Giáo trình Kế toán ngân hàng - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
KẾ TOÁN NGÂN HÀNG  
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
Ban hành kèm theo Quyết định số.....QĐ/ ngày......tháng........năm....của Hiệu  
Trưởng Trường Cao đẳng Hàng Hải I  
Hải phòng, năm 2017  
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh  
doanh thiếu lành mạnh sẽ bnghiêm cấm.  
2
LỜI NÓI ĐẦU  
Tập tài liệu giảng dạy Kế toán ngân hàng được biên soạn với mục đích chính  
là cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản liên quan đến hoạt động kinh  
doanh của ngân hàng thương mại và quy trình kế toán các hoạt động kinh doanh  
đó. Tập tài liệu giảng dạy Kế toán ngân hàng tiếp cận và trình bày với kết cấu sau  
đây:  
Chương 1: Khái quát chung về kế toán ngân hàng  
Chương 2: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn  
Chương 3: Kế toán ngiệp vụ tín dụng  
Chương 4. Kế toán thanh toán qua ngân hàng không dùng tiền mặt  
Chương 5. Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, và thanh toán  
quốc tế.  
Chương 6: Kế toán nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng thương  
mại  
Chương 7: Kế toán kết quả kinh doanh và báo cáo tài chính  
Do điều kiện thời gian và một số hạn chế khác, tập tài liệu giảng dạy Kế  
toán ngân hàng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả xin trân trọng cảm  
ơn những đóng góp quý báu từ các bạn đồng nghiệp người đọc nhằm giúp tác  
giả hoàn thiện trong những lần xuất bản tiếp theo.  
Xin trân trọng cám ơn./.  
Hải phòng, tháng … năm …….  
Biên soạn  
1. Chủ biên: ThS. Đồng Phong Huyền  
3
 
MỤC LỤC  
Trang  
4
 
5
6
Bảng danh mục hiệu, từ viết tắt, thuật ngữ chuyên ngành  
hiệu, từ viết tắt,  
thuật ngữ chuyên  
ngành  
Giải thích  
NH  
NHTM  
NHNN  
GTCG  
UNC  
Ngân hàng  
Ngân hàng thương mại  
Ngân hàng Nhà nước  
Giấy tờ có giá  
Ủy nhiệm chi  
UNT  
Ủy nhiệm thu  
TK  
Tài khoản  
TSCĐ  
TTBTĐTLNH  
TG  
Tài sản cố định  
Thanh toán bù trừ điện tliên ngân hàng  
Tiền gửi  
7
 
Danh mục bảng, biểu  
Số bảng  
Tên bảng  
Trang  
14  
Sơ đồ 1.1 Vtrí của kế toán ngân hàng trong quản trị ngân hàng.  
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ thanh toán bằng UNC  
78  
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ quy trình thanh toán bằng UNT  
Sơ đồ 4.3. Sơ đồ quy trình thanh toán bằng SEC  
Sơ đồ 6.1. Sơ đồ quy trình thanh toán liên ngân hàng điện tử  
Sơ đồ 7.1. Sơ đồ kế toán về kết qukinh doanh tổng quát  
79  
81  
94  
109  
8
 
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY  
Tên môn học: KẾ TOÁN NGÂN HÀNG  
số môn học: MH. 6340302.32  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:  
- Vị trí: Môn kế toán ngân hàng là một môn học tự chọn thuộc chuyên  
ngành, được học sau các môn tài chính doanh nghiệp, thuế và là kiến thức bổ trợ  
cho môn học thực hành kế toán tại các cơ sở.  
- Tính chất:  
+ Môn học kế toán ngân hàng cung cấp những kiến thức về nghiệp vụ kế  
toán sử dụng trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ.  
+ Thông qua kiến thức chuyên môn về kế toán ngân hàng, người học thực  
hiện được các nội dung về nghiệp vụ kế toán tại doanh nghiệp ngân hàng. Là một  
trong những công cụ quản điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế.  
- Ý nghĩa, vai trò: Mô đun cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực  
hành cho người học.  
Mục tiêu môn học/mô đun:  
- Về kiến thức:  
+ Vận dụng được các kiến thức đã học về kế toán ngân hàng trong việc thực  
hiện thực hiện nghiệp vụ kế toán được giao.  
+ Ứng dụng được phần hành kế toán trong việc thực hiện công tác kế toán  
tại các doanh nghiệp ngân hàng.  
- Về kỹ năng:  
+ Phân biệt được các loại chứng từ, các loại tài khoản, các nguồn vốn huy  
động, các phương thức cho vay chủ yếu, các hình thức thanh toán không dùng tiền  
mặt trong kế toán ngân hàng.  
+ Hạch toán được các nghiệp vụ liên quan đến kế toán tiền gửi, kế toán phát  
hành giấy tờ có giá, kế toán cho vay, kế toán được các nghiệp vụ liên quan đến kế  
toán thanh toán qua ngân hàng, kế toán thanh toán vốn liên ngân hàng điện tử, kế  
toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, kế toán kết  
quả kinh doanh phát sinh ngân hàng thương mại.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
+ Tuân thủ các chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành.  
9
 
+ Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, sức khỏe  
giúp cho người học sau khi tốt nghiệp khả năng tìm kiếm việc làm tại các doanh  
nghiệp.  
Nội dung môn học:  
10  
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG  
chương: MH. 6340302.32.01  
Giới thiệu:  
Cung cấp kiến thức khái quát về hệ thống ngân hàng thương mại một số  
kiến thức cơ bản về công tác kế toán trong ngân hàng thương mại bao gồm hệ  
thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán, làm nền tảng cho các phần  
hành kế toán, các nghiệp vụ cụ thể được giải quyết ở các chương sau.  
Mục tiêu:  
- Kiến thức: Trình bày được đối tượng, đặc điểm hệ thống tài khoản kế  
toán ngân hàng  
- Kỹ năng: Phân biệt được các loại chứng từ, các loại tài khoản trong kế toán  
ngân hàng.  
- Thái độ: Tuân thủ các chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành.  
Nội dung chính:  
1. Đối tượng, đặc điểm của kế toán ngân hàng  
1.1. Khái niệm  
Kế toán Ngân hàng nói chung bao gồm kế toán tại các Tổ chức tín dụng và  
tại các Ngân hàng Nhà nước.Tuy nhiên nói đến Kế toán ngân hàng người ta hay  
tập trung nói về kế toán tại các Tổ chức Tín dụng mà trong đó tập trung nói đến  
các Ngân hàng thương mại. Kế toán ngân hàng có vai trò đặc biệt trong việc cung  
cấp các số liệu, phản ánh diễn biến các hoạt động kinh tế nhờ đó thể kiểm tra  
tình hình huy động sử dụng vốn của Ngân hàng có hiệu quả hay không? Cho  
nên Kế toán ngân hàng là công cụ để quản lý các nghiệp vụ của ngân hàng và hoạt  
động của nền kinh tế.  
Kế toán ngân hàng là một môn khoa học nghệ thuật ghi chép, tổng hợp,  
phân loại giải thích các nghiệp vụ bằng con số có tác động đến tình hình tài  
chính của các ngân hàng, nhằm cung cấp các thông tin về tình hình tài chính và kết  
quả hoạt động của ngân hàng, làm cơ sở cho việc ra các quyết định liên quan đến  
mục tiêu quản lý kinh doanh đánh giá hoạt động của ngân hàng.  
Ngân hàng là một dạng doanh nghiệp đặc biệt: doanh nghiệp kinh doanh tiền  
tệ, là trung gian tài chính. Ngân hàng cung cấp các dịch vụ về tiền - vốn, thanh  
toán và bảo quản tài sản, tư vấn hỗ trợ tài chính…  
11  
     
Mục  
Hoạt động kinh doanh  
tiêu  
Nghiệp vụ  
Kế toán  
Thông tin  
Nhà quản trị  
Kiểm toán  
- Ban giám đốc  
- Hội đồng quản trị  
Thông tin được xác nhận  
Người lợi ích  
- Người gửi tiền  
- Cổ đông  
- quan, tổ chức  
Sơ đồ 1.1: Vtrí của kế toán ngân hàng trong quản trị ngân hàng.  
Đối tượng phục vụ của kế toán ngân hàng là:  
- Quản trị viên ngân hàng: sử dụng thông tin do kế toán ngân hàng cung cấp  
để đề ra các sách lược kinh doanh và hình thành các quyết định quản lý.  
- Các nhà đầu tư, cơ quan tài chính, công ty chứng khoán,…: đây những  
đối tượng việc sử dụng thông tin kế toán quyết định tới lợi ích của họ do vậy  
các thông tin kế toán cần được xác nhận bởi một cơ quan độc lập (kiểm toán). Họ  
sử dụng thông tin kế toán phục vụ mục đích đầu tư hay quản lý.  
1.2. Đối tượng của kế toán ngân hàng  
Kế toán là một công cụ quản rất quan trọng và không thể thiếu được trong  
bất kỳ một tổ chức kinh tế nào. Khi một tổ chức kinh tế muốn hoạt động hữu  
ích về mặt kinh tế lợi ích xã hội thì công tác kế toán hết sức cần thiết. Nó cung  
cấp những thông tin rất quan trọng hữu ích không những cho người trong doanh  
nghiệp cả cho người ngoài doanh nghiệp cả những người lợi ích trực tiếp và  
lợi ích không trực tiếp.  
12  
 
Tài sản một nguồn lực mà doanh nghiệp kiểm soát được dự tính đem  
lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp. Tài sản của Ngân hàng là số  
tiền mà Ngân hàng bỏ ra để có các tài sản tại ngân quỹ, cho vay, đầu tư, TSCĐ,  
công cụ lao động, vật liệu… những TS này trực tiếp mang lại thu nhập cho Ngân  
hàng hoặc đóng vai trò phục vụ cho hoạt động sinh lời của ngân hàng.  
Do vậy, tài sản nguồn hình thành tài sản cũng như sự biến động của  
chúng trong quá trình kinh doanh là đối tượng phản ánh của kế toán ngân hàng.  
Thước đo tiền tệ được sử dụng để phản ánh nguồn vốn, cơ cấu hình thành  
nguồn vốn việc sử dụng vốn của các hoạt động trong ngân hàng.  
Vốn của hệ thống ngân hàng hay của từng ngân hàng đều tồn tại dưới hai  
hình thức: nguồn vốn vốn sử dụng (TS).  
1.2.1. Nguồn vốn  
Nguồn vốn chỉ những nguồn lực tài chính mà hệ thống ngân hàng có thể dựa  
vào đó để thực hiện chức năng kinh doanh và cung cấp dịch vụ tài chính. Nguồn  
vốn bao gồm:  
- Vốn tự có và coi như tự có (NV chủ sở hữu)  
+ Vốn điều lệ: vốn ghi trong điều lệ của ngân hàng do chủ sở hữu cam kết  
góp vốn khi thành lập và khi đầu tư thêm vào ngân hàng. Với ngân hàng cổ phần,  
vốn điều lệ chính là tổng mệnh giá cổ phiếu mà ngân hàng phát hành với các  
NHTM nhà nước, vốn điều lệ do ngân sách nnước cấp.  
+ Thặng dư vốn cổ phần: phần chênh lệc giữa giá thực tế phát sinh và  
mệnh giá cổ phiếu (nếu có).  
+ Các quỹ của ngân hàng (quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài  
chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ…)  
- Vốn quản lý và huy động (Nợ phải trả).  
+ Vốn tiền gửi  
+ Vốn đi vay  
+ Vốn phát hành...  
- Các khoản phải trả (trả lãi, trả tiền thuế, phải trả khác…)  
1.2.2. Vốn sử dụng (TS)  
- Vốn sử dụng (hay còn gọi là tài sản) số tiền mỗi ngân hàng bỏ ra để  
có tài sản như ngân quỹ, tài sản cố định, cho vay, đầu tư...  
13  
   
Sử dụng vốn để cho vay chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng sử dụng vốn tại  
ngân hàng. Tuy nhiên, cho vay phải đảm bảo một số yêu cầu:  
+ Cho vay đúng mc đích, có hiu qu, đảm bo thu hi đúng hn cvn, lãi.  
+ Tổ chức tín dụng không được cho khách hàng vay quá 15% vốn tự có và  
10 khách hàng vay nhiều nhất không được vượt quá 30% tổng số dư nợ của tổ  
chức tín dụng đó  
+ Tổ chức tín dụng chỉ được dùng vốn tự để góp liên doanh, liên kết mua  
cổ phần, không dùng vốn huy động cho mục đích này.  
+ Ngân hàng được phép kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ theo quy định của  
ngân hàng nhà nước.  
- Ngoài ra, tài sản ngân hàng còn có:  
+ Tài sản của ngân hàng như: trụ sở, máy tính….  
+ Tiền măt tại quỹ: tiền VND, ngoại tệ…  
+ Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc tiền  
gửi thanh toán, tiền gửi kỹ quỹ bảo lãnh.  
+ Tín phiếu kho bạc, các chứng khoán có giá trị khác.  
+ Chứng khoán đầu tư.  
+ Góp vốn đầu tư bao gồm số tiền mà ngân hàng góp vốn, đầu tư mua cổ  
phần, góp vốn liên doanh.  
1.3. Đặc điểm của kế toán ngân hàng  
Kế toán ngân hàng tuân theo nguyên lý kế toán nói chung. Tuy nhiên có  
những đặc điểm riêng sau:  
+ Hoạt động ngân hàng là trung gian tài chính nên kế toán ngân hàng phải  
phản ánh rõ việc huy động vốn trong các thành phần kinh tế và dân cư đồng thời  
phản ánh cụ thể của việc sử dụng vốn đó.  
+ Kế toán ngân hàng có tính giao dịch xử nghiệp vụ ngân hàng: trước  
khi hạch toán kế toán phải giao dịch, tiếp xúc với khách hàng, kiểm tra và xử lý  
chứng từ xem có hợp pháp hợp lệ không.  
+ Kế toán ngân hàng có tính cập nhật và chính xác cao: số liệu kế toán phải  
phản ánh nhanh chóng, kịp thời chính xác.  
+ Hàng ngày căn cứ số liệu của kế toán ngân hàng để lập bảng cân đối tài  
khoản, các giấy báo (nợ, có...), các sổ phụ... gửi về các tổ chức kinh tế làm cơ sở  
hạch toán tại các đơn vị này.  
14  
 
+ Kế toán ngân hàng có khối lượng chứng từ khá lớn phức tạp.  
+ Kế toán ngân hàng có tính tập trung và thống nhất cao.  
1.4. Chứng từ kế toán ngân hàng  
1.4.1. Khái niệm  
Chứng từ kế toán ngân hàng là những minh chứng có tính chất pháp lý,  
chứng minh nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành đồng thời cơ sở  
để kế toán hạch toán vào các tài khoản kế toán.  
1.4.2. Phân loại chứng từ  
- Căn cứ theo công dụng và trình tự ghi sổ của chứng từ:  
+ Chứng từ gốc: chứng từ được lập đầu tiên và có đầy đủ pháp lý chứng  
minh nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành.  
+ Chứng từ ghi sổ: được lập trên cơ sở chứng từ gốc và cho phép phản ánh  
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán.  
+ Chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ: được lập trên cơ sở chứng từ gốc và  
cho phép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán.  
- Căn cứ theo địa điểm lập:  
+ Chứng từ nội bộ: do ngân hàng lập để thực hiên các nghiệp vụ kế toán  
+ Chứng từ do khách hàng lập nộp vào ngân hàng: uỷ nhiệm thu, chi...  
- Theo mức độ tổng hợp của chứng từ  
+ Chứng từ biệt (đơn nhất): những chứng từ được lập chỉ sử dụng cho  
một nghiệp vụ kinh tế phát sinh.  
+ Chứng từ tổng hợp (chứng từ liên hoàn): là những chứng từ được lập để  
sử dụng cho nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh.  
- Theo nội dung kinh tế mục đích sử dụng:  
+ Chứng từ tiền mặt  
+ Chứng từ chuyển khoản  
- Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật  
+ Chứng từ bằng giấy  
+ Chứng từ điện tử  
1.4.3. Kiểm soát chứng từ  
Kiểm soát chứng từ việc kiểm tra tính đúng đắn của các yếu tố đã ghi trên  
chứng từ và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong suốt quá trình xử lý.  
15  
       
Kiểm sát chứng từ thực hiện qua 2 bước:  
- Bước 1: Kiểm soát trước  
Việc kiểm soát trước chứng từ do thanh toán viên thực hiện khi tiếp nhận  
chứng từ của khách hàng.  
Nội dung kiểm soát trước:  
+ Kiểm soát xem chứng từ lập đã đúng quy định chưa  
+ Nội dung nhiệm vụ kinh tế phát sinh có phù hợp với thể lệ tín dụng thanh  
toán qua ngân hàng không, có phải lệnh của chủ tài khoản không, số dư trên tài  
khoản khách hàng có đủ điều kiện để thanh toán không?  
- Bước 2: Kiểm soát sau  
Kiểm soát sau chứng từ do kiểm soát viên kiểm soát. Khi tiếp nhận chứng từ  
bộ phận thanh toán hoặc từ ngân quỹ chuyển tới trước khi vào sổ kế toán.  
Nội dung của kiểm soát sau chứng từ tương tự kiểm soát trước trừ kiểm tra  
số dư, đồng thời kiểm soát chữ của thanh toán viên với chứng từ chuyển khoản,  
chữ của thủ quỹ đối với chứng từ tiền mặt  
1.4.4. Tổ chức luân chuyển chứng từ  
- Luân chuyển chứng từ chính là quá trình vận động của chứng từ kể từ khi  
được ngân hàng lập hoặc do khách hàng nộp vào qua khâu kiểm soát xử đến  
khâu hạch toán vào sổ sách kế toán và cuối cùng là lưu giữ chứng từ.  
- Tổ chức luân chuyển chứng từ một cách có khoa học sẽ giúp cho ngân  
hàng phục vụ khách hàng một cách nhanh nhất các bộ phận đủ thời gian kiểm  
soát nội bộ tránh thất lạc mất mát chứng từ.  
- Nguyên tắc luân chuyển chứng từ: do chứng từ của kế toán ngân hàng có  
nhiều loại, mỗi loại lại đặc điểm luân chuyển khác nhau nên khi tổ chức luân  
chuyển chứng từ phải đảm bảo nguyên tác:  
+ Đối với chứng từ tiền mặt có liên quan đến việc nộp lĩnh tiền trên các  
tài khoản giao dịch của ngân hàng. Nếu chứng từ nộp tiền mặt thì thủ quỹ ngân  
hàng phải thu đủ tiền sau đó kế toán mới vào sổ kế toán của người nộp ngược lại  
nếu chứng từ lĩnh tiền mặt thì kế toán phải vào sổ tài khoản trước sau đó mới chi  
tiền cho khách hàng.  
+ Đối với chứng từ dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt thì chỉ ghi  
vào tài khoản của người thụ hưởng (ghi bên có) khi biết chắc tài khoản của người  
chi trả đủ khả năng thanh toán ghi nợ trước có sau.  
16  
 
+ Chứng từ luân chuyển giữa các bộ phận trong đơn vị ngân hàng do ngân  
hàng tổ chức luân chuyển lấy không qua tay khách hàng. Chứng từ thanh toán ra  
các ngân hàng khác như chuyển tiền, thanh toán bù trừ thì luân chuyển qua bưu  
điện, qua hệ thống mạng của ngân hàng hoặc trực tiếp giao nhận chứng từ.  
2. Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng  
2.1. Khái niệm và phân loại tài khoản  
2.1.1. Khái niệm  
Tài khoản kế toán của ngân hàng là một phương pháp kế toán dùng thước đo  
tiền tệ để phân loại, tập hợp, phản ánh, kiểm soát các đối tượng kế toán một cách  
liên tục.  
2.1.2. Phân loại  
- Căn cứ theo mối quan hệ của tài khoản với tài sản:  
TK tài sản có  
TK tài sản nợ  
TK tài sản nợ có: là những tài khoản lúc có số dư nợ lúc có số dư hoặc có  
đồng thời cả 2 số dư nợ và có. Với những tài khoản này khi lập bảng cân đối tài  
khoản không được trừ 2 số dư cho nhau. Thường những tài khản phản ánh  
kết quả kinh doanh của ngânhàng, các tài khoản điều chuyển vốn giữa các ngân  
hàng...  
- Căn cứ theo mối quan hệ của tài khoản với bảng cân đối kế toán  
TK trong bảng cân đối kế toán: TK loại 1loại 8  
TK ngoài bảng cân đối kế toán: TK loai 9  
- Căn cứ theo mức độ tổng hợp của tài khoản  
TK tổng hợp: TK cấp I, II, III, IV, V  
TK chi tiết  
2.2. Hệ thống tài khoản kế toán hiện hành  
Hthng tài khon kế toán ngân hàng là danh mc các tài khon được sử  
dng để phn ánh toàn btài sn, ngun vn và svn động ca chúng trong quá  
trình hot động kinh doanh ca ngân hàng. Trong danh mc này, mi tài khon có  
tên gi, shiu riêng phù hp vi ni dung mà nó phn ánh. Các tài khon được sp  
xếp theo mt trt tnht định để đáp ng yêu cu hch toán, tng hp thông tin.  
Theo thông TT10/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số tài khoản  
trong hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết  
định số 479/2004-NHNN ra ngày 29/4/2004 của thống đốc ngân hàng Nhà nước.  
17  
         
Hệ thống tài khoản kế toán này áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi  
nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng) được thành  
lập hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng  
Hệ thống tài khoản kế toán của các tổ chức tín dụng bao gồm 9 loại, trong  
đó loại 9 bao gồm các tài khoản ngoại bảng, 8 loại còn lại (từ loại 1 đến loại 8) là  
các tài khoản trong bảng cân đối kế toán. Cụ thể:  
Loại 1: Vốn khả dụng và các khoản đầu tư  
Loại 2: Hoạt động tín dụng  
Loại 3: Tài sản cố định và các tài sản có khác  
Loại 4: Các khoản phải trả  
Loại 5: Hoạt động thanh toán  
Loại 6: Nguồn vốn chủ sở hữu  
Loại 7: Thu nhập  
Loại 8: Chi phí  
Loại 9: Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán  
Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và các tài khoản ngoài bảng cân  
đối kế toán (từ đây gọi tắt là tài khoản trong bảng và tài khoản ngoại bảng) được  
bố trí theo hệ thống số thập phân nhiều cấp, từ tài khoản cấp 1 đến tài khoản cấp 3,  
hiệu từ 2 đến 4 chữ số.  
Tài khoản cấp 1 ký hiệu bằng 2 chữ số từ 10 đến 99. Mỗi loại tài khoản cấp  
1 được bố trí tối đa 10 tài khoản cấp 2.  
Tài khoản cấp 2 ký hiệu bằng 3 chữ số, hai số đầu (từ trái sang phải) số  
hiệu tài khoản cấp 1, só thứ 3 là số thứ từ tài khoản cấp 2 trong tài khoản cấp 1, ký  
hiệu từ 1 đến 9.  
Tài khoản cấp 3 ký hiệu bằng 4 chữ số, ba số đầu (từ trái sang phải) số  
hiệu tài khoản cấp 2, cố thứ 4 là số thứ tự tài khoản cấp 3 trong tài khoản cấp 2, ký  
hiệu từ 1 đến 9.  
Các tài khoản cấp 1, 2, 3 là những tài khoản tổng hợp do Thống đốc ngân  
hàng Nhà nước quy định, dùng lảm cơ sở để hạch toán kế toán tại các tổ chức tín  
dụng.  
Tài khoản chi tiết (tiểu khoản) dùng để theo dõi phản ánh chi tiết các đối  
tượng của tài khoản tổng hợp. Việc mở tài khoản chi tiết được thực hiện theo quy  
định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản.  
18  
Cách ghi số hiệu tài khoản chi tiết:  
Số hiệu tài khoản chi tiết gồm có 2 phần:  
- Phần thứ nhất: số hiệu tài khoản tổng hợp và ký hiệu tiền tệ.  
- Phần thứ hai: số thứ tự tiểu khoản trong tài khoản tổng hợp  
Nếu một tài khoản tổng hợp dưới 10 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản  
được hiệu bằng một chữ số từ 1 đến 9.  
Nếu một tài khoản tổng hợp dưới 100 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản  
được hiệu bừng hai chữ số t01 đến 99.  
Nếu một tài khoản tổng hợp dưới 1000 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản  
được hiệu bằng ba chữ số t001 đến 999…  
Số lượng chữ số của các tiểu khoản trong cùng một tài khoản tổng hợp bắt  
buộc phải ghi thống nhất theo quy định trên (một, hai, ba chữ số …) nhưng không  
bắt buộc phải ghi thống nhất số lượng chữ số của các tiểu khoản giữa các tài khoản  
tổng hợp khác nhau.  
Số thứ tự tiểu khoản được ghi vào bên phải của số hiệu tài khoản tổng hợp  
và ký hiệu tiền tệ. Giữa số hiệu tài khoản tổng hợp, hiệu tiền tsố thứ tự tiểu  
khoản, ghi thêm dấu (.) để phân biệt.  
Như vậy, số hiệu tài khoản chi tiết cấu trúc chung như sau:  
Xxxx  
Xx  
x (xxx…)  
TK cấp 3  
hiệu tiền tệ  
Số thứ ttài khoản chi tiết  
dụ: Tài khoản 4221.37.88  
4221 là tài khoản tổng hợp _ tiền gửi “không kỳ hạn của ngân hàng trong  
nước bằng ngoại tệ”.  
37 là ký hiệu tiền tệ (đồng USD).  
88 là số thứ tự tiểu khoản của tài khoản tiền gửi trên.  
Tiếp sau chữ số thứ tự của tài khoản cấp 3 là 2 chữ số phản ánh đơn vị tiền  
tệ sử dụng trong quá trình hạch toán và hai chữ số này được mã hóa theo từng  
đồng tiền của các quốc gia trên thế giới (theo phụ lục của hệ thống tài khoản ngân  
hàng theo 479/2004-NHNN ra ngày 29/4/2004).  
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG  
Câu 1: Trình bày khái niệm, đối tượng, đặc điểm của kế toán ngân hàng.  
Câu 2: Trình bày các nội dung về chứng từ kế toán ngân hàng.  
19  
 
Câu 3: Trình bày hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng.  
Câu 4: Trình bày sự giống và khác nhau giữa bảng cân đối kế toán NHTM  
với các doanh nghiệp khác.  
Câu 5: Tại sao phần tài sản trên Bảng cân đối kế toán NHTM không phân  
thành 2 loại tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.  
Câu 6: Tình hình tài chính của một NHTM vào ngày 31/12/N như sau:  
Chỉ tiêu  
1. Tiền mặt  
Số tiền  
10  
Chỉ tiêu  
6. Tiền gửi KH  
7. Vay NH khác  
8. Vốn điều lệ  
9. Lợi nhuận  
Số tiền  
160  
27  
9
2. Tiền gửi NHNN  
3. CK kinh doanh  
4. Cho vay  
12  
24  
150  
4
4
5. Tài sản khác  
Yêu cầu: 1. Viết phương trình kế toán  
2. Lập bảng Cân đối kế toán vào ngày 31/12/N  
3. Cho biết chỉ tiêu kinh tế nào phản ánh mối quan hệ giữa Bảng cân đối  
kế toán và Báo cáo thu nhập, chi phí.  
4. Hãy chỉ ra các biến động của bảng cân đối kế toán sau khi mỗi nghiệp  
vụ kinh tế phát sinh và lập bảng Cân đối kế toán vào cuối tháng 1/N.  
Biết rằng: Trong tháng 1/N+1 có các nghiệp vụ phát sinh như sau:  
- Khách hàng trả nợ vay 100 tỷ đồng, trong đó tiền mặt 20 tỷ, số còn lại từ  
tài khoản tiền gửi của khách hàng.  
- NH mua TSCD trẳ bằng tiền mặt 0,5 tỷ đồng.  
- NH cho khách hàng vay 50 tỷ, trong đó giải ngân băng tiền mặt 10 tỷ, số  
còn lại tră tiền mua hàng cho KH bằng chuyển khoản cho người thụ hưởng cũng có  
tài khoản tiền gửi tại NH.  
- Phát hành kỳ phiếu đúng mệnh giá, số tiền thu được bằng tiền mặt 50 tỷ.  
- Dùng tiền mặt mua chứng khoán đầu tư 10 tỷ.  
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập của bài.  
- Đánh giá vể kiến thức: Tự luận  
- Đánh giá vể kỹ năng: Thực hành  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
doc 91 trang yennguyen 26/03/2022 6560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán ngân hàng - Nghề: Kế toán doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_ke_toan_ngan_hang_nghe_ke_toan_doanh_nghiep.doc
  • docxPHỤ LỤC GT KE TOAN NGÂN HÀNG.docx