Vai trò của tình trạng MMR trong tiên lượng ung thư đại tràng giai đoạn II

Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
VAI TRÒ CỦA TÌNH TRẠNG MMR TRONG TIÊN LƯỢNG  
UNG THƯ ĐẠI TRÀNG GIAI ĐOẠN II  
1
2
3
LÃ NGỌC THU NGUYÊN , CUNG THỊ TUYẾT ANH , TRẦN NGUYÊN HÀ ,  
4
5
LÊ TRẦN THỊ MỸ HÒA , LÊ THỊ HỒNG VÂN  
TÓM TẮT  
Mở đầu: Sống còn 5 năm của ung thư đại tràng giai đoạn II sau phẫu thuật triệt để khoảng  
68% - 83%[11]. Hóa trị hỗ trợ cải thiện sống còn không quá 5%[19], cho thấy giai đoạn này có đặc điểm và  
kết cục không đồng nhất. Tình trạng sửa chữa bắt cặp sai (MMR - Mismatch Repair) được cho là yếu tố  
có khả năng tiên lượng sống còn cho giai đoạn này.  
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 171 trường hợp ung thư đại tràng phẫu thuật triệt để  
từ 25/03/2017 đến 28/06/2019, xếp giai đoạn II sau phẫu thuật và được xét nghiệm tình trạng MMR tại  
Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM. Đánh giá các yếu tố dịch tễ, bệnh học và sống còn 2 năm theo tình trạng  
MMR.  
Kết quả: dMMR chiếm 33,9%. Tuổi mắc bệnh sớm, tiền căn bản thân và gia đình mắc ung thư liên  
quan đến hội chứng Lynch, bướu đại tràng phải, bướn lớn và bướu grad 3 có liên quan với dMMR. Sống  
còn không bệnh 2 năm và sống còn toàn bộ 2 năm của nhóm dMMR cao hơn nhóm pMMR không có ý  
nghĩa thống kê. Với nhóm không có yếu tố lâm sàng nguy cơ cao, dMMR dù không hóa trị hỗ trợ vẫn có  
kết cục sống còn tốt hơn pMMR có hóa trị hỗ trợ.  
Kết luận: dMMR chiếm tỷ lệ không nhỏ trong ung thư đại tràng giai đoạn II và có ý nghĩa tiên lượng  
tốt với nhóm không có yếu tố lâm sàng nguy cơ cao.  
Từ khóa: sửa chữa bắt cặp sai khiếm khuyết, sửa chữa bắt cặp sai đầy đủ, ung thư đại tràng giai  
đoạn II, tiên lượng.  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Theo GLOBOCAN năm 2018, ung thư đại tràng  
Các yếu tố tắc ruột, thủng ruột, khảo sát dưới  
12 hạch, xâm lấn mạch máu hay khoang lympho hay  
quanh thần kinh, diện cắt dương tính,… giúp phân  
nhóm nguy cơ cho ung thư đại tràng giai đoạn II.  
Hiện nay, tình trạng MMR hay vi vệ tinh  
(microsatellite) được cho là có ý nghĩa tiên lượng  
sống còn và tiên đoán lợi ích của hóa trị hỗ trợ cho  
giai đoạn này[11],[19]. Các nghiên cứu ghi nhận nhóm  
dMMR có nguy cơ tái phát và tử vong thấp hơn  
nhóm pMMR.  
thường gặp đứng hàng thứ 7 tại Việt Nam. Dự đoán  
đến năm 2040, số trường hợp mắc mới tăng gấp  
đôi. Ung thư đại tràng giai đoạn II sau phẫu thuật  
triệt để có tỷ lệ sống còn toàn bộ 5 năm chỉ đạt 68%  
- 83%[11]. Hóa trị hỗ trợ giúp cải thiện sống còn  
không quá 5%[19]. Đây là giai đoạn không đồng nhất,  
không thể có điều trị hỗ trợ chung cho mọi trường  
hợp.  
Ngày nhận bài: 12/10/2020  
Ngày phản biện: 03/11/2020  
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020  
Địa chỉ liên hệ: Lã Ngọc Thu Nguyên  
1 BSNT Ung thư Đại học Y Dược TP. HCM Khóa 2017 - 2020  
2 PGS.TS. Bộ môn Ung thư Đại học Y Dược TP. HCM - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
3
BSCKII. Trưởng Khoa Nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
4
BSCKII. Phó Trưởng Khoa Chăm sóc giảm nhẹ,  
Bác sĩ điều trị Khoa Nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
5
Bác sĩ Khoa Khoa Nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
289  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Các protein MMR giúp phát hiện lỗi bắt cặp sai  
trong quá trình nhân đôi DNA, dẫn đến quá trình sửa  
lỗi sau đó. Protein sửa chữa bắt cặp sai hoạt động  
đầy đủ (pMMR) đảm bảo vùng vi vệ tinh có trình tự  
nucleotid ổn định (MSS - microsatellite stable: Ổn  
định vi vệ tinh). Nếu hệ thống các protein này mất  
hay khiếm khuyết (dMMR) sẽ tích tụ đột biến trong  
vùng vi vệ tinh (MSI - microsatellite instability: Mất ổn  
định vi vệ tinh), gây sao mã sai các DNA khác thuộc  
cơ chế sinh ung của nhiều loại ung thư, gồm ung thư  
đại tràng[9].  
Dấu hiệu dương tính (biểu hiện bình thường):  
nhân tế bào bướu bắt màu ở bất kỳ đậm độ. Dấu  
hiệu âm tính (mất biểu hiện): Nhân tế bào bướu  
không bắt màu hay đổi màu thành xám nhạt,  
nâu nhạt.  
Kết luận là dMMR khi mất biểu hiện từ một  
trong bốn protein MLH1, MSH2, MSH6, PMS2.  
pMMR khi cả bốn protein bắt màu đầy đủ.  
Điều trị hỗ trợ  
Từ các yếu tố lâm sàng nguy cơ cao, tình trạng  
MMR, bệnh lý đi kèm và nguyện vọng của bệnh  
nhân, sẽ chọn lựa điều trị hỗ trợ theo từng trường  
hợp. Các yếu tố lâm sàng nguy cơ cao ghi nhận  
được: tắc ruột, thủng ruột, khảo sát dưới 12 hạch,  
pT4. Trường hợp có yếu tố lâm sàng nguy cơ cao sẽ  
được hóa trị hỗ trợ. Những trường hợp không có  
yếu tố lâm sàng nguy cơ cao, chọn lựa điều trị hỗ trợ  
theo tình trạng MMR: dMMR ưu tiên không hóa trị,  
pMMR có chỉ định hóa trị. Hóa trị ở bệnh nhân  
dMMR ưu tiên phác đồ CapeOx.  
Hóa mô miễn dịch đánh giá tình trạng MMR  
thông qua sự biểu hiện của bốn protein MMR  
(MLH1, MSH2, MSH6, PMS2). Mất biểu hiện MLH1  
thường kèm mất biểu hiện PMS2; mất biểu hiện  
MSH2 thường kèm mất biểu hiện MSH6[9].  
Từ năm 2017, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM  
xét nghiệm hóa mô miễn dịch khảo sát tình trạng  
MMR và chọn lựa điều trị hỗ trợ theo tình trạng này  
cho bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn II.  
Đề tài này khảo sát các yếu tố dịch tễ, bệnh học  
và sống còn 2 năm theo tình trạng MMR trong ung  
thư đại tràng giai đoạn II.  
Phác  
đồ  
Capecitabine:  
Capecitabine  
1000mg/m2/ngày từ ngày 1 đến ngày 14 của chu kỳ  
mỗi 3 tuần. Điều trị 8 chu kỳ.  
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Đối tượng  
Phác  
đồ  
CapeOx:  
Capecitabine  
1000mg/m2/ngày từ ngày 1 đến ngày 14 và  
Oxaliplatin 130mg/m2 pha Glucose truyền tĩnh mạch  
ngày 1 của chu kỳ mỗi 3 tuần. Điều trị 8 chu kỳ.  
Tất cả bệnh nhân ung thư đại tràng được phẫu  
thuật triệt để từ 25/03/2017 đến 28/06/2019, kết quả  
sau mổ là carcinôm nguyên phát của đại tràng,  
xếp giai đoạn II và được xét nghiệm tình trạng MMR  
tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM. Tổng cộng là  
171 ca.  
Theo dõi  
Hai năm đầu sau điều trị (tái khám mỗi 3 – 4  
tháng) và năm thứ ba, thứ tư sau điều trị (tái khám  
mỗi 6 tháng): khám lâm sàng, CEA, Xquang ngực  
thẳng, siêu âm bụng.  
Phương pháp nghiên cứu  
Hồi cứu mô tả loạt ca.  
Quy trình thực hiện  
Phẫu thuật triệt để  
Nội soi đại trực tràng trong vòng một năm sau  
phẫu thuật.  
Nếu có triệu chứng hay cận lâm sàng nghi ngờ,  
được khảo sát bằng phương tiện CT có cản quang,  
MRI có cản từ, sinh thiết (tùy theo vị trí) để chẩn  
đoán và điều trị tiếp theo.  
Bệnh nhân ung thư đại tràng mới phát hiện  
được xét nghiệm: nội soi đại trực tràng, sinh thiết để  
khảo sát giải phẫu bệnh, Xquang ngực thẳng, CT  
bụng có cản quang, CEA, xét nghiệm tiền phẫu.  
Phân tích và xử lý số liệu  
Thời gian sống còn không bệnh: Từ thời điểm  
phẫu thuật đến khi bệnh tiến triển/ tái phát hay thời  
điểm ghi nhận thông tin cuối. Thời gian sống còn  
toàn bộ: từ thời điểm phẫu thuật đến khi tử vong do  
nguyên nhân bất kỳ hoặc thời điểm ghi nhận thông  
tin cuối.  
Phẫu thuật triệt để gồm cắt rộng đoạn đại tràng  
chứa bướu và hệ thống dẫn lưu bạch huyết của  
đoạn đó.  
Xét nghiệm tình trạng MMR  
Các trường hợp carcinôm, giai đoạn II  
(pT3-4N0M0) được xét nghiệm hóa mô miễn dịch tự  
động bằng máy với bốn kháng thể anti-MLH1, anti-  
MSH2, anti-MSH6, anti-PMS2:  
Kết thúc nghiên cứu: 30/06/2020.  
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.  
Xét mối tương quan bằng kiểm định 2, Fisher hay  
T-student. Tính tỷ lệ sống còn không bệnh, sống còn  
290  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
toàn bộ bằng phương pháp Kaplan – Meier và so  
sánh các giá trị này bằng kiểm định Log Rank.  
Ngưỡng có ý nghĩa thống kê khi p ≤ 0,05 với độ tin  
cậy 95%.  
KẾT QUẢ  
Tình trạng dMMR  
Có 58 trường hợp dMMR (33,9%) và 113 trường hợp pMMR (66,1%).  
Bảng 1. Đặc điểm của các kiểu mất biểu hiện protein MMR  
Đặc điểm  
Số bệnh nhân (N = 58)  
27 (46,6%)  
13 (22,4%)  
11 (19,0%)  
4 (6,9%)  
Độ tuổi trung bình mắc ung thư đại trực tràng  
Mất biểu hiện MLH1, PMS2  
Mất biểu hiện MSH2, MSH6  
Mất biểu hiện PMS2  
52,63 ± 14,85  
43,38 ± 9,23  
52,73 ± 14,10  
48,75 ± 13,72  
55,00 ± 8,49  
53,00  
Mất biểu hiện MSH6  
Mất biểu hiện MSH2  
2 (3,4%)  
Mất biểu hiện MLH1, PMS2, MSH6  
1 (1,7%)  
Liên quan giữa tình trạng MMR với các yếu tố dịch tễ và bệnh học  
Bảng 2. Liên quan giữa tình trạng MMR với các yếu tố  
Đặc điểm  
dMMR N (%)  
pMMR N (%)  
Tuổi (năm)  
51,48 ± 13,18  
58,04 ± 12,14  
p = 0,001  
p = 0,686  
Giới  
Nam  
32 (55,2)  
26 (44,8)  
66 (58,4)  
47 (41,6)  
Nữ  
Tiền căn bản thân  
Mắc ung thư liên quan đến hội chứng Lynch  
5 (8,6)  
1 (0,9)  
p = 0,018  
p = 0,008  
Không mắc ung thư liên quan đến hội chứng  
Lynch  
53 (91,4)  
112 (99,1)  
Tiền căn gia đình  
Mắc ung thư liên quan đến hội chứng Lynch  
8 (13,8)  
3 (2,7)  
Không mắc ung thư liên quan đến hội chứng  
Lynch  
50 (86,2)  
110 (97,3)  
Tắc ruột  
Có  
4 (6,9)  
10 (8,8)  
p = 0,775  
p = 1,000  
p = 0,569  
p < 0,001  
Không  
54 (93,1)  
103 (91,2)  
Thủng ruột  
Có  
1 (1,7)  
2 (1,8)  
Không  
57 (98,3)  
111 (98,2)  
Số hạch khảo sát  
< 12 hạch  
≥12 hạch  
Vị trí bướu  
Manh tràng  
Đại tràng lên  
39 (67,2)  
19 (32,8)  
71 (62,8)  
42 (37,2)  
7 (12,1%)  
6 (5,3%)  
20 (34,5%)  
21 (18,6%)  
291  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Đại tràng ngang  
Đại tràng xuống  
Đại tràng xích-ma  
Kích thước bướu (cm)  
Giai đoạn bướu sau phẫu thuật  
pT3  
12 (20,7%)  
11 (19,0%)  
8 (13,8%)  
7 (6,2%)  
18 (15,9%)  
61 (54,0%)  
5,55 ± 1,98  
6,84 ± 2,90  
p = 0,002  
p = 0,483  
23 (39,7%)  
35 (60,3%)  
42 (37,2%)  
71 (62,8%)  
pT4  
Giải phẫu bệnh  
Carcinôm tuyến  
Carcinôm tuyến tiết nhầy  
Grad mô học  
Grad 1  
50 (86,2%)  
8 (13,8%)  
104 (92,0%)  
9 (8,0%)  
p = 0,228  
p = 0,037  
8 (13,8%)  
41 (70,7%)  
9 (15,5%)  
8 (7,1%)  
98 (86,7%)  
7 (6,2%)  
Grad 2  
Grad 3  
CEA  
< 5ng/mL  
31 (70,5%)  
13 (29,5%)  
59 (58,4%)  
42 (41,6%)  
p = 0,170  
≥ 5ng/mL  
Các ung thư liên quan đến hội chứng Lynch ghi nhận được trong nghiên cứu này: Ung thư đại trực tràng,  
nội mạc tử cung, dạ dày, ruột non.  
Đại tràng phải gồm: Manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang[17]  
.
Tình trạng dMMR liên quan với các yếu tố: Tuổi mắc bệnh sớm, tiền căn bản thân và gia đình mắc ung  
thư liên quan đến hội chứng Lynch, bướu đại tràng phải, bướu lớn và bướu grad 3.  
Kết cục theo tình trạng MMR  
Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, có 8 trường hợp mất dấu (4,7%). Theo dõi trong khoảng 3 - 39 tháng,  
trung vị là 25 tháng.  
Sống còn theo tình trạng MMR  
Biểu đồ 1. Sống còn không bệnh và sống còn toàn bộ theo tình trạng MMR  
Sống còn không bệnh 2 năm của nhóm dMMR là 92,4%, nhóm pMMR là 88,7%. Sống còn toàn bộ 2 năm  
của nhóm dMMR là 94,6%, nhóm pMMR là 94,2%. Thời điểm kết thúc nghiên cứu, sống còn không bệnh và  
sống còn toản bộ của nhóm dMMR cao hơn nhóm pMMR chưa có ý nghĩa thống kê (p lần lượt là 0,281 và  
0,683).  
292  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Vị trí tiến triển/ tái phát theo tình trạng MMR  
Bảng 3. Số trường hợp và vị trí tiến triển/ tái phát theo tình trạng MMR  
Miệng nối  
Chậu/ Sau phúc mạc  
Gan  
0
Phổi  
Xương  
Buồng trứng  
Phúc mạc  
dMMR  
pMMR  
2
0
2
4
0
1
0
1
0
2
0
1
7
Tỷ lệ tiến triển tại chỗ - tại vùng của nhóm dMMR (6,9%) và pMMR (4,4%) khác biệt không có ý nghĩa  
thống kê (p = 0,490). Tỷ lệ di căn xa của nhóm dMMR (0,0%) thấp hơn nhóm pMMR (8,0%) có ý nghĩa thống  
kê (p = 0,029).  
Sống còn của nhóm không có yếu tố lâm sàng nguy cơ cao điều trị hỗ trợ theo tình trạng MMR  
Trong nhóm không có yếu tố lâm sàng nguy cơ cao, có 8 trường hợp dMMR không hóa trị hỗ trợ và 36  
trường hợp pMMR được hóa trị hỗ trợ.  
Biểu đồ 2: Sống còn không bệnh và sống còn toàn bộ của nhóm không có yếu tố lâm sàng nguy cơ cao  
điều trị hỗ trợ theo tình trạng MMR  
Nhóm pMMR có hóa trị có sống còn không bệnh 2 năm và sống còn toàn bộ 2 năm lần lượt là 94,4% và  
95,5%. Không thực hiện được phép kiểm Log Rank do không có trường hợp dMMR không hóa trị nào tái phát  
hay tử vong trong thời gian nghiên cứu.  
BÀN LUẬN  
Mất biểu hiện MLH1/PMS2 thường gặp nhất  
trong nhóm dMMR (41,0% - 66,7%). Tuy nhiên tỷ lệ  
từng kiểu mất biểu hiện chênh lệch đáng kể giữa các  
nghiên cứu. Nghiên cứu của Chen thực hiện tại  
Trung Quốc có kết quả tương đồng với chúng tôi  
nhất so với các nghiên cứu thực hiện tại Hoa Kỳ,  
Tình trạng MMR  
dMMR trong ung thư đại tràng giai đoạn II của  
nghiên cứu này chiếm 33,9%, cao hơn kết quả của  
các tác giả Hoa Kỳ và châu Âu là trong khoảng  
18,6% - 21,8%[5],[7],[8],[18], có thể do tỷ lệ dMMR khác  
nhau giữa các chủng tộc[23]. Nghiên cứu về ung thư  
đại trực tràng giai đoạn II của tác giả Trần Nguyên  
Hà cho thấy tỷ lệ dMMR là 30,4%[2]. Tác giả Thái  
Anh Tú ghi nhận dMMR trong ung thư đại trực tràng  
là 29,3%[1]. Do ung thư dMMR thường gặp ở giai  
đoạn sớm và ít gặp trong ung thư trực tràng nên có  
thể có sự gần tương đồng giữa nghiên cứu này với  
hai nghiên cứu vừa nêu.  
Iran hay Thổ Nhĩ Kỳ[3],[6],[13],[14]  
.
Tuổi trung bình mắc ung thư đại trực tràng mất  
biểu hiện MSH2/MSH6 (43,38 tuổi) giống phân bố  
tuổi thường gặp trong hội chứng Lynch MSH2  
(44 tuổi), khả năng có nhiều trường hợp mắc hội  
chứng Lynch MSH2 trong nghiên cứu này. Ung thư  
đại trực tràng mất biểu hiện MLH1 thường liên quan  
với sự tăng Methyl hóa vùng khởi động của gen  
MLH1 (dMMR thể đơn lẻ) hơn là đột biến gen MLH1  
của tế bào mầm (hội chứng Lynch). Các bệnh nhân  
có mất biểu hiện MLH1 trong nghiên cứu này mắc  
293  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
ung thư đại trực tràng (52,63 tuổi) ở độ tuổi cao hơn  
so với hội chứng Lynch MLH1 (44 tuổi)[20]. Có thể  
phần lớn những bệnh nhân này thuộc nhóm ung thư  
thể đơn lẻ hơn là hội chứng Lynch.  
Lynch. Tuy nhiên, các trường hợp có tiền căn bản  
thân hay gia đình nhưng thuộc nhóm pMMR cũng  
cần được đánh giá lại hay xét nghiệm thêm PCR để  
xác định tình trạng vi vệ tinh vì độ nhạy của hóa mô  
miễn dịch trong khảo sát MMR không đạt 100%. Nếu  
kết quả vẫn là pMMR/MSS thì có thể không liên  
quan đến hội chứng Lynch mà do (1) các ung thư  
xảy ra tình cờ, (2) có chung yếu tố nguy cơ hoặc (3)  
mắc hội chứng di truyền khác chưa được xác  
Các trường hợp mất biểu hiện MLH1/PMS2 nên  
được tiếp tục khảo sát đột biến gen BRAF V600E  
và/ hoặc tình trạng tăng methyl hóa để loại trừ  
dMMR thể đơn lẻ. Nếu không có đột biến gen BRAF  
V600E và không tăng methyl hóa hay các kiểu  
dMMR còn lại (không phải mất biểu hiện  
MLH1/PMS2) cần được xét nghiệm gen MMR dòng  
định[21]  
.
Các tác giả đều ghi nhận bướu dMMR thường  
ở đại tràng phải hơn đại tràng trái. Kiểu phân bố  
dMMR ở từng đoạn đại tràng của nghiên cứu này  
giống nghiên cứu của Yamauchi: tỷ lệ dMMR tăng  
dần từ đại tràng xích-ma (4%) đến đại tràng lên  
(36% - 40%), rồi giảm ở manh tràng[16]. Ngoài ra, mối  
liên quan giữa kích thước bướu lớn, grad 3 (yếu tố  
tiên lượng xấu) với dMMR (yếu tố tiên lượng tốt)  
cũng được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu nhưng  
chưa lý giải được.  
tế bào mầm để xác định hội chứng Lynch[20]  
.
Liên quan giữa tình trạng MMR với các yếu tố  
dịch tễ và bệnh học  
Có 31,0% trường hợp dưới 50 tuổi trong nghiên  
cứu này. Đặc trưng của bệnh nhân ung thư đại tràng  
do hội chứng Lynch là khởi phát sớm. Bệnh nhân  
dMMR hay dưới 50 tuổi là một trong những trường  
hợp cần tầm soát hội chứng Lynch[20]. Trong nghiên  
cứu này, độ tuổi mắc của dMMR sớm hơn pMMR có  
thể do có những trường hợp mắc hội chứng Lynch  
chưa được xác định.  
Chúng tôi không ghi nhận mối liên quan giữa  
tình trạng MMR với các yếu tố giới, tắc ruột, thủng  
ruột, số hạch khảo sát, giai đoạn bướu sau phẫu  
thuật, loại giải phẫu bệnh và nồng độ CEA trước  
phẫu thuật (p > 0,05).  
Số trường hợp có tiền căn bản thân và gia đình  
mắc các ung thư liên quan đến hội chứng Lynch  
trong nhóm dMMR có khả năng cao mắc hội chứng  
Kết cục theo tình trạng MMR  
Sống còn theo tình trạng MMR  
Bảng 4. Tỷ lệ sống còn không bệnh theo tình trạng MMR  
Tác giả  
Nghiên cứu này  
Klingbiel[7]  
Kim[12]  
N
Thời điểm  
2 năm  
dMMR/MSI  
92,4%  
pMMR/MSS  
88,7%  
p
171  
-
395  
860  
2 năm  
97%  
87%  
-
5 năm  
82,6%  
0,415  
0,080  
0,040  
0,001  
Bertagnolli[18]  
Ribic[5]  
935  
5 năm  
84%  
75,3%  
80%  
75%  
64,1%  
56%  
570 (Giai đoạn II - III)  
515 (Giai đoạn II - III)  
5 năm  
Sargent[8]  
5 năm  
Bảng 5. Tỷ lệ sống còn toàn bộ theo tình trạng MMR  
Tác giả  
N
171  
Thời điểm  
2 năm  
dMMR/MSI  
94,6%  
100%  
95,7%  
95%  
pMMR/MSS  
p
Nghiên cứu này  
Klingbiel[7]  
94,2%  
95%  
-
395  
2 năm  
-
-
Gryfe[24]  
170 (≤ 50 tuổi)  
2 năm  
94,5%  
97%  
1 năm  
0,210  
Gervaz[22]  
88 (pT3N0)  
3 năm  
95%  
78%  
5 năm  
95%  
73%  
294  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Kim[12]  
860  
5 năm  
5 năm  
5 năm  
5 năm  
91,2%  
0,326  
0,120  
0,070  
0,001  
Bertagnolli[18]  
Ribic[5]  
935  
86%  
78,4%  
85%  
84%  
71,9%  
66%  
570 (Giai đoạn II - III)  
515 (Giai đoạn II - III)  
Sargent[8]  
có cản quang hay MRI có cản từ hơn là siêu âm  
bụng để phát hiện sớm tiến triển/ tái phát tại chỗ - tại  
vùng và cân nhắc phẫu thuật thuật lại theo từng  
trường hợp.  
Trong nghiên cứu này, tình trạng MMR không  
liên quan với sống còn trong ung thư đại tràng giai  
đoạn II, khác với các tác giả trước đây khi cho rằng  
tình trạng MMR là một yếu tố tiên lượng độc lập.  
Thời gian theo dõi ngắn (trong khoảng 3 - 39 tháng)  
là hạn chế rõ rệt nhất trong nghiên cứu này, có thể là  
nguyên nhân gây kết quả khác biệt. Dù DFS hay OS,  
nhóm dMMR đạt tỷ lệ ổn định gần như không đổi từ  
tháng 18 sau phẫu thuật, trong khi ở nhóm pMMR,  
cả hai tỷ lệ này giảm dần. Chúng tôi dự đoán sự  
khác biêt sống còn theo tình trạng MMR sẽ có ý  
nghĩa thống kê khi tiếp tục theo dõi nhóm bệnh nhân  
này với dMMR là yếu tố tiên lượng tốt.  
Hiện nay, không có hướng dẫn nào về việc có  
nên xét nghiệm lại tình trạng MMR ở mô tái phát hay  
di căn hay không đối với ung thư đại tràng đã có kết  
quả MMR ở bướu nguyên phát. Khi ung thư đại  
tràng tái phát di căn xa, có thể điều trị liệu pháp miễn  
dịch ngay từ bước 1[19]  
.
Sống còn ở nhóm không có yếu tố lâm sàng  
nguy cơ cao điều trị hỗ trợ theo tình trạng MMR  
Phân tích gộp của Zhang cho thấy hóa trị hỗ trợ  
đem lại lợi ích sống còn cho ung thư đại tràng giai  
đoạn II có tắc ruột, thủng ruột, khảo sát dưới 12  
hạch hay pT4. Đối với trường hợp có xâm lấn mạch  
máu hay khoang lympho hay giải phẫu bệnh là loại  
biệt hóa kém, dù là yếu tố tiên lượng tái phát nhưng  
hóa trị hỗ trợ không cải thiện lợi ích sống còn[4]. Tại  
bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, tình trạng xâm lấn  
mạch máu hay khoang lympho hay quanh thần kinh  
chưa được đánh giá thường quy. Vì vậy, xét các yếu  
tố nguy cơ lâm sàng gồm tắc ruột, thủng ruột, khảo  
sát dưới 12 hạch hay pT4 để chọn lựa điều trị hỗ trợ  
cho các trường hợp trong nghiên cứu của chúng tôi  
là phù hợp với tình trạng thực tế.  
Bướu dMMR gây tích tụ đột biến gen, từ đó  
tăng tạo các protein lạ có vai trò như những kháng  
nguyên thu hút nhiều lymphô đến bướu. Từ đó tăng  
các phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại tế bào  
bướu[9]. Điều này giải thích một phần cơ chế ung thư  
đại tràng giai đoạn II dMMR tiên lượng tốt hơn  
pMMR.  
Vị trí tiến triển/ tái phát theo tình trạng MMR  
Tác giả Sinicrope kết luận tỷ lệ tái phát di căn  
xa trong 5 năm đầu của ung thư đại tràng giai đoạn  
II ở nhóm dMMR (12%) thấp hơn đáng kể so với  
pMMR (22%) (p < 0,001)[10]. Kết quả của chúng tôi  
cũng cho thấy nhóm dMMR ít diễn tiến đến di căn xa  
hơn pMMR. Sadahiro theo dõi các trường hợp ung  
thư đại tràng giai đoạn II hơn 10 năm và ghi nhận tái  
phát di căn gan (6%) cao hơn so với các cơ quan  
khác như phổi, phúc mạc và tại chỗ (lần lượt là 3%,  
1% và 4%)[25]. Trong trường hợp di căn sớm (trong  
vòng hai năm sau phẫu thuật), gan cũng chiếm tỷ lệ  
nhiều nhất, tương tự nghiên cứu này. dMMR là yếu  
tố giúp giảm tái phát ở cơ quan xa, đặc biệt là gan.  
Đối với ung thư đại tràng giai đoạn II chỉ được  
phẫu thuật, nhóm dMMR có sống còn toàn bộ tốt  
hơn và tái phát muộn hơn so với pMMR[7]. Khi hóa trị  
hỗ trợ với 5-FU, kết cục ở nhóm pMMR được cải  
thiện. Ngược lại, đối với bệnh nhân dMMR, hóa trị  
đơn chất 5-FU không cải thiện sống còn mà còn có  
khuynh hướng làm kết cục xấu hơn, thậm chí giảm  
OS có ý nghĩa ở giai đoạn II[5],[8]. Vì vậy, với những  
trường hợp dMMR sẽ không ưu tiên hóa trị, trong khi  
nhóm pMMR được đề nghị hóa trị hỗ trợ.  
Vị trí tại chỗ - tại vùng thường gặp trong tái phát  
sớm hơn là tái phát muộn[15]. Hai trường hợp tái phát  
tại miệng nối sau khi được phẫu thuật lại cắt đoạn  
đại tràng đều còn sống tại thời điểm kết thúc nghiên  
cứu. Trong khi sáu trường hợp tiến triển/ tái phát tại  
cơ sau phúc mạc hay vùng chậu đều có kích thước  
bướu lớn hơn 6cm và xâm lấn cơ quan xung quanh.  
Tất cả đều được cắt một phần cơ quan bị xâm lấn  
và hóa trị hỗ trợ nhưng vẫn tiến triển/ tái phát; năm  
trong số đó tử vong trong thời gian nghiên cứu.  
Vì vậy, những trường hợp bướu từ 6cm trở lên và  
có xâm lấn xung quanh nên được theo dõi bằng CT  
Tuy nhiên, kể cả khi dMMR không hóa trị hỗ trợ  
vẫn có sống còn không bệnh và sống còn toàn bộ  
cao hơn nhóm pMMR được hóa trị hỗ trợ ở nhóm  
không có yếu tố lâm sàng nguy cơ cao trong nghiên  
cứu này. Điều này cho thấy dMMR là yếu tố tiên  
lượng tốt trong ung thư đại tràng giai đoạn II.  
295  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
KẾT LUẬN  
staining for the mismatch repair proteins in the  
clinical care of patients with colorectal cancer".  
Genetics in Medicine, 11(11), 812 - 817.  
Tỷ lệ dMMR trong ung thư đại tràng giai đoạn là  
33,9%. Kiểu mất biểu hiện MLH1/PMS2 thường gặp  
nhất (46,6%).  
7. D. Klingbiel, Z. Saridaki, A. D. Roth, et al. (2015).  
"Prognosis of Stage II and III Colon Cancer  
Treated With Adjuvant 5-fluorouracil or FOLFIRI  
in Relation to Microsatellite Status: Results of the  
PETACC-3 Trial". Annals of Oncology, 26(1),  
126 - 132.  
dMMR có liên quan với các yếu tố: tuổi mắc  
bệnh sớm (p = 0,001), tiền căn bản thân và gia đình  
mắc ung thư liên quan đến hội chứng Lynch (p lần  
lượt là 0,018 và 0,008), bướu đại tràng phải  
(p < 0,001), bướu lớn (p = 0,002) và grad 3  
(p = 0,037).  
8. Daniel J. Sargent, Silvia Marsoni, Genevieve  
Monges, et al. (2010). "Defective Mismatch  
Repair As a Predictive Marker for Lack of  
Efficacy of Fluorouracil-Based Adjuvant Therapy  
in Colon Cancer". Journal of Clinical Oncology,  
28(20), 3219 - 3226.  
Tại thời điểm 2 năm, sống còn không bệnh và  
sống còn toàn bộ theo tình trạng MMR khác biệt  
không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, tình trạng  
dMMR có kết cục tốt hơn pMMR là giảm khả năng  
tái phát di căn. Ngoài ra, vai trò tiên lượng cũng thể  
hiện ở nhóm không có yếu tố lâm sàng nguy cơ cao  
là nhóm dMMR dù không hóa trị vẫn có sống còn hai  
năm cao nhóm pMMR có hóa trị hỗ trợ.  
9. Esmeralda Celia Marginean and Barbara  
Melosky (2018). "Is There  
a
Role for  
Programmed Death Ligand-1 Testing and  
Immunotherapy in Colorectal Cancer With  
Microsatellite Instability? Part I - Colorectal  
Cancer: Microsatellite Instability, Testing, and  
Clinical Implications". Archives of Pathology &  
Laboratory Medicine, 142(1), 17 - 25.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Thái Anh Tú, Phùng Ngọc Phương Uyên, Cao  
Ngọc Tuyết Nga, et al. (2018). "Đánh giá sự  
khiếm khuyết nhóm gen sửa chữa (DMMR)  
trong ung thư đại trực tràng bằng hóa mô miễn  
dịch". Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 5,  
221 - 228.  
10. Frank A. Sinicrope, Nathan R. Foster, Stephen  
N. Thibodeau, et al. (2011). "DNA Mismatch  
Repair Status and Colon Cancer Recurrence  
and Survival in Clinical Trials of 5-Fluorouracil-  
Based Adjuvant Therapy". Journal of the  
National Cancer Institute, 103(11), 863 - 875.  
2. Trần Nguyên Hà, Võ Ngọc Đức, Hoàng Thị Mai  
Hiền, et al. (2017). "Bước đầu đánh giá áp dụng  
biểu hiện MMR trong điều trị carcinôm đại trực  
tràng giai đoạn II". Tạp chí Ung thư học Việt  
Nam, 3.  
11. G. Argiles, J. Tabernero, R. Labianca, et al.  
(2020). "Localised Colon Cancer: ESMO Clinical  
Practice Guidelines for Diagnosis, Treatment  
and Follow-up". Annals of Oncology, 31(10),  
1291 - 1305.  
3. Birgül Karahan, Asuman Argon, Mehmet  
Yıldırım, et al. (2015). "Relationship between  
MLH-1, MSH-2, PMS-2, MSH-6 expression and  
clinicopathological features in colorectal cancer".  
International Journal of Clinical and Experimental  
Pathology, 8(4), 4044 - 4053.  
12. Jeong Eun Kim, Yong Sang Hong, Hwa Jung  
Kim, et al. (2015). "Defective Mismatch Repair  
Status was not Associated with DFS and OS in  
Stage II Colon Cancer Treated with Adjuvant  
Chemotherapy". Annals of Surgical Oncology,  
22(3), 630 - 637.  
4. Chao Zhang, Songcheng Yin, Yuen Tan, et al.  
(2020). "Patient Selection for Adjuvant  
Chemotherapy in High-Risk Stage II Colon  
Cancer.  
A
Systematic Review and Meta-  
13. Ladan Goshayeshi, Alireza Khooiee, Kamran  
Ghaffarzadegan, et al. (2017). "Screening for  
Lynch Syndrome in Cases with Colorectal  
Carcinoma from Mashhad". Archives of Iranian  
Medicine, 20(6), 332 - 337.  
Analysis". American Journal of Clinical  
Oncology, 43(4), 279 - 287.  
5. Christine M. Ribic, Daniel J. Sargent, Malcolm J.  
Moore, et al. (2003). "Tumor Microsatellite-  
Instability Status as a Predictor of Benefit From  
Fluorouracil-Based Adjuvant Chemotherapy for  
Colon Cancer". The New England Journal of  
Medicine, 349(9), 247 - 257.  
14. Lizhu Chen, Gang Chen, Xiongwei Zheng, et al.  
(2019). "Expression status of four mismatch  
repair proteins in patients with colorectal cancer:  
clinical significance in 1238 cases". International  
Journal of Clinical and Experimental Pathology,  
12(10), 3685 - 3699.  
6. Christopher D. South, Martha Yearsley, Edward  
Martin, et al. (2009). "Immunohistochemistry  
296  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
15. Mahdi Aghili, Shahrzad Izadi, Hossein Madani,  
et al. (2010). "Clinical and pathological  
evaluation of patients with early and late  
recurrence of colorectal cancer". Asia-Pacific  
Journal of Clinical Oncology, 6(1), 35 - 41.  
Available  
from:  
/pdf/genetics_colon.pdf.  
21. Noralane M. Lindor, Kari Rabe, Gloria M.  
Petersen, et al. (2005). "Lower Cancer Incidence  
in Amsterdam-I Criteria Families Without  
Mismatch Repair Deficiency: Familial Colorectal  
Cancer Type X". Journal of the American  
Medical Association, 293(16), 1979 - 1985.  
16. Mai Yamauchi, Teppei Morikawa, Aya Kuchiba,  
et al. (2012). "Assessment of Colorectal Cancer  
Molecular Features along Bowel Subsites  
Challenges the Conception of Distinct Dichotomy  
of Proximal vs. Distal Colorectum". Gut, 61(6),  
847-854.  
22. Pascal Gervaz, Jean-Philippe Cerottini, Hanifa  
Bouzourene, et al. (2002). "Comparison of  
microsatellite instability and chromosomal  
instability in predicting survival of patients with  
T3N0 colorectal cancer". Surgery, 131(2),  
190 - 197.  
17. Mark B. Ulanja, Mohit Rishi, Bryce D. Beutler, et  
al.  
(2019).  
"Colon  
Cancer  
Sidedness,  
Presentation, and Survival at Different Stages".  
Journal of Oncology, 2019.  
18. Monica M. Bertagnolli, Mark Redston, Carolyn C.  
Compton, et al. (2011). "Microsatellite Instability  
and Loss of Heterozygosity at Chromosomal  
Location 18q: Prospective Evaluation of  
Biomarkers for Stages II and III Colon Cancer - A  
Study of CALGB 9581 and 89803". Journal of  
Clinical Oncology, 29(23), 3153 - 3162.  
23. Phaik-Leng Cheah, Lai-Meng Looi, Kean-Hooi  
Teoh, et al. (2014). "Colorectal Carcinoma in  
Malaysians: DNA Mismatch Repair Pattern in a  
Multiethnic Population". Asian Pacific Journal of  
Cancer Prevention, 15(7), 3287-3291.  
24. Robert Gryfe, Hyeja Kim, Eugene T. K. Hsieh, et  
al. (2000). "Tumor Microsatellite Instability and  
Clinical Outcome in Young Patients with  
Colorectal Cancer". The New England Journal of  
Medicine, 342(2), 69 - 77.  
19. National Comprehensive Cancer Network.  
NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology:  
Colon  
15/08/2020];  
Cancer  
(Version  
4.2020).  
2020  
from:  
Available  
25. Sotaro Sadahiro, Toshiyuki Suzuki, Kenji  
Ishikawa, et al. (2003). "Recurrence patterns  
after curative resection of colorectal cancer in  
patients followed for a minimum of ten years".  
Hepatogastroenterology, 50, 1362 - 1366.  
/pdf/colon_blocks.pdf.  
20. National Comprehensive Cancer Network.  
NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology:  
Genetic/Familial  
High-Risk  
Assessment:  
Colorectal (Version 1.2020). 2020 15/08/2020];  
297  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
ABSTRACT  
Prognostic role of MMR status in stage II colon cancer  
Introduction: 5-year survival rate after surgical resection alone is 68% – 83% for stage II colon cancer.  
The benefit of adjuvant chemotherapy does not improve survival by more than 5%. Stage II colon cancer is a  
heterogeneous group of cancers with different characteristics and outcome. MMR status is considered to be a  
potential prognostic factor for this stage.  
Materials, methods: A total of 171 patients with stage II colon cancer had undergone surgical resection  
from 25/03/2017 to 28/06/2019 and had done MMR tests at HCM City Oncology Hospital were included in this  
retrospective study. Epidemiological, pathological factors and 2-year survival rates by MMR status were  
evaluated.  
Result: dMMR accounted for 33,9%. Early onset cancer, personal and familial history with Lynch syndrome  
related cancer, right-sided tumor, large tumor and grade 3 tumor were frequently associated with dMMR.  
dMMR patients had higher 2-year DFS and 2-year OS than pMMR ones but no statistically significant  
differences. In low risk subgroup, dMMR patients who not received adjuvant chemotherapy still had better  
survival outcomes than pMMR patients who received adjuvant chemotherapy.  
Conclusion: dMMR accounted for about one-third of stage II colon cancers and was a positive prognostic  
factor in low risk subgroup.  
Key word: Deficient Mismatch Repair (dMMR), proficient Mismatch Repair (pMMR), stage II colon cancer,  
prognosis.  
298  
pdf 10 trang yennguyen 15/04/2022 5120
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của tình trạng MMR trong tiên lượng ung thư đại tràng giai đoạn II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_tinh_trang_mmr_trong_tien_luong_ung_thu_dai_tran.pdf