Toàn văn “Thiết bị gá kẹp phôi hàn đa năng sử dụng khí nén” trong dạy học thực hành nghề

TOÀN VĂN GIẢI PHÁP DỰ THI  
THÔNG TIN CHUNG:  
1. Tên giải pháp:  
Thiết bị kẹp phôi hàn đa năng sử dụng khí nén”  
trong dạy học thực hành nghề.  
2. Ngày tạo giải pháp: 30/06/2014  
3. Thuộc lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo.  
4. Người dự thi: Phạm Hoài Nam  
Vũ Thị Thanh Ga  
5. Tên quan: Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Xây Dựng Viêt Xô  
6. Địa chỉ liên hệ: Khoa khí chế tạo Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Xây  
Dựng Viêt Xô.  
7. Số điện thoại: 01233779395,  
PHẦN I. MỞ ĐẦU  
Hưởng ứng hội thi sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh Ninh Bình lần thứ VII và  
hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 13. Đồng thời ứng dụng các tiến bộ  
khoa học để chế tạo, đồ dùng học cụ phục vụ cho công tác trọng tâm của nhà  
trường đào tạo dạy nghề và nâng cao chất lượng đào tạo giúp người học thành  
thạo kỹ năng đáp ứng yêu cầu của hội.  
Bản thân tôi nhận thấy việc thực hiện giải pháp sáng kiến kỹ thuật việc  
làm hết sức quan trọng được hội rất quan tâm, đặc biệt trong lĩnh vực giáo  
dục, vì giáo dục đào tạo tạo những con người đủ đức đủ tài, phục vụ cho nền  
công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Đất nước ta có thoát khỏi nghèo đói  
hay không chính là phụ thuộc nền giáo dục đào tạo. Mặt khác khi thực hiện giải  
pháp kỹ thuật, bản thân tôi được đào sâu tìm hiểu các tiến bộ khoa học, từ đó  
cập nhật thêm những kỹ thuật tiên tiến để thế truyền đạt đến người học. Đối  
với người học khi sử dụng các giải pháp kỹ thuật, các em sẽ được trực tiếp tiếp  
cận với những kỹ thuật mới, giúp người học nhanh tiếp thu bài học và nhanh  
hình thành kỹ năng trong luyện tập tay nghề… Chính vì lý do đó tôi đã mạnh  
dạn nghiên cứu chế tạo  
Thiết bị kẹp phôi hàn đa năng sử dụng khí nén”  
trong dạy học thực hành nghề.  
PHẦN II. NÔI DUNG TOÀN VĂN GIẢI PHÁP DỰ THI  
Hàn là quá trình nối cứng các phần tử kim loại với nhau bằng cách nung  
nóng chỗ hàn đến trạng thái hàn là chảy hay dẻo. Sau đó kim loại đông đặc tạo  
thành mối hàn.  
Hàn là một trong các công nghệ chính của công nghiệp nặng, đã phát  
triển nhanh trong thời gian qua. Được ứng dụng trong các ngành như đóng tàu,  
ô tô, xe máy, lắp máy, dầu khí, xây dựng …  
Trong công tác dạy nghề nói chung và dạy nghề hàn nói riêng mục tiêu  
quan trọng nhất việc hình thành được kỹ năng thành thạo cho người học. Đối  
với nghề hàn, các kỹ năng được hình thành nhờ việc rèn luyện các bài thực hành  
hàn trong các mô đun nghề hàn theo chương trình đào tạo của quốc gia. Để đạt  
được kỹ năng thành thạo đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp thì người học  
phải hàn được các liên kết ở các vị trí hàn trong không gian.  
Các liên kết (đã nêu ở phần tả giải pháp) được chia ra như sau:  
- Liên kết hàn giáp mối.  
- Liên kết hàn góc.  
- Liên kết hàn ống.  
Các vị trí được chia ra như sau:  
- Vị trí hàn bằng  
- Vị trí hàn ngang  
- Vị trí hàn leo  
- Vị trí hàn trần  
Để đáp ứng được mục tiêu đào tạo ra những người thợ hàn giỏi, để phục  
vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước. Các trường dạy  
nghề ngoài phải trang bị máy móc, để người học thực tập thì phải đồ gá hàn  
chuyên dụng để gá các liên kết phôi hàn theo các vị trí trong không gian. Đồ gá  
hàn giúp gá chắc chắn phôi hàn để người học luyện tập hàn các vị trí hàn khác  
nhau.. Theo thông tư số 43/2009/TT-BLĐTBXH ngày 31/12/2009 của Bộ Lao  
động - Thương binh và Xã hội quy định về danh mục thiết bị phải đối với  
các trường đào tạo nghề hàn, thì thiết bị kẹp phôi hàn là một trong những  
thiết bị phải đối với mỗi cơ sở đào tạo nghề hàn. Từ đó thể thấy được vai  
trò của thiết bị kẹp phôi hàn trong dạy nghề hàn là rất quan trọng.  
I. KHẢO SÁT THỰC TẾ  
Trong thực tế một thiết bị kẹp phôi hàn phải đồng thời thực hiện được  
3 công việc sau.  
Công việc  
Hình vẽ minh họa  
Nội dung công việc  
Công việc 1  
Nâng hạ chiều cao phôi  
hàn để phù hợp với vị trí  
hàn và chiều cao người  
học  
Công việc 2  
Công việc 3  
Tạo ra lực kẹp giữ phôi  
hàn chắc chắn trong quá  
trình hàn  
Xoay phôi hàn để phù  
hợp vị trí hàn trong  
không gian  
Trước kia khi còn là một sinh viên theo học nghề hàn tại trường Đại Học  
Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định, bây giờ một giáo viên dạy nghề hàn tại trường  
Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Xây Dựng Viêt Xô. Tôi nhận thấy việc kẹp phôi  
hàn và định vị phôi hàn trong quá trình luyện tập thông thường chỉ sử dụng vít  
đai ốc để tạo lực kẹp chặt phôi hàn cho học sinh luyện tập.  
Thiết bị kẹp phôi hàn trước đây thường chế tạo từ các ống thép có  
đường kính khác nhau và lồng vào nhau để tạo chuyển động đi lên xuống và  
xoay trái phải sau đó dùng vít đai ốc vít chắt để định vị các vị trí hàn trong  
không gia cho học sinh luyện tập  
Tuy nhiên giải pháp này lại tồn tại rất nhiều nhược điểm như.  
- Chưa linh hoạt được phôi ở tất cả các vị trí hàn trong không gian  
- Chưa linh hoạt được khi kẹp các dạng liên kết đặc biệt là liên kết góc có  
kích thước bề rộng tấm phôi hẹp.  
- Lực kẹp phôi (lực xiết của các bu lông) không được duy trì đủ mạnh nên  
mất an toàn lao động vì phôi có thể bị rơi khi học sinh đang hàn.  
- Bu lông xiết chặt phôi nhanh bị hỏng nên trong thời gian ngắn phải thay  
thế cả tay gá.  
Nghề hàn là nghề tương đối vất vả học sinh phải trực tiếp tiếp xúc với  
nhiệt độ cao, khói bụi, do đó trong quá trình làm việc phải trang bị những thiết  
bị bảo hộ chuyên dùng nên vào những ngày nắng nóng chỉ cần hàn một đường  
hàn các em đã ướt đầm mồ hôi cộng với quần áo bảo hộ kính hàn khi gá hàn  
trong điều kiện đó các em rất dễ dàng nảy sinh tính ẩu và làm cho qua, vì vậy  
khi gá hàn theo phương pháp truyền thống rất dễ gây tai nạn vi phôi hàn nặng  
và nóng rơi vào chân.  
Trang bị nhiu  
bảo hộ lao  
động trong  
quá trình hàn  
Khói bụi  
Nhiệt đcao  
Những nhược điểm kể trên ảnh hưởng lớn đến công tác giảng dạy của  
giáo viên và việc luyện tập của học sinh. Rất nhiều năm trở lại đây giáo viên  
giảng dạy tại các cơ sở dạy nghề trong nước luôn cố gắng nỗ lực thể tạo ra  
thiết bị gá hàn, nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc gá hàn cũng như giúp người  
học giảm bớt nặng nhọc trong quá trình luyện tập nhiều hệ thống kẹp phôi  
hàn ra đời để kỳ vọng thế khắc phục những nhược điểm cố hữucủa hệ  
thống kẹp phôi trong công tác đào tạo nghề hàn điển hình có thể kể đến  
những thiết bị kẹp phôi hàn sau đây.  
1, Thiết bị kẹp phôi hàn đa năng của thầy Nguyễn Thanh Thuận  
Trường Trung cấp nghề Đăk Nông đạt giải nhì trong hội thi sáng tạo mô  
hình học cụ tỉnh Đăk Nông năm 2013.  
2, Thiết bị kẹp phôi hàn đa năng của tập thể giáo viên khoa khí  
động lực Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Luyện kim Thái nguyên đạt giải  
nhất trong hội thi sáng tạo mô hình học cụ tỉnh Thái Nguyên năm 2013. Đạt  
giải nhì trong hội thi sáng tạo mô hình học cụ toàn quốc 2013.  
3, Sản phẩm “Trụ hàn đa năng” của tác giả Hồ Văn Ngữ, Đình Sen  
- Giáo viên trường Cao Đẳng Nghề Tỉnh BR-VT đoạt giải sáng tạo kỹ thuật  
toàn quốc lần thứ 11 lĩnh vực giáo dục đào tạo…  
Tuy thiết bị kẹp phôi hàn của các tác giả trên đã khắc phục được  
nhược điểm của các giải pháp là linh hoạt được phôi ở tất cả các vị trí hàn  
trong không gian. Linh hoạt khi kẹp các dạng liên kết hàn.  
Nhưng vẫn tồn tại 2 vấn đề chưa được giải quyết  
+ Vẫn dùng lực kẹp giữ phôi hàn bằng vít và đai ốc.  
Khi dùng vít đai ốc để tạo lực kẹp chặt phôi hàn với kinh nghiệm giảng  
dạy nhiều năm về nghề hàn tôi thấy phương pháp này nảy sinh vấn đề lớn sau.  
* Thứ nhất là vít và đai ốc nhanh hỏng do.  
Khi hàn phải cung cấp nguồn nhiệt cao làm nóng chảy thép, nguồn nhiệt  
này sẽ truyền sang vít đai ốc làm mất cơ tính của vít đai ốc, nên khi ở nhiệt độ  
cao mà học sinh vặn vít để tháo phôi sẽ làm hỏng ren của vít đai ốc. Khi ren  
hỏng thì lực kẹp sinh ra sẽ không đủ mạnh để giữ phôi hàn, và giảm khả năng  
định vị cũng như giữ chắc chắn phôi hàn. Khi luyện tập hàn phôi hàn dễ rơi từ  
trên cao xuống vào tay chân người học, gây tai nạn lao động ở vào trường hợp  
này nếu chưa kịp thay vít và đai ốc khác học sinh, dễ đính phôi vào tay gá hàn  
để giữ phôi hàn làm hỏng cả thiết bị gá hàn.  
* Thứ hai chưa tự động kẹp phôi hàn cũng như nâng hạ chiều cao phôi  
hàn. Nên học sinh thường tốn thời gian và công sức, để thể gá phôi hàn trong  
quá trình luyện tập.  
II. HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG  
Từ những điều được nhìn thấy sự khó khăn trong quá trình gá kẹp phôi  
hàn, của học sinh trong những giờ lên lớp. Tôi luôn trăn trở tìm tòi để tìm ra  
phương án gá phôi nào hiệu quả hơn, giúp các em dễ dàng khi gá hàn và không  
mất sức khi gá hàn. Tôi tự hỏi rằng để giữ chắc chắn phôi hàn ngoài dùng lực  
kẹp từ vít đai ốc, trên thực tế còn dùng thiết bị nào khác nữa không. Trong  
chương trình tôi được học có môn khí nén thuỷ lực, người ta tạo ra các lực kẹp  
chặt từ áp lực khí nén và chất lỏng để kẹp chặt các chi tiết hay truyền các chi  
tiết đi xa…Tuy nhiên nghề hàn khi ứng dụng thủy lực thì tương đối nguy hiểm  
vì kim loại nóng chảy dễ bắt lửa vào dầu thủy lực, gây mất an toàn lao động. Vì  
vây tôi đã áp dụng lực kẹp được tạo ra từ khí nén, để làm thiết bị kẹp phôi  
hàn. Ưu điểm nổi bật của hệ thống khí nén là dễ tự động hóa, nên giảm thiểu  
được sức lao động đồng thời lại an toàn với nhiệt độ cao, do khí nén giãn nở ít  
và không bắt lửa.  
III. GIẢI QUYẾT NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM CÒN TỒN TẠI CỦA  
GIẢI PHÁP CŨ.  
Để giải quyết được những nhược điểm của giải pháp cũ, cũng như Để  
biến ý tưởng tạo ra đồ kẹp phôi hàn, không sử dụng lực kẹp bằng vít mà  
dùng hệ thống khí nén. Để kẹp phôi đồng thời thiết bị này có thể tự động kẹp  
phôi hàn, và nâng hạ phôi hàn cũng như tự động xoay phôi hàn giảm sức lao  
động của người học hàn tôi đưa ra cách giải quyết như sau.  
Nhược điểm giải pháp cũ  
Hướng giải quyết  
Diễn giải  
Tự động tạo  
lực kẹp phôi  
và nâng phôi  
Muốn nâng phôi hàn phải dùng tay để  
nâng phôi hàn  
Dùng Piston xi lanh khí  
nén  
Muốn xoay phôi hàn phải dùng tay  
Tự động  
chuyển động  
xoay phôi hàn  
theo các vị trí  
trong không  
gian  
Dùng Động cơ điện  
IV. CHUẨN BỊ NGUYÊN VẬT LIỆU  
Để chế tạo nên  
THIẾT BỊ KẸP PHÔI HÀN ĐA NĂNG SỬ DỤNG KHÍ NÉN  
cần các chuẩn bị chi tiết sau.  
Stt  
Tên chi tiết Thông số  
Hình ảnh  
Công dụng  
kỹ thuật  
1
Cặp bánh m = 5  
răng  
Truyền chuyển  
động quay từ  
động cơ tới tay gá  
hàn để xoay phôi.  
2
Piston  
nâng  
Cms  
Tạo lực nâng hạ  
phôi hàn để phù  
hợp với từng vị  
trí hàn và tầm với  
của học sinh  
300x30  
3
Piston đẩy Cms  
150x20  
Tạo lực kẹp phôi  
giữ chắc chắn  
trong quá trình  
luyện tập  
4
Động cơ 220v AC  
Tạo ra chuyển  
động quay làm  
xoay tay gá hàn  
để phù hợp với  
từng vị trí hàn  
xoay chiều 6W  
(9  
gắn  
hộp vòng/phút)  
giảm tốc  
5
Các phần Van  
tử khí nén chiều 5/3  
đảo  
Đóng mở các van  
khí tạo ra các  
dòng khí với các  
chiều khác nhau  
làm cho piston đi  
lên đi xuống để  
nâng hạ phôi hàn  
hoặc sang trái  
(220 v AC)  
sang phải để kẹp  
hoặc nhả phôi  
Van  
lưu Ø4 và  
Ø6  
tiết  
Tăng hoặc giảm  
lưu lượng khí đi  
vào xi lanh từ đó  
điều chỉnh tốc độ  
của piston  
6
Vòng bi  
Vòng  
loại 7318  
bi  
Làm giảm lực ma  
sát giữa tay gá  
hàn và tấm đỡ  
giúp tay gá hàn  
xoay dễ dàng  
7
8
9
Bàn hàn  
Thép tấm  
s=5mm,  
8mm,thép  
ống Ø60  
Để dụng cụ trong  
quá trình hàn  
Thanh  
trượt  
Thép tròn  
đặc Ø24  
Đỡ tạo thanh  
trượt cho bộ phận  
gá phôi hàn  
Che chắn Thép tấm  
xỉ hàn s=1mm  
Che chắn xỉ hàn  
nóng chảy bắn  
vào  
xi  
lanh  
piston.  
V. TIẾN HÀNH LÀM THIẾT BỊ  
Vẽ sơ đồ khối thiết bị  
Bước 1. Làm bàn hàn  
+ Bàn hàn bao gồm chân bàn hàn và mặt bàn hàn, ngăn bàn. Bàn hàn có tác  
dụng chính là để đỡ hệ thống kẹp phôi hàn, và mặt bàn hàn dùng để dụng cụ  
nghề hàn, đồng thời hứng xỉ lỏng nóng chảy rơi xuống khi học sinh luyện tập  
hàn.  
Các công đoạn chế tạo bàn hàn  
* Làm chân bàn hàn  
Chuẩn bị phôi liệu  
- Chuẩn bị thép ống Ø65 x 600  
Ø 65  
Ø 60  
600  
- Chuẩn bị thép tấm s=8mm và thép tròn đặc Ø25 cắt theo kích thước như hình  
vẽ số lượng mỗi thứ 3 cái  
Ø 50  
100  
50  
5
50  
300  
* Làm mặt bàn hàn  
- Chuẩn bị mặt bàn hàn cắt từ thép tấm s=5mm theo bản vẽ  
500  
100  
200  
20  
30  
* Làm ngăn bàn hàn  
- Chuẩn bị ngăn bàn hàn cắt thép tấm s=5mm theo bản vẽ  
Cắt 2 tấm có kích thước sau  
320  
20  
200  
20  
200  
Cắt 2 tấm có kích thước sau  
20  
500  
Cắt 1 tấm có kích thước  
200  
500  
Hàn đính các chi tiết lại với nhau theo bản vẽ tiến hành hàn thành bàn  
hàn như hình ảnh sau.  
Bước 2. Làm thanh trượt.  
Thanh trượt có tác dụng định hướng cho tấm đỡ trượt suốt theo chiều dài  
thanh trượt từ đó kéo theo phôi hàn được nâng lên hạ xuống.  
Hai thanh trượt được chế tạo từ thép tròn đặc kích thước như bản vẽ.  
Ø 24  
545  
Sau đó được hàn vào mặt bàn hàn như hình vẽ.  
352  
545  
50  
50  
50  
50  
Bước 3. Làm tấm đỡ  
Tấm đỡ có tác dụng đỡ tay gá hàn bộ phận kẹp phôi hàn, động cơ, vòng  
bi, piston xi lanh khí nén, bánh răng ăn khớp giữa đông cơ điện bộ phận gá  
kẹp phôi hàn.  
Chuẩn bị phôi liệu.  
- Mặt tấm đỡ chế tạo từ thép tấm s=8mm kích thước như bản vẽ.  
R45  
300  
272  
- Ống trượt tiện ống như hình vẽ số lượng 4 ống.  
Ø 24  
Ø 40  
50  
- Hàn ống trượt vào mặt tấm đỡ nhình vẽ.  
- Lắp tấm đỡ vào thanh trượt.  
Bước 4. Chế tạo tay gá hàn.  
Tay gá hàn có tác dụng nối bộ phận kẹp phôi hàn với tấm đỡ, đồng thời  
thông qua bánh răng ăn khớp nối với động cơ khi động cơ quay tay gá hàn cũng  
sẽ quay kéo theo bộ phận kẹp phôi hàn, cũng quay làm phôi hàn quay theo  
các vị trí hàn trong không gian.  
+ Chuẩn bị phôi liệu  
Vật liệu làm tay gá hàn chọn thép ống có kích thước như hình vẽ.  
Ø 90  
Ø 78  
300  
+ Lắp tay gá hàn vào tấm đỡ.  
Khi lắp tay gá hàn vào tấm đỡ để tay gá hàn, có thể xoay được theo nhu cầu  
của người sử dụng thiết bị khi muốn xoay phôi hàn các vị trí hàn trong không  
gian, thì tôi thiết kế lắp tay gá hàn vào tấm đỡ như hình vẽ.  
Mặt B  
Mặt A  
Phần nhô ra ngoài  
bên mặt B của tấm  
đỡ sau này sẽ được  
lắp ghép với bánh  
răng ăn khớp với  
động cơ giúp xoay  
tay gá hàn  
+ Lắp vòng bi vào tay gá hàn bên mặt A của bàn hàn.  
Vòng bi  
Mặt A  
Mặt B  
+ Lắp bánh răng ăn khớp với động cơ để xoay tay gá hàn vào tay gá hàn  
bên mặt B của bàn hàn.  
Mặt A tay gá hàn lắp với  
Mặt B  
vòng bi  
Bánh răng  
+ Lắp động cơ để xoay tay gá hàn vào bên mặt B của bàn hàn.  
Động cơ dùng để xoay  
tay gá hàn  
Bước 5. Chế tạo bộ phận kẹp phôi hàn.  
Bộ phận kẹp phôi hàn có chức năng kẹp chắc chắn, các loại liên kết  
hàn theo các vị trí hàn trong không gian, để học sinh luyện tập hàn hình thành  
tay nghề.  
Đặt vấn đề.  
Theo thực tế sử dụng thì tay gá hàn phải làm hai nhiệm vụ sau đây  
+ Gá kẹp chắc chắn được tất cả các dạng liên kết hàn có trong chương trình  
đào tạo.  
+ Gá chắc chắn được các liên kết hàn có trong chương trình đào tạo ở các  
vị trí hàn trong không gian.  
Giải quyết vấn đề  
Để giải quyết được vấn đề trên tôi chế tạo bộ phận kẹp phôi hàn như sau  
Trước hết chế tạo chi tiết có hình dạng như hình vẽ từ thép tấm s=8mm.  
Ø 200  
Ø 90  
Sau đó tôi cho hàn vào tay gá hàn như hình vẽ.  
Chi tiết được hàn vào tay gá hàn có thể xoay theo tay gá hàn.  
+ Giải quyết vấn đề kẹp chắc chắn được tất cả các dạng liên kết hàn có  
trong chương trình đào tạo tôi chia chi tiết.  
Làm 4 phần tương ứng với mỗi phần dạng liên kết khác nhau theo  
chương trình đào tạo.  
Sau khi đã chia 4 phần tôi hàn trên mỗi phần bộ phận kẹp để kẹp phôi  
hàn như hình ảnh.  
Bộ phận gá hàn  
liên kết hàn  
ống 6G  
Bộ phận gá hàn  
liên kết liên kết  
giáp mối  
Bộ phận gá hàn  
liên kết góc  
Bộ phận gá hàn  
liên kết hàn ống  
ở vị trí khác  
Chi tiết gá các  
bộ phận gá  
phôi hàn  
Vì chi tiết gá các bộ phận gá phôi hàn được hàn trực tiếp vào tay gá hàn nên  
nó có thể xoay các góc độ trong không gian. Khi mô xoay nên có thể gá phôi  
hàn ở tất cả các vị trí trong không gian, vậy là ta có thể giải quyết được vấn đề  
chắc chắn được các liên kết hàn có trong chương trình đào tạo ở các vị trí  
hàn trong không gian.  
Bước 6. Chế tạo bộ phận tay đẩy  
Bộ phận tay đẩy một phần trực tiếp nhận nhiệt độ cao từ phôi hàn. Nó  
làm nhiệm vụ chính là truyền lực đẩy từ piston khí nén, rồi truyền lực đó đến  
phôi hàn và ép chặt phôi hàn, giữ phôi hàn chắc chắn trong quá trình hàn.  
Đặt vấn đề  
Khi chế tạo tay đẩy thì có những vấn đề sau được đặt ra.  
- Một phải chế tạo là sao để thể tản nhiệt nhanh nhất để không truyền  
nhiệt vào piston xilanh khí nén, dễ làm hỏng piston xi lanh khí nén vì tay đẩy  
nhận nhiệt từ phôi hàn.  
- Hai là phải chế tạo làm sao để cùng lúc tay đẩy thể làm nhiệm vụ ép  
được nhiều dạng liên kết, để phù hợp với gá các liên kết hàn theo bộ phận gá  
kẹp phôi hàn vì nếu chỉ kẹp được một dạng liên kết thì khi thay tháo sẽ mất thời  
gian.  
- Ba là tay đẩy vừa kết nối với piston để nhận lực đẩy để ép phôi hàn đồng  
thời lại phải xoay theo bộ phận kẹp phôi hàn.  
Để giải quyết những vẫn vấn đề trên tôi đã chế tạo tay đẩy như sau.  
Phần trượt trong rãnh bộ  
phận kẹp phôi để truyền  
lực đẩy từ piston kẹp phôi  
hàn  
Phần ống thép rỗng Ø 76 dài  
300 phần này nằm trong tay gá  
hàn di chuyển dọc theo tay gá  
hàn để truyền lực đẩy piston  
Phần kết nối piston xilanh khí  
nén để nhận lực đẩy piston  
Tải về để xem bản đầy đủ
docx 31 trang yennguyen 28/03/2022 8200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Toàn văn “Thiết bị gá kẹp phôi hàn đa năng sử dụng khí nén” trong dạy học thực hành nghề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docxtoan_van_thiet_bi_ga_kep_phoi_han_da_nang_su_dung_khi_nen_tr.docx