dùng đăng  
tải, trong đó có các tác phẩm tranh chấp  
37. Điều 16 và Điều 17 Luật Công nghệ Thông tin năm 2006 (Việt Nam).  
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021  
115  
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  
nước có thẩm quyền yêu cầu38. Có thể thấy,  
nền tảng miễn trách nhiệm đối với ISI được  
đặt ra ở Luật Công nghệ Thông tin năm  
2006 phù hợp với các quốc gia tiên tiến. Tuy  
nhiên, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa ban  
hành quy trình xử lý cụ thể để ISI tuân thủ  
như cơ chế “Thông báo và gỡ bỏ” của Hoa  
Kỳ. Một khó khăn nữa là phạm vi điều chỉnh  
của Luật Công nghệ thông tin quá rộng mà  
quyền sở hữu trí tuệ chỉ là một bộ phận nhỏ.  
Điều này dẫn đến khó có thể áp dụng một  
quy trình thống nhất chung cho tất cả các đối  
tượng, đặc biệt là nhóm đối tượng đặc thù  
như quyền sở hữu trí tuệ.  
vừa bỏ ngỏ khả năng chịu trách nhiệm gián  
tiếp của ISI, đồng thời lại quá khắt khe, đi  
ngược lại cơ chế miễn trách nhiệm được  
nhiều quốc gia áp dụng39. Ngoài ra, điểm d  
quy định trách nhiệm cho ISI nếu hoạt động  
như nguồn phân phối thứ cấp nội dung vi  
phạm quyền tác giả. Hiện chưa rõ pháp luật  
Việt Nam định nghĩa như thế nào là một  
“nguồn phân phối thứ cấp”, có bao gồm các  
nền tảng trung gian như TikTok hay không?  
Một quy định quan trọng khác của  
Thông tư kể trên là yêu cầu ISI phải gỡ bỏ  
và xoá nội dung thông tin số vi phạm quyền  
tác giả, quyền liên quan khi nhận được yêu  
cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có  
thẩm quyền40. Như vậy, thư khuyến cáo số  
29/2019/ZA-CV chưa đáp ứng được điều  
kiện để buộc TikTok phải gỡ bỏ nội dung  
chiếu theo Thông tư này. Dĩ nhiên, thông  
báo của VNG vẫn có giá trị khi tranh tụng  
trước Tòa theo thông lệ chung và pháp luật  
Việt Nam về sở hữu trí tuệ.  
Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 5 Thông  
tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BTTTT-  
BVHTTDL quy định về trách nhiệm của ISI  
trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền  
liên quan trên môi trường mạng Internet và  
mạng viễn thông trong các trường hợp sau:  
a) Là nguồn khởi đầu đăng tải, truyền  
đưa hoặc cung cấp nội dung thông tin số  
qua mạng viễn thông và Internet mà không  
được phép của chủ thể quyền;  
Từ các phân tích kể trên, nguyên đơn  
VNG, bị đơn TikTok và cả pháp luật quyền  
tác giả Việt Nam sẽ đứng trước nhiều thách  
thức để đi đến phán quyết cuối cùng. Mặc  
dù vụ kiện sẽ không chỉ xoay quanh quyền  
tác giả, mà còn liên quan đến nhiều khía  
cạnh rộng hơn của pháp luật dân sự, đặc biệt  
là trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng.  
Tuy nhiên, tình huống này cũng đã bộc lộ  
ra lỗ hổng của hệ thống pháp luật về sở hữu  
trí tuệ trong việc điều chỉnh các nhà cung  
cấp dịch vụ trung gian, vốn là trung tâm  
của toàn bộ mạng lưới Internet hiện nay. Từ  
đó, Việt Nam cần có những thay đổi, hoàn  
thiện trên cơ sở kinh nghiệm của các nước  
tiên tiến trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ để hội  
b) Sửa chữa, cắt xén, sao chép nội dung  
thông tin số dưới bất kỳ hình thức nào mà  
không được phép của chủ thể quyền;  
c) Cố tình huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu hoá  
các biện pháp kỹ thuật do chủ thể quyền thực  
hiện để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan;  
d) Hoạt động như nguồn phân phối thứ  
cấp các nội dung thông tin số do vi phạm  
quyền tác giả, quyền liên quan mà có.  
Nội dung quy định trên cho thấy, thay  
vì đặt ra điều kiện buộc ISI phải tuân thủ  
nếu không muốn chịu trách nhiệm gián tiếp,  
Thông tư lại quy định các trường hợp ISI  
phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Điều này  
nhập trong kỷ nguyên Internet vạn vật  
38. Điều 18 Luật Công nghệ Thông tin năm 2006 (Việt Nam).  
truy cập ngày 27/08/2020.  
40. Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL quy định trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp  
dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan trên môi trường mạng Internet và mạng  
viễn thông, Điều 5.3.  
116  
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021  
pdf 8 trang yennguyen 20/04/2022 1800
Bạn đang xem tài liệu "Vụ VNG kiện Tiktok: Kinh nghiệm cho Việt Nam từ cơ chế "Safe harbour" của Hoa Kỳ, liên minh châu Âu và New Zealand", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfvu_vng_kien_tiktok_kinh_nghiem_cho_viet_nam_tu_co_che_safe_h.pdf