Tuyên Quang với việc tạo điều kiện cơ sở vật chất, đảm bảo an ninh cho đoàn đại biểu cách mạng Lào hoạt động tại xã Mĩ Bằng (Huyện Yên Sơn) từ năm 1950-1952

No.18_Oct 2020|S18 Tháng 10 năm 2020|p.104-109  
DOI:  
TP CHÍ KHOA HỌC ĐI HC TÂN TRÀO  
ISSN: 2354 - 1431  
TUYÊN QUANG VỚI VIỆC TẠO ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, ĐẢM BẢO  
AN NINH CHO ĐOÀN ĐẠI BIỂU CÁCH MẠNG LÀO HOẠT ĐỘNG  
TẠI MĨ BẰNG (HUYỆN YÊN SƠN) TỪ NĂM 1950 - 1952.  
Hoàng Thị Thu Dung1*  
1 Đại học Tân Trào  
* Email: hoangthithudung@gmail.com  
Thông tin bài viết  
Tóm tt  
Tuyên Quang là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, giáp với  
các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Trong lịch sử dựng nước  
và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Tuyên Quang luôn được coi là vùng đất có  
vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh. Trong  
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Tuyên Quang trở thành căn cứ cách  
mạng chính yếu của Đảng, ngoài ra cũng là nơi bảo vệ an toàn cho đoàn đại  
biểu cách mạng Lào trong thời gian sống và hoạt động tại Việt Nam.  
Ngày nhn bài:  
15/7/2020  
Ngày duyệt đăng:  
20/9/2020  
Tkhóa:  
Tuyên Quang, Kháng  
chiến chống Pháp, Căn cứ  
cách mạng.  
Nơi đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc anh  
em. Từ buổi sơ khai, mảnh đất này đã có người  
Mở đầu  
Tuyên Quang, với địa hình hiểm trở, núi rừng  
trùng trùng điệp điệp chiếm đến 73,3% diện tích toàn  
tỉnh. Về phía Tây Bắc có nhiều ngọn núi cao trên  
1000m, phía đông nối liền với dãy Tam Đảo, dãy núi  
Thanh Sơn… Tất cả các rãy núi ấy tạo nên địa thế  
hiểm trở cho vùng đất này. Với địa thế như vậy,  
mảnh đất này từng được coi là “Trấn biên” che chở  
cho vùng đất “Kinh trấn”. Tấm bia đá trên núi Thổ  
Sơn có ghi:  
nguyên thuỷ sinh sống. Đây cũng là vùng đất có bề  
dầy văn hóa, lịch sử, cách mạng. Tuyên Quang là nơi  
Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng  
đã sống và hoạt động cách mạng trong thời tiền khởi  
nghĩa. Trong cách mạnh tháng Tám năm 1945,  
Tuyên Quang có vị trí, vai trò vô cùng trọng đại. Tại  
xã Tân Trào, huyện Sơn Dương đã diễn ra nhiều sự  
kiện lịch sử quan trọng quyết định đến thời cơ và vận  
mệnh của dân tộc. Hội nghị toàn quốc của đảng từ  
ngày 13 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945 đã quyết định  
phát động toàn dân tổng khởi nghĩa. Tiếp đó trong  
hai ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945, Quốc dân đại  
hội được triệu tập. Đại hội đã quyết định nhiều vấn  
đề trọng đại của đất nước.  
“An biên viễn hải ưu kim bạc  
Tuyên Thành vạn cổ án Thăng Long”  
Dịch nghĩa:  
“Vùng an biên xa biển có nhiều vàng bạc  
Thành Tuyên Quang đời đời che chắn cho Thăng Long”  
[1, Tr.13]  
Với vị trí quan trọng, hiểm yếu, nhưng cũng hết  
sức thuận lợi, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh  
H.T.T.Dung/ No.18_Oct 2020|p.104-109  
Tuyên Quang đã được Đảng, Chính phủ chọn làm địa  
Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm  
lược lần thứ 2, chúng nổ súng đánh chiếm Sài Gòn,  
đánh sang Lào, Campuchia, và phát triển ra toàn cõi  
Đông Dương. Ba nước Việt Nam, Cam Pu Chia và  
Lào bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp  
lần thứ hai. Ngày 20/01/1949, Quân đội Lào Ít-xa-la  
(tiền thân của Quân đội Nhân dân Lào) được thành  
lập tại vùng căn cứ Xiềng Khọ (Hủa Phăn) do đồng  
chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản làm Tổng Chỉ huy. Mặc dù  
có quân đội nhưng tình hình cách mạng Lào lúc này  
hết sức khó khăn rất cần sự giúp đỡ của Đảng cộng  
sản Việt Nam.  
bàn hoạt động của đoàn đại biểu cách mạng Lào  
trong thời gian sông và hoạt động tại Tuyên Quang từ  
năm 1950 đến năm 1952.  
Nội dung  
Việt Nam Lào là hai nước láng giềng có những  
nét tương đồng về văn hóa, vốn có quan hệ gần gũi  
lâu đời. Sự gần gũi về lịch sử phát triển và lịch sử  
văn hóa cùng sự tương đồng về việc lựa chọn con  
đường phát triển trong đấu tranh giải phóng dân tộc  
cũng như trong xây dựng đất nước trở thành một  
trong những nhân tố mang ý nghĩa quyết định tạo lập  
mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt – Lào. Ngay từ  
sớm, Đảng ta và Hồ Chủ Tịch đã xác định tình đoàn  
kết và liên minh chiến đấu Việt Nam Lào có vai trò  
đặc biệt đối với cuộc cách mạng ở mỗi nước.Tình  
hữu nghị, đoàn kết giữa hai Đảng, Chính phủ hai  
nước Việt Nam - Lào và sự gắn bó thủy chung, keo  
sơn giữa dân tộc Việt Nam và nhân dân các bộ tộc  
Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay-  
xỏn Phôm-vi-hản trực tiếp gây dựng nền móng, được  
các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, nhân dân hai  
nước quý trọng, nâng niu và dày công vun đắp.  
Sau nhiều lần trao đổi thư từ qua lại của hai nhà  
lãnh đạo cao cấp hai nước Việt Nam và Lào, đến cuối  
tháng 11 năm 1949, nhận lời mời của Chủ tịch nước  
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chủ tịch Hồ Chí Minh,  
Hoàng thân Xu Phan Nu Vông và các đồng chí cán  
bộ cách mạng cao cấp Lào đã rời căn cứ kháng chiến  
tại Sầm Nưa (thuộc Thượng Lào), vượt qua rãy  
Trường Sơn sang đến Việt Nam. Đoàn đại biểu Lào  
đã đi qua các căn cứ cách mạng của ta lúc bấy giờ tại  
các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Hòa Bình,... Cuối tháng  
12 năm 1949, sau gần một tháng băng rừng, vượt núi,  
Hoàng thân cùng với các cán bộ cách mạng Lào đến  
Hà Nội. Từ Hà Nội, Hoàng thân Xu Phan Nu Vông  
đã lên căn cứ địa Tân Trào, Tuyên Quang. Tại đây đã  
diễn ra cuộc gặp gỡ giữa hai vị lãnh đạo cao cấp Chủ  
tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Xu Phan Nu Vông.  
Sau cuộc gặp gỡ lịch sử đó, Bác và các đồng chí cách  
mạng đã chọn xã Mĩ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh  
Tuyên Quang làm địa bàn ở và hoạt động cho đoàn  
đại biểu cách mạng Lào. “Những năm 1950-1951,  
các thôn Làng Ngòi, Đá Bàn thuộc xã Mỹ Lâm,  
huyện Yên Sơn được chọn làm nơi ở và làm việc của  
chính phủ kháng chiến Lào, nơi tập trung những cán  
bộ cao cấp nhất của cách mạng Lào”.  
Trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc  
trước năm 1946, nhân dân hai nước Việt Nam – Lào  
đã nương tựa vào nhau, dưới sự lãnh đạo của Đảng  
Cộng sản Đông Dương, cùng chiến đấu chống lại ách  
thống trị của thực dân, phát xít. Sự đoàn kết của nhân  
dân hai nước đã đem lại kết quả rõ rệt khi cả Việt  
Nam và Lào đều giành thắng lợi, tuyên bố độc lập  
gần như đồng thời (Chính phủ Việt Nam Dân chủ  
Cộng hòa ra đời ngày 2 tháng 9 năm 1945, còn Chính  
phủ Lào Ítxala ra đời ngày 12 tháng 10 năm 1945).  
Ngay sau khi được thành lập, hai nhà nước, hai  
chính quyền mới đã có những hoạt động chính trị để  
củng cố, nâng tầm quan hệ Việt – Lào. Ngày 16  
tháng 10 năm 1945, Chính phủ hai nước đã kí kết  
Hiệp ước tương trợ Lào – Việt, và đến ngày 30 tháng  
10 năm 1945, Hiệp định về tổ chức Liên quân Lào –  
Việt cũng được kí kết. Với hai hiệp định này, mối  
quan hệ Việt – Lào không còn là mối quan hệ truyền  
thống giữa nhân dân hai nước, mà đã trở thành mối  
quan hệ có tính pháp lý – quan hệ giữa hai nhà nước  
độc lập vừa mới hình thành. Sự kiện này giúp thúc  
đẩy hơn nữa tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai  
nước trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ còn  
lại của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.  
Nhận trách nhiệm khó khăn và cũng vinh dự,  
Tuyên Quang đã thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng và  
Bác giao phó, hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc tế đối  
với nước bạn Lào.  
1. Chuẩn bị cơ sở vất chất tại đón đoàn đại biểu  
cách mạng Lào từ cuối 1949 đầu 1950  
Trong quá trình đoàn đại biểu Lào trên đường tời  
Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Hồ Chí  
Minh, để tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn cán bộ Lào  
trong thời gian hoạt động tại Việt Nam. Đảng, Chính  
phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành và lãnh đạo tỉnh  
H.T.T.Dung/ No.18_Oct 2020|p.104-109  
Tuyên Quang khẩn trương chuẩn bị mọi điều kiện  
chí Hoàng Văn Sinh - Bí thư chi bộ xã, Nguyễn Văn  
Cẩn - Chủ tịch Uỷ ban hành chính kháng chiến xã  
sau khi xem xét, chọn địa điểm đã cùng nhân dân  
dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê Dung - Thứ trưởng  
Bộ Giao thông sửa sang khu học xá quân dân miền  
núi1 tại gò Tre, xóm Thổ, Làng Ngòi làm nơi ở của  
đoàn. Nhân dân thôn làng Ngòi và bộ đội, dân quân  
du kích đã góp công, góp sức, nhanh tróng sửa  
đường, mở đường đi để đón đoàn.  
chu đáo về cơ sở, vật chất, an ninh bảo vệ đoàn.  
Cụ thể là “chỉ đạo một số ngành và địa phương  
Tuyên Quang khẩn trương chuẩn bị cơ sở vật chất  
cho đoàn cán bộ cách mạng Lào” [5; Tr113]. Giao  
cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang trực tiếp  
phụ trách việc chuẩn bị mọi điều kiện vật chất nhằm  
đảm bảo an toàn tuyệt đối và mọi điều kiện thuận lợi  
nhất cho sinh hoạt của đoàn đại biểu cách mạng Lào  
ở và hoạt động tại tỉnh.  
Chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận  
Ítxala của nhân dân các bộ tộc Lào vào năm 1950,  
quân và dân xã Mỹ Bằng dưới sự chỉ huy của chính  
quyền cách mạng, đã xây dựng khu căn cứ cách  
mạng Lào tại thôn Đá Bàn làm cơ sở cho đoàn đại  
biểu nước bạn tiến hành Đại hội. Để đảm bảo an  
toàn, bí mật, các ngôi nhà được làm trong khu rừng  
già, ẩn dưới những tán cây to. Toàn bộ nguyên vật  
liệu được khai thác tại địa phương.  
Nhận được sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, lãnh  
đạo tỉnh Tuyên Quang đã vạch ra kế hoạch bảo vệ an  
ninh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đoàn cán bộ  
cách mạng cao cấp của Lào hoạt động trong thời gian  
ở Tuyên Quang. Sau khi đưa ra các phương án chọn  
địa bàn cho đoàn đại biểu cách mạng Lào ở và hoạt  
động tại Tuyên Quang, lãnh đạo tỉnh đã quyết định  
chọn xã Mĩ Bằng, huyện Yên Sơn làm nơi xây dựng  
đại bản doanh cho đoàn cán bộ cách mạng Lào sinh  
sống và hoạt động trong thời gian ở Việt Nam theo  
lời mời của Hồ Chủ Tịch.  
Nhà ở, làm việc của Hoàng thân Xu Pha Nu Vông  
có chiều dài 7m, rộng 4m, cột được làm bàng gỗ  
rừng, vách bằng nứa đan nong đôi, mái lợp lá cọ,  
trong nhà có một số đồ dùng cá nhân do nhân dân địa  
phương cho mượn; cách nhà Hoàng thân khoảng  
300m là Hội trường có chiều dài 15m, rộng 6m, cột  
bằng gỗ, vách bằng nứa đan nong đôi, mái lợp lá cọ;  
trong hội trường có sân khấu đắp bằng đất, bàn ghế  
bằng tre nứa, chân bàn chôn xuống đất.  
Mỹ Bằng là một xã miền núi nằm ở phía Tây của  
huyện Yên Sơn. Nằm ở vị trí giáp ranh giữa ba tỉnh  
Tuyên Quang - Yên Bái - Phú Thọ, là cửa ngõ phía  
Tây Bắc của Tuyên Quang, nối liền giữa Tây Bắc và  
Việt Bắc, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn có vị trí chiến  
lược quan trọng. Từ đây có thể dễ dàng cơ động đi  
Chiêm Hóa, Tân Trào đặc biêt là trung tâm tỉnh lị  
Tuyên Quang. Xã Mỹ Bằng có “vùng rừng đồi đan  
xen với các dãy núi chiếm phần lớn diện tích trong xã  
chủ yếu là những đồi rừng bát úp trải dài xuống phía  
Nam của xã. Trước đây là những rừng cây rậm rạp  
thuận lợi cho việc đóng quân, trú ẩn và sản xuất của  
các công binh xưởng, cơ quan đơn vị bộ đội[3;tr3].  
Bếp và nhà ăn cột bằng tre, vách bằng nứa đan  
nong đôi. mái lợp lá cọ. Hệ thống hầm hào được đào  
quanh nhà Hoàng thân, nối với hội trường, nhà ăn.  
Hào sâu 2m, rộng khoảng 80cm; hầm sâu 3m, rộng  
2,5m, trong hầm có kê bàn ghế bằng tre. nứa, chân  
bàn chôn xuống đất, nóc hầm lát gỗ rừng, đuơng kính  
khoảng 20cm.  
Cho đến khoảng tháng 5 năm 1950, mọi công  
việc chuẩn bị đón đoàn đại biểu cao cấp cách mạng  
Lào hoàn thành. Đồng chí Nguyễn Công Hoan, Chủ  
tịch tỉnh Tuyên Quang, đồng chí Chủ tịch huyện Yên  
Sơn và lãnh đạo xã Mỹ Bằng chuẩn bị đón đoàn.  
Tháng 6 năm 1950 Hoàng thân Xu Pha Nu vông,  
đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản, Khămtày  
Siphănđon, Phu Ma cùng các đồng chí cán bộ, bộ đội  
cách mạng Lào đã theo đường Hiên đến ở và làm  
việc tại thôn Làng Ngòi, xã Mỹ Bằng, huyện Yên  
Sơn, tỉnh Tuyên Quang.  
Nhân dân xã Mỹ Bằng có tinh thần yêu nước và  
cách nạng, năm 1943, cơ sở Việt Minh đầu tiên được  
thành lập tại đây; năm 1944, trụ sở Việt Minh được  
xây dựng tại sườn núi Là xã Mỹ Bằng. Với những  
yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", xã Mỹ Bằng,  
huyện Yên Sơn được chọn là nơi xây dựng đại bản  
doanh của Đoàn cán bộ cách mạng Lào trong kháng  
chiến chống thực dân Phằp xâm lược.  
Đầu 1950, đồng chí Nguyễn Công Bình - Chủ  
tịch tỉnh Tuyên Quang đã chỉ thị cho đồng chí Châu  
Sáng - Chủ tịch huyện Yên Sơn và các đồng chí lãnh  
đạo xã Mỹ Bằng chuẩn bị mọi mặt để đón đoàn cách  
mạng Lào đến ở và hoạt động” [ 4; tr.11]. Các đồng  
1
Đây là một trường học đào tạo con em các dân tc trong  
vùng. Năm 1949, trường sáp nhp với trường min núi ở  
Liên khu X và chuyển đi địa phương khác.  
H.T.T.Dung/ No.18_Oct 2020|p.104-109  
Sau khi chọn được nơi ở cho đoàn đại biểu cách  
mạng Lào, các đồng chí lãnh đạo huyện Yên Sơn  
được giao nhiệm vụ chính bảo vệ an toàn cho đoàn  
cán bộ cách mạng Lào, đặc biệt là hoàng thân Xu  
Phan Nu Vông. An ninh được kiểm soát chặt chẽ,  
các điểm ngã ba, ngã tư vào xóm Ngòi như ở xóm  
Cây Quân, xóm Lũng, đường Thác Ông được đặt  
thêm các vọng gác để kiểm tra người lạ mặt”  
[3;tr16].  
2. Công tác đảm bảo an ninh cho đoàn đại biểu  
cách mạng Lào tại Mĩ Bằng, Yên Sơn  
Trong thời gian đoàn đại biểu cách mạng Lào  
hoạt động tại Tuyên Quang, quân và dân Tuyên  
Quang, cụ thể là các đồng chí lãnh đạo huyện Yên  
Sơn cùng nhân dân khu Gò Tre, xóm Thổ, thôn Làng  
Ngòi, thôn Đá Bàn cùng toàn thể bà con nhân dân xã  
Mĩ Bằng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi đảm bảo an  
ninh an toàn cho đoàn sinh hoạt, bảo vệ an toàn tuyệt  
đối trong thời gian đoàn sinh sống và hoạt động.  
Nhận được sự quan tâm, bảo vệ đặc biệt của nhân  
dân, chính quyền và công an tỉnh Tuyên Quang, năm  
1950, tại xã Mĩ Bằng, huyện Yên Sơn đã diễn ra Đại  
hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Ítxala của nhân dân  
các bộ tộc Lào. Hội nghị đã có nhiều quyết định to  
lớn quyết định đến vận mệnh của nước bạn Lào sau  
này. Hội nghị Itsxala cũng là bước chuẩn bị cho mọi  
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp –  
Mĩ của nhân dân Lào. Sau khi Hội nghị toàn quốc lần  
thứ 3 của Đảng Cộng sản Đông Dương kết thúc,  
Chính phủ kháng chiến Lào, Mặt trận dân tộc thống  
nhất Lào cũng được thành lập (tháng 8 năm 1950, tại  
Trong thời gian đoàn đại biểu cán bộ cao cấp  
cách mạng Lào hoạt động tại Tuyên Quang, Đồng chí  
Nguyễn Công Bình - Chủ tịch tỉnh Tuyên Quang đã  
trực tiếp phụ trách công việc. Đồng chí Châu Sáng -  
Chủ tịch huyện Yên Sơn là người chỉ đạo trực tiếp  
việc bảo vệ an ninh cho đoàn. Bảo vệ vòng trong cho  
hoàng thân Xu Phan Nu Vông, đồng chí Cay-xỏn  
Phôm-vi-hản là khoảng 200 chiến sĩ thuộc đại đội  
Champa Sắc của Lào. Bảo vệ an ninh vòng ngoài cho  
đoàn là một tiểu đội bộ đội quân đội nhân dân Việt  
Nam, phối hợp với dân quân, du kích xã Mĩ Bằng.  
Lực lượng Công an Tuyên Quang được giao nhiệm  
vụ bảo vệ vòng ngoài trên tuyến Quốc lộ 13A (nay là  
Quốc lộ 37), bến phà Hiên và các xã xung quanh khu  
vực căn cứ cách mạng Lào. Đồng chí Nguyễn Văn  
Luân2, Trưởng ty Công An Tuyên Quang là người  
trực tiếp chỉ đạo công an Tuyên Quang phối hợp với  
bộ đội địa phương và dân quân du kích bảo vệ an  
toàn cho đoàn cán bộ cách mạng cao cấp của nước  
bạn Lào.  
Tuyên Quang  
– Việt Nam) do Hoàng thân  
Xuphanuvong làm Chủ tịch kiêm Thủ tướng Chính  
phủ. Sự kiện này không chỉ đánh dấu sự trưởng thành  
của cuộc cách mạng Lào mà còn là kết quả của tình  
đoàn kết lâu dài giữa nhân dân Lào và nhân dân Việt  
Nam trong đó khẳng định vai trò quan trọng của  
Tuyên Quang với sự kiện lịch sử này.  
Sau khi Đại hội Neo Lào Ítxala diễn ra thành  
công tại thôn Làng Ngòi, để đảm bảo cho an ninh và  
bí mật của đoàn, tháng 9 năm 1950, lực lượng an  
ninh của Tuyên Quang đã bố trí cho đoàn cán bộ  
cách mạng Lào 200 chiến sĩ thuộc đại đội Champa  
Sắc của Lào o ở tại thôm Đá Bàn, xã Mĩ Bằng.  
Trong khi chờ đợi dựng doanh trại cho đoàn ở bên  
kia suối phía Tây Bắc của thôn, đoàn cán bộ cách  
mạng Lào đã được bố trí ở các nhà dân tại thôn Đá  
Bàn. Cụ thể:  
Công an Tuyên Quang đã vận động quần chúng  
nhân dân tích cực ủng hộ phong trào bảo vệ an ninh,  
trật tự, thực hiện chính sách "ba không", làm "tai,  
mắt" cung cấp cho công an và các lực lượng bảo vệ  
phát hiện kẻ gian, giữ bí mật an toàn cho khu cách  
mạng Lào. Công an Tuyên Quang cũng tăng cường  
huấn luyện nghiệp vụ cho công an xã, tăng cường  
kiểm soát chặt chẽ khu vực xã Mĩ Bằng và các khu  
vực lân cận. Việc kiểm soát nghiêm ngặt để phát hiện  
người lạ trong khu vực. Công an Tuyên Quang đã  
làm tốt công tác “phòng gian bảo mật”, phát động  
nhân dân xây dựng thế trận bảo vệ an ninh nên đã  
đảm bảo an toàn cho đoàn cán bộ cách mạng cao cấp  
của nước bạn Lào trong thời gian hoạt động tại  
Tuyên Quang.  
Hoàng thân Xu Phan Nu Vông ở nhà ông Lí An  
(tên thật là Lê Quang Trung). Ngôi nhà Hoàng thân ở  
là căn nhà sàn gỗ 4 gian, rộng rãi, thoáng mát được  
dựng trên lưng đồi. Tại ngôi nhà này, Bác Hồ đã đến  
thăm Hoàng thân và chụp ảnh với toàn thể gia đình  
ông Lí An. Ngôi nhà cũng là nơi diễn ra các cuộc họp  
của đoàn cán bộ cách mạng Lào trong thời gian đoàn  
ở Đá Bàn.  
2
Đồng chí Nguyễn Văn Luân (tức Lê Minh Cường còn có  
tên là Lê Danh H) gichức trưởng ty Công an Tuyên  
Quang từ năm 1947 đến 1957.  
H.T.T.Dung/ No.18_Oct 2020|p.104-109  
Vừa thực hiện nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc  
Với những đóng góp của Tuyên Quang với cuộc  
cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân Lào, với mối  
quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào trong lịch sử và  
thời kỳ hiện nay, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyen  
Quang đã vinh dự nhận được Huân chương Itsala  
hạng nhất của Đảng và Nhà nước Lào tặng. Đảng và  
chính quyền tỉnh Tuyên Quang luôn giữ gìn và phát  
huy truyền thống quý báu trong mối quan hệ hữu  
nghị giữa hai nước vốn tốt đẹp và bền vững. Tuyên  
Quang góp phần to lớn trong việc xây dựng mối quan  
hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp  
tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào. Đó  
chính là mối quan hệ thủy chung, trong sáng hiếm có  
trên thế giới, là tài sản vô giá, nhân tố quan trọng  
trong sự phát triển của hai nước. Song song với quan  
hệ hợp tác toàn diện cấp nhà nước, các hình thức hợp  
tác và kết nghĩa giữa các địa phương của hai nước  
cũng không ngừng được mở rộng. Với vai trò nói  
trên, Tuyên Quang như một “địa chỉ đỏ” và là điểm  
đến tất yếu của những chuyến hành hương trở về cội  
nguồn của các đoàn đại biểu cao cấp Lào mỗi khi  
sang thăm Việt Nam.  
của dân tộc, quân dân Yên Sơn vừa thay mặt nhân  
dân cả nước làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả đối với  
cách mạng Lào. Nhân dân các dân tộc trong vùng hết  
lòng giúp đỡ, bảo vệ, cung cấp lương thực thực  
phẩm; cho mượn mọi đồ dùng cần thiết như giường  
tủ, bàn ghế, mâm, bát, nồi, chậu... Hoàng Thân Xu  
Phan Nu Vông thường xuyên thăm hỏi bà con ở xung  
quanh khu vực doanh trại. Đoàn đã tổ chức ăn tết  
Nguyên đán cổ truyền của Việt Nam cùng nhân dân  
thôn Đá Bàn rất vui vẻ vào xuân Tân Mão năm 19513  
và đi chúc tết nhân dân địa phương, mừng tuổi các  
cháu thiếu nhi ở quanh thôn Đá Bàn. Các đồng chí  
cách mạng Lào đặc biệt là Hoàng thân và một số cán  
bộ nước Lào thường hay ra bãi đất trống phía Tây  
của thôn để đá bóng với bộ đội ta và thanh niên trong  
thôn. Bà con người dân tộc xã Mĩ Bằng, đặc biệt là  
đồng bào dân tộc Dao Quần trắng ở Đá Bàn rất quý  
mến Hoàng thân Xu Phan Nu Vông và đoàn cán bộ  
cách mạng Lào. Họ thường xuyên giúp đỡ các vật  
dụng cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày và tặng gạo,  
rau, bắp, muối... Khi săn bắn được thú rừng hoặc  
những ngày tết, giỗ chạp đồng bào thường mang  
rượu, thịt, bún, bánh... đến biếu. Bà con nơi đây coi  
Hoàng thân Xu Phan Nu Vông và cán bộ Lào như  
anh em ruột thịt4.  
REFERENCES  
[1] Provincial Party Executive Committee Tuyen  
Quang (2001), History of Tuyen Quang province  
Party Committee, National Political Publishing  
House, Hanoi..  
Kết luận  
Việc bảo đảm an toàn và tuyệt đối bí mật của lực  
lượng bộ đội, công an và nhân dân Yên Sơn đối với  
nơi ở và đóng quân của Chính phủ kháng chiến Lào  
trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp  
đã góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ tốt đẹp  
giữa hai nước, hai dân tộc Việt - Lào. Tuyên Quang  
tỉnh có vai trò đặc biệt quan trọng, là nơi mối quan  
hệ Việt Nam – Lào được thiết lập và tạo cơ sở cho  
mọi liên minh hai nước sau này trong cuộc đấu tranh  
giành và bảo vệ độc lập dân tộc của hai quốc gia. Là  
khởi nguồn của mọi thắng lợi trong hai cuộc kháng  
chiến chống đế quốc Pháp và Mĩ. Tuyên Quang  
không chỉ là căn cứ cách mạng của nước ta mà còn là  
căn cứ cách mạng của nước bạn Lào trong thời kỳ  
chuẩn bị xây dựng chính phủ kháng chiến và lực  
lượng kháng chiến Lào.  
[2] Yen Son District Party Committee (2014) Yen  
Son District Party Committee History, Su That  
Publishing House, Hanoi.  
[3] Party Committee of My Bang Commune  
(2017), History of the Party Committee of My Bang  
Commune (Period 1945-2015)  
[4] Tuyen Quang Museum (2014), Profile 02 /  
LLBSDT-BT Lao revolutionary relic in Lang Ngoi  
village, Da Ban, My Bang commune, Yen Son,  
Tuyen Quang (2nd time).  
[5] Quan Van Dung (2009), Tuyen Quang, the  
resistance capital, Ethnic Culture Publishing House,  
Hanoi.  
[6] Archives of Tuyen Quang police (2005),  
Chronicle of the People's Police of Tuyen Quang  
1945-1954  
3 Buổi liên hoan đưc tchc tại đình đồi - nơi có hang Đá  
Bàn. Bàn ghế đưc làm bng tre, na và kê thành nhng  
dãy dài.  
[7] Vietnamese Military History Institute -  
Ministry of Defense (2014) History of Vietnamese  
Military Thought - Volume IV, National Political  
Publishing House.  
4
Ghi theo li kcủa ông Tướng Văn Linh, lão thành cách  
mạng sinh năm 1935 tại thôn Đá Bàn vào năm 2016. Gia  
đình ông đã vinh dự được các đồng chí cách mng cao cp  
Lào đến và hoạt động trong thi kỳ ở Tuyên Quang.  
H.T.T.Dung/ No.18_Oct 2020|p.104-109  
TUYEN QUANG A PLACE HAVING FAVOURABLE FACILITIES AND ENSURING  
SECURITY FOR THE LAO REVOLUTIONARY DELEGATION OPERATINGINMY  
BANGCOMMUNE(YENSONDISTRICT)FROM1950TO1952)  
Article info  
Abstract  
Tuyen Quang is a province in the mountainous area of northern Vietnam,  
bordering the provinces of Thai Nguyen, Phu Tho, Vinh Phuc, and Yen Bai. In the  
history of building and defending the country of the Vietnamese people, Tuyen  
Quang has always been considered a land with an important strategic position in  
politics, economy, defense and security. During the resistance war against the  
French colonialism, Tuyen Quang became the Party's main revolutionary base, in  
addition, was also a safe place for the Lao revolutionary delegation while living  
and operating in Vietnam.  
Recieved:  
15/7/2020  
Accepted:  
20/9/2020  
Keywords:  
Tuyen Quang,  
Resistance against the  
French, revolutionary  
base  
pdf 6 trang yennguyen 21/04/2022 1420
Bạn đang xem tài liệu "Tuyên Quang với việc tạo điều kiện cơ sở vật chất, đảm bảo an ninh cho đoàn đại biểu cách mạng Lào hoạt động tại xã Mĩ Bằng (Huyện Yên Sơn) từ năm 1950-1952", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftuyen_quang_voi_viec_tao_dieu_kien_co_so_vat_chat_dam_bao_an.pdf