Giao thoa văn hóa của người Việt Nam với người Lào ở tỉnh Salavan (Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào)

No.18_Oct 2020|S18 Tháng 10 năm 2020|p.6-12  
DOI:  
TP CHÍ KHOA HỌC ĐI HC TÂN TRÀO  
ISSN: 2354 - 1431  
GIAO THOA VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIT NAM VỚI NGƯỜI LÀO TNH  
SALAVAN (NƯỚC CNG HÒA DÂN CHNHÂN DÂN LÀO)  
Nguyn ThQuế Loan1*, Singamphai Phimphaphone2  
1 Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên  
2 Trường Cao đẳng Sư phạm Salavan, CHDCND Lào  
Thông tin bài viết  
Tóm tt  
Là tỉnh thuộc miền Nam của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Salavan  
có chiều dài biên giới 80 km giáp với Việt Nam, chính vì vậy, ngoài cư dân  
bản địa, Salavan còn có nhiều người Việt Nam đến sinh sống và làm việc.  
Trong quá trình định cư ở Salavan, người Vit Nam đã mang tới Lào văn hóa  
truyn thng ca mình, đồng thi giao lưu tiếp xúc và hc hi nhng giá trị văn  
hóa ca người Lào. Sự giao thoa văn hóa đó đã hình thành nên những giá trị  
văn hóa mới, làm phong phú kho tàng văn hóa của người Việt Nam cũng như  
cư dân Lào ở tnh Salavan. Trong nghiên cu này, bằng phương pháp điền dã  
dân tc hc, tng hp và so sánh, chúng tôi xem xét sự ảnh hưởng, giao thoa  
văn hóa Việt Nam- Lào mt sthành ttiêu biu của văn hóa vật thvà phi  
vt th.  
Ngày nhn bài:  
03/08/2020  
Ngày duyệt đăng:  
20/9/2020  
Tkhóa:  
Ảnh hưởng, Giao thoa văn  
hóa, Lào, Vit Nam, tnh  
Salavan.  
1. Dẫn luận  
Theo UNESCO, văn hoá được hiểu “Là hệ thng  
các đặc điểm vtinh thn, vt cht, trí tuvà cm xúc  
ca xã hi hay một nhóm người trong xã hội và văn  
hóa bao gm nghthuật, văn học, phong cách sng,  
cách thc chung sng, hthng giá tr, truyn thng và  
tín ngưỡng” [7]. Như vậy, vi nhận định ca  
UNESCO, văn hoá không đơn thuần chlà nhn thc,  
hiu biết mà bao gm cnhng giá trvt cht và tinh  
thần trong đời sống con người, cộng đồng xã hi và  
môi trường sinh thái cộng đồng dân cư đó sinh sống.  
Lào là quốc gia có chung đường biên gii giáp na  
phía tây Vit Nam. Năm 1962, Việt Nam và Lào thiết  
lp quan hngoại giao, đánh dấu một giai đoạn phát  
trin mi trong quan hhu nghvà hp tác gia hai  
nước. Trong lch sử cũng như hiện tại đã có nhiều người  
Việt Nam đến Lào sinh sống, làm việc và mang ti đất  
nước Lào văn hóa truyền thng ca mình [2], [6], đồng  
thi giao lưu tiếp xúc và hc hi nhng giá trị văn hóa  
ca người Lào [1]. Trong nghiên cu này, bng phương  
pháp điền dã dân tc hc, tng hp và so sánh, chúng  
tôi tìm hiu hiện tượng giao thoa văn hóa giữa cư dân  
Vit Nam- Lào tnh Salavan qua mt scác thành tố  
văn hóa tiêu biểu.  
Giao thoa văn hóa là sự tương tác giữa các nhóm  
xã hi, gia các tiểu văn hóa, giữa văn hóa các tộc  
người và gia các nền văn hóa khác nhau [4, tr.77].  
Sự giao thoa văn hóa được hiểu theo hai nghĩa, thứ  
nht là quá trình tiếp xúc văn hóa giữa hai tc  
người/dân tc; thhai là hiện tượng ảnh hưởng ca  
mt nền văn hóa này đến mt nền văn hóa khác.  
Trong bi cnh toàn cầu hóa, giao thoa văn hóa là  
hiện tượng tt yếu ca quá trình hi nhp quc tế mà  
không mt nền văn hóa nào có thể đứng ngoài.  
2. Ni dung  
2.1. Khái quát về cộng đồng người Việt Nam ở  
tỉnh Salavan  
Salavan là một tỉnh thuộc miền Nam của nước  
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nằm trên cao  
nguyên Bolaven - Tạ-ôi có diện tích 10.691 km2.  
Phía đông giáp các tỉnh Quảng trị, Thừa Thiên - Huế  
1
N.T.Q.Loan et al/ No.18_Aug 2020|p.6-12  
của Việt Nam với chiều dài biên giới 80 km; Phía bắc  
công an nhân khẩu tỉnh Salavan, tổng số Việt Kiều đã  
đăng ký hộ khẩu màu đỏ là 160 người; trong đó có 81  
nam, 79 nữ. Việt Kiều tỉnh Salavan tập trung sinh  
sống ở 4 huyện: Khongsedone, Laungam, Salavan và  
Samuor, đông nhất là ở huyện Khongsedone 139  
người [3, tr.2].  
giáp tỉnh Savannakhet; phía nam giáp tỉnh  
Champasak, phía đông nam giáp tỉnh Xekong (Lào)  
phía tây giáp tỉnh Amnatchalern của Thái Lan.  
Giao thông đường bộ ở Salavan tương đối thuận  
lợi, các tuyến giao thông chính là quốc lộ 13 nam,  
đường số 1 H, đường số 15A - 15B và đường số 20.  
Salavan có điều kin thun lợi để phát trin du lch,  
ngoài Khu Bo tồn Đa dạng Sinh hc Quc gia Phu  
Xieng Thong và nhng khu nhà nghnm men theo  
nhng di rng nhiệt đới, Salavan còn có các điểm  
du lịch nổi tiếng như: Tạt Ló, nhà máy thủy điện  
Seset, Tạt Súng, hang 9 nhánh, cao nguyên Bolaven.  
Người Lào vẫn có câu “Mak phao Naxay, ping kay  
Napong, Lau khao Meung Khong, Lam vong Salavan  
”(dịch nghĩa: Quả dưa nhiều ở bản Na xay, gà nướng  
ngon ở bản Napông, rượu trắng ngon ở huyện  
khongsedone, múa Lăm Vông Salavan) với hàm ý  
thể hiện sự hấp dẫn và phong phú của những địa  
danh du lịch ở tỉnh Salavan.  
Bộ phận thứ hai là người Việt Nam đã nhập quốc  
tịch Lào (hay còn gọi là người Lào gốc Việt). Những  
người Việt Nam nhập quốc tịch Lào có quyền lợi và  
nghĩa vụ đầy đủ như người Lào. Tuy nhiên, số lượng  
người Việt Nam nhập quốc tịch Lào ở tỉnh Salavan  
không nhiều. Theo thống kê của Sở Chỉ huy bảo vệ  
an ninh phòng công an nhân khẩu Salavan, đến năm  
2018, Salavan có 74 người Việt Nam nhập quốc tịch  
Lào [3, tr.3].  
Bộ phận thứ ba là người Việt Nam cư trú tạm  
thời. Đây là những người Việt Nam sang làm ăn,  
buôn bán…, họ có giấy tờ hợp lệ như giấy Thông  
hành hay Hộ chiếu do các tỉnh dọc biên giới cấp.  
Người Việt Nam cư trú tạm thời ở Lào chưa có cuộc  
sống ổn định, họ thường sống tập trung từ 2 đến 3 gia  
đình, cùng nhau thuê nhà làm ăn sinh sống. Ở Salavan,  
người Việt Nam định cư tạm thời chiếm số lượng  
nhiều nhất (năm 2018 có 1.104 người).  
Về dân cư, tính đến năm 2018, Salavan có  
492.400 người, mật độ dân số 37 người/km2, với 10  
dân tộc chủ yếu: Lào, Katang, Suồi, Lavên, Tạôi, Phù  
Thai, In, Nghẹ, A Lăc, Ka Tu. Trong đó, dân tộc  
chiếm tỷ lệ đông nhất là dân tộc Lào (chiếm 60% dân  
số toàn tỉnh), còn lại là các dân tộc thuộc nhóm ngôn  
ngữ Môn - Khơ me. Cư dân Salavan phần lớn theo  
đạo Phật. Hằng tháng, người dân vào chùa làm lễ để  
cầu mong mang sự may mắn cho mình và cả gia  
đình. Những món ăn đặc trưng của người dân ở  
Salavan là lạp Salavan, chèo pa đẹc, chèo pa tau,  
chèo phác y khụ, các loại mắm ...  
Dù định cư lâu dài hay tạm thời, cộng đồng người  
Việt Nam ở Salavan cũng nhanh chóng thích nghi,  
hòa nhập với cư dân bản địa, đồng thời có sự ảnh  
hưởng nhất định trong kinh tế, văn hóa với cộng  
đồng người Lào ở Salavan.  
2.2. Giao thoa văn hóa giữa cư dân Việt Nam-Lào  
Là hai dân tc láng ging, Vit Nam và Lào vn  
đã có nhiều nét tương đồng về văn hóa. Trong quá  
trình sinh sng tnh Salavan, sự giao thoa văn hóa  
gia cộng đồng người Việt Nam và Lào càng được  
thhin mnh mqua mt scác thành tố cơ bản  
trong đời sống như ẩm thc, nhà , trang phc, ngôn  
ng, thực hành tôn giáo tín ngưỡng…  
Salavan là một trong 3 tỉnh của Lào (Champasak,  
Sekong và Attapeu) có các dự án hợp tác phát triển  
kinh tế “Ba quốc gia mười thành phố”. Do vậy, ngoài  
cư dân bản địa, tỉnh Salavan còn có người Trung  
Quốc, Nhật Bản, Mĩ, Thái Lan, Úc… đến định cư,  
sinh sống và làm việc... Trong đó, người Việt Nam  
chiếm số lượng nhiều nhất.  
Về ẩm thc, cùng vi sxut hin ca người Vit  
ti Salavan, là những món ăn của Vit Nam làm cho  
“bức tranh” ẩm thc Salavan thêm phong phú. Ti  
các chợ và đường phố ở Salavan có ththy nhng  
món ăn của người Việt Nam được bán ti ch, trong  
các quán ăn như: Nem, phở, bánh chưng, bún, bánh  
cuốn, bánh canh… Có 3 loại nem cơ bản được bán:  
nem rán, nem cun (được làm tbánh tráng cun vi  
các loi rau thơm, bún, mt sloi tht, trng rán) và  
nem chua. Món nem rán và nem cuốn được nhiu  
Người Việt Nam tại tỉnh Salavan gồm 3 bộ phận.  
Bộ phận thứ nhất là Việt Kiều. Đây là những người  
Việt Nam định cư ở Lào từ lâu đời, được cấp hộ khẩu  
màu đỏ và chứng minh thư Lào nhưng chưa đủ điều  
kiện nhập quốc tịch Lào, vẫn mang quốc tịch Việt  
Nam. Theo quy định của Lào, Việt Kiều lấy vợ hay  
chồng người Lào thì con của họ có quyền chọn quốc  
tịch của bố hoặc mẹ. Do vậy con cái trong các gia  
đình này thường lựa chọn quốc tịch Lào. Năm 2018,  
theo thống kê của Sở Chỉ huy bảo vệ an ninh phòng  
2
N.T.Q.Loan et al/ No.18_Aug 2020|p.6-12  
người Lào ưa thích. Vì vậy, trong các dp l, tết,  
nhiều gia đình làm món này để thưởng thc.  
Món Lp - (vi nguyên liu chyếu là các loi  
tht chế biến kiu gi) món ăn đặc trưng ca người  
Lào cũng thường xut hiện trong mâm cơm trong các  
gia đình người Vit nhng dp tết, l. Ngoài lp, các  
món canh (canh cá, canh gà, canh xương lợn, xương  
bò… ninh cùng các loi mm, t cay), món nm (rau,  
đu đủ thái nhtrn vi thịt, xương cua đồng đã được  
hp chín) được nhiều gia đình người Vit Nam chế  
biến, sdng.  
Bún bò- mt trong những đặc sn ca xHuế thu  
hút nhiu khách hàng người Lào. Không chmquán  
bún, người Việt Nam còn đem công nghệ sn xut  
bún vào tỉnh Salavan. Năm 2014, đã xuất hin hiu  
làm bún của người Vit Nam huyn Salavan, huyn  
Khongsedone vi số lượng sn xut ln cung cp cho  
người dân Lào, giá thành ca bún khá rkhong  
4000 Kíp/1 Kg (trong khi đó bún Lào có giá thành  
6000 Kíp/1Kg). Ngoài bún, các quán ph(phgà,  
phln, phbò) của người Vit Nam có nhiu ti  
các thành phlớn như: Salavan, Laungam và  
Khongsedone được nhiều người Lào ưa thích.  
Không chtrong các bữa ăn hằng ngày, mà cả  
nhng ngày gi, tết Nguyên đán, cùng vi các món  
ăn truyn thng ca Việt Nam như: bánh chưng, gà  
luc, nem rán, nem cuốn… người Vit Nam còn làm  
cmón lp, canh cay bày mâm cúng ttiên. Trong  
ngày ltruyn thng ca Lào, người Vit Nam gói  
bánh chưng, các món ăn, dâng cơm tại chùa ca  
người Lào.  
Thc ung ca cộng đồng người Vit Nam định  
cư tại tnh Salavan rt phong phú. Hsdng nhiu  
loại đồ uống, nhưng phổ biến nht là trà, cà phê,  
rượu, bia, nước ngọt… Chè khô để pha trà được  
người Vit Nam mang tVit Nam sang và bày bán  
mt shàng, quán. Vào các cửa hàng người Vit  
Nam hoặc đến các gia đình, họ thường pha m trà để  
mi khách ung. Cà phê người Vit Nam sdng là  
cà phê Đao- sn phm của nhà máy Đao Hương,  
được trng và chế biến ti tỉnh Salavan. Rượu Lu  
Kháo Mương Không, Bia Savane là thc ung ni  
tiếng ca Salavan, sn xut huyn Khongsedone  
được người Vit Nam rt thích.  
Vtrang phc, phụ nữ Việt Nam tuổi trung niên  
rất thích mặc váy Lào (sỉn). Trong những ngày làm  
lễ, đi chùa dâng cơm, đám cưới của người Lào, họ  
thường mặc váy Lào với 2 loại cơ bản (sỉn máy làm  
bằng lụa, sỉn phải làm bằng vải thô, may dài đến mắt  
cá chân hoặc dài ngang bọng chân). Chỉ trong dịp lễ  
hội truyền thống của người Việt Nam hay khi tham  
dự sự kiện quan trọng của cộng đồng người Việt  
Nam họ mới mặc áo dài truyền thống. Với những  
người trẻ tuổi cả người Việt và người Lào đều mặc  
quần âu, áo, váy... Do vậy, nếu nhìn vào trang phục  
của họ, khó có thể phân biệt đâu là người Việt Nam,  
đâu là người Lào.  
Ngoài mang sc thái m thc Việt Nam đến  
Salavan, người Việt Nam cũng nhanh chóng thích  
nghi với món ăn Lào. Trong bữa ăn hàng ngày của  
người Vit có cả món ăn truyền thng ca Vit Nam  
và món ăn truyền thng ca Lào mà tiêu biu là xôi.  
Khi mới đến Lào, người Vit Nam ăn cơm tẻ là chủ  
yếu vi dng cụ ăn là bát, đũa, dần dn hquen vi  
ăn xôi nếp và sdụng thìa, đĩa trong các bữa ăn hàng  
ngày giống cư dân Lào. Đến với các gia đình Vit  
Nam ở Salavan, đặc biệt là các gia đình Vit Kiu có  
ththấy nhà nào cũng có chõ - mt dng cquen  
thuc được sdng để đồ xôi. Xôi không chlà  
lương thực chủ đạo trong bữa ăn hằng ngày, mà còn  
là mt trong những món ăn người Vit dùng dâng  
cơm tại các ngôi chùa Lào vào nhng ngày l.  
Cũng giống như cư dân Lào, người Vit Nam dùng  
xôi dát lên nhng bức tượng Pht hoặc tường nhà ở  
gia đình để cúng các vthn ngụ cư tại đó. Người  
Vit Nam ăn xôi nếp vi nhiều món như: thịt nướng,  
ruốc chà bông hay cá khô và các món ăn của Lào  
(lp, ki, canh, các loi mm). Trong chế biến, họ  
cũng cho các gia vchyếu như sả, tỏi, rau mùi tươi  
và tht nhiu t giống người Lào.  
Trong lễ cưới, nếu cô dâu và chú rể đều là người  
Việt Nam đang sinh sống ở Lào thì cô dâu mặc váy  
voan màu trắng, chú rể mặc áo vét, quần âu, đi giầy.  
Trường hợp chú rể người Lào, cô dâu người Vit  
Nam thì họ sẽ mặc trang phục truyền thống của  
người Lào. Cô dâu mặc sỉn, áo lụa, khi làm lễ ở nhà  
trai; ngược lại mặc theo kiểu Việt Nam (áo dài hoặc  
váy voan trắng) khi làm lễ ở nhà gái.  
Nhà của người Vit Nam định cư tại tnh Salavan  
phong phú vkiến trúc, không rp khuôn theo mu  
và kiu cách có sn nào mà tùy thuộc vào điều kin  
kinh tế. Các ngôi nhà được xây dng t1 - 3 tng vi  
các vt liệu cơ bản: gch, g, lp ngói (phần dưới  
làm bng gch, phn trên làm bng gỗ) và được thiết  
kế thun tin nhất để phc vmục đích kinh doanh,  
buôn bán. Cũng có một số gia đình làm nhà sàn theo  
kiu của người Lào, có sân khá rng rãi, trng nhiu  
cây cnh và hoa. Trong ngôi nhà của gia đình người  
Vit Nam, bàn thcúng ông bà ttiên và nhng  
3
N.T.Q.Loan et al/ No.18_Aug 2020|p.6-12  
người đã khuất đặt nơi linh thiêng nhất. Ngoài bàn  
Laungam) để làm lễ và dâng cơm và Tắc Bạt, đóng  
góp tu sửa chùa. Hằng ngày, vào buổi sáng họ cũng  
chế biến món ăn để dâng cơm giống như người Lào.  
thttiên, họ còn đặt bàn ththn tài và bàn thờ  
Nang Quc (bàn ththn tài của người Lào, là mt  
phật tượng phnngi hoặc đứng và vy tay với ý  
nghĩa cầu yên, cầu lộc, cầu tài).  
Ngoài tôn giáo, người Việt Nam ở Salavan còn  
theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sùng bái thần  
linh. Bàn thờ gia tiên được đặt nơi trang nghiêm nhất  
tại gian chính trong nhà. Những gia đình làm kinh  
doanh đặt bàn thờ thần tài tiếp đất ngay cửa gian  
chính để cầu lộc đặt thêm bàn thờ Nang Quắc  
(thần tài của người Lào) tại nhà, cửa hàng và ô tô.  
Một số gia đình còn làm ngôi nhà nhỏ bằng gỗ, gạch,  
một cột, thờ San Phạ Phum (ma giữ nhà) giống  
người Lào, thời gian cúng San Phạ Phum vào buổi  
sáng hằng ngày.  
Vit Kiu thế hệ thứ nhất sinh ra ở Việt Nam nên  
sử dụng tốt tiếng Việt, đồng thời cũng thành thạo  
tiếng Lào. Khi ở nhà họ nói chuyện với nhau bằng  
tiếng Việt, khi giao tiếp với người bản xứ họ lại dùng  
tiếng Lào. Những người Việt Nam thuộc thế hệ thứ  
hai, thứ ba phần lớn có thể nói được tiếng Việt,  
nhưng ít người có thể đọc, viết được chữ Việt bởi  
không có điều kiện sử dụng và tiếp xúc với sách báo  
tiếng Việt. Bên cạnh đó, do sinh sống ở Lào, nghề  
nghiệp chủ yếu làm kinh doanh với khách hàng là  
người Lào, nên dù là người Việt Nam định cư lâu dài  
hay tạm thời cũng cố gắng học tiếng Lào để phục vụ  
cho mục đích kinh doanh.  
Người Việt Nam thích kết hôn với người Việt  
Nam. Tuy nhiên, do sống xen cư cùng người Lào,  
nên hiện tượng hôn nhân hỗn hợp Việt Nam- Lào  
không còn xa lạ. Trong đám cưới của người Việt  
Nam và người Lào có sự kết hợp linh hoạt giữa  
phong tục người Việt Nam và phong tục người Lào.  
Để bảo tồn ngôn ngữ Việt, cộng đồng người Việt  
Nam ở huyện Kongsedone tổ chức quyên góp tiền  
xây dựng trường tiểu học cho con em Việt Kiều. Sau  
nhiều năm hoạt động, do không có kinh phí sửa chữa  
nên trường xuống cấp, không sử dụng được phải phá  
bỏ. Đầu năm 2007, Hội người Việt tỉnh Salavan đã tổ  
chức vận động quyên góp ủng hộ để xây dựng trường  
tiểu học trên khu đất của ngôi trường cũ. Năm 2009-  
2010 trường hoàn thành và đưa vào sử dụng, đặt tên  
là Trường Tiểu học Hữu Nghị Việt Nam - Lào. Hiện  
nay, trường Tiểu học Hữu Nghị Việt Nam - Lào có  
một giảng đường, 5 lớp học, một văn phòng, 2 phòng  
vệ sinh. Đây là loại hình trường tư thục dưới sự quản  
lý của Hội người Việt tỉnh Salavan và văn phòng  
giáo dục và thể thao huyện Khongsedone, học sinh  
theo học trường phải trả tiền học phí 50.000  
kip/1tháng/1người. Trường thực hiện dạy học theo  
chương trình của Bộ Giáo Dục và thể thao Lào, từ  
năm 2012, nhà trường triển khai dạy tiếng Việt, mỗi  
ngày 2 tiết. Bên cạnh việc giảng dạy tiếng Việt, vào  
dịp Tết cổ truyền Việt Nam, nhà trường cũng tổ chức  
các chương trình văn hóa cổ truyền Việt Nam.  
Trường hợp chồng Việt Nam - vợ Lào thì không  
có lễ ăn hỏi theo phong tục Việt Nam, chỉ có số ít  
người nhà trai đến nhà gái bàn bạc và nhà gái mời  
cơm. Nhà gái thách cưới bằng tiền, vàng nhưng nhà  
trai có thể thỏa thuận với nhà gái. Trong đám cưới,  
theo phong tục Lào, buổi sáng chú rể sang nhà gái để  
làm lễ rước rể. Chú rể mặc trang phục Lào, che ô đi  
trước, tay cầm hoa. Trong đoàn rước, chú rể phải bắt  
buộc có một khẳn tiền, một khẳn vàng, một cái gối,  
một đệm, một chiếc chiếu, một cây chuối, một cây  
dừa nhỏ… những người đi rước rể cùng hát bài  
“Rước rể”. Đến cổng nhà gái, đại diện nhà gái kiểm  
tra lễ vật, nhà gái chăng 3 lần dây tượng trưng cho 3  
lần cửa, mỗi một cửa chú rể phải trả tiền gọi là “tiền  
mua đường” mới được vào, đến cửa cuối cùng, chú rể  
phải đứng lại để cho em gái hoặc em trai của cô dâu  
rửa chân cầu thang, chú rể cũng đưa một phong bì  
đựng tiền cho người này rồi đoàn rước dâu được mời  
vào làm lễ Xù Khẳn (buộc chỉ cổ tay). Trong lễ Xù  
Khẳn, chú rể và cô đâu cùng nhau uống chung một  
cốc nước và cùng ăn chung một quả trứng với ý  
nghĩa sau này đồng cảm cộng khổ, sống chết có  
nhau. Sau buổi lễ, cô dâu và chú rể chuẩn bị khăn  
Phả Khá Mạ (khăn tắm truyền thống của nam Lào)  
để đem tặng cho các ông bà, bố mẹ và những người  
cao tuổi của hai bên thể hiện sự biết ơn. Đám cưới  
xong, hai vợ chồng ở gia đình nhà vợ, lúc nào có điều  
kiện mới ra ở riêng, trong trường hợp đôi vợ chồng trẻ  
Về tôn giáo, phần lớn người Việt Nam sinh sống  
tại Salavan theo Phật giáo dòng đại thừa. Họ thường đi  
lễ ở các ngôi chùa Việt như: Kim Sơn, Trang  
Nghiêm, Long Vân, Thanh Quang tại huyện Pakse,  
tỉnh Champasak. Khi làm lễ ở nhà họ mời sư thầy từ  
huyện Pakse lên. Trong dịp lễ hội truyền thống của  
Lào, những người Việt Nam định cư tại tỉnh Salavan  
cũng vào chùa Lào (chùa Lắc Sóng, Vặt Cang, chùa  
bản Không Nhày, chùa bản Pặc Thò, chùa bản  
4
N.T.Q.Loan et al/ No.18_Aug 2020|p.6-12  
có nhà riêng rồi thì họ ở nhà cô dâu 3 ngày rồi mới tách  
ra ở riêng.  
thân ở xa về. Ban đêm, họ mời nhà sư người Việt từ  
các chùa tại huyện Pakse đến nhà cầu kinh khấn Phật  
để linh hồn người mất được siêu thoát. Thậm chí, có  
đám tang của người Việt cũng mời nhà sư người Lào  
về cầu kinh niệm Phật cho người thân đã qua đời,  
thường mỗi lần phải mời từ 3 - 9 nhà sư về làm lễ.  
Trường hợp chồng Lào - vợ Việt Nam, người ta  
thường tổ chức ăn cưới theo hai phong tục, bên nhà  
trai tổ chức nghi lễ theo phong tục cưới hỏi truyền  
thống của người Lào. Trước ngày cưới một ngày, nhà  
trai mời thầy cúng đến nhà để tổ chức lễ Xù Khẳn  
(buộc chỉ cổ tay) cho chú rể. Bố mẹ và họ hàng buộc  
chỉ cổ tay chúc cho chàng trai đi làm rể được mạnh  
khỏe, phát tài, may mắn. Bởi cô dâu là người Việt  
Nam, nên nhà cô dâu thách cưới theo phong tục của  
người Việt Nam, tuy nhiên nhà gái phải cử người  
sang hướng dẫn nhà trai cách tổ chức hôn lễ theo  
đúng phong tục của người Việt Nam.  
Ở Salavan, sau khi qua đời, người chết được chôn  
luôn một lần mà không bốc mộ. Sau khi việc mai  
táng hoàn tất, người Việt Nam cúng tuần, cúng 49  
ngày, cúng 100 ngày, rồi làm giỗ đầu. Sau giỗ đầu  
(một năm sau khi mất) con cái có thể đốt hết các đồ  
như: áo xô, khăn tang. Sau đó, gia đình có người mất  
mới được tổ chức ăn hỏi, đám cưới… Hằng năm, vào  
rằm tháng 3 và rằm tháng 7 âm lịch Việt Nam, người  
Việt Nam ra thăm mộ, dọn dẹp, cúng ở nghĩa trang  
và vào chùa làm lễ cho người mất.  
Nếu cô dâu người Việt Nam về ở cùng gia đình  
chú rể thì nhà trai phải làm lễ Xù Khẳn; khỏang 3  
hôm sau kết thúc đám cưới chú rể Lào thường đưa cô  
dâu về nhà bố mẹ của mình, bên nhà trai cũng tổ  
chức lễ buộc chỉ cổ tay cho hai vợ chồng. Ở Salavan,  
phần nhiều con trai Lào lấy vợ người Việt Nam phải  
về ở cùng gia đình của vợ do nhà cô dâu có cơ sở làm  
ăn thuận lợi hơn.  
Nghĩa trang của người Việt nằm ở bản Nôn Đin  
Đeng huyện Khong sedone, tỉnh Salavan, cách trung  
tâm huyện Khongsedone khoảng 3 km. Đây là mảnh  
đất mà cộng đồng người Việt Nam mua để làm nơi  
yên nghỉ cho người thân. Nhìn bề ngoài, các ngôi mộ  
người Việt Nam tại nghĩa trang bản Nôn Đin Đeng  
cũng giống như các ngôi mộ ở các nghĩa trang khác.  
Trên những tấm bia mộ được viết bằng cả tiếng Việt  
và tiếng Lào, cũng có số ít mộ mới được xây dựng  
khang trang nhưng trên tấm bia chỉ viết bằng tiếng  
Lào với nội dung tên, ngày - tháng - năm sinh và  
ngày - tháng - năm mất.  
Người Lào không theo tín ngưỡng thphng tổ  
tiên giống như người Vit Nam. Do vy, vmt tín  
ngưỡng, phnVit Nam làm dâu trưng trong gia  
đình người Lào không áp lc như làm dâu trong gia  
đình người Vit Nam. Mt khác, do phnVit Nam  
chịu thương chịu khó, làm kinh tế giỏi… nên được  
quý mến khi là dâu trong các gia đình Lào. Trong  
thời gian sinh đẻ và nuôi con, cô dâu Vit Nam mc  
dù đã đi lấy chồng nhưng vẫn được mẹ đẻ theo chăm  
sóc, được ăn uống và kiêng ktheo phong tc ca  
người Việt Nam. Người vVit Nam khi làm dâu  
trong gia đình người Lào vn tham gia cúng ttiên  
bên gia đình sinh thành. Cô cũng hoàn toàn được  
quyn thcúng bmẹ đẻ ca mình nếu gia đình sinh  
thành không có con trai và tp cho chng, các con  
thc hành nghi ltheo phong tc thcúng của người  
Vit Nam. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng để  
người Vit Nam có thbảo lưu được văn hóa tuyền  
thng ca mình qua thi gian mt cách bn bdù họ  
sng xa Tquc.  
Với Việt Kiều đã đổi sang họ Lào, trước khi chết,  
cũng yêu cầu làm nghi lễ tang ma theo phong tục  
Lào, hỏa táng và đặt tro trong chùa. Chùa của người  
Lào vừa là nơi người Lào đến lễ Phật, vừa là chỗ mà  
khi mất người Lào hỏa táng xác ngay tại chùa và để  
tro cốt trong những chiếc tháp đặt xung quanh chùa.  
Còn bộ phận những người Việt Nam tạm thời làm  
ăn tại tỉnh Salavan, khi có người qua đời trong gia  
đình họ thường đưa người chết về Việt Nam để tổ  
chức lễ tang ma theo phong tục của người Việt Nam  
trong nước.  
Trong một năm người Vit Nam định cư tại tỉnh  
Salavan có nhiu ngày tết, lkhác nhau, va ca  
người Vit Nam, va ca người Lào. Tuy nhiên,  
ngày lễ tết quan trọng nhất và vui nhất của người  
Việt đó là Tết Nguyên Đán. Vào dịp này, một số gia  
đình người Việt tổ chức ăn tết tại gia đình, một số gia  
đình khác lại về thăm người thân ở Việt Nam (đặc  
biệt là những người Việt Nam định cư tạm thời dành  
thời gian này về thăm quê hương mình). Hằng năm,  
lãnh sự quán Việt Nam tại Pakse thường tổ chức đón  
Cộng đồng người Việt Nam luôn đoàn kết, chia  
sẻ và giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là lúc gia đình có  
chuyện không may. Khi người thân mất, người con  
trai lớn trong gia đình có trách nhiệm chính trong  
việc lo tang ma cho bố mẹ. Theo phong tục của  
người Việt Nam, sau khi qua đời, người chết thường  
được giữ lại trong nhà khoảng 3 ngày để chờ người  
5
N.T.Q.Loan et al/ No.18_Aug 2020|p.6-12  
tết, với nhiều hoạt động vui chơi cho bà con Việt  
Trong văn hóa vật thể, đó là việc kiến trúc và xây  
dựng những ngôi nhà của người Việt Nam theo kiểu  
dáng của người Lào, là sự thích nghi trong gia vị để  
chế biến món ăn theo kiểu Lào (ăn cay nhiều), thay  
cho cơm tẻ là việc dùng xôi nếp trong bữa ăn hàng  
ngày, làm xôi cúng phật, dát xôi lên cột nhà cầu  
may…; trong trang phục, thế hệ trung niên thích mặc  
mặc váy Lào (Sỉn), váy dài (Sỉntẹm). Cùng với đó,  
người Việt Nam cũng phổ biến món ăn đặc trưng của  
dân tộc mình cho người Lào thông qua việc bày bán  
trong các cửa hàng như bún, phở, bánh chưng, bánh  
cuốn… nhiều món ăn của người Việt Nam được  
người Lào yêu thích như nem rán, phở, bún…  
Kiều. Bên cạnh đó, còn có lãnh đạo Lào của 4 tỉnh  
miền Nam Lào (Salavan, Champasak, Sekong và  
Attapeu) đến tham dự Tết đón xuân. Sau khi người  
Việt Nam tham dự đón xuân tại lãnh sự quán xong,  
họ lại trở về đón tết cùng gia đình.  
Vào dịp tết Nguyên đán, người Việt Nam trang  
trí, quét dọn nhà cửa, bàn thờ, bày mâm quả trên bàn  
thờ, chuẩn bị làm mâm cơm cúng tổ tiên vào dịp giao  
thừa.. Người khách thăm nhà đầu tiên trong ngày  
mồng một tết đối với người Việt Nam rất quan trọng,  
bởi họ quan niệm điều may rủi của năm mới phụ  
thuộc vào “vía” của người xông đất. Ngày này, con  
cháu tập trung lại ở nhà để chúc ông bà và những  
người cao tuổi.  
Về văn hóa tinh thần, sự giao thoa văn hóa thể  
hiện ở việc người Việt Nam đồng thời gìn giữ và duy  
trì tín ngưỡng tâm linh của mình (thờ cúng tổ tiên),  
song cũng tin vào vía thần tài của người Lào (đặt bàn  
thờ Nang Quắc), thờ San Phạ Phum (ma giữ nhà)  
giống người Lào. Trong đám cưới của người Việt  
Nam- Lào đan xen tín ngưỡng của 2 nền văn hóa Việt  
Nam- Lào qua các nghi thức.  
Người Việt Nam ở Salavan rất coi trọng việc  
thăm viếng họ hàng người thân trong dịp tết mục  
đích nhằm gắn kết tình cảm gia đình, cộng đồng. Lời  
chúc tết phổ biến của người Việt Nam thường là sức  
khỏe, phát tài, phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước  
muốn đều thành công. Trong ngày tết, bà con Việt  
Kiều chú trọng đến việc chế biến những món ăn  
truyền thống của dân tộc để dâng cúng lên tổ tiên như  
bánh chưng, bánh dày, nem… bên cạnh đó, còn có  
một số món ăn đặc trưng của người Lào như lạp, các  
loại mắm.  
Trong quá trình sinh sống trên đất nước Lào,  
người Việt Nam ở Salavan ứng xử hòa hợp với cư  
dân bản địa, nhanh chóng thích nghi với văn hóa Lào,  
song cũng luôn hướng về Tổ quốc Việt Nam và bảo  
tồn đặc trưng văn hóa của dân tộc Việt Nam.  
Ngoài tết Nguyên đán của người Việt Nam,  
những ngày tết cổ truyền của Lào, người Việt Nam  
cũng hưởng ứng tham gia, đặc biệt là dịp tết Bun Pi  
Mày hàng năm tổ chức vào giữa tháng 4 dương lịch  
(khoảng ngày 13-15 tháng tư). Khi đi ra đường vào  
ngày tết Bun Pi Mày có thể thấy các nhóm thanh niên  
Việt Nam cùng với thanh niên Lào té nước cho  
những người đi lại. Một số thanh niên Việt Nam đi ô  
tô và xe máy tận nơi du lịch như suối, sông, thác  
nước để té nước cho nhau và tham dự các hoạt động  
vui chơi mà người Lào tổ chức như bắn súng nước,  
múa Lăm Vông, đi bơi. Còn những người trung tuổi  
thường đi chùa làm lễ, chúc tết Bun Pi Mày cho  
người Lào và tham dự lễ buộc chỉ cổ tay.  
REFERENCES  
1. Chanmi Sithimanotham, Laotian Traditional  
Culture, Publishing House. Boom Laos, volume I,  
1999.  
2. Khampheng Thipmountaly, Vietnamese factor  
in the process of cultural exchange and contact in  
Laos, Lao National Institute for Ethnic and Religious  
Studies, Lao National Publishing House, 2009.  
3. Salavan Demographic Public Security  
Division, "The Statistics of Foreigners in Salavan  
Province from 2007 to 2018", Archived at Salavan  
Provincial Security Headquarters, 2019.  
3. Kết luận  
4. Nguyen Quang, "Culture, cultural exchange  
and foreign language teaching", Journal of Science,  
Hanoi National University, No. 24 (2008), p. 69-85.  
Việt Nam và Lào là 2 quốc gia có địa hình cận kề,  
trong văn hóa cũng có những điểm tương đồng lại  
có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp. Người Việt Nam  
sang Salavan định cư mang theo những đặc trưng văn  
hóa của dân tộc mình thông qua sinh hoạt văn hóa  
hàng ngày. Bên cạnh đó, họ cũng điều chỉnh lối sống,  
học hỏi, nhằm thích ứng một cách nhanh chóng nhất  
với cuộc sống ở Lào. Bởi vậy, trong văn hóa vật thể  
và văn hóa phi vật thể của họ xuất hiện những điểm  
tương đồng do giao thoa văn hóa.  
5. Nguyen Le Thi, "The pagoda of Vietnamese  
people in Laos", Journal of Southeast Asian Studies,  
No. 2 (2007).  
6. Nguyen Duy Thieu, "The Vietnamese  
community in Laos lives and preserves its identity",  
Journal of Southeast Asian Studies, No. 2 (2007).  
6
N.T.Q.Loan et al/ No.18_Aug 2020|p.6-12  
THE INTERCHANGE OF VIETNAMESE CULTURE AND LAO PEOPLE  
IN SALAVAN PROVINCE (LAO PEOPLE’S DEMOCRATIC REPUBLIC)  
Nguyn ThQuế Loan, Singamphai Phimphaphone  
Article info  
Abstract  
Salavan is a province in the South of Lao People’s Democratic Republic, It has a  
length of 80 km of border with Vietnam, therefore, besides indigenous residents,  
there are also many Vietnamese to live and work in Salavan. In the process of  
settling down in Salavan, the Vietnamese brought their traditional culture to Laos,  
at the same time, exchanging and learning about the cultural values of the  
Laotians. This cultural interchange has formed new cultural values, enriching the  
cultural treasures of Vietnamese as well as Lao residents in Salavan province. In  
this study, by the ethnographic fieldwork method, synthesis and comparison, we  
consider the influence and interchange of culture between Vietnam and Laos in  
some typical elements of physical and non-physical culture object.  
Recieved:  
03/8/2020  
Accepted:  
20/9/2020  
Keywords:  
the influence,  
interchange of culture,  
Laos, Vietnam, Salavan  
province.  
7
pdf 7 trang yennguyen 21/04/2022 1140
Bạn đang xem tài liệu "Giao thoa văn hóa của người Việt Nam với người Lào ở tỉnh Salavan (Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_thoa_van_hoa_cua_nguoi_viet_nam_voi_nguoi_lao_o_tinh_sa.pdf