Nghị quyết số 55-NQ/TW và định hướng chiến lược đối với ngành dầu khí Việt Nam

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG  
TẠP CHÍ DẦU KHÍ  
Số 7 - 2020, trang 14 - 18  
ISSN 2615-9902  
NGHỊ QUYẾT SỐ 55-NQ/TW VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC  
ĐỐI VỚI NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM  
Nguyễn Hồng Minh  
Viện Dầu khí Việt Nam  
Email: nguyenhongminh@vpi.pvn.vn  
Tóm tắt  
Ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của  
Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Từ việc phân tích các xu thế lớn hiện nay, quán triệt quan điểm, định hướng chiến lược  
quan trọng đối với sự phát triển năng lượng quốc gia, tác giả đề xuất một số giải pháp trong quá trình triển khai định hướng chiến lược  
đối với ngành Dầu khí Việt Nam.  
Từ khóa: Nghị quyết số 55-NQ/TW, chiến lược, năng lượng, dầu khí.  
1. Đặt vấn đề  
Ngày 25/10/2007, Bộ Chính trị (Khóa X) đã ban hành  
Nghị quyết số 18-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát  
triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020,  
tầm nhìn đến năm 2050.  
giá dầu thấp trong thời gian lâu hơn và linh hoạt hơn trong  
ứng phó với sự thay đổi của môi trường xung quanh. Tất  
cả kết nối với nhau không chỉ bằng giá dầu, mà còn bằng  
sự liên kết trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự thành công,  
hay thất bại của 1 dự án có khi được quyết định bởi nhóm  
chuyên gia nước ngoài, hay khả năng cung cấp thiết bị từ  
bên kia bán cầu. Vấn đề là chưa bao giờ giá dầu thô và kèm  
theo là giá khí, các sản phẩm dầu khí… lại biến động khó  
lường và chuỗi cung ứng dầu khí lại mỏng manh, dễ vỡ  
như hiện nay, nhất là khi đại dịch COVID-19 diễn ra. Nếu  
như trong đợt khủng hoảng trước, vấn đề đặt ra là “sống  
chung với giá dầu 40 USD/thùng, thì hiện nay các doanh  
nghiệp đang phải tái cơ cấu để “sống chung với giá dầu  
30 USD/thùng” và có khi còn thấp hơn nữa. Các công ty  
dầu khí quốc tế đã và đang điều chỉnh lại danh mục đầu  
tư theo vùng, lãnh thổ, tối ưu hóa, giảm chi phí, nâng cao  
năng lực cạnh tranh. Nhiều công ty dầu khí quốc gia cũng  
tái cơ cấu, đẩy nhanh chiến lược phát triển thành các công  
ty dầu khí quốc tế. Mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa  
các doanh nghiệp vì thế cũng đang được điều chỉnh [2].  
Ngày 23/7/2015, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết  
số 41/NQ-TW về định hướng Chiến lược phát triển ngành  
Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm  
2035. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành  
Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 phê duyệt  
Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm  
2025, tầm nhìn đến 2035.  
Trong 5 năm qua, thế giới biến động mạnh, xu thế  
toàn cầu ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã  
hội, như “phẳng, xanh, số” thì ngành công nghiệp dầu  
khí thế giới trong đại dịch COVID-19 dễ bị “tổn thương”  
hơn bao giờ hết. Nhận định, đánh giá về các xu thế chính  
đang định hình thế giới cũng như công nghiệp dầu khí  
toàn cầu đã được tác giả tổng hợp và phân tích trong các  
công trình nghiên cứu trước đây [1].  
Xu thế xanh hóa cũng rất hiển nhiên. Cơ cấu năng  
lượng sơ cấp toàn cầu đang thay đổi mạnh mẽ. Chính  
sách phát triển năng lượng nói chung của mỗi quốc gia  
đang thay đổi, hướng tới năng lượng tái tạo, giảm phát  
thải carbon. Đối với dầu khí, điều này thể hiện ở việc nhu  
cầu sử dụng dầu khí và các sản phẩm nhiên liệu từ nguồn  
hóa thạch này không thể tăng như trước và thậm chí sẽ có  
xu hướng giảm. Nguyên nhân, ngoài lo ngại về biến đổi  
khí hậu, còn do những cải tiến mạnh mẽ nâng cao hiệu  
quả sử dụng năng lượng, phát triển các loại phương tiện  
Hiện nay, có 2 yếu tố tạo nên sự “phẳng” trong ngành  
dầu khí, đó là giá dầu và chuỗi cung ứng. Các doanh  
nghiệp dầu khí trên thế giới đều bình đẳng trước luật chơi  
do giá dầu đặt ra. Bên thắng là doanh nghiệp có giá thành  
sản xuất thấp hơn hoặc có khả năng “chịu đựng” bối cảnh  
Ngày nhận bài: 2/7/2020. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 2 - 5/7/2020.  
Ngày bài báo được duyệt đăng: 14/7/2020.  
DẦU KHÍ - SỐ 7/2020  
14  
PETROVIETNAM  
giao thông sử dụng điện, năng lượng tái tạo. Dịch bệnh  
COVID-19 càng cho thấy môi trường sống cần được quan  
tâm thế nào và thúc đẩy quá trình xanh hóa ở tất cả các  
hoạt động kinh tế - xã hội. Điều này đã và đang làm cho  
làn sóng chuyển đổi năng lượng trong các công ty dầu khí  
quốc tế và quốc gia diễn ra nhanh chóng hơn.  
khí tiếp tục được Đảng và Nhà nước quan tâm, có vai trò  
quan trọng trong an ninh năng lượng và phát triển kinh  
tế đất nước. Từ quan điểm này, cần xác định chiến lược  
phát triển tương xứng với tiềm năng và vai trò của ngành  
Dầu khí.  
Định hướng có tính đột phá trong Nghị quyết số 55-  
NQ/TW là mở cửa để thúc đẩy phát triển thị trường năng  
lượng, thông qua “xây dựng thị trường năng lượng đồng  
bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hóa hình thức sở hữu  
và phương thức kinh doanh” và “khuyến khích và tạo mọi  
điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là  
kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng” [4]. Đối  
với dầu khí, định hướng này hướng tới thị trường khí, sản  
phẩm dầu khí, dịch vụ thăm dò, khai thác dầu khí và môi  
trường bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế tham gia  
đầu tư cũng như cung cấp dịch vụ cho các dự án dầu khí.  
Xu thế chuyển đổi số càng rõ ràng trong thời gian  
gần đây và ngành dầu khí cũng không đứng ngoài xu thế  
đó. Chuyển đổi số còn là giải pháp để các công ty dầu khí  
đạt các mục tiêu tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh  
cũng như nhằm tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực trong  
quá trình xanh hóa nền công nghiệp dầu khí.  
Trong bối cảnh mới, ngày 11/2/2020, thay mặt Bộ  
Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành  
Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát  
triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030,  
tầm nhìn đến năm 2045. Đây là quan điểm, định hướng  
chiến lược quan trọng đối với toàn ngành năng lượng,  
trong đó có ngành Dầu khí Việt Nam.  
Phù hợp với xu thế chung, định hướng quan trọng tiếp  
theo là xanh hóa ngành năng lượng bằng việc “đa dạng  
hóa các loại hình năng lượng; ưu tiên khai thác, sử dụng  
triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo. Trong  
các giải pháp phục vụ cho định hướng này, Nghị quyết số  
55-NQ/TW nhấn mạnhưu tiên sử dụng năng lượng gió và  
mặt trời cho phát điện. Lần đầu tiên trong lĩnh vực năng  
lượng, Nghị quyết số 55-NQ/TW đề cập đến “năng lượng  
địa nhiệt, sóng biển, thủy triều, hải lưu, năng lượng  
hydro” và “tích hợp mô hình kinh tế tuần hoàn vào chiến  
lược phát triển các doanh nghiệp năng lượng” [4]. Đây có  
thể coi là ngành năng lượng mới ở Việt Nam, không phải là  
lĩnh vực truyền thống của dầu khí. Năng lượng tái tạo này  
là giao thoa của nhiều ngành công nghiệp, trong đó tri  
thức về biển, năng lực, kinh nghiệm, công nghệ liên quan  
đến biển, liên quan đến sản xuất hydro, tái chế carbon…  
của dầu khí đóng vai trò quan trọng.  
2. Một số định hướng quan trọng phát triển năng  
lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045  
Nghị quyết số 55-NQ/TW ra đời trong bối cảnh  
chuyển đổi năng lượng toàn cầu và Việt Nam đang tái cơ  
cấu nền kinh tế để tạo đà phát triển nhanh hơn, bền vững  
hơn. Bám sát những xu thế thời đại nêu trên, Nghị quyết  
số 55-NQ/TW đã chỉ ra định hướng quan trọng cho phát  
triển năng lượng Việt Nam nói chung và ngành dầu khí  
nói riêng.  
Nghị quyết số 55-NQ/TW cho thấy, quan điểm chỉ đạo  
quan trọng, xuyên suốt là tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò  
“nền tảng” và “tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh  
tế - xã hộicủa năng lượng. Chính vì vậy, năng lượng được  
ưu tiên phát triển và cần phải “đi trước một bước” [3]. Đối  
với ngành dầu khí, cần phảiĐẩy mạnh công tác tìm kiếm,  
thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác  
dầu khí tại các khu vực tiềm năng, nước sâu, xa bờ gắn với  
nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển; nâng cao  
hệ số thu hồi, tận thu các mỏ nhỏ, khối sót cận biên. Rà  
soát, có chiến lược chủ động và hiệu quả trong hợp tác  
về tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài.  
Phát triển công nghiệp khí; ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ  
thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hóa lỏng  
(LNG). Tiếp tục thu hút đầu tư trong lĩnh vực lọc - hóa dầu  
theo hướng chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm  
xăng dầu, chủ động đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước  
và hướng đến xuất khẩu[4]. Quan điểm này cho thấy dầu  
Định hướng quan trọng nữa là hiện đại hóa ngành  
năng lượng bằng việc phát triển khoa học - công nghệ,  
đặc biệt ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công  
nghiệp lần thứ 4. Nghị quyết số 55-NQ/TW nêu rõ “đẩy  
mạnh chuyển đổi số trong ngành năng lượng; từng bước  
làm chủ công nghệ hiện đại. Giải pháp cụ thể là, tạo racơ  
chế liên kết giữa lực lượng nghiên cứu và phát triển khoa  
học - công nghệ, đổi mới sáng tạo với các doanh nghiệp,  
“khuyến khích các doanh nghiệp năng lượng tăng cường  
đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, thành lập các trung  
tâm đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực năng lượng” [4].  
Những giải pháp này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)  
cũng có chủ trương và đang tìm cách thực hiện. Nghị  
quyết số 55-NQ/TW tạo thêm động lực và quyết tâm để  
PVN tích cực triển khai hơn.  
DẦU KHÍ - SỐ 7/2020  
15  
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG  
Về việc hoàn thiện thể chế phát triển năng lượng Việt  
Nam, Nghị quyết số 55-NQ/TW nhấn mạnh việc hoàn thiện  
khung pháp lý, sửa đổi các luật chuyên ngành, “tách bạch  
chức năng kinh doanh với chức năng quản lý Nhà nước,  
“áp dụng các mô hình và thông lệ quản trị tiên tiến” đối  
với doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng.  
Đây là việc PVN đang làm, đang tổng hợp và kiến nghị lên  
các cấp quản lý và các cơ quan chức năng cũng đang tìm  
cách tháo gỡ cho dầu khí. Nghị quyết số 55-NQ/TW thêm  
cơ sở pháp lý cho việc triển khai hoàn thiện thể chế quyết  
liệt hơn, đồng bộ hơn.  
phát triển, duy trì là ngành năng lượng và ngành kinh tế  
- kỹ thuật quan trọng của đất nước. Chưa kể về mặt địa  
chất, còn một số play như quạt ngầm đáy biển, các vùng  
nước sâu… còn chưa được nghiên cứu và kiểm chứng đầy  
đủ. Về mặt chính sách, các mỏ nhỏ, cận biên chưa thật sự  
được khuyến khích phát triển, khai thác. Mặc dù sản lượng  
có suy giảm, dầu và khí vẫn chiếm tỷ trọng tới 35% trong  
cơ cấu năng lượng sơ cấp năm 2019 của Việt Nam, theo số  
liệu thống kê của BP [3]. Điều này cho thấy vai trò không  
thể thiếu của dầu khí trong an ninh năng lượng của đất  
nước.  
Qua phân tích trên có thể thấy, Nghị quyết số 55-NQ/  
TW chứa đựng tư tưởng đổi mới khá toàn diện đối với  
ngành năng lượng Việt Nam nói chung và dầu khí nói  
riêng, trong đó đưa ra những định hướng quan trọng để  
dầu khí Việt Nam có thể tiếp tục phát triển bền vững theo  
chiều sâu.  
Là hạt nhân của ngành Dầu khí, PVN cần mạnh dạn đi  
theo hướng chuyển đổi thành một tập đoàn năng lượng.  
Với mục tiêu mà Nghị quyết số 55-NQ/TW đặt ra là “Tỷ  
lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng  
lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30%  
vào năm 2045thì đây sẽ là ngành năng lượng quan trọng  
của đất nước mà ngành Dầu khí có tiền đề thuận lợi nhất  
định để phát triển. Sau những biến động không thể lường  
trước của đại dịch COVID-19, chiến lược giảm phụ thuộc  
vào dầu không thể không tính đến. Nếu chuyển đổi thành  
công, PVN sẽ có 2 “chân” trong lĩnh vực năng lượng, hạn  
chế rủi ro của biến động giá dầu và tiếp tục giữ vững vai  
trò quan trọng trong bảo đảm nguồn cung năng lượng  
cho Việt Nam.  
3. Định hướng chiến lược đối với ngành Dầu khí Việt  
Nam  
Dựa trên quan điểm và định hướng của Bộ Chính trị,  
tác giả đưa ra một số ý kiến về định hướng chiến lược phát  
triển ngành Dầu khí Việt Nam.  
Trước hết, từ quan điểm chủ đạo của Nghị quyết số  
55-NQ/TW, cần thống nhất, ngành Dầu khí Việt Nam, cùng  
các phân ngành năng lượng khác, sẽ tiếp tục nắm giữ vai  
trò nền tảng và là tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội,  
góp phần vào bảo đảm an ninh nguồn cung, dưới cả 2  
góc độ, sản xuất, chế biến và nhập khẩu năng lượng và  
đồng thời đóng góp vào bảo vệ chủ quyền trên biển của  
đất nước. Quán triệt quan điểm này, dầu khí tuy không  
là ngành kinh tế - kỹ thuật “then chốt” hay “đầu tàu” nữa,  
nhưng vẫn cần phải là 1 trong 3 trụ cột năng lượng (cùng  
với than và năng lượng tái tạo) và 1 trong 5 trụ cột kinh tế  
(cùng với nông nghiệp, du lịch, công nghiệp nhẹ và công  
nghiệp thông tin) quan trọng của đất nước.  
Trước mắt, nên tập trung vào điện gió ngoài khơi do  
dự báo lĩnh vực này đầy tiềm năng và sẽ đóng góp quan  
trọng trong cán cân năng lượng, tạo nên ngành công  
nghiệp mới giá trị hàng chục tỷ USD cho GDP của đất  
nước. Các đơn vị thuộc PVN, với năng lực, kinh nghiệm về  
thiết kế, chế tạo và xây lắp các công trình lớn trên biển,  
hiểu biết về điều kiện địa chất công trình của đáy biển,  
chắc chắn sẽ có ưu thế trong ngành công nghiệp mới  
này. Hiện nay, một số đơn vị thành viên của PVN đang  
tiếp cận cung cấp dịch vụ chế tạo, xây lắp cho nhà đầu tư  
nước ngoài, nhưng PVN có thể xem xét không chỉ cung  
cấp dịch vụ mà trở thành nhà đầu tư vào lĩnh vực này  
trong tương lai.  
Khi giá dầu lên xuống thất thường, có lúc rất thấp, hệ  
số bù trữ lượng nhỏ hơn 1, sản lượng một số mỏ chủ đạo  
suy giảm, có một số ý kiến bi quan về việc trữ lượng dầu  
khí của Việt Nam đã cạn kiệt... Tác giả xin phản biện những  
ý kiến này bằng con số về tỷ lệ cạn kiệt dầu khí của Việt  
Nam (depletion ratio - bằng lượng dầu khí đã khai thác  
chia cho tổng trữ lượng thu hồi đã, đang và chuẩn bị khai  
thác, chưa kể khả năng phát hiện mới). Theo công bố của  
Viện Dầu khí Việt Nam, tỷ lệ cạn kiệt dầu khí đến năm 2019  
là 52%, trong đó, tỷ lệ cạn kiệt của khí mới đạt 16% [5].  
Các con số này cho thấy dầu khí còn dư địa để tiếp tục  
Ngoài ra, ngành Dầu khí cần đi đầu trong nghiên cứu  
đánh giá tiềm năng, nắm công nghệ và xây dựng chiến  
lược khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo khác  
liên quan đến biển, các nguồn năng lượng tái tạo có thể  
sản xuất tại các cơ sở công nghiệp dầu khí; xem xét khả  
năng thu gom CO2 từ các cơ sở chế biến dầu khí và sản  
xuất điện dùng cho nâng cao thu hồi dầu, hoặc chôn lấp  
trong các mỏ dầu khí cạn kiệt.  
Phát triển theo định hướng này, PVN sẽ duy trì hoạt  
DẦU KHÍ - SỐ 7/2020  
16  
PETROVIETNAM  
Bảng 1. Một số định hướng cơ bản cho các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam  
TT  
Lĩnh vực  
Định hướng cơ bản  
-
-
Tách khối chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi hoạt động sản xuất, kinh doanh của  
PVN;  
Đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò, gia tăng trữ lượng tại các khu vực tiềm năng, nước sâu,  
xa bờ; nâng cao hiệu quả khai thác, nâng cao thu hồi dầu khí, tận thu mỏ nhỏ, cận  
biên; hợp tác một cách chủ động và hiệu quả khi đầu tư ra nước ngoài;  
Thăm dò, khai thác,  
bao gồm cả dịch vụ kỹ  
thuật cao  
1
-
-
Chủ động phục vụ nhu cầu kỹ thuật của các dự án nhạycảm, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa  
trong phân ngành năng lượng dầu khí;  
Cổ phần hóa, hình thành nhiều công ty có khả năng đầu tư, thực hiện dịch vụ điều  
hành mỏ và dịch vụ kỹ thuật.  
-
-
-
Thu hút đầu tư vào chế biến sâu; nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm; chủ động  
đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu;  
Chế biến và kinh doanh  
sản phẩm năng lượng,  
bao gồm cả sản phẩm dầu  
khí, nhiên liệu sinh học,  
hydro, tái chế CO2  
2
Phát triển mạng lưới kinh doanh; bảo đảm dự trữ chiến lược xăng dầu tối thiểu 90 ngày  
nhập ròng;  
.
Nghiên cứu sản xuất, phân phối các sản phẩm năng lượng tái tạo; hydro, tái chế CO2  
-
-
Đầu tư đồng bộ hạ tầng vận chuyển để sử dụng tối đa khí trong nước;  
3
4
Công nghiệp khí  
Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng nhập khẩu và tiêu thụ LNG, đáp ứng phần chủ đạo trong  
3
con số 8 tỷ m vào năm 2030 và 15 tỷ m3 vào năm 2045.  
-
-
Ưu tiên sử dụng nguồn khí trong nước; chú trọng phát triển nhanh nhiệt điện khí sử  
dụng LNG;  
Công nghiệp điện và  
năng lượng tái tạo  
Nghiên cứu, tham gia phát triển điện gió ngoài khơi, tham gia vào các lĩnh vực năng  
lượng tái tạo khác (gió, mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo liên quan đến biển)  
theo khả năng và thế mạnh cho phép.  
động trên 4 lĩnh vực: i) Thăm dò, khai thác, bao gồm cả  
dịch vụ kỹ thuật cao vì các dịch vụ này chủ yếu phục vụ  
cho hoạt động thượng nguồn; ii) Chế biến và kinh doanh  
sản phẩm dầu khí, bao gồm cả sản xuất và kinh doanh  
nhiên liệu sinh học, hydro, tái chế CO2; iii) Công nghiệp  
khí, tập trung phát triển hạ tầng nhập khẩu và kinh doanh  
khí; và iv) Công nghiệp điện và năng lượng tái tạo, tập  
trung vào điện gió, mặt trời và các nguồn năng lượng tái  
tạo liên quan đến biển [6]. Cụ thể các định hướng cơ bản  
cho từng lĩnh vực được trình bày trong Bảng 1.  
trung vào đầu tư và kiểm soát hạ tầng mang tính an ninh  
cho toàn hệ thống. Trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh  
doanh, PVN chỉ nên đóng vai trò đầu tư tài chính và hỗ trợ  
nghiên cứu, phát triển thị trường, đào tạo và cung cấp hạ  
tầng công nghệ dùng chung.  
Do PVN còn có vai trò, trách nhiệm trong quản lý  
Nhà nước về thăm dò, khai thác dầu khí, nên quá trình  
tái cơ cấu cần song song với việc tách khối chức năng này  
ra khỏi hoạt động sản xuất, kinh doanh của PVN. Về lý  
thuyết, khối chức năng này trực thuộc Bộ Công Thương.  
Trong giai đoạn chuyển đổi có thể tạm thời ở PVN, nhưng  
cần minh bạch các nguyên tắc cơ bản để tránh xung đột  
lợi ích với những doanh nghiệp của các thành phần kinh  
tế tham gia thị trường.  
Mở cửa thị trường năng lượng sẽ tạo điều kiện huy  
động mọi nguồn lực trong và ngoài nước tham gia. Công  
tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước sẽ mạnh mẽ hơn,  
đi vào thực chất hơn, số lượng các doanh nghiệp nhân và  
đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí sẽ tăng  
lên. Mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng cao.  
Trong số các giải pháp để thực hiện các định hướng  
chiến lược, có thể kể đến chương trình chuyển đổi số  
cho công nghiệp dầu khí, hướng tới có những mỏ, giàn  
khoan, nhà máy, đường ống thông minh… trên toàn bộ  
hạ tầng năng lượng dầu khí. Một giải pháp quan trọng  
nữa cần được thực hiện là áp dụng các mô hình và thông  
Đón đầu xu thế này, ngành Dầu khí cần tái cơ cấu theo  
hướng tăng cường xã hội hóa đầu tư cho năng lượng và  
nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất  
kinh doanh. Doanh nghiệp Nhà nước, như PVN, chỉ tập  
DẦU KHÍ - SỐ 7/2020  
17  
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG  
lệ quản trị tiên tiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh  
của các đơn vị trong ngành. Để làm được điều đó, cần  
đổi mới tích cực hệ thống quản trị theo các tiêu chuẩn  
và thông lệ tốt mà Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế  
(OECD) khuyến cáo, tách bạch chức năng của Hội đồng  
Quản trị/Hội đồng Thành viên (HĐQT/HĐTV) với chức  
trách của Bộ máy điều hành, củng cố bộ máy giúp việc để  
HĐQT/HĐTV hoàn thành tốt chức năng thiết lập hệ thống  
và giám sát thực hiện.  
[2] Nguyễn Hồng Minh, “Dầu khí Việt Nam trước  
thách thức chưa từng có trong lịch sử, Tạp chí Năng lượng  
Việt Nam, 20/12/2017.  
[3] BP, BP statistical review of world energy 2020,  
dam/bp/business-sites/en/global/corporate/pdfs/  
energy-economics/statistical-review/bp-stats-review-  
2020-full-report.pdf.  
[4] Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt  
Nam, “Nghị quyết của Bộ Chính trị về định hướng Chiến  
lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến  
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 55-NQ/  
TW, 11/2/2020.  
4. Kết luận  
Việc triển khai Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính  
trị sẽ thông qua các quyết sách của Chính phủ, khởi đầu là  
việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển  
các ngành năng lượng khác nhau, trong đó có dầu khí.  
[5] Trịnh Xuân Cường và nnk, “Thách thức và cơ hội  
phát triển năng lượng dầu khí truyền thống và phi truyền  
thống ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Bảo đảm  
an ninh năng lượng Quốc gia: Vai trò của ngành Dầu khí,  
tr. 131 - 145, 7/2019.  
Trong số các giải pháp, việc hoàn thiện thể chế kinh tế  
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho công nghiệp  
dầu khí được coi là điều kiện cần cho thực hiện chiến lược.  
Hành lang pháp lý cần khuyến khích hơn nữa đầu tư nước  
ngoài, tách bạch chức năng quản lý Nhà nước với kinh  
doanh, giảm thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin - cho,  
trao quyền tự chủ hơn nữa cho sản xuất kinh doanh, luật  
hóa các nguyên tắc điều hành thị trường…  
[6] Nguyễn Hồng Minh, “Nghị quyết 55 và cơ hội  
phát triển cho Dầu khí Việt Nam, Tạp chí Năng lượng Mới,  
6/3/2020.  
[7] Nguyễn Hồng Minh, “Những vấn đề cần ưu tiên  
trong “Chiến lược phát triển năng lượng” [Kỳ 9]: Hoàn  
thiện thể chế cho ngành Dầu khí Việt Nam theo quan  
điểm Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, Tạp chí Năng lượng  
Việt Nam, 19/3/2020.  
Tài liệu tham khảo  
[1] Nguyễn Hồng Minh, “Hoàn thiện thể chế để  
ngành Dầu khí Việt Nam tiếp tục phát triển, Tạp chí Năng  
lượng Việt Nam, 12/6/2018.  
RESOLUTION NO. 55-NQ/TW AND STRATEGIC DIRECTIONS FOR  
VIETNAM OIL AND GAS INDUSTRY  
Nguyen Hong Minh  
Vietnam Petroleum Institute  
Email: nguyenhongminh@vpi.pvn.vn  
Summary  
On 11 February 2020, the Politburo issued Resolution No. 55-NQ/TW on the orientation of Vietnam's national energy development  
strategy to 2030, with a vision to 2045. On the basis of analysing the current worldwide trends and thoroughly grasping the views and strategic  
orientations important to the national energy development, the author proposes some solutions to implement the strategic orientation for  
the Vietnam oil and gas industry.  
Key words: Resolution No. 55-NQ/TW, strategy, energy, oil and gas.  
DẦU KHÍ - SỐ 7/2020  
18  
pdf 5 trang yennguyen 16/04/2022 1360
Bạn đang xem tài liệu "Nghị quyết số 55-NQ/TW và định hướng chiến lược đối với ngành dầu khí Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfnghi_quyet_so_55_nqtw_va_dinh_huong_chien_luoc_doi_voi_nganh.pdf