Cách tổ chức một trò chơi lớn

Cách tổ chức một trò chơi  
lớn  
Những diễn biến của trò chơi lớn mang lại cho người chơi những vui  
buồn và thông qua trò chơi thì người tổ chức mong muốn cung cấp  
những kiến thức  
Trong các hoạt động dã ngoại thì được tham dự những trò chơi mà nhất  
được tham gia Trò chơi lớn là niềm thích thú của các bạn. Những  
diễn biến của trò chơi lớn mang lại cho người chơi những vui buồn và  
thông qua trò chơi thì người tổ chức mong muốn cung cấp những kiến thức  
về văn hóa lịch sử, truyền thống, kỹ năng sinh hoạt tập thể…  
Bên cạnh đó, thông qua Trò chơi lớn người tổ chức hiểu thêm về các trại  
sinh những mặt ưu và khuyết từng người.  
Hình minh họa – Nguồn Yume  
Nếu bạn là người đi trại nhiều nhưng chưa một lần được tham dự Trò chơi  
lớn thì xem như những cuộc trại của bạn sẽ mất đi một phần ý nghĩa và hào  
hứng.  
Trong khi tham gia Trò chơi lớn thì việc được tìm hiểu thêm về ý nghĩa cuộc  
chơi và kiến thức là then chốt, còn lại là những trò chơi vận động, thử thách  
nhỏ được kịch bản hóa để nêu bật lòng can đảm, trí thông minh, skhéo léo  
và nhanh nhạy của các bạn. Người chơi như cuốn vào những trận đánh, hóa  
thân thành những chiến sĩ giải phóng quân hoặc sẽ đóng vai thành những  
dũng sĩ tiêu diệt cái ác bảo vệ hòa bình… và thế là hxung trận một cách vô  
tư, nhiệt tình để rồi có những cảm xúc đọng lại sau khi trò chơi kết thúc.  
Để tham dự Trò chơi lớn bạn cần phải có một vốn kiến thức về lịch sử xã  
hội. Ngoài ra, bạn cần biết thêm một số kỹ năng sinh hoạt như: morse,  
sémaphore, mật thư… và các kỹ năng cơ bản khác.  
Trò chơi lớn đòi hỏi các bạn tham gia không chỉ ở cá nhân bạn mà còn thử  
thách ngay chính tính tập thể của đội mà bạn tham gia. Nếu có sự đoàn kết  
nhất trí cao độ trong toàn đội thì sẽ tạo được kết quả như đội mong muốn.  
Không có Trò chơi lớn nào mà đội chiến thắng lại chỉ là một người.  
TRÒ CHƠI LỚN LÀ THẾ NÀO?  
Để có thể tổ chức tốt một chương trình Trò chơi lớn thật hấp dẫn, vui tươi  
thì phải đòi hỏi một số yêu cầu như sau:  
I. ĐỐI VỚI NGƯỜI CHỈ HUY CHUNG:  
1. Phải xác định chủ đề, tên gọi, mục tiêu của Trò chơi lớn:  
Chủ đề của Trò chơi lớn có thể là: những câu chuyện lịch sử  
truyền thống, chuyện cổ tích thần thoại, chuyện phiêu lưu mạo hiểm,  
trinh thám, khoa học viễn tưởng hay họp bạn…  
Tên của Trò chơi lớn phải gắn với chủ đề nhằm giúp người chơi vào  
vai trong suốt cuộc chơi.  
Ví dụ như: Đi tìm kho báu của Thần Mặt trời, Chiến thắng Điện Biên  
Phủ, Hành trình khoa học…  
Mục tiêu và yêu cầu của trò chơi là nhằm kiểm tra kỹ năng chuyên  
môn, giáo dục truyền thống, rèn luyện thể chất và giao lưu giữa các bạn.  
2. Phải nắm vững kỹ năng chuyên môn:  
Kỹ năng chuyên môn là gì? Là các lý thuyết được huấn luyện bây giờ  
ứng dụng cụ thể trong kỳ trại hay Trò chơi lớn.  
Người tổ chức Trò chơi lớn giỏi phải là người nắm vững các kỹ năng  
sinh hoạt tập thể như: truyền tin, mật thư, nút dây, dấu đường, cứu  
hươngvà phải có kinh nghiệm trong xử lý các tình huống trong Trò chơi  
lớn như: các đội quá khích, đi sai theo lộ trình dự kiến…  
3. Phải nắm rõ địa hình, địa thế:  
Trò chơi lớn thành công không cũng phụ thuộc nhiều vào việc  
người thiết kế Trò chơi lớn biết chọn địa điểm sao cho phù hợp với cuộc  
chơi.  
Trên từng ngã đường, đồi núi, cây cỏ, sông suối… phải gắn liền với  
nội dung hoạt động cho phù hợp kịch bản.  
Mặt khác người tổ chức phải biết cách vẽ sơ đồ Trò chơi lớn, bản đồ  
chạy trạm và cách thức di chuyển. Cách di chuyển giữa các trạm ra sao?  
Hình thức chạy trạm xoay vòng hay cuốn chiếu? Đi cụm hay từng đội riêng  
biệt?  
Để thực hiện tốt việc bố trí trạm qua căn cứ địa hình, bắt buộc người  
tổ chức phải tham gia tiền trạm.  
* Ghi chú: “tiền trạm” là một thuật ngữ trong sinh hoạt để nêu lên quá trình  
nghiên cứu thực địa nơi ta dự kiến tổ chức hoạt động nhằm nắm được các  
yếu tố thiên nhiên và con người địa phương. Qua đó tổ chức tốt các hoạt  
động tại trại.  
4. Bố trí lực lượng cho Trò chơi lớn:  
a. Đối với lực lượng Ban tổ chức:  
Phải xác định có bao nhiêu trạm, địa điểm ở đâu?  
Mỗi trạm bao nhiêu người? Có đủ sức không?  
Nhiệm vụ của từng thành viên trong mỗi trạm?  
Việc điều phối bổ sung lực lượng của trạm ra sao?  
Nội dung mỗi trạm làm gì?  
“Kỷ luật – Thống nhất – Công bằng – Tuyệt đối bí mật” là những nguyên tắc  
mà mỗi thành viên trong Ban tổ chức phải chấp hành.  
b. Đối với người tham gia Trò chơi lớn:  
Số lượng người chơi là bao nhiêu?  
Schênh lệch giữa nam – nữ? Điều đó có quan trọng không?  
Độ tuổi của người tham gia? Có ảnh hưởng gì không?  
Trình độ và mức độ tham gia của các đội?  
Nếu ta trả lời được những câu hỏi đặt ra thì ta sẽ thiết kế trò chơi vừa sức,  
không quá khó hay quá dễ. Cuối cùng có thể chuẩn bị cho mỗi đội tham gia  
có đặc điểm riêng biệt nhằm dễ nhận biết như nón, áo, thẻ đeo…  
5. Xác định thời gian diễn ra Trò chơi lớn:  
Ta căn cứ vào những yếu tố: tổng số trạm, đoạn đường di chuyển,  
trình độ tham gia của các đội và mức độ các nội dung thử thách để xác  
định thời gian tối thiểu và tối đa cho từng trạm và cả cuộc chơi.  
Tùy vào chủ đề, địa điểm, thời tiết, điều kiện tổ chức, đối tượng  
tham gia mà ta xác định thời điểm xuất phát và kết thúc của cuộc chơi:  
ban đêm, khuya, sáng hay chiều.  
6. Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ:  
Ta phải căn cứ vào nội dung thử thách từng trạm mà tiến hành chuẩn  
bcác dụng cụ cho cuộc chơi thật đủ và chi tiết. Nên chăng có thêm công tác  
chăm lo sức khỏe cho người tham gia. Yếu tố vật dụng trò chơi cũng được  
xem là quan trọng vì nó diễn tả ý đồ kịch bản được hoàn hảo.  
Trước khi diễn ra Trò chơi lớn phải họp Ban tổ chức để rà soát lại  
schuẩn bị của các trạm và có thể thông báo cho các đội và cá nhân  
người tham gia những vấn đề cần chuẩn bị trước.  
7. Xây dựng kịch bản và diễn tiến Trò chơi lớn:  
Khi đã nắm vững các yêu cầu trên thì công việc cuối cùng là viết kịch bản  
Trò chơi lớn bao gồm:  
a. Những vấn đề chung:  
- Tên trò chơi? Mục đích, yêu cầu? Số lượng tham gia?  
- Thời gian tiến hành? Nội quy và hiệu lệnh chung?  
- Biên chế đội? Vật dụng các trạm?  
b. Diễn biến trò chơi phải tuân theo trình tự như kịch bản:  
Trạm xuất phát ở đâu? Kết thúc ở đâu?  
Diễn biến chạy trạm? Xoay vòng hay cuốn chiếu?  
Ai chịu trách nhiệm điều phối diễn biến trò chơi?  
Trước khi chơi, người điều phối có thể giới thiệu sơ nét về tên gọi và  
những chặng thử thách cho người chơi. Để tạo sự bất ngờ và thú vị cho  
người chơi thì toàn bộ kế hoạch Trò chơi lớn phải được giữ bí mật tuyệt đối.  
II. ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA:  
1. Phải có sức khỏe:  
Đây là tiêu chuẩn đầu tiên vì Trò chơi lớn đòi hỏi sự vận động tối đa cả về  
trí tuệ và sức lực, nếu sức khỏe yếu sẽ ảnh hưởng cho đơn vị trong quá trình  
chơi.  
2. Phải có kỹ năng:  
Người chơi phải biết ít nhất một trong những nội dung sinh hoạt tập thể để  
thực hiện tốt các nội dung tại trạm. Đa số qua các Trò chơi lớn thì lực lượng  
“ăn theo” dường như đông hơn những bạn có chuyên môn. Qua cuộc chơi  
thì những bạn này cũng sẽ rút ra những kinh nghiệm và bài hc cho riêng  
mình để phấn đấu trong thời gian tới.  
3. Phải có tính kiên trì, chịu khó, linh hoạt, sáng tạo và chủ động được  
thời gian:  
Đây là vai trò, đức tính của người phụ trách, đội trưởng mỗi đội.  
4. Phải trung thực, ý thức kỷ luật và tinh thần tập thcao:  
Đây là nguyên tắc bắt buộc của người tham dự Trò chơi lớn.  
pro.edu.vn sưu tầm, biên soạn  
pdf 7 trang yennguyen 07/04/2022 6520
Bạn đang xem tài liệu "Cách tổ chức một trò chơi lớn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfcach_to_chuc_mot_tro_choi_lon.pdf