Luận văn Triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015

1
MỤC LỤC  
Trang phụ bìa  
Bảng chữ cái viết tắt  
Mục lục: ……………………………………………………...…....... 01  
Mở đầu: ............................................................................................... 03  
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI  
13  
1.1. Khái niệm “nghệ thuật tạo hình tranh in”..................................... 13  
1.1.1. Khái niệm “tranh in”.................................................................. 13  
1.1.2. Xác định khái niệm “nghệ thuật tạo hình tranh in”................... 15  
1.2. Khái quát các thể loại tranh in Việt Nam..................................... 18  
1.3. Khái quát triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015 ...... 26  
Tiểu kết …………..…………………...................................……… 32  
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRANH IN TRONG  
TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TOÀN QUỐC NĂM 2010 VÀ 2015  
2.1. Đặc điểm về nội dung của các tác phẩm tranh in trong triển lãm  
Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015............................................  
2.2. Đặc điểm về chấm và đƣờng nét của tác phẩm tranh in trong  
34  
triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015.............................. 43  
2.3. Đặc điểm về hình mảng của tác phẩm tranh in trong triển lãm  
Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015.............................................. 51  
2.4. Đặc điểm về không gian của tác phẩm tranh in trong triển lãm  
Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015.........................................  
57  
2.5. Đặc điểm về chất cảm của tác phẩm tranh in trong triển lãm Mỹ  
toàn quốc năm 2010 và 2015............................................................... 64  
Tiểu kết …………..………………………………………................. 70  
2
Chƣơng 3: BÀN LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRANH IN  
TRONG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TOÀN QUỐC 2010 VÀ 2015............ 72  
3.1. Sự chuyển biến của nghệ thuật tạo hình tranh in trong triển lãm  
Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015............................................... 72  
3.2. Những thành công và hạn chế của nghệ thuật tạo hình tranh in  
trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015…………..  
77  
Tiểu kết …………..………………………………............................. 83  
KẾT LUẬN……………………………………………………………........ 85  
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………................. 87  
PHỤ LỤC………………………………………………………….... 91  
3
MỞ ĐU  
1. Lý do chọn đề tài  
Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc (TLMTTQ) là triển lãm quốc gia, có quy  
mô lớn nhất tập hợp toàn bộ những sáng tác mỹ thuật đƣợc xem là tiêu biểu  
của các tác giả trên mọi miền của đất nƣớc trong khoảng thời gian năm năm.  
Sự tìm tòi sáng tạo của các nghệ sĩ cho nghệ thuật tạo hình đƣợc phản ánh  
một cách tƣơng đối toàn diện thông qua các tác phẩm chọn lọc trƣng bày  
trong triển lãm. Qua đó có thể thấy đƣợc diện mạo chung của mỹ thuật Việt  
Nam đổi thay qua từng giai đoạn.  
Từ trƣớc tới nay nghệ thuật đồ hoạ tạo hình có số lƣợng các tác giả và  
tác phẩm tham gia triển lãm ít hơn nhiều so với nghệ thuật hội hoạ và điêu  
khắc. Tuy nhiên, ở giai đoạn gần đây đã có sự thay đổi, ngày càng có nhiều  
họa sĩ sáng tác tranh đồ họa hơn. Tính từ năm 1996 đến nay qua các kỳ triển  
lãm toàn quốc ta thấy rõ chuyển biến về nghệ thuật đồ họa. Trong TLMTTQ  
năm 2000 có tất cả 835 tác phẩm đƣợc trƣng bày trong đó có 65 tác phẩm đồ  
họa; TLMTTQ năm 2005 trƣng bày 225 tác phẩm trong đó có 52 tác phẩm  
đồ họa; TLMTTQ năm 2010 78 tác phẩm đồ họa trong tổng s836 tác  
phẩm đƣợc trƣng bày, đến Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam (TLMTVN) năm  
2015 trƣng bày 409 tác phẩm thì có tới 61 tác phẩm đồ họa. Điều này cho  
thấy nghệ thuật đồ họa đã khẳng định sự phát triển liên tục, và ngày càng thể  
hiện rõ con đƣờng riêng của một thể loại tạo hình, có sự thay đổi rõ rệt cả về  
lƣợng và chất. Cho đến TLMTTQ năm 2010 và 2015 thì nghệ thuật đồ hoạ  
nói chung và tranh in nói riêng thực sự đã có sự thăng tiến lên một bậc, các  
tác phẩm đã cho thấy sự tìm tòi sáng tạo không ngừng, thể hiện đƣợc sự tiến  
bộ rõ rệt trong nội dung và hình thức thể hiện, nhiều tác giả cho thấy tính  
chuyên nghiệp thực sự trong lao động nghệ thuật.  
4
Trong TLMTTQ năm 2010 61/78 tác phẩm tranh in, trong  
TLMTVN năm 2015 là 49/61 tác phẩm. Điều này cho thấy tranh in chiếm số  
lƣợng lớn trong tranh đồ họa, thể hiện nhiều kĩ thuật, đặc điểm đặc trƣng của  
nghệ thuật đồ họa. Các tác phẩm có nội dung phong phú, phản ánh các khía  
cạnh của đời sống xã hội, từ những nội dung quen thuộc, bình dị trong cuộc  
sống cho đến hơi thở đƣơng đại đã đƣợc khai thác với những cách tiếp cận  
mới. Kĩ thuật trong sáng tác cũng là yếu tố tạo nên sự đa dạng cho các tác  
phẩm, từ cách tạo chất trên mặt đá, sử lí hóa chất bề mặt kẽm cho đến kĩ thuật  
khắc gỗ, tạo sắc độ trên in kĩ thuật số… Sự đa dạng trong chất liệu cũng là  
một trong các yếu tố tạo nên bản nhạc hòa tấu của tranh in, ngoài các chất liệu  
truyền thống nhƣ đá, gỗ, kẽm, đồng…, các họa sĩ đã mạnh dạn tìm tòi thử  
nghiệm trên những chất liệu in mới nhƣ: Cao su, inox, hay ứng dụng phƣơng  
pháp, công nghệ hiện đại vào nhƣ: In Offset, in tổng hợp, in phá bản có ứng  
dụng kĩ thuật số…  
Cách làm việc một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp trong tìm tòi sáng  
tạo của các họa sĩ đồ họa đã tạo ra chất lƣợng các tác phẩm tranh in tƣơng đối  
đồng đều, chỉ một số ít tác phẩm vẫn còn đi theo lối mòn, ít có sự thay đổi  
trong tƣ duy nghệ thuật. Nhiều tác phẩm tranh in đã đạt giải thƣởng trong các  
cuộc triển lãm, tiêu biểu là tác phẩm đạt giải Huy chƣơng vàng “A Di Đà  
Phật” của Nguyễn Khắc Hân tại triển lãm năm 2015. Điều đó phần nào minh  
chứng cho sự thay đổi theo hƣớng đi lên của nghệ thuật tranh in trong  
TLMTTQ năm 2010 và 2015. Tuy vậy, những thành công có đƣợc nhƣ trên  
vẫn chƣa xứng đáng với tiềm năng của nghệ thuật đồ họa nói chung và tranh  
in nói riêng, số lƣợng họa sĩ đi theo nghệ thuật đồ họa chƣa nhiều, vẫn còn có  
tác phẩm chƣa thể hiện đƣợc rõ các yếu tố nghệ thuật tạo hình của tranh in, ít  
có sự sáng tạo trong kĩ thuật cũng nhƣ cách nhìn còn chƣa thay đổi với sự  
phát triển của xã hội.  
5
Đã có những bài viết nghiên cứu riêng về tác phẩm của thể loại này  
trong các TLMTTQ, tuy nhiên so với các nghiên cứu về thể loại tạo hình khác  
thì bài viết về nghệ thuật tạo hình tranh in có phần khiêm tốn. Các tác giả khi  
viết về tranh in thƣờng chỉ đi vào một khía cạnh, một nội dung hoặc lựa chọn  
một vài tác phẩm để phân tích đánh giá. Vì thế, việc nghiên cứu một cách  
toàn diện về nghệ thuật tạo hình tranh in TLMTTQ năm 2010 và 2015 là rất  
cần thiết, qua đó có thể nắm bắt đƣợc một cách tổng quan về sự phát triển của  
nghệ thuật tạo hình tranh in trong giai đoạn 10 năm. Cho thấy xu hƣớng, cách  
nhìn của nghệ thuật tạo hình tranh in đã định hình và phát triển trong từng giai  
đoạn, đặc biệt là các yếu tố tạo hình nhƣ kĩ thuật, phƣơng pháp thể hiện của  
tranh in góp phần làm phong phú, đa dạng ngôn ngữ biểu hiện cho tác phẩm  
nghệ thuật, những tìm tòi sáng tạo nghệ thuật mới của tranh in đã và đang  
đóng góp vào sự phát triển mỹ thuật chung của nƣớc nhà.  
Đó là lý do tôi chọn nội dung nghiên cứu về nghệ thuật tranh in trong  
TLMTTQ năm 2010 và 2015. Đề tài của luận văn sẽ tổng hợp, thống kê số  
lƣợng tranh in, các chất liệu và phân loại theo nội dung của của tác phẩm  
trong từng triển lãm. Thông qua một số tác phẩm tranh in chọn lọc in trong  
TLMTTQ năm 2010 và 2015 để tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình (nội  
dung và hình thức thể hiện). Tổng hợp giải thƣởng của triển lãm, có sự so  
sánh, phân tích về các yếu tố nghệ thuật tạo hình để thấy đƣợc những chuyển  
biến của tranh in trong TLMTTQ năm 2010 – 2015 với tranh in trong  
TLMTTQ năm 2000 – 2055. Qua đó, có một cách nhìn khách quan để khẳng  
định những giá trị nghệ thuật tạo hình đã đạt đƣợc của loại hình tranh in trong  
TLMTTQ năm 2010 và 2015, đồng thời có nhận định cơ bản về ƣu điểm cũng  
nhƣ các hạn chế của tranh in trong một giai đoạn phát triển. Kết quả nghiên  
cứu sẽ là sự khẳng định sự một bƣớc tiến đáng kể của nghệ thuật tạo hình  
tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015.  
6
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài  
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về nghệ thuật đồ hoạ hoặc liên quan tới  
nghệ thuật tranh in cùng các nhà phê bình nghệ thuật, hoạ sĩ… Những nghiên  
cứu này là những phần viết trong các cuốn sách, giáo trình, luận văn, bài viết  
có giá trị về lí luận và thực tế:  
Nhóm từ điển mỹ thuật: Là các công trình tập hợp các khái niệm liên  
quan đến mỹ thuật, nghệ thuật tạo hình:  
Cuốn “Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông” của tác giả Đặng Bích  
Ngân (2012), Nxb Mỹ thuật [11].  
Cuốn “Từ điển Mỹ thuật” của tác giả Lê Thanh Lộc (2012), Nxb Văn  
hóa Thông tin [9].  
Hai cuốn sách trên đã đƣa ra các khái niệm về mỹ thuật, nghệ thuật tạo  
hình, đồ họa nói chung và đồ họa tranh in, khái niệm về các yếu tố trong nghệ  
thuật tạo hình nhƣ: Đƣờng nét, hình mảng, nhịp điệu, không gian, chất cảm...  
Nó là cơ sở ban đầu, quan trọng cho các nghiên cứu về nghệ thuật tạo hình đồ  
họa nói chung và tranh in nói riêng.  
Cuốn “Từ điển Tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Thị Bích Hằng (2012),  
Nxb Văn hóa Thông tin [6]. Trong đó có các khái niệm liên quan đến nghệ  
thuật tạo hình, giải nghĩa các từ Tiếng Việt có liên quan tới ngôn ngữ tạo hình  
và đến các nội dung nghiên cứu của đề tài.  
Nhóm sách, giáo trình: Là các công trình tập hợp các kiến thức cơ bản  
của nghệ thuật đồ hoạ, thƣờng đƣợc sử dụng trong giảng dạy và học tập trong  
các trƣờng mỹ thuật, hoặc để cho các hoạ sĩ, nhà sƣu tập, ngƣời yêu thích mỹ  
thuật tìm hiểu, học hỏi. Một số sách tiêu biểu phải kể đến nhƣ:  
Cuốn “Giáo trình đồ hoạ” của trƣờng Đại học Mỹ thuật Hà Nội  
(trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện nay) (1991), Nxb Mỹ thuật [26], là  
tài liệu chính thức cho sinh viên (khoa đồ hoạ) trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt  
7
Nam. Sách giới thiệu sơ lƣợc về sự hình thành và phát triển của nghệ thuật đồ  
hoạ thế giới, khái quát về lịch sử phát triển, một số đặc điểm về nghệ thuật  
tranh khắc gỗ Việt Nam. Phần nhiều trong sách nói về kĩ thuật và phƣơng  
pháp tạo hình của các thể loại tranh đồ hoạ, ngoài ra là các phần bài tập  
hƣớng dẫn phƣơng pháp thực hành. Đây là cuốn sách rất cơ bản về nghệ thuật  
đồ hoạ, rất cần thiết cho những ngƣời muốn đi vào con đƣờng nghệ thuật đồ  
hoạ tạo hình.  
Cuốn sách“Nghệ thuật đồ hoạ” của PGS. Nguyễn Trân (1995), Nxb  
Mỹ thuật [27]. Đây là cuốn sách cơ bản về lí luận của nghệ thuật đồ hoạ cũng  
nhƣ khái quát sự hình thành và phát triển của nó từ năm 1995 trở về trƣớc.  
Tác giả đƣa ra tổng quan về lịch sử của nghệ thuật đồ hoạ thế giới nói chung  
và Việt nam nói riêng, trong đó có bàn về các thể loại của đồ hoạ và có phần  
giới thiệu đến các hoạ sĩ chuyên về thể loại này, đặc biệt là các hoạ sĩ trên thế  
giới. Sách đã nêu ra các kĩ thuật cơ bản trong từng thể loại tranh đồ hoạ, có sự  
liên hệ về đồ hoạ Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.  
Tuy nhiên, với một dung lƣợng ít ỏi của tài liệu để nói về sự rộng lớn  
của cả nghệ thuật đồ hoạ thì là điểu không thể. Vì vậy, cả hai cuốn sách đều  
mới đƣa ra chủ yếu là các kiến thức cơ bản, là nền móng của nghệ thuật đồ  
hoạ, chƣa có điều kiện để đi sâu hơn về tất cả các khía cạnh của nghệ thuật đồ  
hoạ cũng nhƣ là thể loại tranh in.  
Nhóm bài báo: Các bài viết đƣợc đăng trên báo, các tạp chí mỹ thuật.  
Ngƣời viết là các hoạ sĩ, nhà phê bình nghiên cứu về nghệ thuật:  
Các bài viết của PGS.TS. Nguyễn Nghĩa Phƣơng trong đó có: “Tranh  
in lõm –tên gọi và kĩ thuật thể hiện”, tạp chí Mỹ thuật và nhiếp ảnh số 1+2  
(tháng 8 và 9) năm 2013 (tr.53- 57) [18], tác giả trình bày rõ về cách gọi tên  
của thể loại in lõm qua kĩ thuật thể hiện nhƣ khắc, nạo, hay sử dụng hoá chất  
ăn mòn trên chất liệu đồng, kẽm; bài Tranh in- Khái niệm về các thể loại”  
tập san Thông tin khoa học của trƣờng Đại học Văn hoá Thể thao và Du lịch  
8
Thanh Hoá (tra.72- 76) năm 2014 [19], đã khái quát về tranh in, về khái niệm  
của các thể loại tranh in trong bối cảnh thực tế phát triển của nghệ thuật tạo  
hình tranh in hiện nay...  
Ngoài ra còn có những bài viết nữa trên chí Mỹ thuật của Hội Mỹ thuật  
Việt nam nhƣ: “Vị trí của tranh in hiện nay”, của PGS.TS. Bùi Thị Thanh  
Mai 2010 [10]. Tác giả đã có cái nhìn nhận, đánh giá khách quan về thực tế  
về hoạt động cũng nhƣ kết quả đạt đƣợc nghệ thuật tranh in trong hiện tại, gợi  
mở về những khả năng phát triển của tranh in trong giai đoạn tới;  
Tác giả Vũ Duy Nghĩa (1997) với bài “Đồ hoạ trong dòng chảy Mỹ  
thuật Việt nam”. Ở bài viết này tác giả nghiên cứu về thực tế hoạt động của  
nghệ thuật đồ họa, đi sâu vào quá trình phát triển, những thành quả đã đạt  
đƣợc để so sánh với các thể loại tạo hình khác của mỹ thuật Việt Nam [12].  
Trong bài viết “Những chất liệu mới trong tranh đồ hoạ Việt Nam” của Lê  
Huy Tiếp [25], tác giả đã có những nghiên cứu về tranh đồ họa Việt Nam  
trong hiện tại, tập trung vào các chất liệu mới đang đƣợc các họa sỹ đồ họa sử  
dụng, phân tích về đặc tính của chất liệu và chỉ ra các ƣu điểm trong biểu  
ngôn ngữ tạo hình của nó.  
Các bài viết này bàn luận tới các vấn đề về chuyên môn nghề nghiệp,  
liên quan trực tiếp tới nghệ thuật đồ hoạ và đồ hoạ tranh in, tuy nhiên các tác  
giả thƣờng chỉ nêu một cách khái quát thông qua một chủ đề, một nội dung  
hay dựa trên cơ sở một sự kiện nghệ thuật nào đó, có trƣờng hợp bài viết đi  
sâu về tranh in nhƣng lại dừng ở phạm vi hẹp của một số tác giả, hoặc chỉ  
phân tích kĩ về một vài bức tranh tiêu biểu của các hoạ sĩ đã thành danh.  
Nhóm luận văn: Các đề tài nghiên cứu của luận văn, khoá luận liên  
quan tới tranh đồ hoạ và đồ hoạ tranh in cần kể đến nhƣ:  
Tác giả Vũ Xuân Tình với đề tài “Những thành công và hạn chế của  
đồ hoạ tranh in có sử dụng kĩ thuật số ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2015”  
[26]. Đây là đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian gần đây nhất với nội  
9
dung tìm hiểu về mảng tranh in có sử dụng kĩ thuật số, tác giả đã nêu đƣợc  
quá trình hình thành và phát triển của tranh in kĩ thuật số ở Việt nam, những  
đặc trƣng cơ bản của nó, tìm hiểu vai trò của tranh in kĩ thuật số, các giá trị  
của kĩ thuật số với đồ hoạ tranh in, đƣa ra một số nhận định về thành công và  
những hạn chế của đồ hoạ tranh in có sử dụng kĩ thuật số của các hoạ sĩ Việt  
nam trong giai đoạn 2010 -2015.  
Đề tài “Ngôn ngữ tạo hình tranh in giai đoạn 2000- 2013” của Vũ Văn  
Quyền [22], tác giả đã khái quát về tranh in giai đoạn 2000- 2013 với nghiên  
cứu chính là ngôn ngữ tạo hình tranh in. Luận văn đã đƣa ra đặc điểm các thể  
loại và các phƣơng pháp in tranh của đồ hoạ tranh in nổi, tranh in chìm, tranh  
in độc bản; các kĩ thuật trong sáng tác các thể loại tranh in và các khả năng  
biểu đạt của ngôn ngữ đồ hoạ tranh in nhƣ: Hình mảng, ánh sáng không gian,  
chất cảm, có phân tích tƣơng đối kĩ thông qua một số tác phẩm tranh in. Tuy  
nhiên phần nhiều tác phẩm tác giả phân tích không nằm trong LMTTQ. Cách  
nhiên cứu của tác giả đi theo trình tự theo các phƣơng pháp in tranh trên cơ sở  
tìm hiểu khả năng biểu đạt của ngôn ngữ tạo hình.  
Đề tài “Hiệu quả nghệ thuật trong tranh khắc kim loại của hoạ sĩ Lê  
Mai Khanh, Lê huy Tiếp và Nguyễn Nghĩa Phương” của tác giả Lê Thị Hồng  
đi sâu vào nghiên cứu các tác phẩm tranh khắc kim loại của ba hoạ sĩ trong  
suốt quá trình sáng tác. Đề tài đã khái quát đƣợc quá trình hình thành tranh  
khắc kim loại ở Việt nam, nghiên cứu kĩ về các yếu tố nhƣ hình mảng, không  
gian, hoà sắc… trong các tác phẩm của ba hoạ sĩ. Đƣa ra so sánh hiệu quả  
nghệ thuật trong tranh khắc kim loại của ba hoạ sĩ, những đóng góp về nghệ  
thuật của các hoạ sĩ này với tranh khắc kim loại ở Việt Nam.  
Đề tài của Trần Thanh Tùng (2012), “Cấu trúc mảng trong tranh khắc  
đen trắng”, luận văn Thạc sỹ Mỹ thuật, trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam  
[29], Hà Nội. Tác giả bàn về yếu tố mảng với cấu trúc tạo hình trong tranh  
khắc đen trắng, tác giả đã nghiên cứu kĩ về các dạng thức của mảng, chỉ ra các  
10  
cấu trúc mảng trong tranh khắc, hiệu quả của nó trong tranh khắc đen trắng  
qua phân tích các tác phẩm tranh khắc đen trắng tiêu biểu.  
Nhóm Vựng tập TLMTTQ  
Vựng tập „‟Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1996- 2000” Bộ Văn hoá  
Thông tin- Vụ Mỹ thuật Việt Nam 2001[1].  
Vựng tập „‟Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2001- 2005” Bộ Văn hoá  
Thông tin - Hội Mỹ thuật Việt Nam 2005 [2].  
Vựng tập „‟Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2006- 2010” Bộ Văn hoá  
Thể thao và Du lịch- Hội Mỹ thuật Việt Nam 2010 [3].  
Vựng tập “Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2006- 2015” của Cục Mỹ  
thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm- Hội Mỹ thuật Việt Nam [4].  
Các cuốn vựng tập này đã đƣa ra số lƣợng các tác phẩm của các thể loại  
hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp và video Art; kết quả các giải  
thƣởng của triển lãm; ảnh chụp các tác phẩm đƣợc trƣng bày và có đánh giá  
chung về về triển lãm, trong đó có nêu ra khái quát những thành công và hạn  
chế của tác phẩm trong từng triển lãm.  
Thực tế nhƣ trên cho thấy, mặc dù đã có một số các tác giả nghiên cứu  
về lĩnh vực nghệ thuật đồ hoạ, nghệ thuật tạo hình tranh in…, tuy nhiên vẫn  
chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, tìm hiểu về đặc  
điểm nghệ thuật tạo hình tranh in trong hai cuộc TLMTTQ 2010 và 2015.  
Điều này là cơ sở cũng nhƣ là sự gợi mở để tôi mạnh dạn đƣa ra việc tìm  
hiểu, nghiên cứu về nội dung này.  
3. Mục đích của luận văn  
Nghiên cứu nghệ thuật tạo hình tranh in TLMTTQ năm 2010 và 2015.  
Phân tích đặc điểm của nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ  
năm 2010 và 2015.  
11  
Làm rõ những chuyển biến của nghệ thuật tạo hình tranh in trong  
TLMTTQ năm 2010 và 2015 so với TLMTTQ năm 2000 và 2005.  
Khẳng định đƣợc giá trị nghệ thuật, những thành công và hạn chế về  
nghệ thuật tạo hình của các tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và  
2015, chỉ ra đƣợc sự phát triển rõ rệt về nghệ thuật tạo hình tranh in trong  
TLMTTQ năm 2010 và 2015.  
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  
4.1. Đối tượng nghiên cứu  
Nghệ thuật tạo hình của đồ hoạ tranh in Việt Nam  
4.2. Phạm vi nghiên cứu  
Tác phẩm tranh in trong hai kỳ TLMTTQ năm 2010 và 2015  
5. Phƣơng pháp nghiên cứu  
Trong quá trình thực hin luận văn có sự kết hợp các phƣơng pháp  
nghiên cứu:  
Phương pháp thu thập thông tin  
Thu thập ảnh tác phẩm và các nội dung liên quan đến tranh in trong  
TLMTTQ năm 2010 và 2015. Các thông tin về số lƣợng tác phẩm, giải  
thƣởng tranh in trong TLMTTQ năm 2000 và 2005.  
Phương pháp nghiên cứu tài liệu  
Thống kê, hệ thng các thông tin ảnh, sliu vtranh in trong  
TLMTTQ năm 2000, 2005, 2010 và 2015 để có cơ sở khoa hc nhằm đƣa ra  
các nhận định.  
Phương pháp mỹ thuật học  
Sử dụng để nghiên cứu các yếu tố nghệ thuật tạo hình của tác phẩm  
tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015.  
Phương pháp nghiên cứu phân tích,so sánh  
12  
Phân tích, so sánh các yếu tố nghệ thuật tạo hình để thấy đƣợc đặc điểm  
nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015, nghiên cứu  
và so sách các thông tin đã thu thập của 4 kỳ triển lãm để thấy những sự phát  
triển của nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 so  
với hai kỳ TLMTTQ năm 2010 và 2015.  
6. Đóng góp của đề tài  
Là công trình đầu tiên tổng hợp đầy đủ hình ảnh, tƣ liệu nghiên cứu  
liên quan đến tranh in trong trong TLMTTQ năm 2010 và 2015  
Làm rõ đặc điểm nghthut tạo hình của tranh in trong TLMTTQ năm  
2010 và 2015.  
Đƣa ra những nhận định về giá trị nghệ thuật đã đạt đƣợc cũng nhƣ các  
thành công và hạn chế của nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm  
2010 và 2015.  
Làm rõ những chuyển biến của các nghệ thuật tạo hình tranh in Việt  
Nam trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 so với TLMTTQ năm 2000 và 2005.  
Góp phần bổ sung về mặt lí luận, làm cơ sở cho những nghiên cứu sau  
này về nghệ thuật tạo hình tranh in Việt nam.  
7. Kết cu ca luận văn  
Luận văn bao gồm phn mở đầu ( 10 trang), ni dung (72 trang), kết  
lun (02 trang). Phn ni dung của đề tài gồm 3 chƣơng:  
Chƣơng 1: Những vấn đề chung để nghiên cứu đề tài (21 trang)  
Chƣơng 2: Đặc điểm nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm  
2010 và 2015 (38 trang)  
Chuơng 3: Bàn luận về nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ  
năm 2010 và 2015 (13 trang)  
Ngoài ra luận văn còn có phần tài liệu tham khảo, phần phụ lục gồm  
bảng số liệu và ảnh minh họa.  
13  
CHƢƠNG 1  
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI  
1.1. Khái niệm “nghệ thuật tạo hình tranh in”  
1.1.1. Khái niệm “tranh in”  
Trong nghệ thuật đồ họa có chia thành hai dạng là đồ họa tạo hình và  
đồ họa ứng dụng, cả hai loại này đều tạo ra sản phẩm qua quá trình in, song  
“tranh in” đƣợc đề cập ở đây là tranh in của đồ họa tạo hình. Khái niệm “tranh  
in” đƣợc hoàn thiện dần dần, từ quá trình hình thành và phát triển qua nhiều  
thế kỉ của thể loại tranh in trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tên gọi cũng  
nhƣ quan niệm về tranh in cũng đã có sự khác nhau ở nhiều quốc gia và thay  
đổi theo thời gian. Ngay cả trên thế giới nhƣ ở Châu Âu, Nhật bản là những  
nơi có nghệ thuật tranh in sớm phát triển, thì trƣớc kia cũng không đƣa ra các  
khái niệm rõ ràng về thể loại tranh in để so sánh với thể loại tranh khác trong  
nghệ thuật đồ họa tạo hình. Tuy nhiên các thuật ngữ để gọi tên các thể loại  
tranh của đồ họa tranh in lại đƣợc sử dụng nhiều nhƣ tranh in đá, tranh khắc  
kẽm, tranh khắc gỗ hay nhƣ tranh in khắc, tranh khắc in, hoặc chỉ gọi chung  
là đồ họa ấn loát hay tranh đồ họa. Từ trƣớc đến nay có nhiều quan niệm về  
tranh in không thống nhất là do cách nhìn nhận của từng ngƣời, cũng nhƣ  
trong quá trình phát triển lại xuất hiện thêm các hình thức, kĩ thuật mới. Tuy  
nhiên, các quan niệm, khái niệm trƣớc đã chỉ ra đƣợc đặc điểm cơ bản, hoặc  
một số yếu tố tiêu biểu cho từng loại tranh in. Cho đến giai đoạn gần đây mới  
có những họa sĩ, nhà nghiên cứu về nghệ thuật đƣa ra các khái niệm một cách  
đầy đủ, đặc trƣng cho thể loại tranh in.  
PGS Nguyễn Trân cho rằng “ Đồ họa ấn loát nhiều khi không cần đến  
giá vẽ, chủ yếu là thể hiện hình vẽ ngay trên các bản gỗ, trên các mảnh kim  
loại, trên cao su hoặc trên đá cẩm thạch đã đƣợc đẽo, gọt, mài giũa trơn tru để  
từ đó cho in lên giấy hàng loạt phiên bản giống nhau” [26,tr.10]. Trong từ  
14  
điển Mỹ thuật phổ thông có viết “Tranh in là một dạng tranh đồ họa, trong đó  
ngƣời ta dùng kĩ thuật in ấn để thể hiện tác phẩm” [11,tr.40]. Điều đó khảng  
định tranh in thuộc thể loại đồ họa tạo hình, song với tranh in, để tác phẩm  
hoàn thành phải trải qua hai giai đoạn cơ bản và khác với các quy trình sáng  
tác tác phẩm tạo hình khác, đầu tiên là quá trình chế bản do sự sáng tạo ngƣời  
họa sĩ khi vẽ, khắc, vạch, (hay ăn mòn hóa chất)... để tạo nên các hình tƣợng  
nghệ thuật trên bản khắc. Phần lớn cho các phƣơng pháp in thì đây là phần  
”cốt” của tác phẩm, nó nhƣ là bức tranh ngƣợc tƣơng đối hoàn chỉnh, nhƣng  
có khi chỉ là một phần của bức tranh với một số phƣơng pháp khắc và in khác  
nhau.  
Giai đoạn hai là quá trình in tranh bằng phƣơng pháp thủ công hoặc  
có sử dụng máy móc, tuy nhiên trong khi in tranh thì họa sĩ vẫn có thể tìm  
kiếm các hiệu quả nghệ thuật của màu sắc, đƣờng nét, chất cảm... cho tác  
phẩm bằng các kĩ thuật khác nhau. Do đó, kết quả nghệ thuật của bức tranh  
cũng phụ thuộc nhiều vào quá trình in, đôi khi có thể tạo ra các sản phẩm độc  
đáo, và có những yếu tố mang lại hiệu quả bất ngờ, mà ngay ngƣời nghệ sĩ  
cũng chƣa dự tính hết đƣợc. Kĩ thuật in ngày nay đã làm cho tranh in không  
những phong phú về chất liệu, mà còn có ƣu điểm tạo ra nhiều tác phẩm (trừ  
tranh in độc bản) không giống nhau hoàn toàn trên cùng một bản in. Hai quá  
trình này nhìn qua thì riêng rẽ xong nó có mối liên quan chặt chẽ với nhau, bổ  
sung cho nhau. Nó là một thể thống nhất, nhƣ hai mặt của một tờ giấy không  
thể tách rời nhau.  
Theo PGS.TS. Nguyễn Nghĩa Phƣơng thì “tranh in là một thể loại của  
nghệ thuật tạo hình bao gồm các tác phẩm đƣợc họa sỹ sáng tác bằng ngôn  
ngữ đồ họa thông qua quá trình chế bản và in ấn trên các vật liệu khác nhau,  
chủ yếu là giấy, đôi khi là vải hoặc nilon, phim nhựa... ” [19,tr.72]. Đến nay  
thì đây là khái niệm đƣợc phổ biến một cách rộng rãi trên các kênh về nghệ  
thuật tạo hình trong nƣớc, đầy đủ về đặc điểm, bản chất và ý nghĩa của “tranh  
15  
in”. Vì vậy tôi lựa chọn khái niệm trên để làm cơ sở cho việc nghiên cứu  
trong đề tài này.  
1.1.2. Xác định khái niệm “nghệ thuật tạo hình tranh in”  
Tất cả các tác phẩm tạo hình đều có ngôn ngữ biểu hiện khác nhau tùy  
vào đặc điểm riêng của từng loại hình. Ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình trong  
một tác phẩm sẽ tạo nên hình tƣợng, giá trị nghệ thuật cho tác phẩm. Theo từ  
điển Thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông “Trong nghệ thuật mỗi chuyên ngành đều  
có ngôn ngữ riêng để biểu đạt loại hình của mình. Đối với nghệ thuật tạo  
hình, tất cả những gì tạo nên tác phẩm và biểu đạt nên đẹp hay xấu trong tác  
phẩm hội họa, điêu khắc, đồ họa, trang trí...đƣợc gọi là ngôn ngữ nghệ thuật  
tạo hình[11,tr73]. Tranh in thuộc về thể loại nghệ thuật đồ họa tạo hình, nên  
ngôn ngữ tạo hình của nó là ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật đồ họa, nhƣng  
nó vẫn có những yếu tố riêng trong ngôn ngữ tạo hình. Trong một tác phẩm  
bao giờ cũng tồn tại song song hai mặt hình thức và nội dung, đây là các  
thành tố không thể thiếu đƣợc với bất kì một tác phẩm nghệ thuật nào. Nội  
dung tác phẩm đƣợc biểu hiện thông qua hình thức thể hiện, hình thức của tác  
phẩm là yếu tố chuyển tải nội dung đến ngƣời xem nột cách nghệ thuật nhất.  
Ngƣời ta không thể xem tranh qua thính giác đƣợc, cũng nhƣ không thể công  
nhận một bức tranh là đẹp nhƣng lại không biết tác giả vẽ gì. Nhƣ vậy, ngôn  
ngữ tạo hình mà ngƣời xem nhận biết đƣợc thông qua thị giác trên bề mặt tác  
phẩm tranh in đƣợc coi là “nghệ thuật tạo hình tranh in”.  
Có thể thấy ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình trong tranh in đó là các yếu tố  
cơ bản sau: Trƣớc tiên phải là nội dung của tác phẩm, sau đó là chấm, đƣờng  
nét; hình mảng; không gian; chất cảm. Đây là những yếu tố ngôn ngữ biểu  
hiện chính trong “nghệ thuật tạo hình tranh in”. Ngoài ra còn có chất liệu, kĩ  
thuật, màu sắc, phƣơng pháp in... cũng góp phần làm nên giá trị thẩm mĩ của  
tác phẩm.  
16  
Nội dung là chủ đề của tác phẩm đƣợc tác giả gửi đến ngƣời xem thông  
qua hình thức thể hiện của tranh in. Nội dung tác phẩm thƣờng phản ánh các  
cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống của con ngƣời, có thể là trong quá khứ,  
hiện tại hoặc tƣơng lai. Nó đƣợc biểu hiện qua phƣơng pháp sử dụng ngôn  
ngữ tạo hình, cách tiếp cận vấn đề và xúc cảm của mỗi tác giả.  
Chấm và đƣờng nét là yếu tố tiêu biểu cho ngôn ngữ nghệ thuật đồ họa  
nói chung và tranh in nói riêng, không có thể loại nào khai thác triệt để các ƣu  
điểm, đặc tính nghệ thuật tạo hình của chấm và đƣờng nét nhƣ thể loại đồ họa  
nói chung và tranh in nói riêng. “Chấm, điểm là đơn vị nhỏ nhất của thị giác.  
Xét về mặt lý luận, quỹ tích của điểm tạo thành đƣờng...“ [6,tr.73]. Trong  
“nghệ thuật tạo hình tranh in” các chấm thƣờng kết hợp với nhau theo một tổ  
hợp nào đó với kích thƣớc to nhỏ hay mật độ sự thƣa dày khác nhau để tạo ra  
hình thể; nếu tập hợp của nhiều điểm liên tục với nhau sẽ tạo ra đƣờng nét, có  
nét thẳng, cong, gấp khúc, với độ to nhỏ, ngắn dài.... Còn trong từ điển Thuật  
ngữ Mĩ thuật phổ thông “Đƣờng hiện lên ở trong tranh rõ ràng có thể đứt  
đoạn hoặc liên tục, dùng để phác hình, viền hình, xác định hình” [11,tr.73],  
đƣờng và nét có tính tƣơng đồng về bản chất, nên thông thƣờng hay sử dụng  
từ ghép “đƣờng nét” để diễn tả. Trong “nghệ thuật tạo hình tranh in” chấm và  
đƣờng nét còn đƣợc sử dụng theo nhiều cách thức khác nữa nhƣ tập hợp với  
nhau tạo nên hình mảng, dùng để tạo ra đậm nhạt, không gian và có thể diễn  
tả chất liệu, cảm xúc...  
Hình mảng” là từ ghép thƣờng đi liền với nhau, nó thƣờng thể diễn đạt  
về hình dáng, hình thể, hình ảnh..., trong nghệ thuật tạo hình, nó là yếu tố cơ  
bản đƣợc sử dụng cho bố cục tranh. “Trong mỹ thuật, thuật ngữ “hình dáng”,  
“hình thể” đƣợc dùng để chỉ một vật, đƣờng nét hay mảng màu tƣơng ứng với  
dáng vẻ của vật đó trên tranh hoặc tƣợng” [11,tr.83]. Hình mảng tạo bởi  
đƣờng nét khép kín, là giới hạn của một diện tích trên mặt phẳng có đặc điểm  
vuông, tròn, méo, to nhỏ, dài ngắn.., hình thƣờng là những gì cụ thể mà họa sĩ  
17  
muốn diễn tả, có đặc điểm riêng mà ngƣời xem nhận ra tên gọi của nó, mảng  
thƣờng không chỉ rõ ra đối tƣợng nhất định. Tuy nhiên nhiều khi ở trong tác  
phẩm, nó đã đƣợc họa sỹ thay đổi khác với thực tế, hoặc hình chỉ là diện tích,  
vị trí trên tranh, nhằm biểu thị một ý nghĩa nào đó.  
Từ điển Thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông có viết về “màu sắc” nhƣ sau:  
“ngƣời ta phân biệt màu là những màu nguyên chất, chƣa có sự biến đổi do  
ánh sáng hay cách pha trộn lám khác đi, ví dụ nhƣ màu gốc: đỏ, cô- ban,  
vàng; còn sắc là những màu sự biến đổi theo ánh sáng hoặc đã pha trộn thành  
những sắc thái khác nhau, ví dụ: sắc hồng do đỏ pha với trắng...” [11,tr.104].  
Màu sắc dùng trong sáng tác tranh đƣợc làm từ hóa chất, khoáng chất và động  
thực vật, khi các họa sỹ sử dụng thƣờng pha trộn với nhau để tạo ra các sắc  
thái màu theo ý chủ quan của mình. Màu sắc trong tranh có thể phản ánh sự  
vật hiện tƣợng theo thực tế, cũng có thể mang tính trang trí, biểu hiện tƣợng  
trƣng... miễn sao đạt hiệu quả nghệ thuật tốt nhất cho tác phẩm. Còn “không  
giantrong tranh đƣợc hiểu là “Khoảng cách giữa các vật thể theo chiều  
ngang, dọc và sâu. Trên mặt phẳng của tranh ngƣời xem dễ dàng thấy đƣợc  
khoảng cách giữa chiều ngang và dọc, còn để nhận biết đƣợc vị trí trƣớc sau  
của vật thể (chiều sâu) ngƣời xem chỉ thấy rõ ở tranh vận dụng luật xa gần  
hoặc có đậm nhạt ràng...” [11,tr.96]. Không gian trong tranh có thể đƣợc diễn  
tả theo luật xa gần, khi đó, ánh sáng thƣờng đi cùng với không gian trong tác  
phẩm. Ánh sáng trong tranh thƣờng xác định bởi nguồn sáng, hƣớng sáng,  
đƣợc biểu hiện bằng sự thay đổi sáng tối, đậm nhạt, mức độ.. để biểu hiện  
hình khối thời gian, của đối tƣợng mà họa sĩ muốn diễn tả. Tuy nhiên, có  
nhiều cách biểu hiện về không gian trong tranh khác nhau, nhƣ không gian  
ƣớc lệ hay tƣợng trƣng… thì tác giả có thể sử dụng một phần hay bỏ hết các  
yếu tố của luật xa gần, mà chỉ sử dụng ngôn ngữ tạo hình để tạo lập một  
không gian theo cảm nhận riêng của tác giả.  
18  
Trong từ điển Thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông, khái niệm “chất cảm” là  
“Cảm xúc đƣợc tạo nên thông qua các phƣơng tiện tạo hình (hay ngôn ngữ  
nghệ thuật) hoặc cấu tạo vật chất của bức tranh, tƣợng...” [11,tr.40]. Cách sử  
lí các yếu tố của ngôn ngữ tạo hình trên bề mặt tác phẩm nghệ thuật tạo hình  
để tạo cảm giác cho ngƣời xem về chất nhƣ xù xì, rắn chắc, mịn màng..., bao  
gồm cả kỹ thuật tạo hình riêng của từng chất liệu tranh in. Nó tác động tới  
ngƣời xem thông qua con đƣờng thị giác, từ những cảm nhận mà hình ảnh  
mang tới tạo nên những xúc cảm thẩm mỹ nhất định. Các yếu tố trên đƣợc  
ngƣời họa sĩ khai thác một cách triệt để theo đặc điểm riêng của từng thể loại  
tạo hình tranh in, nhằm đạt hiệu quả nghệ thuật tạo hình cao nhất cho tác  
phẩm.  
Có thể nói rằng nghệ thuật tạo hình tranh in là cách thức ngƣời họa sỹ  
biểu hiện các ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình, nhƣng mang tính chất đậc thù của  
thể loại đồ họa tranh in, bao gồm các yếu tố cơ bản nhƣ nội dung tác phẩm;  
sau đó là chấm và đƣờng nét; hình mảng; không gian; chất cảm đƣợc tạo nên  
trong tác phẩm tranh in.  
1.2. Khái quát các thể loại tranh in Việt Nam  
Nói chung về nghệ thuật đồ họa hay tranh in thì trên thế giới có nguồn  
gốc và sự phát triển sớm hơn ở Việt Nam, vì vậy việc hình thành các thể loại  
tranh in ở Việt Nam cũng dựa trên cơ sở tiếp nhận và giao lƣu nghệ thuật đồ  
họa tạo hình cũng nhƣ tranh in của các nƣớc trên thế giới. Tên gọi cho các  
loại tranh in là do các họa sĩ và nhà nghiên cứu nghệ thuật đặt ra xuất phát từ  
thực tế quá trình sáng tác và nghiên cứu, mỗi ngƣời lại đƣa ra một số tiêu chí  
khác nhau để gọi tên, và dần dần hoàn thiện trên con đƣờng phát triển. Một  
phần nữa do ở Việt Nam trong các thể loại nghệ thuật tạo hình thì đồ họa có  
phần “nép vế” hơn so với với hội họa và điêu khắc trong thời gian dài trƣớc  
đây. Vì vậy, đôi khi chƣa có sự thống nhất về tiêu chí gọi tên cho từng loại  
19  
tranh in. Trong thời gian gần đây khi tranh in có sự phát triển mạnh và có sự  
quan tâm hơn của giới họa sĩ và ngƣời xem, thì có nhiều họa sĩ và nhà nghiên  
cứu nghệ thuật mới đặt ra sự cần thiết phải có một cách gọi, sự phân biệt rõ  
ràng hơn cho từng loại tranh in. Đến nay, theo PGS.TS. Nguyễn Nghĩa  
Phƣơng:  
Trong nghệ thuật tranh in, kỹ thuật, chất liệu tạo bản in, ván khắc có  
nhiều và đa dạng. Các chất liệu sử dụng làm bản in có: gỗ tự nhiên,  
đồng, kẽm, nhôm, lƣới, nhựa tổng hợp, mica, gỗ nhân tạo, tấm phim  
mỏng, bìa giấy, v.v... Cùng với sự phong phú về chất liệu, các kỹ thuật  
tiên tiến của nền công nghiệp in ấn cũng đƣợc áp dụng để tạo bản in  
nhƣ: khắc, cắt trổ, ăn mòn bằng hóa chất, phơi chụp cảm quang, chế  
bản điện tử hay kỹ thuật số... Chính vì sự phong phú, đa dạng của các  
kỹ thuật, vật liệu chế bản và in tranh nên hơn bao giờ hết, ngày nay,  
giới nghiên cứu và sáng tác tranh in đã quan tâm nhiều hơn đến các  
phƣơng pháp in – công đoạn cuối cùng để tạo ra tác phẩm tranh in. Thứ  
nhất, in tranh chỉ có một số phƣơng pháp nhất định nhƣ: in nổi, in lõm,  
in phẳng, in xuyên, in độc bản, nên việc phân loại tranh in theo phƣơng  
pháp in thuận lợi hơn. Thứ hai, phƣơng pháp in tranh quyết định hiệu  
quả thẩm mỹ cũng nhƣ giá trị cụ thể của tác phẩm tranh in và để lại dấu  
hiệu rõ ràng trên tranh. Do vậy, ngày nay tranh in đƣợc phân loại theo  
phƣơng pháp in. [19,tr.73].  
Đây là cách phân loại theo các phƣơng pháp in tranh cơ bản nhất, nhìn  
dƣới góc độ chuyên môn thì đây là cách chia phản ánh đƣợc tính riêng biệt  
cho từng hình thức, phƣơng pháp in tranh, tƣơng ứng với 5 thể loại: Tranh in  
nổi (relief print); tranh in lõm (intaglio print); tranh in phẳng (planography  
hay planographic print); tranh in xuyên (stencil print); tranh in độc bản  
(monotype, monoprint).  
20  
Mỗi một hình thức in tranh thì có phƣơng pháp, kĩ thuật khác nhau và  
tạo ra đặc điểm nghệ thuật tạo hình riêng cho từng thể loại tranh in cũng nhƣ  
mỗi tác phẩm, chính điều này đã làm nên sự phong phú, đa dạng cho nghệ  
thuật tạo hình tranh in.  
* Tranh in nổi  
Đƣợc thể hiện qua phƣơng pháp in cơ bản là các phần cao nhất của bản  
in sẽ đƣợc lăn (bôi) mực in (màu) và in lên giấy (vải). Có thể dùng một hoặc  
nhiều bản in để in một bức tranh tùy vào số lƣợng màu muốn in hay sử dụng  
các kĩ thuật khắc và in khác nữa. Ở Việt Nam thì dòng tranh Đông Hồ trƣớc  
đây đƣợc coi là tiêu biểu cho phƣơng pháp in nổi với phƣơng pháp dùng các  
bản gỗ để khắc các hình mảng có màu sắc khác nhau của một bức tranh, sau  
đó in lần lƣợt các màu theo nguyên tắc từ nhạt đến đậm và cuối cùng là bản  
nét màu đen. Khi in nghệ nhân ốp tờ giấy in lên bản in và xoa đều lên mặt sau  
của tờ giấy (thƣờng dùng bằng xơ mƣớp) để cho màu trên bản in bám đều lên  
mặt giấy. Cách in thủ công này không đòi hỏi nhiều về dụng cụ in xong thời  
gian in lâu, tuy nhiên, kích thƣớc tranh thƣờng nhỏ và độ chính xác không cao  
so với in máy sau này.  
Cho đến những thập niên gần đây, với sự phát triển của loại hình tranh  
in cũng nhƣ sự giao lƣu, tiếp nhận các kĩ thuật và cách thức mới thì phƣơng  
pháp in nổi đã thay đổi nhiều theo hƣớng thuận lợi, đa dạng trong sáng tạo  
cho các họa sĩ. Ngay từ bản in, thay việc sử dụng bằng gỗ thịt thì nay đã có  
các vật liệu nhƣ thạch cao, cao su, gỗ công nghiệp… Ƣu điểm của vật liệu  
mới là có kích thƣớc lớn, giá thành rẻ, ít cong vênh và đặc biệt có độ mềm  
dẻo hơn nên rất thuận lợi cho việc chế bản với các tranh có sự phức tạp, nhiều  
chi tiết và đƣờng nét, phù hợp với yêu cầu của từng họa sĩ. Màu sắc thƣờng sử  
dụng là mực in nên có tính đồng nhất, dễ dàng sử dụng cho việc pha trộn các  
màu sắc khác nhau. Tranh đƣợc in trên máy có trục và con lăn nên có thể in  
tranh có kích thƣớc lớn, tốc độ in nhanh và đảm bảo về mặt kĩ thuật và thẩm  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 124 trang yennguyen 22/04/2022 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfluan_van_trien_lam_my_thuat_toan_quoc_nam_2010_va_2015.pdf