Tỷ lệ nghiện Facebook và các yếu tố liên quan ở học sinh Trung học Phổ thông tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020  
Nghiên cứu Y học  
TỶ LỆ NGHIỆN FACEBOOK VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở  
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  
TẠI THÀNH PHỐ LONG KHÁNH, TỈNH ĐỒNG NAI  
Trần Huỳnh Ngọc Ý*, Trương Thị Thùy Dung**, Trịnh Thị Hoàng Oanh*  
TÓM TẮT  
Giới thiệu: Tại Việt Nam, có 57% dân số đang sử dụng Facebook, là một trong mười quốc gia có số người  
sử dụng Facebook nhiều nhất (2018). Sử dụng Facebook quá mức có thể gây tác động bất lợi đến sức khỏe.  
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nghiện Facebook và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông tại thành  
phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai năm 2019.  
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang với phương pháp lấy mẫu cụm phân tầng  
năm 2019. Khảo sát 864 học sinh trung học phổ thông tại thành phố Long Khánh bằng bộ câu hỏi tự điền để thu  
thập dữ kiện. Thang đo Thai – BFAS được sử dụng để đánh giá nghiện Facebook ở học sinh trung học phổ thông  
với điểm cắt đoạn là 12 điểm. Mô hình hồi qui đa biến được dùng để phân tích mối liên quan giữa nghiện  
Facebook và các yếu tố liên quan.  
Kết quả: Trong số 763 học sinh tham gia nghiên cứu, có 22,2% học sinh trung học phổ thông bị nghiện  
Facebook. Sau khi phân tích, nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa nghiện Facebook và thời gian trung  
bình /lần học sinh sử dụng Facebook ≥2 giờ (PR=2,01; KTC95% 1,35–3,01), số lượng bạn bè trên Facebook  
>500 (PR=2,03; KTC95% 1,37–3,01) và sự quan tâm của mẹ đối với con cái (PR=0,63; KTC95% 0,47–0,85)  
với p <0,001.  
Kết luận: Tình trạng nghiện Facebook trở nên khá phổ biến ở học sinh THPT. Cần thiết có những chương  
trình can thiệp tại học đường và gia đình nhằm hạn chế việc sử dụng Facebook ở học sinh đồng thời, đặc biệt là  
vai trò của người mẹ trong việc quan tâm chăm sóc đến con nhiều hơn có thể là biện pháp dự phòng hữu hiệu.  
Từ khóa: nghiện, nghiện Facebook, học sinh trung học phổ thông  
ABSTRACT  
PREVALENCE OF FACEBOOK ADDICTION AND RELATED FACTORS AMONG HIGH SCHOOL  
STUDENTS AT LONG KHANH CITY, DONG NAI PROVINCE  
Tran Huynh Ngoc Y, Truong Thi Thuy Dung, Trinh Thi Hoang Oanh  
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 1 - 2020: 90 - 97  
Backgrounds: In Vietnam, 57% of the population is using Facebook, which is one of the 10 countries with  
the highest number of Facebook users (2018). Excessive use of Facebook can have adverse health effects.  
Objectives: Determine the prevalence of Facebook addiction and related factors in high school students in  
Long Khanh city, Dong Nai province in 2019.  
Methods: Cross-sectional study with stratified cluster sampling method in 2019. Survey of 864 high school  
students in Long Khanh City using a self-administrated questionnaire to collect data. The Thai Scale - BFAS was  
used to evaluate Facebook addiction in high school students with a cut-off point of 12. The multivariate regression  
model was used to analyze the relationship between Facebook addiction and related factors.  
Results: Of the 763 students participating in the study, 22.2% of high school students were addicted to  
*Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh  
Tác giả liên lạc: CN. Trần Huỳnh Ngọc Ý ĐT: 0963151943  
90  
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020  
Nghiên cứu Y học  
Facebook. After analysis, the study found a relationship between Facebook addiction and the average time/student  
using Facebook ≥2 hours (PR=2.01; KTC95% 1.35 - 3.01), the number of friends on Facebook >500 (PR=2.03;  
95% CI 1.37 - 3.01) and maternal attention to children (PR=0.63; CI 95% 0.47 - 0.85) with p <0.001.  
Conclusions: Facebook addiction become quite popular in high school students. It is necessary to have  
interventions at school and at home to limit the use of Facebook in students at the same time, especially the role of  
the mother in caring more about the children, which can be a preventive measure effective.  
Keywords: addiction, Facebook addiction, high school students  
sử dụng Facebook cải thiện mức độ sử dụng  
Facebook của mình và sử dụng Facebook hiệu  
quả hơn.  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Facebook là trang mạng xã hội phổ biến nhất  
hiện nay. Theo thống kê của Công ty Facebook  
(2019), hiện có 2,41 tỷ người đang sử dụng  
Facebook(1), chiếm 69,3% số người sử dụng các  
trang mạng xã hội, trung bình 1 năm Facebook  
tăng khoảng 200 triệu người sử dụng trên toàn  
thế giới(1,2). Việt Nam có hơn 57% dân số đang sử  
dụng Facebook, là 1 trong 10 nước có số người  
sử dụng Facebook nhiều nhất (2018)(3).  
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPPNGHIÊNCỨU  
Đối tượng nghiên cứu  
Chúng tôi tiến hành thực hiện trên 763 học  
sinh đang sử dụng Facebook tại 7 trường  
THPT trên địa bàn thành phố Long Khánh,  
tỉnh Đồng Nai trong thời gian nghiên cứu từ  
tháng 4 –5/2019.  
Trên thế giới, có khoảng 38,5% đến 47%  
người bị nghiện Facebook(4,5,6,7) và 21,9-38,5%  
người nghiện Facebook bị trầm cảm(4,8). Ngoài ra,  
có đến 71,5% người sử dụng Facebook phàn nàn  
về sự thay đổi tâm trạng của mình, 52,6% người  
cáu gắt vì bị làm phiền khi đang sử dụng  
Facebook(8). Đã có nghiên cứu chứng minh rằng  
nếu thời gian sử dụng tăng lên 1 giờ thì nguy cơ  
Phương pháp nghiên cứu  
Thiết kế nghiên cứu  
Nghiên cứu cắt ngang.  
Phương pháp chọn mẫu  
Nghiên cứu sử dụng công thức tính cỡ mẫu  
ước lượng 1 tỷ lệ với tỷ lệ nghiện Facebook ở học  
sinh THPT là 41,8%(10); sai số cho phép d=0,05;  
xác suất sai lầm loại 1 =0,05 và hệ số thiết kế  
nghiên cứu là 2. Cỡ mẫu tính được là 750 học  
sinh. Dự trù mất mẫu là 15% nên cỡ mẫu cuối  
cùng là 864 học sinh.  
nghiện Facebook tăng 1,12 lần(9,10)  
.
Tuy nhiên, các nghiên cứu hầu hết chỉ tập  
trung đánh giá tỷ lệ sử dụng Facebook và tiến  
hành nghiên cứu trên đối tượng sinh viên và  
người trưởng thành, mà chưa xem xét tỷ lệ  
nghiện Facebook ở đối tượng học sinh trung học  
phổ thông (THPT), một đối tượng có tỷ lệ sử  
dụng Facebook khá lớn(6,11,12). Thành phố Long  
Khánh là nơi có nền kinh tế đang phát triển, dân  
Sử dụng phương pháp chọn mẫu cụm phân  
tầng (tầng là khối lớp, đơn vị cụm là lớp), cụm  
được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ  
thống. Thông qua 3 bước:  
Bước 1  
số trẻ, tỷ lệ học sinh THPT tương đối cao(13,14,15)  
.
Tổng hợp số lớp và phân tầng theo khối lớp.  
Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục  
đích xác định tỷ lệ nghiện Facebook ở học sinh  
THPT và các yếu tố liên quan. Chúng tôi hy  
vọng có thể góp thêm y văn về các yếu tố liên  
quan đến nghiện Facebook của học sinh THPT  
tại Việt Nam nói chung và thành phố Long  
Khánh nói riêng. Đồng thời, giúp phụ huynh có  
giải pháp hợp lý để giúp những học sinh đang  
Bước 2  
Chọn cụm theo phương pháp chọn cụm  
ngẫu nhiên hệ thống.  
Khoảng cách lấy mẫu (k) = Tổng số lớp/Số  
lớp cần lấy mẫu = 166/22= 7,55.  
Khối lớp 10 được chọn ngẫu nhiên với con số  
ngẫu nhiên đầu tiên là số 3 cụm tiếp theo là  
91  
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020  
Nghiên cứu Y học  
x+(n-1)k = 3+7= 10 và các cụm tiếp theo được  
chọn theo cách tương tự.  
Bước 3  
Chọn đối tượng là tất cả học sinh trong lớp  
hiện đang sử dụng Facebook để tiến hành  
khảo sát.  
Tương tự cho khối lớp 11 và lớp 12 (Bảng 1).  
Bảng 1: Phân bố mẫu cho từng khối lớp  
Số học sinh cần Số lớp cần lấy Số lớp chọn ngẫu Khoảng cách  
Khối lớp  
Tổng số lớp Tổng số học sinh  
lấy mẫu  
mẫu  
nhiên  
mẫu  
Khối 10  
Khối 11  
59  
53  
2357 (36,1%)  
2063 (31,6%)  
2108 (32,3%)  
6528  
312  
273  
279  
864  
8
7
3
7
4
-
7
7
7
-
Khối 12  
54  
7
Tổng cộng  
166  
22  
tâm của ba ≥24 điểm) và không (Nếu PBI sự  
quan tâm của ba <24 điểm).  
Thu thập số liệu  
Sau khi được cung cấp thông tin và đồng ý  
tham gia nghiên cứu thì học sinh sẽ xem bộ câu  
hỏi và nghiên cứu giải đáp thắc mắc vào 10 phút  
sinh hoạt đầu giờ, sau đó học sinh trả lời bộ câu  
hỏi tự điền.  
- Đối với sự quan tâm của mẹ là có (Nếu PBI  
sự quan tâm của mẹ ≥27 điểm) và không (Nếu  
PBI sự quan tâm của mẹ <27 điểm).  
Phần 3  
Công cụ thu thập số liệu  
Thang đo đánh giá nghiện Facebook (6  
câu). Dựa trên công cụ đánh giá nghiện  
Facebook của Bergen theo tiếng Thái Lan  
(Thai-BFAS – Thai Lan-Bergen Facebook  
Addiction Scale) được chuẩn hóa từ thang đo  
BFAS (Cronbach’s Alpha =0,81)(19).  
Bộ câu hỏi tự điền gồm 49 câu và được chia  
làm 3 phần cụ thể:  
Phần 1  
Đặc điểm nền của học sinh như khối lớp,  
buổi học, thành tích học tập, sống chung với gia  
đình, thói quen sinh hoạt và thói quen sử dụng  
Facebook.  
Câu hỏi được cho điểm theo thang đo  
Likert, gồm 5 mức độ: (0) rất hiếm khi, (1)  
hiếm khi, (2) thỉnh thoảng, (3) thường xuyên,  
(4) rất thường xuyên.  
Phần 2  
Thang đo đánh giá sự quan tâm của ba mẹ  
đối với con cái (12 câu). Dựa trên thang đo Liên  
kết của bố mẹ (PBI – Parental Bonding  
Instrument) của Gordon Parker(16). Nghiên cứu  
đoàn hệ đánh giá độ tin cậy, tính ổn định của  
thang đo trong suốt 20 năm trên đối tượng thanh  
niên kết quả thang đo có tính tương đối ổn  
định(17,18). Câu hỏi được cho điểm theo thang đo  
Likert, gồm 4 mức độ: Rất đúng, gần đúng, hơi  
sai, rất sai.  
Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng điểm  
cắt Thai – BFAS ≥12 điểm. Học sinh nghiện  
Facebook là Có (Nếu Thai – BFAS ≥12 điểm) và  
Không (Nếu Thai – BFAS <12 điểm). Điểm cắt  
này đã được khuyến nghị và tiến hành nghiên  
cứu trên đối tượng học sinh trung học phổ thông  
tại Thái Lan và được đánh giá độ tin cậy(20).  
Xử lý số liệu  
Nghiên cứu thu được 889 phiếu khảo sát  
trong đó có 126 (14,2%) không thỏa tiêu chí và bị  
loại ra khỏi nghiên cứu, bao gồm 92 phiếu của  
học sinh không trả lời đầy đủ phần đánh giá  
nghiện Facebook (6 câu) và 34 phiếu của học  
sinh không sử dụng Facebook.  
- Câu 1, 4, 5, 6, 7, 10 (gồm các câu hỏi thuộc  
của bố và mẹ) được tính điểm như sau: rất đúng  
(3), gần đúng (2), hơi sai (1), rất sai (0).  
- Các Câu 2, 3, 8, 9, 11, 12 (gồm các câu hỏi  
thuộc của bố và mẹ) được tính điểm rất đúng (0),  
gần đúng (1), hơi sai (2), rất sai (3).  
Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử  
lý, phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 14.2.  
- Sự quan tâm của ba là có (Nếu PBI sự quan  
92  
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020  
Nghiên cứu Y học  
Sử dụng phép kiểm Chi bình phương để xác  
định mối liên quan giữa nghiện Facebook với  
đặc điểm cá nhân, thói quen sử dụng Facebook  
và sự quan tâm của ba mẹ đối với con cái. Độ  
lớn mối liên quan được tính bằng tỷ số tỷ lệ hiện  
mắc (PR – Prevalence ratio) với khoảng tin cậy  
95% (KTC 95%). Tiêu chí để báo cáo mối liên  
quan: p <0,05 là ngưỡng có ý nghĩa thống kê và  
khoảng tin cậy 95% không chứa 1 thể hiện mối  
liên quan chặt chẽ giữa các biến khảo sát.  
(5,6%). Mẹ chủ yếu buôn bán (26,0%), chiếm  
thấp nhất là mẹ làm công nhân (2,0%). Học  
sinh chủ yếu sử dụng Facebook bằng điện  
thoại (93,6%), sử dụng Facebook thường xuyên  
(68,7%) và có thói quen sử dụng Facebook  
trước khi đi ngủ (75,3%). Học sinh sử dụng  
nhiều nhất vào buổi tối (42,2%). Thời gian sử  
dụng phân phối không bình thường có trung  
vị là 60 phút và khoảng tứ phân vị lần lượt là  
30 phút và 120 phút.  
Mô hình hồi qui Poisson được sử dụng để  
phân tích đa biến. Chọn đưa những biến số  
tiềm năng (có p <0,2) vào mô hình đa biến. Sau  
đó, loại bỏ từ từ các biến số không ý nghĩa  
theo trình tự những biến số có p >0,05 từ lớn  
đến nhỏ. Mô hình đa biến cuối cùng gồm các  
biến số có p <0,05.  
Bảng 2 cho thấy học sinh nhận được sự quan  
tâm của cả ba và mẹ chiếm 38,5%. Học sinh nhận  
được sự quan tâm của ba nhiều hơn của mẹ,  
chiếm tỷ lệ lần lượt là 58,3% và 47,4%.  
Bảng 2: Sự quan tâm của ba mẹ đối với con cái (n=763)  
Đặc điểm  
Tần số (n) Tỷ lệ (%)  
Sự quan tâm của ba đối với con cái  
(n=682) (Có)  
445  
362  
294  
58,3  
47,4  
38,5  
Y đức  
Sự quan tâm của mẹ đối với con cái  
(n=723) (Có)  
Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng  
Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Đại học Y  
Dược TP. Hồ Chí Minh số: 110/ĐHYD-HĐĐĐ  
ngày 26/3/2019.  
Sự quan tâm của cả ba và mẹ đối  
với con cái (Có)  
Với điểm cắt là 12 điểm, nghiên cứu tìm thấy  
có 22,2% học sinh bị nghiện Facebook. Bảng 3  
cho thấy điểm Thang đo nghiện Facebook có  
trung vị là 8 với khoảng tứ phân vị lần lượt là 5  
điểm và 11 điểm.  
KẾTQUẢ  
Trong số 763 học sinh có sử dụng Facebook  
tại 7 trường THPT, đa số học sinh là nữ (59,1%).  
Học sinh lớp 10 chiếm tỷ lệ cao nhất (36,7%), học  
sinh đa số có học lực khá (50,7%) và học vào  
buổi sáng (47,8%).  
Bảng 3: Tỷ lệ nghiện Facebook (n=763)  
Đặc điểm  
Tần số  
%
KTC 95%  
Nghiện Facebook (có)  
169  
22,2 19,2 – 25,3  
Điểm của thang đo BFAS*  
8 (5 – 11)  
Học sinh hầu hết sống cùng ba mẹ (83,6%).  
Ba làm nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất (32,2%),  
tỷ lệ thấp nhất là ba làm nhân viên nhà nước  
(*) Biến số định lượng phân phối không bình thường: trung  
vị (khoảng tứ phân vị)  
Bảng 4: Mối liên quan đơn biến giữa nghiện Facebook và đặc điểm nền của học sinh  
Nghiện Facebook  
Đặc điểm  
Giá trị p  
PR (KTC 95%)  
Có (%) (n=169)  
Không (%) (n=594)  
Giới: Nữ  
Nam  
97 (21,9)  
72 (22,5)  
346 (78,1)  
248 (77,5)  
0,843  
0,01  
1,03 (0,79 – 1,34)  
Khối lớp: Lớp 10  
Lớp 11  
50 (17,9)  
54 (22,0)  
65 (27,3)  
230 (82,1)  
191 (78,0)  
173 (72,7)  
1 (*)  
1,23 (0,87 – 1,74)  
1,53 (1,10 – 2,12)  
Lớp 12  
Học lực HK1:  
Giỏi  
15 (17,1)  
78 (20,4)  
76 (26,7)  
73 (82,9)  
305 (79,6)  
209 (73,3)  
1
Khá  
0,484  
0,079  
1,19 (0,72 – 1,97)  
1,56 (0,95 2,58)  
Trung bình - Yếu  
Thời gian học: Buổi sáng  
Buổi chiều  
84 (23,0)  
28 (19,3)  
57 (22,5)  
281 (77,0)  
117 (80,7)  
196 (77,5)  
1
0,368  
0,888  
0,84 (0,57 – 1,23)  
0,98 (0,73 – 1,31)  
Cả hai buổi  
93  
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020  
Nghiên cứu Y học  
Nghiện Facebook  
Đặc điểm  
Giá trị p  
PR (KTC 95%)  
Có (%) (n=169)  
Không (%) (n=594)  
Hiện tại đang sống chung với:  
Cả hai  
138 (21,6)  
25 (25,5)  
6 (22,2)  
500 (78,4)  
73 (74,5)  
21 (77,8)  
0,381  
0,942  
1
Ba/ mẹ  
1,18 (0,82 – 1,71)  
1,03 (0,50 – 2,11)  
Không sống chung với ba mẹ  
(*) Mối liên hệ có tính khuynh hướng  
nghiện Facebook với số bạn trên Facebook của  
học sinh, thời gian sử dụng Facebook trong  
ngày, thói quen sử dụng Facebook trước khi đi  
ngủ và sử dụng Facebook với mục đích giải trí.  
Tuy nhiên, nghiện Facebook không có mối liên  
quan với thiết bị dùng để sử dụng Facebook và  
các mục đích sử dụng Facebook khác.  
Bảng 4 thể hiện mối liên quan giữa nghiện  
Facebook và các đặc điểm nền của học sinh,  
được phân tích bằng kiểm định đơn biến. Kết  
quả cho thấy không tìm được mối liên quan đơn  
biến giữa nghiện Facebook và các đặc điểm nền  
của học sinh THPT như giới tính, học lực, thời  
gian học và người mà học sinh hiện tại đang  
sống cùng. Tuy nhiên, tác giả tìm thấy mối liên  
quan giữa nghiện Facebook với học sinh khối 12.  
Kết quả của Bảng 6 thể hiện mối liên quan  
giữa nghiện Facebook với sự quan tâm của ba  
mẹ đối với con cái. Học sinh nhận được sự quan  
tâm của ba mẹ thì sẽ hạn chế được việc nghiện  
Facebook.  
Bảng 5 thể hiện mối liên quan giữa nghiện  
Facebook và thói quen sử dụng Facebook của  
học sinh, được phân tích bằng kiểm định đơn  
biến. Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa  
Bảng 5: Mối liên quan đơn biến giữa nghiện Facebook và thói quen sử dụng Facebook  
Nghiện Facebook  
Đặc điểm  
Giá trị p PR (KTC 95%)  
Có (%) (n=169) Không (%) (n=594)  
Thiết bị thường dùng: Thiết bị khác  
Điện thoại  
5 (10,2)  
164 (23,0)  
44 (89,8)  
550 (77,0)  
1
0,037 2,25 (0,97 – 5,22)  
1 (*)  
Số bạn trên Facebook: <500 bạn  
<1000 bạn  
43 (14,1)  
34 (22,1)  
43 (28,3)  
49 (32,0)  
260 (85,9)  
120 (77,9)  
109 (71,7)  
104 (68,0)  
1,31 (1,17 – 1,46)  
1,72 (1,37 – 2,13)  
<0,001  
<2000 bạn  
≥2000 bạn  
2,25 (1,60 – 3,11)  
Thời gian trung bình 1 lần sử dụng Facebook (giờ/ lần)  
<1 giờ  
1 – 2 giờ  
≥ 2 giờ  
30 (12,7)  
57 (20,3)  
60 (29,7)  
206 (87,3)  
224 (79,7)  
142 (70,3)  
1 (*)  
1,51 (1,26– 1,83)  
<0,001 2,28 (1,59 – 3,35)  
Thời gian thường xuyên sử dụng Facebook  
Buổi sáng: Không  
Có  
98 (18,9)  
69 (29,9)  
422 (81,1)  
162 (70,1)  
1
<0,001 1,58 (1,21 – 2,07)  
Buổi trưa: Không  
59 (17,6)  
108 (26,0)  
82 (18,1)  
84 (28,3)  
277 (82,4)  
307 (74,0)  
371 (81,9)  
213 (71,7)  
1
0,006 1,48 (1,12 – 1,97)  
1
Có  
Buổi chiều: Không  
Có  
0,001 1,56 (1,20 – 2,04)  
Buổi tối: Không  
Có  
9 (14,3)  
158 (23,0)  
54 (85,7)  
530 (77,0)  
1
0,113 1,61 (0,86 – 2,99)  
Sử dụng Facebook trước khi ngủ:  
Không  
Có  
168 (89.8)  
425 (14,4)  
1
<0,001  
19 (10,2) 146  
(25,6)  
2,52 (1,61 – 3,94)  
Mục đích sử dụng Facebook  
Học tập: Không  
Có  
113 (22,9)  
56 (21,1)  
381 (77,1)  
210 (78,9)  
1
0,565 0,92 (0,69 – 1,22)  
Tìm kiếm và cập nhật thông tin: Không  
Có  
51 (19,0)  
118 (24,0)  
218 (81,0)  
374 (76,0)  
1
0,111 1,27 (0,94 – 1,70)  
94  
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020  
Nghiên cứu Y học  
Nghiện Facebook  
Giá trị p PR (KTC 95%)  
Đặc điểm  
Có (%) (n=169) Không (%) (n=594)  
Nói chuyện, tán gẫu: Không  
Có  
45 (19,4)  
124 (23,4)  
187 (80,6)  
405 (76,6)  
1
0,217  
1,21 (0,89 – 1,64)  
Giải trí (Lướt web, xem video, nghe nhạc,..): Không  
28 (15,8)  
141 (24,1)  
133 (21,0)  
36 (28,1)  
149 (84,2)  
443 (75,9)  
500 (79,0)  
92 (71,9)  
1
Có  
0,02 1,53 (1,06 – 2,21)  
Chơi game: Không  
Có  
1
0,07  
1,34 (0,98 – 1,84)  
(*) Mối liên hệ có tính khuynh hướng  
Bảng 6: Mối liên quan đơn biến giữa nghiện Facebook và sự quan tâm của ba mẹ đối với con cái  
Nghiện Facebook  
Đặc điểm  
Giá trị p PR (KTC 95%)  
Có (%) (n=169) Không (%) (n=594)  
Sự quan tâm của ba đối với con cái (n=682):  
Không  
Có  
84 (26,4)  
85 (17,3)  
234 (73,6)  
360 (82,7)  
1
0,016  
0,013  
0,72 (0,55 – 0,94)  
Sự quan tâm của mẹ đối với con cái (n=723):  
Không  
Có  
103 (25,7)  
66 (16,8)  
298 (74,3)  
296 (83,2)  
1
0,71 (0,54 – 0,93)  
Facebook và sự quan tâm của mẹ đối với con cái.  
Bảng 7 thể hiện kết quả phân tích đa biến của  
các yếu tố liên quan là những biến số tiềm năng  
(p <0,2). Bao gồm: khối lớp, thiết bị thường  
dùng, tần số sử dụng Facebook, thời gian trung  
bình 1 lần sử dụng Facebook, các buổi trong  
ngày (sáng, trưa, chiều, tối), mục đích sử dụng  
Facebook (gồm tìm kiếm, truy cập thông tin/giải  
trí/chơi game), thói quen sử dụng Facebook  
trước khi ngủ, sự quan tâm của ba, mẹ.  
BÀN LUẬN  
Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu đã cho thấy  
nghiện Facebook rất phổ biến hiện nay và có tác  
động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần và đời sống  
xã hội ở đối tượng học sinh, sinh viên và người  
trưởng thành. Nhưng vẫn còn rất ít nghiên cứu  
tại Việt Nam. Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng  
thang đo Thai – BFAS của Thái Lan, thang đo đã  
được chuẩn hóa và nghiên cứu trên đối tượng  
học sinh THPT và cho thấy tỷ lệ nghiện  
Facebook là 22,2%. Kết quả này thấp hơn một số  
nghiên cứu tại Thái Lan (41,8%)(5), Jordan  
(38,5%)(4), Bangladesh (39,7%)(7), Malaysia  
(47,0%)(6), sự khác biệt này có thể do tần số sử  
dụng Facebook ở các nước khác nhau như tại  
Thái Lan có đến 71% dân số sử dụng Facebook,  
tương tự tại Jordan (60,9%)(4) và Maylaysia  
(75%)(6). Ngoài ra, sự khác biệt này có thể do thời  
điểm nghiên cứu khác nhau và phương pháp  
nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu tại Malaysia  
và Bangladesh với phương pháp lấy mẫu thuận  
tiện nên không có tính đại diện cho dân số và  
đặc biệt theo đánh giá sơ bộ về mạng xã hội tại  
Malaysia thì hơn 73% người dùng tự nhận thấy  
mạng xã hội có thể gây ra nghiện, đánh giá cho  
thấy tại thời điểm thực hiện nghiên cứu thì  
mạng xã hội đang là vấn đề đáng chú ý tại  
Bảng 7: Mối liên quan giữa nghiện Facebook và các  
yếu tố liên quan bằng mô hình đa biến  
Mô hình cuối cùng  
PR (KTC95%)  
Các biến đưa vào mô hình hồi quy  
đa biến  
Số bạn trên Facebook  
< 500 bạn  
1
1,56 (1,001 – 2,42)**  
1,77 (1,18 – 2,67)**  
2,03 (1,37 – 3,01)*  
< 1000 bạn  
< 2000 bạn  
≥ 2000 bạn  
Thời gian trung bình 1 lần sử dụng  
Facebook (giờ/ lần):  
1
< 1 giờ  
1- 2 giờ  
≥ 2 giờ  
1,49 (0,99 -2,23)  
2,01 (1,35 – 3,01)*  
Sự quan tâm của mẹ đối với con cái  
(n=723)  
0,63 (0,47 – 0,85)*  
(*): p <0,001  
(**): p <0,05  
Sau quá trình phân tích mô hình hồi quy đa  
biến, kết quả cho thấy các biến thực sự có mối  
liên quan đến nghiện Facebook (p <0,05), gồm:  
số bạn trên Facebook, thời gian mỗi lần sử dụng  
95  
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020  
Nghiên cứu Y học  
Malaysia. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của  
chúng tôi cũng cao hơn so với nghiên cứu tại  
Đức (8,6%)(21), Thỗ Nhĩ Kỳ (7,6%)(22) và Philippin  
(4,2%)(23), sự khác biệt này có thể do Facebook  
không phải là trang mạng xã hội chính tại các  
nước này, mạng xã hội chính được sử dụng  
nhiều là Instagram và Whatsapp(3,24) và thời  
điểm nghiên cứu khác nhau. Năm 2012 là năm  
Facebook đạt đỉnh điểm về số lượng người sử  
dụng trên toàn thế giới (1 tỷ người)(25), do đó một  
số tác giả đã thực hiện nghiên cứu đánh giá  
nghiện Facebook, tuy nhiên tại thời điểm đó  
lượng tương tác và số lượng người sử dụng trên  
Facebook không nhiều và chưa phổ biến như  
hiện nay.  
dụng thì áp lực do Facebook mang lại càng tăng  
cao. Đặc biệt, nghiên cứu chúng tôi tìm thấy mối  
liên quan giữa sự quan tâm của mẹ đến nghiện  
Facebook của học sinh, học sinh nhận được sự  
quan tâm của mẹ nhiều hơn sẽ giảm khả năng  
nghiện Facebook. Kết quả nghiên cứu của chúng  
tôi tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả  
Wang K và cộng sự, tác giả Anindita và cộng sự  
đã thực hiện và cho kết quả tương tự(29,30). Điều  
này có thể được giải thích là do mẹ chính là  
người quan tâm, chăm sóc con cái nhiều nhất,  
nên sự quan tâm của mẹ có sức ảnh hưởng rất  
lớn đến con cái và ngược lại.  
Ngoài ra, nghiên cứu cũng có một số hạn  
chế. Công cụ đánh giá nghiện Facebook sử  
dụng trong nghiên cứu này đã được chuẩn hóa  
và ứng dụng tại nhiều nơi trên thế giới. Tuy  
nhiên, tại Việt Nam công cụ này vẫn chưa  
được đánh giá tính tin cậy và giá trị. Nghiên  
cứu đã đưa ra tỷ lệ dự trù mất mẫu nhưng vẫn  
chưa dự trù được chính xác tỷ lệ này. Do đó  
dẫn đến số lượng mẫu thu được chỉ vừa đạt  
đủ cỡ mẫu dự tính ban đầu.  
Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện một số  
yếu tố thực sự có liên quan đến nghiện Faceook  
và tương đồng với các nghiên cứu trước đây sau  
khi phân tích hồi quy đa biến. Học sinh có số  
bạn bè trên Facebook càng nhiều thì càng có khả  
năng nghiện Facebook cao vì càng nhiều bạn bè  
thì nhu cầu tương tác càng cao, luôn mong  
muốn được quan tâm chú ý nhiều hơn hết nên  
sẽ thường xuyên cập nhật Facebook. Tương  
đồng với nghiên cứu của tác giả Biolcati và cộng  
sự cho thấy sự cô đơn trong các mối quan hệ gia  
đình hoặc bạn bè là nguyên nhân dẫn đến việc  
sử dụng Facebook của học sinh và việc sử dụng  
Facebook nhiều hơn sẽ làm cho học sinh cảm  
thấy bớt cô đơn hơn(26). Nghiên cứu cũng tìm  
thấy học sinh sử dụng Facebook càng nhiều càng  
có nguy cơ nghiện Facebook. Kết quả này phù  
hợp với nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Sơn  
thực hiện tại TP. HCM(27) và tác giả Trần Thị  
Minh Đức cùng cộng sự thực hiện tại 6 thành  
phố lớn tại Việt Nam(28) và nghiên cứu thực hiện  
tại Thái Lan, Joran, Bangladesh, Malaysia, sinh  
viên sử dụng Facebook >5 giờ đồng hồ có khả  
năng gây nghiện(4,5,6,7,10). Điều này có thể giải  
thích do học sinh đang sử dụng một công cụ với  
quá nhiều tính năng như Facebook – vừa có thể  
trao đổi thông tin, cập nhật tin tức, nói chuyện  
với mọi người, như vậy khi đang sử dụng thì  
người dùng không thể bỏ được, vô tình càng sử  
KẾT LUẬN  
Tỷ lệ nghiện Facebook ở học sinh THPT tại  
địa bàn thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai  
là 22,2%. Kết quả này cho thấy nghiện Facebook  
cũng là vấn đề đáng quan tâm ở độ tuổi học sinh  
THPT và đặc biệt là những đối tượng học sinh  
có đặc điểm góp phần gia tăng nghiện Facebook  
mà nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện được.  
Qua kết quả nghiên cứu, học sinh nên hạn chế  
sử dụng Facebook vào ban ngày và những giờ  
trước khi ngủ, chỉ nên sử dụng dưới 2 giờ/ngày  
và đặc biệt mẹ nên quan tâm đến con cái vì đây  
có thể là biện pháp dự phòng hiệu quả để hạn  
chế việc sử dụng Facebook quá mức ở học sinh.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Facebook INC (2018). The Facebook company info. URL:  
2. We are Social (2019). Social media users pass 3.5 billion. URL:  
users-pass-3-5-billion.  
3. We are social (2018) Digital in 2018 in southeast asia - part 1  
northwest.  
URL:  
96  
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020  
Nghiên cứu Y học  
southeast-asia-part-1-northwest-86866386.  
17. Murphy E, Brewin C. R, Silka L (1997). The assessment of  
parenting using the parental bonding instrument: two or three  
factors? Psychol Med, 27(2):333-41.  
4. Alzougool B (2018). The impact of motives for Facebook use on  
Facebook addiction among ordinary users in Jordan. Int J Soc  
Psychiatry, 64(6): 528-535.  
18. Wilhelm K, Niven H, Parker G, Hadzi-Pavlovic D (2005). The  
stability of the Parental Bonding Instrument over a 20-year  
period. Psychol Med, 35(3):387-93.  
5. Hanprathet N, Manwong M, Khumsri J, Yingyeun R,  
Phanasathit M (2015). Facebook Addiction and Its Relationship  
with Mental Health among Thai High School Students. J Med  
Assoc Thai, 98(S3):81-90.  
19. Andreassen CS, Torsheim T, Brunborg GS, Pallesen S (2012).  
Development of a Facebook Addiction Scale. Psychol Rep,  
110(2):501-17.  
6. Jafarkarimi H, Alex T.H.S, Saadatdoost R, Jee M. H (2016)  
Facebook Addiction among Malaysian Students. International  
Journal of Information and Education Technology, 6 (6): 465-69.  
7. Mamun MAA, Griffiths MD (2019). The association between  
Facebook addiction and depression: A pilot survey study  
among Bangladeshi students. Psychiatry Res, 271:628-633.  
8. Farooqi H, Patel H, Aslam HM, Ansari IQ, Khan M, Iqbal N, et  
al (2013). Effect of Facebook on the life of Medical University  
students. Int Arch Med, 6(1):40-48.  
20. Phanasathit M, Manwong M, Hanprathet N, Khumsri J,  
Yingyeun R (2015) Validation of the Thai version of Bergen  
Facebook addiction scale (Thai-BFAS). J Med Assoc Thai,  
98(S2):108-17.  
21. Brailovskaia J, Schillack H, Margraf  
J (2018). Facebook  
Addiction Disorder in Germany. Cyberpsychol Behav Soc Netw,  
21(7):450-456.  
22. Koc M, Gulyagci S (2013). Facebook addiction among Turkish  
college students: the role of psychological health, demographic,  
and usage characteristics. Cyberpsychol Behav Soc Netw, 16(4):279-  
84.  
9. Nguyễn Thị Thu Thảo (2016). Ảnh hưởng của mạng xã hội trực  
tuyến đối với kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông  
tại huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai năm 2016. Khóa luận tốt  
nghiệp Cử nhân Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ  
Chí Minh.  
23. Marcial DE (2013). Are you a facebook addict? Measuring  
facebook addiction in the Philippine University. International  
Proceedings of Economics Development and Research 66:1-4.  
24. We are Social (2018). Digital in 2018 in Western Europe. URL:  
northern-europe-part-1-west-86864045.  
10. Khumsri J, Yingyeun R, Mereerat, Manwong, Hanprathet N,  
Phanasathit M (2015). Prevalence of Facebook Addiction and  
Related Factors Among Thai High School Students. J Med Assoc  
Thai, 98(S3):S51-60.  
25. Facebok.com  
(2018).  
Số  
liệu  
thống  
kê.  
URL:  
on  
11. Frison E, Eggermont S (2016). Gender and Facebook motives as  
predictors of specific types of Facebook use: A latent growth  
curve analysis in adolescence. J Adolesc, 52:182-90.  
12. Marino C, Mazzieri E, Caselli G, Vieno A, Spada MM (2018).  
Motives to use Facebook and problematic Facebook use in  
adolescents. J Behav Addict, 7(2):276-283.  
10/12/2018.  
Accessed  
26. Biolcati R, Mancini G, Pupi V, Mugheddu V (2018). Facebook  
Addiction: Onset Predictors. J Clin Med, 7(6):1-12.  
27. Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Huỳnh Ngọc Trâm (2014). Thực trạng  
việc sử dụng Facebook của thanh thiếu niên 15-18 tuổi tại thành  
phố Hồ Chí Minh. Khoa học Xã hội ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, 63:46-  
53.  
13. Cổng thông tin điện tử Thị xã Long khánh (2019). Tổng đặc  
điểm văn hóa - xã hội Thành phố Long Khánh. URL:  
CatID=4.  
28. Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái (2014). Sử dụng mạng  
xã hội trong sinh viên Việt Nam. Khoa học xã hội Việt Nam,  
8(81):51-60.  
14. Thông tin điện tử thành phố Long Khánh (2019). Định hướng  
Quy hoạch tổng thể KTXH trên điạ bàn Thị xã Long Khánh.  
URL:  
29. Chakraborty A (2016) Facebook Addiction: An Emerging  
Problem. The American Journal of Psychiatry, 11(12):7-9.  
30. Wang K, Frison E, Eggermont S, Vandenbosch L (2018) Active  
public Facebook use and adolescents' feelings of loneliness:  
Evidence for a curvilinear relationship. J Adolesc, 67:35-44.  
CatID=42.  
15. UBND tỉnh Đồng Nai (2018). Tóm tắt Đề án Long Khánh 2018.  
URL:  
t%20de%20an%20Long%20Khanh-2018.pdf.  
Ngày nhận bài báo:  
22/11/2019  
26/11/2019  
10/03/2020  
Ngày phản biện nhận xét bài báo:  
Ngày bài báo được đăng:  
16. Parker  
G
(1989). The Parental Bonding Instrument:  
psychometric properties reviewed. Psychiatr Dev, 7(4):317-35.  
97  
pdf 8 trang yennguyen 14/04/2022 2540
Bạn đang xem tài liệu "Tỷ lệ nghiện Facebook và các yếu tố liên quan ở học sinh Trung học Phổ thông tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfty_le_nghien_facebook_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_hoc_sinh_tru.pdf