Tổ chức trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở Lớp 6 - Bậc Trung học cơ sở

TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016  
154  
TCHC TRI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HC SINH  
TRONG DY HC LCH SỬ Ở LP 6  
- BC TRUNG HỌC CƠ SỞ  
Nguyn Thị Thanh Thúy1  
Trường Đại hc Thủ đô Hà Nội  
Tóm tắt: Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng ging dạy môn Lịch  
sử nói riêng, giáo viên cần phi biết đa dạng hóa các hình thức tchc dy hc. Tổ  
chc tri nghiệm sáng tạo chính là cơ hội để học sinh được khám phá, tìm tòi, bộc lộ  
khả năng huy động kiến thức, kĩ năng giải quyết các vấn đề gn vi cuc sng, mở  
rộng không gian nhà trường ra ngoài khuôn khổ lp hc. Trên cơ sở tìm hiểu đặc  
trưng, quy trình của hoạt động tri nghiệm sáng tạo, từ đặc thù của bộ môn Lịch s,  
chúng tôi đề xut mt số hình thức tchc tri nghiệm sáng tạo cho hc sinh trong  
dy hc Lch sử ở lp 6 - bc Trung học Cơ sở.  
Từ khóa: lch s, tchc tri nghiệm sáng tạo, trung học cơ sở.  
1. MỞ ĐẦU  
Nhim vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước nhà, đặc biệt đổi mới chương  
trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 đặt ra không chỉ cho các nhà biên soạn  
sách giáo khoa các môn học, mà còn cho đội ngũ giáo viên, sinh viên, học sinh nhng  
nhim vnng nề. Trong các môn học bc Trung học Cơ sở (THCS), bộ môn Lịch sử  
ngày càng có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục ý thức truyn thng, nim  
tự hào dân tộc, tinh thần và bản lĩnh ứng phó phù hp vi nhng biến động ln của nhân  
loi thời kì hội nhp. Mục tiêu của môn lịch sử ở trường THCS là trang bị cho hc sinh  
nhng kiến thức cơ bản, cn thiết vlch sử dân tộc và thế giới, làm cơ sở cho việc hình  
thành thế gii quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyn thống dân  
1 Nhận bài ngày 20.03.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 28.04.2016.  
Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thúy; Email: thanhthuythanhthuy31883@gmail.com  
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016  
155  
tộc, hình thành ở học sinh kĩ năng học tập, các năng lực tư duy, hành động, có thái độ  
ng xử đúng đắn trong đời sng.  
Tuy nhiên, nhng nhn thc, quan nim sai lch vvị trí, vai trò của Khoa hc Lch  
sử và môn Lịch sử trong đời sống xã hội, trong giáo dục hiện nay đã dẫn tới phương  
pháp nghiên cứu, hc tập không đúng. Hệ qutt yếu là sự giảm sút chất lượng dạy và  
hc bộ môn trên nhiều mặt. Tình trạng học sinh không nhớ nhng du mc, skiện cơ  
bản; không biết “sử ta”; nhớ sai, nhm ln kiến thc lch sử khá phổ biến. Vì lẽ đó,  
những năm qua, vấn đề nâng cao chất lượng dy hc lch sử luôn nhận được squan  
tâm, chú ý của toàn xã hội. Đây vừa là điều kin, vừa là cơ hội để giáo viên có thể thc  
hin nhiu ci tiến, sáng tạo trong dạy và học bộ môn. Trên thc tế, vic dy hc Lch  
sử ở phổ thông đã được “làm mới” về nội dung thông qua việc thiết kế các hoạt động  
hc tp theo chủ đề nhằm lược bnhng phn kiến thức khó, lạc hu, lp li nhiu  
lần..., đồng thời tăng cường nhng chủ đề hc tp mới để thay đổi cơ bản cách dạy và  
hc tp bộ môn. Học sinh được phát huy các năng lực hc tập và nâng cao ý thức đối  
vi lch s. Vtchc dy học, bên cạnh dy hc truyn thống, trên lớp, việc đa dạng  
hóa các hình thức dy hc lch sử đã được nhiều giáo viên áp dụng. Trong các hình thức  
đó, việc tchc hoạt động tri nghiệm sáng tạo trong và ngoài lớp học (như học tp ti  
Bảo tàng, di tích lịch sử, làng nghề truyn thống...) đã được chú trọng và bước đầu thu  
được nhng kết quả tích cực.  
2. NI DUNG  
2.1. Hoạt động tri nghiệm sáng tạo là gì?  
Ở phương Đông, Khổng T(551-479 TCN) từng nói: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ  
quên; Những gì tôi thấy, tôi sẽ nh; Những gì tôi làm, tôi sẽ hiu”; còn ở phương Tây,  
Socrate (470-399 TCN) cũng từng nói: “Người ta phi hc bằng cách làm mt việc gì  
đó; với những điều bạn nghĩ là mình biết, bn sthấy không chắc chắn cho đến khi làm  
nó”. Điều đó cho thấy, các nhà giáo dục li lạc, các bậc hin triết thi cổ đại đã không  
chcoi trng vic thc, tự rèn luyện, tu thân; phát huy mặt tích cực sáng tạo, phát huy  
năng lực ni sinh; kết hp học và hành, lí thuyết vi thc tiễn; phát triển hứng thú, động  
cơ, ý chí của người học…, mà còn gián tiếp gi mở các kinh nghiệm, phương pháp tự  
học. Xét ở một phương diện nào đó, có thể coi các kinh nghiệm, phương pháp này là  
những cơ sở, nền móng đầu tiên của tư tưởng hc qua tri nghim.  
Hoạt động hc qua tri nghiệm không phải là mới với các nước trên thế giới, nhưng  
Vit Nam, đến nay, vấn đề này vn còn khá mới m. Trong chương trình giáo dục phổ  
thông hiện hành của Vit Nam, kế hoạch giáo dục bao gm tchức các hoạt động dy  
học và các hoạt động giáo dục. Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) là những hot  
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016  
156  
động có chủ đích, có kế hoch hoặc có sự định hướng của nhà giáo dục, được thc hin  
thông qua những cách thức phù hợp để chuyn ti nội dung giáo dục tới người hc  
nhm thc hin mục tiêu giáo dục. Các hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) dùng để chỉ  
các hoạt động giáo dục được tchức ngoài giờ dy học các môn học và được sdng  
cùng với khái niệm hoạt động dy học các môn học. Cth, gm: Hoạt động tp thể  
(sinh hot lp, sinh hoạt trường, sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh,  
sinh hoạt Đoàn Thanh niên Cộng sn Hồ Chí Minh); hoạt động giáo dục ngoài giờ lên  
lớp được tchức theo các chủ đề giáo dục; hoạt động giáo dục hướng nghip (cp trung  
học cơ sở và cấp trung hc phổ thông) giúp học sinh tìm hiểu để định hướng tiếp tc  
hc tập và định hướng nghnghip; hoạt động giáo dục nghphổ thông (cấp trung hc  
phổ thông) giúp học sinh hiểu được mt skiến thức cơ bản về công cụ, kthut, quy  
trình công nghệ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường đối vi mt snghphổ thông đã  
học; hình thành và phát triển kỹ năng vận dng nhng kiến thức vào thực tiễn; có một  
skỹ năng sử dụng công cụ, thực hành kỹ thuật theo quy trình công nghệ để làm ra sản  
phẩm đơn giản.  
Theo Dtho Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông  
sau năm 2015 thì “Hoạt động tri nghiệm sáng tạo bn chất là những hoạt động giáo  
dc nhằm hình thành và phát triển cho hc sinh nhng phm chất tư tưởng, ý chí tình  
cảm, giá trị và kỹ năng sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội hin  
đi. Ni dung ca hoạt động tri nghiệm sáng tạo được thiết kế theo hướng tích hợp  
nhiều lĩnh vực, môn học thành các chủ điểm mang tính chất mở. Hình thức và phương  
pháp tổ chức đa dạng, phong phú, mềm do, linh hot, mvề không gian thời gian, quy  
mô, đối tượng và số lượng… để học sinh có nhiều cơ hội ttri nghiệm và phát huy tối  
đa khả năng sáng tạo của các em” [3].  
Bên cạnh hoạt động tri nghiệm sáng tạo chung như trên, ở từng môn học cũng có  
các hoạt động tri nghiệm sáng tạo mang tính đặc trưng, đặc thù riêng của môn học góp  
phần hình thành và phát triển các năng lực chuyên bit ca hc sinh.  
Như vậy có thể thy bn cht ca hoạt động tri nghiệm sáng tạo chính là hoạt động  
giáo dục theo nghĩa hẹp, được thiết kế, tchc thc hiện theo hướng tăng cường stri  
nghiệm và sáng tạo cho người hc. Từ đây, có thể hiu: “Hoạt động tri nghiệm sáng  
tạo là hoạt động giáo dục theo chủ đề; được thiết kế, tchc, thc hin theo hướng tích  
hp nhiều lĩnh vực, môn học thành các chủ điểm mang tính chất mở, hình thức và  
phương pháp tổ chức đa dạng, nhằm giúp cho học sinh có nhiều cơ hội ttri nghim  
và phát huy tối đa khả năng sáng to ca học sinh” [7].  
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016  
157  
2.2. Mt số hình thức tchc hoạt động tri nghiệm sáng tạo cho hc sinh trong  
dy hc Lch sử ở lp 6 - THCS  
2.2.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo dưới hình thức đóng vai  
Trong dy hc Lch s, mỗi tình huống đưa ra là một tri nghiệm thú vị, người hc  
được đặt mình trong bối cnh lch sử để suy ngm về các sự kin, sống cùng cuộc sng  
với các nhân vật, được nếm tri cảm xúc riêng chung của mỗi con người, ca cả dân tộc  
qua tng skin hoặc các giai đoạn lch scthể. Phương pháp đóng vai không chỉ  
nhằm tái hiện lch sử mà còn góp phần đưa người học vào những bi cnh lch scụ  
thể, có những hiu biết sâu sắc hơn về các sự kiện, nhân vật, tự đánh giá và rút ra kinh  
nghim lch scho bản thân mình. Ở phương diện giáo dục, mi tri nghiệm là một bài  
học quí báu về tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh biết trân trọng những giá trị  
truyn thống, văn hóa của nhân loại. Phương pháp này có thể sdng trong mọi hình  
thức giáo dục, tdy hc kiến thc mới đến kiểm tra, đánh giá hay các hoạt động ngoi  
khóa.  
Ví dụ 1: Trong chương trình Lch s6 THCS, nm bắt các kiến thc về buổi bình  
minh của loài người là nội dung quan trọng. Nội dung này được đề cập ở nhiều khía  
cạnh như: nguồn gốc của loài người, quá trình tiến hóa của con người thời nguyên thuỷ,  
đời sống con người thời nguyên thuỷ, nguyên nhân xã hội nguyên thy tan rã, điều kiện  
tự nhiên, khí hậu, địa hình tác động đến đời sống con người... Theo định hướng của  
chương trình giáo dục hiện nay, dạy học tích hợp liên môn là yêu cầu bắt buộc nhằm  
định hướng phát triển năng lực người học, đồng thời khắc phục những điểm trùng lặp về  
mặt kiến thức giữa các môn học cũng như các nội dung, các bài trong một môn học.  
Việc dạy học tích hợp liên môn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên vận dụng các  
phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Theo đó, chúng tôi xây dựng chủ đề “Buổi  
bình minh của loài người” (3 tiết) khi dy phn I “Khái quát lịch sthế gii cổ đại” và  
phần II “Lch sVit Nam tngun gốc đến thế kX” (SGK Lịch s6-THCS) với các  
ni dung cơ bản như sơ đồ sau:  
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016  
158  
Ở đây, phương pháp đóng vai được sp xếp linh hoạt trong các nội dung phù hợp để  
vừa đạt được hiu qutri nghim, vừa không ảnh hưởng ti cấu trúc, bố cc chung ca  
toàn bài. Ví dụ, trong Mục 1: Nguồn gốc của loài người, thầy và trò sẽ tiến hành các bước  
như sau:  
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành hai nhóm (Những hc sinh đồng ý quan niệm  
nguồn gốc loài người do tiến hóa từ vượn về một nhóm; những hc sinh đồng ý quan niệm  
cho rằng loài người do thượng đế tạo ra về một nhóm). Sau đó, giáo viên yêu cầu hc sinh  
quan sát hình 1, kết hợp đọc chú thích và trả lời các câu hỏi:  
1. Thử đóng vai các nhân vật trong tranh và xây dựng một đoạn hi thoi tranh lun về  
ngun gc của loài người.  
2. Em theo quan nim của Đức chúa Giê-su hay nhà khoa học Đác-uyn vngun gc  
của loài người? Vì sao?  
3. Em biết gì về đời sng của con người thời nguyên thuỷ?  
Chú thích:  
– Đức chúa Giê-su  
cho rằng Chúa đã  
tạo ra loài người.  
– Nhà khoa học  
Đác-uyn cho rng  
loài  
người  
có  
Hình 1 : Tranh minh hocuc tranh lun vngun gốc loài  
người  
ngun gc từ động  
vt.  
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016  
159  
– Bước 2: Các thành viên trong nhóm đưa ra các ý kiến cá nhân, trao đổi trong nhóm  
và đưa ra các lập luận của nhóm mình.  
– Bước 3: Giáo viên tổ chức cho các nhóm đưa ra các ý kiến của mình.  
Bước 4: Giáo viên nhận xét và kết luận.  
Vi Mục 3: Đời sống con người thời nguyên thuỷ, phương pháp đóng vai được áp  
dụng như sau:  
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, giao các nhiệm vụ cho các nhóm như sau:  
Em hãy đóng vai trò một nhà nghiên cứu shọc "nhí", giới thiu cho người thân và bạn bè  
nội dung sau: đặc điểm về công cụ lao động, cách kiếm sống, nhà ở và trang phục ca con  
người thời nguyên thuỷ.  
Giáo viên có thể giúp cho học sinh có những định hướng đúng với nhim vvừa nêu  
bng vic cung cấp các thông tin hỗ tr:  
THÔNG TIN HTR1  
Bầy người nguyên thuỷ (Nguồn: Internet)  
Sinh hot của người nguyên thuỷ (Nguồn: Internet)  
THÔNG TIN HTR2  
Trong xã hội nguyên thuỷ, con người chyếu dùng đá để chế tạo công cụ lao động.  
Người ti cbiết ghè đẽo đá làm công cụ lao động. Dn dn, hbiết dùng lửa và tạo ra la  
để sưởi ấm, nướng thc ắn, xua đuổi thũ dữ. Người tinh khôn biết ghè hai rìa của mt  
mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn, dùng làm rìu, dao, no. Họ cũng biết làm đồ  
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016  
160  
gốm. Bên cạnh đó họ cũng đã sáng tạo ra cung tên. Đây là một thành tựu lớn trong quá  
trình chế tạo công cụ và vũ khí.  
Vi nhng loại công cụ lao động như vậy, con người thời nguyên thuỷ chyếu kiếm  
sng bằng cách săn bắt, săn bắn, hái lượm và bước đầu biết đến trng trọt, chăn nuôi.  
Săn ngựa rng  
Sdng la và tạo ra la  
(Nguồn: Internet)  
(Nguồn: Internet)  
THÔNG TIN HTR3  
Hang động là nơi ở của người nguyên  
thuỷ trong giai đoạn đầu  
(Nguồn: Internet)  
Làm lều để ở  
(Nguồn: Internet)  
Làm áo bằng da thú  
Làm áo bng vỏ cây  
(Nguồn: Internet)  
(Nguồn: Internet)  
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016  
161  
Bước 2: Các nhóm sẽ thực hin nhim v.  
Bước 3: Giáo viên sử dụng kĩ thuật phòng tranh, triển lãm các sản phẩm của hc  
sinh. Các nhóm lần lượt trình bày sản phẩm, nhóm bạn nhận xét, góp ý, bổ sung.  
Bước 4: Cuối cùng giáo viên tổng kết và chốt ý.  
Qua đây, những vấn đề cơ bản vbuổi bình minh của loài người (trên thế giới và ở  
Việt Nam) được tái hiện một cách hệ thng. Hơn nữa, skết hợp đồng thi nhiu  
phương pháp cùng việc tchức cho các em đóng vai đã giúp các em nắm bắt sâu hơn  
kiến thức, có thêm nhiều tri nghim, xúc cảm lch sử thú vị ngay tại không gian của giờ  
hc chính khóa.  
2.2.2. Tchc tri nghiệm sáng tạo qua hoạt động tham quan hc tp  
Để nâng cao chất lượng toàn diện nền giáo dục nói chung, chất lượng môn Lịch sử  
nói riêng, giáo viên cần phi biết đa dạng hóa các hình thức tchc dy học. Bên cạnh  
hình thức tchc dy học trên lớp truyn thống, giáo viên cần tăng cường các hình thc  
hc tp tri nghim gn hc tp vi thc tin, gắn giáo dục trong nhà trường với giáo  
dục ngoài xã hội, “phá vỡ” không gian lớp học đồng thời có sự tham gia ca nhiu  
ngun lực vào quá trình giáo dục. Đây là một hình thức tchc dy hc tạo điều kin để  
học sinh có những tri nghiệm, khám phá mới mẻ, qua đó góp phần hình thành các năng  
lực, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng sưu tầm, đánh giá tư liệu, skin lch sử, phát triển  
năng thực hành bộ môn. Dưới đây là ví dụ cth:  
Mô hình tham quan học tp ti Bảo tàng Lịch sQuốc gia đã được chúng tôi triển  
khai khi dy hc chủ đề “Trống đồng Đông Sơn - Tinh hoa Vit cổ”. lp 6 THCS.  
Trong lch sVit Nam, thời kì Hùng Vương là thời kì đầu tiên. Tuy nhiên, những du  
n vstrị vì của vua Hùng đối với nước ta thời kì này còn rất mnhạt. Vì vậy, hot  
động này giúp học sinh tìm hiểu mt trong những thành tựu quan trng của người Vit  
cổ là trống đồng. Để chun bcho hoạt động tham quan tri nghiệm, chúng tôi đã tổ  
chc chia lớp thành 6 nhóm với những cái tên gắn lin với các họa tiết trên Trống đồng  
Đông Sơn: Đua thuyền, Hươu sao, Chim hạc, Mt trời, Đình làng, Sóng nước. Sau đó,  
chúng tôi giao cho các nhóm nhiệm vụ tìm hiểu vchiếc Trống đồng Đông Sơn ở nhà  
trước (chúng tôi có cung cấp các tư liệu htrcho học sinh). Khi đến Bảo tàng, học  
sinh được tn mắt quan sát chiếc trống đồng, kết hp vi phn chun bị ở nhà, mỗi  
nhóm chủ động làm việc và thng nht kết quả báo cáo sau buổi tham quan.  
Sau bui tham quan hc tp, hc sinh phải có bài thu hoạch theo định hướng ca  
giáo viên. Bên cạnh đó, chúng tôi khuyến khích học sinh phát huy sáng tạo và năng  
khiếu của cá nhân mỗi em. Có thể các em sẽ viết bài thu hoạch, hoc nhng học sinh có  
năng khiếu hi họa có thể vẽ hình ảnh chiếc trống đồng, hay vnhng ha tiết trên  
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016  
162  
trống đồng mà học sinh đó quan sát được… Điều đó làm tường minh các biểu tượng và  
skin lch s. Hoạt động tri nghiệm này không những có tác dụng khắc sâu kiến thc  
lch scho học sinh mà nó còn có tác dụng phát triển các kĩ năng học tp cn thiết ca  
bộ môn như quan sát tranh ảnh, bản đồ, tư liệu lch sgốc... cũng như hình thành nhng  
tư tưởng, lòng yêu nước, nim tự hào dân tộc cho các em.  
3. KT LUN  
Hc qua tri nghim smở ra các cơ hội để hc sinh thc sự được khám phá, tự hình  
thành kiến thức bài học, rèn luyện các kĩ năng và hình thành thái độ, hành vi đúng đắn,  
thiết thực. Điều đó đã khẳng định tm quan trng của hình thức dy học này trong việc  
nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay. Tuy nhiên, để tchc hc tp tri nghim sáng  
tạo trong môn Lịch s, mỗi giáo viên cần đổi mới tư duy dạy học, tăng cường tích hợp gia  
các bộ môn với nhau, đầu tư cơ sở vt cht, to ra nhng ngun lc htrợ trong và ngoài  
trường; đồng thi linh hot trong vic sp xếp thời khóa biểu để có thể chủ động nhiều hơn  
na trong vic mrộng không gian học tập, kích hoạt sự sáng tạo ca hc sinh.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, phê duyệt ngày 13 tháng 6 năm 2012 (Quyết định  
số 711/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ).  
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông - Hoạt động giáo dục ngoài giờ  
lên lp, 2006.  
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015 (Bản dự  
thảo).  
4. Đặng Vũ Hoạt (1996), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học Cơ sở, Nxb  
Giáo dục.  
5. Kỉ yếu hội thảo “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, kinh nghiệm quốc tế và  
vận dụng vào điều kiện Việt Nam”, Hà Nội 10 - 12 tháng 12 năm 2012.  
6. Bùi Ngọc Diệp và các tác giả (2009), Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán hoạt động giáo dục  
ngoài giờ lên lớp trường Trung học cơ sở.  
7. Nguyn ThHng, Nguyn Thị Kim Dung, “Quan niệm vhoạt động tri nghiệm sáng tạo và  
mt số hình thc tchc hoạt động tri nghiệm sáng tạo cho hc sinh phổ thông”, Kyếu hi  
thảo: Phát triển chương trình nhà trường: Nhng kinh nghim thc tin (Sơ kết một năm thực  
hiện đề án Xây dựng trưởng phổ thông thực hành Nguyễn Tất Thành theo mô hình phát triển  
ng lc hc sinh ), Hà Nội, tháng 8 năm 2014.  
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016  
163  
ORGANIZING CREATIVE EXPERIENCES IN TEACHING HISTORY  
FOR GRADE 6 AT SECONDARY SCHOOLS  
Abstract: Must to raise the general standing quality of products and History’s quality  
products. Education must be diversity formalism teaching organization. Activities  
formalism organizations are oppoturnity for students. They are must be discovered  
finding brain, talent and revision knowlage in our method life, to raise school  
enivironment space. Base on installation normal, the show creativeness prosess; base on  
specific of History. We put forward a great many ideas to improve the styles of the  
process of organization creative experience activities for all of pupils in teaching History  
for Grade 6 at secondary schools.  
Keywords: history, Activities formalism organization, Secondary schools  
pdf 10 trang yennguyen 21/04/2022 1400
Bạn đang xem tài liệu "Tổ chức trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở Lớp 6 - Bậc Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfto_chuc_trai_nghiem_sang_tao_cho_hoc_sinh_trong_day_hoc_lich.pdf