Luận văn Quản lý đào tạo kiểm định viên chất lượng dạy nghề theo quan điểm chuẩn hóa

ĐAI HOC QUÔC GIA HA NÔI  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC  
HOÀNG THỊ PHƯƠNG LIÊN  
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO KIỂM ĐỊNH VIÊN CHẤT LƯỢNG  
DẠY NGHỀ THEO QUAN ĐIỂM CHUẨN HÓA  
LUÂN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC  
HÀ NỘI - 2016  
 
ĐAI HOC QUÔC GIA HA NÔI  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC  
HOÀNG THỊ PHƯƠNG LIÊN  
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO KIỂM ĐỊNH VIÊN CHẤT LƯỢNG  
DẠY NGHỀ THEO QUAN ĐIỂM CHUẨN HÓA  
LUÂN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC  
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục  
Mã số: 60 14 01 14  
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Khánh Đức  
HÀ NỘI - 2016  
LỜI CẢM ƠN  
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu tại lớp Cao học Quản  
lý Giáo dục trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội và công tác tại  
Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề - Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động –  
Thương binh và Xã hội của tác giả.  
Với tình cảm chân thành nhất, xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Trần  
Khánh Đức, người Thầy đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn khoa học, đưa ra  
những định hướng để tác giả hoàn thành luận văn này.  
Xin trân trọng cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trường Đại học  
Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy để tác giả hoàn thành  
chương trình học tập.  
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc Lãnh đạo và toàn thể cán bộ Cục Kiểm  
định chất lượng dạy nghề đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cũng như gia  
đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tác giả học tập, nghiên cứu để hoàn  
thành luận văn.  
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nhưng do thời gian  
có hạn và khả năng nghiên cứu còn hạn chế, chắc chắn luận văn không tránh  
khỏi thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy, cô giáo và  
những ý kiến góp ý của các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.  
Xin chân thành cảm ơn!  
Hà Nội, tháng 12 năm 2016  
Tác giả  
Hoàng Thị Phương Liên  
i
 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT  
AACCUP  
: Accrediting Agency of Chartered Colleges and  
Universities in the Philippines  
Bộ LĐTBXH : Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội  
CQAIE  
CSDN  
HEQC  
KĐCLDN  
KĐV  
: Center for Quality Assurance in International Education  
: Cơ sở dạy nghề  
: Higher Education Quality Committee  
: Kiểm định chất lượng dạy nghề  
: Kiểm định viên  
Nxb  
: Nhà xuất bản  
TCDN  
PAASCU  
: Tổng cục Dạy nghề  
: Philippines Accrediting Association of Schools, Colleges  
and Universities  
PACUCOA  
: Philippines Association of Colleges and Universities  
Commission on Accreditation  
QPPL  
: Quy phạm pháp luật  
ii  
MỤC LỤC  
iii  
iv  
v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ  
Tên các sơ đồ, biểu đồ  
STT  
Trang  
12  
Sơ đồ 1.1: Quan hệ các chức năng quản lý  
Cơ cấu tổ chức hiện tại của Cục Kiểm định chất lượng  
Sơ đồ 2.1:  
Sơ đồ 2.2:  
39  
dạy nghề  
Quy trình quản lý đào tạo kiểm định viên chất lượng  
61  
dạy nghề theo ISO-9001  
Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp  
82  
Cơ cấu kiểm định viên chất lượng dạy nghề theo các  
Biểu đồ 2.1:  
Biểu đồ 2.2:  
44  
loại hình đơn vị đến hết tháng 12/2015  
Cơ cấu kiểm định viên chất lượng dạy nghề theo vùng  
đến hết tháng 12/2015  
45  
DANH MỤC CÁC BẢNG  
vii  
   
STT  
Tên các bảng  
Trang  
Tổng hợp kết quả đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề đến  
hết tháng 12/ 2015  
Bảng 2.1:  
43  
Kết quả đánh giá về việc kế hoạch đào tạo KĐV chất  
lượng dạy nghề bám sát nhu cầu của các đơn vị  
Bảng 2.2:  
49  
51  
Kết quả đánh giá về sự đáp ứng của chương trình đào tạo  
Bảng 2.3: trong việc việc hình thành tiêu chuẩn KĐV chất lượng dạy  
nghề đối với người học  
Kết quả học viên, cán bộ quản lý, chuyên gia đánh giá về  
hoạt động giảng dạy của giáo viên  
Bảng 2.4:  
55  
55  
56  
57  
59  
60  
84  
Bảng 2.5: Kết quả tự đánh giá về hoạt động giảng dạy của giáo viên  
Kết quả giáo viên viên, cán bộ quản lý, chuyên gia, lãnh  
Bảng 2.6:  
đạo cử đi học đánh giá về hoạt học tập của học viên  
Bảng 2.7: Kết quả tự đánh giá về hoạt động học tập của học viên  
Kết quả đánh giá về công tác quản lý việc kiểm tra, đánh  
Bảng 2.8:  
giá đối với kết quả học tập của học viên  
Kết quả đánh giá về hình thức, nội dung kiểm tra, đánh giá  
Bảng 2.9:  
đối với kết quả học tập của học viên  
Tổng hợp kết quả khảo nghiệm sự cấp thiết và tính khả thi  
của các biện pháp  
Bảng 3.1:  
viii  
MỞ ĐẦU  
1. Lý do chọn đề tài  
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực là  
một trong những yếu tố quyết định, nâng cao năng lực cạnh tranh và sự thành  
công của mỗi quốc gia. Nguồn nhân lực chất lượng cao phụ thuộc rất nhiều vào  
chất lượng đào tạo.  
Hiện tại, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ở nước ta còn thấp (khoảng 30%  
năm 2009), các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước  
ngoài “khát lao động kỹ thuật” trầm trọng. Theo đánh giá của Ngân hàng thế  
giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 điểm, xếp thứ  
11/12 nước ở Châu Á được tham gia xếp hạng. Việt Nam còn thiếu nhiều  
chuyên gia trình độ cao, thiếu công nhân lành nghề; chỉ số kinh tế tri thức của  
nước ta còn thấp (đạt 3,02 điểm, xếp thứ 102/133 quốc gia được phân loại); lao  
động nông thôn chủ yếu chưa được đào tạo nghề, năng suất lao động thấp. Điều  
này đã làm hạn chế năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực và nền kinh tế.  
Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới, năm 2009 chỉ số năng lực cạnh  
tranh của nguồn nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,39 điểm và năng lực cạnh tranh  
của nền kinh tế giảm 5 bậc, xếp thứ 75/133 nước xếp hạng. Do vậy, chất lượng  
dạy nghề đang đặc biệt thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, các doanh  
nghiệp, cũng như người học và toàn xã hội. Nếu chất lượng nguồn nhân lực  
không được cải thiện thì năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong tiến trình hội  
nhập kinh tế quốc tế sẽ gặp khó khăn lớn.  
Một trong những công cụ hữu hiệu để đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy  
nghề là hệ thống kiểm định chất lượng dạy nghề (KĐCLDN). Chiến lược phát  
triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày  
29/5/2012 nêu rõ: “Nhà nước quản lý chất lượng dạy nghề chung toàn quốc; các  
Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các đơn vị chủ quản, cơ sở dạy nghề  
(CSDN) có trách nhiệm đảm bảo chất lượng dạy nghề trong phạm vi quản lý.  
Thực hiện kiểm định CSDN và kiểm định chương trình. Các CSDN chịu trách  
1
 
nhiệm đảm bảo chất lượng dạy nghề; đảm bảo chuẩn hóa "đầu vào", "đầu ra";  
tự KĐCLDN và chịu sự đánh giá định kỳ của các cơ quan KĐCLDN”.  
Muốn hoàn thành chiến lược trên, hệ thống KĐCLDN cần phải có đội ngũ  
kiểm định viên (KĐV) mạnh cả về số lượng và chất lượng. KĐV chính là “sứ  
giả”, là cầu nối giữa các cơ sở dạy nghề và cơ quan quản lý nhà nước. Một mặt,  
KĐV giúp các CSDN tự đánh giá và hoàn thiện các điều kiện bảo đảm chất  
lượng; mặt khác, họ giúp cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề đánh giá về  
chất lượng đào tạo nghề hiện tại của các cơ sở, qua đó công bố với xã hội về  
thực trạng chất lượng của CSDN để người học và xã hội biết được thực trạng  
chất lượng đào tạo tại các cơ sở để quyết định lựa chọn và giám sát.  
Tuy nhiên, mạng lưới CSDN cũng như quy mô đào tạo nghề tăng nhanh so  
với đội ngũ KĐV. Theo thống kê của Cục KĐCLDN, số lượng CSDN (bao gồm  
cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề) gấp khoảng 1,6 lần số  
lượng KĐV. Xét ở một mức độ nào đó, hoạt động đào tạo KĐV chất lượng dạy  
nghề vẫn chưa thực sự được quan tâm. Một trong những nguyên nhân quan  
trọng là do đội ngũ KĐV chất lượng dạy nghề ở Việt Nam vẫn còn ở trong giai  
đoạn đầu phát triển, khẳng định mình. Các đơn vị chưa thực sự coi trọng việc  
cử cán bộ tham dự các lớp đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề do Cục KĐCLDN  
tổ chức. Trong khi đó, rất ít có nghiên cứu nào đánh giá chuyên sâu thực trạng  
công tác quản lý đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề cũng như có những giải  
pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng việc quản lý hoạt động này.  
Xuất phát từ thực tế nêu trên cùng với những kiến thức đã học được trong  
khóa học cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục học 2014 – 2016 tại trường  
Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội và mong muốn chất lượng đào tạo  
KĐV chất lượng dạy nghề thực sự đạt hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển của  
công tác KĐCLDN, với tư cách là một cán bộ của Cục KĐCLDN thuộc Tổng  
cục Dạy nghề (TCDN) - cơ quan trực tiếp đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề,  
tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý đào tạo kiểm định viên chất lượng dạy nghề theo  
quan điểm chuẩn hóa” để nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ của mình.  
2
2. Mục đích nghiên cứu  
Xây dựng luận cứ khoa học và đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo KĐV  
chất lượng dạy nghề theo quan điểm chuẩn hóa, góp phần bảo đảm chất lượng  
đào tạo đội ngũ KĐV chất lượng dạy nghề.  
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu  
3.1. Đối tượng nghiên cứu  
Quản lý đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề theo quan điểm chuẩn hóa.  
3.2. Khách thể nghiên cứu  
Hoạt động đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề.  
4. Phạm vi nghiên cứu  
Do điều kiện hạn chế nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động quản  
lý đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề của Cục KĐCLDN giai đoạn 2011 – 2015.  
5. Câu hỏi nghiên cứu  
- Hoạt động đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề theo tiêu chuẩn KĐV đã và  
đang có những khó khăn và hạn chế nào? Nguyên nhân của các hạn chế đó?  
- Công tác quản lý đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề cần dựa trên cơ sở  
khoa học nào để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa?  
- Cần những biện pháp quản lý đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề nào để  
đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ KĐV chất lượng dạy nghề?  
6. Giả thuyết nghiên cứu  
Công tác quản lý đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề đã và đang được thực  
hiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Nếu áp dụng đồng bộ các biện pháp  
quản lý đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề dựa trên chức năng - mục tiêu quản  
lý và theo quan điểm chuẩn hóa, phù hợp với bối cảnh hiện tại sẽ góp phần bảo  
đảm chất lượng đào tạo KĐCLDN, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ KĐV  
chất lượng dạy nghề.  
3
7. Nhiệm vụ nghiên cứu  
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra như trên, đề tài sẽ tập trung vào  
các nhiệm vụ sau:  
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đào tạo KĐV chất lượng theo quan  
điểm chuẩn hóa.  
- Khảo sát thực trạng công tác quản lý đào tạo KĐV của Cục KĐCLDN  
giai đoạn 2011 – 2015.  
- Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng, nguyên nhân, đề xuất một số  
biện pháp quản lý đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề theo quan điểm chuẩn hóa.  
8. Phương pháp nghiên cứu  
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận  
Nhóm phương pháp này sử dụng các phương pháp cụ thể sau: phương  
pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống hoá lý thuyết  
trên cơ sở thu thập các tài liệu liên quan đến hoạt động kiểm định chất lượng  
nói chung và hoạt động đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề nói riêng của Việt  
Nam cũng như trên thế giới; phân tích, phân loại, xác định các khái niệm cơ  
bản; đọc sách, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan để hình thành  
cơ sở lý luận cho đề tài.  
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn  
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: chuẩn bị phiếu hỏi, điều tra gồm  
các câu hỏi đóng/mở về công tác quản lý quản lý đào tạo KĐV chất lượng dạy  
nghề. Đối tượng điều tra là các cá nhân, đơn vị có liên quan, bao gồm:  
+ Giáo viên.  
+ Học viên.  
+ Cán bộ quản lý nhà nước, chuyên gia về đào tạo KĐCLDN.  
+ Lãnh đạo các đơn vị cử cán bộ tham dự chương trình đào tạo KĐV chất  
lượng dạy nghề.  
4
- Phương pháp phỏng vấn: Kỹ thuật nghiên cứu này nhằm thu thập những  
thông tin sâu về một số vấn đề cốt lõi của đề tài. Nhóm đối tượng phỏng vấn sẽ  
hạn chế hơn và tập trung vào các đối tượng sau:  
+ Cán bộ quản lý đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề.  
+ Chuyên gia trong lĩnh vực ban hành chính sách, quy định nhằm quản lý  
đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề.  
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý: từ những kinh nghiệm, kiến  
thức về hoạt động quản lý để đưa ra tổng kết kinh nghiệm.  
9. Ý nghĩa khoa của đề tài  
9.1. Ý nghĩa lý luận  
Góp phần ứng dụng và phát triển cơ sở lý luận quản lý đào tạo KĐV chất  
lượng dạy nghề theo hướng chuẩn hóa.  
9.2. Ý nghĩa thực tiễn  
- Làm rõ thực trạng quản lý đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề của Cục  
KĐCLDN trong giai đoạn 2011 - 2015.  
- Đề xuất được một số biện pháp quản lý đào tạo KĐV chất lượng dạy  
nghề của Cục KĐCLDN theo quan điểm chuẩn hóa.  
10. Cấu trúc của luận văn  
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được  
trình bày theo 3 chương:  
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề  
theo quan điểm chuẩn hóa.  
- Chương 2: Thực trạng quản lý đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề.  
- Chương 3: Một số biện pháp quản lý đào tạo KĐV chất lượng dạy nghề  
theo quan điểm chuẩn hóa.  
5
 
CHƯƠNG 1:  
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO KIỂM ĐỊNH VIÊN  
CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ THEO QUAN ĐIỂM CHUẨN HÓA  
1.1. Tổng quan nghiên cứu về quản lý đào tạo kiểm định viên chất  
lượng dạy nghề theo quan điểm chuẩn hóa  
Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện nay là một trong những yếu tố góp  
phấn đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhiều nước trên thế giới đang có những  
chính sách quản lý đội ngũ giáo viên. Hoa kỳ là nước chú trọng đào tạo, bồi  
dưỡng giáo viên, cải cách “mục tiêu 2000” về căn bản là cải cách về chuẩn.  
Phần Lan với chính sách đào tạo tất cả giáo viên trong hệ thống giáo dục toàn  
diện tối thiểu phải tốt nghiệp từ thạc sỹ trở lên. Từ các nước trên thế giới, nhìn  
lại ở Việt Nam đã có công trình khoa học nào nghiên cứu về quản lý đội ngũ cán  
bộ, giáo viên theo hướng chuẩn hóa.  
Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu khoa học giáo dục Việt Nam đã quan tâm  
đến vấn đề này. Các tác giả Bùi Minh Hiền – Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo  
cho rằng để xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên trong một nhà trường phải  
chú ý đến các yêu cầu: đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng và đồng bộ về  
cơ cấu. Nhóm tác giả đã phân tích các chức năng quản lý trong phát triển đội  
ngũ giáo viên từ việc lập kế hoạch – tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra phải đảm bảo  
các vấn đề về số lượng, chất lượng và cơ cấu, trong đó tác giả phân tích sâu nội  
dung về chất lượng và chất lượng giáo dục. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu  
trong thực tiễn quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông hiện nay [7].  
Trong những năm gần đây, nhiều tác giả cũng chọn vấn đề quản lý đội ngũ giáo  
viên theo hướng chuẩn hóa để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ của  
mình. Lê Khánh Tuấn trong “Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung  
học cơ sở trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã xác định  
giáo viên là yếu tố cơ bản, là “tế bào” của đội ngũ. Tác giả đặt ra yêu cầu đối  
với người giáo viên là phải được chuẩn hóa, hiện đại hóa để đạt các tiêu chuẩn  
về cá nhân. Trong phát triển đội ngũ phải đảm bảo tính xã hội hóa là cần có sự  
6
 
tham gia của các lực lượng xã hội vào công tác bồi dưỡng, đào tạo giáo viên;  
đồng thời phải đảm bảo tính dân chủ hóa để phát huy trí tuệ của mỗi cá nhân  
trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự tu dưỡng để phát triển cá nhân [20, tr.6].  
Với đề tài “Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường Trung học phổ  
thông huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định theo quan điểm chuẩn hóa”, tác giả Vũ  
Thế Hưng cho rằng “nhất thiết phải xây dựng đội ngũ giáo viên trung học phổ  
thông đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về  
trình độ” [9, tr.3]. Đồng quan điểm với tác giả Vũ Thế Hưng, tác giả Nguyễn  
Thị Thủy cũng đặt sự quan tâm vào vấn đề “Quản lý đội ngũ giáo viên trường  
trung học phổ thông Trần Nhân Tông – Hà Nội theo hướng chuẩn hóa”. Theo  
tác giả Nguyễn Thị Thủy, việc “vận dụng chuẩn nghề nghiệp trong quản lý đội  
ngũ giáo viên vừa là yêu cầu, vừa là biện pháp quan trọng trong việc chuẩn hóa,  
nâng cao năng lực đội ngũ của nhà trường” [16, tr.2]. Ngoài ra còn rất nhiều  
công trình nghiên cứu khác về vấn đề quản lý đội ngũ giáo viên theo bậc học,  
ngành học và vùng miền khác nhau. Các công trình nghiên cứu này góp phần  
không nhỏ trong việc nâng cao tính khoa học, hiệu quả của công tác quản lý  
theo hướng chuẩn hóa, từ đó phát huy năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản  
lý của nhà trường.  
Xét dưới góc độ dạy nghề, cũng đã có một số công trình nghiên cứu được  
công bố như: Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực của  
tác giả Trần Khánh Đức (Nxb Giáo dục, Hà Nội – 2002) tập hợp các bài báo  
khoa học của tác giả về cơ sở lý luận và phương pháp luận phát triển hệ thống  
giáo dục nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực; hoặc sách chuyên khảo về  
“Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO&TQM” (2004)  
của cùng tác giả có đi sâu về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.  
Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực  
cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án Tiến sĩ của tác giả Phan  
Chính Thức (Đại học Sư phạm Hà Nội – 2003) đi sâu nghiên cứu, đề xuất  
những khái niệm, cơ sở lý luận mới về đào tạo nghề, về lịch sử đào tạo nghề và  
giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự  
7
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong lĩnh vực KĐCL cũng có  
không ít nghiên cứu, tiêu biểu như Nguyễn Đức Chính (Kiểm định chất lượng  
trong giáo dục đại học - 2002), Trần Khánh Đức, Ngô Doãn Đãi, Phạm Xuân  
Thanh, Lê Vinh Danh, Nguyễn Hữu Châu… nhưng chủ yếu là nghiên cứu tổng  
quan về lĩnh vực KĐCL trong giáo dục đại học, hoặc những nghiên cứu chỉ mới  
đi vào phân tích các tiêu chí, tiêu chuẩn KĐCL; đánh giá công tác tự kiểm định  
của một cơ sở đào tạo cụ thể. Công tác đào tạo đội ngũ KĐV chất lượng dạy  
nghề mới được triển khai trong vài năm gần đây cho nên vấn đề nghiên cứu  
quản lý đào tạo đội ngũ KĐV chất lượng dạy nghề theo quan điểm chuẩn hóa là  
vấn đề mới và chưa có các nghiên cứu chuyên sâu.  
1.2. Một số khái niệm cơ bản  
1.2.1. Quản lý và các chức năng cơ bản của quản lý  
1.2.1.1. Khái niệm quản lý  
Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ rất sớm, tồn tại và phát triển  
cùng với xã hội loài người cho tới ngày nay.  
Các nhà lý luận quản lý quốc tế có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý.  
Với Frederick Winslow Taylor (1856 - 1915) - cha đẻ của thuyết quản lý khoa  
học, người đã rất thành công trong quản lý sản xuất thì “quản lý là khoa học  
đồng thời là một nghệ thuật thúc đẩy xã hội phát triển”. Taylor cho rằng: “Quản  
lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được  
rằng học đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [3, tr.28 - 29].  
M.T.Follet (1868-1933) cho rằng “quản lý là nghệ thuật khiến cho công  
việc được thực hiện thông qua người khác”. Theo bà trong công việc quản lý cần  
chú trọng tiếp xúc trực tiếp với người lao động với toàn bộ đời sống tâm lý và xã  
hội của họ [3, tr.39 - 40].  
Henry Fayol (1841 - 1925) là người đầu tiên phân biệt hoạt động quản lý  
thành 05 chức năng cơ bản: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức  
bằng cách vận dụng các hoạt động: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và  
8
   
kiểm tra”. Ông còn khẳng định khi con người lao động hợp tác thì điều tối quan  
trọng là họ cần phải xác định rõ công việc mà họ phải hoàn thành và các nhiệm  
vụ của mỗi cá nhân phải là mắt lưới dệt mục tiêu của tổ chức [3, tr.31].  
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng có những định nghĩa khác nhau về  
thuật ngữ quản lý.  
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những  
yêu cầu nhất định. Là tổ chức và điều hành các hoạt động theo những yêu cầu  
nhất định” [19, tr.772].  
Theo nhóm tác giả Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì định nghĩa  
kinh điển nhất về quản lý là “quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách  
vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo),  
và kiểm tra” [3, tr.9].  
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, thuật ngữ “quản lý” (Tiếng Việt gốc Hán) lột  
tả được bản chất của hoạt động này trong thực tiễn, nó bao gồm hai quá trình  
tích hợp vào nhau, gắn kết với nhau. Quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn,  
duy trì hệ ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi  
mới hệ, đưa hệ vào thế “phát triển”. Quản lý là ổn định và phát triển hệ thống.  
Người quản lý phải luôn xác định và phối hợp tốt, sao cho trong “quản” phải có  
“lý” và trong “lý” phải có “quản”, làm cho trạng thái của hệ thống quản lý luôn  
được ở trạng thái “cân bằng động” [16, tr.8].  
Trần Khánh Đức, người đã có nhiều năm nghiên cứu về giáo dục nói chung  
và giáo dục nghề nghiệp nói riêng cho rằng: “Quản lý là một hoạt động có chủ  
đích, được tiến hành bởi một chủ thể quản lí nhằm tác động lên khách thể quản  
lí để thực hiện những mục tiêu xác định của công tác quản lý” [5, tr.1].  
Tuy mỗi quan niệm trên nhấn mạnh mặt này hay mặt khác của quản lý  
nhưng đều có chung điểm thống nhất: xác định quản lý là một quá trình tác  
động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý lên khách thể  
quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức đã đề ra. Trong đó, chủ thể quản lý  
có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức. Khách thể quản lý là những  
9
con người cụ thể và sự hình thành tự nhiên các quan hệ giữa những con người,  
giữa các nhóm người khác nhau; là các nhiệm vụ cần giải quyết để tổ chức thực  
hiện sứ mạng của mình.  
1.2.1.2. Các chức năng cơ bản quản lý  
Theo quan điểm quản lý hiện đại có bốn chức năng cơ bản đó là: kế hoạch  
hóa, tổ chức, chỉ đạo – lãnh đạo, kiểm tra.  
a. Chức năng kế hoạch hóa  
Kế hoạch hóa là một chức năng cơ bản của quản lý. Công tác kế hoạch  
phải luôn đi trước một bước so với quá trình tổ chức và thực hiện nhiệm vụ. Kế  
hoạch càng chặt chẽ, khoa học và sát với tình hình thực tiễn thì quá trình tổ  
chức thực hiện càng thuận lợi và hiệu quả bấy nhiêu.  
Kế hoạch phải xác định được các vấn đề như nhận dạng và phân tích tình  
hình, bối cảnh; dự báo các khả năng; lựa chọn và xác định các mục tiêu, mục  
đích và hoạch định con đường, cách thức, biện pháp để đạt được mục tiêu, mục  
đích của cả quá trình.  
Có ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa, đó là:  
- Xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức.  
- Xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn  
lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu.  
- Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục  
tiêu đó.  
b. Chức năng tổ chức  
Chức năng tổ chức là quá trình chuyển hóa những ý tưởng khá trừu tượng  
trong kế hoạch thực hiện. Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức là quá trình  
hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong  
một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được  
mục tiêu tổng thể của tổ chức.  
10  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 128 trang yennguyen 02/04/2022 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quản lý đào tạo kiểm định viên chất lượng dạy nghề theo quan điểm chuẩn hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfluan_van_quan_ly_dao_tao_kiem_dinh_vien_chat_luong_day_nghe.pdf