Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư dạ dày tại Bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh

Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY  
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
1
2
PHẠM HÙNG CƯỜNG , PHẠM ĐỨC NHẬT MINH  
TÓM TẮT  
Mục đích: Nhận định về phẫu thuật nội soi cắt dạ dày-nạo hạch trong điều trị UT dạ dày tại bệnh viện  
Ung Bướu TPHCM.  
Bệnh nhân và phương pháp: Hồi cứu các trường hợp UT dạ dày loại carcinôm tuyến điều trị phẫu  
thuật cắt dạ dày - nạo hạch tại Khoa Ngoại 2, bệnh viện Ung Bướu TP. HCM trong năm 2019.  
Kết quả:  
+ Tỉ lệ mổ nội soi điều trị UT dạ dày tại bệnh viện Ung bướu TP. HCM năm 2019 là 10%.  
+ Các loại phẫu thuật cắt dạ dày đều thực hiện được bằng mổ nội soi, gồm cả phẫu thuật cắt phần  
gần dạ dày và cắt toàn phần dạ dày.  
+ So với mổ mở, mổ nội soi tuy mất nhiều thời gian hơn; nhưng số lượng hạch nạo được nhiều hơn,  
không có khác biệt về thời gian hậu phẫu và không có biến chứng sau mổ.  
Kết luận: Mổ nội soi cắt dạ dày-nạo hạch điều trị UT dạ dày tại bệnh viện Ung Bướu TP. HCM tuy  
chưa nhiều, nhưng bước đầu cho thấy an toàn và hiệu quả.  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Theo Globocan năm 2018, ung thư (UT) dạ dày  
Chúng tôi thực hiện công trình này nhằm mục  
tiêu: Nhận định về phẫu thuật nội soi cắt dạ dày -  
nạo hạch trong điều trị UT dạ dày tại bệnh viện Ung  
Bướu TP. HCM.  
loại carcinôm tuyến là UT thường gặp hàng thứ ba  
tại Việt Nam với 17.527 ca mới[4]. Theo kết quả ghi  
nhận UT quần thể tại TP. HCM năm 2016, UT dạ  
dày là UT thường gặp đứng hàng thứ tư ở nam và  
thứ chín ở nữ với xuất độ chuẩn theo tuổi lần lượt là  
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Đối tượng nghiên cứu  
10,0 và 3,5/100.000 dân[12]  
.
Các bệnh nhân UT dạ dày loại carcinôm tuyến  
điều trị phẫu thuật cắt dạ dày - nạo hạch tại Khoa  
Ngoại 2, Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM trong năm  
2019.  
Điều trị UT dạ dày cần phải phối hợp đa mô  
thức, trong đó phẫu thuật giữ vai trò quan trọng giúp  
điều trị khỏi UT dạ dày[13]  
.
Phương pháp nghiên cứu  
Mổ hở cắt dạ dày - nạo hạch đã và đang là  
phẫu thuật tiêu chuẩn trong điều trị UT dạ dày, phẫu  
thuật nội soi cắt dạ dày - nạo hạch chưa được coi là  
Hồi cứu, mô tả cắt ngang.  
Theo dõi bệnh nhân dựa vào hồ sơ bệnh án.  
chọn lựa có thể thay thế hoàn toàn mổ hở[2,6,8,13]  
.
Phẫu thuật nội soi cắt dạ dày - nạo hạch đang được  
thực hiện ngày một nhiều tại Việt Nam, bệnh viện  
Ung Bướu TP. HCM cũng đã thực hiện kỹ thuật mổ  
này từ năm 2017.  
Ngày nhận bài  
Ngày phản biện  
Ngày chấp nhận đăng : 05/11/2020  
: 01/10/2020  
: 03/11/2020  
Địa chỉ liên hệ: Phạm Hùng Cường  
Email: phcuongvn@yahoo.com  
1 PGS.TS.BSCKII. Phó Trưởng Bộ môn Ung thư - ĐHYD TP. HCM,  
Trưởng Khoa Ngoại ngực, bụng – BV. Ung Bướu TP. HCM  
2 BSCKII. Phó Trưởng Khoa Ngoại ngực, bụng – BV. Ung Bướu TP. HCM  
235  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Các biến số chính  
Số liệu được ghi nhận vào bảng thu thập số  
liệu. Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS  
20.0 for Windows và Minitab 16.  
Giai đoạn bệnh  
Giai đoạn bệnh được xác định theo hệ thống  
xếp giai đoạn pTNM của AJCC phiên bản 8, năm  
2017[1].  
So sánh số liệu từng cặp giữa các bệnh nhân  
UT dạ dày được mổ mở và mổ nội soi.  
Giá trị p < 0,05 được chọn là có ý nghĩa thống  
kê, với độ tin cậy 95%.  
Các loại phẫu thuật cắt dạ dày  
- Cắt phần xa dạ dày (distal gastrectomy).  
Mối tương quan giữa hai biến số định lượng  
được kiểm định bằng phép kiểm t.  
- Cắt phần gần dạ dày (proximal gastrectomy).  
- Cắt toàn phần dạ dày (total gastrectomy).  
Mối tương quan giữa hai biến số định tính được  
kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương (2).  
Bàn luận và so sánh với y văn.  
KẾT QUẢ  
Trong năm 2019 đã có 128 bệnh nhân UT dạ dày được mổ cắt dạ dày - nạo hạch, trong số đó có 13 bệnh  
nhân được mổ nội soi, chiếm tỉ lệ 10%.  
Đặc điểm của các bệnh nhân trong nghiên cứu này được trình bày trong Bảng 1.  
Bảng 1. Các đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng  
Đặc điểm  
Số bệnh nhân  
Mổ hở  
Mổ nội soi  
p
115  
13 (10%)  
Tuổi  
0,119  
Tuổi trung bình 59,6 9,9  
(nhỏ nhất 33, lớn nhất 83 tuổi)  
Tuổi trung bình 55,5 8,4  
(nhỏ nhất 39, lớn nhất 68 tuổi)  
Giới tính  
0,001  
Nam  
91  
4
Nữ  
24 (21%)  
9 (69%)  
Vị trí bướu nguyên phát  
0,737  
0,089  
0,076  
1/3 trên  
10  
17  
1
3
1/3 giữa  
1/3 dưới  
88 (77%)  
9 (69%)  
Grad mô học  
Grad 1  
7
48  
0
3
Grad 2  
Grad 3  
60 (52%)  
10 (77%)  
Giai đoạn bệnh  
I
18 (16%)  
32 (28%)  
51 (44%)  
14 (12%)  
5 (38%)  
5 (38%)  
2 (15%)  
1 (8%)  
II  
III  
IV  
Phẫu thuật  
0,267  
Cắt phần xa dạ dày  
Cắt phần gần dạ dày  
Cắt toàn phần dạ dày  
97 (84%)  
1 (1%)  
11 (84%)  
1 (8%)  
17 (15%)  
1 (8%)  
236  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Không có sự khác biệt về tuổi, vị trí bướu nguyên phát, grad mô học, giai đoạn bệnh và phương pháp mổ  
của các bệnh nhân mổ hở và mổ nội soi (p >0,05).  
Các bệnh nhân mổ nội soi phần lớn là nữ (69% so với 21%, p = 0,001).  
Các thông số kỹ thuật liên quan đến hai cách mổ của các bệnh nhân trong nghiên cứu được trình bày  
trong Bảng 2.  
Bảng 2. Các thông số kỹ thuật liên quan đến hai cách mổ  
Thông số  
Mổ hở  
121 ± 27 (60 - 210)  
9 ± 6 (0 - 32)  
7 ± 1 (6 - 12)  
0
Mổ nội soi  
183 ± 42 (135 - 270)  
16 ± 6 (8-31)  
7 ± 1 (6 - 8)  
0
p
Thời gian mổ (phút)  
< 0,001  
0,002  
0,777  
Số lượng hạch nạo được  
Thời gian hậu phẫu (ngày)  
Biến chứng sau mổ  
So với mổ mở, mổ nội soi mất nhiều thời gian hơn (trung bình 183 so với 127 phút, p < 0,001), số lượng  
hạch nạo được nhiều hơn (trung bình 16 so với 9 hạch, p = 0,002), không có khác biệt về thời gian hậu phẫu  
(p >0,05) và cũng không có biến chứng sau mổ.  
BÀN LUẬN  
Theo ESMO[13], 2016, mổ nội soi nên thực hiện  
ở những bệnh nhân UT dạ dày chưa di căn hạch,  
nếu đã di căn hạch cần mổ mở.  
Chỉ định mổ nội soi điều trị UT dạ dày  
Từ năm 1991, ca mổ nội soi điều trị UT dạ dày  
sớm thực hiện đầu tiên tại Nhật; đến nay mổ nội soi  
điều trị UT dạ dày đã được thực hiện phổ biến trên  
toàn thế giới[3].  
Các hướng dẫn điều trị UT dạ dày của các  
nước Á châu có chỉ định rõ ràng hơn.  
Tại Nhật[8], 2018, mổ nội soi cắt phần xa dạ dày  
có thể là một chọn lựa trong điều trị UT dạ dày giai  
đoạn I (T1N0-1 hoặc T2N0). Mổ nội soi cắt toàn  
phần dạ dày vẫn cần phải được đánh giá thêm.  
Bảng 3. Tỉ lệ mổ nội soi điều trị UT dạ dày  
tại một số quốc gia  
Tại Hàn Quốc[6], 2018, mổ nội soi được khuyến  
cáo dùng trong điều trị UT dạ dày sớm (giai đoạn IA:  
T1N0) (mức độ khuyến cáo mạnh). Đối với UT  
dạ dày giai đoạn trễ, mổ nội soi có thể thực hiện  
(mức độ khuyến cáo yếu).  
Quốc gia  
Nhật[11]  
Tỉ lệ mổ nội soi (tổng số bệnh nhân)  
2011 - 2012, mổ nội soi cắt phần xa dạ dày  
58% (65.906)  
2012 - 2013, mổ nội soi cắt toàn phần dạ dày  
18% (32.144)  
Nhật[10]  
2004, mổ nội soi 6,6% (11.212)  
2009, mổ nội soi 25,8% (14.658)  
2014, mổ nội soi 48% (15.613)  
Mổ nội soi không được khuyến cáo dùng điều trị  
UT dạ dày giai đoạn trễ, vì chưa có các thử nghiệm  
lâm sàng ngẫu nhiên (RCT) đủ lớn chứng minh mổ  
nội soi có các kết quả về ung thư học (sống còn  
không bệnh (DFS), sống còn toàn bộ (OS) 3 năm  
hoặc 5 năm) tương đương với mổ mở.  
Hàn Quốc[9,14]  
Trung Quốc[15] 2014 - 2016, mổ nội soi 52% (94.277)  
Hoa Kỳ[5]  
2010 - 2012, mổ nội soi 23,1% (6.427)  
Cho đến năm 2017[3], có 3 thử nghiệm lâm sàng  
ngẫu nhiên lớn nhằm đánh giá kết quả dài hạn của  
mổ nội soi trong điều trị UT dạ dày giai đoạn trễ còn  
đang tiến hành. Đó là thử nghiệm JLSSG0901 của  
Nhật, thử nghiệm KLASS-02 của Hàn Quốc và thử  
nghiệm CLASS-01 của Trung Quốc.  
Tuy mổ nội soi đã được dùng phổ biến trong  
điều trị UT dạ dày tại nhiều quốc gia, nhưng vẫn  
chưa được coi là chọn lựa có thể thay thế hoàn toàn  
mổ hở trong các hướng dẫn điều trị UT dạ dày.  
Theo NCCN[2], 2020, mổ nội soi có nhiều ưu  
điểm hơn mổ hở trong điều trị UT dạ dày như: ít mất  
máu trong lúc mổ, ít đau sau mổ, mau hồi phục hoạt  
động của ruột sau mổ, giảm thời gian nằm viện sau  
mổ. Nhưng vẫn cần phải đánh giá thêm trước khi  
công nhận có vai trò trong điều trị UT dạ dày.  
Năm 2019 kết quả chính thức của thử nghiệm  
CLASS-01 đã được công bố[16]. Đây là một nghiên  
cứu nhãn mở, ngẫu nhiên thực hiện tại 14 trung tâm  
ở Trung Quốc. Tổng cộng có 1039 bệnh nhân UT  
dạ dày T2 - 4a, không có hạch lớn hoặc di căn xa,  
phân ngẫu nhiên hai nhóm: mổ nội soi (519) và mổ  
237  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
hở (520) cắt phần xa dạ dày. Kết quả ghi nhận: tỉ lệ  
DFS 3 năm ở nhóm mổ nội soi là 76,5% và của  
nhóm mổ mở là 77,8%, tỉ lệ OS 3 năm của nhóm mổ  
nội soi là 83,1% so với 85,2% của nhóm mổ mở.  
Kết luận rút ra là: Các bệnh nhân UT dạ dày giai  
đoạn tiến xa tại chỗ được mổ nội soi cắt phần xa  
dạ dày có sống còn không bệnh 3 năm không kém  
hơn các bệnh nhân được mổ mở.  
Tính an toàn và khả thi của mổ nội soi cắt dạ dày  
- nạo hạch  
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên KLASS-01  
tiến hành tại Hàn Quốc đã chứng minh tính an toàn  
của mổ nội soi điều trị UT dạ dày sớm[6]:  
- Tỉ lệ biến chứng chung thấp hơn so với mổ  
mở (13% so với 19,9%, p = 0,001).  
Mới đây, tháng 8 năm 2020, kết quả của thử  
nghiệm KLASS - 02 cũng đã được công bố[7]. Đây là  
một nghiên cứu nhãn mở, ngẫu nhiên thực hiện tại  
13 bệnh viện ở Hàn Quốc. Tổng cộng có 974 bệnh  
nhân UT dạ dày T2 - 4a, không có hạch lớn hoặc di  
căn xa, phân ngẫu nhiên hai nhóm: mổ nội soi (492)  
và mổ hở (482) cắt phần xa dạ dày. Kết quả ghi  
nhận: tỉ lệ RFS 3 năm ở nhóm mổ nội soi là 80,3%  
và của nhóm mổ mở là 81,3%, tỉ lệ OS 3 năm của  
nhóm mổ nội soi là 90,6% so với 90,3% của nhóm  
mổ mở. Kết luận rút ra là: Mổ nội soi cắt phần xa dạ  
dày và nạo hạch D2 có thể là một lựa chọn trong  
điều trị UT dạ dày giai đoạn tiến triển tại vùng (locally  
advanced).  
- Tỉ lệ tử vong không khác biệt (0,6% so với  
0,3%, p = 0,687).  
Đối với mổ nội soi điều trị UT dạ dày giai đoạn  
trễ[6]:  
- Các phân tích hậu kiểm ghi nhận: mổ nội soi  
mất nhiều thời gian hơn so với mổ mở; nhưng ít mất  
máu hơn, có nhu động ruột sau mổ sớm hơn và thời  
gian nằm viện sau mổ ngắn hơn. Tỉ lệ biến chứng và  
tử vong sau mổ thấp hơn hoặc tương đương.  
Số lượng hạch nạo được không khác biệt so với  
mổ mở.  
- Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên JLSSG  
0901 của Nhật đã ghi nhận mổ nội soi cắt dạ dày -  
nạo hạch an toàn, với tỉ lệ rò tụy 4,7% (trong mức  
dự kiến).  
Trong tương lai gần, chắc chắn chỉ định mổ nội  
soi điều trị UT dạ dày theo các hướng dẫn điều trị sẽ  
thay đổi.  
- Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên CLASS-01  
của Trung Quốc cho thấy: không có khác biệt về  
biến chứng sau mổ giữa mổ nội soi và mổ mở  
(15,2% so với 12,9%, p = 0,285), nhưng mổ nội soi  
có thời gian nằm viện sau mổ ngắn hơn (10,8 so với  
11,3 ngày, p < 0,001).  
Trong nghiên cứu này (theo Bảng 1):  
- Tỉ lệ mổ nội soi điều trị UT dạ dày tại bệnh  
viện Ung Bướu TPHCM năm 2019 là 10%, còn thấp  
hơn một số các bệnh viện tại TPHCM, do thời gian  
triển khai kỹ thuật mổ này chưa lâu (3 năm). Chúng  
tôi chỉ định mổ nội soi cắt dạ dày - nạo hạch khi:  
Trong nghiên cứu này (theo Bảng 2), chúng tôi  
cũng ghi nhận: So với mổ mở, mổ nội soi tuy mất  
nhiều thời gian hơn; nhưng số lượng hạch nạo được  
nhiều hơn, không có khác biệt về thời gian hậu phẫu  
và không có biến chứng sau mổ.  
+ Chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm, không  
hoặc ít hạch di căn trên phim chụp CT bụng.  
+ Bệnh nhân đồng ý chi trả chi phí dụng cụ cầm  
máu và khâu nối, do bảo hiểm y tế chưa chi trả cho  
các vật tư tiêu hao này.  
KẾT LUẬN  
Mổ nội soi cắt dạ dày-nạo hạch điều trị UT  
dạ dày tại bệnh viện Ung Bướu TP. HCM tuy chưa  
nhiều, nhưng bước đầu cho thấy an toàn và hiệu  
quả.  
- Các loại phẫu thuật cắt dạ dày đều thực hiện  
được bằng mổ nội soi, gồm cả phẫu thuật cắt phần  
gần dạ dày và cắt toàn phần dạ dày.  
- Mổ nội soi cắt dạ dày-nạo hạch thực hiện ở  
mọi giai đoạn bệnh, từ giai đoạn I đến giai đoạn IV.  
Chúng tôi không chủ trương mổ nội soi điều trị các  
bệnh nhân UT dạ dày giai đoạn trễ; tuy nhiên do  
chẩn đoán giai đoạn bệnh trước mổ không chính  
xác, nên khi phát hiện bệnh ở giai đoạn trễ lúc mổ  
nhưng tình trạng hạch và di căn phúc mạc không  
nhiều, chúng tôi vẫn tiến hành mổ nội soi cắt dạ dày  
- nạo hạch.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Ajani J.A. et al (2017). “Stomach”. In: Amin M.B.  
(Editor-in-Chief) AJCC Cancer Staging Manual.  
Springer, 8th edition, pp. 203-220.  
2. Ajani J.A. et al (2020). Gastric Cancer, version  
1.2020, NCCN Clinical Practice Guidelines in  
Oncology  
s/pdf/gastric.pdf).  
238  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
3. Etoh T., Shiraishi N., Inomata M. (2017). “Notes  
on laparoscopic gastrointestinal surgery - current  
status from clinical studies of minimally invasive  
surgery for gastric cancer”. J Vis Surg; 3:14  
practice: a retrospective cohort study based on a  
nationwide registry database in Japan”. Gastric  
Cancer; 22: 202 - 213.  
11. Kunisaki C. et al (2017). “Modeling preoperative  
risk factors for potentially lethal morbidities using  
a nationwide Japanese web-based database of  
patients undergoing distal gastrectomy for  
gastric cancer”. Gastric Cancer; 20: 496 - 507.  
4. Globocan  
2018.  
ons/704-viet-nam-fact-sheets.pdf)  
5. Greenleaf E.K. et al (2017). “Minimally invasive  
surgery for gastric cancer: the American  
experience”. Gastric Cancer; 20: 368–378.  
12. Phạm Xuân Dũng, Đặng Huy Quốc Thịnh, Bùi  
Đức Tùng, Quách Thanh Khánh và cs (2019).  
"Kết quả ghi nhận ung thư quần thể thành phố  
Hồ Chí Minh 2016". Tạp chí Ung thư học Việt  
Nam; số 5, tr.23 - 29.  
6. Guideline Committee of the Korean Gastric  
Cancer Association (KGCA), Development  
Working Group & Review Panel (2019). “Korean  
Practice Guideline for Gastric Cancer 2018: an  
Evidence-based, Multi-disciplinary Approach”. J  
Gastric Cancer; 19(1): 1–48.  
13. Smyth E.C. et al (2016). “Gastric Cancer: ESMO  
Clinical Practice Guidelines for Diagnosis,  
Treatment and Follow-up”. Ann Oncol; 27 (Suppl  
5): v38 - v49.  
7. Hyung W.J., Yang H-K., Park Y-K., Lee H-J et al  
(2020). “Long-Term Outcomes of Laparoscopic  
Distal Gastrectomy for Locally Advanced Gastric  
Cancer: The KLASS-02-RCT Randomized  
14. The Information Committee of Korean Gastric  
Cancer Association (2016). “Korean Gastric  
Cancer Association Nationwide Survey on  
Gastric Cancer in 2014”. J Gastric Cancer;  
16(3): 131 - 140.  
Clinical Trial”.  
J
Clin Oncol; Aug 20:  
JCO2001210. Epub ahead of print.  
8. Japanese Gastric Cancer Association (2020).  
“Japanese gastric cancer treatment guidelines  
15. Wu Z. et al (2019). “In-Hospital Mortality Risk  
Model of Gastric Cancer Surgery: Analysis of a  
Nationwide Institutional-Level Database With 94,  
277 Chinese Patients”. Front Oncol; 9: 846.  
2018  
(5th  
edition)”.  
Gastric  
Cancer;  
10.1007/s10120-020-01042-y.  
9. Jeong O., Park Y-K. (2011). “Clinicopathological  
Features and Surgical Treatment of Gastric  
Cancer in South Korea: The Results of 2009  
Nationwide Survey on Surgically Treated Gastric  
Cancer Patients”. J Gastric Cancer; 11(2):  
69 - 77.  
16. Yu J. et al (2019). “Effect of Laparoscopic vs  
Open Distal Gastrectomy on 3-Year Disease  
Free Survival in Patients With Locally Advanced  
Gastric Cancer. The CLASS-01 Randomized  
Clinical Trial”. JAMA; 321(20): 1983 - 1992.  
10. Kodera Y. et al (2019). “Introducing laparoscopic  
total gastrectomy for gastric cancer in general  
239  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
SUMMARY  
Laparoscopic gastrectomy at HCMC Oncology hospital  
Purpose: To assess the use of laparoscopic approaches to operate on patients with gastric cancer at  
HCMC Oncology hospital.  
Patients and methods: Medical records of patients with gastric carcinoma operated on 2019 at Surgery  
Department No 2, HCMC Oncology Hospital were studied retrospectively.  
Results:  
+ The proportion of laparoscopic gastrectomy at HCMC Oncology hospital on 2019 was 10%.  
+ All of main types of gastrectomy were performed by laparoscopic surgery, proximal gastrectomy and total  
gastrectomy included.  
+ Compared to open surgery, laparoscopic gastrectomy required longer operating time; but had more  
lymph nodes harvested, similar hospital stay and no post-op complication.  
Conclusion: Although laparoscopic gastrectomy at HCMC Oncology hospital had not high proportion yet,  
but this approach initially demonstrated safety and short-term effectiveness.  
Keywords: Laparoscopic gastrectomy, gastric cancer.  
240  
pdf 6 trang yennguyen 15/04/2022 4100
Bạn đang xem tài liệu "Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư dạ dày tại Bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfphau_thuat_noi_soi_dieu_tri_ung_thu_da_day_tai_benh_vien_ung.pdf