Về người bị buộc tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015

THỰC TIỄN PHÁP LUẬT  
VỀ NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI THEO QUY ĐỊNH  
CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015  
Ngô Văn Vịnh *  
Hồ Việt Phương**  
*TS. Khoa Luật, Học viện Chính trị công an nhân dân  
**Trưởng Công an xã Song Phương, Hoài Đức, Hà Nội  
Thông tin bài viết:  
Tóm tắt:  
Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích làm rõ khái niệm  
về người bị buộc tội, một số quyền của người bị buộc tội, chỉ ra những  
tồn tại, hạn chế và vướng mắc trong quy định về quyền của người bị  
buộc tội trong Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) năm 2015; trên cơ sở đó,  
kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật TTHS năm 2015  
cho phù hợp.  
Từ khóa: Người bị buộc tội,  
người bị bắt, người bị tạm giữ,  
bị can, bị cáo, Bộ luật Tố tụng  
hình sự.  
Lịch sử bài viết:  
Nhận bài  
Biên tập  
Duyệt bài  
: 22/11/2020  
: 12/12/2020  
: 13/12/2020  
Article Infomation:  
Abstract:  
In the scope of this article, the author provides introduction, analysis  
and clarifications of the concept of the accused, some of the rights  
of the accused, gives out the shortcomings, limitations and issues in  
the regulations on the rights of the accused in the Code on Criminal  
Procedure of 2015; on that basis, it is also recommended to improve  
a number of provisions of the Code on Criminal Procedure of 2015 as  
appropriate.  
Keywords: The  
accused  
persons, the arrests, the  
detainees, the defendants, the  
defendants, the Code of Criminal  
Procedure.  
Article History:  
Received  
Edited  
: 22 Nov. 2020  
: 12 Dec. 2020  
: 13 Dec. 2020  
Approved  
Thuật ngữ “người bị buộc tội” lần đầu  
tiên xuất hiện trong Hiến pháp năm 2013  
thông qua quy định tại Điều 311. Để cụ thể  
hóa quy định về người bị buộc tội trong  
Hiến pháp năm 2013, Bộ luật TTHS năm  
2015 đã có nhiều quy định cụ thể liên quan  
trực tiếp đến người bị buộc tội, trong đó có  
việc giải thích thuật ngữ “người bị buộc  
tội” và xác định các quyền, nghĩa vụ của  
người bị buộc tội.  
Trên cơ sở các quy định về người bị  
buộc tội trong Bộ luật TTHS năm 2015, tác  
1. Điều 31:  
1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản  
án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.  
2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường  
hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai…”.  
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021  
67  
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT  
giả trao đổi và kiến nghị một số vấn đề cụ  
thể sau:  
sống xã hội. Trong trường hợp này, người  
hoặc pháp nhân thương mại bị tình nghi  
thực hiện tội phạm được đặt trong hoàn  
cảnh họ bị cơ quan, người có thẩm quyền  
dựa vào các căn cứ trên thực tế để xác định  
rằng họ là chủ thể đã thực hiện hành vi có  
dấu hiệu tội phạm hoặc đã thực hiện hành  
vi phạm tội được Bộ luật hình sự quy định.  
Không chỉ dừng lại ở đó, người bị buộc tội  
phải là người hoặc pháp nhân thương mại  
đã bị cơ quan, người có thẩm quyền đưa ra  
một quyết định tố tụng cụ thể như: Lệnh  
bắt; quyết định tạm giữ; quyết định khởi tố  
bị can; quyết định truy tố; quyết định đưa vụ  
án ra xét xử… Các quyết định này dù là để  
thể hiện việc áp dụng một biện pháp ngăn  
chặn, biện pháp cưỡng chế hay là một quyết  
định tố tụng được luật định theo các giai  
đoạn tố tụng khác nhau thì đều gắn với chủ  
thể bị buộc tội và họ có các quyền, nghĩa  
vụ, họ trở thành người tham gia tố tụng.  
1. Khái niệm người bị buộc tội  
Điểm đ khoản 1 Điều 4 Bộ luật TTHS  
năm 2015 đã đưa ra giải thích (khái niệm)  
về người bị buộc tội như sau: “Người bị  
buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ,  
bị can, bị cáo”. Có thể thấy, nội hàm của  
khái niệm người bị buộc tội mới chỉ dừng  
lại ở hình thức liệt kê với tư cách là các chủ  
thể tham gia TTHS mà chưa làm rõ được  
một cách khái quát nội dung về các thành  
tố tạo nên chủ thể đó2. Do đó, cần thiết phải  
nghiên cứu và tìm ra một khái niệm thống  
nhất về người bị buộc tội để có cơ sở xác  
định chính xác địa vị pháp lý của họ.  
Trước hết, phải khẳng định người bị  
buộc tội là người hoặc pháp nhân thương  
mại bị tình nghi thực hiện tội phạm3. Tuy  
nhiên, họ không phải bị tình nghi thực hiện  
tội phạm một cách thiếu căn cứ, mà sự tình  
nghi này phải được đặt trong một tiến trình  
TTHS theo luật định. Việc tình nghi trong  
TTHS khác hẳn với sự ngờ vực hay suy  
đoán mang tính chủ quan, cảm tính của cá  
nhân con người với con người trong đời  
Trở lại cách giải thích thuật ngữ “người  
bị buộc tội” tại điểm đ khoản 1 Điều 4 Bộ luật  
TTHS năm 2015, có thể thấy người bị buộc  
tội chỉ bao gồm người bị bắt, người bị tạm  
giữ, bị can, bị cáo. Tác giả cho rằng, phạm vi  
những người được xác định là người bị buộc  
2. Khái niệm về một số người tham gia tố tụng trong Bộ luật TTHS năm 2015 đã khái quát được nội dung của  
các thành tố cấu tạo nên chủ thể đó như: “Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự” (Khoản 1 Điều  
60); “Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử” (Khoản 1 Điều 61); “Bị hại là cá  
nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do  
tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra” (Khoản 1 Điều 62); “Người làm chứng là người biết được những tình tiết  
liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm  
chứng” (Khoản 1 Điều 66); “Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu  
chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này” (Khoản 1 Điều 67);…  
3. Việc xác định cụ thể người bị buộc tội là người hoặc pháp nhân thương mại còn tùy thuộc vào tư cách tham  
gia tố tụng cụ thể của họ trong vụ án. Theo đó, người bị bắt không thể là pháp nhân thương mại vì biện pháp  
ngăn chặn không áp dụng đối với pháp nhân thương mại (Bộ luật TTHS năm 2015 chỉ quy định biện pháp  
cưỡng chế đối với pháp nhân thương mại mà không quy định áp dụng biện pháp ngăn chặn). Cũng tương tự,  
người bị tạm giữ, theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Bộ luật TTHS năm 2015, là người bị giữ trong trường  
hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội  
tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ. Cho nên người bị tạm giữ cũng không thể là pháp nhân  
thương mại vì không áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với pháp nhân thương mại. Còn bị can có thể là người  
hoặc pháp nhân thương mại (Xem khoản 1 Điều 60 Bộ luật TTHS năm 2015), bị cáo cũng có thể là người hoặc  
pháp nhân thương mại (Xem khoản 1 Điều 61 Bộ luật TTHS năm 2015); bởi lẽ, bị can và bị cáo có thể bị áp  
dụng hoặc không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn.  
68  
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021  
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT  
tội như vậy là chưa đầy đủ; theo đó, cần bổ  
sung thêm cả người bị giữ trong trường hợp  
khẩn cấp cũng là người bị buộc tội. Bởi lẽ:  
nếu người bị giữ trong trường hợp khẩn  
cấp không phải là người bị buộc tội thì quy  
định về quyền “Tự bào chữa, nhờ người  
bào chữa” mâu thuẫn với quy định về  
người bào chữa nêu trên.  
Thứ nhất, người bị giữ trong trường  
hợp khẩn cấp, dù với tối đa là 12 giờ4, nhưng  
theo các trường hợp giữ người trong trường  
hợp khẩn cấp được quy định tại khoản  
1 Điều 110 Bộ luật TTHS năm 20155, thì  
người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là  
người đã thực hiện hành vi có dấu hiệu tội  
phạm hoặc đã thực hiện hành vi phạm tội  
được Bộ luật hình sự quy định.  
Do đó, tác giả cho rằng, người bị giữ  
trong trường hợp khẩn cấp cũng là người  
bị buộc tội. Tóm lại với sự phân tích nêu  
trên, có thể hiểu khái niệm người bị buộc tội  
như sau: Người bị buộc tội là người hoặc  
pháp nhân thương mại mà cơ quan, người  
có thẩm quyền, bằng quyết định tố tụng, xác  
lập tư cách của họ là người bị giữ trong  
trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người  
bị tạm giữ, bị can, bị cáo theo quy định của  
pháp luật tố tụng hình sự khi có căn cứ cho  
rằng họ đã thực hiện hành vi có dấu hiệu tội  
phạm, hoặc đã thực hiện hành vi phạm tội.  
Thứ hai, Điều 58 Bộ luật TTHS năm  
2015 có quy định quyền và nghĩa vụ pháp  
lý của người bị giữ trong trường hợp khẩn  
cấp và người bị bắt6 là như nhau. Trong đó,  
người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có  
quyền “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến,  
không buộc phải đưa ra lời khai chống  
lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình  
có tội”7; quyền “Tự bào chữa, nhờ người  
bào chữa”8. Qua nghiên cứu cho thấy, đây  
đều là những quyền rất cơ bản của người  
bị buộc tội9. Hơn nữa, theo khoản 1 Điều  
72 Bộ luật TTHS năm 2015: “Người bào  
chữa là người được người bị buộc tội nhờ  
bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến  
hành tố tụng chỉ định và được cơ quan,  
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp  
nhận việc đăng ký bào chữa”. Rõ ràng,  
2. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của người  
bị buộc tội  
2.1. Những hạn chế, bất cập  
Với cách tiếp cận và quan niệm về  
người bị buộc tội nêu trên thì quyền và  
nghĩa vụ pháp lý của người bị buộc tội  
được thể hiện thông qua quyền và nghĩa vụ  
pháp lý của người bị giữ trong trường hợp  
khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ,  
bị can, bị cáo. Qua nghiên cứu các quyền  
và nghĩa vụ này cho thấy một số hạn chế,  
bất cập như sau:  
4. Xem khoản 4, Điều 110 Bộ luật TTHS năm 2015  
5. “Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:  
a) Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc  
biệt nghiêm trọng;  
b) Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy  
và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;  
c) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi  
thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ”.  
6. Người bị bắt là người bị buộc tội.  
7. Xem điểm d khoản 1 Điều 58 Bộ luật TTHS năm 2015.  
8. Xem điểm g khoản 1 Điều 58 Bộ luật TTHS năm 2015.  
9. Những người bị buộc tội (người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) đều có các quyền này. Qua nghiên  
cứu các quy định khác của Bộ luật TTHS năm 2015, ngoài người bị buộc tội thì chỉ có người bị giữ trong  
trường hợp khẩn cấp mới có những quyền này.  
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021  
69  
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT  
Thứ nhất, về quyền được thông báo,  
giải thích về quyền và nghĩa vụ.  
thời điểm giải thích quyền và nghĩa vụ đối  
với họ là khi cơ quan, người có thẩm quyền  
giao cho họ quyết định khởi tố bị can, quyết  
định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can mà  
không quy định về việc thông báo quyền và  
nghĩa vụ cho bị can.  
Đây là quyền được quy định chung đối  
với tất cả người bị buộc tội bao gồm quyền  
của người bị giữ trong trường hợp khẩn  
cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can,  
bị cáo. Về thời điểm thông báo, giải thích  
quyền và nghĩa vụ đối với từng loại người  
bị buộc tội được quy định như sau:  
- Đối với người bị bắt trong trường hợp  
phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết  
định truy nã thì pháp luật TTHS lại không  
quy định trực tiếp về thời điểm thông báo,  
giải thích về quyền và nghĩa vụ của họ.  
Chẳng hạn, đối với người bị bắt trong trường  
hợp phạm tội quả tang, Khoản 1 Điều 114  
Bộ luật TTHS năm 201513 chỉ quy định Cơ  
quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ  
tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy  
lời khai ngay và sau đó phải ra quyết định  
tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt mà  
không đề cập đến việc thông báo, giải thích  
quyền và nghĩa vụ của người bị bắt. Tương  
tự đối với người bị bắt theo quyết định truy  
nã, khoản 2 Điều 114 Bộ luật TTHS năm  
201514 cũng chỉ quy định sau khi lấy lời khai  
người bị bắt, Cơ quan điều tra phải thông báo  
ngay cho Cơ quan đã ra quyết định truy nã  
đến nhận người bị bắt mà không đề cập đến  
việc thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ  
của người bị bắt.  
- Đối với người bị giữ trong trường hợp  
khẩn cấp, khoản 3 Điều 110 Bộ luật TTHS  
năm 2015 quy định: “Việc thi hành lệnh giữ  
người trong trường hợp khẩn cấp phải theo  
đúng quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ  
luật này” và theo khoản 2, Điều 113 Bộ luật  
TTHS năm 2015 thì: “Người thi hành lệnh,  
quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải  
thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của  
người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt;  
giao lệnh, quyết định cho người bị bắt”. Từ  
các quy định trên có thể thấy, Bộ luật TTHS  
năm 2015 mới chỉ quy định về việc giải thích  
quyền và nghĩa vụ của người bị giữ trong  
trường hợp khẩn cấp10 mà không quy định  
việc thông báo quyền và nghĩa vụ của họ.  
- Đối với người bị tạm giữ, họ được  
thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ  
khi cơ quan, người có thẩm quyền thi hành  
quyết định tạm giữ11.  
- Đối với bị cáo, pháp luật TTHS hiện  
hành không quy định bị cáo được thông báo,  
giải thích về quyền và nghĩa vụ của họ khi  
- Đối với bị can, khoản 5, Điều 179  
Bộ luật TTHS năm 201512 chỉ quy định về  
10. Thời điểm giải thích quyền và nghĩa vụ là khi cơ quan, người có thẩm quyền thi hành lệnh giữ người trong  
trường hợp khẩn cấp.  
11. Khoản 3 Điều 117 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: “Người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo,  
giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 59 của Bộ luật này”.  
12. “Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định khởi tố bị can của Viện  
kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố  
bị can và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can”.  
13. “Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra,  
cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12  
giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt”.  
14. “Sau khi lấy lời khai người bị bắt theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông  
báo ngay cho Cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt…”.  
70  
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021  
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT  
được giao quyết định đưa vụ án ra xét xử15,  
mà họ chỉ được biết quyền này ở phần thủ  
tục khai mạc phiên tòa16. Quy định này dẫn  
đến tình trạng bị cáo không hiểu rõ được  
quyền và nghĩa vụ của mình trước khi mở  
phiên tòa; đến khi khai mạc phiên tòa mới  
hiểu và đưa ra các yêu cầu thì nhiều trường  
hợp không được xem xét giải quyết.  
có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định  
người bào chữa cho họ trong những trường  
hợp luật định.  
Thứ ba, về quyền khiếu nại quyết định,  
hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm  
quyền tiến hành tố tụng của người bị giữ  
trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt,  
người bị tạm giữ.  
Thứ hai, về quyền tự bào chữa, nhờ  
người bào chữa.  
Theo điểm h khoản 1 Điều 58 Bộ luật  
TTHS năm 2015 thì người bị giữ trong  
trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong  
trường hợp phạm tội quả tang và người  
bị bắt theo quyết định truy nã có quyền:  
“Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của  
cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố  
tụng trong việc giữ người, bắt người”. Tuy  
nhiên, theo khoản 2 Điều 110 Bộ luật TTHS  
năm 2015, những người có thẩm quyền ra  
lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp,  
ngoài những người có thẩm quyền tiến hành  
tố tụng còn có cả người chỉ huy tàu bay, tàu  
biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay,  
bến cảng. Ngoài ra đối với việc bắt người  
phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy  
nã, có rất nhiều chủ thể tham gia vào việc  
bắt người như: Người bắt giữ18; cơ quan  
Công an, Viện kiểm sát, Ủy ban nhân dân  
nơi gần nhất19; Cơ quan điều tra nhận người  
bị bắt… Như vậy, nếu quy định người bị  
bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và  
người bị bắt theo quyết định truy nã chỉ có  
quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng  
Theo quy định của Bộ luật TTHS năm  
2015, tất cả người bị buộc tội đều có quyền  
tự bào chữa, nhờ người bào chữa17. Tuy  
nhiên, khoản 1 Điều 76 Bộ luật TTHS năm  
2015 có quy định về việc chỉ định người  
bào chữa:  
“Trong các trường hợp sau đây nếu  
người bị buộc tội, người đại diện hoặc người  
thân thích của họ không mời người bào chữa  
thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng  
phải chỉ định người bào chữa cho họ:  
a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình  
sự quy định mức cao nhất của khung hình  
phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;  
b) Người bị buộc tội có nhược điểm về  
thể chất mà không thể tự bào chữa; người  
có nhược điểm về tâm thần hoặc là người  
dưới 18 tuổi”.  
Với quy định này có thể thấy, ngoài  
quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa thì  
người bị buộc tội còn có quyền được cơ quan  
15. Khoản 1 Điều 286 Bộ luật TTHS năm 2015 chỉ quy định: “Quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho  
bị cáo hoặc người đại diện của họ; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự chậm nhất là 10 ngày trước khi  
mở phiên tòa…mà không đề cập đến việc thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của bị cáo.  
16. Khoản 3 Điều 301 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: “Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của  
những người có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án và kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và  
nghĩa vụ của họ”.  
17. Xem các điểm g khoản 1, Điều 58; điểm d khoản 2 Điều 59; điểm h khoản 2 Điều 60; điểm g khoản 2 Điều  
61 Bộ luật TTHS năm 2015.  
18. Theo khoản 1 Điều 111 và khoản 1 Điều 112 Bộ luật TTHS năm 2015 thì bất kỳ ai cũng có quyền bắt người  
phạm tội quả tang và người đang bị truy nã.  
19. Theo khoản 1 các điều 111, 112 Bộ luật TTHS năm 2015, các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và  
giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.  
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021  
71  
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT  
của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành  
tố tụng trong việc bắt người là chưa đầy đủ.  
Đối với người bị giữ trong trường hợp  
khẩn cấp, cần bổ sung việc thông báo quyền  
và nghĩa vụ của họ. Theo đó, tác giả kiến  
nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 113 Bộ  
luật TTHS năm 2015 như sau:  
Tương tự như vậy, việc quy định người  
bị tạm giữ có quyền “Khiếu nại quyết định,  
hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm  
quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ”20 là  
chưa đầy đủ bởi lẽ theo quy định tại khoản  
2, Điều 117 Bộ luật TTHS năm 201521 thì  
những người có thẩm quyền ra quyết định  
tạm giữ, ngoài những người có thẩm quyền  
tiến hành tố tụng còn có có cả người chỉ huy  
tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời  
sân bay, bến cảng.  
“Người thi hành lệnh, quyết định phải  
đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết  
định, thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ  
của người bị bắt và phải lập biên bản về việc  
bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt”24.  
Tương tự như vậy, đối với bị can, cũng  
cần bổ sung việc thông báo quyền và nghĩa vụ  
của họ; theo đó cần sửa đổi, bổ sung khoản 5  
Điều 179 Bộ luật TTHS năm 2015 như sau:  
Thứ tư, về quyền đề nghị thay đổi  
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.  
“Sau khi nhận được quyết định phê  
chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc quyết  
định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ  
quan điều tra phải giao ngay quyết định  
khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết  
định khởi tố bị can và thông báo, giải thích  
quyền, nghĩa vụ cho bị can”.  
Theo các quy định về người bị buộc tội  
trong Bộ luật TTHS năm 2015 (từ Điều 58  
đến Điều 61), bị can, bị cáo đều có quyền đề  
nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành  
tố tụng22, còn người bị giữ trong trường hợp  
khẩn cấp, người bị bắt và người bị tạm giữ  
không có quyền này. Tuy nhiên, theo Điều  
50 Bộ luật TTHS năm 2015 thì người bị tạm  
giữ cũng có quyền đề nghị thay đổi người  
có thẩm quyền tiến hành tố tụng23. Như vậy,  
có thể thấy sự thiếu thống nhất trong quy  
định của pháp luật TTHS về vấn đề này.  
Đối với người bị bắt trong trường hợp  
phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết  
định truy nã, cần bổ sung việc thông báo, giải  
thích quyền và nghĩa vụ của họ. Theo đó, tác  
giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2  
Điều 114 Bộ luật TTHS năm 2015 như sau:  
2.2. Một số kiến nghị  
1. Sau khi giữ người trong trường hợp  
khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ,  
bị bắt, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao  
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra  
phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12  
giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do  
Trên cơ sở những hạn chế, bất cập nêu  
trên, tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung một  
số vấn đề sau:  
Thứ nhất, đối với quyền được thông  
báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ.  
20. Xem điểm g khoản 2 Điều 59 Bộ luật TTHS năm 2015.  
21. “Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền  
ra quyết định tạm giữ…”.  
22. Xem điểm g khoản 2 Điều 60; điểm d khoản 2 Điều 61 Bộ luật TTHS năm 2015.  
23. “Điều 50. Người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng  
1. Kiểm sát viên.  
2. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ.  
3. Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự”.  
24. Việc sửa đổi, bổ sung này đồng thời cũng đảm bảo quyền được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ  
của người bị bắt là bị can, bị cáo.  
72  
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021  
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT  
cho người bị bắt. Đối với người bị bắt trong  
trường hợp phạm tội quả tang, sau khi bắt  
hoặc nhận người bị bắt, trước khi lấy lời khai,  
Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm  
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải  
thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của  
họ theo quy định tại Điều 58 của Bộ luật này.  
2015 cần được sửa đổi, bổ sung như sau:  
“Tự bào chữa, nhờ người bào chữa  
hoặc được cơ quan có thẩm quyền tiến hành  
tố tụng chỉ định người bào chữa cho họ trong  
những trường hợp do Bộ luật này quy định”.  
Thứ ba, đối với quyền khiếu nại quyết  
định, hành vi tố tụng của cơ quan, người  
có thẩm quyền tiến hành tố tụng của người  
bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị  
bắt, người bị tạm giữ.  
2. Sau khi thông báo, giải thích quyền  
và nghĩa vụ của người bị bắt theo quyết  
định truy nã và lấy lời khai của họ thì Cơ  
quan điều tra nhận người bị bắt phải thông  
báo ngay cho Cơ quan đã ra quyết định truy  
nã đến nhận người bị bắt...”25.  
Như đã phân tích, để đảm bảo tính đầy  
đủ, cần bổ sung quy định quyền của người  
bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị  
bắt, người bị tạm giữ trong việc khiếu nại  
quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,  
người có thẩm quyền nói chung trong việc  
giữ người, bắt người, tạm giữ. Theo đó, tác  
giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung điểm h khoản  
1 Điều 58 Bộ luật TTHS năm 2015 như sau:  
Đối với bị cáo, để bảo đảm cho bị cáo  
biết và hiểu rõ về các quyền và nghĩa vụ của  
mình cần quy định việc thông báo, giải thích  
quyền và nghĩa vụ của bị cáo khi giao quyết  
định đưa vụ án ra xét xử cho bị cáo. Nói cách  
khác, khoản 1 Điều 286 Bộ luật TTHS năm  
2015 cần được sửa đổi, bổ sung như sau:  
“Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng  
của cơ quan, người có thẩm quyền trong  
việc giữ người, bắt người”.  
“Quyết định đưa vụ án ra xét xử  
được giao cho bị cáo hoặc người đại diện  
của họ; gửi cho người bào chữa, bị hại,  
đương sự chậm nhất là 10 ngày trước khi  
mở phiên tòa. Khi giao quyết định đưa vụ  
án ra xét xử cho bị cáo phải thông báo, giải  
thích quyền và nghĩa vụ của bị cáo theo quy  
định tại Điều 61 của Bộ luật này…”.  
Tương tự, cần sửa đổi, bổ sung điểm g  
khoản 2 Điều 59 Bộ luật TTHS năm 2015  
như sau:  
“Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng  
của cơ quan, người có thẩm quyền về việc  
tạm giữ”.  
Thứ hai, đối với quyền tự bào chữa,  
nhờ người bào chữa.  
Thứ tư, đối với quyền đề nghị thay đổi  
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.  
Để đảm bảo tính thống nhất, cần bổ  
sung quyền được cơ quan có thẩm quyền  
tiến hành tố tụng chỉ định người bào chữa  
cho người bị buộc tội trong những trường  
hợp luật định trong quy định về quyền của  
họ. Theo đó, điểm g khoản 1 Điều 58; điểm  
d khoản 2 Điều 59; điểm h khoản 2 Điều 60;  
điểm g khoản 2 Điều 61 Bộ luật TTHS năm  
Để đảm bảo sự thống nhất với quy  
định tại Điều 50 Bộ luật TTHS năm 2015  
về quyền đề nghị thay đổi người có thẩm  
quyền tiến hành tố tụng của người bị tạm  
giữ, cần bổ sung quyền “đề nghị thay đổi  
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng” đối  
với người bị tạm giữ trong khoản 2 Điều 59  
Bộ luật TTHS năm 2015  
25. Có một số ý kiến cho rằng cần phải hiểu việc thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ đối với người bị  
bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã được thực hiện khi lấy lời khai  
đối với họ. Tuy nhiên, Bộ luật TTHS năm 2015 không quy định về trình tự, thủ tục lấy lời khai đối với người  
bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã nên không có cơ sở pháp lý  
để khẳng định nhận định trên.  
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021  
73  
pdf 7 trang yennguyen 20/04/2022 1520
Bạn đang xem tài liệu "Về người bị buộc tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfve_nguoi_bi_buoc_toi_theo_quy_dinh_cua_bo_luat_to_tung_hinh.pdf