Tiểu luận Kinh doanh quốc tế - Đề tài: Hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel

Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822  
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO  
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ  
----------------------------------------------------------------------------  
MÔN: KINH DOANH QUỐC TẾ  
ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH  
VỰC VIỄN THÔNG CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI  
VIETTEL  
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lâm Thanh Hà  
ThS. Nguyễn Thị Minh Hiền  
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Linh  
Mã sinh viên  
: KT45A-018-1822  
NỘI, 2021  
Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822  
MỤC LỤC  
Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822  
DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ  
Tên bảng, biểu đồ  
Bảng 1  
Tổng vốn đăng ĐTRNN của từng dự án  
Tổng vốn đăng ĐTRNN của DNNN lũy kế 31/12/2019  
Biểu đồ 1  
Biểu đồ 2  
Biểu đồ 3  
Biểu đồ 4  
Biểu đồ 5  
Biểu đồ 6  
Biểu đồ 7  
Tổng vốn ĐTRNN được thực hiện của DNNN lũy kế  
31/12/2019  
Tổng vốn ĐTRNN qua từng năm giai đoạn 2016-2020  
Tổng vốn ĐTRNN tại các châu lục của Viettel  
Cơ cấu dân số và GDP các thị trường của Viettel  
Cơ cấu vốn đăng ĐTRNN theo hình thức đầu tư  
Doanh thu, lợi nhuận gộp tỷ suất lợi nhuận gộp từ các thị  
trường nước ngoài của Viettel  
3
 
Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822  
DANH MỤC VIẾT TẮT  
hiệu  
ĐTRNN  
DN  
Đầu tư ra nước ngoài  
Doanh nghiệp  
VN  
Việt Nam  
DNVN  
TNHH  
DNNN  
Doanh nghiệp Việt Nam  
Trách nhiệm hữu hạn  
Doanh nghiệp nhà nước  
4
 
Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822  
LỜI MỞ ĐẦU  
Xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đang diễn ra với tốc độ  
nhanh chóng. Các tập đoàn trên thế giới luôn có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài  
(ĐTRNN) để mở rộng thị trường và tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời qua đó cũng  
khẳng định vị thế thương hiệu, hình ảnh của công ty. Mặt khác, thị trường trong  
nước ngày càng trở nên chật chội thì việc tìm kiếm thị trường nước ngoài là cần  
thiết. Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội Viettel được biết đến một  
trong những Tập đoàn Viễn thông mạnh tại Việt Nam (VN), với cách làm ăn mạnh  
bạo của mình đã tạo ra thành công vượt bậc không chỉ tại thị trường di động VN  
mà còn cả trên thị trường viễn thông quốc tế.  
Xuất phát từ thực tế nổi trội và mang nhiều ý nghĩ như vậy không chỉ đối  
với Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội Viettel mà còn đối với nước VN,  
em tiến hànhnghiên cứu đề tài: “HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI TRONG  
LĨNH VỰC VIỄN THÔNG CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL”  
NỘI DUNG  
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐTRNN VÀ CHÍNH SÁCH  
ĐTRNN CỦA VIỆT NAM  
1.1. KHÁI NIỆM  
1.1.1.  
Đầu tư  
Đầu tư theo nghĩa rộng sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành  
các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong  
tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực  
thể tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt  
được thể sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và  
nguồn lực.  
Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn  
lực ở hiện tại nhằm đêm lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai  
lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.  
Như vậy thể thấy rằng đầu tư hoạt động sử dụng các nguồn lực tài  
chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh  
trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận lợi ích kinh tế hội.  
1.1.2.  
Đầu tư ra nước ngoài  
Điều 3, khoản 2 trong Nghị định 83/2015/NĐ-CP của Chính phủ về QUY  
ĐỊNH ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI có giải thích rõ: “ĐTRNN việc nhà đầu  
5
     
Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822  
tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh;  
hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh  
thổ VN; đồng thời trực tiếp tham gia quản hoạt động đầu tư đó.”1  
1.2. CÁC HÌNH THỨC ĐTRNN  
Các hình thức ĐTRNN ngày các phong phú, đa dạng. Các doanh nghiệp  
Việt Nam (DNVN) có thể ĐTRNN thông qua 5 hình thức2  
1.2.1.  
tư  
Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của nước tiếp nhận đầu  
Tổ chức kinh tế bao gồm DN được thành lập hoạt động theo Luật DN (DN  
nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh); Hợp tác xã, Liên  
hiệp Hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã; các tổ chức kinh tế thành  
lập theo luật đầu tư.  
rất nhiều DNVN đã ĐTRNN dưới hình thức này. Một dụ điển hình  
thể kể đến việc tập đoàn Hoàng Quân đã chi 40 triệu USD thông qua công  
ty con là Công ty TNHH Đầu tư Giáo dục Hoàng Quân - Mỹ để triển khai một dự  
án nhà hội tại Mỹ. Dự án HQC Tacoma tọa lạc trên đường Tacoma Ave S,  
thành phố Tacoma, tiểu bang Washington, Mỹ. Dự án được phát triển theo mô  
hình nhà cho thuê dài hạn, và là công trình nhà hội đầu tiên của VN được  
đầu tư trên đất Mỹ.  
1.2.2.  
Thực hiện theo hợp đồng BCC (Business Cooperation Contract)  
ở nước ngoài  
Thực hiện theo hợp đồng BBC tức là nhà đầu tư VN sẽ kết hợp đồng  
hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư, hình thức này không  
cần thành lập tổ chức kinh tế trong nước tiếp nhận đầu tư. Cụ thể, đầu tư theo Hợp  
đồng BCC là hình thức đầu tư tích hợp được nhiều tiềm năng lợi thế kinh doanh  
của nhiều nhà đầu tư trong một dự án đầu tư. Khi một nhà đầu tư không đáp ứng  
đủ điều kiện để thực hiện dự án (như thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý, chưa  
nguồn nhân lực thực hiện dự án, …), nhà đầu tư sẽ tìm đến phương án kêu gọi  
thêm một hoặc một số nhà đầu tư khác cùng thực hiện dự án, cùng nhau chia sẻ  
lợi nhuận cũng như rủi ro (nếu có).  
1.2.3.  
Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở  
1 Nghị định 83/2015/NĐ-CP, Thư viện Pháp luật,https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-dinh-83-2015-ND-CP-dau-  
6
 
Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822  
nước ngoài.  
hình thức này nhà đầu tư quyền tham gia quản lý và thực hiện hoạt  
động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài.  
Hình thức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài  
Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công  
ty cổ phần  
Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh  
Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác  
Hình thức mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài  
Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông  
Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để  
trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn  
Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để  
trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh  
Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác  
Điển hình cho hình thức đầu tư này có thể kể đến thương vụ mua lại toàn  
bộ nhà máy Driftwood (Mỹ) vào năm 2013 của Vinamilk, sau 5 năm sở hữu,  
doanh thu của Driftwood mang về cho Công ty cổ phần sữa VN (Vinamilk) 116,2  
triệu USD trong năm 2018.  
1.2.4.  
Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông  
qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác  
ở nước ngoài.  
Loại hình thức này nhà đầu tư thể dễ dàng đầu tư và rút vốn khi cần thiết,  
lợi nhuận dựa trên việc gia tăng giá trị của cổ phiếu nhưng nhà đầu tư không có  
quyền quản lý, điều hành trong công ty.  
1.2.5.  
Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp  
nhận đầu tư.  
Dựa vào quy định pháp luật của mỗi quốc gia cũng như các thị trường khác  
nhau mà nhà đầu tư VN có thể đầu tư theo một số hình thức khác.  
dụ, các nhà đầu tư VN được khuyến khích đầu tư sang Lào theo hình  
thức PPP (Public - Private Partnership). Có nghĩa đầu tư theo hình thức đối tác  
công là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà  
nước thẩm quyền và nhà đầu tư, DN dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự  
án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.  
7
Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822  
1.3. CHÍNH SÁCH ĐTRNN CỦA VN  
Thực hiện chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ đã ban  
hành nhiều chính sách thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động ĐTRNN, cụ thể:  
Nghị định số 83/2015/NĐ-CP quy định về ĐTRNN được Chính phủ đã ban  
hành ngày 29/09/2015 để thay thế Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006  
của Chính phủ. Từ đó DN trong nước đã được tạo điều kiện thuận lợi hơn trong  
việc mở rộng phạm vi đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài. Nghị định số 83/2015/NĐ-  
CP quy định điều kiện để quyết định đầu tư, thẩm quyền, quy trình, thủ tục  
quyết định đầu tư đối với các dự án ĐTRNN sử dụng vốn nhà nước thực hiện  
theo Luật Quản sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN  
và các quy định của pháp luật có liên quan. Sự thay đổi lớn nhất trong trình tự,  
thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ĐTRNN chính là việc bỏ thủ  
tục thẩm tra đối với các dự án ĐTRNN không thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm,  
chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư dưới 800  
tỷ đồng. Theo đó, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ĐTRNN, các dự án này  
sẽ chỉ cần nộp hồ sơ đăng ĐTRNN tới quan quản lý, mà không phải trải qua  
quá trình thẩm tra như trước đây. Quy định này được xem là thông thoáng, đơn  
giản, minh bạch hơn rất nhiều tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc đăng ký  
ĐTRNN. Bên cạnh việc xây dựng khung pháp lý rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện  
thuận lợi khuyến khích các hoạt động đầu tư của DN, Nghị định số  
83/2015/NĐ-CP cũng tăng cường giám sát các hoạt động đầu tư này chặt chẽ hơn,  
đặc biệt đối với các dự án ĐTRNN sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước hoặc  
các dự án có quy mô lớn, sử dụng nhiều ngoại tệ.  
Thứ hai, ngày 17/10/2018 Bộ Kế hoạch Đầu tư đã ban hành Thông tư số  
03/2018/TT-BKHĐT hướng dẫn và ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục  
ĐTRNN (“Thông 03”). Thông 03 có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2018 và thay  
thế Thông tư 09/2015/TT-BKHĐT ngày 23/10/2015 của Bộ Kế hoạch Đầu tư  
ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục ĐTRNN (“Thông 09”). Một số điểm  
mới của Thông 03 so với Thông 09:  
i. Mẫu bản đề nghị cấp/điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ĐTRNN  
được đơn giản hóa, lược bỏ các nội dung giải trình không cần thiết đối  
với tính chất đăng của hồ sơ, tuy nhiên bổ sung nội dung kê khai về  
hình thức ĐTRNN để đảm bảo xác định đúng các hình ĐTRNN theo  
quy định của Luật.  
ii. Các mẫu báo cáo tình hình thực hiện dự án hàng quý và năm được bổ  
sung hướng dẫn về thời hạn gửi, thời gian lấy số liệu, nơi gửi.  
iii. Bổ sung mẫu báo cáo tình hình hoạt động của dự án tại nước ngoài hàng  
năm (bằng lời) theo quy định tại điểm c khoản điều 72 Luật Đầu tư  
2014 mà hiện chưa hướng dẫn.  
8
 
Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822  
iv. Hướng dẫn cụ thể về việc nộp tài liệu về cam kết thu xếp ngoại tệ.  
v. Một số mẫu văn bản khác được điều chỉnh lại từ ngữ để rõ ràng hơn.  
Từ đó, việc thay đổi bổ sung các mẫu văn bản báo cáo góp phần chuẩn  
hóa thủ tục pháp lý cho hoạt động ĐTRNN, vừa tạo môi trường thông thoáng, vừa  
giúp quan quản lý nhà nước tăng cường hiệu lực quản với các dự án ngoài  
lãnh thổ VN.  
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐTRNN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG  
NGHIỆP - VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL  
2.1.  
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIETTEL  
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội là DN kinh tế quốc phòng  
với 100% vốn nhà nước, do nhà nước chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa  
vụ, pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Viễn thông Quân đội. Tập đoàn  
Công nghiệp - Viễn thông Quân đội do Bộ Quốc Phòng thực hiện quyền sở hữu  
và là một DN quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính viễn thông và công  
nghệ thông tin. Quá trình hình thành của công ty được thể hiện qua các giai đoạn  
sau:  
Ngày 01/06/1989, căn cứ vào nghị định số 58/HĐBT của hội đồng Bộ  
trưởng, Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin được quyết định thành lập trực  
thuộc Bộ Tư Lệnh thông tin liên lạc, Bộ Quốc Phòng.  
Ngày 21/03/1991, căn cứ vào quyết định số 11093/QĐ-BQP, Bộ Quốc  
Phòng quyết định thành lập Công ty điện tử thiết bị thông tin và tổng hợp phía  
nam trên cơ sở Công ty Điện tử Hỗn hợp II là một trong ba đơn vị được thành lập  
theo quyết định 189/QĐ-BQP ngày20/06/1989, quy định cơ cấu nhiệm vụ quyền  
hạn của Tổng công ty Thiết bị thông tin.  
Ngày 27/07/1993, theo quyết định số 336/QĐ-BQP của Bộ Quốc Phòng  
(do thứ trưởng Thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên ký), thành lập lại DNNN:  
Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin với tên giao dịch là SIGELCO.  
Ngày 13/06/1995, Chính phủ ra thông báo số 3179 cho phép thành lập Công  
ty Điện tử Viễn thông Quân đội. Căn cứ vào thông báo này 14/07/1995 Công ty  
thiết bị điện tử viễn thông đổi tên thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội  
Viettel.  
Ngày 28/10/2003, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ra quyết định số  
262/2003/QĐ-BQP, quyết định đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội Viettel  
với tên giao dịch VIETTEL.  
Ngày 27/04/2004, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng ra quyết định điều chuyển  
9
   
Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822  
Công ty Viễn thông Quân đội từ Bộ Tư Lệnh thông tin về trực thuộc Bộ Quốc  
Phòng với tên là Công ty Viễn thông Quân đội Viettel.  
Ngày 06/04/2005: Tổng công ty Viễn thông Quân đội chính thức được  
thành lập theo quyết định số 45/2005/QĐ-BQP, tên giao dịch quốc tế là  
VIETTEL CORPORATION viết tắt Viettel.  
Ngày 14/12/2009, theo quyết định số 2079 QĐ-ttg, Tổng công ty Viễn  
thông Quân đội chính thức trở thành Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân  
đội (VIETTEL) với vốn điều lệ là 50.000 tỷ đồng.  
Do có sức sáng tạo không ngừng nên Viettel ngày càng làm hài lòng và tiếp  
tục chinh phục khách hàng bằng sự tự tin với một tinh thần lớn đó là tinh thần của  
những người lính để xây dựng, quảng bá làm cho tên tuổi Viettel ngày càng trở  
nên gần gũi, thân thuộc với mọi tổ chức, mọi các nhân trong đời sống hội.  
2.2.  
TÌNH HÌNH ĐTRNN CỦA VIETTEL  
2.2.1. Tổng vốn đầu tư cho các dự án ĐTRNN giai đoạn 2016-2020  
Năm 2006, Viettel quyết định mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, tiên  
phong là dự án dịch vụ viễn thông Metfone tại Campuchia. Đến nay, Viettel và  
đơn vị thành viên Viettel Global (đơn vị phtrách lĩnh vực ĐTRNN của Viettel)  
đã đầu tư 10 dự án mạng viễn thông tại các quốc gia Campuchia, Lào, Haiti,  
Mozambique, Đông Timor, Cameron, Peru, Burundi, Tanzania, Myanmar.  
Theo “Báo cáo về tình hình đầu tư ở nước ngoài3 cuả Cục Đầu tư nước  
ngoài - Bộ Kế hoạch Đầu tư, tình hình ĐTRNN của Tập đoàn Công nghiệp –  
Viễn Thông Quân đội Viettel tính đến hết năm 2019 như sau:  
Luỹ kế đến hết ngày 31/12/2019, tổng số vốn đăng ĐTRNN cho 13 dự  
án của Viettel là 2,99 tỷ USD, chiếm 25% tổng số vốn đăng ĐTRNN của các  
DNNN (12,2 tỷ USD).  
3 Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư, https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/90c0e0c8-58ee-4737-  
10  
   
Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822  
Tổng vốn đăng ĐTRNN của DNNN lũy kế đến 31/12/2019 (đơn vị:  
tỷ USD)  
PVN  
0.95  
1.43  
2.99  
Viettel  
VRG  
6.83  
Biểu đồ 1: Tổng vốn đăng ĐTRNN của DNNN lũy kế 31/12/2019 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài  
Cũng theo báo cáo này, tính đến hết ngày 31/12/2019, tổng vốn ĐTRNN  
được thực hiện của các DNNN là 6,161 tỷ USD, trong đó, tổng vốn ĐTRNN thực  
hiện của Viettel đứng thứ 2 với 1,79 tỷ USD, chiếm tới 29%.  
Tổng vốn ĐTRNN được thực hiện của DNNN lũy kế đến 31/12/2019  
(đơn vị: tỷ USD)  
0.31  
0.94  
PVN  
Viettel  
VRG  
3.12  
Các DNNN  
còn lại  
1.79  
Biểu đồ 2: Tổng vốn ĐTRNN được thực hiện của DNNN lũy kế 31/12/2019  
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài  
Như vậy, dựa vào báo cáo năm 2019 của Cục Đầu tư nước ngoài, tổng vốn  
đăng của Viettel là 2,99 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện lũy kế đạt khoảng 1,79  
tỷ USD, bằng gần 60% vốn đăng ký. Từ đây, thể dễ dàng nhận thấy rằng, tình  
hình triển khai đầu tư cho các dự án ĐTRNN của Viettel là khá nhanh với tỷ trọng  
khá lớn. Nguyên nhân là do tốc độ giải ngân nhanh của các ngân hàng. Sở dĩ tốc  
độ giải ngân có thể nhanh được như vậy sự cải thiện trong hiệu quả làm việc  
của cả Viettel và ngân hàng. Viettel cũng đã xác định đơn giá, định mức xây dựng  
cho các công việc đặc thù, chuyên ngành sát với thực tế để xác định tổng mức đầu  
11  
Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822  
tư, dự toán xây dựng quản lý chi phí, đồng thời cũng rất hiệu quả trong việc  
hoàn thành hồ sơ thủ tục do ngân hàng yêu cầu. Việc Chính phủ và Ngân hàng  
trung ương đã ban hành hàng loạt các thông tư, nghị định, dụ như Thông tư số  
03/2018/TT-BKHĐT ngày 17/10/2018 của Bộ Kế hoạch Đầu tư để hướng dẫn  
và ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục ĐTRNN, góp phần chuẩn hóa thủ tục  
pháp lý cho hoạt động ĐTRNN giúp Viettel dễ dàng và rút ngắn thời gian thực  
hiện thủ tục vay vốn hơn. Bên cạnh đó, các ngân hàng đẩy nhanh tốc độ thẩm định  
và phê duyệt các khoản vay, từ đó giúp các khoản giải ngân được thực hiện nhanh  
chóng hơn.  
Theo số liệu trong Báo cáo tài chính riêng4từ năm 2016 đến năm 2020 của  
Tổng Công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel (Viettel Global), tổng số vốn dành  
cho các dự án ĐTRNN bao gồm vốn đăng mới vốn tăng thêm của các dự  
án từ những năm trước (đơn vị: triệu USD) được ghi lại cụ thể qua từng năm như  
sau:  
Tổng vốn ĐTRNN của Viettel giai đoạn 2016-2020  
280.5  
275  
300  
250  
200  
150  
100  
50  
232.4  
205.1  
168.8  
0
2016  
2017  
2018  
2019  
2020  
Tổng vốn đăng mới vốn tăng thêm (Đơn vị: triệu USD)  
Biểu đồ 3: Tổng vốn ĐTRNN qua từng năm giai đoạn 2016-2020  
Nguồn: Tổng Công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel  
Nhìn vào biểu đồ ta có thể nhận thấy rằng nhìn chung tổng vốn cho các  
hoạt động ĐTRNN giai đoạn 2016-2020 có xu hướng tăng qua từng năm. Nếu  
như năm 2016, tổng số vốn đăng ký cho các dự án mới vốn tăng thêm cho các  
dự án trước đó là 168,8 triệu USD thì tới năm 2020, số vốn này đạt tới 280,5 triệu  
USD, tức tăng 111,7 triệu USD tương đương với hơn 66% so với năm 2016.  
rất nhiều nguyên nhân khiến cho tổng vốn đầu tư này tăng qua từng năm, cụ  
thể:  
Nguyên nhân thứ nhất là do việc hàng loạt các nghị định hướng dẫn về các  
4 Báo cáo tài chính riêng giai đoạn 2016-2020 của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel (Viettel Global),  
12  
Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822  
hình thức, quy định khi thực hiện các hoạt động ĐTRNN; các thông tư tạo điều  
kiện thuận lợi cho việc tiến hành các thủ tục ĐTRNN đã được ban hành như: Nghị  
định số 83/2015/NĐ-CP của Chính Phủ đưa ra hướng dẫn về chuyển vốn ĐTRNN,  
xác định địa điểm thực hiện dự án, thực hiện chế độ báo cáo…; Thông tư số  
09/2015/BKHĐT-TT do Bộ Kế hoạch Đầu tư ban hành để đưa ra mẫu văn bản  
thực hiện thủ tục ĐTRNN. Bên cạnh đó còn có các thông tư hỗ trợ của Ngân hàng  
nhà nước VN như Thông tư số 12/2016/TT-NHNN để hướng dẫn về quản ngoại  
hối đối với hoạt động ĐTRNN. Việc ban hành hàng loạt các hướng dẫn cụ thể cho  
hoạt động ĐTRNN như vậy khiến cho việc mở rộng phạm vi đầu tư, kinh doanh  
ở nước ngoài của Viettel đã trở nên thuận lợi hơn.  
Nguyên nhân thứ hai là do những thay đổi trong chính sách tiếp nhận đầu  
tư nước ngoài của các quốc gia khác cũng tạo điều kiện thuận lợi việc ĐTRNN  
của Viettel. Chính phủ các nước đều ban hành chính sách khuyến khích, kêu gọi  
đầu tư nước ngoài tại một số nền kinh tế (ví dụ LB Nga) rất đơn giản. Quan hệ  
giữa VN với một số nền kinh tế (Lào, LB Nga, Campuchia, …) là những quan hệ  
kinh tế và chính trị đặc biệt nên nhận được sự ủng hộ của Chính phủ hai bên đối  
với quan hệ hợp tác đầu tư giữa DN hai phía nên Viettel không ngừng đầu tư để  
thể mở rộng quy mô phát triển, thị trường ở các thị trường này.  
Nguyên nhân thứ ba cũng là nguyên nhân chính khiến tổng vốn ĐTRNN  
của Viettel tăng là do từ năm 2016 Viettel bắt đầu thực hiện đầu tư sang Myanmar  
để xây dựng công ty viễn thông Mytel. Thị trường Myanmar được đánh giá là thị  
trường lớn nhất và có tiềm năng tăng trưởng cao nhất trong số 10 thị trường nước  
ngoài của Viettel5. Do vậy, trong giai đoạn này, vốn ĐTRNN của Viettel chủ yếu  
là sang thị trường Myanmar để triển khai thực hiện và duy trì hoạt động của dự  
án Mytel.  
2.2.2. Tình hình ĐTRNN theo địa bàn đầu tư  
Tính đến hết năm 2020, Viettel đã giấy phép, đã đầu tư hạ tầng mạng  
lưới viễn thông và kinh doanh, cung cấp dịch vụ tới gần 100 triệu khách hàng tại  
10 quốc gia nước ngoài trải dài từ Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ. ĐTRNN được  
cấp giấy phép phân theo đối tác đầu tư chủ yếu (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực  
đến ngày 31/12/2020) cụ thể như sau:  
13  
 
Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822  
Nhìn vào biểu đồ  
ta có thể thấy rằng,  
Viettel hiện đang thực  
hiện ĐTRNN nhiều nhất  
tại Châu Phi với 4 dự  
án 4 quốc gia và tổng  
số vốn đăng của 4 dự  
án này là gần 1,35 tỷ  
USD, chiếm 45% tổng  
vốn đăng ĐTRNN của  
Viettel. Châu Á đứng thứ  
2 với 4 dự án tại 4 quốc  
gia Đông Nam Á và tổng  
vốn đăng ký là gần 1,26  
tỷ USD. Châu Mỹ nơi  
nhận được ít đầu tư từ  
Tổng vốn đăng ĐTRNN tại các châu lục của  
Viettel (đơn vị: triệu USD)  
3500  
2990  
3000  
2500  
2000  
1347.82  
1266.37  
1500  
1000  
500  
0
375.8  
Tổng vốn  
Châu Á  
Châu Phi  
Châu Mỹ  
đăng ký  
Biểu đồ 4: Tổng vốn ĐTRNN tại các châu lục của Viettel- Nguồn: Báo cáo  
thường niên năm 2020 của Viettel Global  
Viettel nhất khi mới chỉ có 2 dự án 2 quốc gia với tổng vốn đăng ký là gần 376  
triệu USD (số vốn đầu tư cho Châu Phi gấp hơn 3,5 lần Châu Mỹ). Sở dĩ, Châu  
Phi là nơi nhận được nhiều vốn đầu tư từ Viettel nhất bởi cả 4 dự án của Viettel  
đều ở những quốc gia nghèo, cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển. Do vậy, Viettel  
cần phải bỏ một số vốn khá lớn để tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông  
trước khi tiến hành kinh doanh ở những quốc gia này. Theo số liệu của Ngân hàng  
Thế giới (World Bank)6, tính đến hết năm 2019, cơ cấu dân số và GDP của 10  
quốc gia Viettel đầu tư được ghi lại như sau:  
Cơ cấu dân số và GDP các thị trường của Viettel  
250  
200  
150  
100  
50  
70  
60  
50  
40  
30  
20  
10  
0
226.8  
58  
54.8  
30.37  
15.29  
32.5  
25.88  
39  
76.1  
63.18  
16.5  
11.5  
11.2  
7.2  
27.09  
1.3  
14.33  
18.17  
3
2
0
GDP (tỷ USD)  
Dân số (triệu người)  
Biểu đồ 5: Cơ cấu dân số và GDP các thị trường của Viettel - Nguồn: World Bank  
14  
Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822  
Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng tính đến hết năm 2020, Viettel đã  
đầu tư vào 10 dự án 10 quốc gia khác nhau. Các quốc gia Viettel đang đầu tư  
đa phần những quốc gia nghèo, GDP/đầu người còn khá thấp, cơ sở hạ tầng còn  
chưa phát triển hay có những bất ổn về an ninh-chính trị. Do vậy, thể nhận xét  
rằng, thị trường của Viettel phần lớn những quốc gia còn lạc hậu về công nghệ  
thông tin, đối thủ cạnh tranh ít.  
Tuy nhiên, trong số tất cả các thị trường nước ngoài mà Tập đoàn Viettel  
từng đầu tư, Peru là quốc gia duy nhất mật độ điện thoại di động đạt trên 100%  
khi Viettel tiến hành đầu tư. Thêm nữa, đây cũng thị trường duy nhất đến nay  
của Viettel có trình độ phát triển kinh tế cao hơn VN. Thu nhập bình quân đầu  
người của Peru gấp 3 lần VN. Thế nhưng, dù trình độ phát triển kinh tế cao hơn  
VN, mật độ điện thoại di động đã vượt ngưỡng 100% khi Viettel đến, nhưng vùng  
phủ sóng 3G vẫn chỉ tập trung thành phố lớn. Tại các vùng nông thôn, 3G vẫn  
“trắng sóng” và môt số vùng núi cao, rừng núi hiểm trở thậm chí chưa có sóng  
di động 2G (như khu vực rừng rậm Amazon). Tận dụng cơ hội như vậy, Viettel  
đã tiến hành đầu tư đạt được hiệu quả ở thị trường này.  
Dựa vào Báo cáo thường niên năm 20197 của Tổng Công ty cổ phần Đầu  
tư quốc tế Viettel (Viettel Global), ta có tổng vốn đăng ĐTRNN (theo giấy  
phép được Bộ Kế hoạch Đầu tư cấp) ở từng quốc gia cụ thể như sau:  
Tổng  
vốn đăng  
đầu  
tư (Triệu  
USD)  
Tổng vốn  
đăng ký  
đầu tư  
(Triệu  
Tổng vốn  
đăng ký  
đầu tư  
(Triệu  
USD)  
USD)  
CHÂU Á 1266,37 CHÂU PHI 1347,82  
CHÂU MỸ  
375,8  
Myanmar  
(Mytel)  
800  
300  
Mozambique  
(Movitel)  
493,7  
355,2  
Peru (Bitel)  
275,8  
Lào  
(Unitel)  
Tanzania  
(Halotel)  
Haiti  
(Natcom)  
100  
7 Báo cáo thường niên 2019,  
15  
Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822  
Campuchia 151,45  
(Metfone)  
Cameroon  
(Nextel)  
328,92  
170  
Đông  
Timor  
14,92  
Burundi  
(Lumitel)  
(Telemor)  
Bảng 1: Tổng vốn đăng ĐTRNN của từng dự án - Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2019 của Viettel Global  
Tính đến nay, tổng vốn đăng ĐTRNN cho 10 dự án của Viettel là 2,99  
tỷ USD, trong đó, vốn đăng đầu tư ở thị trường Mynamar với dự án Mytel là  
lớn nhất với 800 triệu USD. Nguyên nhân là Myanmar được xem là một thị trường  
viễn thông hấp dẫn khi mà tại thời điểm Myanmar mở cửa cho ngành viễn thông  
(trước năm 2014, thị trường viễn thông Myanmar, bao gồm cả các mạng điện  
thoại di động điện thoại cố định do công ty nhà nước Bưu chính Viễn thông  
Myanmar độc quyền), GDP tăng trưởng bình quân của nước này là 7-8%, với hơn  
51 triệu dân. Thế nhưng tổng số thuê bao điện thoại di động ở Myanmar đạt 6,5  
triệu, chiếm 10,7% tổng dân số và 13,1% dân số trong độ tuổi sử dụng điện thoại  
di động (từ 12 đến 70 tuổi)- mức thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á8. Thị  
trường đầy tiềm năng tăng trưởng còn rất lớn, vậy Viettel sẵn sàng đầu tư một  
khoản vốn lớn nhất trừ trước đến nay để khai thác tiềm năng của thị trường này.  
Nếu nếu thành công thì sẽ mang lại lợi nhuận rất lớn cho Viettel giúp Tập đoàn  
này gia tăng giá trị vốn hóa lên gấp nhiều lần.  
Đứng thứ hai là thị trường Mozambique với vốn đăng đầu tư là 493,7  
triệu USD, trong khi đó thị trường Đông Timor là thấp nhất khi chỉ có 14,92 triệu  
USD. Nguyên nhân là do Đông Timor là một quốc gia có số dân và diện tích rất  
nhỏ, vậy Viettel không cần tốn quá nhiều vốn đầu ban đầu cho việc xây dựng  
cơ sở hạ tầng viễn thông và các hoạt động kinh doanh tại quốc gia này.  
Như vậy, thể nói thị trường Mozambique là thị trường chiến lược của  
Viettel Châu Phi, và thị trường Myanmar là thị trường chiến lược ở Châu Á  
trong thời gian tới, Peru là thị trường chiến lược ở Châu Mỹ với 275,8 triệu USD  
vốn đăng đầu tư. Viettel thông qua các thị trường này, tạo bàn đạp để phát triển  
các thị trường khác trong cùng một châu lục.  
2.2.3. Tình hình ĐTRNN theo hình thức đầu tư  
Tính đến hết năm 2020, Viettel thực hiện ĐTRNN ở 10 quốc gia khác nhau  
theo hai hình thức chính9: 1-Thành lập công ty con; 2-Liên doanh với các DN  
16  
 
Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822  
nước ngoài. Tình hình đầu tư theo từng hình thức cụ thể nsau:  
Cơ cấu vốn đăng ĐTRNN theo hình thức đầu tư (đơn vị: %)  
36.80%  
63.20%  
Thành lập công ty con  
Liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài  
Biểu đồ 6: Cơ cấu vốn đăng ĐTRNN theo hình thức đầu tư  
Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy tới 63,2% tổng vốn đăng đầu tư của  
Viettel, tương ứng với gần 1,89 tỷ USD là dành cho 8 công ty con, bao gồm  
Metfone (Campuchia), Telemor (Đông Timor), Halotel (Tanzania), Nextel  
(Cameroon), Movitel (Mozambique), Lumitel (Burundi), Bitel (Peru), Natcom  
Haiti). 38,8 % còn lại tương ứng với 1,01 tỷ USD được đầu tư vào các công ty  
liên doanh, đó là: Unitel (Lào) và Mytel (Myanmar).  
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐTRNN CỦA  
VIETTEL  
3.1.  
NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC  
Dựa theo Báo cáo tài chính riêng Báo cáo thường niên từ năm 2016 đến  
2020 của Viettel Global, ta có kết quả kinh doanh tại thị trường quốc tế của Viettel  
giai đoạn này như sau:  
17  
   
Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822  
Kết quả kinh doanh của Viettel ở thị trường nước ngoài giai  
đoạn 2016-2020  
19034  
18900  
20000  
15000  
10000  
5000  
0
40.00%  
35.00%  
30.00%  
25.00%  
20.00%  
15.00%  
10.00%  
5.00%  
17104  
35.70%  
16888  
15226  
36.50%  
31.50%  
23.60%  
6884  
16.00%  
2534  
6103  
5300  
4483  
0.00%  
2016  
2017  
2018  
Lợi nhuận gộp (tỷ VNĐ)  
2019  
2020  
Doanh thu (tỷ VNĐ)  
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%)  
Biểu đồ 7: Doanh thu, lợi nhuận gộp tỷ suất lợi nhuận gộp từ các thị trường nước ngoài của Viettel  
Nguồn: Viettel Global  
Nhìn chung, doanh thu tại các thị trường nước ngoài của Viettel có sự biến  
đổi liên tục, không ổn định qua từng năm. Năm 2017 chứng kiến mức doanh thu  
cao nhất của Viettel kể từ khi tiến hành ĐTRNN, đạt 19,034 tỷ VNĐ, cao hơn  
3,808 tỷ USD tăng trưởng 25% so với năm 2016. Nguyên nhân có được sự tăng  
trưởng doanh thu ĐTRNN của Viettel trong năm 2017 là nhờ cung cấp 4G tại  
7/10 thị trường nước ngoài, tăng trưởng 20% cho doanh thu trung bình trên từng  
khách hàng. Bên cạnh đó, hoạt động đưa các giải pháp viễn thông, ứng dụng công  
nghệ thông tin cho các DN lớn, chính phủ các nước cũng mang lại tăng trưởng  
doanh thu cho Viettel ở thị trường quốc tế.  
Về lợi nhuận tỷ suất lợi nhuận gộp tại các thị trường nước ngoài của  
Viettel nhìn chung đều có xu hướng tăng qua từng năm. Điều này chứng minh  
rằng, đến thời điểm hiện tại hoạt động kinh doanh của Viettel đang diễn ra càng  
hiệu quả và các khoản chi phí lúc này đang được kiểm định chặt chẽ.  
Đặc biệt, trong năm 2020, dưới tác động của COVID-19 trên toàn cầu cùng  
tình trạng bão hòa của các dịch vụ viễn thông truyền thống, thế nhưng Viettel vẫn  
ghi nhận mức doanh thu 18,900 tỷ VNĐ ở thị trường quốc tế, gần bằng doanh thu  
kỉ lục năm 2017. Đồng thời lợi nhuận trước thuế của Viettel cũng đạt tới 1,100 tỷ  
VNĐ, cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Theo báo cáo tài chính năm, về cơ cấu  
doanh thu, thị trường Đông Nam Á đóng góp chủ đạo với hơn 9.100 tỷ VNĐ, tiếp  
đến là châu Phi với 6.500 tỷ VNĐ Mỹ Latin đạt 3,200 tỷ VNĐ. Mỹ Latin với  
duy nhất mạng Natcom tại Haiti được xem là một trong những điểm sáng năm  
2020 khi doanh thu tăng trưởng tới 47% còn lợi nhuận cũng tăng 53% từ 369 tỷ  
18  
Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822  
lên 566 tỷ VNĐ10.  
3.2.  
HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ  
3.2.1. Hạn chế của Viettel khi tiến hành ĐTRNN  
Mặc đã đạt được những kết quả tích cực nhất định, môi trường đầu tư  
nước ngoài tuy rộng lớn và giàu tiềm năng song Viettel khi ĐTRNN cũng tồn tại  
không ít những hạn chế.  
Thứ nhất, thị trường hẹp. Đa phần những thị trường mà Viettel đầu tư vẫn  
chủ yếu tập trung ở những nước nền kinh tế kém phát triển hơn như Lào,  
Campuchia, hay các địa bàn xa xôi, thông tin liên lạc, đi lại khó khăn như Châu  
Phi, Nam Mỹ. Đây đều không phải những quốc gia đông dân và giàu có, do vậy  
quy mô thị trường không nhiều. Mặt khác ở thị trường phát triển hơn là Peru thì  
tại thời điểm Viettel đầu tư, viễn thông nước này đã bị thống trị bởi 2 tập đoàn  
thuộc nửa trên của Top 10 thế giới. vậy thị trường của Viettel ở quốc gia này  
cũng không lớn.  
Thứ hai, công tác đào tạo nguồn nhân lực còn kém. Nhân lực vấn đề then  
chốt với mọi công ty. chiến lược của Viettel là đào tạo con người để nắm vững  
công nghệ, kỹ thuật mang đi đầu tư, kiến thức kinh doanh, để nhân viên chủ chốt  
của Viettel đảm nhiệm 10% lao động trí tuệ còn lại 90% sẽ được đào tạo theo quy  
trình hóa dành cho người lao động đơn giản và thuê ngoài. Chiến lược vậy  
nhưng công tác đào tạo lại ở Viettel sẽ tốn rất nhiều thời gian để đào tạo  
trong,nước rồi mới cử sang nước ngoài làm việc. Một số cán bộ công nhân viên  
nước ngoài còn chưa thực stin vào triết lý, văn hóa kinh doanh của công ty.  
Thứ ba, lợi thế cạnh tranh không cao. Ví dụ, năm 2013, Viettel từng tham  
gia cuộc đấu thầu giành quyền khai thác mạng viễn thông tại Myanmar nhưng đã  
không thành công trước 2 nhà mạng đến từ Na Uy và Qatar.  
3.2.2. Những nguyên nhân cơ bản  
Nếu đem so sánh việc đầu tư của các DN Viễn thông nước ngoài vào VN  
việc ĐTRNN của Viettel trên mọi phương diện cho thấy việc thực hiện  
ĐTRNN của Viettel còn rất nhiều hạn chế gây khó khăn cho việc thực hiện  
ĐTRNN của Viettel. Nguyên nhân cụ thể là:  
Thứ nhất, hạn chế về nguồn vốn. Việc ĐTRNN đòi hỏi chi phí rất cao từ  
việc đầu tư, trả lương cho nhân viên, bên cạnh đó còn phát sinh nhiều khoản chi  
phí khác như tìm luật sư, thuê báo cáo kiểm toán... Chưa kể việc đầu tư thường  
không đem đến lợi nhuận ngay mà cần một khoảng thời gian nếu dự án vận hành  
19  
     
Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822  
hiệu quả mới thể sinh lời, với nhiều dự án, thời gian này thậm chí có thể kéo  
dài 5-10 năm. Viettel hiện nay được đánh giá là một trong những DNVN có vốn  
điều lệ lớn, tiềm lực tài chính mạnh. Tuy nhiên, so sánh với những công ty viễn  
thông các quốc gia khác, có lịch sử phát triển lâu hơn, tiềm lực tài chính mạnh  
hơn cũng như khả năng huy động vốn linh hoạt hơn thì nguồn vốn chính là hạn  
chế lớn nhất của Viettel trong quá trình xâm nhập viễn thông các quốc gia khác,  
nhất những thị trường tiềm năng phát triển lớn hoặc khả năng đem lại lợi  
nhuận cao.  
Thứ hai, chất lượng chưa cao của đội ngũ cán bộ lòng cốt người Việt. Theo  
đánh giá tổng kết của bộ phận quản trị cấp cao, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và kinh  
doanh người Việt đi, ngoại ngữ, năng lực và kinh nghiệm quản lí còn nhiều hạn  
chế. Một số cán bộ VN đảm nhiệm cương vị là cán bộ chủ trì cấp phòng ban, chi  
nhánh mà chưa hiểu văn hóa bản địa, điều hành chưa thực sự hiệu quả.  
Thứ ba, sự thiếu đồng bộ đầy đủ của hành lang pháp lý cho đầu tư nước  
ngoài. Việc nghiên cứu các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư của  
Viettel còn nhiều hạn chế, chưa lường trước được những vấn đề phát sinh trong  
quá trình thẩm định, cấp phép và những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh  
doanh tại các quốc gia khác. Ví dụ như: Khi Viettel bắt đầu vào thị trường  
Campuchia họ xin cấp giấy phép dịch vụ VoIP vì tại thời điểm đó chỉ có duy nhất  
1 nhà mạng cung cấp dịch vnày nhưng nhà mạng này lại một liên doanh của  
BBCVT Campuchia nên họ đã bảo hộ cho nhà mạng này gây ra không ít khó khăn  
cho Viettel. Viettel chính thức đặt vấn đề từ tháng 2/2006 đến tháng 5/2006 mới  
thống nhất được nguyên tắc đến tháng 7/2006 mới được những phụ lục cần  
thiết để kinh doanh.  
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐTRNN TRONG LĨNH  
VỰC VIỄN THÔNG CỦA VIETTEL  
4.1.  
CƠ HỘI ĐẦU TƯ VIỄN THÔNG QUỐC TẾ CỦA VIETTEL  
Thứ nhất, thị trường còn khá rộng lớn. Trên thế giới, khoảng 60 quốc  
gia với tổng dân số khoảng 2 tỷ người mật độ điện thoại dưới 40%. Đây đều là  
những thị trường tiềm năng để đầu tư. Đồng thời, rất nhiều quốc gia có dân số  
đông, thu hập GDP/đầu người thuộc mức trung bình-cao, thế nhưng những công  
ty viễn thông hàng đầu thế giới mới chỉ chiễm giữ được một phần thị trường, ví  
dụ như Philippines, do đó cơ hội để Viettel xâm nhập vào những thị trường này  
vẫn còn khá lớn.  
Thứ hai, cạnh tranh chưa cao. Hiện nay số lượng công ty tham gia thị trường  
đầu tư viễn thông quốc tế mới chỉ khoảng hơn 30 công ty, trong đó số công ty lớn  
khoảng 15. Số lượng đối thủ còn khá ít, trong khi thị trường còn rất nhiều, do  
20  
   
Tải về để xem bản đầy đủ
docx 27 trang yennguyen 01/04/2022 4780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Kinh doanh quốc tế - Đề tài: Hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docxtieu_luan_kinh_doanh_quoc_te_de_tai_hoat_dong_dau_tu_ra_nuoc.docx