Đề án Đầu tư phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020 định hướng đến 2030

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc  
(DỰ THẢO)  
ĐỀ ÁN  
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ CHẾ BIẾN DƯỢC  
LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI  
ĐOẠN 2017-2020 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030  
KON TUM THÁNG 5/2017  
1
PHẦN MỞ ĐẦU  
1. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Tỉnh Kon Tum có hơn 2/3 diện tích tự nhiên là rừng và đất lâm nghiệp,  
rừng Kon Tum là nơi chứa đựng nguồn dược liệu tự nhiên phong phú, đa dạng  
về chủng loại và công dụng chữa được nhiều bệnh. Đất đai và khí hậu phù hợp  
với nhiều loài cây trồng, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý xuất xứ từ các nơi  
khác nhau.  
Trong những năm gần đây, việc khám chữa bệnh bằng phương pháp y  
dược cổ truyền kết hợp với y dược hiện đại đã được sử dụng rộng rãi và đạt  
được nhiều thành tựu quan trọng. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu tự nhiên làm  
thuốc ngày càng nhiều. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên đang  
ngày một cạn kiệt, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, nguồn dược  
liệu đang bị thu hẹp hoặc việc nuôi trồng dược liệu tự phát mất cân đối. Trữ  
lượng dược liệu ngày càng giảm do khai thác tràn lan, không có kế hoạch bảo  
tồn nguồn dược liệu.  
Đầu tư, phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn dược liệu trong tự nhiên và  
duy trì tài nguyên dược liệu đang là vấn đề cấp bách. Bảo vệ nguồn dược liệu tự  
nhiên là bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ sự đa dạng sinh học, môi trường và  
bảo vệ sức khỏe, kinh tế, văn hóa của cộng đồng... Hơn nữa, phát triển dược liệu  
trong giai đoạn tới mở ra cơ hội rất lớn cho việc giao thương, tham gia thị  
trường quốc tế về dược liệu và dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên.  
Chính phủ đã có chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất  
hàng hóa ứng dụng công nghệ cao gia tăng giá trị theo chuỗi sản phẩm hàng hóa.  
Để thực hiện được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đáp ứng yêu  
cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng của nguồn nguyên liệu làm thuốc  
ở nước ta, trước yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước, sự cần thiết xây  
dựng đề án “Đầu tư phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon  
Tum giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2030” là chương trình hành động  
có tính chiến lược. Đề án hình thành nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong  
lĩnh vực dược liệu; khai thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên  
dược liệu, bảo tồn và phát triển sự đa dạng sinh học và xây dựng kế hoạch phát  
triển thuốc đông y từ nguồn dược liệu trong của tỉnh góp phần chuyển đổi cơ  
cấu cây trồng và nâng cao thu nhập cho người dân tại các vùng khó khăn; từng  
bước và chủ động đáp ứng đủ nhu cầu dược liệu cung cấp cho công nghiệp dược  
và y dược học cổ truyền trên địa bàn tỉnh và trong nước.  
2
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.  
Cây dược liệu ở Kon Tum rất phong phú, tuy nhiên việc khai thác không  
kiểm soát, không gắn với bảo tồn, đã làm mất dần nguồn tài nguyên tự nhiên,  
đặc biệt là những loài dược liệu quí, hiếm của tỉnh có trong Sách đỏ Việt Nam.  
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, 80% dân số thế giới nằm ở khu vực các  
nước đang phát triển và 80% dân số ở các nước này sử dụng thuốc có nguồn gốc  
tự nhiên như một lựa chọn hàng đầu trong việc phòng và chữa bệnh. Với số dân  
khổng lồ, nhiều bệnh tật nên nhu cầu sử dụng thuốc hiệu quả cao ngày càng  
tăng. Nhu cầu về sử dụng thuốc trên thế giới là rất lớn, cả về số lượng và chất  
lượng. Đây đang là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển nói  
riêng và nhân loại nói chung.  
Cho đến nay, dược liệu có nguồn gốc thực vật vẫn là nguồn nguyên liệu  
chính trong phát triển các loại thuốc mới trên thế giới. Các dược phẩm có nguồn  
gốc tự nhiên chiếm tới 50% tổng số dược phẩm đang được sử dụng trong lâm  
sàng, trong đó khoảng 25% tổng số thuốc có nguồn gốc từ thực vật bậc cao.  
Theo ước tính, doanh số thuốc từ cây thuốc và các sản phẩm của nó đạt trên 100  
tỷ đô la/năm.  
Việt Nam cũng có một lịch sử lâu đời trong sử dụng cây cỏ tự nhiên và  
một nền y học cổ truyền có bản sắc riêng để phòng và chữa bệnh cho con người.  
Nằm trong khu vực nhiệt đới Đông Nam Á có đa dạng sinh học rất cao. Theo  
ước tính Việt Nam có khoảng trên 12.000 loài thực vật bậc cao, chiếm khoảng  
4-5% tống số loài thực vật bậc cao đã biết trên thế giới và khoảng 25% số loài  
thực vật bậc cao đã biết ở châu Á. Trong số này, có khoảng 4.000 loài thực vật  
và 400 loài động vật được dùng làm thuốc. Thế nhưng, các thuốc này mới chủ  
yếu được sử dụng trong y học cổ truyền và y học dân gian Việt Nam,. Thị  
trường dược liệu ở Việt Nam vẫn trong tình trạng thả nổi, thiếu sự quản lý của  
các cơ quan y tế (về chủng loại, chất lượng, tính chuẩn xác, quy trình chế biến,  
cách bảo quản, …) và cơ quan quản lý thị trường (về giá cả).  
Hiện nay, các công ty dược phẩm của Việt Nam đã và đang phát triển sản  
xuất thuốc từ nguồn nguyên liệu tự nhiên. Đã có nhiều công ty phát triển rất tốt,  
có thể kể đến là Công ty cổ phần Dược phẩm Traphaco, Công ty cổ phần Dược  
phẩm Nam Hà, Công ty Dược liệu Trung Ương 3 (Hải Phòng), các Công ty cổ  
phần Dược phẩm Tuệ Linh, Phúc Vinh, Phúc Hưng, Tâm Bình…  
Cây thuốc quí ở tỉnh có nhiều nhưng người dân kể cả các nhà thuốc có uy  
tín chưa có ý thức trong việc gây trồng, phát triển một số cây thuốc quí hiếm.  
Trên địa bàn tỉnh cũng chưa có một đơn vị nào được giao hoặc chủ động trong  
3
việc trồng thử và chế biến các cây thuốc quí. Cho nên việc nghiên cứu phát triển  
dược liệu một cách toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu  
tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu dược trong nước và có thể tham gia xuất khẩu  
tăng thu nhập cho người dân trên đơn vị canh tác đất là rất cần thiết và quan  
trọng.  
3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN  
- Đánh giá thực trạng tình hình phát triển cây dược liệu đặc sản ngoài tự  
nhiên, nuôi trồng trên địa bàn tỉnh.  
- Định hướng, đầu tư, chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát triển cây dược liệu  
bản địa và du nhập phù hợp các tiểu vùng khí hậu trên địa bàn toàn tỉnh, đáp ứng  
nhu cầu sử dụng nguồn nguyên liệu dược liệu khám chữa bệnh, chế biến, xuất  
khẩu.  
- Đề xuất giải pháp đầu tư, chính sách nghiên cứu bảo tồn, phát triển hạ  
tầng vùng trồng dược liệu, phát triển vùng nguyên liệu cây dược liệu từ khâu  
trồng, thu hoạch, bảo quản, chế biến, kiểm định chất lượng, xây dựng thương  
hiệu, truy xuất nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; xây dựng cánh  
đồng lớn, quy trình trồng dược liệu và mối liên kết giữa "các nhà" để đưa Kon  
Tum trở thành vùng dược liệu trọng điểm của khu vực và cả nước, hướng đến  
xuất khẩu.  
4. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG.  
4.1. Cơ sở pháp lý.  
1. Luật Dược số 34/2005/QH11 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam  
thông qua ngày 14/6/2005;  
2. Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Thủ tướng Chính  
phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược;  
3. Chỉ thị 24-CT/TW ngày 04/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương về  
việc phát triển nền Đông Y và Hội Đông Y Việt Nam trong tình hình mới;  
4. Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ  
về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định  
hướng đến năm 2030;  
5. Thông báo số 220/TB-VPCP ngày 12/5/2017 của Văn phòng Chính phủ  
về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn  
quốc về phát triển dược liệu Việt Nam;  
4
6. Nghị định 65/2017-CP ngày 19/5/2017 của Chính phủ về chính sách đặc  
thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu;  
7. Nghị quyết số 09/2013/NQ-HĐND ngày 04/7/2013 của Hội đồng nhân  
dân tỉnh Kon Tum Khóa X, kỳ họp thứ 6 về Thông qua Quy hoạch Bảo vệ và  
phát triển rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020;  
8. Thông báo số 216-TB-VPTU ngày 17/02/2017 của Văn phòng Tỉnh ủy  
về ý kiến của đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng  
nhân dân tỉnh tại buổi làm việc với Thường trực Huyện ủy Tu Mơ Rông;  
9. Kế hoạch số 813/KH-UBND ngày 22/5/2012 của UBND tỉnh về việc  
phát triển Y, Dược học cổ truyền tỉnh Kon Tum đến năm 2020  
4.2. Tài liệu sử dụng.  
- Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của  
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến  
năm 2020 và định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Kon Tum;  
- Kết quả các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ trên địa  
bàn tỉnh.  
- Báo cáo chuyên đề các sở ngành, UBND các huyện và Thành phố.  
- Niên giám thống kê 2015 và các tài liệu tham khảo trên mạng Internet.  
Phần 1. BỐI CẢNH XÂY DỰNG ĐỀ ÁN  
1. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ  
1.1. Bối cảnh quốc tế.  
- Toàn cầu hóa và khu vực hóa đang là xu thế tất yếu khách quan của nền  
kinh tế thế giới. Các liên kết kinh tế ngày càng sâu rộng, thúc đẩy quá trình quốc  
tế hóa sản xuất và phân công lao động, hình thành mạng sản xuất và chuỗi giá trị  
toàn cầu. Trong bối cảnh đó, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt.  
- Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chung trong khu vực và quốc tế.  
1.2. Bối cảnh quốc gia  
Sau 30 năm đổi mới (1986 - 2016), nước ta đã đạt nhiều thành tựu trong  
phát triển kinh tế - xã hội.  
5
Nhiều chủ trương, chính sách được ban hành hoặc sửa đổi để phù hợp hơn  
với các cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, từng bước tạo ra môi trường pháp  
lý đầy đủ, an toàn và thuận lợi hơn cho các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp.  
đặc biệt là chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi  
trồng, khai thác dược liệu của Chính phủ.  
1.3. Bối cảnh tỉnh Kon Tum  
- Nền kinh tế tỉnh Kon Tum vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao,  
thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng có nhiều tiến bộ và đạt nhiều  
thành quả đáng khích lệ. Đảng Nhà nước có nhiều chính sách đặc thù với miền  
núi vùng cao. Quan hệ hợp tác phát triển giữa Kon Tum với các tỉnh thành phố  
trong khu vực và cả nước đang trở thành một xu thế tất yếu.  
- Tỉnh Kon Tum vẫn còn là tỉnh nghèo, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn  
nhiều hạn chế, nhu cầu về vốn đầu tư lớn nhưng khả năng đáp ứng có hạn. Qui mô  
kinh tế còn nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, năng lực cạnh tranh thấp. Tình hình  
lạm phát và giá cả các mặt hàng tiêu dùng, vật tư thiết yếu có xu hướng gia tăng;  
thiên tai dịch bệnh có những diễn biến phức tạp.  
2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỀ ÁN  
2.1. Điều kiện tự nhiên  
2.1.1 Vị trí địa lý  
Tỉnh Kon Tum nằm ở cực bắc Tây Nguyên, có đường biên giới chung với  
hai nước Lào và Căm Pu Chia. Tọa độ địa lý từ 13055’30” đến 15025’30” vĩ độ  
Bắc, từ 107020’15” đến 108033’00” kinh độ Đông.  
Giới cận hành chính: Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; Nam giáp tỉnh Gia Lai;  
Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi; Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và  
Vương quốc Căm Pu Chia.  
2.1.2. Địa hình  
Nhìn chung địa thế của Kon Tum cao ở phía Bắc và thấp dần xuống phía  
Nam, đỉnh cao nhất là ngọn núi Ngọc Linh cao 2.598m. Địa hình rất đa dạng và  
phức tạp, với nhiều kiểu địa hình, núi cao, núi trung bình, núi thấp và vùng  
thung lũng đan xen nhau. Có thể phân chia thành 4 kiểu địa hình chính như sau:  
2.1.2.1. Kiểu địa hình núi cao  
Kiểu địa hình này chiếm 0,7 % diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở huyện  
Đăk Glei và Tu Mơ Rông. Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc bình quân từ 250- 300.  
6
Độ cao bình quân 1.500m. Tỷ lệ che phủ rừng lớn, tập trung diện tích rừng có  
trữ lượng cao, có nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm.  
2.1.2.2. Kiểu địa hình núi trung bình  
Kiểu địa hình này chiếm 61,6% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các  
huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông và Đăk Hà. Địa hình khá phức tạp,  
chia cắt mạnh, độ dốc bình quân từ 200- 250. Độ cao bình quân 1.200m. Tỷ lệ  
che phủ rừng cao, là nơi tập trung diện tích rừng có trữ lượng cao.  
2.1.2.3. Kiểu địa hình núi thấp  
Kiểu địa hình này chiếm 20,4% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung huyện  
Sa Thầy, Ngọc Hồi, Đăk Tô và phía nam các huyện Đăk Hà, Kon Plông. Đây là  
vùng chuyển tiếp giữa kiểu địa hình núi trung bình và vùng thung lũng, độ dốc  
bình quân từ 150- 200, độ cao trung bình từ 600 - 800 m. Độ che phủ của rừng  
không cao, rừng tự nhiên còn ít, rừng trồng manh mún.  
2.1.2.4. Kiểu địa hình thung lũng và máng trũng  
Kiểu địa hình này chiếm 17,3% diện tích tự nhiên, phân bố ở thành phố  
Kon Tum, Huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi và Sa Thầy, nằm dọc theo các triền sông  
Pô Kô, Đăk Pơ Xi và Đăk Bla. Vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng, độ  
cao trung bình từ 400 - 600m, độ dốc trung bình từ 50 - 100.  
2.1.3. Khí hậu, thuỷ văn  
2.1.3.1. Khí hậu  
Tỉnh Kon Tum có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao nguyên, một năm có  
hai mùa rõ rệt:  
- Mùa mưa từ tháng 5-10 hàng năm, lượng mưa chủ yếu tập trung từ tháng  
6-9 hàng năm (Chiếm trên 80% lượng mưa trong năm). Độ ẩm không khí cao  
>80%, nhất là những ngày mưa liên tục độ ẩm không khí đạt tới độ bão hoà.  
- Mùa khô từ tháng 11-4 năm sau. Vào mùa khô độ ẩm không khí, độ ẩm vật liệu  
cháy thấp, khí hậu khô hanh và gió nên vào mùa nàynguy cơ xảyra cháy rừng cao.  
* Nhiệt độ: Do ảnh hưởng của vĩ độ địa lý nên nhiệt độ ở đây tương đối  
cao, nhiệt độ bình quân năm 24,90C, nhiệt độ cao nhất 27,40C (tháng 5), nhiệt độ  
thấp nhất 21,80C (tháng 12). Số ngày có nhiệt độ lớn hơn 200C khoảng 220  
ngày, tổng nhiệt lượng trong năm từ 7.700-8.7000C.  
* Mưa: Mưa tập trung theo mùa, lượng mưa trung bình hàng năm 1.600 mm,  
lượng mưa tháng cao nhất 379,6 mm, lượng mưa tháng thấp nhất 1-2 mm. Hàng  
7
năm, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4-6 và kết thúc vào tháng 10-11, mưa tập  
trung vào tháng 7-8(1).  
* Gió: Có hai loại gió chính thịnh hành:  
- Gió Tây Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 10, tần suất cao nhất 32%  
(tháng 5), tần suất thấp nhất 13% (tháng 9).  
- Gió Đông Bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tần suất cao  
nhất 24% (tháng 3, 4), tần suất thấp nhất 7% (tháng 11)  
Kon Tum nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do nằm trên  
nhiều vĩ độ và kiểu địa hình khác nhau nên Kon Tum có nhiều tiểu vùng khí hậu  
khác nhau, có thể phân thành các tiểu vùng sau:  
1.3.1.1. Tiểu vùng khí hậu núi cao Ngọc Linh  
Tiểu vùng này nằm ở phía Bắc của tỉnh, bao gồm các huyện Đăk Glei, Tu  
Mơ Rông và Kon Plông. Đặc điểm khí hậu vùng này là lạnh và ẩm ướt, do ảnh  
hưởng trực tiếp của vùng Đông Trường Sơn nên vùng này có lượng mưa rất lớn,  
lượng mưa đạt trung bình trên 3.000 mm/năm. Mưa tập trung vào các tháng 7, 8 và  
9, về mùa khô vùng này vẫn nhận được một lượng mưa đáng kể. Nhiệt độ trung  
bình từ 130C- 170C, tháng lạnh nhất tháng 1, nhiệt độ trung bình từ 110C- 150C.  
1.3.1.2. Tiểu vùng khí hậu núi thấp Sa Thầy  
Vùng này bao gồm phía Nam của huyện Sa Thầy, lượng mưa trung bình  
từ 2.000 mm - 3.000 mm, nhiệt độ trung bình từ 200C-23 0C.  
1.3.1.3. Tiểu vùng khí hậu máng trũng Kon Tum  
Vùng này bao gồm Thành phố Kon Tum, huyện Đăk Hà, vùng này mang  
đậm nét khí hậu của vùng địa hình máng trũng, lượng mưa hàng năm ít, chỉ đạt  
từ 1.700 - 2.200 mm/năm. Nhiệt độ trung bình năm cũng cao hơn so với hai tiểu  
vùng trên, trung bình 230C - 250C.  
1.3.2. Thuỷ văn  
1.3.2.1. Nguồn nước mặt  
Kon Tum có nguồn nước mặt khá dồi dào, được dự trữ từ 4 hệ thống sông  
lớn và các hồ chứa nước.  
- Hệ thống sông Sê San có lưu vực chiếm phần lớn diện tích của tỉnh, do  
chảy qua nhiều bậc thềm địa hình nên độ dốc dòng chảy lớn, nhiều thác ghềnh,  
1: Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Kon Tum  
8
do vậy hệ thống sông này có tiềm năng tiềm năng thuỷ điện lớn. Tổng lượng  
dòng chảy của sông từ 10-11 tỷ m3 nước.  
- Phía Đông bắc là đầu nguồn sông Trà Khúc, phía Bắc là đầu nguồn sông Thu  
Bồn và sông Vu Gia. Các sông này đều chảy về các tỉnh Duyên Hải và đổ ra biển  
Đông, diện tích lưu vực của 3 con sông này chỉ chiếm 1/4 diện tích của toàn tỉnh.  
- Ngoài nguồn nước mặt từ các hệ thống sông suối, Kon Tum còn có nguồn  
nước mặt khá dồi dào được chứa từ các hệ thống hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện như  
hồ thuỷ điện Plei Krông, các hồ thuỷ lợi: Đăk Hniêng, Mùa xuân (Đăk Uy).  
1.3.2.2. Nguồn nước ngầm  
Kết quả điều tra của Liên đoàn Địa chất thuỷ văn miền Nam cho thấy mực  
nước ngầm của Kon Tum thường phân bố ở độ sâu từ 10 m - 25 m, lưu lượng  
các lỗ khoan từ 1-3 lít/s. Với trữ lượng nước ngầm như vậy có thể đáp ứng được  
nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng.  
2.1.4. Địa chất thổ nhưỡng  
1.4.1. Địa chất  
Nằm trong địa khối cổ phía Nam hay gọi là địa khối cổ Kon Tum. Nền địa  
chất được cấu tạo từ 4 nhóm đá mẹ chủ yếu sau:  
- Nhóm đá Mắcma axít  
- Nhóm đá sét - biến chất  
- Nhóm đá Mắcma kiềm  
- Nhóm nền địa chất bồi, dốc tụ  
1.4.2. Thổ nhưỡng  
Đất đai tỉnh Kon Tum có 5 nhóm đất gồm 16 đơn vị đất, trong đó nhóm  
đất đỏ vàng và nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi chiếm khoảng 96% tổng diện  
tích, phân bố theo các nhóm đất sau:  
- Nhóm đất phù sa: gồm 4 đơn vị đất (đất phù sa được bồi chua Pbc, đất  
phù sa không được bồi chua Pc, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf, đất phù  
sa ngòi suối Py) với tổng diện tích 16.663 ha chiếm tỷ lệ 1,73%.  
- Nhóm đất xám bạc màu: gồm 2 đơn vị đất (đất xám trên phù sa cổ X và  
đất xám trên đá Macma axit Xa) với tổng diện tích là 5.066 ha chiếm 0,53%.  
- Nhóm đất đỏ vàng: gồm 6 đơn vị đất (đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và  
trung tính Fk, đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính Fu, đất đỏ vàng  
9
trên đá sét và biến chất Fs, đất vàng đỏ trên đá macma axit Fa, đất vàng nhạt  
trên đá cát Fq, đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp) với tổng diện tích 579.788 ha  
chiếm 60,3%.  
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: gồm 3 đơn vị đất (đất mùn nâu đỏ trên đá  
macma bazơ và trung tính Hk, đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất Hs, đất  
mùn vàng đỏ trên đá macma axit Ha) với tổng diện tích 343.288 ha chiếm 35,7%.  
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: gồm 1 đơn vị đất là đất thung  
lũng do sản phẩm dốc tụ D, với tổng diện tích 1.679 ha chiếm 0,17%.  
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội  
2.2.1. Dân số  
Kon Tum có 9 huyện và 1 thành phố (thành phố Kon Tum và huyện Đăk  
Hà, Đăk Tô, Đăk Glei, Sa Thầy, Ngọc Hồi, Kon Plông, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông,  
Ia H’Drai) với 102 xã, phường, thị trấn.  
Theo số liệu thống kê, dân số trung bình năm 2015 của tỉnh Kon Tum là  
484.215 người tăng 25,7‰ so với năm 2013, trong đó tỷ lệ tăng tự nhiên là  
14,8‰. Trong đó phần lớn sống ở vùng nông thôn với 313.455 người, chiếm  
64,7% dân số, khu vực thành thị có 170.770 người chiếm 35,3%. Mật độ dân số  
trung bình 50 người/km2. Thành phố Kon Tum có mật độ dân cư đông nhất (364  
người/km2). Huyện Ia H’Drai có mật độ dân cư thấp nhất (16 người/km2).  
Chất lượng dân số ngày càng được nâng lên về sức khỏe, thể chất, trình độ  
học vấn và tuổi thọ. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ngày càng giảm, nhân dân  
được chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn, tuổi thọ bình quân đã được nâng  
lên.  
2.2.2. Dân tộc  
Kon Tum có 28 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc kinh chiếm đa số tỷ  
lệ 47%, các dân tộc thiểu số chiếm trên 53%, trong đó, 6 dân tộc ít người sinh sống  
lâu đời bao gồm: Xơ Đăng, Bana, Giẻ-Triêng, Gia Rai, Brâu và Rơ Măm. Sau ngày  
thống nhất đất nước (1975), một số dân tộc thiểu số ở các tỉnh khác đã đến Kon  
Tum sinh sống, tạo cho thành phần dân tộc trong tỉnh ngày càng đa dạng.  
2.2.3. Lao động  
Theo Niên giám thống kê năm 2015, tổng số người trong độ tuổi lao động  
trong toàn tỉnh là 285.458 người, chiếm 58,9% dân số, lao động thuộc lĩnh vực  
Nông - Lâm nghiệp 140.318 chiếm 49,1% lao động (trong đó số lao động trong  
10  
các đơn vị thuộc các lâm trường quốc doanh, các ban quản lý chỉ có 454  
người).  
Về chất lượng lao động: tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn còn thấp so với  
mặt bằng chung của khu vực và cả nước. Số người 15 tuổi trở lên đã được đào  
tạo chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 11,9 %, chưa được đào tạo chuyên môn kỹ  
thuật chiếm đến 88,1%. Phần lớn lực lượng lao động là lao động phổ thông  
trong các ngành nông, lâm nghiệp.  
2.2.4. Kinh tế  
Trong năm 2015, kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển ổn định và đạt tốc độ  
tăng trưởng ở mức 8,32%. Kết quả đạt được trên một số lĩnh vực cụ thể như sau:  
- Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2015 theo giá so sánh 2010 ước  
đạt 10.442,36 tỷ đồng, tăng 8,32% so với năm 2014.  
- Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2015 theo giá hiện hành ước  
đạt 14.758,18 tỷ đồng.  
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.979 tỷ đồng, bằng  
92% dự toán và bằng 94,5% so với năm 2014.  
- Chi ngân sách địa phương ước 3.569 tỷ đồng, bằng 98% dự toán và tăng  
4,9% so với năm 2014.  
- Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2015 ước tính tăng 7,34% so với năm  
2014.  
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2015 ước đạt  
12.101,34 tỷ đồng, tăng 16,96% so với năm 2014.  
- Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 ước đạt 57,05 triệu USD, bằng  
80,34% so với năm 2014.  
- Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2015 ước đạt 12,33 triệu USD, bằng  
72,68% so với năm 2014.  
- Chỉ số chung giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tháng 12/2015 tăng  
0,50% so với tháng 12 năm 2014.  
2.2.5. Văn hoá, xã hội và cơ sở hạ tầng  
2.2.5.1. Giáo dục  
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy có 7.194 người, trong đó giáo viên tiểu học  
3.500 người, giáo viên trung học cơ sở 2.631 người, giáo viên trung học phổ  
thông 1.063 người.  
11  
Học sinh toàn tỉnh có 107.658 em, trong đó học sinh tiểu học 57.707 em,  
học sinh trung học cơ sở 36.765 em, học sinh trung học phổ thông 13.186 em.  
- Cơ sở vật chất kỹ thuật trong trường học: Năm học 2015 - 2016 toàn tỉnh  
có 276 trường, so với đầu năm học trước tăng 04 trường do thành lập mới 01  
trường tiểu học, 03 trường trung học cơ sở.  
Trang thiết bị giáo dục được trang bị đồng bộ, đảm bảo yêu cầu dạy học.  
Việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cũng được chú trọng và đã đạt thành  
tựu quan trọng. Hiện nay, toàn tỉnh có 135 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có  
34 trường mầm non, 66 trường tiểu học, 26 trường THCS và 09 trường THPT.  
Tuy nhiên, một số trường ở vùng sâu, vùng xa còn thiếu phòng học để dạy 2  
buổi/ngày.  
2.2.5.2. Đào tạo  
- Đào tạo hệ Trung cấp nghề: Đào tạo các lớp hệ trung cấp nghề cho 301  
học viên (231 học viên DTTS), trong đó: Trường Trung cấp nghề đào tạo theo  
nguồn kinh phí của tỉnh giao: 285 học viên (231 học viên DTTS); Đào tạo ngoài  
chỉ tiêu là 16 học viên.  
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tổ chức đào tạo nghề nông thôn  
cho 2.501/3.300 lao động (đạt 75,78%). Trong đó: Đào tạo nghề nông nghiệp  
cho 1.970/2.435 lao động (đạt 80,90% KH); Đào tạo nghề phi nông nghiệp cho  
531/865 lao động (đạt 61,39% KH).  
2.2.5.3. Y tế  
Mạng lưới y tế đã được triển khai từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã. Đến  
nay 100% xã đã có trạm y tế, toàn tỉnh có 122 cơ sở y tế, trong đó có 11 bệnh  
viện, 13 phòng khám đa khoa, 01 viện điều dưỡng và 01 khu điều trị phong.  
2.2.5.4. Bưu chính viễn thông  
Hệ thống thông tin liên lạc đã được trang bị khắp 9 huyện, thành phố, từ  
trung tâm các huyện có thể liên lạc tới tất cả các vùng trong nước và quốc tế.  
Hiện nay, 100% xã phường đã được trang bị điện thoại với tỷ lệ 15 máy điện  
thoại/100 dân. Về phát thanh và truyền hình, 100% số xã được phủ sóng truyền  
thanh, 97,9% được phủ sóng truyền hình, tỷ lệ hộ được xem đài truyền hình Việt  
Nam là 84% và tỷ lệ hộ nghe được đài tiếng nói Việt nam là 100%.  
2.2.5.5. Giao thông  
- Giao thông đường bộ: Toàn tỉnh có hơn 2.905 km giao thông đường bộ,  
trong đó, đường nhựa có 641 km (chiếm 22%), đường bê tông xi măng có 43,7  
12  
km (chiếm 1,5%), đường cấp phối có 290,5 km (chiếm 10%) và đường đất là  
2.930 km (chiếm 66,4%).  
+ Đường quốc lộ gồm 4 tuyến (Quốc lộ 14, 40, 24, 14C) với tổng chiều dài  
là 387 km. Mạng lưới quốc lộ của tỉnh Kon Tum, đóng vai trò đặc biệt rất quan  
trọng trong việc gắn kết mối quan hệ thương mại quốc tế với các tỉnh Đông Bắc  
Thái Lan, Nam Lào, với các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và Đông  
Nam Bộ.  
+ Tỉnh lộ gồm 8 tuyến với tổng chiều dài là 352,6 km. Trong giai đoạn  
2001 - 2006 đã khởi công và xây dựng hoàn thành đầu tư nâng cấp, cải tạo một  
số tuyến đường sau: Tỉnh lộ 672, 673, 674, 675, 676; tuyến đường 671, 678 đã  
được cải tạo, nâng cấp một số đoạn tuyến xung yếu.  
2.2.5.6. Thuỷ lợi  
Toàn tỉnh có trên 75 công trình thuỷ lợi lớn, trên 100 công trình thuỷ lợi  
nhỏ và nhiều công trình tạm với năng lực thiết kế tưới lúa nước vụ Đông xuân là  
7.750 ha, vụ mùa là 5.100 ha và 1.000 ha cây công nghiệp. Năng lực tưới thực tế  
là 5.500 ha lúa Đông xuân, 2.500 ha lúa mùa và 650 ha cây công nghiệp, đạt 60  
- 65% năng lực thiết kế. Các công trình thuỷ lợi đã mang lại hiệu quả nhất định  
trong sản xuất lương thực, góp phần định canh định cư, xoá đói giảm nghèo và  
an toàn lương thực trên địa bàn tỉnh.  
2.2.5.7. Điện  
- Nguồn cung cấp: Hiện tại, tỉnh Kon Tum được cấp điện từ hệ thống điện  
miền Trung thông qua tuyến đường dây 110 KV mạch đơn PleiKu - Kon Tum -  
Đak Tô và 02 Trạm 110/22KV tại thị xã Kon Tum và huyện Đăk Tô.  
Các nguồn điện tại chỗ phần lớn là điện lưới 15,22 KV gồm: Nhà máy điện  
Kon Tum (3,4MW), và 02 Trạm thuỷ điện nhỏ: Kon Đào - Đăk Tô (570KW),  
Đăk Pô Kô - Đăk Glei (240KW). Hiện đang tiến hành xây dựng một số Nhà máy  
như: thủy điện PleiKrông (110MW), Đăk Rơ Sa (7MW), Đăk Pô Ne (14MW).  
- Lưới điện: Có 256 Km đường dây 500 KV đi qua, 77 Km đường dây  
110 KV, 812 Km đường dây trung thế và 583 Km đường dây hạ thế; 245 trạm  
biến áp 3 pha với tổng công suất 42.265 KVA, 288 trạm biến áp 1 pha với tổng  
công suất là 9.800 KVA.  
- Tình hình cung cấp điện cho khu vực nông thôn: Đến nay đã có 100%  
xã, phường, thị trấn được sử dụng điện lưới; tỷ lệ hộ sử dụng điện là 90%.  
2.2.5.8. Các cửa khẩu  
13  
Tỉnh Kon Tum hiện có 03 cửa khẩu, gồm 01 cửa khẩu quốc tế và 02 cửa  
khẩu phụ. Cửa khẩu Bờ Y được hình thành năm 1999, hiện đang hoạt động theo  
Quyết định 217/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Riêng 02 cửa khẩu  
phụ Đăk Long - Văn Tách (Lào), Đăk Blô - Đak Ba (Lào) khai thông năm 2005  
3. THỰC TRẠNG, PHÂN BỐ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN  
DƯỢC LIỆU Ở KON TUM  
3.1. Thực trạng  
Kết quả điều tra từ năm 2003-2005 và những kết quả nghiên cứu gần đây  
có thể khẳng định rằng nguồn cây thuốc ở Kon Tum đã và đang bị suy giảm  
nhiều. Vì hầu hết các loài cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao trong tự  
nhiên đang dần cạn kiệt. Do khai thác liên tục nhiều năm thiếu chú ý bảo vệ tái  
sinh, phá rừng làm nương rẫy,… đã làm mất đi nhiều diện tích rừng, trong đó có  
cây thuốc. Từ các nguyên nhân trên dẫn tới sự suy giảm nhanh chóng về các cây  
thuốc quý như:  
- Vàng đắng: Ở Kon Tum đã 2 lần khai thác lớn vào các năm từ 1978-1985  
và từ 1990-1993 (khai thác lại). Những vùng có vàng đắng ở Sa Thầy, Đắk Tô,  
Ngọc Hồi, Kon Rẫy, Đắk Hà trước kia, nay chỉ còn là những cây tái sinh nhỏ.  
Nơi duy nhất có thể khai thác được cây thuốc này là ở một số vùng rừng rất xa  
thuộc huyện Kon Plông và Kon Rẫy.  
- Đảng sâm cũng là một cây thuốc quý ở các xã xung quanh núi Ngọc Linh.  
Trong các năm (từ 1990 trở về trước) thường xuyên thu mua cây thuốc này, với  
khối lượng từ vài tạ đến 2 - 3 tấn một năm. Vài năm trở lại, nguồn dược liệu tự  
nhiên được xem như đã cạn kiệt và phải đầu tư hỗ trợ nông dân trồng mới.  
- Sa nhân vốn là một nguồn dược liệu đặc sản ở các huyện Đắk Tô (cũ) nay  
là Tu Mơ Rông, Kon Plông và Sa Thầy,… trước kia. Nhưng hiện nay do nạn phá  
rừng lấy đất canh tác đã làm mất đi nhiều đám sa nhân rộng lớn ở xung quanh  
thị trấn Sa Thầy, thuộc xã Sa Sơn, Sa Nhơn, cũng như huyện Tu Mơ Rông và  
Kon Plông. Trong những năm qua người dân ở các huyện trong tỉnh vẫn đi thu  
hái được sa nhân hoang dại, tuy nhiên do không tập trung, sản lượng nhỏ do đó  
việc mua bán gặp rất nhiều khó khăn.  
Qua thực tế điều tra và kết quả thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác,  
bước đầu đã thống kê được danh sách các loài cây thuốc làm thuốc quý hiếm có  
nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam, hiện có ở KonTum, gồm 35 loài, thuộc 27  
họ thực vật thuộc diện quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, cụ  
thể:  
14  
- Thuộc ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có một loài thuộc một họ, đó là  
loài tắc kè đá - bổ cốt toái (Drynaria bonii). Xét trên phạm vi toàn quốc, cây  
thuốc này thuộc diện sắp bị nguy cấp (VU), nhưng ở Kon Tum có thể khai thác  
một cách rất hạn chế, cần chú ý bảo vệ tái sinh do khả năng sinh trưởng và phát  
triển của cây thuốc này rất chậm.  
- Ngành Thông (Pinophyta) có 5 loài thuộc 3 họ, trong đó, họ Tuế  
(Cycadaceae) có một loài tuế lá xẻ, họ bụt mọc (Cupressaceae) có một loài (pơ  
mu), họ Kim giao (Podocarpaceae) có 3 loài (thông lông gà, kim giao núi đất và  
hoàng đàn giả).  
- Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có 29 loài thuộc 23 họ. Trong đó, thuộc  
lớp Hai lá mầm có 20 loài thuộc 17 họ và lớp Một lá mầm có 9 loài thuộc 6 họ.  
- Theo Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2001và 2004). Trong số 35 loài  
đã biết ở Kon Tum, có một loài (Sâm Ngọc Linh) thuộc cấp CR- nghĩa là đang  
cực kỳ bị nguy cấp, gần như đã bị tuyệt chủng trong hoang dại (trong tự nhiên).  
Thuộc cấp EN - đang bị nguy cấp có một số loài như:  
- Bách hợp: chỉ thấy vài cá thể ở chân núi Ngọc Linh thuộc xã Măng Ri.  
- Trọng lâu: có rải rác ở xã Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Lây (Tu Mơ Rông) và  
Đắk Man (Đắk Glei).  
- Cỏ nhung phân bố rải rác ở vùng núi cao; Hoàng liên ô rô, hoàng tinh  
vòng, kỳ nam kiến, cây một lá (2 loài), ngân đằng, ngũ gia bì gai, sâm cau mỗi  
loài phân bố một điểm ở Kon Tum. Trong đó, đáng chú ý nhất là hoàng tinh  
vòng, ngân đằng, ngũ gia bì gai là những cây thuốc qua điều tra mới ghi nhận  
cho Kon Tum trong năm 2004.  
Ngoài ra, theo Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, ở Kon Tum có gần 20  
loài, trong đó, có loài củ dòm, hoàng đàn giả, hồi nước, kim giao núi đất, lệ  
dương, ngũ vị tử, nữ lang, pơ mu, thông nàng, thổ mộc hương, dương đầu, từ  
mỏng là những cây thuốc chưa có tên trong Danh lục cây thuốc tỉnh Gia Lai –  
Kon Tum trước kia (1980).  
Hầu hết các cây thuốc kể trên (35 loài) cũng đều có tên trong (Sách Đỏ Việt  
Nam) “tập 2 - Phần thực vật, 1996”. Trong những văn bản có tính pháp lý về bảo  
vệ động thực vật hoang dã ở Việt Nam, ở Kon Tum có 15 loài có tên trong Nghị  
định 32/2006/NĐ-CP: thuộc nhóm IA- nghiêm cấm khai thác sử dụng có 4 loài  
(sâm ngọc linh, cỏ nhung và 2 loài cây một lá); thuộc nhóm IIA- hạn chế khai  
thác sử dụng có 11 loài: bách hợp, trọng lâu, bình vôi hoa dài, đảng sâm, hoàng  
15  
đàn giả, hoàng tinh vòng, kim giao, ngũ gia bì gai, pơ mu, trầm hương và tuế lá  
xẻ.  
3.2. Phân bố  
Theo kết quả đề tài: “Xây dựng bộ tài liệu về nguồn dược liệu tỉnh Kon  
Tum” trên địa bàn tỉnh có tổng số 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc, thuộc  
549 chi, 191 họ của 6 ngành thực vật khác nhau kể trên. Trong đó đáng lưu ý  
một số loài sau đây:  
- Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.), Stemonaceae: Phân bố tập trung ở  
Kon Plông (xã Hiếu, Mang Cành); Sa Thầy (Sa Sơn, Rờ Kơi); Ngọc Hồi (Đắk  
Nông, Đắk Dục); Đắk Plei (Đắk Kroong).  
- Cẩu tích (Cibotium barometz (L.) J. S m.), Dicksoniaceae: Phân bố tập  
trung ở Đắk Glei (Đắk Man, Đắk Choong, Mường Hoong, Ngọc Linh); Tu Mơ  
Rông (Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Glei); Ngọc Hồi (Đắk Dục, Đắk Nông)…  
- Chè dây (Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.), Vitaceae:  
Phân bố tập trung ở Kon Plông (Pờ Ê, xã Hiếu, Mang Cành); Ngọc Hồi (Bờ Y);  
Đắk Glei (Mường Hoong, Ngọc Linh, Đắk Man); Tu Mơ Rông (Tê Xăng).  
- Về nấm mọc hoang dại làm thuốc ở Kon Tum, đáng chú ý nhất là loài  
nấm linh chi (Ganoderma lucidum) đã phát hiện thấy dưới tán rừng tự nhiên ở  
Chư Mom Ray, Ngọc Linh và thậm chí cả ở rừng xen tre nứa ở xã Tân Lập -  
huyện Kon Rẫy.  
- Chua chát (Malus doumeri (Bois) Chev.; Rosaceae: Huyện Tu Mơ Rông  
(các xã Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Glei).  
- Củ mài núi (Dioscorea japonica Thunb. & D. persimilis Rain et Burk.),  
Dioscoreaceae: Phân bố ở nhiều địa phương trong tất cả các huyện.  
- Nga truật (Curcuma zedoaria (Berger) Roscoe), Zingibezeceae: Phân bố  
tập trung ở Kon Plông (xã Hiếu, Mang Cành); Ngọc Hồi (Bờ Y, Đắk Dục); Đắk  
Glei (Đắk K’Roong, Mường Hoong); Tu Mơ Rông (Tê Xăng, Ngọc Glei)…  
- Đảng sâm phân bố khá nhiều ở các xã thuộc Đông Trường Sơn xung  
quanh vùng núi Ngọc Linh như Măng Ri, Tê Xăng, Ngọk Lei, Mường Hoong,  
Ngọk Linh, Tu Mơ Rông, Văn Xuôi, Măng Bút thuộc các huyện Tu Mơ Rông,  
Đăkglei, Kon Plông.  
- Vàng đắng phân bố ở Sa Thầy, Đắk Tô, Ngọc Hồi, Đắk Hà, Kon Plông và  
Kon Rẫy.  
- Sa nhân phân bố ở các huyện Đắk Tô (cũ), Kon Plông và Sa Thầy…  
16  
- Ngũ Vị tử (Schisandra ghinensis Baill) phân bố chủ yếu trên các huyện  
huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei, trong đó tập trung nhất là ở vùng núi Ngọc  
Linh.  
- Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) ở các xã trên đỉnh  
núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum.  
Các loại dược thảo đã có trong danh sách cây thuốc và vị thuốc Việt Nam  
tại các vùng núi cao (thuộc huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông, Sa Thầy, Đăk Glei,  
Đăk Tô), có một số cây thuốc thuộc diện quý hiếm, đang được quan tâm bảo tồn  
ở Việt Nam, như: cây Sâm Ngọc linh (Panax vietnamensis), Bảy lá một hoa  
(Paris sp), Đảng sâm (Sâm dây) – (Codonopsis javanica), Lan Kim tuyến (Cỏ  
nhung) – (Anoectochilus spp), Lan Một lá (Nervilia sp). Ngoài ra còn có 1 số  
loài mọc tự nhiên tại các vùng còn lại như: Bách bộ (Stemona tuberosa Lour),  
Bách bệnh (Eurycomma longifoli) tên gọi khác là Mật nhân, Cẩu tích (Cibotium  
barometz), Chè vằng (Jasminium spp), Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus) tên  
gọi khác là Chó đẻ răng cưa, Hà thủ ô trắng (Streptocaulon Juventas), Kê huyết  
đằng (Spatholobus parviflora, Butea sp), Lạc tiên (Passiflora foetida), Hoàng  
đằng (Fibaurea tinctoria), Nhân trần lông (Adenosma hirsutum), Nhân trần Tây  
Ninh (Adenosma bracteosum)…Nấm linh chi (Lingzhi mushroom) và Cổ linh chi  
(Ganoderma spp).  
3.3. Tiềm năng phát triển  
Điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng của tỉnh Kon Tum rất thuận lợi để phát  
triển kinh tế về nuôi trồng, phát triển dược liệu quý có giá trị kinh tế cao. Đất  
lâm nghiệp chiếm hơn 70% đất tự nhiên, là nơi dự trữ nguồn dược liệu phong  
phú, nơi có môi trường thuận tiện cho nhiều dược liệu di thực. Thực vật ở tỉnh  
Kon Tum đa dạng và phong phú, qua khảo sát có khoảng 1.168 loại có ích, trong  
đó cây quý có 62 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam 2007; 853 loài cây thuốc và  
nấm làm thuốc có tên trong diện những cây thuốc cần quan tâm bảo tồn ở Việt  
Nam. Nổi bật lên trong số này là cây Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis).  
Tại vùng cao xung quanh núi Ngọc Linh (Đăk Glei; Tu Mơ Rông) và ở  
huyện Kon Plông, có nền nhiệt độ tương đối ôn hòa, có thể trồng được nhiều  
loại cây thuốc có nguồn gốc ôn đới, mang lại giá trị kinh tế cao. Còn ở các vùng  
đất màu mỡ khác ở vùng thấp, đều có thể trồng các cây thuốc nhiệt đới quen  
thuộc như: Đinh lăng (Polyscias fruticosa), Nghệ vàng (curcuma longa L.), Đậu  
ván trắng (Dolichos purpureus L.D. lablab L.), Địa liền (Kacpleria galang), Sa  
nhân (Amomum xanthioides), Gừng (Zingiber officinale),…và cả các cây tinh  
dầu đang có nhu cầu cao trên thị trường: Hương nhu trắng ( Herba Ocimi  
17  
gratissimi), Sả (Cymbopogon Citratus (L) Pers), Trà tiên (Ocimum basilicum L.,  
var. Pilosum (Willd.) Benth),…  
Trong thời gian qua với nhiều nỗ lực của các ngành, các cấp công tác bảo  
tồn và đầu tư phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh đã có những thành công nhất  
định, cụ thể: Trồng mới hơn 326 ha Sâm Ngọc linh (Công ty TNHHMTV lâm  
nghiệp Đăk Tô trồng được 13,23 ha, Công ty cổ phần Sâm Ngọc linh đã trồng  
được 300 ha, hộ gia đình, cá nhân trồng được 12,63 ha), đồng thời kêu gọi đầu  
tư nhiều dự án trồng Sâm trên địa bàn2; phát triển hơn 90 ha Đảng Sâm (Sâm  
dây), 36 ha đương qui và một số cây dược liệu khác như Quế, Sa nhân, Lan Kim  
tuyến, Ngủ vị tử .v.v.  
Tuy nhiên nguồn dược liệu tự nhiên hiện nay đang bị khai thác thiếu kiểm  
soát, không khoa học. Việc sử dụng dược liệu theo kinh nghiệm truyền miệng,  
mua bán dược liệu tự phát, bán đại trà cho thương lái ngoài tỉnh, việc thu hái  
không đúng thời vụ, sử dụng không đúng bộ phận dùng làm thuốc... là những  
cách sử dụng dược liệu lãng phí, kém hiệu quả. Đến nay, việc thu hái, mua bán  
dược liệu vẫn đang hoạt động. Nguy cơ cạn kiệt, tuyệt chủng nguồn dược liệu là  
không tránh khỏi, ví dụ: Sâm Ngọc linh (Panax vietnamensis) Hà thủ ô đỏ  
(Fallopia multiflora), Sa nhân (Amonum Xanthioides Wall), Vàng đắng  
(Coscinium usitatum).  
Theo kết quả nghiên cứu và thực tiễn sản xuất có 41 loài cây dược liệu có  
thể đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng sản xuất nông  
nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh (Kèm theo Phụ lục 02)  
Trong đó, các tiêu chí lựa chọn các loài dược liệu đầu tư phát triển gồm:  
(1) Các loài dược liệu phải phù hợp với điều kiện lập địa nơi gây trồng; (2) Phù  
hợp với chủ trương của Chính Phủ về quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu  
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày  
30/10/2013) và danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn 2015 - 2020  
của Bộ Y tế (Quyết định số 206/QĐ-BYT ngày 22/01/2015); (3) Giá trị dược  
liệu, kinh tế cao; nhu cầu thị trường sử dụng các loài cây thuốc có nguồn gốc tự  
nhiên trong việc chữa bệnh; (4) Tình hình thực tiễn về việc khai thác, gây trồng  
2Dự án đầu tư của Bộ khoa học và Công nghệ với diện tích dự kiến 500 ha. Nguồn vốn dự kiến đầu tư: 475 tỷ  
đồng; Dự án đầu tư của Công ty cổ phần sâm Ngọc linh Kon tum với diện tích 5036 ha (diện tích đã trồng 169,0  
ha) với Tổng mức đầu tư: 1.702 tỉ đồng; Dự án trồng sâm của Công ty lâm nghiệp Đăk Tô diện tích 78,8 ha (diện  
tích đã trồng 7,88 ha). Vốn đầu tư 11,52 tỉ đồng; Dự án của Công ty Cổ phần Dược phẩm Việt Nam: Dự kiến  
khoảng 400 ha; Dự án của Công ty TNHH Thái hòa với diện tích xin thuê 263,5 ha; Dự án của Công ty TNHH  
Trung Hòa với diện tích khoảng 410 ha.  
18  
tại các địa phương trên địa bàn tỉnh và trong cả nước; (5) Có giá trị và hiệu quả  
kinh tế cao trong việc đâu tư phát triển.  
Trên cơ sở kết quả khảo sát và đăng ký của các huyện thành phố, Quy  
hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030  
của Chính phủ (Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013) và danh mục cây  
dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn 2015 - 2020 của Bộ Y tế (Quyết định số  
206/QĐ-BYT ngày 22/01/2015, các loài dược liệu tập trung phát triển trong thời  
gian đến gồm 11 loài dược liệu theo Phụ lục 03 kèm theo Đề án.  
3.4. Khái quát về các loài cây dược liệu lựa chọn  
- Cây sâm Ngọc linh  
+ Phân bố: Sâm Ngọc linh được phát hiện xung quanh núi Ngọc Linh  
thuộc huyện Đăk glei, huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum và huyện Trà My,  
huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam, Sâm sinh trưởng ở độ cao từ 1.500 m trở  
lên3, kiểu rừng lá rộng thường xanh có độ tàn che trên 70%, với độ ẩm tương  
đối cao, khí hậu mát quanh năm, sâm mọc ở dưới tán rừng nơi đất có nhiều mùn.  
+ Đặc điểm sinh học: Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học sâm  
Ngọc linh có dạng thân khí sinh thẳng đứng, đường kính thân từ 4-8mm, thường  
ngủ đông hàng năm. Thân rễ có đường kính 1–2 cm, mọc bò ngang trên hoặc  
dưới mặt đất mang nhiều rễ nhánh. Trên đỉnh của thân mang lá kép hình chân  
vịt, mọc vòng với 3-5 nhánh lá; cây 4-5 năm tuổi ra hoa kết quả. Hoa có hình tán  
đơn mọc dưới các lá, cuống tán hoa dài 10–20 cm có thể kèm 1-4 tán phụ hay  
một hoa riêng lẻ ở phía dưới tán chính. Quả mọc tập trung ở trung tâm của tán  
lá, dài độ 0,8 cm-1 cm và rộng khoảng 0,5 cm-0,6 cm, sau hai tháng bắt đầu  
chuyển từ màu xanh đến xanh thẫm, vàng lục, khi chín ngả màu đỏ cam với một  
chấm đen không đều ở đỉnh quả. Mỗi quả chứa một hạt, một số quả chứa 2 hạt  
và số quả trên cây bình quân khoảng 10 đến 30 quả.  
Sâm Ngọc linh sinh trưởng, phát triển tốt dưới tán rừng ẩm, nhiều mùn,  
thích hợp với nhiệt độ ban ngày từ 20°C-25°C, ban đêm 15°C-18°C, sâm Ngọc  
Linh có thể sống rất lâu, thậm chí trên 100 năm, sinh trưởng khá chậm. Bộ phận  
dùng làm thuốc chủ yếu là thân rễ, củ và ngoài ra cũng có thể dùng lá và rễ con.  
Vào đầu tháng 1 hàng năm, sâm xuất hiện chồi mới sau mùa ngủ đông, thân khí  
sinh lớn dần lên thành cây sâm trưởng thành có 1 tán hoa. Từ tháng 4 đến tháng  
6, cây nở hoa và kết quả. Tháng 7 bắt đầu có quả chín và kéo dài đến tháng 9.  
3 Kết quả nghiên cứu về sinh học và trồng trọt của Dược sỹ Phan Văn Đệ, trung tâm Sâm và dược học Thành phố  
Hồ Chí Minh - Viện Dược liệu. Kết quả nghiên cứu phát triển cây Sâm Ngọc linh định hướng và giải pháp của  
tiến sỹ Nguyễn Bá Hoạt- Phó viện trưởng Viện Dược liệu  
19  
Cuối tháng 10, phần thân khí sinh tàn lụi dần, lá rụng, để lại một vết sẹo ở đầu  
củ sâm và cây bắt đầu giai đoạn ngủ đông hết tháng 12. Theo kết quả trồng thực  
nghiệm của các vườn sâm Ngọc linh hiện nay thì cây sâm trồng từ 3-4 năm đã ra  
hoa kết quả, có thể thu hoạch hạt giống.  
+ Giá trị về y học:Theo đánh giá của Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức, Võ Duy  
Huấn thì từ sâm Ngọc Linh đã chiết được 50 hợp chất, xác định cấu trúc hóa học  
cho thấy 26 hợp chất có cấu trúc đã biết (thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm  
Mỹ, sâm Nhật) và 24 saponin pammaran có cấu trúc mới không bắt gặp tại các  
loại sâm khác trên thế giới. Sâm Ngọc Linh chứa chủ yếu các saponin triterpen,  
nhưng cũng là một trong những cây sâm có hàm lượng saponin khung  
pammaran cao nhất (khoảng 12-15%) và số lượng saponin nhiều nhất so với các  
loài khác của chi Panax. Ngoài ra trong sâm Ngọc Linh còn có 14 axít béo, 16  
axít amin (trong đó có 8 axít amin không thay thế được) và 18 nguyên tố đa  
+ Tác dụng đối với sức khỏe: Người Xê Đăng dưới chân núi Ngọc Linh  
đã truyền nhau một loại dược liệu chữa được rất nhiều bệnh, còn bồi bổ sức  
khỏe, tăng sức đề kháng, giúp người ta chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên  
nhiên nơi rừng sâu núi thẳm đó là cây thuốc giấu. Người Xê Đăng bảo vệ, trân  
trọng cây thuốc dấu như báu vật mà thiên nhiên đã ban tặng. Trong kháng chiến  
chống Pháp, các già làng đã chỉ cho cán bộ cách mạng phương thuốc bí truyền  
của dân tộc mình để chống lại các cơn đau hành hạ nơi rừng thiêng nước độc.  
Những cán bộ đã sử dụng như một loại thuốc cầm máu, làm lành vết thương,  
làm thuốc bổ, chữa sốt rét, đau bụng, phù thũng …  
Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt, Phó viện trưởng Viện Dược liệu Việt Nam,  
những kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm cho thấy sâm Ngọc Linh có tác  
dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch,  
chống ôxi hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan. Nghiên cứu  
dược lý lâm sàng của sâm Ngọc Linh cho kết quả tốt: bệnh nhân ăn ngon, ngủ  
tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề  
kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục,  
nâng cao huyết áp ở người bị huyết áp thấp. Ngoài những tác dụng trên, theo  
dược sĩ Đào Kim Long, sâm Ngọc Linh có những tính năng tuyệt hảo như tăng  
lực, phục hồi sự suy giảm chức năng; kháng các độc tố gây hại tế bào, giúp kéo  
dài sự sống của tế bào và tăng các tế bào mới. Đặc biệt, sâm Ngọc Linh có  
những tính năng mà sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc không có là tính kháng  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 60 trang yennguyen 05/04/2022 5900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề án Đầu tư phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020 định hướng đến 2030", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfde_an_dau_tu_phat_trien_va_che_bien_duoc_lieu_tren_dia_ban_t.pdf