Tiếp biến văn hóa Phật giáo trong đạo Cao Đài

TIP BIẾN VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG ĐẠO CAO ĐÀI  
ĐẶNG VĂN CHƯƠNG1,*, TRN THTHU HÀ2  
1Khoa Lch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế, Đại hc Huế  
2Hc vin Pht giáo Vit Nam ti Huế  
*Email: dangvanchuong@dhsphue.edu.vn  
Tóm tt: Trên cơ sở kết hp nhun nhuyn giữa văn hóa nội sinh và văn hóa  
ngoi sinh Nam B, Vit Nam vào nửa đầu thế kỷ XX, đạo Cao Đài đã ra  
đời và ngày càng phát trin. Bài viết trình bày và phân tích đạo Cao Đài đã  
tiếp biến nhiu yếu tố văn hóa vật thvà phi vt thca Phật giáo Đại Tha,  
một tôn giáo đã phổ biến sâu rng Nam Blúc by gi.  
Tkhóa: Tiếp biến văn hóa, Pht giáo, Cao Đài, tư tưởng, danh hiu các  
đức Phật, đạo k, cpháp, y phc.  
1. DN NHP  
Ra đời min Nam Vit Nam vào nhng thp niên 20 ca thế kXX, đến nay đạo Cao  
Đài đã ảnh hưởng rộng rãi đến đời sống tín ngưỡng tôn giáo ca cộng đồng người Vit  
ở trong và ngoài nước. Là mt tôn giáo bản địa, song Cao Đài được xây dng trên nn  
tng dung hp nhiu yếu tố văn hóa, tôn giáo khác nhau trên thế gii. Bài viết này tp  
trung nghiên cu vstiếp biến văn hóa Phật giáo Đại Tha/Phát triển trên các lĩnh vực  
như: giới luật, tư tưởng, danh hiệu các đức Phật, nghi lễ, đạo kvà cpháp, hthng  
chc sc, y phục… trong đạo Cao Đài.  
2. GII LUT VÀ TƯ TƯỞNG  
1.1. Gii lut  
Vgii lut, Pht giáo phân chia thành hai: ti gia và xuất gia. Đối với người tu ti gia  
cn phi hiu và thc hành 5 giới; đó là, không sát sanh, không ăn trộm, không nói di,  
không tà dâm và không uống rượu. Và tùy theo lòng phát nguyện ăn chay 2, 4, 8, 10...  
ngày/1 tháng hay ăn chay trọn đời. Ngoài ra đối vi những người nhn tam quy, ngũ giới,  
mun tu Bát quan trai thì phi githêm 3 gii nữa đó là: không trang điểm và không xem  
múa hát, không nằm giường cao lớn, không ăn phi thời. Trong đạo Cao Đài, tín đồ cũng  
phi gigìn, thc hin 5 giới nói trên như trong đạo Phật. Thông thường đối vi nhng  
người mi gia nhập đạo thì thường bt buộc ăn chay 8, 10 ngày/tháng. Và sau đó tùy lòng  
phát tâm có thể ăn chay trọn đời. Đối vi những người vào tnh tht tu thì phải ăn chay từ  
6 tháng trở lên. Và khi đang vào tịnh thất tu thì không được ăn phi thời.  
1.2. Tư tưởng Tịnh Độ  
Tư tưởng Tịnh Độ là tư tưởng ca mt tông phái Pht giáo. Theo tông phái này, người  
tu hành cn phải nương tựa vào li phát nguyện và năng lc của đức Phật A Di Đà để  
được sanh về nước Tịnh Độ. Người tu hành chcn nim danh hiu của đức Pht mt  
Tp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại hc Huế  
ISSN 1859-1612, S1(57)/2021: tr.50-59  
Ngày nhn bài: 20/3/2021; Hoàn thành phn bin: 27/3/2021; Ngày nhận đăng: 27/3/2021  
TIP BIẾN VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG ĐẠO CAO ĐÀI  
51  
cách chuyên cn thì lúc sp mt sẽ được đức Di Đà tiếp dn. Hin ti trong các nghi lễ  
cầu siêu đều có nim danh hiu của đức Phật Di Đà, thần chú Vãng sanh và tng kinh  
Di Dà. Khi nhp liệm và di quan đều nim danh hiu của đức Phật. Đạo Cao Đài cũng  
tiếp nhận hình tượng của đức Phật Di Đà, trong các lcầu siêu cũng có các bài tán  
dương công đức của đức Pht; tuy nhiên việc thường xuyên nim danh hiu của đức  
Phật thì đã được tiếp biến qua hình tượng của đức Chí Tôn. Chúng ta có ththy trong  
Kinh Di Đà của Phật giáo có đoạn như sau: “nhược hu thin nam t, thin nữ nhơn,  
văn thuyết A Di Đà Phật chp trì danh hiu, nhược nht nhựt, nhược nhnhật, nhược  
tam nhựt, nhược tnhật, nhược ngũ nhật, nhược lc nhật, nhược tht nht, nht tâm  
bt lon. Kỳ nhơn lâm mạng chung thời, A Di Đà Phật dữ chư thánh chúng hiện ti kỳ  
tin. Thị nhơn chung thời tâm bất điên đảo tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật cc lc  
quốc độ[1,tr.79-80]. So sánh với đạo Cao Đài, Hpháp Phm Công Tc có nói: Đức  
Chí Tôn là Đại TPhụ khi đến độ Bần Đạo, Bần Đạo có hi về phương Tận độ các  
vong linh nhân loi thì có nói ququyết như vầy: Du cho có knào phm ti dẫy đầy  
mặt đất mà khi hp hi ri chkêu lấy danh Ta thì cũng đặng siêu thoát[2]. Hay trong  
Di Lặc Chơn kinh có ghi: “Nhược hu chúng-sanh văn ngã ưng đương thoát nghiệt,  
nim Pht, nim Pháp, niệm Tăng tùng thị Pháp điều Tam-KPh-Độ, tất đắc gii-  
thoát luân hồi, đắc-lộ Đa-La Tam-Diu Tam-B-Đề thchi chng quCc-Lc Niết-  
Bàn[3]. Qua đây chúng ta thấy được rằng tư tưởng Tịnh Độ đã được tiếp nhn và tiếp  
biến trong đạo Cao Đài.  
1.3. Tư tưởng thin  
Trong Pht giáo, ngài Tông Mt chia thin làm 5 loi: ngoại đạo thin, phàm phu thin,  
tiu tha thiền, đại tha thin, tối thượng tha thiền. Trong đó tối thượng tha thin tc  
là dòng thiền được ngài Bodhidharma tiếp nhn và truyn bá [4, tr.6950]. Cho đến thi  
ngài Ngưỡng Sơn TuTch thì cho rng Ngài Bodhidharma sau khi đến Trung Quc và  
truyn giáo truyền đến ngũ gia thất tông thuc hthng Lc tHuệ Năng được còn gi  
là Tổ sư thiền. Tôn này chủ trương không lập văn tự, không truyn riêng ngoài, chngay  
nơi tâm, tâm truyền tâm [5, tr.6898]. Tư tưởng dòng Tsư thiền này ảnh hưởng rt ln  
đến đạo Cao Đài. Cthể, đạo Cao Đài ly kinh Pháp Bảo Đàn của Lc tHuệ Năng làm  
cổ thư. Theo đạo Cao Đài thì thiền định có những phương pháp sau: 1. Thiền định quán  
chiếu li lm; 2. Thiền định quán chiếu vào mt vấn đề; 3. Thiền định tìm mt trng thái  
thư giãn thân tâm; 4. Thiền định quán chiếu tng hoạt động ca thân; 5. Thiền định  
quán chiếu vào mọi đau khổ. Phương pháp thiền định này là mt công án Thin giúp  
người thc hành luôn tnh tức và tu ngay nơi bản thân [6]. “Công án” trong thiền tông  
Pht giáo là nhng ghi chép li li nói và vic làm ca các vthiền sư để giúp cho người  
hc thiền làm đối tượng để suy xét, nghiên cứu, nó cũng là phép tắc để nương tựa [7,  
tr.1195-1196]. Trong Cao Đài cũng sử dng danh từ “công án” để chỉ cho người thc  
hành thiền dùng các phương pháp thiền trên quán chiếu bn thân. Ví dụ: “Phương-pháp  
thin-định này nhm vào các hành đng li-lm của mình đã mắc phải để khc-phc.  
Đây là phép thiền-định xut-phát tca tu-chơn của Đại-Đạo Tam-KPh-Độ, do mt  
đng Thiêng-liêng là Bát-nương Diêu-Trì Cung là bà Tiên thTám ca Cung Diêu-trì  
(nay là mt nPhật) giáng cơ dạy nphái ti Trí-Huệ Cung. Phương-pháp thin-định  
52  
ĐẶNG VĂN CHƯƠNG, TRẦN THTHU HÀ  
ny là mt công-án Thin nhm vào t-tnh tu-thât[8]. Phép quán chiếu li lm ca  
Cao Đài ging vi phép sám hối trong đạo Pht. Bên cạnh đó, stnh giác trong tng  
giây phút tương tự phép chánh nim ca Pht giáo. Quán chiếu theo từng hành động  
ca thân thể đây là sự ảnh hưởng rt ln tPht giáo phát trin, tc là khi đi, đứng,  
nm, ngồi đều trong chánh nim, trong stnh giác. Nó cũng đặc bit ảnh hưởng pháp  
thin ca Lc tHuệ Năng: Ngoài lìa tướng tc là thin, trong chng lon tức là đnh”  
[9, tr.229]. Thế nên trong mi lúc mọi nơi đều tu tập được, không phi chkhi ngi trên  
bồ đoàn mới là ngi thin. Trong thiền định thc hành của đạo Cao Đài có ghi: “Do đó  
trong chơn-truyn ca Cao-Đài-giáo xem nhng việc làm thường nhật như ăn uống,  
ngthức, đi ra đường, khi trvề nhà… mỗi việc làm coi như thực hin mt nghi-lễ  
nghĩa là phải tp-trung tư-tưởng mt cách nghiêm-túc như là làm trưc mặt Thưng-Đế  
và được Thượng-Đế chng giám[10]. Hay “trong tng công vic nhnht, thm chí  
như rữa chén bát, nấu ăn, giặt dũ, quét dọn, tm rửa… bằng cách tp-trung tư-tưởng  
vào vic làm vi tt cchân-thành và trân-trng, cng-quan đều đặt hết vào svic  
cho tht hoàn-ho tâm-tư không mong đạt đến điều gì, nhưng mà cứ làm như vậy thì  
thâm tâm stnh lng và trí tusttphát triển. Đây là phương-pháp dng-công tu-  
hành tt nhất và cũng hữu-hiu nhất, nên ca dao có câu: “Nhất tu th, nhtu gia, thba  
tu chùa”. Phương-pháp thin-định này, ngay thi Nh-kph-độ, đồng thi vi Pht  
Thích ca, B-tác Duy-ma-Cật đã nói rằng: “Không phải ngi sng mi là thin, tâm  
chng trtrong chng trụ ngoài như vậy là thiền…[11]. Tuy nhiên đạo Cao Đài có  
nhiu skhác bit sau khi tiếp nhn và to nên những nét đặc sc riêng bit.  
2. DANH HIỆU CỦA CÁC ĐỨC PHẬT  
Danh hiệu của các vị Phật trong Phật giáo được xuất hiện trong các bản kinh, những bài  
giáng cơ của đức Chí tôn. Về mặt hình tượng, lịch sử cũng như tín ngưỡng mang màu  
sắc Phật giáo tuy nhiên có những nét tiếp biến đặc sắc riêng biệt.  
2.1. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni  
Đức Phật Thích Ca là đức Phật lịch sử được sinh ra tại vườn Lumbini khoảng thế kỷ thứ  
V trước Tây lịch, là thái tử con vua Suddhodana và hoàng hậu Maya ở thành  
Kapilavatthu thuộc bắc Ấn Độ. Năm 29 tuổi, thái tử vượt thành để đi tìm con đường  
giác ngộ. Năm 35 tuổi sau 49 ngày đêm ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ đề thì chứng  
ngộ. Sau đó đức Phật thuyết pháp 44 năm và nhập Niết-bàn. Với tôn chỉ “tam giáo quy  
nguyên, Cao Đài kế thừa hình tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong đạo Phật. Cho  
đến lịch sử tìm cầu học đạo và thuyết giảng cũng hoàn toàn tương đồng đầy đủ 32 tướng  
tốt 80 vẻ đẹp. Hàng năm vào ngày 08/04 (AL) tại Tòa thánh Tây Ninh hay các tòa  
Thánh thất tại các địa phương có thiết đại lễ cúng vía Đức Phật Thích Ca. Tuy nhiên, sự  
tiếp biến thể hiện rõ khi đạo Cao Đài cho rằng Đức Phật là một người đệ tử của Thượng  
đế (đấng Chí tôn) thay Thượng đế giảng giải đạo lý của mình trong thời kỳ đầu. Về vị  
trí thờ tự thay vì tượng Phật Thích Ca ở giữa hai bên là Bồ tát Quan Âm và Địa Tạng  
hay Bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền như trong Phật giáo thì hình tượng Phật Thích Ca  
trong đạo Cao Đài cũng được thờ ở giữa nhưng hai bên là Lão tử và Khổng tử.  
TIP BIẾN VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG ĐẠO CAO ĐÀI  
53  
Thánh đạo ngũ chi  
(ngun: sites.google.com)  
Tam Thánh Ta Bà (ngun: thuanduyen.com)  
2.2. Đức Phật Di Lặc  
Trong kinh điển Phật giáo thì ngài Di Lặc được sinh trong một gia đình Bà-la-môn, xuất  
gia làm đệ tử của đức Phật Thích Ca, sau đó nhập Niết-bàn trước đức Phật Thích Ca.  
Hiện tại ngài Di Lặc đang ở cung trời Đâu Suất thuyết pháp, là người được đức Phật  
Thích Ca thọ ký sẽ làm Phật tiếp theo ở cõi ta bà. Trong Di Lặc chơn kinh của Đạo Cao  
Đài cho thấy Đức Phật Thích Ca đã giao cho ngài Di Lặc hóa độ chúng sanh trong thời  
kỳ thứ ba [12]. Về mặt hình tượng thì hình tượng đức Phật Di Lặc trong Cao Đài kế  
thừa hình tượng của Phật giáo. Cũng trong Di Lặc chơn kinh chúng ta thấy có sự xuất  
hiện danh hiệu của một số vị bồ tát như: Nhược hu thin nam t, thin nnhân, tín  
ngã ưng đương phát nguyện Nam Mô Chuẩn Đề Btát, PhHin Btát, năng trừ ma  
chướng quỉ tai, năng cứu khách nghip chướng, năng độ chúng sanh qui ư Cc-Lc,  
tất đắc gii thoát.. Hay “Nhưc hữu chúng sanh văn ngã ưng đương thoát nghit,  
nim Pht, nim Pháp, nim Tăng, tùng thị Pháp điều Tam-kPh-đ, tất đắc gii  
thoát luân hồi, đắc Lộ Đa-La Tam-Diu Tam-B-Đề, thchi chng quCc-Lc Niết-  
Bàn[13]. Các danh hiệu “Chuẩn Đề Bồ tát”, “Phổ Hiền Bồ tát” là danh hiệu của các  
vị Bồ tát được xuất hiện trong rất nhiều bản kinh Phật như Pháp Hoa, Hoa Nghiêm.  
Phật”, “Pháp”, “Tăng” là ba ngôi tam bảo trong đạo Phật.  
2.3. Phật Nhiên Đăng  
Phật Nhiên Đăng là một vị cổ Phật trong Phật giáo, là người đã thọ ký cho đức Thích  
Ca thành Phật [14, tr.4331]. Theo giải thích của đạo Cao Đài, Nhiên Đăng là một vị cổ  
Phật ở Ấn Độ. Hiện tại đức Phật làm chưởng giáo Sơ Hội Long Hoa Thanh Vương đại  
hi, đang chưởng qun tng trời Hư Vô Thiên. Trong Thánh Giáo Minh Thiện Đàn có  
54  
ĐẶNG VĂN CHƯƠNG, TRẦN THTHU HÀ  
ghi chép bốn bài giáng cơ như sau: 1. “Nhiên Đăng phng lịnh Đức Cao Đài,/ Thun ý  
Ngc Hoàng, ngã giáng lai./ Bồ Tát chơn truyền vô tn ý,/ Ma Ha tự đắc độ hàn tai.”;  
2. “Nhiên Đăng thương xót kẻ trn gian,/ Nên xuống Linh san đặng cu nàn./ Khách  
kia qua, tai trli,/ Lòng từ chơn thật đến Thiên đàng”; 3. Nhiên Đăng Cổ Pht giáo  
từ đa,/ Dục đắc chơn truyền nguyn Thích Ca./ Nht bt ly kinh vô thế sự,/ Tây phương  
đc nglạc như hà.”; 4. Nhiên Đăng Cổ Pht giáo từ đa,/ Dục đáo Niết Bàn nguyn  
Thích Ca./ Tu khmin hành kthiện đạo,/ Văn kỳ chánh ngnguyn Di-Đà [15].  
2.4. Quan Thế Âm Btát  
Btát Quan Âm là vbtát phát nguyn hễ ai đau khổ nim danh hiu ngài thì ngài lin  
quán sát âm thanh và cứu độ. Trong Tây phương tam thánh thì ngài cùng với bồ tát Đại  
Thế Chí đứng hai bên tượng Phật A Di Đà. Về Tam thánh ta bà thì ngài cùng vi ngài  
Đa Tng bồ tát đứng hai bên của tượng Pht Thích Ca. Về tín ngưỡng Quán Thế Âm  
trong đạo Pht chcho tông giáo lấy hình tượng btát Quan Thế Âm để thphng và  
đc tng kinh PhMôn cũng như niệm danh hiu ca btát. Đạo Cao Đài đã kế tha  
hình tượng Btát Quan Âm trong Pht giáo và cho rng btát là người nắm quyền Phật  
giáo trong thời kỳ thứ ba. Trong Tam chấn oai nghiêm của đạo Cao Đài thì bồ tát Quán  
Thế Âm ở vị trí phía tay trái dưới Lão tử (hình thánh đạo ngũ chi). Theo đạo Cao Đài  
dưới hình thức cơ bút, cụ thể trong LUẬT TAM THỂ, Bát Nương có nói: “Dưới quyền  
của Phật Mẫu có Cửu Tiên Nương trông nom về Cơ Giáo hóa cho vạn linh, còn ngoài  
ra có hằng hà sa số Phật trông nom về Cơ Phổ độ mà Quan Thế Âm Bồ Tát là Đấng  
cầm đầu. Quan Thế Âm Bồ Tát ngự tại Cung Nam Hải, ở An Nhàn Động, còn Cung  
Diêu Trì thì ở tại Tạo Hóa Thiên[16]. Hình tượng Quan Âm còn xut hin trong  
nhng bài ging, ví dụ: QUAN trường như áo mặc ri thay,/ ÂM chất người ôi! kíp to  
gy;/ Bliu nam nhân tua gng chí,/ TÁT nhơn tác phúc chốn trn ai[17]. Hay  
trong kinh Cu Siêu: Quan Thế Âm lân mn ân cn,/ Vt lê thkhtrần đọa lc[18].  
2.5. Phật A Di Đà  
Đức Pht A Di Đà là mt vPht thi quá khtrong đạo Pht. Ngài là giáo chủ ở cõi  
Tây phương cực lc, vi li nguyn hễ ai trước lúc mnh chung nim danh hiu của đức  
Pht tmt niệm cho đến mười nim thì liền được đức Pht và thánh chúng hiện trước  
mt tiếp dn về cõi nước ca ngài. Đạo Cao Đài cũng tiếp nhận hình tượng của đức Pht  
A Di Đà, tuy nhiên có stiếp biến rõ rt. Cthể, đạo Cao Đài nói rằng đức Phật Di Đà  
trong thi kthba giao li cho ngài Di Lc làm chcõi Cc Lc. Còn Đức A-Di-Đà  
Pht vào Lôi Âm Tự cùng Đức Pht Thích Ca ti Kim Sa Đại điện trong Kim TTháp  
[19]. Ngoài ra trong lúc cu siêu, hình tượng đức Phật Di Đà cũng xuất hin nhm cu  
độ và tiếp dẫn chúng sanh như trong đạo Pht cthể như trong bài kinh cầu siêu: “Đầu  
vọng bái Tây Phương Pht Tổ, A Di Đà Phật độ chúng dân[20].  
2.6. Đa Tng btát  
Trong đạo Pht, Đa Tng là vbtát phát nguyn cu vớt chúng sanh trong sáu đường  
[21]. Trong đạo Cao Đài, hình tượng Địa Tng bồ tát thường xut hin trong kinh cu  
siêu “Đại Thánh Địa Tạng Vương Bồ Tát./ Btbi tế bt vong hn[22]. Hay trong  
TIP BIẾN VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG ĐẠO CAO ĐÀI  
55  
bài kệ chuông: “Thần chung thanh hướng phóng chung đô/ Địa Tạng khai môn phóng  
xá cô/ Tam kỳ vận chuyển kim quang hiện/ Sám hối âm hồn xuất u đồ[23].  
3. NGHI LỄ  
Nghi ltrong đạo Cao Đài là shòa hp ca cba tư tưởng: Pht giáo, Đạo giáo, Nho  
giáo. Bắt đầu mt bui lthì sau khi bt n tý, thì chlsẽ đưa tay đưa tay lên trán  
niệm “Nam mô Phật, đưa tay qua bên trái, niệm “Nam mô pháp;rồi tiếp tục đưa tay  
qua bên phải, niệm “Nam mô tăng”. Sau đó để tay trước ngực niệm: “Nam mô Cao  
Đài tiên ông bồ tát ma ha tát./ Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát ma ha tát./ Nam mô Lý  
Đại Tiên-Trưởng kiêm Giáo-Tông Đại-Đạo Tam-KPh-Độ./ Nam-mô Hip-thiên Đại-  
Đế Quan-Thánh Đế-Quân./ Nam-mô Chư Phật, Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần.”  
Các danh nim: Nam mô Phật”, Nam mô pháp”, “Nam mô tăng”, “bồ tát ma ha  
tát”, “Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát ma ha tát” và “Nam-mô Chư Phậtđều là các  
danh niệm trong Phật giáo. Phật giáo có ngũ phần hương gồm: giới hương, định hương,  
tuệ hương, giải thoát và giải thoát tri kiến hương, tương đương với năm phần pháp thân  
mà bậc Vô học (để chỉ cho bậc thánh chứng đắc A-la-hán không cần phải học thêm gì  
nữa) thành tựu năm pháp công đức có được [24, tr.3872]. Đạo Cao Đài tiếp biến ngũ  
phần hương của Phật giáo thông qua việc thắp 5 cây hương. Trong cuốn Thiên Đạo của  
Nguyễn Trung Hậu và Phan Trường Mạnh, chương III: Lễ nghi tế tự thuộc phần giáo lý  
có nói như sau: “Lun về phép tu tĩnh, năm cây nhang ấy biểu tượng năm giai đoạn tu  
hành, tùy theo công đức mà nên đạo quả. Năm cây nhang y gọi ngũ phần hương là: -  
1). Giới hương, nghĩa là giữ trọn giới cấm cho thân mình trong sch. -2). Định hương  
nghĩa là thiền định cho tâm thân an tịnh. -3). Huệ hương, nghĩa là thiền định rồi thì  
phát huệ. - 4). Tri kiến hương, nghĩa là phát huệ rồi gia công thêm nữa thì sẽ biết cái  
mầu nhiệm của Tạo Hóa, tức là đắc lục thông. - 5). Giải thoát hương nghĩa là giải thoát  
luân hồi quả báo[25]. Đối với người chết, trong phần tang lễ đạo Cao Đài cũng có  
nghi lễ cầu siêu giống như tín đồ Phật giáo.  
4. ĐẠO K, CPHÁP VÀ HTHNG CHC SC  
4.1. Đạo kỳ  
Theo hiến chương của đạo Cao Đài, thì đạo k(ccủa đạo Cao  
đài) ba màu là vàng, xanh, đỏ; trong đó màu vàng là màu đại  
diện cho phái Thanh cũng là màu của Pht giáo - mt trong ba  
tôn giáo lớn được tiếp nhận hình thành nên đạo Cao Đài.  
4.2. Cpháp  
Cpháp theo đạo Cao Đài có có hai nghĩa: pháp thut và bí  
pháp thi xưa của các tôn giáo được sdng làm biều tượng  
đại din thhin skết hp ca các tôn giáo trong thi kthứ  
ba. Trong Cpháp hpháp thì có ba vật đó là: bình bát vu; cây  
pht trn và kinh Xuân Thu. Trong đó có bình bát vu là biểu  
tượng ca Pht giáo. Vcổ thư thì đạo Cao Đài ly kinh Pháp  
Bảo Đàn ca Lc tHuệ Năng (Phật giáo) làm đại din.  
Lá cờ đạo Cao Đài  
(ngun:  
sites.google.com)  
56  
ĐẶNG VĂN CHƯƠNG, TRẦN THTHU HÀ  
4.3. Hthng chc sc của đạo Cao Đài được chia làm hai phn: Hiệp thiên đài và Cửu  
trùng đài. Đối vi Cửu trùng đài, có ba phái: Thái, Thượng, Ngc. Trong đó, chưởng  
pháp ca ba phái đại diện cho ba đạo lớn được Cao Đài thiếp nhn. Phái Thái đại din  
cho Pht giáo, phái Thượng đại din cho Lão giáo, phái Ngọc đại din cho Nho giáo.  
5. Y PHC  
Y phc ca Cao Đài chia theo màu sắc đại din cho ba tôn giáo lớn được tiếp nhn để  
hình thành nên đạo Cao Đài. Đối với phái Thái (đại din cho stiếp biến đạo Pht) thì  
chia theo tng cp bậc. Đối vi Thái Chưởng giáo Cửu trùng đài thứ hai, thì bộ đại  
phc gn ging vi y phc ca Pht giáo nht. Vi áo trong màu vàng, bên ngoài đắp  
Khu (hu), đầu đội mũ Hiệp chưởng, tay cm bình Bát vu, chân đi giày Vô ưu thêu chữ  
Thích. các Cửu trùng đài sau gồm Thái đầu sư, Thái chánh phối sư, Thái phối sư và  
Thái giáo sư có nhiều thay đổi, tuy nhiên vẫn có áo trong màu vàng và đắp Bá np  
quang màu đỏ bên ngoài, không có mũ Hiệp chưởng và bình Bát vu. So sánh vi Pht  
giáo, thì áo tràng mc bên trong của tu sĩ là màu vàng, đắp y hu và phân chia theo tng  
loi, bc phc tạp hơn so với đạo Cao Đài. Vy phc ca Hộ pháp trong đạo Cao Đài  
gần có nét tương tự vi y phc của các tượng HPháp trong Pht giáo. Trên tay vHộ  
Pháp cũng cầm Giáng ma xgiống hình tượng hpháp Vi Đà trong Phật giáo. Trên  
Kim khôi (mũ) có 3 ngnh với ý nghĩa là Chưởng Quản Tam Thiên bên Tây Phương  
Cc Lc. Còn trên btiu phc, thì mũ đội có thêu 3 hình cpháp.  
Y Phục Thái Chưởng Pháp  
Cao Đài (Ngun daotam.info)  
Y phục Hòa Thượng Pht giáo  
(Ngun chuaxaloi.vn)  
6. KT LUN  
Có thể nói đạo Cao Đài là skế tha, kết hp nhun nhuyn giữa văn hóa Nam Bộ, văn  
hóa dân tc với văn hóa các tôn giáo trên thế giới đã có mặt và phbiến Nam Bvào  
nửa đầu thế kXIX, và đã đáp ứng nhu cu tâm linh của đông đảo nhân dân.  
Phật giáo Đại Tha/Phát triển đã được đạo Cao Đài tiếp nhn, biến đổi để góp phn  
hình thành tư tưởng, gii lut, chc sắc, đạo k, cpháp, y phục… của mình, to ra mt  
TIP BIẾN VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG ĐẠO CAO ĐÀI  
57  
tôn giáo mi có tính tích hp trong bi cnh Phật giáo nước nhà đang gặp nhiu khó  
khăn dưới thi Pháp thuc. Chính vic tiếp biến văn hóa Pht giáo này trong mi quan  
hvới “tam giáo đồng nguyên” vừa giúp đạo Cao Đài dễ đi vào lòng người, dtiếp  
nhn, tạo cơ sở cho sphát trin lâu dài.  
TÀI LIU THAM KHO  
[1] Thích Minh Thi (2011). Kinh Di Đà, NXB Tôn Giáo, Hà Ni.  
[2] Các Li Phê của Đức HPháp. Sưu tập Du Văn Siêu chỉnh sa Dã Trung T,  
[3] Di-Lặc Chơn Kinh, Kinh Cu Kh,  
cp ngà 10/10/2020, tr.11.  
[4] Thích Quảng Độ (dch) (2014). Phật Quang Đại Từ đin (tp 5), NXB Phương Đông,  
TP HChí Minh.  
[5] Thích Quảng Độ (dch) (2014). Phật Quang Đại Từ đin (tp 5), NXB Phương Đông,  
TP HChí Minh.  
[6] Dã Trung T(2003). Thiền định thc hành, Lưu hành nội b,  
ngày 10/10/2020, tr.17.  
[7] Thích Quảng Độ (dch) (2014). Phật Quang Đại Từ đin (tp 1), NXB Phương Đông,  
TP HChí Minh, tr.1195-1196.  
[8] Dã Trung T(2003). Thiền định thc hành, u hành ni b,  
ngày 10/10/2020, tr.19.  
[9] Thích Thanh T(2012). Kinh Pháp Bảo Đàn giảng gii, NXB Tôn Giáo , Hà Ni.  
[10] Dã Trung T(2003). Thiền định thc hành, Lưu hành nội b,  
ngày 10/10/2020, tr.34.  
[11] Dã Trung T(2003). Thiền định thc hành, Lưu hành nội b,  
ngày 10/10/2020, tr.36.  
[12] Hin Tài Nguyễn Văn Hng, Gii Thiu Tòa Thánh Tây Ninh,  
11/10/2020, tr.81.  
[13] Di-Lặc Chơn Kinh, Kinh Cu Kh,  
cp ngày 10/10/2020, tr.10-13.  
[14] Thích Quảng Độ (dch) (2014). Phật Quang Đại Từ Điển (tp 3), NXB Phương Đông,  
TP HChí Minh.  
[15] Liên Thanh, Nhiên Đăng Cổ Pht. Cao Đài - Đại Đạo Tam KPhổ Độ,  
09/10/2020.  
[16] Đức Quán Thế Âm BTát trong Tam KPhổ Độ. Tìm Hiểu Đạo Cao Đài,  
ngày 09/10/2020.  
58  
ĐẶNG VĂN CHƯƠNG, TRẦN THTHU HÀ  
[17] Siêu tập Thánh giáo đức Quan Thế Âm Btát (bài 1). Nhp Cu Giáo Lý. 6 28,  
[18] Kinh Cu Siêu. Cao Đài  
-
Đại Đạo Tam KPhổ Độ,  
[19] Hin Tài Nguyễn Văn Hồng, Gii Thiu Tòa Thánh Tây Ninh,  
ngày11/10/2020, tr.15.  
truy  
cp  
[20] Kinh Cu Siêu. Cao Đài  
-
Đại Đạo Tam KPhổ Độ,  
[21] HT Thích Trí Tnh (dch) (2011). Kinh Địa Tng BTát Bn Nguyn, NXB Tôn Giáo,  
Hà Ni, tr.50-51.  
[22] Kinh Cu Siêu. Cao Đài  
-
Đại Đạo Tam KPhổ Độ,  
[23] Liên Thanh, KChuông và KTrng. Cao Đài- Đại Đạo Tam KPhổ Độ,  
06/10/2020.  
[24] Thích Quảng Độ (dch) (2014). Phật Quang Đại Từ đin (tp 3), NXB Phương Đông,  
TP HChí Minh.  
[25] Thiên Đạo, https://www.daotam.info/booksv/thiendao.htm, truy cp ngày 14/11/2020.  
[26] Thiên Đạo, https://www.daotam.info/booksv/thiendao.htm, truy cp ngày 14/11/2020.  
Tilte: RECEIVING AND CHANGING OF BUDDHIST CULTURE IN CAO DAI RELIGION  
Abstract: On the basis of the perfect combination between endogenous culture and exogenous  
culture in the South and Vietnam in the first half of the twentieth century, Cao Dai religion was  
born and increasingly developed. The article presents and analyzes the Cao Dai religion that has  
adopted many tangible and intangible cultural elements of Mahayana Buddhism, a religion that  
was widely popular in the South at that time.  
Keywords: Receiving and changing culture, Buddhism, Cao Dai, doctrine, titles of Buddhas,  
Cao Dai Flag, ancient Dhama, robe.  
pdf 9 trang yennguyen 21/04/2022 740
Bạn đang xem tài liệu "Tiếp biến văn hóa Phật giáo trong đạo Cao Đài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftiep_bien_van_hoa_phat_giao_trong_dao_cao_dai.pdf