Nghiên cứu chỉ định điều trị ung thư trực tràng bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
NGHIÊN CỨU CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG BẰNG  
PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN  
1
2
NGUYỄN QUANG TRUNG , NGUYỄN ĐÌNH HIẾU  
TÓM TẮT  
Đặt vấn đề: Ung thư trực tràng (UTTT) là một bệnh lý ác tính thường gặp của đường tiêu hóa, điều trị  
UTTT là điều trị đa mô thức bao gồm phẫu thuật, hóa xạ trị và điều trị giảm nhẹ, trong đó phẫu thuật đóng  
vai trò quyết định.  
Mục tiêu: Nghiên cứu (NC) chỉ định điều trị UTTT bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Ung Bướu  
Nghệ An.  
Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế (NC) mô tả cắt ngang các trường hợp UTTT được phẫu thuật nội soi  
tại khoa Ngoại - Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An từ tháng 5/2019 đến tháng 8/2020.  
Kết quả: Có 38 bệnh nhân UTTT được phẫu thuật nội soi, trong đó có 20 nam và 18 nữ. Tuổi trung  
bình của nhóm NC là 50,4 ± 11,8. Khối u ở giai đoạn T1 là 15,7%, T2 là 47,4%, T3 là 28,9% và T4 là  
9,0%. Có 28,9% bệnh nhân (BN) được phẫu thuật cắt trước, 47,4% BN cắt trước thấp và 23,7% BN cắt  
cụt. Tỷ lệ chuyển mở là 0%. Thời gian phẫu thuật trung bình cho từng phương pháp tương ứng là: Cắt  
trước 130,6 ± 32,4 phút, cắt trước thấp 145,3 ± 26,3 phút và cắt cụt 160,5 ± 30,8 phút. Tai biến trong mổ  
và biến chứng sớm sau mổ là 6/38 BN (chiếm 15,7%), không có tử vong trong phẫu thuật. Thời gian nằm  
viện trung bình là 7,4 ± 3,6 ngày.  
Kết luận: Phẫu thuật nội soi là một kỹ thuật an toàn và hiệu quả trong điều trị UTTT.  
Từ khóa: Ung thư trực tràng, phẫu thuật nội soi.  
về phẫu thuật như khâu nối máy, chỉ định điều trị  
UTTT thấp ngày càng được mở rộng. Phẫu thuật nội  
soi điều trị UTTT bao gồm cắt đoạn trực tràng, bảo  
tồn cơ thắt, cắt toàn bộ mạc treo trực tràng đồng  
thời bảo tồn thần kinh tự động vùng chậu, khâu  
miệng nối trực tràng ở thấp. Theo y văn, xu hướng  
trên thế giới hiện nay là lựa chọn hóa xạ trị tiền phẫu  
đối với các khối u vị trí 2/3 dưới trực tràng nhằm bảo  
tồn tối đa cơ thắt hậu môn, cải thiện chất lượng cuộc  
sống sau mổ, đồng thời cũng đạt được kết quả tốt  
về tỷ lệ sống thêm[1],[2]. Tại bệnh viện của chúng tôi,  
hệ thống xạ trị UTTT chính thức được đưa vào sử  
dụng thường quy từ tháng 5/2019, góp phần hoàn  
chỉnh các phương pháp điều trị UTTT. Chính vì vậy  
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm nghiên  
cứu chỉ định điều trị UTTT bằng phẫu thuật nội soi  
tại bệnh viện Ung Bướu Nghệ An.  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Nguyên tắc điều trị UTTT là sự phối hợp của  
phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và miễn dịch trị liệu, nhưng  
trong đó, phẫu thuật đóng vai trò quyết định. Ngày  
nay, phẫu thuật nội soi điều trị UTTT đã đạt được  
nhiều tiến bộ vượt bậc. Các NC gần đây cho thấy,  
phẫu thuật nội soi đem lại nhiều lợi ích cho BN như:  
Bảo tồn tối đa được các cấu trúc giải phẫu vùng tiểu  
khung, sớm phục hồi chức năng ruột, giảm mất máu,  
ít đau sau mổ và thời gian nằm viện khi so sánh với  
phẫu thuật mở. Kết quả về mặt ung thư, thời gian  
sống thêm sau mổ, chất lượng cuộc sống sau mổ  
cũng cho kết quả tốt, đặc biệt với những khối u có  
chỉ định hóa xạ trị trước mổ.  
Việc quyết định phẫu thuật UTTT, ngoài dựa  
vào giai đoạn bệnh còn dựa vào vị trí khối u. Với  
những tiến bộ về đánh giá giai đoạn UTTT và tiến bộ  
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Đình Hiếu  
Email: bshieu27021986@gmail.com  
Ngày nhận bài: 05/10/2020  
Ngày phản biện: 03/11/2020  
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020  
1 PGS.TS. Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An  
2 ThS.BS. Trưởng Khoa Ngoại - Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An  
222  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Phương pháp phẫu thuật  
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.  
Bệnh nhân được gây mê nội khí quản.  
Cỡ mẫu: Bao gồm tất cả bệnh nhân thỏa mãn  
tiêu chuẩn lựa chọn.  
Đặt 04 trocar: 1 trocar ở rốn, 2 trocar ở 2 hố  
chậu và 1 trocar trên xương mu.  
Tiêu chuẩn lựa chọn  
Phẫu tích và nạo vét hạch dọc bó mạch mạc  
treo tràng dưới, thắt bó mạch sát gốc.  
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định UTTT:  
chẩn đoán qua nội soi trực tràng và xác định qua kết  
quả giải phẫu bệnh.  
Di động, giải phóng đại tràng góc lách, đại tràng  
xuống, đại tràng sigma và trực tràng. Sau đó mở nhỏ  
ở đường trắng giữa trên xương mu, đưa đại tràng ra  
ngoài, cắt đoạn trực tràng có u.  
Chẩn đoán giai đoạn UTTT 2/3 dưới: giai đoạn  
T0,T1,T2. Đối với các khối u giai đoạn III, IV hoặc  
T3, T4 sẽ được hóa xạ trị tiền phẫu.  
Miệng nối đại - trực tràng được nối máy hoặc tay.  
Được phẫu thuật điều trị UTTT bằng phương  
pháp nội soi.  
Đối với kỹ thuật cắt trước thấp thì thực hiện kỹ  
thuật cắt toàn bộ mạc treo trực tràng.  
Tiêu chuẩn loại trừ  
Đối với kỹ thuật nối đại tràng với ống hậu môn  
bảo tồn cơ thắt hậu môn (phẫu thuật pull- through):  
Chỉ định cho trường hợp u trực tràng thấp, cách rìa  
hậu môn 5 - 6cm, giai đoạn T1 - 3, và chưa có bằng  
chứng xâm lấn cơ thắt hậu môn.  
UTTT tái phát.  
UTTT có biến chứng: Xuất huyết, tắc ruột, được  
phẫu thuật nội soi điều trị triệu chứng.  
Đối với cắt cụt trực tràng, thì khối u được cắt và  
lấy qua đường hậu môn và làm hậu môn nhân tạo  
vĩnh viễn ở hố chậu trái.  
Nguyên tắc phẫu thuật  
Phẫu thuật cắt trước áp dụng cho khối u trực  
tràng ở 1/3 trên, miệng nối trực tràng nằm trên  
ngách trực tràng - bàng quang.  
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu  
Phẫu thuật cắt trước thấp áp dụng cho khối u  
trực tràng 1/3 giữa và dưới, miệng nối trực tràng  
dưới ngách trực tràng - bàng quang.  
Tuổi trung bình của BN: 50,4 ± 11,8 (tuổi), cao  
nhất 83 tuổi, thấp nhất 21 tuổi, nhóm tuổi hay gặp  
nhất 50 - 70 tuổi, chiếm tỷ lệ 83,2%. Tỷ lệ nam/nữ là  
1,1/1.  
Cắt cụt áp dụng cho các khối u trực tràng 1/3  
dưới trở xuống và đã xâm lấn cơ thắt hoặc cách rìa  
hậu môn ≤ 4cm.  
Thời gian mắc bệnh trung bình là 4,5 ± 2,6  
tháng, lý do chính khiến người bệnh vào viện là  
đại tiện phân nhầy máu (86,7%), rối loạn đại tiện  
(77,5%).  
Đặc điểm khối u trực tràng qua nội soi  
Bảng 1. Đặc điểm khối u qua nội soi đại trực tràng  
Ghi nhận Nội soi  
1/3 dưới (cách RHM < 6cm)  
Số bệnh nhân  
Tỷ lệ %  
28,9  
50,0  
21,1  
18,4  
39,5  
28,9  
13,2  
55,3  
21,1  
23,6  
11  
19  
8
Vị trí U  
1/3 giữa (cách RHM từ 6 - 10cm)  
1/3 trên (cách RHM ≥10cm)  
< 1/4  
7
1/4 - 1/2  
1/2 - 3/4  
≥3/4  
15  
11  
5
KT u so với lòng TT  
Đại thể khối U  
Sùi  
21  
8
Loét  
Nhiễm cứng  
9
223  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Trong NC, các bệnh UTTT 2/3 dưới thuộc giai đoạn III, IV hoặc giai đoạn T3, T4 theo CLVT hoặc MRI đều  
được hóa xạ trị tiền phẫu. Có 20/38 (52,6%) BN được hóa xạ trị tiền phẫu.  
Một số kết quả phẫu thuật  
Bảng 2. Các phương pháp phẫu thuật  
Phương pháp phẫu thuật  
Số bệnh nhân  
Tỷ lệ %  
55,3  
Cắt đoạn đại trực tràng (cắt trước và cắt trước thấp)  
Cắt trực tràng bảo tồn cơ thắt, nối đại tràng - OHM  
Cắt cụt trực tràng (Phẫu thuật Miles nội soi)  
21  
8
21,0  
9
23,7  
Tỷ lệ bảo tồn cơ thắt chung đạt 76,3%.  
Bảng 3. Thời gian phẫu thuật  
Loại phẫu thuật  
Thời gian mổ (phút)  
Cắt đoạn đại trực tràng (cắt trước và cắt trước thấp)  
Cắt trực tràng bảo tồn cơ thắt, nối đại tràng - OHM  
Cắt cụt trực tràng (Phẫu thuật Miles nội soi)  
Trung bình chung  
141,6 ± 31,8  
174,6 ± 40,1  
160,5 ± 30,8  
156,4 ± 36,2  
Bảng 4. Tai biến và biến chứng của phẫu thuật  
Loại tai biến  
Chảy máu trong mổ  
Số bệnh nhân  
Tỷ lệ %  
2,6  
0
1
0
Tổn thương tạng (niệu đạo, bàng quang, âm đạo)  
Nhiễm trùng vết mổ  
Xì rò miệng nối  
3
7,9  
5,2  
7,9  
0
2
Bí đái sau mổ  
3
Bán tắc ruột  
0
Không tai biến  
29  
76,4  
Thời gian nằm viện trung bình: 8,4 ± 3,6 (ngày), ngắn nhất 6 ngày, dài nhất 16 ngày. Không có bệnh nhân  
tử vong sau mổ.  
Bảng 5. Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ  
Số bệnh nhân  
Tỷ lệ %  
94,7  
5,3  
Ung thư biểu mô tuyến  
Ung thư biểu mô vảy  
Cao  
36  
2
Đặc điểm vi thể  
Độ biệt hóa  
10  
19  
9
26,3  
50,0  
23,7  
18,4  
55,3  
21,1  
5,2  
Vừa  
Kém  
Giai đoạn I  
Giai đoạn II  
Giai đoạn III  
Giai đoạn IV  
7
21  
8
Giai đoạn  
2
224  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
mức độ di động, tạo thuận lợi cho phẫu thuật và làm  
tăng tỷ lệ bảo tồn cơ thắt hậu môn[4]. Theo dõi lâu  
dài của Tổ chức điều trị ung thư châu Âu (EORTC)  
thấy rằng xạ trị tiền phẫu làm giảm tỷ lệ tái phát tại  
chỗ một cách có ý nghĩa. Hóa chất bổ trợ được chỉ  
định cho các ung thư trực tràng giai đoạn II (có các  
yếu tố nguy cơ), giai đoạn III, và hóa trị triệu chứng  
cho giai đoạn IV. Phác đồ hóa trị chuẩn là phác đồ  
phối hợp có nền tảng 5-Fluorouracil (5-FU) đã làm  
tăng một cách có ý nghĩa tỷ lệ sống thêm 5-năm.  
Các phác đồ đa hóa trị thường được áp dụng trong  
điều trị bổ trợ ung thư trực tràng bao gồm:  
5-FU+Leucovorin, FOLFIRI (Irinotecan, Leucovorin,  
5-FU), FOLFOX (Oxaliplatin, Leucovorin, 5-FU),  
5-FU+Levamisol. Một trong những hướng nghiên  
cứu mới hiện nay là hóa trị phối hợp với kháng thể  
đơn dòng, hóa trị phối hợp với xạ trị[5]. Tại cơ sở của  
chúng tôi, đối với các UTTT vị trí 2/3 dưới thuộc giai  
đoạn III, IV hoặc giai đoạn T3 - T4 đều được hóa xạ  
trị tiền phẫu, qua theo dõi đánh giá bước đầu, đa số  
các bệnh nhân cho đáp ứng tốt, đặc biệt có 20/38  
BN (52,6%) sau hóa xạ trị tiền phẫu đều giảm  
giai đoạn của khối u, nâng cao tỉ lệ phẫu thuật  
triệt căn khối u, giúp bảo tồn cơ thắt hậu môn được  
BÀN LUẬN  
Đặc điểm tuổi, giới  
Trong 38 BN, số BN nam 20, chiến 52,6%, số  
BN nữ 18 chiếm 47,4%. Tỷ lệ nam/nữ là 1,1, tỷ lệ  
này cũng tương tự một số tác giả khác trong và  
ngoài nước[2]. Trong NC của chúng tôi, BN tuổi cao  
nhất là 83, thấp nhất là 21, tuổi trung bình của cả  
nhóm nghiên cứu là 50,4 (tuổi), độ tuổi hay gặp nhất  
là từ 50 đến 70, chiếm 83,2%.  
Theo tác giả Marusch F., trong nghiên cứu tác  
động của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến kết  
quả sớm sau điều trị phẫu thuật UTTT ở 19.080.  
trong đó có 2938 BN >80 tuổi. Kết quả nghiên cứu  
cho thấy, không có sự khác biệt về tai biến và biến  
chứng sớm sau phẫu thuật, tỷ lệ tử vong sau phẫu  
thuật ở nhóm < 80 tuổi là 2,6% so với 8,0% ở nhóm  
>80 tuổi, NC cũng cho thấy sự gia tăng tỷ lệ tử vong  
sau phẫu thuật liên quan chủ yếu đến các bệnh lý  
lão khoa, đặc biệt là viêm phổi và các biến chứng tim  
mạch. Tác giả cho rằng tuổi không phải là yếu tố cho  
chống chỉ định phẫu thuật điều trị UTTT, kết quả  
ngắn hạn và chất lượng cuộc sống là quan trọng đối  
với các BN cao tuổi[3].  
tối đa[3],[5]  
.
Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh khối u  
Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị UTTT  
Soi trực tràng cho đến nay vẫn là phương pháp  
quan trọng để chẩn đoán UTTT. Phương pháp này  
có ưu điểm là rẻ tiền, kỹ thuật đơn giản, nhưng lại  
cho biết chính xác u về hình dạng, kích thước và vị  
trí u cách rìa hậu môn để quyết định phương pháp  
điều trị. Qua nội soi, thực hiện bấm sinh thiết để  
chẩn đoán giải phẫu bệnh. 100% BN trong NC của  
chúng tôi đều được soi trực tràng, sinh thiết và xác  
định được vị trí tổn thương. Qua hình ảnh nội soi,  
chúng tôi nhận thấy u thể sùi gặp nhiều nhất chiếm  
55,3%, nhiễm cứng 23,6% và thể loét 21,1%, u ở 1/3  
giữa chiếm đa số với 19 BN (50%).  
Đối với UTTT, do đặc điểm giải phẫu trực tràng  
nằm trong chậu hông bé, phẫu trường sâu và hẹp  
nên khó thao tác khi phẫu thuật mở. Trong phẫu  
thuật nội soi, nhờ camera nội soi khuếch đại hình  
ảnh lên 4 - 6 lần, nguồn sáng tốt nên phẫu thuật viên  
có thể quan sát rõ ràng, phẫu thuật chính xác ở mọi  
vị trí sâu trong tiểu khung. Các cấu trúc giải phẫu  
được nhận định rõ ràng hơn tạo điều kiện thực hiện  
các kỹ thuật cắt toàn bộ mạc treo trực tràng, bảo tồn  
thần kinh tự động vùng chậu, thực hiện miệng nối  
trực tràng ở thấp. Ngày nay, loại trừ những trường  
hợp có chống chỉ định của gây mê, bơm hơi ổ bụng,  
thì hẫu hết các BN UTTT có chỉ định phẫu thuật triệt  
căn đều có thể thực hiện được bằng phẫu thuật nội  
Tất cả BN đều được thăm trực tràng và chụp  
CT scanner hoặc MRI để đánh giá mức độ xâm lấm  
cũng như di căn của khối u. Qua đó, chúng tôi đánh  
giá được có 11 BN chiếm 28,9% u trực tràng xâm  
lấn hết lớp cơ tới thanh mạc hoặc tổ chức xung  
quanh trực tràng (giai đoạn T3), có 18BN chiếm  
47,4% ở giai đoạn T2, 6BN (15,7%) ở T1, 3BN  
(7,9%) ở T4 và không có BN nào có khối u ở giai  
đoạn T0.  
soi và cho kết quả tốt[4],[6]  
.
Trong NC này, chúng tôi có 21 BN (55,3%) thực  
hiện phẫu thuật cắt trước và cắt trước thấp, những  
BN này đều có khối u cách rìa hậu môn trên 6cm và  
khối u chỉ ở giai đoạn T1 và T2. Có 8 BN (21%) thực  
hiện miệng nối đại tràng với ống hậu môn, bảo tồn  
cơ thắt hậu môn cho người bệnh, có 1 số BN khối u  
lúc vào viện xâm lấn cơ thắt nhưng được hóa xạ trị  
tiền phẫu giúp nâng cao tỉ lệ bảo tồn cơ thắt, với các  
BN này chúng tôi cũng không làm hậu môn nhân tạo  
bảo vệ, hậu phẫu đều cho kết quả tốt, có 2BN  
(5,3%) có biểu hiện xì rò miệng nối khi làm miệng nối  
cắt trước thấp được phát hiện vào ngày thứ 7 sau  
mổ nên hút liên tục qua dẫn lưu ổ bụng và nuôi  
Vai trò hóa xạ trị tiền phẫu  
Xạ trị được chỉ định trong các trường hợp ung  
thư trực tràng giữa và thấp, khi tổn thương chiếm  
trên 1/2 chu vi hoặc dính và xâm lấn tổ chức xung  
quanh. Xạ trị tiền phẫu chỉ định cho các trường hợp  
u lớn, ít di động để làm giảm thể tích khối u và tăng  
225  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
dưỡng tĩnh mạch, sau 10 ngày miệng nối liền hoàn  
toàn. Trong NC của Nguyễn Hoàng Bắc và cộng sự  
có 53 trường hợp cắt trước thấp nội soi và nối máy,  
tác giả có 6 trường hợp (11,3%) bị bục xì miệng nối,  
trong 53 trường hợp này, có một số trường hợp  
được mở thông hỗng tràng nếu xét thấy nguy cơ bục  
miệng nối[7]. Như vậy, trong cắt trực tràng trước  
thấp, để bảo vệ miệng nối trực tràng - ống hậu môn,  
mở thông hỗng tràng nên được thực hiện.  
vai trò chủ đạo, phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ mạc  
treo trực tràng, bảo tồn cơ thắt hậu môn, cho kết quả  
tốt về mặt ung thư học đối với khối u cách rìa hậu  
môn ≥6cm, các yếu tố giai đoạn bệnh, kích thước  
khối u với rìa hậu môn liên quan chặt chẽ tới chỉ định  
điều trị UTTT.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Park IJ, Kim JC (2010) “Adequate length of the  
distal resection margin in rectal cancer: from the  
oncological point of view” J Gastrointest Surg.  
Aug, 14 (8):1331 - 7.  
Chỉ định phẫu thuật bảo tồn cơ thắt: Theo các  
tài liệu kinh điển việc chỉ định phẫu thuật cắt trực  
tràng và bảo tồn cơ thắt đã được các tác giả thống  
nhất từ lâu, trong NC này chúng tôi phân tích làm rõ  
hơn chỉ định phẫu thuật nội soi cắt trực tràng bảo tồn  
cơ thắt trên nhóm đối tượng NC và cập nhật những  
quan điểm mới của 1 số tác giả khác. Vấn đề chỉ  
định phẫu thuật bảo tồn cơ thắt phụ thuộc vào  
những yếu tố: mô học khối u, kích thước, vị trí, giai  
đoạn khối u, sự thành thạo của phẫu thuật viên, và  
hiệu quả bước đầu của các phương pháp điều trị  
ban đầu mang lại. Sự lựa chọn kỹ các yếu tố trên là  
chìa khóa kết quả điều trị mà người bệnh được  
hưởng lợi.  
2. Võ Quốc Hưng (2004), Nhận xét một số đặc  
điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá kết  
quả đáp ứng xạ trị trước mổ của UTTT tại Bệnh  
viện K, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học  
Y Hà Nội.  
3. Marusch F,: Koch A, Schmidt U (2002)”Impact of  
age on outcome after colorectal cancer surgery  
in the elderly  
-
a
developing country  
perspective.” Dis Colon Rectum. May, 17 (3):  
177 - 84  
4. Jean-Pierre Gerard, Yousri Rostom, Jocelyn Gal,  
et al (2012), “Can we increase the chance of  
sphincter saving surgery in rectal cancer with  
Thời gian trung bình cho từng phương pháp  
phẫu thuật trong NC của chúng tôi là cắt trước và  
cắt trước thấp: 141,6 ± 31,8 phút, cắt trực tràng bảo  
tồn cơ thắt, nối đại tràng - OHM: 174,6 ± 40,1 (phút),  
cắt cụt trực tràng (phẫu thuật Miles nội soi):  
160,5 ± 30,8 (phút), thời gian phẫu thuật trung bình  
chung của cả NC: 156,4 ± 36,2 (phút). Thời gian  
trung bình của phương pháp cắt cụt trực tràng trong  
NC của Phạm Văn Bình và cộng sự là: 160 phút[9].  
Trong phẫu thuật điều trị ung thư trực tràng thì phẫu  
thuật cắt trước thực hiện thường thuận lợi nhất, mất  
ít thời gian hơn so với cắt cụt và cắt trước thấp. Cắt  
trước thấp cần phải lấy mạc treo trực tràng và bảo  
tồn cơ thắt hậu môn nên kỹ thuật khó hơn, cần nhiều  
thời gian hơn. Chúng tôi có 3 BN nhiễm trùng vết  
mổ, 1 BN chảy máu trong mổ do tổn thương đám rối  
tĩnh mạch trước xương cùng được đốt cầm máu  
bằng bipolar. Một số tác giả có BN bị bí đái sau mổ  
nhưng không rõ ở nam hay nữ và độ tuổi như thế  
nào. Trong NC của chúng tôi, 3BN bí đái sau mổ đều  
là BN nam nhiều tuổi, có kèm theo phì đại ít nhiều  
tiền liệt tuyến. Không có trường hợp nào tử vong  
trong NC của chúng tôi.  
neoadjuvant treatments: Lessons from  
a
systematic review of recent randomizes trial”,  
Critical reviews in Oncology/Hematology,  
Elsevier, (81), pp. 21 - 28.  
5. Nguyễn Bá Đức (2000), “Ung thư đại tràng-trực  
tràng”, Hóa chất điều trị bệnh ung thư, NXB Y  
học, tr. 87 - 95.  
6. Park IJ, Kim JC (2010) “Adequate length of the  
distal resection margin in rectal cancer: from the  
oncological point of view”J Gastrointest Surg.  
Aug, 14 (8) :1331 - 7.  
7. Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Hữu Thịnh và  
Nguyễn Quốc Thái. Tai biến và biến chứng phẫu  
thuật nội soi cắt nối máy điều trị ung thư trực  
tràng. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2010;  
14, phụ bản của Số1:119 - 23.  
8. Phạm Văn Bình* Nguyễn Văn Hiếu*, Nguyễn  
Văn Xuyên**, Hoàng Mạnh Thắng*, Nguyễn  
Hoàng Minh*, Trịnh Lê Huy*. Kết quả bước đầu  
phẫu thuật nội soi cắt cụt trực tràng đường bụng  
tầng sinh môn điều trị ung thư trực tràng thấp tại  
bệnh viện K. Tạp chí Y Học thực hành. 2010; 5:  
37 - 43.  
Thời gian nằm viện trung bình của cả nhóm  
nghiên cứu là 8,4 ngày.  
KẾT LUẬN  
Điều trị UTTT là sự kết hợp của nhiều phương  
pháp, trong đó phẫu thuật nội soi là phẫu thuật có  
226  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
SUMMARY  
Review results of laparoscopy surgery for rectal cancer at Nghe An Oncology Hospital  
Background: Rectal cancer is a common disease. The quantity of rectal cancer patients is increasing.  
Surgical treatment is the main treatment.  
Objects: To evaluate the value of technics of laparoscopic assisted colorectal excision for cololorectal  
cancers.  
Methods: Cross - sectional study on rectal cancer patients who underwent laparoscopic surgery from  
5/2019 - 8/2020 at Nghe An Oncology Hospital.  
Results: Total 38 patients, 20 males and 18 female. Mean age 50,4 ± 11,8. T1 rate 15,7%, T2 rate 47,4%,  
T3 rate 28,9% and T4 rate 9%. Laparoscopic anterior resection for 28,9% patients, laparoscopic low anterior  
resection for 47,4% patients and Miles procedure for 23,7% patients. Conversional rate 0%. Mean operating  
time was 90,6 ± 32,4 minutes for laparoscopic anterior resection, 115,3 ± 26,3 minutes for laparoscopic low  
anterior resection and 120,5 ± 30,8 minutes for Miles procedure, had complications during surgery and early  
postoperative complications was 4/38 patients (representing 10.5%). Death rate 0%. Mean hospital stay  
8,4 ± 3,6.  
Conclusion: Laparoscopy surgery is effectively and safety on rectal cancer.  
Keywords: Rectal cancer, laparoscopic.  
227  
pdf 6 trang yennguyen 15/04/2022 3720
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu chỉ định điều trị ung thư trực tràng bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_chi_dinh_dieu_tri_ung_thu_truc_trang_bang_phau_th.pdf