Khóa luận Khảo sát những điểm mới và đánh giá mức độ nhận thức về Luật dược 2016 của các nhân viên dược trên địa bàn thành phố Cần Thơ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ  
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG  
KHÓA LUN TT NGHIỆP ĐẠI HC  
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC HC  
MÃ S: 52720401  
KHO SÁT NHỮNG ĐIỂM MI VÀ ĐÁNH GIÁ  
MỨC ĐỘ NHN THC VLUẬT DƯỢC 2016  
CỦA CÁC NHÂN VIÊN DƯỢC TRÊN  
ĐỊA BÀN THÀNH PHCẦN THƠ  
Sinh viên thc hin  
TRN MINH  
Cán bộ hướng dn  
Ths. TRN QUANG TRÍ  
Ds: LƯU HOÀNG MINH KHOA  
MSSV: 12D720401128  
LỚP: ĐẠI HỌC DƯỢC 7B  
Cần Thơ, 2017  
 
LI CẢM ƠN  
Trên thc tế, không có sthành công nào không gn lin vi sự giúp đỡ dù ít hay  
nhiu, dù trc tiếp hay gián tiếp tcác cá nhân, tchức. Để hoàn thành tt luận văn  
này, vi lòng tri ân chân thành nht, tôi xin gi li cảm ơn sâu sắc nhất đến:  
Ban Hội đồng qun tr, Ban Giám hiu, quý thầy cô Trường Đại học Tây Đô nói  
chung và quý thầy cô Khoa Dược – Điều dưỡng nói riêng đã tạo mọi điều kin tt  
nhất giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này trong thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin được  
gi li cảm ơn đến thy Trn Quang Trí và thy Lưu Hoàng Minh Khoa đã quan tâm  
và hướng dn tôi tận tình để hoàn thin luận văn này.  
Vi kiến thc và kinh nghim ca mt sinh viên, luận văn này sẽ không tránh khi  
nhiu thiếu sót. Tôi rt mong nhận được nhiu schbo, đóng góp ý kiến ca các  
thầy cô để tôi có điều kin bsung, nâng cao kiến thc ca mình, phc vtốt hơn  
cho công tác sau này.  
Sau cùng, tôi xin được gửi đến Ban Hội đồng qun tr, Ban Giám hiu, quý thy  
cô li chúc tht nhiu sc khe, niềm tin để tiếp tc smệnh ươm mầm kiến thc cho  
thế hmai sau.  
Tôi xin chân thành cảm ơn!  
i
LỜI CAM ĐOAN  
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lp ca riêng tôi. Các  
sliu sdụng phân tích đều có ngun gc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy  
định. Các kết qunghiên cu trong lun án do tôi ttìm hiu, phân tích mt cách  
trung thc khách quan và phù hp vi thc tin ca Vit Nam. Các kết quả này chưa  
từng được công btrong bt knghiên cu nào khác.  
Sinh viên nghiên cu  
Trn Minh  
ii  
 
TÓM TT LUẬN VĂN  
Vi mc tiêu nghiên cu những điểm mi ca Luật Dược 2016 và đánh giá mức  
độ nhn thc Luật Dược 2016 của các dược sĩ trên địa bàn thành phCần Thơ. Đề  
tài nghiên cu: Kho sát những điểm mới và đánh giá mức độ nhn thc vlut  
dược 2016 ca các nhân viên dược trên địa bàn thành phCần Thơ” được thc  
hin ttháng 01/2016 đến tháng 4/2017 vi kết cấu như sau:  
1. Mục đích nghiên cứu:  
Kho sát những điểm mi ca Luật Dược 2016, tìm hiu tình hình và đánh giá  
mức độ nhn thc Luật Dược 2016 ca các nhân viên dược trên địa bàn thành phố  
Cần Thơ. Từ đó, đưa ra mt skết luận và đề xut gii pháp ci thin.  
2. Đối tượng và phm vi nghiên cu:  
Các nhân viên dược trên đa bàn thành phCần Thơ.  
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:  
3.1. Cơ sở lý lun:  
Đề tài nghiên cu dựa trên cơ sở các văn bản quy phm pháp lut, các nghquyết,  
thông tư hướng dn thi hành Luật Dược ti Vit Nam.  
3.2. Phương pháp nghiên cứu:  
Luận văn được thc hiện trên cơ sở phân tích quy định của văn bản quy phm  
pháp luật và phương pháp nghiên cứu mô tcắt ngang để đánh giá kết qukho sát.  
4. Đóng góp ca luận văn:  
Đánh giá được mức độ nhn thc vLuật Dược 2016 ca các nhân viên dược ti  
thành phCần Thơ;  
Làm tài liu tham kho cho vic nghiên cu, hc tp.  
iii  
 
MC LC  
iv  
 
v
DANH MC BNG  
vii  
 
CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU  
1.1. Lý do chọn đề tài (Tính cp thiết ca đề tài)  
“Sức khe là vn quý nht của con người” [6]. Nghề dược và các hoạt động liên quan  
đến nghề dược có vai trò to lớn trong đời sng xã hội, nó tác động trc tiếp đến sc khe  
và tính mạng con người. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến hot  
động chăm sóc sức khe nhân dân và không ngng ban hành nhiều văn bản pháp lut  
điều chnh các hoạt động này, trong đó có việc đầu tư phát triển phát trin nguồn dược  
liu và qun lý hành chính các hoạt động dược. Ngành dược lần đầu tiên được khng  
định tm quan trọng và điều chnh trong lut riêng Luật Dược 2005. Tuy ngành dược  
có văn bản điều chnh chính thức hơn 10 năm nay, nhưng đa số các đối tượng được lut  
điều chỉnh còn mơ hồ, chưa nhận thc rõ vstn ti và tm quan trng ca luật dược  
trong đời sng xã hội cũng như hoạt động sn xut kinh doanh. Bên cạnh đó, Lut  
Dược 2005 cũng phát sinh mt svấn đề hn chế chưa giải quyết tt nhu cu thc tin.  
Cho đến thời điểm này, Quc hội Khóa XIII đã thông qua Luật Dược 2016 để phù hp  
vi tình hình xã hội trong giai đoạn mi.  
Trước tình hình Luật Dược 2016 mới được ban hành phát sinh hiu lc vào ngày  
01/01/2017, nhưng chưa có hệ thống văn bản hướng dn thi hành Luật Dược 2016, đề  
tài nghiên cu Kho sát những điểm mới và đánh giá mức độ nhn thc vluật dược  
2016 trên địa bàn thành phcần thơ” được thc hin vi hy vọng đóng góp mt tri thc  
mi cho xã hi, góp phn nâng cao nhn thc ca mọi ngưi về ngành dược, đặc bit là  
ý thc ca những người hoạt động trong lĩnh vực dược.  
1.2. Tình hình nghiên cu  
Lut Dược 2016 được thông qua scó hiu lc áp dụng vào ngày 01/01/2017 nhưng  
chưa có các văn bản hướng dn thi hành. Hin ti nhng bài viết liên quan đến Lut  
Dược 2016 chdng li mc truyn ti thông tin khái quát vLuật Dược mới, chưa  
có nhng bài nghiên cu khoa hc vvấn đnày.  
1.3. Mc tiêu nghiên cu  
Trên cơ sở phân tích cơ slý luận, so sánh đối chiếu những quy định ca Luật Dưc  
cũ 2005 so với Luật Dưc mới 2016, đồng thi kho sát nhn thc ca những đối tượng  
được Luật Dược áp dụng và đánh giá tính khả thi ca Luật Dược mới đối với đời sng  
xã hi tại đa bàn thành phCần Thơ nói riêng và nước Vit Nam nói chung.  
1
       
1.4. Phương pháp nghiên cứu  
Luận văn được thc hiện trên cơ sở phân tích quy định của văn bản quy phm pháp  
luật, so sánh đối chiếu với quy định cũ để tìm ra điểm mi. Bên cạnh đó, luận văn sử  
dụng phương pháp nghiên cu mô tct ngang để đánh giá kết qukho sát.  
1.5. Đối tượng nghiên cu và phm vi nghiên cu  
Luận văn nghiên cứu kho sát nhng nhân viên dược trên địa bàn thành phCần Thơ.  
1.6. Kết qunghiên cu  
Vấn đề nghiên cu là mt vấn đề hoàn toàn mới, vì đó là một văn bản pháp lut mi  
được ban hành, chưa có hệ thống văn bản dưới luật hướng dn thi hành. Cho nên, kết  
qunghiên cu phthuc vào kết quả điều tra kho sát.  
2
     
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHO TÀI LIU  
2.1. Lược shình thành Luật Dược và hthống văn bản quy phm pháp lut về  
nghề dược  
2.1.1. Các quan điểm, chủ trương của Đng có liên quan đến dược  
Nghquyết s04-NQ/HNTW ngày 14/01/1993 Hi nghln thứ tư Ban chấp hành  
Trung ương Đảng khóa VII vnhng vấn đề cp bách ca snghiệp chăm sóc và bảo  
vsc khonhân dân [1]. Nghquyết khẳng định:  
“Tổ chc lại ngành dược và trang thiết by tế ở trung ương và địa phương. Củng cố  
ngành dược và trang thiết by tế quc doanh, lp li trt ttrong sn xut, xut nhp  
khẩu và lưu thông phân phối thuc và trang thiết by tế. Ngăn chặn ngun nhp thuc  
bt hp pháp. Nghiêm trbn sn xut và buôn bán thuc gi. Có chính sách bo hộ  
thuc sn xuất trong nước có chất lượng cao. Kiện toàn các cơ sở kim tra chất lượng  
thuc và nghiên cu khoa học dược. Khai thác tiềm năng các thành phần kinh tế trong  
nước và mrng hp tác quc tế, tạo điều kin thun lợi cho nước ngoài đầu tư vốn, kỹ  
thut và công nghtiên tiến để xây dng và phát trin ngành công nghiệp dược và trang  
thiết by tế, đặc bit là công nghip sn xut nguyên liu làm thuốc. Có chính sách ưu  
tiên phát triển dược liu, nht là dược liu quý hiếm”.  
Nghquyết ca Bchính trs46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 [2] vcông  
tác bo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khonhân dân trong tình hình mi nêu rõ:  
1.1-Sc kholà vn quý nht ca mỗi con người và ca toàn xã hi. Bo v, chăm  
sóc và nâng cao sc khonhân dân là hoạt động nhân đạo, trc tiếp bảo đảm ngun  
nhân lc cho snghip xây dng và bo vTquc, là mt trong những chính sách ưu  
tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể  
hin bn cht tốt đp ca chế độ.  
1.2- Đổi mi và hoàn thin hthng y tế theo hướng công bng, hiu quvà phát  
trin, nhm tạo cơ hội thun li cho mọi người dân đưc bo vệ, chăm sóc và nâng cao  
sc khovi chất lượng ngày càng cao, phù hp vi sphát trin kinh tế - xã hi ca  
đất nước.  
1.4- Xã hi hóa các hoạt động chăm sóc sức khe gn với tăng cường đầu tư của Nhà  
nước; thc hin tt vic trợ giúp cho các đối tượng chính sách và người nghèo trong  
chăm sóc và nâng cao sức khỏe”.  
2.1.2. Các văn bn quy phm pháp luật liên quan đến nghề dưc qua các thi kỳ  
Năm 1978, Hội đồng Chính phban hành Nghquyết s200-CP vvic phát trin  
dược liệu trong nước [11]. Đây là văn bản dưới luật đầu tiên thhin squan tâm ca  
Nhà nước đối với lĩnh vực dược, do tình hình đất nước chưa ổn định nên chchú trng  
3
       
đến vấn đề thuc ctruyền và dược liu, không thphát trin thành một văn bản lut  
riêng để quy định cthvà toàn din các hoạt động về dược.  
Sau khi Hiến pháp 1980 được ban hành, năm 1989 Quốc hi ban hành lut Bo vệ  
Sc khe nhân dân trên tinh thần điều 47, Điều 61 và Điều 83 ca Hiến pháp 1980. Lut  
này nhn mnh: “Sức kholà vn quý nht của con người, là mt trong những điều cơ  
bản để con người sng hnh phúc, là mc tiêu và là nhân tquan trng trong vic phát  
trin kinh tế, văn hoá, xã hội và bo vTquốc” [6]. Trong đó, chương VI có liên quan  
đến nghề dược quy định vthuc phòng bnh, cha bệnh (Điều 38, Điều 39 và Điều  
40).  
Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền được hưởng chế độ bo vsc khỏe”  
(khoản 1, Điều 61). Đến năm 2005, Lut Dược đầu tiên của nước Cng hòa xã hi chủ  
nghĩa Việt Nam được Quc hội Khóa XI thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005 [7] căn  
cvào Hiến pháp nước Cng hoà xã hi chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sa  
đổi, bsung theo Nghquyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quc  
hi khóa X, khp th10. Có thể nói, đây là văn bản hoàn thin tt cả các phương diện  
hoạt động trong lĩnh vực dược quy định vvic kinh doanh thuốc; đăng ký, lưu hành  
thuc; sdng thuc; cung ng thuc; thông tin, qung cáo thuc; ththuc trên lâm  
sàng; qun lý thuc gây nghin, thuốc hướng tâm thn, tin cht dùng làm thuc và  
thuc phóng x; tiêu chun chất lượng thuc và kim nghim thuc.  
Quyết định số 122/QĐ-TTg [12] ngày 10 tháng 01 năm 2013, Quyết định Phê duyt  
Chiến lược quc gia bo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 -  
2020, tầm nhìn đến năm 2030 khẳng định:  
“5. Phát triển y dược hc ctruyn  
- Trin khai thc hin có hiu quchính sách quc gia về y dược hc ctruyn và kế  
hoạch hành động vphát triển y, dược ctruyn Việt Nam đến năm 2020; đẩy mnh  
sn xut thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và dược liu. Cng chthng tchức y dược  
ctruyn từ trung ương đến địa phương, phát trin các bnh viện y dược ctruyn ti  
các tnh vi quy mô hp lý; nâng cao chất lượng và hiu quhoạt đng ca các khoa y  
hc ctruyn ti các bnh viện đa khoa tỉnh, huyện; tăng cường hoạt động y hc cổ  
truyn ti các trm y tế.  
- Xây dng quy trình kthuật điều trbằng y dược ctruyền và quy trình điều trkết  
hp y hc ctruyn vi y hc hiện đại đối vi mt schng, bệnh. Ban hành phác đồ  
điều trbằng y dược ctruyền đối vi mt sbệnh mà y dược ctruyn có khả năng  
điều trị đạt kết qutt. Tiêu chun hoá thuc bán thành phm và thuc thành phm y  
hc ctruyền; tăng cường qun lý thị trường thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và dược  
liệu”.  
4
Hiến pháp 2013 tiếp tc khẳng định: Mọi người có quyền được bo vệ, chăm sóc  
sc khỏe, bình đẳng trong vic sdng các dch vy tế và có nghĩa vụ thc hin các  
quy định vphòng bnh, khám bnh, cha bnh(khoản 1, Điu 38). Tsau Hiến pháp  
2013 được ban hành, Quc hi Khóa XIII thông qua luật Dược 2016 ngày 06 tháng 04  
năm 2016 [9] để phù hp vi xu thế mi ca xã hi. Điều 7 luật này quy định chi tiết  
các chính sách của Nhà nước về dược, trong đó một schính sách các khon 1, 2, 3,  
4, 5, 7 và 8 thhin những điểm mi tiến bca lut này:  
1. Bảo đảm cung ứng đ, kp thi thuc có chất lượng, giá hp lý cho nhu cu phòng  
bnh, cha bnh ca Nhân dân, phù hp với cơ cấu bnh tt và yêu cu quc phòng, an  
ninh, phòng, chng dch bnh, khc phc hu quthiên tai, thm ha và thuc hiếm.  
2. Bảo đảm sdng thuc hp lý, an toàn, hiu quả; ưu tiên phát trin hoạt động  
dược lâm sàng và cảnh giác dược.  
3. Ưu đãi đầu tư sản xut thuc, nguyên liu làm thuc, thuc thiết yếu, thuc phòng,  
chng bnh xã hi, vc xin, sinh phm, thuốc dược liu, thuc ctruyn, thuc hiếm;  
ưu đãi nghiên cứu khoa hc vcông nghbào chế, công nghsinh học để sn xut các  
loi thuc mi.  
4. Đối vi thuc mua tngun vốn ngân sách nhà nước, qubo him y tế, ngun  
thu tdch vkhám bnh, cha bnh và các ngun thu hp pháp khác của cơ sở y tế  
công lp thc hiện như sau:  
a) Không chào thu thuc nhp khu thuc danh mc do Bộ trưởng BY tế ban hành  
trên cơ sở nhóm tiêu chí kthut khi thuc sn xuất trong nước đáp ứng yêu cu về điều  
tr, giá thuc và khả năng cung cấp.  
Ưu tiên mua thuốc generic, sinh phẩm tương tự đầu tiên sn xuất trong nước được  
cp giấy đăng ký lưu hành tại Vit Nam; thuốc dược liu, thuc ctruyền được sn xut  
tnguồn dược liệu trong nước; thuc có sdụng dược chất, tá dược, vnang hoc bao  
bì tiếp xúc trc tiếp vi thuốc được sn xut bởi cơ sở trong nước đáp ứng Thc hành  
tt sn xuất; dược liệu tươi; thuốc dược liu, thuc ctruyền được sn xuất trên cơ sở  
nhim vkhoa hc và công nghcp quc gia, cp bhoc cp tnh;  
b) Không chào thầu dược liu nhp khu thuc danh mc do Bộ trưởng BY tế ban  
hành khi dược liệu được nuôi trồng, thu hái trong nước đáp ứng yêu cu về điều trvà  
khả năng cung cp, giá hp lý.  
Chính phủ quy đnh vgiá hp lý tại điểm này;  
c) Ưu tiên mua thuc thuc Danh mc sn phm quc gia.  
5. Tạo điều kin thun li vtrình t, thtc nộp đơn đăng ký lưu hành thuốc generic  
sp hết hn bng sáng chế hoặc độc quyn có liên quan, sinh phẩm tương tự đầu tiên;  
5
ưu tiên về trình t, thtục đăng ký lưu hành, cp phép nhp khu thuc hiếm, vc xin  
đã được Tchc Y tế Thế gii tin thẩm định.  
7. Htr, tạo điu kin phát hin, thử lâm sàng, đăng ký bảo hquyn shu trí tuệ  
có liên quan, đăng ký lưu hành và kế thừa đối vi thuc ctruyn, thuốc dược liu có  
đề tài khoa hc và công nghcp quc gia, cp bhoc cp tỉnh đã được nghim thu;  
tìm kiếm, khai thác, sdụng dược liu mi; xut khẩu dược liu nuôi trng; di thc  
dược liệu; khai thác dược liu thiên nhiên hp lý; nghiên cu, khảo sát, điều tra loài  
dược liu phù hợp để nuôi trng tại địa phương; phát triển các vùng nuôi trồng dược  
liu; hiện đi hóa sn xuất dược liu, thuốc dược liu, thuc ctruyn.  
8. Có chính sách bo vbí mt trong bào chế, chế biến và dliu thnghim lâm  
sàng thuc ctruyền; đãi ngộ hợp lý đối với người hiến tặng cho Nhà nước bài thuc  
ctruyn quý; tạo điều kiện để cp chng chhành nghề y, dược ctruyền cho người  
shu bài thuc gia truyền được BY tế công nhn.  
2.2. Nhng bt cp ca Luật Dược 2005, scn thiết ca vic ban hành Lut  
Dược mi để phù hp tình hình thc tin  
Luật Dược 2005, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số khó khăn,  
vướng mắc do thực tế nảy sinh, do một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn và  
quá trình hội nhập quốc tế, cần phải được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau:  
2.2.1. Về quản lý giá thuốc  
- Luật Dược 2005 quy định việc kê khai và kê khai lại giá thuốc phải “bảo đảm giá  
thuốc không cao hơn giá thuốc tại các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại  
tương tự như Việt Nam”. Trên cơ sở đó, Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8  
năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược 2005 quy  
định: “Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại và các Bộ, ngành liên quan công bố  
cụ thể danh sách các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự Việt  
Nam”. Tuy nhiên, cho đến nay liên Bộ vẫn chưa ban hành được văn bản hướng dẫn nội  
dung này do khó khăn trong việc xác định điều kiện y tế, thương mại của các nước tương  
tự Việt Nam, đồng thời việc tham khảo giá thuốc tại các nước không có ý nghĩa đối với  
những mặt hàng cung ứng cho thị trường Việt Nam nhưng không bán tại các nước tham  
khảo.  
- Quy định “cơ quan nhà nước có thẩm quyền định kỳ công bố giá tối đa đối với các  
loại thuốc do ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế chi trả” (điểm d khoản 2 Điều 5)  
chưa thực hiện được do số lượng thuốc sản xuất, lưu hành tại Việt Nam hiện có khoảng  
hơn 25.000 mặt hàng, với trên 1.500 hoạt chất. Mỗi hoạt chất có rất nhiều chủng loại,  
hàm lượng, quy cách đóng gói, dạng bào chế, nhà sản xuất khác nhau nên việc xác định  
mức giá tối đa cho tất cả các mặt hàng nêu trên là không khả thi. Mặt khác, cơ quan  
6
 
chức năng cũng gặp khó khăn trong việc xác định cơ sở xây dựng giá tối đa vì nếu công  
bố giá tối đa theo giá mặt hàng thuốc thấp nhất thì sẽ không bảo đảm có đủ thuốc cung  
ứng nhưng nếu công bố giá tối đa theo giá mặt hàng thuốc cao nhất thì giá thuốc sẽ tăng  
theo.  
2.2.2. Về thời hạn cấp số đăng ký thuốc  
Điều 35 Luật Dược 2005 quy định “trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày nhận đủ hồ  
sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Y tế cấp số đăng ký thuốc; trường hợp không cấp phải có văn  
bản trả lời và nêu rõ lý do”.  
Tuy nhiên, quy định này không phù hợp với thực tiễn do quy định về thời hạn cấp số  
đăng ký nêu trên được áp dụng chung cho tất cả các loại thuốc đăng ký nên không phù  
hợp với sự khác nhau về mức độ yêu cầu thẩm định hồ sơ giữa thuốc mới và thuốc  
generic. Bên cạnh đó, để có thể thẩm định được đủ ba tiêu chí về tính an toàn, hiệu quả  
và chất lượng của thuốc thì thực tế tại Việt Nam cho thấy hầu hết các thuốc được cấp số  
đăng ký với thời gian trung bình từ 12 tháng, đặc biệt đối với thuốc mới phải tới 18  
tháng hoặc hơn mới được cấp số đăng ký. Mặt khác, theo yêu cầu hội nhập với các nước  
trong khu vực ASEAN, hồ sơ đăng ký thuốc hiện nay cũng phức tạp hơn rất nhiều so  
với thời điểm ban hành Luật Dược 2005. Các nước trên thế giới và các nước trong khối  
ASEAN quy định thời gian cấp số đăng ký thuốc tối đa có thể lên tới 18 tháng. Vì vậy,  
cần thiết phải điều chỉnh lại thời hạn cấp số đăng ký cho phù hợp.  
2..2.3. Về công tác dược lâm sàng  
Tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, công tác dược lâm sàng bao gồm nhiều hoạt  
động: quản lý việc kê đơn hợp lý, giám sát sử dụng thuốc, thông tin thuốc và theo dõi  
phản ứng có hại của thuốc (ADR), bình bệnh án để các thầy thuốc trao đổi và học tập  
lẫn nhau về cách sử dụng thuốc hợp lý, từ đó lập danh mục và lên kế hoạch dự trù mua  
thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật, với điều kiện kinh tế của từng bệnh viện, từng vùng  
miền để người bệnh được sử dụng thuốc với giá cả hợp lý mà vẫn bảo đảm hiệu quả  
điều trị tốt nhất. Nếu công tác dược lâm sàng được coi trọng thì người bệnh sẽ được sử  
dụng thuốc một cách tốt nhất mà lại kinh tế và khoa dược không chỉ là cái kho giữ thuốc  
và cấp phát thuốc theo yêu cầu của bác sĩ.  
Trong nhiều bệnh viện hiện nay, tùy thuộc vào quy mô, nhân lực và trình độ cán bộ  
dược, đã phần nào triển khai hoạt động dược lâm sàng. Tuy nhiên, do chưa được luật  
hoá nên các đơn vị triển khai chưa đồng bộ và không thống nhất. Vì vậy, đây là nội dung  
quan trọng cần bổ sung quy định tại Luật Dược.  
7
2.2.4. Về thử thuốc trên lâm sàng  
Luật Dược 2005 không quy định rõ trường hợp nào được miễn thử lâm sàng và  
trường hợp nào được miễn một số giai đoạn thử lâm sàng. Bên cạnh đó, quy định miễn  
thử lâm sàng hoặc miễn một số giai đoạn thử lâm sàng chỉ áp dụng đối với thuốc đã  
được lưu hành hợp pháp ít nhất 5 năm tại nước xuất xứ đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp  
cận thuốc của người dân, đặc biệt là đối với các thuốc liên quan đến sự sống còn của  
bệnh nhân.  
Trên thực tế, có thuốc đã được lưu hành nhiều nước trên thế giới nhưng chưa đủ 05  
năm lưu hành tại nước sở tại nên chưa được phép lưu hành tại Việt Nam do phải thử lâm  
sàng tại Việt Nam theo quy định của Luật Dược.  
2.2.5. Về kinh doanh thuốc  
a) Vấn đề hình thức kinh doanh thuốc:  
Theo tiến trình hòa hợp ASEAN về đăng ký thuốc, việc báo cáo số liệu nghiên cứu  
tương đương sinh học phải được tiến hành tại các đơn vị thử nghiệm đã được cơ quan  
có thẩm quyền đánh giá công nhận. Tuy nhiên, do Luật Dược 2005 chưa quy định dịch  
vụ thử lâm sàng và thử tương đương sinh học là các hình thức kinh doanh thuốc nên  
chưa có cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện.  
b) Vấn đề cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc:  
Hiện nay, cơ sở kinh doanh thuốc muốn hoạt động, phải được cấp giấy chứng nhận  
đủ điều kiện kinh doanh thuốc và giấy chứng nhận thực hành tốt theo lộ trình thực hiện  
nguyên tắc thực hành tốt nhà thuốc (GPP). Tuy nhiên, điều kiện để cấp hai loại giấy này  
lại có sự trùng lặp về nội dung liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự nên  
cần được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn cũng như phù hợp với chủ trương cải  
cách thủ tục hành chính hiện nay.  
c) Vấn đề cấp chứng chỉ hành nghề dược:  
Hiện nay, Luật Dược chỉ quy định người quản lý chuyên môn về dược của cơ sở kinh  
doanh dược phải có chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với hình thức kinh doanh chứ  
không quy định những người khác làm công tác chuyên môn về dược tại các cơ sở kinh  
doanh thuốc và những người hoạt động về dược tại các cơ sở không phải là cơ sở kinh  
doanh thuốc như cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh... phải có  
chứng chỉ hành nghề dược. Những tồn tại này dẫn đến tình trạng không kiểm soát được  
chất lượng của đội ngũ những người hoạt động trong lĩnh vực dược cũng như không đáp  
ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế khi hầu hết các nước trong khu vực đã thực hiện cấp  
chứng chỉ hành nghề dược cho các đối tượng nêu trên.  
Bên cạnh đó, quy định về thời hạn của chứng chỉ hành nghề dược cũng cần được  
nghiên cứu điều chỉnh. Theo quy định của Luật Dược 2005 thì chứng chỉ hành nghề  
8
dược thuộc loại chứng chỉ có thời hạn, được thể hiện tại khoản 4 Điều 13 Luật Dược  
trong việc giao Chính phủ quy định hồ sơ, thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề dược.  
Trên cơ sở quy định của Luật Dược, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2006/NĐ-  
CP trong đó quy định chứng chỉ hành nghề dược có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp. Tuy  
nhiên, để thực hiện Nghị quyết số 62/NQ-CP của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục  
hành chính, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2012/NĐ-CP trong đó quy định  
chứng chỉ hành nghề dược được cấp một lần, có giá trị vĩnh viễn. Quy định này không  
phù hợp với thực tiễn cũng như thông lệ quốc tế vì kinh doanh thuốc là kinh doanh có  
điều kiện, trong đó điều kiện về con người là yếu tố quan trọng nhất, có tác động lớn  
đến toàn bộ các khâu trong quá trình hành nghề dược. Chính vì vậy, đòi hỏi người hành  
nghề dược phải thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức mới, phải được đào tạo lại,  
đồng thời phải được xem xét, đánh giá về đạo đức nghề nghiệp trong thời gian hành  
nghề. Nếu không quy định về thời hạn hiệu lực của chứng chỉ thì sau khi được cấp chứng  
chỉ hành nghề, cá nhân có thể hành nghề dược không liên tục, không cập nhật kiến thức  
mới mà vẫn sử dụng chứng chỉ đã được cấp để hành nghề, dẫn tới chất lượng hành nghề  
không bảo đảm. Ngoài ra, khi người hành nghề dược không đáp ứng được các điều kiện  
về sức khỏe, đạo đức hành nghề (mất năng lực hành vi dân sự, không còn đủ sức khỏe  
hoặc đã chết…), cơ quan quản lý khó phát hiện kịp thời để ra quyết định thu hồi chứng  
chỉ hành nghề dược vì hiện nay nguồn lực thanh tra, kiểm tra về dược còn rất hạn chế.  
Mặt khác, quy định này cũng đi ngược lại thông lệ quốc tế là hầu hết các quốc gia đều  
quy định thời hạn giá trị của chứng chỉ hành nghề dược, thậm chí nhiều nước có có quy  
định mức thời hạn cụ thể đối với từng loại hình hành nghề dược phụ thuộc vào mức độ  
phức tạp của loại hình hành nghề đó. Ví dụ, tại Singapore, chứng chỉ hành nghề của  
người bán lẻ thuốc có thời hạn 05 năm nhưng chứng chỉ hành nghề dược của người tham  
gia hoạt động thử tương đương sinh học chỉ có giá trị 02 năm kể từ ngày cấp.  
2.2.6. Về chính sách của Nhà nước về lĩnh vực dược  
Điều 3 Luật Dược 2005 đã quy định các chính sách của Nhà nước nhằm tạo cơ chế cho  
việc phát triển ngành dược. Tuy nhiên, do các chính sách quy định trong Luật Dược 2005  
năm 2005 còn chung chung, thiếu tính đột phá, thiếu sự đầu tư của nhà nước về cả vốn và  
các nguồn lực khác như ODA, xã hội hóa,... đồng thời chưa đề cập đến một số chính sách  
nhằm tạo động lực cho việc phát triển công nghiệp dược như bảo đảm đầu ra cho thuốc  
sản xuất trong nước góp phần thực hiện đề án Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt  
Nam, phát triển thuốc từ dược liệu, công nghệ bào chế, thuốc chuyên khoa đặc trị... nên  
dẫn đến tình trạng:  
- Sau 08 năm thực hiện Luật Dược, ngành dược vẫn chưa trở thành một ngành kinh  
tế - kỹ thuật mũi nhọn do trên thực tế giá trị thuốc sản xuất trong nước mới chiếm tỷ lệ  
0,93% tổng GDP của Việt Nam vào năm 2011, khu vực sản xuất dược phẩm trong nước  
9
chỉ chiếm 0,11% so với tổng doanh thu ngành công nghiệp sản xuất quốc gia. Việt Nam  
vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân và đến  
nay sản xuất trong nước mới đáp ứng được 50% nhu cầu mà chủ yếu là các thuốc thông  
thường; nguyên liệu, bao bì sử dụng để sản xuất thuốc trong nước vẫn phải nhập tới  
90%.  
- Các cơ sở sản xuất thuốc chủ yếu đầu tư các dây chuyền sản xuất các dạng bào chế  
đơn giản mà rất hạn chế đầu tư, áp dụng công nghệ để sản xuất các dạng bào chế hiện  
đại như: thuốc phóng thích hoạt chất có kiểm soát, thuốc ngấm qua da... do thiếu sự hỗ  
trợ của Nhà nước về vốn và đầu ra của sản phẩm.  
- Thiếu các chính sách cụ thể để hỗ trợ việc sản xuất thuốc generic dù thực tiễn đã  
chứng minh rằng nếu phát triển lĩnh vực này thì vừa bảo đảm được chất lượng thuốc,  
bảo đảm hiệu quả điều trị vừa giảm chi phí cho người sử dụng thuốc vì giá thuốc generic  
rẻ hơn giá thuốc mới nhiều lần.  
- Hệ thống phân phối, cung ứng thuốc của Việt Nam hiện nay thiếu tính chuyên  
nghiệp, dàn trải dẫn đến tăng chi phí phân phối, gây khó khăn cho công tác giám sát chất  
lượng thuốc.  
Chính vì vậy, ngành dược Việt Nam cần có chính sách phát triển mang tính đột phá  
theo hướng chyên môn hóa, hiện đại hóa và tiêu chuẩn hóa.  
2.2.7. Một số nội dung khác phát sinh từ thực tiễn cũng đòi hỏi cần phải được sửa  
đổi, bổ sung  
Một số khái niệm không còn phù hợp với thực tiễn, thiếu một số khái niệm, thiếu một  
số hành vi bị nghiêm cấm, vấn đề xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, tiêu chuẩn chất lượng  
thuốc...  
Xuất phát từ các lý do nêu trên cho thấy, việc sửa đổi, bổ sung Luật Dược là hết sức  
cần thiết. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược ban hành với mục tiêu nhằm  
khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Dược 2005; tạo hành lang pháp lý đầy đủ,  
thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh thuốc, trong đó đa dạng hóa các hình thức kinh  
doanh (sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ bảo quản, dịch vụ kiểm  
nghiệm thuốc) nhằm bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc cho người dân, bảo  
đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc  
thực hiện các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết trong các điều ước quốc tế; đáp ứng đòi  
hỏi ngày càng cao của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn phát triển  
mới.  
10  
2.3. Tng quan luật dược 2016  
Luật Dược năm 2016 được Quc hội nước Cng hòa xã hi chnghĩa Việt Nam khóa  
XII thông qua ngày 06 tháng 04 năm 2016 có hiệu lc thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm  
2017, đây cũng là thời điểm chm dt toàn bhiu lc ca Luật Dưc 2005.  
Các quy định váp dng các nguyên tc, tiêu chun thc hành tt sn xut thuc ti  
cơ sở sn xut nguyên liu làm thuc; giy chng nhận đủ điu kiện kinh doanh dược  
đối với cơ sở sn xuất tá dược, vỏ nang, cơ sở sn xut, chế biến dược liu; dược lâm  
sàng của cơ sở khám bnh, cha bnh, nhà thuốc và các cơ sở khác có hoạt động kê đơn  
sdng thuc có hiu lc từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.  
2.3.1. Tng quan vhình thức văn bản  
Luật Dược 2016 gồm 14 Chương và 116 Điều.  
Chương I (từ Điều 1 đến Điều 6) nói về các quy định chung, gm phạm vi điều chnh  
và đối tượng áp dng Lut Dược, quan trng nht là phn gii thích các thut ngữ được  
sdng trong lut. Bên cạnh đó, chương này còn quy định cơ quan quản lý nhà nước về  
dược gồm các cơ quan sau:  
1. Chính phthng nht quản lý nhà nưc về dược.  
2. BY tế chu trách nhim trước Chính phthc hin quản lý nhà nước về dược.  
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phm vi nhim v, quyn hn ca mình thc hin  
quản lý nhà nước về dược và phi hp vi BY tế trong vic thc hin quản lý nhà nước  
về dược theo phân công ca Chính ph.  
4. y ban nhân dân các cp trong phm vi nhim v, quyn hn ca mình thc hin  
quản lý nhà nước về dược tại địa phương”. (Điều 4)  
Ngoài ra, chương quy định chung còn đề cập đến Hi về dược (Điều 5) và 16 hành  
vi bnghiêm cm trong nghề dược (Điu 6)  
Chương II (từ Điều 7 đến Điều 10) quy định chính sách của Nhà nước về dược và  
phát trin công nghiệp dược, đây là điểm mi so vi Lut Dược 2005.  
Chương III (từ Điều 11 đến Điều 31) quy định vhành nghề dược. Ở chương này,  
mc 1 có trng tâm là vấn đề điều kin của các đối tượng được cp chng chhành nghề  
dược ti Vit Nam và thm quyn cp, cp lại, điều chnh ni dung, thu hi chng chỉ  
hành nghề dược. Trong mục 2 quy định vquyền và nghĩa vụ của người hành nghề  
dược, mt chthca quan hpháp lut ngành dược.  
Chương IV (từ Điều 32 đến Điều 53) quy định về kinh doanh dược, chương này nổi  
bt ba vấn đề: 1/ Cơ sở kinh doanh dược và điều kiện kinh doanh dược; 2/ Giy chng  
nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; 3/ Quyn và trách nhim của cơ sở kinh doanh  
dược.  
11  
   
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 55 trang yennguyen 05/04/2022 4760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Khảo sát những điểm mới và đánh giá mức độ nhận thức về Luật dược 2016 của các nhân viên dược trên địa bàn thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_khao_sat_nhung_diem_moi_va_danh_gia_muc_do_nhan_th.pdf