Đặc điểm địa mạo thời kỳ pliocene khu vực Tây Nam trũng sâu biển Đông

PETROVIETNAM  
TẠP CHÍ DẦU KHÍ  
Số 5 - 2021, trang 11 - 22  
ISSN 2615-9902  
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO THỜI KỲ PLIOCENE KHU VỰC TÂY NAM  
TRŨNG SÂU BIỂN ĐÔNG  
Đặng Văn Bát1, Tống Duy Cương2, Ngô Thị Kim Chi3  
1Tổng hội Địa chất Việt Nam  
2Viện Dầu khí Việt Nam  
3Đại học Mỏ - Địa chất  
Email: ngothikimchi@humg.edu.vn  
Tóm tắt  
Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu đặc điểm địa mạo thời kỳ Pliocene khu vực Tây Nam trũng sâu Biển Đông thông qua việc lập  
bản đồ địa mạo tỷ lệ 1:250.000 theo nguyên tắc các bề mặt đồng nguồn gốc. Nghiên cứu cho thấy địa hình khu vực này trong các giai  
đoạn Pliocene sớm, Pliocene giữa và Pliocene muộn phản ánh rõ cấu trúc của vỏ trái đất bao gồm thềm lục địa, sườn lục địa, đáy biển  
sâu và đới tách giãn. Các đơn vị địa mạo trong các thời kỳ Pliocene có số lượng khác nhau bao gồm các đơn vị chính là địa hình lục địa cổ  
còn sót lại và địa hình đáy biển. Trong địa hình đáy biển gồm các bề mặt nằm ngang, bề mặt đồng bằng và bề mặt sườn dốc. Các đơn vị  
địa mạo trong thời kỳ Pliocene muộn đều mang tính kế thừa của các giai đoạn Pliocene sớm, Pliocene giữa. Tính kế thừa thể hiện rõ nhất  
ở các núi ngầm đỉnh phẳng, các núi địa lũy tồn tại suốt trong Pliocene. Vào thời kỳ Pliocene sớm và giữa, khối lục địa cổ còn chiếm vị trí  
nhất định ở góc Tây Bắc khu vực nghiên cứu. Sang đến Pliocene muộn, khối lục địa cổ lớn không còn tồn tại, khu vực bị chế ngự bởi chế độ  
biển. Như vậy, Pliocene sớm và giữa là thời kỳ biển bắt đầu xâm nhập vào thềm lục địa Việt Nam. Thời kỳ Pliocene muộn, khu vực nghiên  
cứu bị ngập sâu dưới đáy biển.  
Từ khóa: Địa mạo, Pliocene, Tây Nam trũng sâu Biển Đông.  
1. Giới thiệu  
Các thành tạo địa chất Pliocene - Đệ Tứ phân bố rộng  
rãi ở thềm lục địa Việt Nam cũng như ở các khu vực trũng  
sâu Biển Đông, trong đó có vùng biển Tây Nam và được  
gộp chung vào 1 phân vị địa tầng của hệ tầng Biển Đông  
[1] và không được phân chia chi tiết.  
Nhóm tác giả đã dựa trên cơ sở tài liệu của đợt khảo  
sát thực địa bằng tàu khảo sát dầu khí 105 trong năm 2019.  
Đây là chuyến khảo sát đầu tiên của Việt Nam để thu thập  
các tài liệu địa chất, địa vật lý ở vùng trũng nước sâu Tây  
Nam Biển Đông. Trên cơ sở các tài liệu địa chất nông phân  
giải cao đo được, kết hợp với các tài liệu địa vật lý khác,  
Viện Dầu khí Việt Nam lần đầu tiên đã xây dựng được các  
bề mặt bất chỉnh hợp Pliocene dưới, giữa và trên. Những  
bề mặt bất chỉnh hợp này là cơ sở địa hình quan trọng để  
nhóm tác giả xây dựng bản đồ cổ địa mạo. Có thể nói, đây  
là công trình đầu tiên nghiên cứu về đặc điểm cổ địa mạo  
Pliocene khu vực, phục vụ cho việc định hướng tìm kiếm  
các khoáng sản rắn sắt, mangan…  
Việc nghiên cứu địa mạo ở khu vực Tây Nam trũng sâu  
Biển Đông trong thời gian qua đã cho thấy bức tranh tổng  
thể về địa hình khu vực [2, 3], song việc nghiên cứu cổ địa  
mạo trong các giai đoạn Cenozoic còn rất khiêm tốn.  
Gần đây, với mục đích nghiên cứu các tiền đề và dấu  
hiệu tìm kiếm khoáng sản rắn, việc phân chia chi tiết các  
phân vị địa tầng trong Pliocene và nghiên cứu đặc điểm  
cổ địa mạo trong các giai đoạn đó trở nên cấp thiết.  
2. Phương pháp nghiên cứu  
- Phương pháp khảo sát thực địa: Công tác khảo sát  
thực địa được nhóm tác giả thực hiện với mục đích thu  
thập các tài liệu thực tế về địa chất, địa mạo. Nhóm tác  
giả đã tiến hành đo địa chấn nông đa kênh thu nổ cắt qua  
khu vực nghiên cứu 6 tuyến, ~ 2.000 km và thu thập mẫu  
(Hình 1).  
Ngày nhận bài: 13/3/2021. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 13/3 - 25/5/2021.  
Ngày bài báo được duyệt đăng: 25/5/2021.  
DẦU KHÍ - SỐ 5/2021  
11  
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ  
- Phương pháp địa vật lý: Với số tuyến  
địa vật lý ít, trên diện tích rộng, các nhà địa  
vật lý ở Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đã liên  
kết các mặt ranh giới nóc các tập chính dựa  
trên 2 giếng khoan của các nhà thầu ở phần  
rìa nông phía Tây của trũng Biển Đông. Bên  
cạnh đó, các giếng khoan trong khu vực ở bể  
Nam Côn Sơn và Tư Chính - Vũng Mây cũng  
được sử dụng để có cơ sở vững chắc hơn  
trong việc liên kết và minh giải. Nhờ vậy, các  
bề mặt nóc Miocene giữa và trên đã được  
VPI và các nhà thầu dầu khí xác định và minh  
giải trong các dự án nghiên cứu trước [4, 5].  
Riêng các thành tạo Pliocene trong các dự  
án dầu khí thường được gộp chung với Đệ  
Tứ và không chia chi tiết. Với yêu cầu của đề  
tài này, các bề mặt ranh giới trong Pliocene  
phải được phân chia và thành lập các bề  
mặt cấu trúc cho Pliocene dưới, giữa và trên.  
Để thực hiện minh giải các tầng Pliocene,  
nhóm tác giả đã phân tích sự khác biệt về  
đặc trưng phản xạ sóng địa chấn (tướng địa  
chấn) từ đó tiến hành minh giải và liên kết  
rộng trong vùng.  
Mạng lưới khảo sát tuyến địa vật lý  
Bãi cạn, cồn ngầm  
KC09/19-D4  
KC09/19-15  
1,000  
Điểm khảo sát đã khảo sát và số hiệu  
Đường đẳng sâu và giá trị độ sâu (m)  
Tuyến lấy mẫu cào và số hiệu tuyến  
Tuyến khảo sát  
Hình 1. Vị trí vùng nghiên cứu và sơ đồ tài liệu thực tế.  
A
B
Chú thích  
Đáy biển  
Nóc Pliocene  
Nội tầng Pliocene 2 (NT2)  
Nội tầng Pliocene 1 (NT1)  
Nóc Miocene trên  
Nóc Miocene giữa  
Đứt gãy  
Trong lát cắt địa chấn đại diện cho địa  
tầng Pliocene, tướng địa chấn chủ đạo là  
các phản xạ song song phân lớp mỏng,  
biên độ trung bình đến yếu, thể hiện môi  
trường trầm tích biển sâu. Từ phân tích chi  
tiết, tập địa chấn đại diện có thể được phân  
chia thành 3 phân tập (Hình 2 và 3) với đặc  
trưng sau:  
1a: Bề mặt đồng bằng lượn sóng tích tụ; 1b: Bề mặt đồng bằng lượn sóng tích tụ; 1c: Bề mặt nằm ngang, mài mòn; 2a:  
Bề mặt nằm ngang mài mòn sụt bậc, trên các độ sâu khác nhau; 2b: Bề mặt đồng bằng sụt bậc vận chuyển - tích tụ; 2c:  
Bề mặt bán địa hào trên những độ sâu khác nhau; 3a: Bề mặt sườn dốc vận chuyển trên các dãy núi ngầm Tây Bắc; 3b: Bề  
mặt sườn dốc kiến tạo; 3c: Bề mặt sườn dốc mài mòn của các dãy núi ngầm Tây Bắc; 4a: Bề mặt đồng bằng lượn sóng tích  
tụ trũng sâu tách giãn; 4b: Bề mặt đồng bằng lượn sóng tích tụ trũng sâu tách giãn; 4c: Bề mặt đồng bằng lượn sóng tích  
tụ trũng sâu tách giãn  
+ Phân tập Pliocene trên: Phân tập này  
được quan sát bởi các phản xạ sóng biên độ  
trung bình đến tương đối cao, liên tục, tính  
phân lớp ổn định (Hình 3).  
Hình 2. Đặc trưng địa chấn khu vực Tây Nam trũng sâu Biển Đông.  
+ Phân tập Pliocene giữa: Phân tập này  
vẫn quan sát thấy mức độ ổn định và liên  
tục tương đối cao của phản xạ địa chấn, tuy  
nhiên biên độ địa chấn nhỏ hơn đáng kể so  
với phân tập trên (Hình 3).  
Chú thích  
Đáy biển  
Nóc Pliocene  
Nội tầng Pliocene 2 (NT2)  
Nội tầng Pliocene 1 (NT1)  
Nóc Miocene trên  
Nóc Miocene giữa  
Đứt gãy  
+ Phân tập Pliocene dưới: Phân tập này  
nằm dưới cùng của tập địa chấn đại diện  
Pliocene. Các phản xạ phân lớp mỏng liên  
tục vẫn còn quan sát thấy khá phổ biến trong  
phân tập này, tuy nhiên bên cạnh đó còn có  
thể gặp 1 số phản xạ dạng hỗn độn phân bố  
Hình 3. Đặc trưng phân lớp địa chấn trong Miocene trên và Pliocene.  
DẦU KHÍ - SỐ 5/2021  
12  
PETROVIETNAM  
A
rải rác ở 1 số nơi, đặc biệt tại chân các đới  
cao cục bộ và có quan hệ bất chỉnh hợp phủ  
đáy (downlap) với ranh giới nóc Miocene  
trên ở bên dưới. Trong khu vực nghiên cứu,  
các dạng phun trào thể hiện khá rõ nét trên  
tài liệu địa chấn bởi các dị thường biên độ  
cao và sự thay đổi tần số theo hướng thấp  
hơn tại vị trí phát hiện phun trào (Hình 4).  
B
Bề mặt sườn dốc vận  
Bề mặt sườn dốc  
vận chuyển - tích  
tụ của các dãy núi  
ngầm Tây Bắc  
chuyển - tích tụ của các  
dãy núi ngầm Đông Nam  
Núi lửa  
Đứt gãy nội tầng  
Bề mặt đồng  
Bề mặt đồng  
bằng tích tụ  
trũng sâu  
tách giãn đại  
dương  
bằng tích tụ  
trũng sâu  
tách giãn đại  
dương  
Trên cơ sở phân tích minh giải các tài  
liệu địa chấn, VPI đã xây dựng bản đồ cấu  
trúc các bề mặt Pliocene dưới, giữa, trên.  
Đây là các bản đồ cấu trúc quan trọng để  
nhóm tác giả sử dụng trong việc thành lập  
bản đồ địa mạo.  
Chú thích  
Đáy biển  
Đứt gãy tái hoạt động  
Nóc Pliocene  
Nội tầng Pliocene 1 (NT1)  
Nội tầng Pliocene 2 (NT2)  
Nóc Miocene trên  
Nóc Miocene giữa  
Đứt gãy  
1a: Bề mặt sườn dốc kiến tạo, sườn lục địa; 1b: Bề mặt đồng bằng lượn sóng tích tụ; 1c: Bề mặt đồng bằng nghiêng thoải  
tích tụ dạng lòng chảo rìa lục địa; 2a: Bề mặt đồng bằng lượn sóng tích tụ; 2b: Bề mặt đồng bằng lượn sóng phân bậc;  
2c: Bề mặt đồng bằng nghiêng thoải tích tụ dạng lòng chảo rìa lục địa; 3a: Bề mặt nằm ngang mài mòn; 3b: Bề mặt nằm  
ngang mài mòn sụt bậc, trên các độ sâu khác nhau; 3c: Bề mặt nằm ngang mài mòn sụt bậc, trên các độ sâu khác nhau.  
- Phương pháp nghiên cứu địa mạo:  
Để làm sáng tỏ đặc điểm địa mạo khu vực  
Tây Nam trũng sâu Biển Đông, nhóm tác giả  
đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu  
địa mạo như phân tích hình thái, trắc lượng  
- hình thái, kiến trúc - hình thái, phân tích  
các mức địa mạo và lập bản đồ địa mạo tỷ lệ  
1:250.000 theo nguyên tắc các bề mặt đồng  
nguồn gốc.  
Hình 4. Mặt cắt tiêu biểu Tây Bắc - Đông Nam phía Bắc khu vực nghiên cứu.  
Các bản đồ địa mạo đáy biển Việt Nam  
được thành lập theo nguyên tắc nguồn gốc  
- hình thái - động lực [6, 7], kiến trúc - hình  
thái [3]. Các nguyên tắc đó đã khái quát địa  
hình thành kiểu nguồn gốc - hình thái địa  
hình hoặc kiểu kiến trúc - hình thái địa hình  
phù hợp với bản đồ tỷ lệ nhỏ hoặc trung  
bình mang tính khái quát đặc điểm địa mạo  
khu vực. Song với mục tiêu xác lập các tiền  
đề địa mạo để tìm kiếm khoáng sản rắn, việc  
xác định các nguồn gốc bề mặt nằm ngang  
dưới đáy biển, cụ thể hơn là các núi ngầm  
đỉnh phẳng mà trong văn liệu địa mạo gọi  
là Gaiot (Guyot) có ý nghĩa quan trọng trong  
việc định hướng cho công tác tìm kiếm  
khoáng sản.  
b. Các bề mặt đồng bằng  
Bề mặt đồng bằng phân dị trũng giữa núi ngầm.  
Độ sâu 2.700 - 2.800 m  
Bề mặt đồng bằng nghiêng thoải tích tụ dạng  
lòng chảo rìa lục địa. Độ sâu 1.500 - 2.200 m  
1. Địa hình lục địa cổ  
Địa hình lục địa cổ  
2. Địa hình đáy biển  
a. Các bề mặt nằm ngang lượn sóng  
Bề mặt đồng bằng lượn sóng tích tụ.  
Độ sâu 1.700 - 1.900 m  
Bề mặt đồng bằng lượn sóng tích tụ với những  
lòng chảo. Độ sâu 2.200 - 3.000 m  
Bề mặt mài mòn địa lũy trên các độ sâu khác nhau  
Bề mặt bán địa hào trên các độ sâu khác nhau  
3. Kết quả nghiên cứu  
Bề mặt đồng bằng lượn sóng tích tụ trũng sâu  
tách giãn. Độ sâu 3.000 m đến trên 4.000 m  
Bề mặt nằm ngang mài mòn sụt bậc,  
trên các độ sâu khác nhau  
3.1. Đặc điểm địa mạo thời kỳ Pliocene sớm  
c. Bề mặt sườn dốc  
Bề mặt nằm ngang mài mòn. Độ sâu 2.100 - 2.400 m  
Trên bản đồ địa mạo thời kỳ Pliocene  
sớm (Hình 5) gồm các đơn vị như sau:  
Bề mặt sườn dốc kiến tạo. Độ sâu 1.600 - 2.700 m  
Bề mặt sườn dốc vận chuyển trên các dãy núi  
ngầm Tây Bắc. Độ sâu 1.500 - 3.000 m  
Bề mặt lòng chảo tích tụ. Độ sâu 2.800 - 3.360 m  
Bề mặt phun trào cổ trên các độ sâu khác nhau  
- Địa hình lục địa cổ  
Bề mặt sườn dốc vận chuyển trên các dãy núi  
ngầm Đông Nam. Độ sâu 1.500 - 3.500 m  
Bề mặt phun trào trẻ trên các độ sâu khác nhau  
Địa hình lục địa cổ là phần địa hình lục  
Hình 5. Sơ đồ cổ địa mạo thời kỳ Pliocene sớm.  
DẦU KHÍ - SỐ 5/2021  
13  
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ  
địa đã được hình thành trước Pliocene. Trong khu vực  
nghiên cứu nó được tồn tại dưới dạng các mảnh sót.  
các bề mặt tích tụ nhỏ nằm ở độ sâu > 3.000 m phân bố ở  
phía Đông Nam khu vực nghiên cứu.  
(1) Mảnh sót lục địa cổ: Mảnh sót của lục địa cổ được  
thể hiện bằng những vùng vắng mặt trầm tích. Ở khu vực  
nghiên cứu, mảnh sót lục địa cổ có diện tích lớn ở góc phía  
Tây Bắc với diện tích khoảng gần 1.200 km2. Mảnh sót lục  
địa ở Tây Bắc tiếp giáp với địa hình đáy biển bởi đường  
diềm nằm ở độ sâu 1.600 - 1.700 m.  
(7) Bề mặt phun trào cổ trên các độ sâu khác nhau:  
Phân bố rải rác ở khu vực nghiên cứu. Ở góc Đông Nam,  
có 3 khối phun trào, trong đó 2 khối hình tròn và 1 khối  
hình chữ nhật. Diện tích mỗi khối khoảng vài chục km2.  
Phần trung tâm cũng gặp 3 khối phun trào cổ, trong đó  
2 khối phân bố ở bề mặt địa hào sâu 1.700 - 1.800 m và 1  
khối nằm độc lập bên cạnh mảnh sót lục địa cổ. Góc Tây  
Nam cũng gặp 1 khối phun trào cổ nằm phủ lên bề mặt  
2.300 - 2.400 m.  
- Địa hình đáy biển  
+ Các bề mặt nằm ngang, lượn sóng  
(2) Bề mặt mài mòn địa lũy trên các độ sâu khác nhau:  
Bề mặt mài mòn địa lũy lớn nhất nằm ở phía Tây vùng ng-  
hiên cứu. Bề mặt bằng phẳng với diện tích khoảng 158  
km2, ở độ sâu 900 m. Bề mặt được giới hạn bởi 2 đứt gãy  
song song phương Bắc Nam, cách nhau khoảng 11 km,  
làm cho bề mặt mang tính địa lũy (Hình 5).  
(8) Bề mặt phun trào trẻ trên các độ sâu khác nhau: Bề  
mặt phun trào trẻ trên độ sâu > 3.000 m phân bố thành 2  
khối có diện tích lớn. Một khối nằm ở trung tâm đới tách  
giãn có diện tích hơn 900 km2 (núi lửa Đình Trung). Một  
khối phân bố ở rìa Tây Bắc đới tách giãn, nơi chuyển tiếp  
từ núi ngầm Tây Bắc xuống đồng bằng tách giãn, có diện  
tích khoảng hơn 1.000 km2.  
(3) Bề mặt bán địa hào trên các độ sâu khác nhau: Vào  
thời kỳ Pliocene sớm, hoạt động của đứt gãy cũng tạo nên  
các bề mặt bán địa hào trên những độ sâu khác nhau. Bề  
mặt bán địa hào dễ nhận thấy ở phía Đông Nam. Bề mặt  
được nổi cao ở độ sâu 800 - 840 m, có hình thái không đều,  
lượn sóng đến độ sâu 1.200 m. Từ độ sâu này, các đường  
đẳng sâu đan dày, sít nhau bao quanh bề mặt, tạo thành  
1 sườn tương đối dốc (> 5o) đến tận độ sâu 2.800 m. Ngoài  
ra, trong khu vực còn gặp các bề mặt bán địa hào nằm rải  
rác khắp nơi.  
+ Các bề mặt đồng bằng  
(9) Bề mặt đồng bằng phân dị trũng giữa núi ngầm,  
độ sâu 2.700 - 2.800 m: Bề mặt phân dị trũng giữa núi  
ngầm, độ sâu 2.700 - 2.800 m lớn nhất của khu vực này  
nằm ở phía Bắc vùng nghiên cứu, chạy theo phương kinh  
tuyến, với diện tích khoảng 781 km2. Bề mặt có hình thái  
lượn sóng nằm trên các đường đẳng sâu 2.700 - 2.800 m.  
(10) Bề mặt đồng bằng nghiêng thoải tích tụ dạng  
lòng chảo rìa lục địa, độ sâu 1.500 - 2.200 m: Bề mặt nằm  
ở trung tâm phía Bắc vùng nghiên cứu, có ranh giới tiếp  
giáp với lục địa ở độ sâu hiện tại 1.600 - 1.700 m và thấp  
dần về phía Đông đến lòng chảo sâu 2.220 m. Diện tích  
của đồng bằng khoảng 7.000 km2. Trên bề mặt đồng bằng  
nổi lên những bề mặt nằm ngang ở độ sâu khoảng 2.220  
m. Góc phía Nam của đồng bằng nằm ở độ sâu 1.980 m  
với địa hình khá bằng phẳng.  
(4) Bề mặt nằm ngang mài mòn sụt bậc, trên các độ  
sâu khác nhau: Bề mặt nằm ngang mài mòn sụt bậc thứ  
nhất nằm ở độ sâu 1.500 - 1.700 m, phân bố ở góc Đông  
Nam khu vực nghiên cứu với diện tích 20 km2. Bề mặt này  
về bản chất là 1 yên ngựa lớn, thoải của 2 đường đẳng sâu  
1.500 m đối ngược nhau. Ngoài ra, bề mặt này còn gặp ở  
trung tâm phía Nam vùng nghiên cứu, trên độ sâu 2.700  
- 3.000 m, với diện tích khoảng 773 km2. Bề mặt được  
khống chế bởi 3 đứt gãy chạy song song theo phương  
Đông Bắc - Tây Nam. Đứt gãy ở giữa đơn vị địa hình này đã  
chia bề mặt địa hình thành 2 khối: khối phía Đông Nam -  
địa hình sụt bậc, khối phía Tây Bắc - địa hình phân dị lượn  
sóng (Hình 5).  
(11) Bề mặt đồng bằng lượn sóng tích tụ, độ sâu 1.700  
- 1.900 m: Tiếp giáp với rìa lục địa cổ nằm ở phía Tây vùng  
nghiên cứu, với diện tích khoảng 3.618 km2. Tính phân  
dị lượn sóng của đồng bằng được thể hiện bằng những  
đường đẳng sâu chạy song song với nhau như đường  
đẳng sâu từ 1.000 - 1.400 m. Do tính phân dị của đồng  
bằng, xuất hiện các rãnh xâm thực đổ về phía Đông Bắc  
và Tây Nam.  
(5) Bề mặt nằm ngang mài mòn, độ sâu 2.100 - 2.400  
m: Nằm rải rác ở phía Bắc, phía Tây Nam và Đông Nam  
vùng nghiên cứu. Ở góc Đông Nam vùng nghiên cứu tồn  
tại 2 bề mặt với diện tích khá lớn. Trên các bề mặt này  
cũng gặp trường núi lửa cổ. Bề mặt ranh giới của đơn vị  
địa hình bao quanh và khép kín trường núi lửa này.  
(12) Bề mặt đồng bằng lượn sóng tích tụ với những  
lòng chảo, độ sâu 2.200 - 3.000 m: Bề mặt đồng bằng  
này nằm ở góc Tây Nam khu vực nghiên cứu có diện tích  
khoảng 6.730 km2, từ độ sâu 2.200 m ở phía Tây Bắc, thấp  
(6) Bề mặt lòng chảo tích tụ, độ sâu 2.800 - 3.360 m: Là  
DẦU KHÍ - SỐ 5/2021  
14  
PETROVIETNAM  
dần về phía Đông Nam đến độ sâu 3.000 m. Đồng bằng  
được đặc trưng bởi các đường đẳng sâu song song và  
khép kín có dạng lòng chảo ở độ sâu 2.400 - 2.500 m, tạo  
nên các trũng lòng chảo có kích thước nhỏ khoảng trên  
100 km2. Ngoài các trũng tích tụ, ở đây còn gặp những  
núi ngầm đỉnh phẳng nổi cao đến độ sâu 2.100 - 2.200 m.  
Bề mặt đồng bằng bị chia cắt bởi hệ thống đứt gãy ngắn  
phương Đông Bắc - Tây Nam làm thay đổi độ sâu của địa  
hình. Hệ thống các canyon cũng xuất hiện làm cho quá  
trình xói mòn ngầm hoạt động mạnh.  
Các đường đẳng sâu chạy song song, cách đều nhau ở  
phía Bắc làm cho sườn dốc được mở rộng đến 77 km.  
Sau đó các đường đẳng sâu đan dày sít vào nhau làm  
cho sườn bị thu hẹp. Độ dốc ở đây đạt trên 5o. Tại đây có  
1 núi lửa trẻ phủ lên trên sườn dốc. Đoạn thứ 2 là 1 sườn  
hẹp Đông Bắc - Tây Nam bám theo bề mặt địa hào từ  
độ sâu 2.500 - 2.940 m với độ dốc khoảng 5o. Tiếp theo,  
sườn dốc này chạy về phía Nam qua yên ngựa ở độ sâu  
3.060 m để chuyển sang đoạn sườn dốc tiếp theo, gần  
như theo phương Bắc - Nam.  
(13) Bề mặt đồng bằng lượn sóng tích tụ trũng sâu  
tách giãn, độ sâu 3.000 đến trên 4.000 m: Bề mặt này chạy  
theo phương Đông Bắc - Tây Nam từ độ sâu lớn hơn 3.000  
m đến trên 4.000 m. Độ sâu tăng dần từ phía Tây Nam  
sang Đông Bắc. Địa hình rất thoải, chiếm diện tích lớn, đến  
5.500 km2. Trên bề mặt đồng bằng, 2 trường basalt trẻ bao  
phủ có diện tích khá lớn. Chiều rộng của trũng tách giãn  
khoảng > 100 km.  
(16) Bề mặt sườn dốc vận chuyển trên các dãy núi  
ngầm Đông Nam, độ sâu 1.500 - 3.500 m: Bề mặt nằm ở  
góc Đông Nam vùng nghiên cứu. Ở phía Nam các đường  
đẳng sâu Đông Bắc - Đông Nam chạy song song với nhau,  
từ độ sâu 2.000 m xuống độ sâu 3.500 m. Ranh giới với các  
đồng bằng trũng tách giãn là 1 đứt gãy dự đoán theo địa  
hình theo phương Đông Bắc - Tây Nam. Ở đây cũng gặp  
các hệ thống đứt gãy Đông Bắc - Tây Nam làm địa hình bị  
sụt bậc.  
+ Bề mặt sườn dốc  
3.2. Đặc điểm địa mạo thời kỳ Pliocene giữa  
(14) Bề mặt sườn dốc kiến tạo, độ sâu 1.600 - 2.700 m:  
Bề mặt nằm ở phía Tây Bắc vùng nghiên cứu chuyển tiếp  
từ đồng bằng ven rìa lục. Sườn dốc này không liên tục,  
bao gồm 3 đoạn: Đoạn thứ nhất ở phía Bắc vùng nghiên  
cứu, bề mặt sườn dốc kiến tạo chạy theo phương kinh  
tuyến. Sườn nằm từ độ sâu 2.300 - 2.700 m trên khoảng  
chiều rộng 11 km, độ dốc địa hình đạt 3o. Các đường đẳng  
sâu nằm sát nhau, chạy song song làm cho sườn dốc đều.  
Đoạn thứ 2 ở khu vực phía Tây vùng nghiên cứu, sườn dốc  
được giới hạn phía Tây là đứt gãy Đông Bắc - Tây Nam làm  
cho địa hình bị sụt bậc từ độ sâu 1.700 - 1.800 m xuống  
trũng sâu nhỏ khép kín của trũng tích tụ độ sâu 1.900 m.  
Sườn có bề mặt bằng phẳng ở độ sâu 900 m xuống đến  
độ sâu 2.500 - 2.600 m. Chiều rộng của sườn chỗ lớn nhất  
đạt đến 30 km. Các đường đẳng sâu chạy song song và sít  
nhau làm cho độ dốc của sườn lớn (~ 20o). Đoạn thứ 3 nằm  
ở phía Tây khu vực nghiên cứu. Ranh giới của sườn ở phía  
Bắc được giới hạn bởi đường đẳng sâu 1.800 m, ranh giới  
phía Nam là đường đẳng sâu 2.300 m. Các đường đẳng  
sâu chạy song song, sít nhau trên khoảng 150 km, làm cho  
độ dốc của sườn đạt 7o.  
Bản đồ địa mạo thời kỳ Pliocene giữa (Hình 6) bao  
gồm các đơn vị như sau:  
- Địa hình lục địa cổ  
(1) Địa hình lục địa cổ: Địa hình lục địa cổ còn sót trong  
vùng nghiên cứu tồn tại thành những khối có kích thước  
khác nhau. Khối lớn nhất, cũng như các thời kỳ trước, nằm  
góc Tây vùng nghiên cứu, chiếm diện tích khoảng 11.730  
km2. Ranh giới với đáy biển là 1 đường diềm ở độ sâu từ  
1.500 - 1.800 m trên địa hình hiện tại. Ở phía Bắc, cách khối  
lục địa cổ không xa (khoảng 25 km) cũng tồn tại 1 khối lục  
địa cổ không lớn (diện tích khoảng 355 km2) chạy theo  
phương Bắc - Nam. Như vậy, các khối lục địa cổ trong suốt  
thời kỳ Pliocene đã tồn tại trong khu vực nghiên cứu.  
- Địa hình đáy biển  
+ Các bề mặt nằm ngang  
(2) Bề mặt mài mòn địa lũy, độ sâu 900 - 1.000 m: Bề  
mặt nằm ở phía Tây vùng nghiên cứu, chạy theo phương  
kinh tuyến, có chiều dài 20 km, chiều rộng trên dưới 10  
km, nằm trên độ sâu 800 - 900 m và được khống chế bởi 2  
đứt gãy song song. Đứt gãy làm cho cánh phía Tây bị sụt  
bậc, địa hình thấp hẳn từ 800 - 900 m xuống đến 1.700 m.  
(15) Bề mặt sườn dốc vận chuyển trên các dãy núi  
ngầm Tây Bắc, độ sâu 1.500 - 3.000 m: Đây là sườn dốc  
của các dãy núi ngầm Tây Bắc, là nơi vận chuyển vật liệu  
xuống đồng bằng lượn sóng tích tụ tách giãn. Sườn dốc  
này gồm 2 đoạn và được phân tách nhau bởi bề mặt bán  
địa hào ở độ sâu 2.700 - 2.900 m. Đoạn phía Bắc chạy từ  
góc Đông Bắc của tờ bản đồ từ độ sâu 2.800 - 4.320 m.  
(3) Bề mặt bán địa hào tại độ sâu khác nhau: Vào thời  
kỳ Pliocene giữa có thể ghi nhận các bề mặt bán địa hào  
như sau: Bề mặt bán địa hào thứ 1 nằm ở trung tâm vùng  
nghiên cứu. Bề mặt bán địa hào có diện tích khoảng 403  
DẦU KHÍ - SỐ 5/2021  
15  
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ  
(4) Bề mặt nằm ngang mài mòn sụt bậc,  
độ sâu 1.700 m: Bề mặt phân bố ở góc Đông  
Nam khu vực nghiên cứu. Bề mặt bị 3 đứt  
gãy song song theo phương Đông Bắc - Tây  
Nam cắt qua làm cho bị sụt bậc từ độ sâu  
1.500 - 1.700 m xuống 2.000 m. Ba đứt gãy  
đã làm cho địa hình tạo các thành khối khác  
nhau. Đứt gãy sát phía Đông làm cho cánh  
Đông Nam được nâng cao nhất đến độ sâu  
600 m với đỉnh tròn nhỏ sườn. Cánh Tây Bắc  
bị tụt sâu xuống 1.700 - 1.800 m tạo nên bề  
mặt địa hào lượn sóng - đây là khối bị sụt sâu  
nhất. Về phía Tây, vượt qua đứt gãy, địa hình  
lại là 1 đồi ngầm tròn, sườn rất dốc độ cao  
đến -600 m. Sau đó, vượt qua đứt gãy thứ 3,  
địa hình lại bị sụt bậc và hạ thấp đến độ sâu  
1.800 - 2.000 m để hòa nhập với sườn ngầm  
của các dãy núi ngầm Đông Nam (Hình 6).  
1. Địa hình lục địa cổ  
Địa hình lục địa cổ  
b. Các bề mặt đồng bằng phân dị  
Bề mặt đồng bằng lượn sóng tích tụ. Độ sâu 1.800 - 1.900 m  
(5) Bề mặt nằm ngang mài mòn, độ sâu  
1.200 - 1.700 m: Đây là những bề mặt nằm ở  
phía Tây vùng trên đồng bằng tích tụ lòng  
chảo. Phần lớn chúng bám theo rìa lục địa  
cổ với độ sâu từ 1.200 - 1.700 m. Độ sâu tăng  
dần từ diềm lục địa Tây Nam, nơi có độ sâu  
bề mặt khoảng 1.200 m, đến độ sâu 1.500 m  
và cuối cùng ở góc Đông Bắc, độ sâu khoảng  
1.600 m. Các bề mặt đỉnh đều có hình bán  
tròn. Trên bề mặt đồng bằng cũng gặp 1 vài  
đỉnh nằm ngang hình tròn trên độ sâu 1.550  
m, 1.750 m. Ở góc Đông Nam của vùng ng-  
hiên cứu cũng gặp 1 bề mặt ở độ sâu 1.500  
m có hình oval chạy theo phương Đông Bắc  
- Tây Nam.  
2. Địa hình đáy biển  
a. Các bề mặt nằm ngang  
Bề mặt đồng bằng lượn sóng phân bậc.  
Độ sâu 1.900 - 2.700 m  
Bề mặt đồng bằng lượn sóng tích tụ. Độ sâu 2.200 - 2.300 m  
Bề mặt đồng bằng sụt bậc vận chuyển - tích tụ. Độ sâu  
2.600 - 3.450 m  
Bề mặt mài mòn địa lũy. Độ sâu 900 - 1.000 m  
Bề mặt bán địa hào trên độ sâu khác nhau  
Bề mặt nằm ngang mài mòn sụt bậc.  
Độ sâu 1.700 m  
Bề mặt nằm ngang mài mòn.  
Độ sâu 1.200 - 1.700 m  
Bề mặt nằm ngang lượn sóng mài mòn.  
Độ sâu 1.800 - 2.200 m  
Bề mặt lượn sóng mài mòn.  
Độ sâu 2.800 - 3.000 m  
Bề mặt đồng bằng tích tụ trũng sâu tách giãn đại dương  
c. Các bề mặt nằm nghiêng  
Bề mặt sườn dốc kiến tạo. Độ sâu 2.200 - 2.800m  
Bề mặt sườn dốc vận chuyển - tích tụ của các dãy núi  
ngầm Tây Bắc. Độ sâu 2.200 - 2.800 m  
Bề mặt sườn dốc vận chuyển - tích tụ của các dãy núi  
ngầm Đông Nam. Độ sâu 1.500 - 3.000 m  
Bề mặt phun trào cổ trên các độ sâu khác nhau  
Bề mặt phun trào trẻ trên độ sâu > 3.000 m  
Hình 6. Sơ đồ cổ địa mạo thời kỳ Pliocene giữa.  
km2 được khống chế bởi đứt gãy Đông Bắc - Tây Nam. Biên độ dịch  
chuyển khoảng 650 m. Phía Tây Nam của bề mặt bán địa hào thứ 1 là  
bề mặt sụt bậc bán địa hào thứ 2 được khống chế bởi đứt gãy Đông  
Bắc - Tây Nam. Biên độ dịch chuyển của đứt gãy khoảng 400 m. Bề mặt  
bán địa hào thứ 3 nằm ở phía Tây vùng nghiên cứu. Bề mặt nằm trên  
độ sâu khoảng 800 m bị đứt gãy theo phương Bắc Đông Bắc - Nam Tây  
Nam cắt qua làm sụt bậc địa hình xuống đến độ sâu 1.800 - 1.900 m.  
Biên độ dịch chuyển thẳng đứng của đứt gãy gần đến nghìn mét. Bề  
mặt địa hào thứ 4 nằm ở gần phía Bắc của bản đồ. Bề mặt bị đứt gãy  
Đông Bắc - Tây Nam cắt qua, cánh Tây Bắc được nâng lên đến độ sâu  
khoảng 2.600 m, sau đó từ độ sâu 2.700 m trở xuống địa hình trở nên  
dốc hơn, hòa nhập với sườn dốc khu vực. Ở cánh Đông Nam, địa hình  
bị sụt bậc xuống tới độ sâu 3.000 m. Ở góc Đông Nam vùng nghiên  
cứu, tồn tại 2 đứt gãy Đông Bắc - Tây Nam liền nhau tạo nên bề mặt  
bán địa lũy có diện tích tương đối lớn - bề mặt thứ 5 - khoảng 1.842  
km2. Về bản chất, đây cũng là 1 bề mặt nằm ngang bị phá hủy bởi hệ  
thống đứt gãy làm địa hình bị xê dịch.  
(6) Bề mặt nằm ngang lượn sóng mài  
mòn, độ sâu 1.800 - 2.200 m: Bề mặt phân  
bố ở trên đồng bằng phía Tây Nam bản đồ.  
Tại đây gặp tới 3 - 4 bề mặt, trong đó bề mặt  
lớn nhất với diện tích khoảng 480 km2. Bề  
mặt chạy theo phương Đông Bắc - Tây Nam.  
Phía Tây Nam của bề mặt này cũng tồn tại  
1 bề mặt nằm ngang với bề mặt đỉnh trùng  
với núi lửa cổ nằm ở độ sâu khoảng 1.900 m.  
Bề mặt chạy gần như theo phương vĩ tuyến  
với sườn dốc về phía Đông và thoải về phía  
Tây. Bề mặt được khép kín ở đường đẳng  
sâu 2.000 m với diện tích khoảng 295 km2.  
Ở phía Bắc của đỉnh này cũng tồn tại 1 vòm  
tròn, sườn dốc nâng cao đến độ sâu 1.800  
DẦU KHÍ - SỐ 5/2021  
16  
PETROVIETNAM  
- 1.900 m. Giữa chúng là 1 bề mặt nằm ngang ở độ sâu  
2.300 m. Tại trung tâm phía Bắc bản đồ cũng gặp ít nhất 3  
bề mặt nằm ở độ sâu 1.800 - 2.200 m.  
rìa lục địa. Phía Bắc đồng bằng gặp những trũng sâu lớn  
có hình thù méo mó, độ sâu đến trên 2.000 m. Phía Nam  
bề mặt đồng bằng gặp trũng sâu khép kín ở độ sâu 1.900  
m. Hoạt động xâm thực của các dòng ngầm ở đây cũng  
xảy ra mạnh, điển hình nhất là dòng ngầm lớn ở phía Bắc.  
(7) Bề mặt lượn sóng mài mòn, độ sâu 2.800 - 3.000  
m: Bề mặt phân bố ở 3 khu vực. Khu vực thứ nhất nằm ở  
phía Bắc kéo dài theo phương kinh tuyến với độ sâu 2.800  
m. Ranh giới phía Tây của bề mặt là 1 sườn dốc đều (3o),  
chuyển tiếp từ bề mặt sườn dốc núi ngầm 1.900 - 2.000  
m xuống. Khu vực thứ 2 phân bố bề mặt này ở trung tâm  
phía Nam vùng nghiên cứu. Tại đây, bề mặt này gồm  
nhiều đỉnh nhỏ, vòm tròn khép kín ở độ sâu từ 2.300 m  
đến 2.800 - 2.900 m tạo nên những đồi núi ngầm. Chúng  
được sắp xếp thành hàng theo 2 phương: Đông Bắc - Tây  
Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Khu vực thứ 3 phân bố bề  
mặt lượn sóng mài mòn - xâm thực ở độ sâu 2.300 - 3.000  
m gặp ở phía Đông Nam vùng nghiên cứu. Tại đây các  
đỉnh tròn đa số nằm ở độ sâu 2.700 - 2.800 m đến 3.000 m.  
Các đỉnh tròn phân bố có xu hướng theo phương Đông  
Bắc - Tây Nam.  
(11) Bề mặt đồng bằng lượn sóng phân bậc, độ sâu  
1.900 - 2.700 m: Đơn vị địa hình này nằm ở phía Bắc vùng  
nghiên cứu, chạy theo phương kinh tuyến. Phía Tây đồng  
bằng tiếp giáp với tiểu lục địa và đồng bằng lượn sóng  
tích tụ, độ sâu 1.800 - 1.900 m bởi đường diềm ở độ sâu  
khoảng 1.900 m. Từ đây, các đường đẳng sâu chạy song  
song, gần cách đều nhau đến độ sâu 2.200 m làm cho sườn  
địa hình dốc đều khoảng 4o. Đến độ sâu khoảng 2.300 m  
địa hình trở nên bằng phẳng, tạo thành 1 bậc tương đối  
bằng phẳng ở độ sâu 2.300 - 2.350 m.  
(12) Bề mặt đồng bằng lượn sóng tích tụ, độ sâu 2.200  
- 2.300 m: Bề mặt nằm ở góc Tây Nam vùng nghiên cứu  
với diện tích khoảng 5.300 km2, tính lượn sóng của đồng  
bằng này phức tạp, được thể hiện bằng những đường  
đẳng sâu song song, đan dày. Phía Tây Nam đồng bằng  
gặp các trũng tích tụ khép kín trên độ sâu 2.350 m. Nổi  
lên trên mặt đồng bằng là những bề mặt bằng phẳng ở  
độ sâu 2.000 m, 2.200 m. Đồng bằng được giới hạn xung  
quanh là các sườn của các dãy núi ngầm.  
(8) Bề mặt phun trào cổ tại các độ sâu khác nhau: Bề  
mặt phân bố rải rác ở khu vực nghiên cứu. Ở góc Đông  
Nam, có 3 khối phun trào, trong đó 2 khối hình tròn và 1  
khối hình chữ nhật. Diện tích mỗi khối khoảng vài chục  
km2. Ở phần trung tâm cũng gặp 3 khối phun trào cổ,  
trong đó 2 khối phân bố ở bề mặt địa hào sâu 1.700 - 1.800  
m và 1 khối nằm độc lập bên cạnh mảnh sót lục địa cổ.  
Góc Tây Nam vùng nghiên cứu cũng gặp 1 khối phun trào  
cổ nằm phủ lên bề mặt 2.300 - 2.400 m.  
(13) Bề mặt đồng bằng sụt bậc vận chuyển - tích tụ, độ  
sâu 2.600 - 3.450 m: Bề mặt đồng bằng nằm ở phía Nam  
khu vực nghiên cứu, chạy theo phương Tây Nam lên Đông  
Bắc, chuyển tiếp xuống đồng bằng tách giãn. Tính sụt bậc  
ở đây được thể hiện bằng các đường đẳng sâu từ 2.600 -  
3.450 m, song song với nhau theo phương Tây Bắc - Đông  
Nam và cách khá đều nhau, độ dốc của sườn đạt 3 - 5o. Từ  
đường đẳng sâu 3.350 m địa hình sụt bậc xuống 1 bề mặt  
tương đối bằng phẳng đến đường đẳng sâu 3.450 m. Trên  
bề mặt đồng bằng gặp đứt gãy theo phương Đông Bắc  
- Tây Nam làm cho các đường đẳng sâu xung quanh đứt  
gãy cũng bị biến dạng.  
(9) Bề mặt phun trào trẻ trên độ sâu > 3.000 m: Bề mặt  
phân bố thành 2 khối có diện tích lớn. Một khối nằm ở  
trung tâm đới tách giãn có diện tích hơn 900 km2. Đây là  
núi lửa ĐìnhTrung cổ. Bề mặt bằng phẳng của núi lửa được  
giới hạn bằng đường đẳng sâu 3.600 - 3.650 m chiếm nửa  
diện tích phía Tây. Phía Đông là 1 sườn dốc đều (độ dốc  
> 15o) từ 3.650 m xuống đến độ sâu 3.800 m. Các đường  
đẳng sâu phương kinh tuyến làm cho núi lửa cũng chạy  
theo phương này. Một khối phân bố ở rìa Tây Bắc đới tách  
giãn, nơi chuyển tiếp từ núi ngầm Tây Bắc xuống đồng  
bằng tách giãn có diện tích khoảng hơn 1.000 km2.  
(14) Bề mặt đồng bằng tích tụ trũng sâu tách giãn đại  
dương, độ sâu 3.350 - 4.400 m: Bề mặt chiếm diện tích  
lớn (khoảng 7.320 km2) ở phía Đông khu vực nghiên cứu.  
Được bắt đầu bằng đường đẳng sâu 3.450 m, các đường  
đẳng sâu chạy song song, cách đều nhau đến đường đẳng  
sâu 3.650 m. Từ đường đẳng sâu này xuống đến độ sâu  
4.400 m, địa hình lại dốc đều, tạo thành 1 sườn thoải với  
góc dốc < 1o. Trên bề mặt đồng bằng, các trường basalt  
trẻ phủ rộng lớn.  
+ Các bề mặt đồng bằng phân dị  
(10) Bề mặt đồng bằng lượn sóng tích tụ, độ sâu 1.800  
- 1.900 m: Đơn vị địa mạo này nằm phía Tây vùng nghiên  
cứu, bám sát rìa lục địa cổ ở độ sâu từ 1.800 - 1.900 m có  
diện tích khoảng 5.200 km2. Ranh giới với rìa lục địa là 1  
đường diềm uốn cong nằm trên độ sâu từ 1.500 m. Ở đây  
cũng gặp các bề mặt nằm ngang nhô cao, cao nhất là bề  
mặt 800 - 900 m và các bề mặt 1.500 - 1.700 m bám theo  
+ Các bề mặt nằm nghiêng  
DẦU KHÍ - SỐ 5/2021  
17  
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ  
(15) Bề mặt sườn dốc kiến tạo, độ sâu 2.200 - 2.800 m: Các bề mặt  
phân bố ở phía Tây vùng nghiên cứu, có độ sâu lớn từ 2.200 - 2.800  
m. Độ dốc của các sườn tương đối đồng đều, trung bình khoảng 1 -  
6o, phương phát triển chung của sườn chủ yếu là Đông Bắc - Tây Nam.  
Đường diềm chạy xung quanh sườn trên độ sâu khoảng 1.600 - 1.800  
m, có nơi xuống đến 2.000 m, bị sụt bậc xuống sườn có độ sâu lớn hơn.  
Sườn dốc về phía Đông Nam, các dòng vật liệu di chuyển từ đồng bằng  
xuống đáy đại dương qua hệ thống sườn này. Trên sườn gặp các bề mặt  
nằm ngang nổi cao đến 1.800 - 2.000 m. Các hoạt động phun trào cổ rải  
rác gặp trên sườn dốc kiến tạo, tạo thành những trường basalt nhỏ trên  
những độ sâu khác nhau.  
nhiều đoạn. Từ Bắc xuống Nam có thể chia  
thành những đoạn khác nhau. Đoạn lớn  
nhất, sườn dốc được chuyển từ bề mặt nằm  
ngang ở độ sâu 2.800 m xuống đến 4.100 m.  
Sườn dốc đều (độ dốc > 5o) bao quanh lấy  
khối núi lửa trẻ. Phía Nam khối núi lửa trẻ,  
sườn dốc hơn. Các đường đẳng sâu từ 3.000  
- 4.000 m đan dày nhau như chạy vuông góc  
đâm vào khối núi lửa trẻ. Đoạn tiếp theo  
sườn dốc chạy về phía Đông Nam và chia  
thành 2 nhánh: 1 nhánh uốn cong về phía  
Tây và 1 nhánh tiếp tục về phía Đông Nam.  
(16) Bề mặt sườn dốc vận chuyển - tích tụ của các dãy núi ngầm Tây  
Bắc, độ sâu 2.200 - 2.800 m: Bề mặt có địa hình rất phức tạp và chia cắt  
(17) Bề mặt sườn dốc vận chuyển - tích  
tụ của các dãy núi ngầm Đông Nam, độ  
sâu 1.500 - 3.000 m: Bề mặt sườn dốc của  
các dãy núi ngầm đổ về phía Tây Bắc, vận  
chuyển - tích tụ, độ sâu 1.500 - 3.000 m nằm  
ở góc Đông Nam vùng nghiên cứu với diện  
tích khoảng 4.400 km2. Được bắt đầu bằng  
những bề mặt nằm ngang ở độ sâu 1.500 -  
1.700 m, các bề mặt sườn dốc cắm về phía  
Đông Bắc bởi những đường đẳng sâu chạy  
song song thấp dần đến độ sâu 3.000 m. Xen  
vào những sườn dốc đó là những bề mặt  
nằm ngang nằm ở độ sâu khác nhau (1.800  
- 2.000 m, 2.200 - 2.500 m và 2.800 - 3.000  
m). Các hệ thống đứt gãy chạy theo phương  
Đông Bắc - Tây Nam làm cho các đường  
đẳng sâu bị xê dịch. Tại đây cũng gặp những  
trường phun trào cổ.  
3.3. Đặc điểm địa mạo thời kỳ Pliocene  
muộn  
1. Địa hình lục địa cổ  
Bề mặt lục địa cổ  
b. Các bề mặt đồng bằng  
Bề mặt đồng bằng lượn sóng tích tụ.  
Độ sâu 1.400 - 2.000 m  
2. Địa hình đáy biển  
a. Bề mặt đồng bằng nằm ngang, hơi nghiêng  
Bản đồ địa mạo thời kỳ Pliocene muộn  
(Hình 7) gồm các đơn vị như sau:  
Bề mặt đồng bằng phân dị của các đồi núi ngầm và các  
trũng nhỏ. Độ sâu 1.750 - 2.700 m  
Bề mặt hơi nghiêng, tích tụ thềm lục địa cổ  
Pliocene muộn. Độ sâu 200 - 400 m  
Bề mặt đồng bằng lòng chảo tích tụ.  
Độ sâu 1.500 - 2.200 m  
- Địa hình lục địa cổ  
Bề mặt nghiêng, vận chuyển - tích tụ, thềm  
lục địa. Độ sâu 400 - 700 m  
Bề mặt đồng bằng phân dị chia cắt mạnh  
của các đồi núi ngầm. Độ sâu 2.500 - 3.000 m  
(1) Bề mặt lục địa cổ: Đây là những lục  
địa cổ còn sót lại ở các giai đoạn địa chất  
trước Pliocene. Những lục địa cổ này được  
phân bố ở góc Đông Nam vùng nghiên cứu  
bằng những mảnh sót với kích thước không  
lớn khoảng 52 km2 nằm trên độ sâu đáy biển  
khác nhau: 1.900 m, 3.000 m. Các lục địa cổ  
này cũng là nơi bắt đầu của các đường đẳng  
sâu tỏa đi các hướng khác nhau. Các lục địa  
cổ được cấu tạo bởi đá gốc có tuổi trước  
Pliocene.  
Bề mặt bán địa hào trên những độ sâu khác  
nhau  
Bề mặt đồng bằng phân dị tích tụ, trũng sâu tách giãn đại  
dương. Độ sâu 3.500 - 4.300 m  
Bề mặt nằm ngang mài mòn.  
Độ sâu 900 - 1.000 m  
Bề mặt đồng bằng phân bậc tích tụ đuôi trũng sâu tách  
giãn. Độ sâu 2.500 - 3.300m  
Bề mặt nằm ngang, mài mòn.  
Độ sâu 1.500 - 1.750 m  
c. Các bề mặt nằm nghiêng.  
Bề mặt sườn dốc kiến tạo, sườn lục địa.  
Độ sâu 700 - 1.800 m  
Bề mặt nằm ngang - mài mòn.  
Độ sâu trên 2.500 m  
Bề mặt sườn dốc mài mòn của các dãy núi ngầm Tây Bắc.  
Độ sâu từ 2.100 đến trên 3.000 m  
Bề mặt phun trào cổ trên các độ sâu  
khác nhau  
Bề mặt sườn dốc mài mòn của các dãy núi ngầm Đông  
Nam. Độ sâu 2.300 - 3.500 m  
Bề mặt phun trào trẻ trên các độ sâu  
khác nhau  
Hình 7. Sơ đồ cổ địa mạo thời kỳ Pliocene muộn.  
DẦU KHÍ - SỐ 5/2021  
18  
PETROVIETNAM  
- Địa hình đáy biển  
phương kinh tuyến với diện tích khoảng gần 200 km2; bề  
mặt đỉnh 900 m gồm 3 chỏm được liên hệ với nhau bởi  
2 yên ngựa ở độ sâu khoảng 1.700 m. Bề mặt thứ 2 nằm  
về phía Đông Bắc bề mặt thứ 1, chạy theo phương Đông  
Bắc - Tây Nam, trùng với phương cấu trúc chung của vùng;  
bề mặt đỉnh 900 m, kéo dài gồm 3 chỏm, nối với nhau bởi  
1 yên ngựa. Bề mặt thứ 3 nằm ở gần trung tâm của vùng  
nghiên cứu, phía Nam khối vi lục địa có bề mặt đỉnh hình  
tròn. Ở phía Đông bề mặt này tồn tại các bề mặt phun trào  
cổ tạo thành 1 chuỗi chạy liên tiếp nhau theo phương Tây  
Bắc - Đông Nam. Phía Đông Nam tờ bản đồ, bề mặt 900 m,  
tồn tại dưới dạng 2 chỏm hình tròn có kích thước không  
lớn, khoảng 20 km2. Hai chỏm này được nối với nhau bởi 1  
yên ngựa nằm ở độ sâu 1.400 m.  
+ Bề mặt đồng bằng nằm ngang, hơi nghiêng  
(2) Bề mặt hơi nghiêng, tích tụ thềm lục địa cổ Plio-  
cene muộn, độ sâu 200 - 400 m: Bề mặt nằm ở góc Tây  
Bắc vùng nghiên cứu, có diện tích khoảng hơn 6.000 km2.  
Trên bản đồ, đồng bằng được thể hiện bằng các đường  
đẳng sâu 250 m, 300 m, 350 m và 400 m, chạy song song  
với nhau theo phương kinh tuyến. Khoảng cách của các  
đường đẳng sâu thưa dần từ Tây sang Đông, làm cho bề  
mặt đồng bằng hơi nghiêng (độ dốc < 1o) và thoải dần.  
Ranh giới phía Đông của đường đồng bằng được giới hạn  
bằng đường đẳng sâu 400 m. Bề mặt này có thể coi là  
thềm trong của thời kỳ Pliocene muộn.  
(3) Bề mặt nghiêng, vận chuyển - tích tụ, thềm lục địa,  
độ sâu 400 - 700 m: Bề mặt cũng thuộc thềm lục địa cổ  
Pliocene nằm ở phía Đông của bề mặt hơi nghiêng, tích tụ  
thềm lục địa cổ Pliocene, độ sâu 200 - 400 m. Đồng bằng  
được giới hạn bởi các đường đẳng sâu từ 400 - 700 m chạy  
song song với nhau theo phương kinh tuyến. Khoảng  
cách của các đường đẳng sâu tương đối đều nhau, cách  
nhau khoảng 5 km. Điều đó làm cho bề mặt đồng bằng  
dốc hơn (độ dốc > 1o) so với đồng bằng hơi nghiêng ở  
phía trong. Phía Đông đồng bằng tồn tại 1 trũng khép kín,  
kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam trên độ sâu 600  
m. Đồng bằng được giới hạn ở phía Đông bằng đường  
diềm sụt bậc xuống sườn lục địa ở độ sâu 700 m. Có thể  
coi bề mặt này là thềm ngoài của thời kỳ Pliocene muộn.  
(6) Bề mặt nằm ngang, mài mòn, độ sâu 1.500 - 1.750  
m: Đơn vị địa hình này phân bố rải rác ở khu vực nghiên  
cứu. Tại trung tâm phía Bắc tờ bản đồ gặp 2 bề mặt nằm  
ngang, mài mòn, độ sâu 1.500 - 1.700 m. Bề mặt phía Tây  
chạy theo phương kinh tuyến với diện tích khoảng 780  
km2, 2 bề mặt đỉnh nổi cao ở độ sâu 1.400 - 1.500 m. Bề  
mặt phía Nam hình oval chạy theo phương Đông Bắc - Tây  
Nam, bề mặt đỉnh nằm ở độ sâu 1.400 m. Bề mặt phía Bắc  
hình tròn ở độ sâu 1.500 m. Hai bề mặt này nối với nhau  
bằng 1 yên ngựa ở độ sâu 1.500 m. Cũng từ yên ngựa này,  
1 rãnh xói ngầm xuất hiện, đổ về phía Đông. Phía Đông  
Nam của bề mặt tồn tại 1 trường núi lửa cổ bao phủ với  
diện tích 55 km2. Bề mặt phía Đông nằm ở độ sâu khoảng  
1.500 m chạy theo phương kinh tuyến. Bề mặt là 1 vòm  
phun trào cổ. Bao quanh vòm phun trào là các đường  
đẳng sâu khép kín xuống đến 2.050 m, tạo thành 1 đồi  
ngầm. Phía Nam khu vực này, tồn tại bề mặt nhỏ, bề mặt  
đỉnh hình tròn nằm ở độ sâu 1.700 m. Ở phía Tây Nam  
bản đồ, tồn tại 1 bề mặt nằm ngang hình oval chạy theo  
phương Đông Bắc - Tây Nam. Bề mặt đỉnh nằm ở độ sâu  
1.750 m. Nằm chếch về phía Tây Nam của bề mặt này là bề  
mặt ở độ sâu 1.700 - 1.750 m của 1 khối phun trào cổ. Các  
đường đẳng sâu từ 1.800 - 1.900 m khép kín tạo thành 1  
núi ngầm theo phương Đông Bắc - Tây Nam. Khu vực góc  
Đông Nam của tờ bản đồ cũng gặp các bề mặt nằm ngang  
ở độ sâu 1.500 m.  
(4) Bề mặt bán địa hào trên những độ sâu khác nhau:  
Khác với giai đoạn trước, vào thời kỳ Pliocene muộn, hoạt  
động đứt gãy đã trở nên yếu hơn nên các bề mặt bán địa  
hào đã trở nên ít hơn. Có thể ghi nhận các bề mặt đó như  
sau: Tại khu vực trung tâm phía Nam vùng nghiên cứu tồn  
tại 2 đứt gãy gần nhau. Đứt gãy thứ nhất nằm ở phía Nam  
theo phương Đông Bắc - Tây Nam. Biên độ dịch chuyển  
của đứt gãy đạt đến 400 - 700 m. Đứt gãy thứ 2 nằm ở phía  
Bắc, cũng theo phương Đông Bắc - Tây Nam. Biên độ dịch  
chuyển của đứt gãy khoảng 400 - 500 m. Phía Đông Nam  
khu vực nghiên cứu tồn tại 4 bề mặt địa hào nhỏ. Đứt gãy  
chạy theo phương Đông Bắc - Tây Nam. Các đường đẳng  
sâu vuông góc với đứt gãy làm cho địa hình bị sụt bậc từ  
Tây Nam lên Đông Bắc.  
(7) Bề mặt nằm ngang - mài mòn, độ sâu trên 2.500 m:  
Ở khu vực nghiên cứu, các bề mặt nằm ngang mài mòn  
ở độ sâu trên 2.500 m không nhiều. Bề mặt diện tích lớn  
nhất khoảng 200 km2, nằm ở trung tâm vùng nghiên cứu.  
Bề mặt đỉnh hình tròn, nằm ở độ sâu 2.800 m. Các đường  
đẳng sâu bao quanh bề mặt đến 3.100 m tạo nên 1 núi  
ngầm trên ranh giới giữa sườn núi ngầm Tây Bắc với trũng  
sâu đại dương. Một bề mặt nằm ngang mài mòn nữa nằm  
(5) Bề mặt nằm ngang mài mòn, độ sâu 900 - 1.000 m:  
Các bề mặt này là những bề mặt ngang, lượn sóng nổi lên  
ở dưới đáy biển, phân bố ở phần trung tâm và góc Đông  
Nam của tờ bản đồ. Ở phần trung tâm ghi nhận 3 bề mặt  
nằm ngang nổi lên cao trên các dãy núi ngầm đáy biển. Bề  
mặt thứ 1 nằm ở phía Tây khu vực nghiên cứu và chạy theo  
DẦU KHÍ - SỐ 5/2021  
19  
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ  
trên độ sâu 2.500 m gặp ở phía Tây Nam của vùng. Bề mặt  
đỉnh hình oval, nằm trên độ sâu 2.450 m.  
phân dị ở phía Bắc với các dãy núi ngầm ở độ sâu từ 1.800  
- 2.000 m. Đồng bằng thấp dần từ Tây sang Đông. Lòng  
chảo trung tâm có địa hình trũng được giới hạn bởi các  
trũng khép kín ở độ sâu 1.950 m, 2.150 m. Trũng lòng chảo  
được định hướng theo phương Đông Bắc - Tây Nam.  
(8) Bề mặt phun trào cổ trên các độ sâu khác nhau: Bề  
mặt phân bố rải rác ở khu vực nghiên cứu. Ở góc Đông  
Nam, có 3 khối phun trào lớn, trong đó 2 khối hình tròn và  
1 khối hình oval theo phương Đông Bắc - Tây Nam. Diện  
tích mỗi khối khoảng vài chục km2. Phần phía Bắc của bản  
đồ cũng gặp 2 khối phun trào cổ, nằm trong đơn vị địa  
hình số 5 (bề mặt nằm ngang mài mòn, độ sâu 1.500 -  
1.700 m). Góc Tây Nam cũng gặp 1 khối phun trào cổ nằm  
phủ lên bề mặt 1.850 m.  
(13) Bề mặt đồng bằng phân dị chia cắt mạnh của các  
đồi núi ngầm, độ sâu 2.500 - 3.000 m: Đơn vị địa hình này  
phân bố ở phía Đông Nam vùng nghiên cứu. Đây là đơn  
vị địa hình bị chia cắt mạnh mẽ nhất bởi các đứt gãy tạo  
thành những bề mặt bán địa hào ở độ sâu 2.000 m, 2.500  
m và thậm chí xuống tới 3.150 m. Ở đây ngoài các bề mặt  
nhỏ nhô lên cao đến độ sâu 2.000 m, 2.500 - 2.600 m còn  
gặp các trũng sâu nhỏ đến 2.800 - 2.900 m. Địa hình có xu  
thế phát triển theo phương Đông Bắc - Tây Nam. Tại đây  
cũng gặp nhiều khối basalt cổ.  
(9) Bề mặt phun trào trẻ trên các độ sâu khác nhau: Bề  
mặt phun trào trẻ trên độ sâu khác nhau phân bố thành  
2 khối có diện tích lớn. Một khối nằm ở trung tâm đới  
tách giãn có diện tích hơn 900 km2. Một khối phân bố ở  
rìa Tây Bắc đới tách giãn, nơi chuyển tiếp từ núi ngầm Tây  
Bắc xuống đồng bằng tách giãn, có diện tích khoảng hơn  
1.000 km2.  
(14) Bề mặt đồng bằng phân dị tích tụ, trũng sâu tách  
giãn đại dương, độ sâu 3.500 - 4.300 m: Bề mặt đồng bằng  
này chiếm diện tích lớn (khoảng 8.500 km2) ở phía Đông  
vùng nghiên cứu. Đồng bằng chạy theo phương Đông  
Bắc - Tây Nam. Ranh giới phía Tây Bắc tiếp giáp với dãy núi  
ngầm phía Đông Bắc bằng 1 đường diềm ở độ sâu 3.500  
m, sụt bậc từ sườn dốc chuyển sang địa hình bằng phẳng.  
Ranh giới phía Đông Nam được giới hạn bằng đường đẳng  
sâu 3.500 m, chuyển tiếp từ sườn dốc xuống bề mặt đồng  
bằng. Địa hình thấp dần về phía Đông Bắc. Các đường  
đẳng sâu từ 3.600 - 4.300 m chạy gần như song song và  
gần nhau làm cho địa hình trở nên dốc và sâu hơn. Đường  
đẳng sâu 4.300 m tạo nên 1 lòng chảo sâu đến 4.450 m. Ở  
giữa đáy nổi lên 1 khối núi lửa trẻ, núi lửa Đình Trung.  
+ Các bề mặt đồng bằng  
(10) Bề mặt đồng bằng lượn sóng - tích tụ, độ sâu  
1.400 - 2.000 m: Bề mặt phân bố ở phía Tây khu vực nghiên  
cứu với diện tích khoảng 6.583 km2. Đồng bằng chạy theo  
phương Đông Bắc - Tây Nam. Ranh giới phía Đông Bắc là 1  
đường diềm với sườn lục địa ở độ sâu 1.600 - 1.650 m. Phía  
Tây Nam, đồng bằng tiếp xúc với bề mặt nằm ngang mài  
mòn ở độ sâu 900 m. Đồng bằng có chiều sâu tăng dần từ  
Tây Nam lên Đông Bắc. Những đường đẳng sâu lượn sóng  
đã tạo nên tính lượn sóng của đồng bằng.  
(11) Bề mặt đồng bằng phân dị của các đồi núi ngầm  
và các trũng nhỏ, độ sâu 1.750 - 2.700 m: Đơn vị địa hình  
này phân bố ở phía Bắc vùng nghiên cứu, phát triển theo  
phương kinh tuyến. Các đường đẳng sâu sau khi khép  
kín tạo nên đồi núi ngầm ở độ sâu khoảng 1.900 m thì  
phát triển thành các đường đẳng sâu kéo dài, liên hệ với  
nhau tạo thành những sườn ngầm từ 1.900 - 2.700 m. Các  
sườn ngầm được chia cắt bởi các rãnh xâm thực, có độ  
dốc khoảng 5o. Ranh giới phía Tây là đường diềm ở độ sâu  
1.800 - 2.000 m, tiếp giáp với đồng bằng lượn sóng tích  
tụ. Ranh giới phía Đông tiếp giáp với sườn dốc của các  
dãy núi ngầm ở độ sâu khoảng 2.700 m và 1 khối basalt  
trẻ. Trên bề mặt địa hình tồn tại những trường basalt cổ,  
những mảnh sót lục địa cổ.  
(15) Bề mặt đồng bằng phân bậc tích tụ đuôi trũng  
sâu tách giãn, độ sâu 2.500 - 3.300 m: Bề mặt này là đuôi  
trũng sâu tách giãn, địa hình ở đây khác hẳn với địa hình  
của đới tách giãn. Các đường đẳng sâu từ 2.500 - 3.300 m  
song song với nhau và cắt ngang qua, gần như vuông góc  
với đới tách giãn, làm cho địa hình phân bậc. Vì lý do đó,  
nhóm tác giả đã tách thành 1 đơn vị địa mạo riêng. Hình  
thái các đường đẳng sâu tạo thành sườn tương đối thoải  
(độ dốc < 1o) làm cho địa hình dốc theo phương từ Tây  
Nam lên Đông Bắc. Góc Đông Nam của đới tách giãn tồn  
tại đứt gãy chạy theo phương Đông Bắc - Tây Nam tạo nên  
địa hình bán địa hào ở độ sâu 2.500 - 2.800 m, 2.900m. Bên  
cạnh các đứt gãy là khối phun trào cổ.  
+ Các bề mặt nằm nghiêng  
(12) Bề mặt đồng bằng lòng chảo tích tụ, độ sâu 1.500  
- 2.200 m: Bề mặt này nằm ở góc Tây Nam khu vực ng-  
hiên cứu với diện tích khoảng 5.400 km2. Bề mặt được giới  
hạn bởi đường diềm bao quanh sườn lục địa, đồng bằng  
(16) Bề mặt sườn dốc kiến tạo, sườn lục địa, độ sâu 700  
- 1.800 m: Đơn vị địa hình này phân bố ở phía Tây khu vực  
nghiên cứu, chuyển tiếp từ thềm lục địa ở độ sâu 700 m  
xuống đáy biển ở độ sâu 1.500 m. Sườn dốc kiến tạo chạy  
DẦU KHÍ - SỐ 5/2021  
20  
PETROVIETNAM  
theo phương Đông Bắc - Tây Nam. Ở khu vực Tây Nam,  
sườn dốc kiến tạo được mở rộng đến độ sâu 1.800 m. Ranh  
giới phía Tây của sườn dốc kiến tạo là 1 đường diềm nằm ở  
độ sâu từ 400 - 700 m bao quanh thềm lục địa chuyển tiếp  
từ bề mặt tương đối bằng phẳng của thềm xuống sườn  
dốc. Ranh giới phía Đông là 1 đường diềm nằm ở độ sâu  
từ 1.400 - 1.650 m bao quanh sườn lục địa. Chiều rộng của  
bề mặt sườn dốc khoảng 14 - 30 km, độ dốc trung bình  
của sườn khoảng 2 - 4o. Địa hình bề mặt sườn phức tạp,  
xuất hiện nhiều canyon, khe rãnh xâm thực mài mòn chảy  
từ thềm lục địa cắt qua sườn. Điều này làm cho quá trình  
động lực ngoại sinh xảy ra ở trên sườn khá mạnh mẽ. Trên  
bề mặt sườn dốc, 1 số nơi tồn tại những bậc địa hình nằm  
ngang, bằng phẳng ở độ sâu 900 m.  
đẳng sâu 2.350 m và kết thúc ở đường đẳng sâu 3.500 m.  
Độ dốc của sườn đạt 14o. Bề mặt sườn bị chia cắt bởi các  
rãnh ngầm mang vật liệu di chuyển về phía Tây Bắc, đổ về  
trũng sâu tách giãn.  
4. Kết luận  
Kết quả nghiên cứu về đặc điểm địa mạo thời kỳ Plio-  
cene khu vực Tây Nam trũng sâu Biển Đông có thể rút ra  
kết luận sau:  
- Địa hình khu vực trũng sâu Tây Nam Biển Đông  
trong các giai đoạn Pliocene sớm, Pliocene giữa và Pliocene  
muộn phản ánh rõ cấu trúc của vỏ trái đất bao gồm thềm  
lục địa, sườn lục địa, đáy biển sâu và đới tách giãn.  
- Các đơn vị địa mạo trong các thời kỳ Pliocene có số  
lượng khác nhau bao gồm các đơn vị chính là địa hình lục  
địa cổ còn sót lại và địa hình đáy biển. Trong địa hình đáy  
biển gồm các bề mặt nằm ngang, các bề mặt đồng bằng  
và các bề mặt sườn dốc.  
(17) Bề mặt sườn dốc mài mòn của các dãy núi ngầm  
Tây Bắc, độ sâu từ 2.100 m đến trên 3.000 m: Bề mặt chiếm  
diện tích lớn (7.539 km2) của trung tâm vùng nghiên cứu,  
có độ sâu từ 2.100 m đến trên 3.000 m. Có thể chia sườn  
dốc thành những đoạn sau đây: Đoạn phía Bắc, sườn có  
độ dốc nhỏ nhất (khoảng ~ 1o), các đường đẳng sâu từ  
3.050 - 4.000 m song song với nhau theo phương kinh  
tuyến; từ độ sâu 3.300 m trở xuống, các đường đẳng sâu  
đan dày hơn, làm cho độ dốc lớn hơn. Đoạn trung tâm,  
sau khi vượt qua khối phun trào, các đường đẳng sâu từ  
2.000 m xuống 3.550 m đan dày làm cho sườn trở nên dốc  
nhất (độ dốc 10o). Các rãnh xâm thực chia cắt vuông góc  
với sườn làm cho địa hình càng phức tạp. Sau đó đoạn  
sườn được mở rộng nhất, với chiều rộng khoảng ~ 60 km  
từ đường đẳng sâu 2.200 m đến 3.200 m. Tại khoảng độ  
sâu 2.800 - 2.850 m phát hiện khoảng không gian tương  
đối bằng phẳng, 2 đường đẳng sâu cách xa nhau, tạo nên  
trũng sâu cục bộ. Đoạn phía Nam bề mặt sườn dốc được  
tách làm 2 nhánh chạy theo phương Đông Bắc - Tây Nam.  
Nhánh phía Tây là sườn dốc của bề mặt đồng bằng lượn  
sóng tích tụ độ sâu 1.400 - 2.000 m và bề mặt nghiêng vận  
chuyển, tích tụ thềm lục địa với các đường đẳng sâu từ  
2.200 m xuống 2.600 - 2.800 m, độ dốc đạt ~ 10o. Nhánh  
phía Đông là sườn dốc giữa bề mặt bán địa hào với bề mặt  
đồng bằng phân bậc từ độ sâu 2.400 m đến độ sâu 2.850  
m, độc dốc khoảng 7o.  
- Các đơn vị địa mạo trong thời kỳ Pliocene muộn  
đều mang tính kế thừa của các giai đoạn Pliocene sớm,  
Pliocene giữa. Tính kế thừa thể hiện rõ rệt nhất ở các  
núi ngầm đỉnh phẳng, các núi địa lũy tồn tại suốt trong  
Pliocene.  
- Vào thời kỳ Pliocene sớm và giữa, khối lục địa cổ  
còn chiếm vị trí nhất định ở góc Tây Bắc khu vực nghiên  
cứu. Sang đến Pliocene muộn địa hình lục địa cổ chỉ còn là  
dạng các mảnh sót lục địa cổ ở phía Đông Nam. Như vậy,  
thời kỳ Pliocene muộn, khu vực nghiên cứu bị ngập sâu  
dưới đáy biển.  
Lời cảm ơn  
Nghiên cứu này được hoàn thành với sự hỗ trợ của  
các tác giả tham gia Đề tài cấp Nhà nước KC.09.30/16-20.  
Tài liệu tham khảo  
[1] Nguyễn Hiệp và nnk, Địa chất và tài nguyên Dầu  
khí Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2007.  
[2] Lê Đức An, “Đặc điểm về địa mạo đáy biển quần  
đảo Trường Sa và các vùng kế cận, Tuyển tập các công trình  
nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên  
vùng quần đảo Trường Sa. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ  
thuật, 1998.  
(18) Bề mặt sườn dốc mài mòn của các dãy núi ngầm  
Đông Nam, độ sâu 2.300 - 3.500 m: Bề mặt nằm ở phía  
Đông Nam vùng nghiên cứu là đơn vị địa hình chuyển  
tiếp từ bề mặt địa hình phân dị chia cắt mạnh của các  
đồi núi ngầm từ độ sâu 3.000 m đến độ sâu 3.500 m của  
trũng sâu tách giãn. Bề mặt sườn chạy theo phương  
Đông Bắc - Tây Nam mở rộng về phía Đông Bắc và thu  
hẹp về phía Tây Nam. Sườn dốc được bắt đầu từ đường  
[3] Nguyễn Thế Tiệp, "Nghiên cứu cấu trúc địa chất  
vùng biển nước sâu (> 200 m nước) Nam Việt Nam là cơ sở  
khoa học để tìm kiếm Tài nguyên khoáng sản liên quan". Đề  
tài cấp Nhà nước KC09-18/06-10, 2010.  
DẦU KHÍ - SỐ 5/2021  
21  
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ  
[4] Trịnh Xuân Cường và nnk, "Tiềm năng dầu khí bể  
Tư Chính Vũng Mây", thuộc Dự ánĐánh giá tiềm năng dầu  
khí trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, Viện Dầu khí  
Việt Nam, 2013.  
[6] Đặng Văn Bát, "Xây dựng bản đồ địa mạo vùng  
Đông Nam thềm lục địa Việt Nam, phục vụ chiến lược phát  
triển kinh tế và xây dựng công trình biển, tỷ lệ 1:250.000". Đề  
tài nhánh KC09-09-07, 2004.  
[5] Nguyễn Anh Đức và nnk, "Tiềm năng dầu khí bể  
Phú Khánh", thuộc Dự án “Đánh giá tiềm năng dầu khí  
trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, Viện Dầu khí Việt  
Nam, 2013.  
[7] Vũ Văn Phái, Đặng Văn Bào, Bản đồ địa mạo biển  
nông ven bờ 0 - 30 m nước Việt Nam tỷ lệ 1:500.000, 2001.  
[8] Lê Đức An, Đặc điểm về địa mạo khu vực Trường Sa  
và Tư Chính - Vũng Mây tỷ lệ 1:250.000, 2004.  
PLIOCENE MORPHOLOGICAL CHARACTERISTICS OF THE EAST SEA’S  
SOUTHWESTERN DEEP DEPRESSION  
Dang Van Bat1, Tong Duy Cuong2, Ngo Thi Kim Chi3  
1Vietnam Union of Geological Sciences  
2Vietnam Petroleum Institute  
3Hanoi University of Mining and Geology  
Email: ngothikimchi@humg.edu.vn  
Summary  
Pliocene morphological characteristics of the East Sea’s southwestern deep depression at the scale of 1:250,000 based on co-originated  
surfaces are presented in this paper. The study shows that the morphological characteristics of the study area in the Early, Middle and Late  
Pliocene reflect a clear structure of the Earth’s crust and consist of continental shelf, continental slope, deep sea floor and depression zone.  
The main morphological units in the Pliocene include the paleo-morphological continent and morphological sea floor. The morphological  
sea floor consists of horizontal surfaces, plane surfaces and slope surfaces. The morphological units in the Late Pliocene inherit features of the  
Early and Middle ones. Their inheritance is most visible on the guyots and the horst mountains existing throughout the Pliocene period. In  
the Early and Middle Pliocene, the paleo-continent mass distributed in a limited area in the north-west corner of the study area. In the Late  
Pliocene, the paleo-continental mass disappeared and the whole study area was dominated by the sea. Hence, the Early and Middle Pliocene  
were the period of transgression into the Vietnam continent. In the Late Pliocene, the study area was submerged in the deep sea.  
Key words: Morphology, Pliocene, East Sea’s south-western deep depression.  
DẦU KHÍ - SỐ 5/2021  
22  
pdf 12 trang yennguyen 19/04/2022 1240
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm địa mạo thời kỳ pliocene khu vực Tây Nam trũng sâu biển Đông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_dia_mao_thoi_ky_pliocene_khu_vuc_tay_nam_trung_sau.pdf