Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số rất ít người ở Việt Nam trước nguy cơ ngày càng mai một - Thực trạng và giải pháp

VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN  
NGÔN NGỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ RẤT ÍT NGƯỜI  
Ở VIỆT NAM TRƯỚC NGUY CƠ NGÀY CÀNG MAI MỘT  
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  
Tạ Văn Thônga  
Tạ Quang Tùngb  
a Viện Tử điển học và Bách khoa thư Việt Nam  
b Viện Ngôn ngữ học Việt Nam  
rong bài viết này, tác giả tập trung phân tích những  
dấu hiệu mai một ngôn ngữ: Trạng thái và phạm vi  
T
giao tiếp, chữ viết và sự hình thành - phát triển ngôn ngữ  
văn học, giáo dục ngôn ngữ, những mức độ sinh tồn ở các  
ngôn ngữ Việt Nam hiện nay, những nghiên cứu ngôn ngữ  
học. Đồng thời, đưa ra một số nội dung cần trao đổi về thực  
trạng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số rất ít người như: Nguy  
cơ mai một có đe dọa các ngôn ngữ hay không, những nhân  
tố ảnh hưởng sinh tồn của các ngôn ngữ, bảo tồn và phát  
triển ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số rất ít người để làm  
gì, các biện pháp bảo tồn và phát triển các ngôn ngữ ở Việt  
Nam là gì? Trong đó, nhân tố quan trọng nhất đem lại sức  
sống cho các ngôn ngữ, là được truyền dạy và được sử dụng  
trong đời sống xã hội.  
Ngày nhận bài:  
03/3/2021  
Ngày phản biện: 17/3/2021  
Ngày tác giả sửa: 21/3/2021  
Ngày duyệt đăng: 23/3/2021  
Ngày phát hành: 30/3/2021  
DOI:  
Từ khóa: Chính sách ngôn ngữ; Dân tộc thiểu số rất  
ít người; Ngôn ngữ; Nguy cơ mai một; Bảo tồn; Văn hóa  
truyền thống.  
1. Đặt vấn đề  
sử dụng. Để chỉ trạng thái này, người ta thậm chí  
dùng các từ ngữ: moribund (suy vong), extinct  
(tuyệt chủng)... Đây là vấn đề được quan tâm không  
chỉ trong giới ngôn ngữ học, mà cả những nhà lãnh  
đạo các quốc gia và nhiều tổ chức xã hội, trong đó  
có Tổ chức Văn hóa Giáo dục của Liên Hợp quốc  
(UNESCO).  
Do điều kiện lịch sử và xã hội đặc biệt, hiện nay  
ở Việt Nam có 54 dân tộc với những hoàn cảnh xã  
hội, văn hóa cổ truyền, số lượng dân số không đồng  
nhất. Trong đó, các dân tộc có số dân dưới 1000  
người được gọi là các dân tộc thiểu số rất ít người.  
Bên cạnh một số chính sách của Nhà nước nhằm  
phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục đối với  
Theo báo cáo điều tra của tổ chức Worldwatch,  
các dân tộc đang gặp nhiều khó khăn, cần có những nhiều ngôn ngữ trên thế giới hiện nay đang thực sự  
chính sách và biện pháp cụ thể để bảo tồn và phát đứng trước khả năng bị tiêu vong vào cuối thế kỷ  
triển ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số rất ít người. XXI. Thế giới đang ngày càng mất đi sự đa dạng  
về ngôn ngữ và văn hóa; trên thế giới hiện nay có  
khoảng 6.800 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có  
3.400 (50%) đến 6.120 (90%) ngôn ngữ có nguy cơ  
bị tiêu vong vào năm 2100.  
Bài viết này trình bày thực trạng nguy cơ mai  
một ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ - thường là “ngôn ngữ  
tộc người”) – một trong những nét làm nên bản sắc  
văn hóa truyền thống ở các dân tộc thiểu số rất ít  
người ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp  
Còn David Crystal cho rằng trong vòng 100  
bảo tồn và phát triển ngôn ngữ các dân tộc này trong năm trở lại đây, cứ hai tuần lại có một ngôn ngữ  
hoàn cảnh hiện nay.  
bị tiêu vong (Crystal, 2000). Một số tác giả đưa ra  
nhận xét: Ở thời hiện đại, cứ một thế kỷ thì 50% số  
ngôn ngữ đang có sẽ bị mất. Có người lại đưa ra con  
số: Do tác động của toàn cầu hóa, trong thế kỷ 21,  
khoảng 90% số ngôn ngữ trên thế giới sẽ chỉ còn  
trong ký ức của nhân loại.  
2. Tổng quan nghiên cứu  
Nguy cơ mai một (hay còn gọi là nguy cơ tiêu  
vong hay nguy cấp) đối với ngôn ngữ các dân tộc,  
đến nay đã và đang được nhiều quốc gia trên thế  
giới đặc biệt quan tâm, nghiên cứu. Thuật ngữ  
endangered languages (các ngôn ngữ nguy cấp, các  
ngôn ngữ bị đe dọa) ngày càng được nhiều người  
Nhân “Ngày tiếng mẹ đẻ quốc tế” (ngày 21/12  
hàng năm), UNESCO công bố kết quả một nghiên  
108  
JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH  
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN  
cứu rằng một nửa trong số ngôn ngữ trên thế giới  
đang có nguy cơ biến mất.  
Nhóm  
địa  
phương  
Dân  
tộc  
Địa phương  
cư trú  
STT  
1
Dân số  
8. 248  
Năm 1992, Ủy ban Ngôn ngữ Nguy cấp của  
CIPL đã tổ chức một cuộc họp tại Paris dưới sự  
bảo trợ của UNESCO. Theo sáng kiến của Stephen  
Wurm, cuộc họp đã đưa ra một kế hoạch lớn nhằm  
thu thập và công bố dữ liệu về tất cả các ngôn ngữ  
có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới, bao gồm một  
dự án nghiên cứu có tên là Sách Đỏ UNESCO về  
các ngôn ngữ có nguy cơ tuyệt chủng và thành lập  
một trung tâm nghiên cứu quốc tế nghiên cứu và  
công bố tư liệu liên quan đến các ngôn ngữ nguy cấp  
(ICHEL), giám đốc trung tâm là Shigeru Tsuchida...  
Pa Thẻn  
(Pà  
Hưng),  
Tống  
Pà  
Thẻn  
Hà Giang,  
Tuyên Quang  
A-rem,  
Rục,  
Máy,  
Sách, Mã  
- liêng,  
Kri (Khạ  
Phọong)  
Quảng Bình,  
Hà Tĩnh...  
2
Chứt  
7. 513  
Ở Việt Nam hiện chưa có công trình nghiên cứu  
chuyên biệt về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số rất ít  
người và về Sách Đỏ các ngôn ngữ có nguy cơ mai  
một ở Việt Nam. Tuy nhiên, trạng thái này đã được  
nhắc đến trong không ít các công trình của Nguyễn  
Văn Lợi (Lợi, 2012; Lợi & Thắng, 2001) và Tạ Văn  
Thông – Tạ Quang Tùng (Thông & Tùng, 2017).  
3
4
Lự  
6. 757  
4. 827  
Lai Châu  
Cao Bằng,  
Hà Giang,  
Lai Châu..  
Lô Lô  
Mảng  
Mường  
Một trong những luận điểm hay được nhắc đến  
khi luận bàn về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, đó  
là: quyền ngôn ngữ, vai trò ngôn ngữ trong vốn văn  
hóa truyền thống và sự phát triển bền vững ở các  
quốc gia đa dân tộc và trạng thái đa văn hóa. Khi đề  
cập đến ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, thường các  
tác giả không có sự phân biệt “thiểu số” nói chung  
và “thiểu số rất ít người” (trường hợp đặc biệt trong  
số “thiểu số”).  
5
6
Mảng  
4. 650  
4.003  
Tè, Mảng Lai Châu...  
Mường  
Lay  
Co Lao  
Trắng,  
Co Lao  
Co Lao  
Hà Giang  
Xanh, Co  
Lao Đỏ  
Bố Y, Tu  
Di  
Hà Giang,  
Lào Cai  
7
8
Bố Y  
Cống  
3.232  
2.729  
3. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu  
Trong bài viết này, tác giả sử dụng một số  
phương pháp cơ bản như: Phương pháp miêu tả, từ  
phân tích và lý giải các sự kiện cụ thể nhằm tổng  
hợp thành quy luật chung về những đặc điểm và sự  
hành chức của các ngôn ngữ trong hoàn cảnh Việt  
Nam. Đặc biệt là thủ pháp thống kê và phân loại;  
đồng thời, tác giả còn sử dụng phương pháp thu  
thập tài liệu thứ cấp, trong đó tư liệu: những quan  
sát về ngôn ngữ và đời sống ngôn ngữ (qua điền dã  
và qua sách vở trong nước và nước ngoài) về thực  
trạng nguy cơ mai một ngôn ngữ của các dân tộc  
thiểu số rất ít người ở Việt Nam.  
Lai Châu,  
Điện Biên  
Thái Nguyên,  
Tuyên  
Quang, Hải  
Dương...  
9
Ngái  
1. 649  
Lai Châu,  
Điện Biên  
10  
11  
12  
Si La  
909  
903  
639  
Pu Péo  
Hà Giang  
Kon Tum  
Rơ  
Măm  
4. Kết quả nghiên cứu  
13  
14  
Brâu  
525  
428  
Kon Tum  
Nghệ An  
4.1. Khái quát về “dân tộc thiểu số rất ít người”  
Ơ Đu  
Ở Việt Nam, ngoài dân tộc Kinh – dân tộc đa  
số, 53 dân tộc khác đều được gọi là các “dân tộc  
thiểu số”. Trong đó, “Dân tộc thiểu số rất ít người”  
là dân tộc có số dân dưới 10.000 người (Nghị định  
số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ  
về Công tác dân tộc, tại Điều 4).  
(Ghi chú: Dân số các dân tộc tính đến 2019; thứ  
tự các dân tộc xếp theo số dân giảm dần, là thứ tự  
trong Bảng thống kê thành phần các dân tộc Việt  
Nam; thứ tự các địa phương cư trú xếp theo số dân  
giảm dần)  
Hiện nay, ở Việt Nam, có 14 dân tộc thuộc  
nhóm này:  
“Mai một” được hiểu là trạng thái: mất dần hoặc  
mất hẳn, không còn ai biết đến, do không được phát  
huy, sử dụng (thường nói về vốn quý tinh thần).  
Volume 10, Issue 1  
109  
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN  
Trong 14 dân tộc đề cập trên, số các dân tộc có đứng trước nguy cơ bị giảm thiểu các chức năng xã  
số dân dưới 5.000 người chiếm đa số (11 dân tộc; hội, trở nên nghèo nàn và kém dần sức biểu cảm  
78%). Còn lại có tới 5 dân tộc số dân dưới 1.000 do không được bảo tồn và phát triển. Ngoài ra, sự  
người (trên 3,5%).  
vay mượn từ vựng khiến các ngôn ngữ này mất dần  
bản sắc. Trong khi đó, số người thuộc các dân tộc  
thiểu số rất ít người biết tiếng mẹ đẻ thật sự sâu sắc  
là rất ít.  
Các dân tộc thiểu số rất ít người ở Việt Nam  
có lối cư trú không tập trung (ở nhiều địa phương  
khác nhau, thậm chí ở nước ngoài như một số dân  
tộc: Chứt, Lô Lô, Bố Y, Cống, Ngái...), cư trú xen  
Hầu hết, các ngôn ngữ dân tộc thiểu số rất ít  
lẫn với các dân tộc khác (với các dân tộc có số dân người ở Việt Nam chỉ được dùng ở phạm vi hạn chế  
lớn hơn), phần lớn ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dưới dạng khẩu ngữ, trong gia đình, làng bản, cúng  
đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới. Một số dân bái, lễ hội... (phi quy thức), ít hoặc hoàn toàn không  
tộc gồm nhiều nhóm địa phương, với một vài khác được sử dụng ở các hoàn cảnh khác như trong nhà  
biệt về ngôn ngữ và các nét văn hóa. Một số dân tộc trường, truyền thông, cơ quan hành chính, tư pháp,  
lại gồm nhiều nhóm địa phương thuộc các phương mít tinh, hội họp... (quy thức).  
ngữ khác nhau (như dân tộc Co Lao: gồm Co Lao  
Trắng, Co Lao Xanh, Co Lao Đỏ; Mảng: gồm Mảng  
Mường Tè, Mảng Mường Lay), thậm chí nói các  
ngôn ngữ khác nhau (ví dụ: Chứt: gồm A-rem, Rục,  
Máy, Sách, Mã - liêng, Kri (Khạ Phọong); Pà Thẻn:  
gồm Pà Thẻn (Pà Hưng, Thủy)... Một số dân tộc có  
thể được xem là những “mảnh vỡ” trên con đường  
di cư, từ một cộng đồng lớn hơn ở nước ngoài.  
Bị giảm thiểu các chức năng xã hội, phạm vi sử  
dụng hạn chế; có xu hướng trở nên nghèo nàn, đơn  
điệu; sự vay mượn từ vựng khiến các ngôn ngữ này  
mất dần bản sắc; số người biết tiếng mẹ đẻ ở một số  
cộng đồng ngày càng ít gặp - Đó là những điều kiện  
bất lợi cho sức sống của các ngôn ngữ dân tộc thiểu  
số rất ít người ở Việt Nam hiện nay.  
4.2.2. Chữ viết và sự hình thành - phát triển  
ngôn ngữ văn học  
Đa số các dân tộc đang bàn luận trên đây, có tỷ  
lệ hộ nghèo trong đơn vị thôn, bản cao; các chỉ số  
phát triển về giáo dục đào tạo, sức khoẻ cộng đồng  
và chất lượng dân số đạt dưới mức trung bình của  
cả nước; cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu chất lượng  
thấp, mới đáp ứng mức tối thiểu phục vụ đời sống  
dân cư; có xu hướng tiếp nhận ồ ạt nhiều nét văn  
hóa của các dân tộc láng giềng. Đó là những điều  
kiện bất lợi cho những giá trị văn hóa truyền thống,  
thậm chí cả bản tính tộc người, có thể dẫn tới trạng  
thái mai một vốn quý truyền thống, là ngôn ngữ các  
dân tộc thiểu số rất ít người.  
Hiện nay, 32/53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã  
có chữ viết: Tày, Thái, Hoa, Khmer, Nùng, Mông,  
Dao, Gia-rai, Ê-đê, Ba na, Chăm, Sán Chay, Xơ-  
Đăng, Hrê, Cơ-ho, Cơ-tu, Gia-glai, Mnông, Xtiêng,  
Bru - Vân Kiều, Lô Lô, Gié - Triêng, Co, Chơ-ro,  
Lào, Pà Thẻn, Lự... Đây là các hệ thống chữ cổ  
truyền hoặc “mới”, có chữ dạng vuông gốc Hán  
(trong đó có các hệ chữ “Nôm”), dạng Sanscrit,  
dạng latin và cả dạng chữ hình vẽ. Có dân tộc có tới  
vài ba bộ chữ (Chăm, Thái, Tày, Mông...).  
Tuy nhiên, các dân tộc thiểu số rất ít người ở  
Việt Nam lại hầu như không có chữ viết, hoặc có  
chữ cổ nhưng rất ít được sử dụng và không được  
truyền dạy, cụ thể như:  
4.2. Những dấu hiệu mai một ngôn ngữ các  
dân tộc thiểu số rất ít người ở Việt Nam  
4.2.1. Trạng thái và phạm vi giao tiếp  
Hiện nay, ở vùng các dân tộc thiểu số rất ít người,  
phổ biến là trạng thái song ngữ hoặc tam ngữ (sử  
dụng đồng thời hai hoặc ba ngôn ngữ): tiếng Việt  
và tiếng mẹ đẻ của các dân tộc này; tiếng Việt, tiếng  
mẹ đẻ của các dân tộc này và ngôn ngữ của một dân  
tộc thiểu số khác. Điều này thể hiện qua một số dân  
tộc như: người dân tộc Chứt nói tiếng mẹ đẻ, tiếng  
Việt và tiếng Lào; người Lô Lô nói tiếng mẹ đẻ,  
tiếng Việt và tiếng Hoa; người Mảng nói tiếng mẹ  
đẻ, tiếng Việt và tiếng Thái... Ở một số dân tộc hoặc  
nhóm địa phương, có hiện tượng chuyển sang nói  
ngôn ngữ khác gồm: người Ơ Đu chuyển sang nói  
tiếng Việt và tiếng Thái; nhóm Tu Di của dân tộc Bố  
Y chuyển sang nói tiếng Việt và tiếng Hoa... thường  
bị các ngôn ngữ của các dân tộc có số dân lớn hơn  
(trong đó có tiếng Việt) lấn át trong rất nhiều hoàn  
cảnh giao tiếp, kể cả ở gia đình, làng bản. Tiếng nói  
riêng của các dân tộc thiểu số rất ít người hiện đang  
Thời  
Tình hình sử  
dụng, truyền  
dạy  
Dân  
tộc  
Kiểu chữ,  
tự dạng  
điểm  
xuất  
hiện  
STT  
- Sử dụng  
trong một số  
sách cúng  
- Không  
được truyền  
dạy  
Chưa  
xác  
định  
Pà  
Thẻn  
1
“Hình vẽ”  
- sử dụng  
trong một số  
sách cúng,  
truyện thơ,  
gia phả  
- Không  
được truyền  
dạy  
Ghi âm,  
dạng  
Sanscrit  
Chưa  
xác  
định  
2
Lự  
110  
JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH  
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN  
chưa được ghi bằng chữ, thì khó trở thành ngôn ngữ  
văn học, không có được vai trò tích cực trong việc  
làm nên những thành tựu văn hoá cũng như bảo tồn,  
kế thừa và phát triển chúng.  
Thời  
điểm  
xuất  
hiện  
Tình hình sử  
dụng, truyền  
dạy  
Dân  
tộc  
Kiểu chữ,  
tự dạng  
STT  
- Tiếng nói riêng của các dân tộc thiểu số rất ít  
người hiện chỉ ở dạng khẩu ngữ, không ở dạng ngôn  
ngữ thành văn với sự tham gia của chữ viết…, trở  
nên nghèo nàn và kém dần sức biểu cảm.  
- Sử dụng  
trong một số  
sách cúng  
- Không  
được truyền  
dạy  
Chữ Hán  
dạng  
vuông  
Chưa  
xác  
định  
3
Ngái  
Theo lẽ tự nhiên, một ngôn ngữ ít được sử dụng  
trong đời sống cộng đồng, không có ngôn ngữ thành  
văn (được ghi bằng chữ viết), thì vai trò rất hạn chế  
và bị mất dần các chức năng. Đó là những điều kiện  
bất lợi cho sức sống của các ngôn ngữ dân tộc thiểu  
số rất ít người ở Việt Nam.  
- Sử dụng  
trong một tài  
liệu  
- Không  
được truyền  
dạy  
Chưa  
xác  
định  
Dạng nêm  
(“que”)  
4
Lô Lô  
Mảng  
4.2.3. Giáo dục ngôn ngữ  
Các ngôn ngữ dân tộc thiểu số rất ít người ở Việt  
Nam chỉ được truyền khẩu tự nhiên (không có tổ  
chức), với tư cách là đối tượng giáo dục. Thậm chí,  
một số ngôn ngữ hầu như không được truyền lại  
như: tiếng Ơ Đu, tiếng Co Lao Đỏ... hoặc các ngôn  
ngữ này không được truyền lại ở một bộ phận của  
dân tộc, như tiếng Tu Di (thuộc dân tộc Bố Y). Tình  
trạng phổ biến nhất là ít được truyền lại. Các ngôn  
ngữ này phần lớn cũng không được sử dụng như  
“điểm tựa” hay phương tiện để giáo dục.  
Không có  
chữ  
5
6
Co  
Lao  
Không có  
chữ  
Không có  
chữ  
7
Bố Y  
Cống  
Ngái  
Không có  
chữ  
8
Không có  
chữ  
9
Ở Việt Nam đã có một số ngôn ngữ dân tộc thiểu  
số được sử dụng như đối tượng hoặc phương tiện  
dạy - học (hoặc vừa là đối tượng vừa là phương  
tiện) trong một số trường phổ thông và các cơ sở  
giáo dục khác: Mông, Chăm, Khmer, Gia-rai, Hoa,  
Ê-đê, Thái, Xơ-Đăng... ở một phạm vi và hoàn  
cảnh nhất định (chủ yếu là “thử nghiệm”). Một số  
ngôn ngữ đang được sử dụng trên Đài Phát thanh  
tiếng nói Việt Nam VOV4, Đài Truyền hình Việt  
Nam VTV5, các đài phát thanh và truyền hình địa  
phương: Khmer, Ê-đê, Gia-rai, Ba na, Chăm, Mông,  
Thái, Xơ Đăng, Tày, Hà Nhì, Hrê, Cơ-tu... Một số  
ngôn ngữ dân tộc thiểu số đã được sử dụng để in ấn  
(bằng chữ của các dân tộc này) các tác phẩm văn  
nghệ truyền thống, các sáng tác mới; để biên soạn  
các từ điển đối chiếu song ngữ, các sách miêu tả  
ngữ pháp, các sách giáo khoa, kinh thánh... gồm:  
Mông, Thái, Chăm, Ba na, Ê-đê, Mnông, Xơ-Đăng,  
Cơ-ho, Ta-ôi, Bru-Vân Kiều, Ra-glai, Hrê, Gia-rai,  
Khmer... Đây thường chỉ là tiếng nói của các dân  
tộc có số dân tương đối đông. Ngôn ngữ các dân tộc  
thiểu số rất ít người ở Việt Nam không được chú ý  
trong giáo dục ngôn ngữ.  
Không có  
chữ  
10  
11  
12  
13  
14  
Si La  
Pu Péo  
Không có  
chữ  
Rơ  
măm  
Không có  
chữ  
không có  
chữ  
Brâu  
không có  
chữ  
Ơ Đu  
- Trong đời sống, chữ viết (một dạng của ngôn  
ngữ) có vai trò đáng kể trong bảo tồn và phát triển  
ngôn ngữ (để giáo dục; để biên soạn các sách công  
cụ như từ điển, ngữ pháp; sách giáo khoa; để hình  
thành ngôn ngữ văn học...), giúp cho việc ghi chép  
và truyền bá các tác phẩm văn nghệ truyền thống và  
sáng tác mới, dùng trong in ấn, phát thanh và truyền  
hình... Chữ viết giúp cho ngôn ngữ (nói chung) có  
thể phát huy chức năng xã hội rộng lớn hơn, chữ là  
điều kiện tốt cho sự sinh tồn ngôn ngữ.  
Ngôn ngữ có số người nói rất ít - tức là có nguy  
cơ mai một lớn, thì lại rất ít được sử dụng và không  
được truyền dạy. Tất cả các ngôn ngữ dân tộc thiểu  
số rất ít người ở Việt Nam đều trong tình trạng này.  
Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có một tài liệu nào  
như sách giáo khoa hoặc các sách công cụ (từ điển;  
Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam, các hệ thống chữ  
dân tộc thiểu số nói trên có phạm vi sử dụng rất hẹp,  
chưa được nhiều người biết, nên không có được ích  
lợi rõ rệt. Ngoài ra, vẫn còn gần một nửa số dân tộc  
chưa có chữ viết. Một ngôn ngữ chỉ ở dạng lời nói,  
Volume 10, Issue 1  
111  
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN  
ngữ pháp; sổ tay giao tiếp...) viết bằng ngôn ngữ  
dân tộc thiểu số rất ít người.  
- Mức độ sinh tồn “Nguy cấp” bao gồm: La Hủ,  
La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Co  
Lao, Bố Y, Cống, Si La, Pu Péo, Rơ măm, Brâu....  
Theo lẽ tự nhiên, một ngôn ngữ ít được truyền  
dạy, như ngôn ngữ các dân tộc thiểu số rất ít người  
Đây là các ngôn ngữ hiện nay rất ít được sử  
ở Việt Nam, thì ít có cơ hội tồn tại lâu dài trong dụng; chỉ được dùng ở gia đình làng bản, nhưng hầu  
cộng đồng. Đó là những điều kiện bất lợi cho sức như không được dùng ở thế hệ trẻ, số lượng người  
sống của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số rất ít người nói rất ít (từ vài trăm người đến vài ngàn người),  
ở Việt Nam.  
chịu áp lực rất mạnh từ các ngôn ngữ khác... Các  
ngôn ngữ này có thể tiêu vong trong vài thập kỷ tới.  
4.2.4. Những mức độ sinh tồn ở các ngôn ngữ  
Việt Nam hiện nay  
Mức độ sinh tồn “Hầu như chỉ còn trong ký ức”  
(hay “tiêu vong”): Người Tu Di (của dân tộc Bố Y)  
hiện chỉ nói bằng tiếng Hoa; người Ơ Đu chỉ nói  
bằng tiếng Thái (và những người già mới học lại  
tiếng dân tộc mình, để “về sau này còn nói chuyện  
với tổ tiên”); người San Chí (dân tộc Sán Chay) chỉ  
biết nói tiếng Hoa và tiếng Việt; người Co Lao (Đỏ)  
đã chuyển sang nói tiếng Hoa và tiếng Tày...  
Ở Việt Nam hiện nay, có đủ các mức độ về sinh  
tồn của các ngôn ngữ các dân tộc thiểu số. Đó là:  
“khỏe mạnh”; “yếu”, “nguy cơ mai một cao”; “nguy  
cấp”; “hầu như chỉ còn trong kí ức”. Những trường  
hợp tiếng Hoa, Lào và một vài ngôn ngữ khác có  
thể xem là “đặc biệt” trong số các ngôn ngữ ở Việt  
Nam, do duy trì được sự tiếp xúc với các đồng tộc  
bên kia biên giới.  
Đây là các ngôn ngữ hiện nay không có người  
nói hoặc có số lượng người nói hiếm hoi (khoảng  
từ 1 đến 15 người sử dụng). Một số ngôn ngữ chỉ  
có vài ba người già còn nhớ, và chỉ dùng trong một  
số hoàn cảnh đặc biệt: cúng bái, bói toán, gặp người  
đồng tộc nơi khác đến... Đa số người các cộng đồng  
này thậm chí coi tiếng dân tộc khác là tiếng mẹ đẻ  
hay ngôn ngữ tộc người của mình.  
- Mức độ sinh tồn “Yếu” bao gồm các ngôn ngữ:  
Tày, Thái, Mường, Khmer, Mông, Nùng, Hoa, Dao,  
Gia-rai, Ê-đê, Ba na, Sán Chay, Chăm, Cơ-ho, Xơ-  
Đăng...  
Đây là các ngôn ngữ hiện nay có chức năng giao  
tiếp hạn chế; phạm vi sử dụng hẹp (chủ yếu chỉ ở  
gia đình, làng bản); số lượng người nói không cao  
(trên 150 triệu đến trên dưới 1 triệu người) hoặc  
cư trú phân tán; có thể có chữ viết nhưng chữ viết  
ít được sử dụng: một số ngôn ngữ hầu như không  
thấy các ấn phẩm bằng chữ viết; không được truyền  
bá rộng rãi và không sử dụng thường xuyên trong  
đời sống...  
Nhìn chung, ở Việt Nam hiện nay, “suy yếu”,  
“nguy cấp”; “hầu như chỉ còn trong ký ức” là những  
trạng thái ngôn ngữ thường gặp ở các vùng dân tộc  
thiểu số Việt Nam. Trạng thái này có thể gặp ở cả  
dân tộc, hoặc một bộ phận của dân tộc. Tình trạng  
một hoặc một số bộ phận của dân tộc quên tiếng dân  
tộc mình tương đối phổ biến ở Việt Nam, với tâm lý  
của người nói là “nói luôn tiếng Kinh cho tiện”....  
- Mức độ sinh tồn “Nguy cơ mai một cao”, có  
thể phân thành 2 nhóm:  
Thuộc loại “yếu, nguy cơ mai một cao, nguy  
cấp, chỉ còn trong kỷ ức”, tức là ở mức nguy cơ  
cao nhất, thường là các dân tộc thiểu số rất ít người;  
trong đó có một số dân tộc như: Pà Thẻn, Lự, Ngái,  
Chứt, Lô Lô, Mảng, Co Lao, Bố Y, Cống, Si La, Pu  
Péo, Rơ măm, Brâu, Ơ Đu.  
Nhóm 1, gồm các ngôn ngữ: Sán Dìu, Hrê, Ra-  
glai, Mnông, Xtiêng, Thổ, Bru - Vân Kiều, Khơ-  
mú, Cơ-tu, Giáy, Ta-ôi, Mạ, Gié Triêng...  
Đây là các ngôn ngữ hiện nay có khoảng từ  
50.000 đến dưới 150.000 người sử dụng, vẫn được  
các thành viên trong cộng đồng sử dụng trong giao  
tiếp hàng ngày và truyền lại cho thế hệ sau, nhưng  
chỉ qua khẩu ngữ (không qua chữ viết). Các ngôn  
ngữ này có xu hướng “hòa” vào các ngôn ngữ láng  
giềng có vị thế cao hơn.  
4.2.5. Những nghiên cứu ngôn ngữ học  
Qua các tài liệu, có thể thấy các ngôn ngữ ở  
Việt Nam đã được nghiên cứu từ lâu. Thực tế là  
có nhiều cơ sở và tổ chức nghiên cứu khác nhau,  
sau đây là một số cơ sở và tổ chức chính: Viện  
Viễn Đông Bác cổ (tiếng Pháp: École française  
d’Extrême - Orient, viết tắt EFEO) là một trung  
tâm nghiên cứu của Pháp về Đông phương học, chủ  
yếu trên thực địa. Tạp chí nghiên cứu Bulletin de  
l’École française d’Extrême-Orient (Tập san Viện  
Viễn Đông Bác cổ, viết tắt BEFEO); Viện Ngôn  
ngữ học (tên tiếng Anh: Institute of Linguistics) ở  
Việt Nam là một viện nghiên cứu khoa học chuyên  
Nhóm 2, gồm các ngôn ngữ: Co, Chơ-ro, Xinh-  
mun, Hà Nhì, Chu ru, Kháng, La Chí, Phù Lá...  
Đây là các ngôn ngữ hiện nay chỉ còn khoảng  
trên 10.000 đến dưới 50.000 người sử dụng, phần  
lớn là người già, ít được truyền lại (kể cả qua khẩu  
ngữ) và ít được dùng ở thế hệ trẻ. Các ngôn ngữ  
này có xu hướng được thay thế bằng các ngôn ngữ  
láng giềng.  
112  
JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH  
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN  
ngành thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt “Tiếng Co Lao” (2011). Đặc biệt, Viện Ngôn ngữ  
Nam. Viện được thành lập năm 1968 , có chức năng học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội và Nhân văn)  
nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận và ứng tiếp tục các chương trình nghiên cứu về tiếng nói  
dụng ngôn ngữ của tiếng Việt, của các ngôn ngữ và chữ viết có nguy cơ mai một. Trong đó, Dự án  
dân tộc ít người và các ngoại ngữ ở Việt Nam, cung điều tra tổng thể về các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở  
cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính Việt Nam đã được tiến hành và nghiệm thu, tư liệu  
sách ngôn ngữ; tổ chức tư vấn và đào tạo sau đại điều tra (1997 - 1999) được xử lý bằng công nghệ  
học về ngôn ngữ học; tham gia phát triển nguồn số hóa và CO - ROM. Có thể kể đến một số cuốn  
nhân lực của cả nước.  
sách chuyên khảo về từng ngôn ngữ đã được biên  
soạn: “Tiếng Rục” (1993), “Tiếng Hà Nhì” (2001),  
“Tiếng Mảng” (2008)…  
Kết quả là đã có không ít các ngôn ngữ ở Việt  
Nam đã được các nhà khoa học quan tâm, nghiên  
cứu. Đến nay, ở Việt Nam đã có nhiều công trình  
Những nghiên cứu ngôn ngữ học trong thời gian  
được xuất bản, cả về nghiên cứu cơ bản lẫn thực qua đã đạt được nhiều thành tựu trên các bình diện  
hành: “Ngữ pháp tiếng Tày Nùng” (1971), “Tìm cấu trúc, so sánh cội nguồn, loại hình học, ngôn ngữ  
hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam” học xã hội, giáo dục,... về ngôn ngữ các dân tộc  
(1972), “Ngữ pháp tiếng Cơ ho” (1985), “Tiếng Pu thiểu số ở Việt Nam. Các công trình này đã hướng  
Péo” (1992), “Tiếng Rục” (1993), “Những vấn đề tới giải quyết những vấn đề về lý luận và thực tiễn;  
chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam” (1993), “Ngữ cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định và  
âm tiếng Ê-đê” (1996), “Tiếng Ka tu: Cấu tạo từ” thực hiện chính sách đối với ngôn ngữ dân tộc thiểu  
(1995), “Tiếng Ka tu” (1998), “Tiếng Bru - Vân số ở Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả của các công  
Kiều” (1998), “Tiếng Hà Nhì” (2001), “Cảnh huống trình những nghiên cứu trên phần lớn chưa hướng  
và chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam” (2002), “Ngữ tới mục đích ứng dụng. Ngôn ngữ các dân tộc thiểu  
âm tiếng Cơ-ho” (2004), “Ngữ pháp tiếng Cơ-tu” số rất ít người ở Việt Nam đã được chú ý với tư cách  
(2011), “Tiếng Mảng” (2008), “Tìm hiểu ngôn ngữ là những trường hợp, chủ yếu trong nghiên cứu lịch  
các dân tộc ở Việt Nam” (2009), “Ngữ pháp tiếng sử, loại hình ngôn ngữ và cấu trúc, không phải là  
Ê-đê” (2011), “Ngữ pháp tiếng Co” (2014),... hay những nghiên cứu ứng dụng: Rục, Cơ Lao, Pu Péo.  
những công trình từ điển đối dịch đa ngữ: “Từ điển Pà Thẻn, Mảng...  
Mèo - Việt” (1971), “Từ điển Tày - Nùng - Việt”  
(1974); “Từ điển Việt - Gia-rai” (1977), “Từ điển  
Việt – Cơ-ho” (1983), “Từ điển Việt - Tày - Nùng”  
(1984), “Từ điển Thái - Việt” (1990), “Từ điển Việt  
- Ê-đê” (1993), “Từ điển Việt - Mông” (Việt - Mông  
- 1996), “Từ vựng các phương ngữ Ê-đê” (1998),  
“Từ điển Cơ-tu - Việt”, “Việt - Cơ-tu” (2007), “Từ  
điển Ê-đê - Việt” (2015),... Ngoài ra, còn có hàng  
trăm công trình nghiên cứu về ngôn ngữ dân tộc  
thiểu số ở Việt Nam được công bố trên các tạp chí  
chuyên ngành trong nước và quốc tế.  
Có thể nói, hầu hết các ngôn ngữ dân tộc thiểu  
số ở Việt Nam, đặc biệt các ngôn ngữ ít và rất ít  
người nói, cho đến nay chưa được nghiên cứu đầy  
đủ, sâu sắc và kém hơn nhiều so với các ngôn ngữ  
có đông người nói. Tư liệu về một số ngôn ngữ đã  
thu thập, nhưng mới dừng lại ở những hiểu biết ban  
đầu, chung chung. Danh sách các dân tộc thiểu số  
rất ít người ở Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam hiện  
nay còn mang tính ước định (có vẻ là một sự ước  
định tạm thời: “Dân tộc thiểu số rất ít người” là dân  
tộc có số dân dưới 10.000 người). Vì vậy, chúng  
Ngoài ra, chúng ta còn có không ít những sách ta chưa có đủ căn cứ để xác định thế nào là “ngôn  
dạy-học tiếng dân tộc thiểu số đã được xuất bản ngữ rất ít người nói” (Chú ý: số người nói một ngôn  
như “Sách học tiếng Pakôh – Taôih” (1986), “Sách ngữ có thể không trùng với dân số của một dân tộc).  
học tiếng Bru - Vân Kiều” (1986), “Sách học tiếng Đặc biệt, những nghiên cứu về ngôn ngữ học xã hội  
Ê-đê” (1988), “Pơrap Kơtu” (Tiếng Cơ-tu - 2006), chưa chỉ ra được thực trạng mai một của các ngôn  
“Bôq chù Hrê Bình Đình” (Bộ chữ Hrê Bình Định - ngữ và hướng thoát ra khỏi tình trạng này. Hiện nay,  
2008), “Xroi Kool -Tiếng Cor” (2014)...  
ở Việt Nam chưa có một hệ thống tiêu chí nhận diện  
và phân loại tình trạng ngôn ngữ mai một.  
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, trong khuôn  
khổ hợp tác Việt - Xô (từ 1979, sau này là Việt -  
Nga), chương trình Hợp tác Việt-Xô (sau này là  
Việt - Nga) khảo sát điền dã ngôn ngữ DTTS Việt  
Nam đã điều tra nhiều ngôn ngữ làm cơ sở biên soạn  
nhiều công trình dưới dạng tư liệu điền dã gồm:  
“Tiếng La Ha” (1986); “Tiếng Mường” (1987);  
“Tiếng Kxinhmul” (1990), “Tiếng Pu Péo” (1992),  
5. Thảo luận  
5.1. Nguy cơ mai một đe dọa ngôn ngữ các dân  
tộc thiểu số rất ít người ở Việt Nam  
Một số tác giả đưa ra nhận xét chung: Ở thời  
hiện đại, cứ một thế kỉ thì 50% số ngôn ngữ đang  
có sẽ bị mất. Hoặc con số: Do tác động của toàn cầu  
hóa, trong thế kỉ 21, khoảng 90% số ngôn ngữ trên  
Volume 10, Issue 1  
113  
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN  
thế giới sẽ chỉ còn trong kí ức của nhân loại.  
triển sự đa dạng văn hóa trong quốc gia đa dân tộc  
Việt Nam, qua việc bảo tồn và phát triển những nét  
bản sắc văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc thiểu  
số, trong đó có tiếng mẹ đẻ của dân tộc này.  
Trạng thái và lời cảnh báo trên không loại trừ  
đối với thực tế ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt  
Nam: Nguy cơ mai một hiện nay đang đe dọa phần  
lớn các ngôn ngữ ở Việt Nam, trong đó đặc biệt là  
Thực tế, thì ngôn ngữ không chỉ là một thành  
các dân tộc thiểu số rất ít người. Các dân tộc này tố cơ bản của văn hoá, mà còn là phương tiện để  
thường là những cộng đồng đang phải đối diện với hình thành, lưu truyền các hình thái văn hóa khác,  
những khó khăn đủ loại và nặng nề hơn so với các hệ thống tri thức bản địa quan trọng nhất trong đời  
dân tộc khác. Một trong những khó khăn đó là đang sống văn hoá tinh thần của một dân tộc. Điều đó  
mất đi những nét văn hóa truyền thống làm nên bản cũng góp phần bảo tồn và phát triển sự đa dạng  
tính tộc người, trong đó có ngôn ngữ.  
trong văn hóa Việt Nam, là một biểu hiện của những  
giá trị nhân văn.  
Các dân tộc thiểu số rất ít người đứng trước  
nguy cơ mai một lớn hơn rất nhiều so với các dân  
tộc khác.  
Ngôn ngữ cũng là yếu tố liên kết các thành viên  
của tộc người.  
5.2. Sự sinh tồn của các ngôn ngữ ở Việt Nam  
chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào?  
Hiện nay ở Việt Nam, ngôn ngữ là một trong  
những tiêu chí quan trọng để phân biệt dân tộc này  
với dân tộc khác gồm các tiêu chí sau: Thống nhất  
chung về văn hoá vật chất và tinh thần; Thống nhất  
chung về ngôn ngữ; Thống nhất chung về ý thức tộc  
người và tên gọi (tộc danh).  
Theo những nghiên cứu của tổ chức UNESCO,  
một ngôn ngữ có nguy cơ mai một là do:  
Thứ nhất, tác nhân bên ngoài. Một ngôn ngữ sẽ  
bị mai một đi nếu số lượng những người nói ngôn  
ngữ đó bị suy giảm hoặc không còn nữa. Thiên tai,  
nạn đói và chiến tranh có thể là những nguyên nhân  
gián tiếp dẫn tới sự mai một của ngôn ngữ.  
5.4. Cần có biện pháp gì để bảo tồn và phát  
triển ngôn ngữ các dân tộc thiểu số rất ít người ở  
Việt Nam?  
5.4.1. Chính sách ngôn ngữ của Nhà nước Việt  
Nam  
Theo lẽ tự nhiên, các ngôn ngữ có số lượng  
người nói ít, phân tán, không có nhiều độ tuổi sử  
dụng..., rất cần báo động về sự sinh tồn của chúng.  
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt  
Nam năm 2013, Điều 5 khẳng định “Ngôn ngữ  
quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng  
tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát  
huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá  
tốt đẹp của mình”.  
Thứ hai, tác nhân văn hóa. Một ngôn ngữ sẽ bị  
mai một đi nếu người nói ít sử dụng hoặc thậm chí  
không sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình, thay vào đó  
là sử dụng những ngôn ngữ có vị thế cao hơn, khiến  
tiếng mẹ đẻ của họ bị thu hẹp phạm vi hành chức  
hoặc không được sử dụng.  
Quyết định số 53/CP ngày 22/8/1980 của Chính  
phủ về chính sách đối với ngôn ngữ và chữ viết dân  
tộc thiểu số ở Việt Nam khẳng định “…Tiếng Việt  
và chữ phổ thông là ngôn ngữ chung của cộng đồng  
dân tộc Việt Nam (…). Vì vậy, mọi công dân Việt  
Nam đều có nghĩa vụ và quyền lợi học tập và sử  
dụng tiếng phổ thông. Tiếng nói và chữ viết của mỗi  
dân tộc thiểu số ở Việt Nam vừa là vốn quý của  
các dân tộc đó, vừa là tài sản văn hoá chung của cả  
nước. Ở vùng dân tộc thiểu số, tiếng nói và chữ viết  
dân tộc thiểu số được dùng đồng thời với tiếng và  
chữ phổ thông”.  
Trong số những nhân tố đã gặp ở hầu hết các  
quốc gia đa dân tộc trên thế giới và ở cả Việt Nam,  
có những nhân tố khách quan và chủ quan: dân số  
học; văn hóa - ngôn ngữ; tâm lý xã hội; chữ viết và  
ngôn ngữ thành văn; chính sách của Nhà nước...  
Nhìn chung, về mặt dân số học có thể thấy điều  
kiện sinh tồn và phát triển của các ngôn ngữ ở Việt  
Nam không như nhau, nhưng nhìn chung là rất bất  
lợi cho ngôn ngữ các dân tộc thiểu số rất ít người.  
Theo lẽ tự nhiên, một ngôn ngữ ít được truyền dạy  
và ít được sử dụng trong đời sống cộng đồng, thì  
sức sống rất hạn chế. Như một nghịch lý: Ngôn ngữ  
có số người nói ít - tức là có nguy cơ mai một lớn,  
thì lại rất ít được sử dụng và truyền dạy và càng dễ  
Một số luận điểm chính trong chính sách ngôn  
ngữ của Nhà nước Việt Nam gồm:  
- Thừa nhận và đảm bảo về mặt pháp lý quyền  
dàng bị tiêu vong hoàn toàn. Trạng thái đó hiện nay có ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) riêng của tất cả  
đang thuộc các dân tộc thiểu số rất ít người.  
các dân tộc ở Việt Nam; quyền bình đẳng giữa các  
ngôn ngữ, quyền bảo tồn và phát triển tiếng nói chữ  
viết riêng của các dân tộc thiểu số.  
5.3. Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của các  
dân tộc thiểu số rất ít người để làm gì?  
- Tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số  
Trước hết, điều đó góp phần bảo tồn và phát  
114  
JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH  
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN  
được tôn trọng, được sử dụng trong các lĩnh vực  
khác nhau của đời sống xã hội.  
Ba là, cải tiến và xây dựng các hệ thống chữ  
viết; biên soạn các sách công cụ (sách giáo khoa,  
sách ngữ pháp, từ điển...); sưu tập các văn bản (vốn  
văn nghệ truyền thống; sáng tác mới...) và ghi bằng  
các ngôn ngữ có nguy cơ mai một.  
- Khuyến khích các dân tộc thiểu số học tiếng  
Việt, đưa tiếng Việt thực sự trở thành ngôn ngữ giao  
tiếp chung giữa các dân tộc, là phương tiện để đoàn  
kết, củng cố khối thống nhất các dân tộc trong quốc  
gia đa dân tộc Việt Nam.  
Bốn là, dạy và học các ngôn ngữ có nguy cơ mai  
một và sử dụng chúng trên các phương tiện thông  
tin đại chúng.  
Chính sách nói trên của Nhà nước Việt Nam  
hoàn toàn phù hợp với tinh thần và những cố  
Năm là, ứng dụng công nghệ thông tin để thu  
gắng của cộng đồng quốc tế. Ngày tiếng mẹ đẻ thập, lưu trữ để xây dựng ngân hàng dữ liệu, phổ  
Quốc tế, viết tắt là IMLD (International Mother biến các ngôn ngữ có nguy cơ mai một.  
Language Day) là ngày 21 tháng 2 hàng năm  
được UNESCO chọn là ngày lễ quốc tế tại hội nghị  
ngày 17/11/1999. Ngày lễ này đã được Đại hội  
đồng Liên Hợp quốc chính thức công nhận.  
Sáu là, giúp cho người bản ngữ hiểu rõ hơn về  
vai trò di sản – ngôn ngữ đối với bản sắc văn hóa  
truyền thống của họ và có ý thức bảo tồn, phát triển  
tiếng mẹ đẻ; giúp cho xã hội nói chung và các nhà  
Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế được các quốc gia quản lý nói riêng hiểu sâu sắc hơn về vai trò ngôn  
thành viên UNESCO tổ chức hàng năm tại các trụ ngữ các dân tộc, có hành động thiết thực hơn đối  
sở UNESCO nhằm quảng bá sự đa dạng ngôn ngữ, với sự đa dạng văn hóa truyền thống trong quốc gia  
văn hóa và tính đa ngôn ngữ. Với ngày này, cùng đa dân tộc Việt Nam.  
cảnh báo về nguy cơ mai một của các ngôn ngữ trên  
thế giới, là lời kêu gọi các nhà nước, tổ chức và cá  
nhân hãy bảo vệ sự đa dạng của các ngôn ngữ, vì  
điều đó gắn liền với sự đa dạng văn hóa của nhân  
loại đồng thời mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc, là sự  
tôn trọng đối với phẩm giá và quyền của con người  
- quyền giữ gìn và phát triển cái riêng biệt.  
Thực tế, trong những năm qua ở Việt Nam, các  
biện pháp trên chỉ được áp dụng lẻ tẻ, mang tính  
thời đoạn và không đồng bộ, chưa mang tính kế  
hoạch và chưa đầu tư đúng mức. Đây cũng là một  
trong những nguyên nhân khiến trạng thái ngôn ngữ  
các dân tộc thiểu số nói chung và các dân tộc thiểu  
số rất ít người, trên thực tế nói chung không lạc  
Các luận điểm trên có thể xem là cơ sở pháp lý quan, như đã nói ở trên.  
trong bảo tồn và phát triển ngôn ngữ các dân tộc  
thiểu số.  
6. Kết luận  
Nguy cơ mai một hiện nay đang đe dọa phần  
lớn các ngôn ngữ ở Việt Nam, trong đó đặc biệt là  
các dân tộc thiểu số rất ít người. Các dân tộc này  
thường là những cộng đồng đang phải đối diện với  
những khó khăn rất lớn so với các dân tộc khác.  
Một trong những khó khăn, đặc biệt đó là họ đang  
mất đi những nét văn hóa truyền thống làm nên bản  
tính tộc người, trong đó có ngôn ngữ. Đây là các  
dân tộc cần nhận được sự quan tâm đặc biệt.  
Tuy nhiên, cần báo động về nguy cơ mai một nói  
trên với các nhà hoạch định và thực hiện chính sách  
dân tộc, cũng như với những chủ nhân của các ngôn  
ngữ, về một tương lai ảm đạm: các dân tộc ở Việt  
Nam sẽ nói bằng tiếng Việt hoặc một ngoại ngữ nào  
đó khác: tiếng mẹ đẻ chỉ còn trong ký ức. Đó là một  
trạng thái đang xảy ra đối với các dân tộc thiểu số  
rất ít người. Rõ ràng đối với ngôn ngữ và văn hóa  
cổ truyền nói chung của các dân tộc này, cần có một  
chính sách đặc thù.  
Đồng thời, cần có những chính sách và giải  
pháp thiết thực và khả thi nhằm bảo tồn và phát  
triển ngôn ngữ giúp các ngôn ngữ của các dân tộc  
5.4.2. Biện pháp  
Về mặt lý thuyết, để bảo tồn và phát triển các này. Trong đó, nhân tố quan trọng nhất đem lại sức  
ngôn ngữ có nguy cơ mai một nói chung, chúng ta sống cho các ngôn ngữ là chúng được truyền dạy  
cần thực hiện các biện pháp như sau:  
và có vai trò (được sử dụng) trong đời sống xã hội.  
Đây có thể xem là vấn đề then chốt của then chốt  
và những điều kiện tồn tại đối với ngôn ngữ các dân  
tộc thiểu số rất ít người, góp phần quan trọng đối  
với công tác bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của các  
nhóm dân tộc này trước những nguy cơ bị mai một  
đáng báo động hiện nay.  
Một là, điều tra, nghiên cứu ngôn ngữ - xã hội -  
tộc người, xác định danh sách và phân loại các ngôn  
ngữ có nguy cơ mai một; xác định phương hướng  
kế hoạch hóa và xây dựng chính sách ngôn ngữ.  
Hai là, nghiên cứu đầy đủ và sâu hơn về cấu  
trúc (ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp),  
tình hình chữ viết và những văn bản chữ viết hiện  
có, tình hình xã hội ngôn ngữ học ở các ngôn ngữ  
có nguy cơ mai một.  
Volume 10, Issue 1  
115  
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN  
Tài liệu tham khảo  
Crystal, D. (2000). Language Death. Cambridge  
Solncev, V. M. (1982). Về ý nghĩa của việc  
nghiên cứu các ngôn ngữ phương đông  
đối với sự phát triển của ngôn ngữ học đại  
cương. Tạp chí Ngôn ngữ, số 4.  
University Press.  
Evans, N. (2011). Dying Words: Endangered  
Languages and What They Have to Tell Us.  
John Wiley & Sons Press.  
Thông, T. V., & Tùng, T. Q. (2017). Ngôn ngữ  
các dân tộc ở Việt Nam. Nxb. Đại học Thái  
Nguyên.  
Lợi, N. V. (2012). Công trình tra cứu về ngôn  
ngữ và vấn đề bảo tồn ngôn ngữ có nguy cơ  
tiêu vong. Tạp chí Từ điển học và Bách khoa  
thư, 2(16).  
Thông, T. V., & Tùng, T. Q. (2018). Survival of  
languages in Vietnam at Present. Journal of  
Vietnam Academy of Social Sciences, no.1,  
76–84.  
Lợi, N. V., & Thắng, L. T. (2001). Về sự phát triển  
của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam  
trong thế kỷ XX. Tạp chí Ngôn ngữ, số 2.  
Tuệ, H., & Ma, H. V. (1984). Ngôn ngữ các dân  
tộc thiểu số Việt Nam và chính sách ngôn  
ngữ. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội.  
Mosel, U. (2006). Lexicography in endangered  
language communities. In P. K. Austin  
& J. Sallabank (Eds.), The Handbook  
of Endangered languages. Cambridge  
University Press.  
Viện Ngôn ngữ học. (1993). Những vấn đề  
chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam. Hà Nội:  
Nxb. Khoa học Xã hội.  
Peter Ladefoged. (1992). Another view of  
endangered languages. Language, 68(4),  
pp.809-811.  
Viện Ngôn ngữ học. (2002). Cảnh huống và  
chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam. Hà Nội:  
Nxb. Khoa học Xã hội.  
Quỳnh, P. (2007). Tiểu luận (viết bằng tiếng  
Pháp trong thời gian 1922 – 1932). Hà Nội:  
Nxb. Tri thức.  
THE LANGUAGES OF ETHNIC MINORITIES WITH VERY SMALL  
POPULATION IN VIETNAM BEFORE THE RISK OF EVER DECREASING  
- SITUATION AND SOLUTIONS  
Ta Van Thonga  
Ta Quang Tungb  
a Vietnam Institute of Lexicography and  
Encyclopedia  
b Vietnam Institute of Linguistics  
Abstract  
A warning about the danger of extinction in many languages in the  
world is not excluded from the current reality in Vietnam, especially  
for Vietnam ethnic minority languages.  
The article mentions the following contents: concepts of "ethnic  
minorities with very few people" and "endangering"; linguistic  
Received:  
Reviewed:  
Revised:  
Accepted:  
Released:  
03/3/2021  
17/3/2021  
21/3/2021  
23/3/2021  
30/3/2021  
degradation signs: the state and scope of communication, writings and  
formation - development of literary language, language education,  
survival levels, linguistic studies. Discussion: whether risks of  
extinction threaten languages, factors that affect the survival of  
languages, why conserving and developing languages of ethnic groups,  
solutions to solve endangered languages.  
DOI:  
The most important factor that brings the vitality of languages is  
languages have to be transmitted and used in social life.  
Keywords  
Language policy; Ethnic minority; Languages; Risk of being  
endangered; Conservation; Traditional culture.  
116  
JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH  
pdf 9 trang yennguyen 21/04/2022 1300
Bạn đang xem tài liệu "Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số rất ít người ở Việt Nam trước nguy cơ ngày càng mai một - Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfngon_ngu_cac_dan_toc_thieu_so_rat_it_nguoi_o_viet_nam_truoc.pdf