Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Fintech trong thanh toán của khách hàng cá nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế

ĐẠI HỌC HUẾ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG  
---------  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG  
FINTECH TRONG THANH TOÁN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  
TẠTỈNH THỪA THIÊN HUẾ  
TRẦN THỊ HÀ TRANG  
Khóa học: 2016 - 2020  
ĐẠI HỌC HUẾ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG  
---------  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG  
FINTECH TRONG THANH TOÁN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  
TẠTỈNH THỪA THIÊN HUẾ  
Siviên: Trần Thị Hà Trang  
Lớp: K50 Tài chính  
Giáo viên hướng dẫn:  
Th.S Nguyễn Hồ Phương Thảo  
Khóa học: 2016 - 2020  
Huế, tháng 12 năm 2019  
Lời Cảm Ơn  
Quá trình thực tập cuối khóa là cơ hội thực sự hữu ích và cần thiết cho mỗi  
sinh viên để trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng thực tế về nghề nghiệp  
tương lai của mình. Trong quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo này em  
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động viên từ Thầy, Cô, gia đình và bạn bè.  
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu nhà trường  
đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em được học tập và rèn luyện, quý Thầy, Cô  
giáo trường Đại học Kinh tế và quý Thầy, Cô khoa Tài chính – Ngân hàng đã  
truyền tải những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập. Đặc biệt em xin  
bày tỏ lòng biết ơn đến cô Nguyễn Hồ Phương Thảo là người đã trực tiếp hướng  
dẫn, giúp đỡ em trong quá trình ngcứu và hoàn thành báo cáo thực tập này.  
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên  
của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Huế đã tạo điều kiện  
giúp đỡ, hướng dẫn em ng suốt thời gian thực tập.  
Trong bài bo thực tập cuối khóa này mặc dù bản thân đã cố gắng nỗ  
lực hết mình để giải quyết các yêu cầu và mục đích đặt ra song do kiến thức và  
kinh nghiệm tc tế còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em  
rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình của quý Thầy, Cô giáo để khóa  
luận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe  
và thành công trong sự nghiệp trồng người cao quý.  
Huế, tháng 12 năm 2019  
Sinh viên: Trần Thị Hà Trang  
TÓM TẮT  
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống  
kinh tế - xã hội toàn cầu nói chung, Việt Nam nói riêng. Tài chính ngân hàng là một  
trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc cách mạng này mà biểu hiện cụ  
thể nhất là sự phát triển nhanh như vũ bão của công nghệ tài chính (Fintech) với sự tập  
trung chủ yếu trong lĩnh vực thanh toán – lĩnh vực có tỷ trọng lớn nhất trong công  
nghệ tài chính hiện nay. Các ứng dụng Fintech trong thanh toán đã và đang đem lại  
nhiều cơ hội cũng như thách thức cho thị trường tài chính tại Việt Nam. Mặc dù các  
dịch vụ Fintech trong hoạt động thanh toán ở cả nước nói chung đang rất “nhộn nhịp”, tuy  
nhiên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế dường như còn trầm lắng và gặp rất nhiều khó  
khăn trong triển khai. Nghiên cứu tập trung làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định  
sử dụng dịch vụ công nghệ tài chính của khách hàng cá nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế.  
Thông qua việc sử dụng bảng khảo sát 154 khách hàng, kết hợp phân tích định lượng  
bằng SPSS 20, nghiên cứu này cho thQuyết định sử dụng” dịch vụ Fintech trong  
thanh toán của khách hàng cá nhân tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng  
của các nhóm nhân tố “Sự hữu ích”, “Tính an toàn và bảo mật”, “Tính dễ sử dụng”,  
“Sự thuận lợi” và “Chuẩn chquan” đều có ảnh hưởng tích cực, trong đó “Sự hữu ích”  
là nhóm nhân tố có tág mạnh nhất. Qua đó, đưa ra các giải pháp hữu hiệu cho các  
đơn vị cung ứng dịch vụ Fintech trong thanh toán cũng như các cơ quan quản lý trong  
việc phát triển dịch ụ này tại Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.  
ii  
MỤC LỤC  
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................1  
1. Lý do lựa chọn đề tài..................................................................................................1  
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................2  
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................2  
5. Kết cấu đề tài..............................................................................................................5  
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .........................................................................6  
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾQUYẾT ĐỊNH  
SỬ DỤNG FINTECH TRONG THANH TOÁN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN....6  
1.1. Tổng quan về Fintech...............................................................................................6  
1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................................6  
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Fintech ........................................................7  
1.1.3. Đối tượng của Fintech...........................................................................................9  
1.1.4. Phân khúc ngành công nghiệp Fintech................................................................10  
1.1.5. Tác động của Fintech ..........................................................................................13  
1.2. Sơ lược tình hình phát triển của Fih trên thế giới............................................15  
1.3. Fintech trong thanh toán của khách hàng cá nhân .................................................20  
1.4. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................23  
1.4.1. Tổng quan các nghiên ứu về Fintech.................................................................28  
1.4.2. Một số mô hìlý xã hội đã được sử dụng trong nghiên cứu .....................25  
1.4.2.1. Mô hình Lý thết hành động hợp lý - TRA ..................................................25  
1.4.2.2. Mô hìnLý thuyết hành vi dự tính - TPB.......................................................26  
1.4.2.3. Mô hình p nhận công nghệ - TAM............................................................27  
1.5. Đề xuất mô hình nghiên cứu ..................................................................................27  
1.5.1.Xây dựng mô hình nghiên cứu .............................................................................27  
1.5.2.Giả thiết nghiên cứu .............................................................................................28  
1.5.3.Xây dựng thang đo ...............................................................................................31  
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH  
SỬ DỤNG FINTECH TRONG THANH TOÁN CHO KHÁCH HÀNG CÁ  
NHÂN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ....................................................................33  
2.1. Thực trạng sử dụng Fintech trong thanh toán tại Việt Nam và trên địa bàn tỉnh  
Thừa Thiên Huế.............................................................................................................33  
iii  
2.1.1. Thực trạng sử dụng Fintech tại Việt Nam ..........................................................38  
2.1.2. Thực trạng sử dụng Fintech tại tỉnh Thừa Thiên Huế.........................................39  
2.1.3. Chính sách về Fintech tại Việt Nam....................................................................40  
2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Fintech trong  
thanh toán của khách hàng cá nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế .......................................38  
2.2.1. Đặc điểm cơ bản của mẫu khảo sát .....................................................................38  
2.2.1.1.Mô tả đặc điểm nhân khẩu học..........................................................................38  
2.2.1.2.Thực trạng hiểu biết và sử dụng Fintech trong thanh toán................................40  
2.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ........................................................................42  
2.2.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ....................................................................44  
2.2.3.1.Phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập....................................................44  
2.2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc....................................................47  
2.3. Phân tích tương quan..............................................................................................47  
2.4. Phân tích hồi quy...................................................................................................48  
2.5. Kiểm định phân phối chuẩn...................................................................................52  
2.6. Ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu học đến đánh giá tác động của các nhóm  
nhân tố.............................................................................................................. 56  
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CO KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN DỊCH VỤ  
FINTECH TRONG THANH TOÁN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI  
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ........................................................................................60  
3.1. Những dự báo trong tươg lai về làn sóng Fintech tại Việt Nam .........................60  
3.2. Cơ sở đề xuất gip ..........................................................................................62  
3.3. Giải pháp phát triển dịch vụ Fintech trong thanh toán..........................................62  
3.3.1.Giải pháp ối với các tổ chức cung cấp dịch vụ Fintech trong thanh toán ........62  
3.3.2. Khuyến nghị với Nhà nước .................................................................................66  
PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................71  
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................72  
iv  
DANH MỤC CÁC HÌNH  
Hình 1.1. Các phân khúc Fintech ..................................................................................10  
Hình 1.2. Biểu đồ tổng giá trị đầu tư toàn cầu Fintech 2013 - 2018 (Tỷ USD)...........16  
Hình 1.3. Biểu đồ phân bố số lượng các công ty Fintech tại ASEAN ..........................19  
Hình 1.4. Tỷ trọng ngành công nghiệp Fintech ASEAN phân theo loại hình .............19  
Hình 1.5. Mô hình thuyết hành động hợp lý - TRA......................................................25  
Hình 1.6. Mô hình Lý thuyết hành vi dự tính - TPB.....................................................26  
Hình 1.7. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM...........................................................27  
Hình 1.8. Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................28  
Hình 2.1. Biểu đồ thống kê lý do khiến khách hàng chưa biết đến dịch vụ Fintech.....41  
Hình 2.2. Biểu đồ thống kê những nguồn thông tin về dịch vụ Fintech .......................41  
Hình 2.3. Biểu đồ thống kê loại hình Fintech khách hàng sử dụng ..............................42  
v
DANH MỤC CÁC BẢNG  
Bảng 1.2. Giá trị đầu tư vào Fintech năm 2016 – 2018 (Đơn vị: tỷ USD) ...................15  
Bảng 1.3. Thang đo nghiên cứu.....................................................................................31  
Bảng 2.1. Bảng mô tả đặc điểm nhân khẩu học của mẫu..............................................38  
Bảng 2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo trước khi tiến hành kiểm định .................43  
Bảng 2.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo nhóm biến phụ thuộc “Quyết định sử dụng........44  
Bảng 2.4. Tổng hợp hệ số phân tích EFA biến độc lập.................................................45  
Bảng 2.5. Kết quả phân tích EFA với nhân tố “Quyết định sử dụng” .........................47  
Bảng 2.6. Kết quả phân tích tương quan giữa ý định sử dụng và các nhân tố độc lập .48  
Bảng 2.7. Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến “Quyết định sử dụng”.............49  
Bảng 2.8. Đánh giá của khách hàng về các nhân tố ......................................................53  
Bảng 2.9. Kết quả Independent - Samples T Test với các biến Giới tính, Nơi ở và Đã  
sử dụng hay chưa...........................................................................................................56  
Bảng 2.10. Kết quả One - way Anova với các biến Độ tuổi, Trình độ học vấn, Nghề  
nghiệp và Thu nhập ................................................................................................58  
vi  
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  
Từ viết tắt  
Diễn giải  
Al (Artifical Intelligence)  
Trí thông minh nhân tạo  
Máy rút tiền tự động  
ATM (Automated teller machine)  
Fintech (Financial technology)  
Insurtech (Insurance technology)  
IPO (Initial Public Offering)  
M&A (Mergers and Acquisition)  
P2P (Peer-to-peer)  
Công nghệ tài chính  
Công nghệ bảo hiểm  
Phát hành cổ phiếu lần đầ
Sát nhập và Mua lại  
Cho vay ngang hàng  
PFM (Personal management finance)  
POS (Point of Sale)  
Quản lý tài chính cá nhân  
Máy bán hàng chấp nhận thẻ thanh toán  
Mã phản ứng nhanh  
QR (Quick Response)  
Regtech (Regulatory technology)  
Công nghệ pháp lý  
SPSS (Statistical Package for the Social  
Sciences)  
Phần mềm được sử dụng để phân tích  
thống kê  
TAM (Technology Acceptance Model)  
TPB (Theory of plannhaior)  
Thẻ EMV (Europay, MasrCard & Visa)  
Mô hình chấp nhận công nghệ  
Lý thuyết hành vi dự tính  
Thẻ chip được ban hành bởi các Tổ chức  
thẻ quốc tế  
TRA (Theory of Reoned Action)  
Thuyết hành động hợp lý  
vii  
1
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU  
1. Lý do lựa chọn đề tài  
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (hay còn gọi là cuộc cách mạng 4.0) với  
các nền tảng cơ bản là trí tuệ nhân tạo (Al), vạn vật kết nối (Internet of things), và dữ  
liệu lớn (Big data) đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội ton  
cầu nói chung, Việt Nam nói riêng. Tài chính ngân hàng là một trong những lĩnh vực  
chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc cách mạng này mà biểu hiện cụ thể nhất là sự phát  
triển nhanh như vũ bão của công nghệ tài chính (Fintech), của việc ứng dụng công  
nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.  
Fintech đã mang đến cho nền công nghiệp tài chính Việt Nam một diện mạo mới.  
Theo khảo sát toàn cảnh về Fintech khu vực Asean 2018 cuả Ernst & Young, Việt  
Nam có khoảng 70 công ty Fintech đang hoạt động với tổng vốn đầu tư 129 triệu USD  
và tập trung cho lĩnh vực thanh toán. Sự ra đời của hàng loạt các ứng dụng Fintech  
trong thanh toán đã và đang đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho hoạt động  
thanh toán tại Việt Nam.  
Tính đến tháng 3/2018, số lượng tanh toán trên cả nước là 18.287 máy ATM,  
70.231.000 thẻ thanh toán và 289.075 máy POS. Trong khi đó, tại cùng thời điểm tại địa  
bàn Thừa Thiên Huế chỉ có 238 máy ATM phân bổ trên toàn tỉnh tương đương với 1,3%  
cả nước, 946.000 thẻ thanh ton đang lưu hành chiếm 1,4% số lượng thẻ thanh toán toàn  
quốc và có 1.303 máđặt tại các siêu thị, cửa hàng chỉ bằng 0,45% cả nước. Những  
con số đó cho thấy dịch vụ Fintech trong hoạt động thanh toán tại thị trường Thừa Thiên  
Huế dường như n trầm lắng và gặp rất nhiều khó khăn trong triển khai. Sự phổ biến của  
thói quen dùng tiền mặt của người dân, sự hạn chế trong hiểu biết về ứng dụng mới này  
hay nhsự lo lắng về những rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng,... là những nguyên nhân  
chủ yếu dẫn đến tình trạng này. Chính vì vậy, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến  
quyết định sử dụng dịch vụ công nghệ tài chính của khách hàng là rất quan trọng để các tổ  
chức tài chính có cơ sở khoa học đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ chính Fintech nói  
chung và Fintech trong thanh toán nói riêng đến khách hàng. Do đó, em đã quyết định  
chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Fintech trong  
thanh toán của khách hàng cá nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu.  
1
2. Mục tiêu nghiên cứu  
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về quyết định sử dụng dịch vụ Fintech nói chung  
và Fintech trong thanh toán nói riêng.  
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức ảnh độ ảnh hưởng của từng  
nhân tố đến quyết định sử dụng dịch vụ Fintech trong thanh toán của khách hàng cá  
nhân tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.  
- Đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao khả năng tiếp  
nhận dịch vụ Fintech trong thanh toán của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa  
Thiên Huế.  
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ  
Fintech trong hoạt động thanh toán.  
- Đối tượng khảo sát: Khách hàng cá nhân tại địa bàn trên địa bàn tỉnh Thừa  
Thiên Huế.  
- Không gian nghiên cứu của đề tài là địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.  
- Thời gian nghiên cứu:  
+ Số liệu sơ cấp thu thập trong giai đoạn từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2019.  
+ Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2013 đến 2019.  
4. Phương pháp nghicứu  
- Phương pháp n cứu tài liệu: là phương pháp tìm hiểu những vấn đề liên  
quan đến đề tài nghiên cứu thông qua sách báo, mạng Internet, những tạp chí, bài viết  
nghiên cứu được cg bố trước đây.  
- Phương pháp so sánh và phân tích: là phương pháp dựa trên số liệu đã thu thập  
được để tiến hành so sánh, đánh giá, cụ thể hóa làm rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến  
quyết định sử dụng Fintech trong thanh toán của khách hàng cá nhân.  
- Phương pháp tổng hợp: là phương pháp tổng hợp những thông tin đã thu thập để  
rút ra kết luận và đánh giá.  
- Phương pháp thu thập số liệu: Tiến hành chọn mẫu điều tra, phát bảng hỏi thu  
thập ý kiến khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Các bước tiến hành  
điều tra được thực hiện như sau:  
2
Bước 1: Xây dựng bảng hỏi  
+ Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên thang đo Likert 5 điểm với nhiều  
biến khác nhau, tương ứng với mức độ đồng ý tăng dần, từ “Rất không đồng ý” đến  
“Rất đồng ý”. Các biến này được rút ra từ các nghiên cứu trước đây và được thay đổi,  
chỉnh sửa để phù hợp với thực tế và điều kiện của địa bàn nghiên cứu.  
+ Bảng hỏi điều tra gồm 2 phần chính : Phần 1 - Thông tin chung, bao gồm có các  
câu hỏi về thông tin cá nhân của người được hỏi và các câu hỏi nhằm để quyết định  
các mẫu hợp lệ và không hợp lệ. Phần 2 – Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng  
dịch vụ Fintech trong thanh toán của khách hàng cá nhân. Đây là phần chính của bảng  
hỏi bao gồm nhiều mục hỏi được xếp vào các nhóm nhân tố khác nhau.  
Bước 2: Thực hiện khảo sát khách hàng  
+ Đối tượng điều tra của nghiên cứu này là một tổng thể lớn – khách hàng cá  
nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998)  
cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát.  
Trong bài nghiên cứu này, tác giả xây dựng thang đo 7 nhân tố gồm 24 biến quan sát  
nên số mẫu tối thiểu là 120 mẫu. Tuy n, do khi thực hiện sẽ có một số mẫu không  
hợp lệ. Vì vậy, để đáp ứng được khả năng đại diện cho tổng thể, em thực hiện khảo sát  
200 khách hàng, trong đó 154 khách hàng đã biết và đã sử dụng Fintech trong thanh  
toán được đưa vào phân tích nh lượng với SPSS 20.  
+ Phương pháp mẫu: phương pháp thuận tiện. Bất kỳ khách hàng trưởng  
thành nào trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đồng ý tham gia trả lời phiếu khảo sát sẽ  
được đưa vào mẫu.  
+ Sau khi thực hiện khảo sát, tiến hành lọc để lấy ra các bảng hỏi hợp lệ với đề tài  
nghiên cứu để tiến hành thực hiện phân tích nhân tố.  
- Phương pháp xử lý số liệu: Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20 để thực  
hiện các phân tích sau:  
+ Phân tích thống kê mô tả: Được dùng để miêu tả các đặc tính mẫu điều tra.  
Ngoài ra, nghiên cứu còn tiến hành kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố nhân khẩu  
học đến mức độ nhận biết dịch vụ Fintech trong thanh toán. Từ đó, đưa ra các giải  
pháp phù hợp với đề tài nghiên cứu.  
3
+ Phân tích nhân tố khám phá: Phân tích nhân tố “là một phương pháp giảm  
lượng biến, cho phép chúng ta đơn giản hoá dữ liệu bằng cách gộp nhiều biến thành  
một bộ biến tổng hợp gọi là nhân tố” theo Kimberly M.Rennie (1997).  
Trong nghiên cứu này, với phần mềm SPSS 20 phân tích nhân tố khám phá  
(EFA) được sử dụng để thực hiện. Phân tích EFA chỉ có ý nghĩa khi hệ số KMO - một  
chỉ tiêu dùng để xem xét mức độ thích hợp của EFA nằm trong khoảng 0,5 đến 1; giá  
trị Sig. của kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (giá trị Sig. < 0,5); hay là các biến  
có tương quan với nhau trong tổng thể theo Trọng và Ngọc (2008). Mặt khác, hệ số tải  
nhân tố (Factor loading) – chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích EFA  
phải đạt mức cho phép. Theo Hair và cộng sự (1998), hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3  
được xem là đạt mức tối thiểu; hệ số lớn hơn 0,4 được xem là quan trọng và nếu lớn  
hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng hệ số  
Factor loading là 0,5 để đảm bảo ý nghĩa thực tiễn.  
+ Phân tích tương quan Pearson  
Phân tích tương quan là một trong những công đoạn khi thưc hiện phân tích định  
lượng bằng SPSS, để kiểm tra rằng giữa biến phụ thuộc và biến độc lập có mối tương  
quan tuyến tính hay không, mối quan hó có chặt chẽ hay không và nhằm phát hiện  
hiện tượng đa cộng tuyến khi các biến độc lập có mối tương quan mạnh mẽ với nhau.  
Phân tích tương quan thường được thực hiện trước phân tích hồi quy. Tương quan  
Pearson r có giá trị giao động ừ -1 đến 1.  
Biến độc lập và phụ thuộc có tương quan với nhau chỉ khi hệ số Sig. < 0,05.  
Nếu biến độc lập và biến phụ thuộc không có mối quan hệ tương quan (Sig. > 0,05) thì  
cần loại bỏ và không đưa biến độc lập này vào phân tích hồi quy. Nếu các biến độc lập  
có mối quan hệ tương quan với nhau (Sig. < 0,05) thì có nguy cơ xảy ra hiện tượng đa  
cộng tutrong mô hình hồi quy, lúc này dùng hệ số phóng đại phương sai VIF ở kết  
quả hồi quy để kiểm tra hiện tượng này.  
+ Phân tích hồi quy  
Phân tích hồi quy dùng để xem xét các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định sử  
dụng Fintech của khách hàng cá nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế và mức độ tác động của  
từng nhân tố để đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Thực hiện phân tích hồi quy gồm:  
Đánh giá độ phù hợp của mô hình  
4
Đánh giá độ phù hợp của mô hình qua giá trị Adjusted R square -  
(hoặc R square – ), giá trị này thể hiện mức độ ảnh hưởng của biến độc lập lên biến  
phụ thuộc. Hệ số này giao động từ 0 đến 1. Không có tiêu chuẩn chính xác cho hiệu  
hiệu chỉnh  
chỉnh ở bao nhiêu thì phù hợp, nếu hệ số này càng tiến về 1 thì mô hình càng có ý  
nghĩa và càng tiến về 0 thì mô hình càng yếu.  
Kiểm định độ phù hợp của mô hình  
Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa bội ta dùng giá trị F  
ở bảng phân tích Anova. Ý nghĩa của kiểm định F này là để xác định xem mô hình có  
thể sử dụng được cho tổng thể hay không vì tổng thể rất lớn nên chúng ta không thể  
nghiên cứu cả tổng thể đươc mà thông qua mẫu để suy rộng ra tập thể. Giá trị Sig.  
trong bảng Coefficients cho biết các tham số hồi quy có ý nghĩa hay không (với độ tin  
cậy 95% thì Sig. < 5% có ý nghĩa).  
Kiểm định One-Sample T Test  
Kiểm định One-Sample T Test dùng để phân tích đánh giá của khách hàng cá  
nhân về mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định sử dụng dịch vụ Fintech  
trong thanh toán của khách hàng cá nhại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, để đưa ra  
những nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định của khách hàng và đưa ra các  
biện pháp từ đó kích thích, khuyến khích khách hàng sử dụng.  
Kiểm định One-way Anova và Independent-Samples T Test  
Kiểm định OneAnova và Independent-Samples T Test dùng để đánh giá sự  
khác biệt giữa các nhóm nhân tố và quyết định sử dụng Fintech trong thanh toán của  
khách hàng theo phloại khác nhau.  
5. Kết cấu đề tài  
Ngài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài gồm:  
Chương 1: Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Fintech  
trong thanh toán của khách hàng cá nhân.  
Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ  
Fintech trong thanh toán của khách hàng cá nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế.  
Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp nhận dịch vụ Fintech trong thanh  
toán của khách hàng cá nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế.  
5
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG  
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG FINTECH TRONG THANH TOÁN  
CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  
1.1. Tổng quan về Fintech  
1.1.1. Khái niệm  
Cuộc cách mạng Internet những năm 1990 đã tạo ra những ảnh hưởng mạnh mẽ  
đến nền tài chính thế giới, đặc biệt nó dẫn đến sự ra đời và phát triển của tài chính điện  
tử. Tài chính điện tử bao gồm tất cả dịch vụ tài chính như các dịch vụ ngân hàng, bảo  
hiểm và mua bán, trao đồi chứng khoán được tiến hành qua mạng Internet và các  
website. Do đó, các cá nhân cũng như tổ chức chỉ cần đăng nhập tài khoản, tiến hành  
các giao dịch mà không phải đến trực tiếp các công ty tài chính. Các hình thức trong  
tài chính điện từ xuất hiện trong giai đoạn này gồm: ngân hàng di động, ngân hàng  
trực tuyến, thanh toán di động và môi ới trực tuyến. Đến những năm 2000, khi số  
lượng người dùng điện thoại thông minh tăng đột biến, điều này tạo thuận lợi cho tài  
chính lưu động (dạng mở rộng của tài chính điện tử) phát triển ví dụ thanh toán di  
động hay ngân hàng di độngLợi ích lớn nhất của các dịch vụ này là giảm các chi phí  
giao dịch, tiết kiệm an giao dịch mà người dùng đều dễ dàng nhận ra.  
Sự phát triển của ài chính điện tử cũng như những tiến bộ trong công nghệ di  
dộng, sau cuộc hủng hoản kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008 đổi mới Fintech ra  
đời, dựa trên sự phối hợp tài chính điện tử, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo.  
Vintech là gì?  
“Fintech” từ viết tắt của “Financial technology” được hiểu là “Công nghệ tài  
chính”, là đại diện tiêu biểu nhất cho một cuộc cách mạng kỹ thuật số có thể thay đổi  
toàn cảnh tài chính toàn cầu. Trên thế giới hiện nay chưa có một khái niệm hay định  
nghĩa chuẩn nào về Fintech.  
Theo Cemal Karakas và Carla Stamegna (2017), Fintech là viết tắt của công nghệ  
tài chính, là một thuật ngữ rộng được sử dụng chủ yếu để chỉ những công ty đang sử  
6
dụng các hệ thống dựa trên công nghệ theo một cách nào đó để cung cấp dịch vụ tài  
chính trực tiếp hoặc cố gắng làm cho hệ thống tài chính hiệu quả hơn.  
Theo Ulrich Scholte trong “Banking-as-a-Service-what you need to know”,  
Fintech là sự kết hợp của công nghệ và tài chính mang đến cho các công ty khởi  
nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ khả năng cung cấp các sản phẩm/dịch vụ tài chính hợp  
lý mà trước đây chỉ có sẵn thông qua các tổ chức tài chính truyền thống.  
Một định nghĩa khác về Fintech theo Wikipedia trích dẫn từ Huffington Post,  
công nghệ tài chính là công nghệ mới và đổi mới nhằm cạnh tranh với các phương  
pháp tài chính truyền thống trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính.  
Như vậy có thể hiểu Fintech hiểu đơn giản là việc tận dụng sáng tạo công nghệ  
trong các hoạt động và dịch vụ tài chính.  
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Fintech  
Sự ra đời của Fintech có xuất phát điểm từ những năm 1990, được khởi xướng bởi  
công ty Citigroup với tên gọi là “Hiệp hội Công nghệ Dịch vụ Tài chính” nhằm giúp đỡ  
các tổ chức có nhu cầu hợp tác các hoạt động liên quan đến công nghệ. Mặc dù xuất hiện  
sớm như vậy nhưng mãi đến năm 2014 thì Fintech mới thực sự thu hút được đông đảo  
người tham gia. Trên thực tế, sự phát trtài chính và công nghệ từ lâu đã đan xen và  
củng cố lẫn nhau. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là một bước ngoặt và  
cũng là lý do Fintech hiện đang phát triển thành một mô hình mới. Sự phát triển mới này  
đặt ra những thách thức cho ccơ quan quản lý và những người tham gia thị trường. Như  
vậy, có thể nói Finteà từ ngữ mới cho ngành cũ, nó đề cập đến việc áp dụng công  
nghệ để tài trợ. Định nghĩa đưa ra ba khía cạnh quan sát.  
Đầu tiên, tech không phải là một sự phát triển mới lạ cho ngành dịch vụ tài  
chính mà nó đã có từ lâu đời. Điều này có thể chứng minh bởi các sự kiện cụ thể như  
sau: nă838, hệ thống điện báo của Samuel Morse (sử dụng mã Morse gồm các dấu  
chấm và dấu gạch ngang đại diện cho chữ và số) có thể truyền tải thông điệp qua hệ  
thống dây cáp xuất hiện lần đầu tiên và năm 1866, Công ty Điện báo Atlantic hoàn  
thành việc đặt cáp xuyên Đại Tây Dương. Hai sự kiện này đã cung cấp cơ sở hạ tầng  
cho quá trình toàn cầu hóa tài chính vào cuối thế kỉ 19. Sau đó, vào tháng 6/1967 Ngân  
hàng Barclays lắp đặt máy rút tiền tự động (ATM) đầu tiên tại London là khởi đầu cho  
sự phát triển hiện đại của FinTech ngày nay. Khía cạnh thứ hai, ngành dịch vụ tài  
chính là một trong những người mua hàng đầu các sản phẩm Công nghệ thông tin và  
7
các dịch vụ trên toàn cầu. Nghiên cứu của Hua Zhang và Jacob Jegher (2015) cho  
thấy, tổng chi tiêu cho Fintech lên đến hơn 197 tỷ USD vào năm 2014. Thứ ba, thuật  
ngữ Fintech không giới hạn trong các lĩnh vực cụ thể (ví dụ: tài chính) hoặc mô hình  
kinh doanh chẳng hạn như cho vay ngang hàng (P2P), mà nó bao gồm toàn bộ phạm vi  
dịch vụ và sản phẩm theo truyền thống được cung cấp bởi ngành dịch vụ tài chính. Sự  
tiến hóa Fintech đã trải qua 3 giai đoạn phân biệt sau:  
- Giai đoạn 1: Từ khoảng năm 1866 đến 1987, một giai đoạn mà chúng ta mô tả là  
Fintech 1.0. Cuộc kết hôn giữa tài chính và công nghệ đã được thực hiện từ giai đoạn  
sớm nhất của chúng. Một trong những biểu hiện đầu tiên của công nghệ thông tin là sự  
phát triển của tài chính và hồ sơ văn bản hay sự ra mắt của các công nghệ tính toán đầu  
tiên như bàn tính, đây là tuổi đầu tiêu của toàn cầu hóa tài chính. Sự ra mắt của máy  
tính và máy ATM vào năm 1967 đã bắt đầu giai đoạn hiện đại của Fintech 1.0. Năm  
1970, hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng quốc tế CHIPS (Clearing House  
Interbank Payments System) ra đời, CHIPS thực hiện ghép lệnh đa phương, liên tục và  
tức thời, do đó các lệnh thanh toán sẽ được xử lý gần như ngay lập tức. Hay trong lĩnh  
vực tiêu dùng, ngân hàng trực tuyến lần đầu tiên được giới thiệu ở Mỹ vào năm 1980  
và ở Anh vào năm 1983 bởi Nottingham Building Society (NBS). Trong suốt thời gian  
những năm 1980, công nghệ thông tin được ứng dụng nhiều trong các hoạt động nội  
bộ của các tổ chức tài chính để thay thế hầu hết các dạng cơ chế dựa trên giấy, như  
công nghệ quản lý rủi ro được phát triển để quản lý rủi ro nội bộ tín dụng.  
Năm 1974, ngân ng estatt phá sản đã thúc đẩy những quy định đầu tiên về  
Fintech dưới hình thứcác hiệp định luật mềm quốc tế về sự phát triển của các hệ  
thống thanh toán. Năm 1987, thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ lại là sự đánh dấu cho  
giai đoạn toàn cầu a thứ 2.  
- Giai đoạn 2: Từ năm 1987 đến năm 2008 hay còn gọi là Fintech 2.0. Các dịch  
vụ tài ch kỹ thuật số truyền thống phát triển trong giai đoạn này. Chiếc điện thoại di  
động đầu tiên được giới thiệu ở Mỹ là một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng  
trong giai đoạn này. Công nghệ kỹ thuật số đã được sử dụng ngày càng phổ biến trong  
các dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Internet cùng các website chính là  
bước tạo đà quan trọng để phát triển Fintech ở cấp độ cao hơn.  
Đến năm 2001, 8 ngân hàng ở Mỹ có ít nhất 1 triệu khách hàng trực tuyến. Tuy  
vậy các nhà quản lý hay các bên liên quan đều có những mối lo về rủi ro tín dụng có  
thể xảy ra khi tham gia ngân hàng trực tuyến.  
8
Cho đến năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã tạo ra một  
bước ngoặt và thúc đẩy sự mạnh mẽ của kỷ nguyên 3.0 của Fintech.  
- Giai đoạn 3: từ năm 2009 đến nay, giai đoạn Fintech 3.0. Điểm nổi bật của giai  
đoạn này dân chủ hóa kỹ thuật số trong các dịch vụ tài chính. Khởi nghiệp mới và các  
công ty công nghệ được thành lập đã bắt đầu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài  
chính trực tiếp đến các doanh nghiệp và công chúng.  
Xét về thị trường vốn, hiệp định Basel 3 được đưa ra với yêu cầu lớn hơn trong  
cấu trúc vốn so của Basel 2. Các công ty cho thực hiện cho vay ngang hàng P2P xuất  
hiện đáp ứng nhu cầu tín dụng nhanh chóng của nhóm khách hàng (các doanh nghiệp  
vừa và nhỏ hay khách hàng cá nhân), thực hiện kết nối trực tiếp giữa những người  
muốn vay và những người có vốn nhàn rỗi thông qua Internet hiệu quả, nhanh chóng  
và tiện ích. Còn đối với lĩnh vực đầu tư, các cố vấn Robo (Robo - advisor) được lập  
trình thuật toán có thể giúp khách hàng quản lý các khoản đầu tư của mình bằng cách  
tự động lựa chọn danh mục đầu tư và xây dựng danh mục đầu tư, thay đổi danh mục  
hay thậm chí thực hiện các giao dịch cho khách hàng.  
1.1.3. Đối tượng của Fintech  
Khác với thị trường tài chính truyhống chỉ gồm hai đối tượng là các định chế  
tài chính (ngân hàng, công ty bảo hiểm, chứng khoán,...) và khách hàng thì Fintech lại  
bao gồm 3 đối tượng như sau:  
- Các định chế tài chínhĐịnh chế tài chính (Financial institution) là các định chế  
(tức thể chế, tổ chức thành lập theo luật) mà hoạt động chủ yếu của chúng là  
đóng vai trò trung gian tài chính trong quá trình chuyển vốn từ người cho vay sang  
người đi vay (vụ ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng) hoặc người tiết kiệm tới  
người đầu tư (ví dụ quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm) (Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh  
tế học, học Kinh tế Quốc dân). Các định chế này ngày càng hợp tác sâu rộng, thậm  
chí còn trực tiếp đầu tư vào các công ty Fintech để tận dụng công nghệ.  
- Các công ty Fintech: Đây là các công ty được thành lập và hoạt động trong lĩnh  
vực công nghệ thông tin nhưng lại chuyên cung ứng các sản phẩm, dịch vụ mới trong  
lĩnh vực tài chính. Khách hàng của các công ty này có thể là các định chế tài chính,  
cũng có thể là người sử dụng cuối cùng. Các công ty Fintech được chia thành 2 nhóm:  
(1) Các công ty phục vụ người tiêu dùng, cung cấp các công cụ kỹ thuật số để cải tiến  
trong các hoạt động cho vay như: cho vay cá nhân, thấu chi, quản lý tài chính cá nhân,  
9
tài trợ vốn cho các startup và (2) Các công ty thuộc dạng Back-Office 10 hỗ trợ công  
nghệ cho các định chế tài chính, tập trung là các ngân hàng, công ty chứng khoán.  
- Khách hàng: Khách hàng là người cuối cùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính; là  
đối tượng phục vụ của các định chế tài chính hay các đơn vị cung cấp dịch vụ Fintech.  
1.1.4. Phân khúc ngành công nghiệp Fintech  
Dựa trên mô hình kinh doanh đặc thù có thể chia ngành công nghiệp Fintech  
thành 4 phân khúc chính gồm:  
Hình 1.1. Các phân khúc Fintech  
(Nguồn: Tổng luận tháng 9/2018: Fintech – Làn sóng công nghệ làm thay đổi tài  
chính thế giới)  
Phân khúc tài chính  
Đây là một trong những lĩnh vực của Fintech giúp huy động vốn cho các chủ thể  
trong xã hội. Nó bao gồm các phân đoạn nhỏ hơn như sau:  
10  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 84 trang yennguyen 04/04/2022 8420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Fintech trong thanh toán của khách hàng cá nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cac_nhan_to_anh_huong_den_quyet_dinh_su_dung_dich.pdf