Nghiên cứu chế tạo thành phần khởi động dùng trong mặt nạ cách ly kiểu tái sinh ôxy

Nghiên cứu khoa học công nghệ  
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THÀNH PHẦN KHỞI ĐỘNG DÙNG  
TRONG MẶT NẠ CÁCH LY KIỂU TÁI SINH ÔXY  
VƯƠNG VĂN TRƯỜNG(1), HÀ NGỌC THIỆN(1), VŨ TRẦN DƯƠNG(1), NGUYỄN HÙNG THÁI(1)  
1. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Mặt nạ cách ly (MNCL) kiểu tái sinh ôxy là trang bị được sử dụng để bảo vệ  
cơ quan hô hấp, mắt, da mặt khỏi bất kỳ hỗn hợp độc hại nào có trong không khí,  
không phụ thuộc vào tính chất cũng như nồng độ. Khi sử dụng MNCL, cơ quan hô  
hấp được cách ly hoàn toàn với môi trường xung quanh, hỗn hợp khí thở được tuần  
hoàn trong không gian kín của mặt nạ với nồng độ các khí (ôxy, cacbonic) và hơi  
nước trong giới hạn cho phép [1, 2].  
Bộ phận có chức năng tái sinh ôxy là bình tái sinh có chứa các thành phần gồm  
thành phần khởi động (bánh khởi động) và thành phần tái sinh. Các thành phần này  
được chế tạo trên cơ sở các chất tái sinh ôxy thường là peroxide và superoxide của  
kim loại kiềm và kiềm thổ như Na2O2, K2O2, Ca(O2)2, KO2, NaO2,... Thành phần  
khởi động nằm trong cơ cấu khởi động gồm ampul chứa dung dịch chất lỏng mồi  
(dung dịch muối hoặc dung dịch axít) đảm bảo tạo ra lượng ôxy cần thiết để thở ở  
giai đoạn đầu khi sử dụng MNCL. Quá trình này diễn ra rất ngắn, từ 15 đến 30 giây  
[3]. Bánh khởi động (BKĐ) cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản như: có hàm  
lượng ôxy cao trên một đơn vị khối lượng; kịp thời tạo ra lượng hơi nước đủ để kích  
hoạt tầng tái sinh trong giai đoạn đầu; có độ bền cơ học cao, giữ được sự ổn định về  
cấu trúc trong quá trình vận hành,...[3]. Nguyên liệu hóa chất dùng để chế tạo BKĐ  
có độ hoạt động hóa học cao, hút ẩm mạnh. Do đó, việc chế tạo BKĐ đòi hỏi phải  
được thực hiện trong môi trường có độ ẩm dưới 20% trên các thiết bị, công nghệ  
chuyên dụng. Nội dung của bài báo này, sẽ giới thiệu một số kết quả nghiên cứu chế  
tạo BKĐ dùng trong MNCL kiểu tái sinh ôxy bằng thiết bị, công nghệ trong nước.  
2. THỰC NGHIỆM  
2.1. Nguyên liệu, hóa chất  
NaO2 (hàm lượng ôxy hoạt động trên 31,5%, Nga), KO2 (hàm lượng ôxy hoạt  
động trên 39,2%, Nga); KHSO4 (≥ 99%, Merck); bột Al (≥ 97%, Merck); H2SO4,  
H3PO4 (Merck); nước cất 2 lần, pH từ 5,6 đến 6,8; CaSiO3 (≥ 98%, Nga); bột talc  
Mg3Si4O10(OH)2 (kích thước hạt ≤ 5 μm, Trung Quốc); hạt tái sinh OKCh-3 (hàm  
lượng hoạt động 25,5%, Nga); dung dịch mồi là hỗn hợp hai axit theo tỷ lệ thể tích  
gồm dung dịch H2SO4 35%, dung dịch H3PO4 63% và nước là 11 : 44 : 45).  
2.2. Phương pháp chế tạo BKĐ  
Cân định lượng từng thành phần nguyên liệu gồm NaO2, KO2; KHSO4; bột Al,  
CaSiO3 theo đơn chế tạo cho vào hộp kín dung tích 1 lít, trộn lắc đều.  
Cân 100g hỗn hợp hóa chất ở trên đưa vào khuôn ép tạo hình BKĐ (đường  
kính 95,0 mm, chiều cao 12,0 mm), lực ép 60 Mpa, thời gian ép 20 giây. Bánh khởi  
động sau khi ép được bảo quản trong hộp kín. Các thao tác được tiến hành trong  
phòng công nghệ ở nhiệt độ 25 ± 2oC và độ ẩm dưới 20%.  
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021  
79  
Nghiên cứu khoa học công nghệ  
2.3. Phương pháp xác định tổng hàm lượng ôxy hoạt động trong mẫu  
Tổng hàm lượng ôxy hoạt động được thực hiện trên thiết bị đo thể tích khí  
LML-2 (kết nối với máy đo lưu lượng khí). Cho BKĐ vào buồng phản ứng của thiết  
bị, bơm vào bánh khởi động 1ml dung dịch mồi. Quan sát và ghi lại lượng khí thoát  
ra thông qua đồng hồ đo lưu lượng khí.  
2.4. Thử nghiệm đánh giá độ bền cơ học của BKĐ  
Để đánh giá độ bền cơ học của BKĐ sau khi chế tạo đảm bảo chất lượng trong  
quá trình vận chuyển và bảo quản chúng tôi sử dụng thiết bị thử độ rung model  
TGC-FT-OC (Đài Loan). BKĐ được cho vào hộp đựng đậy nắp kín thử nghiệm trên  
thiết bị rung lắc TGC-FT-OC với biên độ 25 mm, tần số 60-80 lần/phút trong thời  
gian 30 phút. Kết thúc thử nghiệm đánh giá các chỉ tiêu dạng ngoài, độ cứng (bằng  
thiết bị đo độ cứng Erichsen 60098/023) và độ giảm khối lượng.  
2.5. Phương pháp kiểm tra trở lực hộp tái sinh RP-6  
Kiểm tra trở lực được tiến hành ngay sau khi kết thúc quá trình kiểm tra trên  
phổi nhân tạo hoặc thử nghiệm trên người ở lưu lượng khí vào 30L/min trên "Thiết  
bị kiểm tra trở lực". Bật thiết bị kiểm tra trở lực, mở khí nén duy trì áp suất khí nén  
trên đồng hồ tổng là 4kG/cm2, lưu lượng khí vào ở 60 L/min. Kết nối hộp RP-6 với  
thiết bị thông qua ống vòi voi, điều chỉnh lưu lượng khí kiểm tra ở 30L/min, đọc kết  
quả trở lực trên đồng hồ đo.  
2.6. Thử nghiệm khả năng tái sinh ôxy trên người tình nguyện  
Để đánh giá chất lượng của BKĐ, khả năng tái sinh ôxy của hộp tái sinh RP-6,  
tiến hành thử nghiệm trên người tình nguyện. Người tình nguyện được lựa chọn là  
những người khoẻ mạnh, tiền sử không mắc các bệnh về tim mạch, thần kinh, không  
sử dụng rượu bia và các chất kích thích 72 giờ trước giờ thử nghiệm và được kiểm  
tra sức khoẻ sơ bộ trước và sau thử nghiệm (đo cân nặng, huyết áp, tần số thở). Cho  
người tình nguyện thở hoàn toàn bằng hộp tái sinh RP-6 ở các chế độ khác nhau: khi  
thực hiện các công việc với cường độ hoạt động trung bình; ở trạng thái nghỉ ngơi  
tương đối yên tĩnh. Đo thời gian thở và đánh giá theo yêu cầu kỹ thuật của mặt nạ  
cách ly IP-6 [1].  
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN  
3.1. Nghiên cứu lựa chọn tối ưu chủng loại, xây dựng đơn chế tạo BKĐ  
Tùy thuộc và tính năng kỹ thuật của mỗi loại MNCL mà BKĐ sử dụng trong  
hộp tái sinh cũng có những yêu cầu tương ứng. BKĐ cần phải thỏa mãn những yêu  
cầu cơ bản như: có hàm ôxy lớn trên một đơn vị khối lượng; phản ứng với dung dịch  
mồi tạo lượng ôxy cần thiết đáp ứng nhu cầu hô hấp ban đầu; quá trình khởi động cần  
phải tạo ra lượng hơi nước đủ để kích hoạt thành phần tái sinh; có cấu trúc phù hợp;  
có độ bền cơ học cao; giữ được sự ổn định về cấu trúc trong quá trình vận hành, an  
toàn cho người sử dụng... Trên cơ sở các tài liệu tham khảo [3-5], nhóm nghiên cứu  
xây dựng thành phần đơn chế tạo BKĐ như bảng 1.  
80  
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021  
Nghiên cứu khoa học công nghệ  
Bảng 1. Đơn cơ sở chế tạo BKĐ  
STT  
Nguyên liệu  
Khối lượng, %  
36-42  
1
2
3
4
5
Kali superoxide KO2  
Natri superoxide NaO2  
Kali bisulfat KHSO4 hoặc Al(OH)3  
Bột nhôm Al  
12-18  
36-42  
2,5-3,5  
Chất liên kết (Wollastonit)  
2,5-3,5  
Trong đó: natri superoxide NaO2 và kali superoxide KO2 đóng vai trò là các chất  
sinh khí ôxy tức thì khi mồi BKĐ; bột nhôm (Al) là nguồn sinh nhiệt đủ lớn giúp phân  
hủy các chất để tạo hơi nước tức thì; nhôm hydroxit Al(OH)3 và kali bisulfat KHSO4  
trong vai trò là nguồn tạo ra hơi nước; Wollastonit CaSiO3 là chất liên kết và tạo độ  
tơi xốp, ổn định cấu trúc cho BKĐ.  
Như đã trình bày ở trên, các vật liệu chế tạo BKĐ là các hóa chất có độ hoạt  
động hóa học cao như KO2, NaO2 là các chất có tính ôxy hoá mạnh, kiềm mạnh và  
hút ẩm mạnh rất dễ xảy ra phản ứng hoá học khi tiếp xúc với các vật liệu hữu cơ,  
nước. Do đó vật liệu lựa chọn để tạo cấu trúc cho BKĐ phải là các sợi vô cơ, có hoạt  
tính hoá học thấp (vật liệu trơ). Các tấm tái sinh không khí do Nga sản xuất năm  
2001 và năm 2013 sử dụng amiang trắng làm vật liệu cấu trúc. Tấm tái sinh do Việt  
Nam sản xuất cũng sử dụng amiang mác A-2-22 có đường kính sợi trung bình  
khoảng 30-60 nm [6]. Nhóm nghiên cứu sử dụng sợi Wollastonit CaSiO3 làm vật liệu  
chất liên kết tạo cấu trúc.  
3.2. Kết quả nghiên cứu lựa chọn chất làm nguồn tạo hơi nước trong BKĐ  
Trên cơ sở đơn cơ bản đã xây dựng như trong bảng 1, chúng tôi tiến hành khảo  
sát các chất trong vai trò là nguồn tạo hơi nước trong BKĐ sử dụng nhôm hydroxit  
Al(OH)3 và kali bisulfat KHSO4. Nhóm nghiên cứu tiến hành lựa chọn, thay đổi tỷ lệ  
các thành phần và thiết lập các đơn như ở bảng 2.  
Bảng 2. Thành phần đơn chế tạo BKĐ trên cơ sở kali superoxide  
Đơn  
Thành phần BKĐ, phần khối lượng  
NaO2 KO2 KHSO4 Al(OH)3 Bột Al  
CaSiO3  
N1  
N2  
N3  
N4  
N5  
N6  
N7  
N8  
14  
14  
14  
14  
14  
14  
14  
14  
40  
40  
40  
40  
40  
40  
40  
40  
36  
38  
40  
42  
-
-
-
-
-
-
-
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
-
36  
38  
40  
42  
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021  
81  
Nghiên cứu khoa học công nghệ  
BKĐ được chế tạo theo quy trình công nghệ mục 2.2. Thành phần đơn tối ưu  
nhất được xác định bằng thực nghiệm, thông qua thử nghiệm chất lượng, khảo sát các  
thông số làm việc của bánh khởi động trên thiết bị đo thể tích khí LML-2 (kết nối với  
máy đo lưu lượng khí) theo mục 2.3. Các thông số khảo sát gồm: thể tích khí ôxy  
được giải phóng, khoảng thời gian kích hoạt BKĐ, thời gian làm việc của BKĐ.  
Ngoài ra, mùi khí cùng với hơi nước thoát ra trong quá trình nhả ôxy được đánh giá  
trực tiếp. Hình dạng, màu sắc BKĐ sau phản ứng được quan sát, đánh giá bằng mắt  
thường. Kết quả thử nghiệm được cho trong bảng 3.  
Bảng 3. Kết quả thử nghiệm BKĐ theo đơn nghiên cứu N1-N8  
Đơn t1,  
t2,  
VO2, Tình trạng BKĐ sau  
lít phản ứng  
Mùi*  
Ghi chú  
giây giây  
Cảm giác có mùi  
nồng, luồng khí ấm  
Cảm giác có mùi  
nồng, luồng khí ấm  
Cảm giác có mùi  
nồng, luồng khí ấm  
Cảm giác có mùi  
nồng, luồng khí ấm  
Mùi nồng, hắc, khí  
khô  
Mùi nồng, hắc, khí  
khô  
Mùi nồng, hắc, khí  
khô  
Mùi nồng, hắc, khí  
khô  
N1  
2
2
2
2
4
4
4
4
21  
20  
20  
20  
36  
35  
35  
35  
11,8 Giữ được hình dạng  
11,8 Giữ được hình dạng  
11,7 Giữ được hình dạng  
11,6 Giữ được hình dạng  
11,4 Giữ được hình dạng  
11,3 Giữ được hình dạng  
11,2 Giữ được hình dạng  
11,0 Giữ được hình dạng  
N2  
N3  
N4  
N5  
N6  
N7  
N8  
Sử dụng  
KHSO4  
Sử dụng  
Al(OH)3  
t1: Khoảng thời gian tính từ lúc dung dịch mồi bắt đầu rơi vào BKĐ đến lúc  
bắt đầu sinh khí ôxy ở BKĐ;  
t2: Khoảng thời gian tính từ lúc dung dịch mồi bắt đầu rơi vào BKĐ đến khi  
BKĐ phản ứng hoàn toàn;  
VO2 : Thể tích khí ôxy được sinh ra từ BKĐ.  
* Mùi, hơi nước khi ngửi trực tiếp khí thoát ra trong quá trình nhả ôxy.  
Các phản ứng có thể xảy ra tại bánh khởi động theo [7]  
2KO2(NaO2) + 4H+ (H3PO4, H2SO4, H2O)2K+ + 2H2O + O2 + Q (1)  
4KO2 + 2H2O 4KOH + 3O2 + Q  
4NaO2 + 2H2O 4NaOH + 3O2 + Q  
4Al + 3O2 2Al2O3 + Q  
(2)  
(3)  
(4)  
(5)  
Al2O3 + 2KOH(NaOH) + 3H2O 2K(Na)[Al(OH)4]  
82  
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021  
Nghiên cứu khoa học công nghệ  
Đối với các đơn sử dụng KHSO4 (N1 đến N4) xảy ra các phản ứng:  
KOH(NaOH) + H2SO4 K2SO4 + H2O (7)  
Đối với các đơn sử dụng Al(OH)3 (N5 đến N8) xảy ra các phản ứng:  
Trong quá trình phản ứng BKĐ tạo ra mùi nồng là rất khó tránh khỏi vì môi  
trường có lẫn hơi nước ở nhiệt độ cao và toàn bộ khí sinh ra đi ra ngoài chưa ghép  
nối phản ứng với tầng hạt của hộp nên khi thử riêng bánh khởi động sẽ có mùi như  
trên.  
Do ampul chứa một lượng nhỏ dung dịch mồi BKĐ (1 ml dung dịch) nên thực  
tế phản ứng (1) xảy ra rất nhanh tại một điểm để khơi mào cho các phản ứng tiếp  
theo từ (2) đến (8). Có thể nói, ôxy chủ yếu được sinh ra từ phản ứng (2) và (3).  
Phản ứng phân hủy nhôm hydrôxyt cần nhiều nhiệt hơn so với phân hủy KHSO4  
(575oC so với 240oC), và do đó thời gian khởi động sẽ lâu hơn, mặt khác nhiệt độ  
cao sẽ dễ dàng làm khuếch tán KOH và NaOH cùng với hơi nước (tạo cảm nhận mùi  
hắc). Từ kết quả bảng 3 cho thấy khi sử dụng Al(OH)3 làm nguồn tạo hơi nước trong  
BKĐ, khí tạo ra có mùi nồng, hắc, khí khô hơn so với các đơn sử dụng KHSO4.  
Thời gian kích hoạt BKĐ cũng như thời gian làm việc của BKĐ cũng kéo dài hơn  
nhiều so với các đơn sử dụng KHSO4 (lần lượt là 4 giây so với 2 giây và 35 giây so  
với 20 giây), trong khi thể tích khí tạo ra có phần ít hơn trên cùng đơn vị khối lượng  
BKĐ. Do vậy trong trường hợp này sử dụng Al(OH)3 là chất làm nguồn tạo hơi  
nước không thích hợp. Chúng tôi lựa chọn KHSO4 làm nguồn chất tạo hơi nước  
trong BKĐ với hàm lượng 40% cho các nghiên cứu tiếp theo.  
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ thành phần giữa kali superoxide và  
natri superoxide  
Sau khi lựa chọn được nguồn chất tạo hơi nước trong BKĐ là KHSO4 hàm  
lượng 40%, chúng tôi tiến hành khảo sát tỷ lệ 2 thành phần kali superoxide KO2 và  
natri superoxide NaO2 trong vai trò là các chất sinh khí ôxy ban đầu. BKĐ được chế  
tạo theo quy trình công nghệ mục 2.2 với tỷ lệ bột Al 3% và CaSiO3 3%. Thành  
phần đơn tối ưu nhất được xác định bằng thực nghiệm, thông qua thử nghiệm chất  
lượng, khảo sát các thông số làm việc của bánh khởi động như độ cứng, độ bền cơ  
học, thể tích khí ôxy được giải phóng, khoảng thời gian kích hoạt BKĐ, thời gian  
làm việc của BKĐ. Kết quả thử nghiệm được cho trong bảng 4.  
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021  
83  
Nghiên cứu khoa học công nghệ  
Bảng 4. Tỷ lệ thành phần KO2 và NaO2 trong đơn chế tạo BKĐ  
Độ cứng Độ giảm  
Tình trạng  
BKĐ sau  
phản ứng  
KO2, NaO2,  
t1,  
t2,  
VO2,  
BKĐ,  
k.lượng,  
TT  
%
42  
40  
%
12  
14  
giây giây lít  
N
%
Giữ được hình  
dạng  
N9  
1,0  
0,5  
2
20  
11,6  
Giữ được  
hình dạng  
N10  
1,0  
0,5  
2
20  
11,8  
Giữ được hình  
dạng  
N11  
N12  
38  
36  
16  
18  
0,8  
0,6  
1,0  
1,7  
3
3
25  
32  
11,9  
11,9  
BKĐ bị vỡ  
Từ kết quả bảng 4 cho thấy khi tăng hàm lượng của NaO2 từ 12 lên 18% đồng  
thời giảm hàm lượng KO2 từ 42% xuống 36% (tương ứng với các đơn từ N9 đến  
N12), độ cứng của bánh khởi động giảm đồng thời độ giảm khối lượng của BKĐ  
trong thử nghiệm độ bền cơ học tăng. Điều này có nghĩa độ bền cơ học của BKĐ  
kém đi đặc biệt đối với đơn 12 khi thành phần NaO2 chiếm đến 18% (Độ giảm khối  
lượng đến 1,7% và BKĐ bị vỡ sau khi phản ứng). Khi tăng hàm lượng của NaO2  
trong BKĐ thì thời gian kích hoạt BKĐ và thời gian làm việc cũng tăng lên (ở đơn  
N10 thời gian kích hoạt và thời gian làm việc của BKĐ lần lượt là 2 và 20 giây, đối  
với đơn N12 tương ứng là 3 và 32 giây). Thể tích ôxy thoát ra cũng tăng lên từ 11,6  
lít với đơn N9 lên 11,8 lít với đơn N10 và 11,9 lít với đơn N11, N12. Điều này được  
giải thích như sau: do NaO2 có dung lượng tái sinh lớn hơn (0,43 kg O2 so với 0,34  
kg O2 trên 1 kg chất) toả nhiều nhiệt hơn khi giải phóng 1 lít O2 (2,46 kcal so với  
2,27 kcal). Tuy nhiên hệ tái sinh sử dụng NaO2 có nhiều phản ứng cạnh tranh trong  
phản ứng với hơi nước, các sản phẩm rắn tạo thành trên bề mặt ngoài các hạt NaO2  
cản trở phản ứng của các lớp bên trong. Hệ sử dụng NaO2 tạo lớp phủ NaOH nhanh  
hơn hệ sử dụng KO2 vì NaOH có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn KOH (318oC so với  
360oC) [8, 9]. Ngoài ra tỷ trọng của NaO2 (2,2 g/cm3) cao hơn nhiều so với KO2 (0,6  
g/cm3). Điều này giải thích tại sao khi tăng hàm lượng NaO2 thì độ cứng và độ bền  
của BKĐ giảm đi. Như vậy tỷ lệ thành phần của kali superoxide và natri superoxide  
trong đơn chế tạo BKĐ là 40% và 14% là phù hợp.  
3.4. Kết quả thử nghiệm trên người tình nguyện  
Bánh khởi động được chế tạo theo đơn N10, đường kính 95 mm, chiều dày 12  
mm, khối lượng 100 g. Sau đó sử dụng trong chế tạo hộp tái sinh RP-6 theo quy trình  
công nghệ chế tạo hộp tái sinh RP-6. Khối lượng chất tầng hạt tái sinh OKCh-3 là  
650 g. Tiến hành thử nghiệm trên người tình nguyện theo mục 2.5. Kết quả thử  
nghiệm được cho trong bảng 5.  
84  
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021  
Nghiên cứu khoa học công nghệ  
Bảng 5. Kết quả thử nghiệm trên người tình nguyện hộp tái sinh RP-6  
Huyết áp,  
cân nặng  
trước đeo  
(mmHg;  
kg)  
Thời gian  
làm việc  
của Hộp  
tái sinh  
(phút)  
Trở lực  
hộp tái  
sinh sau Mô tả hiện  
khi đeo trạng khác  
(mmH2O)  
Huyết áp,  
cân nặng sau  
đeo  
Nhiệt độ bề  
mặt của hộp  
tái sinh (khi  
hoạt động) *  
TT  
(mmHg;kg)  
a. Trạng thái nghỉ ngơi  
115/76  
68  
117/78  
62  
113/71  
57  
113/74  
68  
121/77  
62  
116/75  
57  
Mùi bánh  
khởi động  
bình thường,  
luồng khí hít  
vào ấm, cảm  
giác dễ chịu  
01  
02  
03  
183  
185  
108  
112  
8
7
189  
105  
8
RP-6  
(Nga)  
-
-
≥ 150  
≤ 120  
≤ 12  
-
b. Hoạt động bình thường (đi bộ)  
121/74  
70  
116/73  
64  
114/73  
67  
120/75  
70  
118/80  
64  
117/77  
67  
Mùi bánh  
khởi động  
bình thường,  
luồng khí hít  
vào ấm, cảm  
giác dễ chịu  
04  
05  
06  
58  
62  
96  
94  
8
9
65  
98  
7
RP-6  
(Nga)  
-
-
≥ 40  
≤ 120  
≤ 12  
-
* Nhiệt độ lớn nhất đo được trên bề mặt của hộp tái sinh (khi hoạt động)  
Tình trạng sức khỏe của những người thử nghiệm trước và sau khi sử dụng  
hộp tái sinh ôxy RP-6 đều bình thường. Các chỉ tiêu nghiên cứu như thời gian làm  
việc của hộp tái sinh, nhiệt độ bề mặt của hộp tái sinh và trở lực hộp tái sinh tương  
đương với mẫu đối chứng [1].  
4. KẾT LUẬN  
- Đã xây dựng được thành phần đơn phối liệu chế tạo bánh khởi động sử dụng  
trong chế tạo hộp tái sinh ôxy RP-6 gồm các thành phần: KO2: 40%; NaO2: 14%;  
KHSO4: 40,0%; Al: 3,0%; CaSiO3 3%.  
- Đã chế tạo bánh khởi động và kiểm tra, thử nghiệm các thông số làm việc.  
Kết quả thử nghiệm cho thấy lượng thể tích khí ôxy tức thời được sinh ra đạt  
11,8±0,2 lít, tổng thời gian cụm khởi động hoạt động là 20±1 giây.  
- Đã thử nghiệm khả năng làm việc của BKĐ trong hộp tái sinh ôxy RP-6 trên  
người tình nguyện. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu nghiên cứu như thời gian làm việc  
của hộp tái sinh, nhiệt độ bề mặt của hộp tái sinh và trở lực hộp tái sinh tương đương  
với mẫu đối chứng.  
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021  
85  
Nghiên cứu khoa học công nghệ  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1.  
2.  
ТУ 6 16-2099-76, Изолирующий противогаз ИП-6, Технические  
характеристики.  
Гудков С.В., Дворецкий С.И., Путин С.Б., Таров В.П., Изолирующие  
дыхательные аппараты и основы их проектирования, Учеб. пособие, М.:  
Машиностроение, 2008.  
3.  
4.  
5.  
6.  
7.  
Ферапонтов Ю.А., Ульянова М.А., Андреев В.П., Медведева Н.Ю., Хробак  
В.Я., RU 2377039C1, Состав пускового брикета для изолирующего  
дыхательного аппарата, Патент, 27 декабря 2009.  
Путин Б.В., Козадаев Л.Э., Кримштейн А.А., Михайлова А.С.,  
RU2121858C1, Состав пускового брикета для изолирующих дыхательных  
аппаратов, Патент, 20 ноября 1998.  
Смуток Г.В., Сивцов В.А., Зборщик Л.А., Ковалевская С.А., Литвинова  
Н.Г., RU2219982, Химический состав термостойкого пускового  
брикета, Патент, 27 декабря 2003.  
Vương Văn Trường, Nghiên cứu chế tạo tấm tái sinh không khí B-64.VN theo  
mẫu sản phẩm B-64 của liên bang nga sử dụng trên tàu ngầm Kilo 636, Đề tài  
độc lấp cấp Quốc gia, Hà Nội 2/2019.  
Лидин Р.А., Андреева Л.Л., Молочко В.А., Химические свойства  
неорганических веществ, Yчеб. пособие для вузов Химия, Москва, 2000 г.,  
480 стр.  
8.  
9.  
Вольнов И.И., Перекисные соединения щелочных металлов, - М.:Наука, -  
1980, с.160.  
Stull, J. O. and White, M. G., An Engineering Analysis on Control of  
Breathing Atmospheres Using Alkali Metal Superoxits: An Engineering  
Analysis, Phase 1, School of Chemical Engineering, Georgia Institute of  
Technology, Atlanta, GA, 1982.  
SUMMARY  
STUDY ON COMPOSITIONS FOR MANUFACTURING STARTER  
BRIQUETTE USED IN SELF-CONTAINED BREATHING APPARATUS IP-6  
This article relates to compositions of chemical substances which are used in  
self-contained breathing apparatus working on chemically combined oxygen,  
specifically to composition of triggering briquettes which generate oxygen. The  
composition contains wt %: potassium superoxide 40.0; sodium superoxide 14.0;  
potassium bisulfate 40.0; aluminum powder 3.0; wollastonite 3.0. The starter gear is  
built with a total working time of 20±1 seconds, the instantaneous oxygen volume  
generated reaches 11.8±0.2 liters.  
86  
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021  
Nghiên cứu khoa học công nghệ  
The results of testing the work of starter gear in RP-6 oxygen regeneration box  
on voluntary human through indicators such as working time of regeneration  
mailbox, regeneration box surface temperature and regenerative resistance the birth  
box corresponds to the sample certificate.  
Keywords: Briquette, oxygen, sodium superoxide, potassium superoxide,  
potassium bisulfate, RP-6, IP-6.  
Nhận bài ngày 22 tháng 3 năm 2021  
Phản biện xong ngày 12 tháng 4 năm 2021  
Hoàn thiện ngày 14 tháng 4 năm 2021  
(1) Viện Độ bền Nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga  
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021  
87  
pdf 9 trang yennguyen 18/04/2022 1880
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu chế tạo thành phần khởi động dùng trong mặt nạ cách ly kiểu tái sinh ôxy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_che_tao_thanh_phan_khoi_dong_dung_trong_mat_na_ca.pdf