Đào tạo ngành Design với thực tiễn xã hội từ nhà trường đến doanh nghiệp

Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 57 (07/2019) 41-51  
41  
ĐÀO TẠO NGÀNH DESIGN VỚI THỰC TIỄN XÃ HỘI  
TỪ NHÀ TRƯỜNG ĐẾN DOANH NGHIỆP  
INDUSTRIAL DESIGN TRAINING WITH SOCIAL PRACTICES  
FROM UNIVERSITY TO BUSINESS  
Trần Quốc Bình *1  
Ngày tòa soạn nhận được bài báo:5/01/2019  
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 5/7/2019  
Ngày bài báo được duyệt đăng: 26/7/2019  
Tóm tắt: Trong nhiều năm qua, việc phát triển đào tạo chuyên môn về mỹ thuật ứng  
dụng ở Việt Nam đã có những bước cải thiện đáng kể. Tuy nhiên sự mất cân đối trong cung  
cầu của ngành đào tạo design hiện vẫn đang là một trong những vấn đề cần có hướng giải  
quyết cụ thể. Cùng với quá trình hội nhập và phát triển, nước ta đang và sẽ còn nhu cầu về mỹ  
thuật ứng dụng có trình độ tay nghề cao, nhưng rõ ràng lượng cung hiện tại chưa đáp ứng  
được nhu cầu đó. Nhiều doanh nghiệp phản ánh về thực trạng không tuyển dụng được những  
nhà thiết kế design đúng yêu cầu. Thực tế hiện nay cho thấy, có một khoảng cách không nhỏ  
giữa giáo dục với thực tiễn xã hội, trong đó mối liên kết với các công ty, doanh nghiệp còn rất  
nhiều hạn chế. Các cơ sở giáo dục, đào tạo mất đi sự cân đối trong cơ cấu đào tạo ở cả phần  
giáo dục và phần đào tạo, chưa có sự kết nối giữa nhà trường, cơ sở đào tạo design với doanh  
nghiệp và xã hội. Tình trạng này gây ra sự mất cân đối trong đào tạo trong các cơ sở giáo  
dục đồng thời gây tình trạng lãng phí nguồn lực của cả người học và người sử dụng lao động.  
Chính vì vậy, cần có các giải pháp hữu hiệu của các cơ quan chức năng, nhà trường các cơ  
sở đào tạo về design cần có hướng đi cụ thể nhằm giải quyết tình trạng mất cân đối trong đào  
tạo design của nước ta hiện nay, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu nguồn nhân lực trong mỹ  
thuật ứng dụng của các doanh nghiệp và xã hội trong giai đoạn hiện nay.  
Từ khóa: Đào tạo, design, xã hội, nhà trường, doanh nghiệp  
Abstract: Over the years, the development of professional training in applied fine art in  
Vietnam has made significant improvements. However, the imbalance between supply and  
demand of design training industry is still one of the issues that need specific solutions. Along  
with the process of integration and development, our country is and will still be in need of  
highly skilled applied art, but it is clear that the current supply has not met that demand.  
Many businesses reflect the fact that they cannot recruit the designers. The current reality  
1* Trường Đại học Mở Hà Nội  
42  
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion  
shows that there is a big gap between education and social practice, in which the linkage with  
companies and businesses is still very limited. Education and training units lose the balance  
in both the education and training sections, there is no connection between schools and  
training institutions with enterprises and society. This situation causes an imbalance in  
training in educational institutions while at the same time wasting resources of both learners  
and employers. Therefore, it is necessary to have effective solutions of functional agencies,  
universities and training units on industrial design, there should be specific directions to solve  
imbalance in industrial design training of our country today to better meet the requirements of  
human resources in the applied fines arts of businesses and society in the current period.  
Keywords: Training, design, society, university, businesses  
dáng Ulm (1955-1968) của Đức trong thế kỷ  
trước. [1]  
1. Thực trạng đào tạo ngành  
design và mối liên kết với doanh nghiệp  
tại Việt Nam hiện nay  
Cụm từ design ở Việt Nam có nghĩa  
là "Mỹ thuật công nghiệp", "thiết kế tạo  
dáng công nghiệp" hay "mỹ thuật ứng  
dụng". Thuật ngữ này mới nhập vào Việt  
Nam từ thập niên 1960, bắt nguồn từ  
Industrielle Formgestaltung trong tiếng Đức,  
khi các giáo sư trường Đại học Mỹ thuật  
Công nghiệp Halle (Die Hochschule für  
Industrielle Formgestaltung Halle) sang  
trường Trung cấp Mỹ nghệ Hà Nội trao đổi  
học thuật và đã được dịch thành "Mỹ thuật  
công nghiệp"(MTCN). Từ đó trở thành thuật  
ngữ của ngành và trở nên thông dụng, cụm  
từ MTCN - MTƯD trở nên phổ biến quen  
thuộc ở Việt Nam. [2]  
Khái niệm về Design  
Định nghĩa Design tiếng Anh hay  
Disegno tiếng Latin đều nhấn mạnh ý tưởng  
sáng tạo hình thức cho một tác phẩm hoặc  
một sản phẩm, một công trình hay một mục  
tiêu xác định dự kiến thực hiện và ý tưởng  
sáng tạo đó biểu hiện qua bản vẽ, phác  
thảo, thiết kế hay bản kế hoạch. Design có  
nhiều nghĩa khác nhau trong các lĩnh vực  
khác nhau...  
Design là giải pháp của thiết kế và  
trang trí nhằm sáng tạo một hình thức hấp  
dẫn phù hợp công năng, mục đích sử dụng  
cho một hay nhiều sản phẩm hoặc một tác  
phẩm. Ngôn ngữ của design là ngôn ngữ tạo  
hình hữu hình: bản vẽ phác thảo, bản vẽ  
thiết kế (hình ảnh 3D và cấu tạo kỹ thuật  
2D).  
Design hay MTCN - MTƯD  
thường được xếp loại bởi một số nhóm  
ngành chính sau:  
- Design Công nghiệp (Industrial Design).  
- Design Đồ họa (Graphic Design)  
Ranh giới giữa Design và Nghệ thuật  
(Art) là rất mỏng manh, không rõ ràng và  
xếp chung cả hai thành khái niệm Nghệ  
thuật ứng dụng, Design ngày nay được hiểu  
một cách rộng rãi là Nghệ thuật ứng dụng  
(Applied Arts). Điều này được đưa ra theo  
quan niệm bởi Raymond Loewy, nhà thiết  
kế công nghiệp hàng đầu của nước Mỹ thế  
kỷ XX và được ứng dụng dạy trong các  
trường Bauhaus (1919-1933) và Trường Tạo  
- Design Thời trang (Fashion Design)  
- Design Nội thất (Interior Design)  
- Nghệ thuật trang trí (Decorative Arts)  
Ngoài ra design được mở rộng lĩnh vực  
theo sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu  
xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt trong  
bối cảnh thế kỷ XXI khi nền văn minh bước  
vào thời kỳ mới với nhiều tiến bộ vượt bậc  
của khoa học công nghệ.  
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion  
43  
tạo ngắn hạn về MTƯD cho ta thấy nhu cầu  
xã hội lớn như thế nào.  
1.1. Thực trạng đào tạo ngành design  
hiện nay  
Trong những thập niên gần đây, sự  
bùng nổ về công nghệ thông tin, sự phát  
triển công nghiệp hàng hóa mạnh mẽ đã tạo  
ra cho thị trường việc làm một cơn khát  
nhân lực thiết kế MTƯD. Nắm được xu thế  
phát triển, tầm ảnh hưởng trong nền công  
nghiệp hàng hóa, cũng như cơ hội việc làm  
có thu nhập cao của MTƯD trong đó có ba  
ngành Thiết kế nội thất, Thiết kế thời Trang,  
Thiết kế đồ họa, các trường đại học, cao  
đẳng, trung cấp và các trung tâm đào tạo đã  
mở thêm các khoa đào tạo hoặc liên kết đào  
tạo về MTƯD ngoài các khoa, chuyên ngành  
cơ bản hiện có, nhằm thỏa mãn nhu cầu của  
thị trường việc làm trước cơn “khát” về  
nhân lực thiết kế MTƯD hiện nay. Số lượng  
đào tạo cũng chiếm tỷ lệ cao trong các  
ngành nghề đào tạo. Năm 2017 chỉ tiêu  
tuyển sinh của trường Đại học Mỹ thuật  
Công nghiệp Hà Nội có 450 chỉ tiêu, Trường  
Đại học Mở, khoa tạo Dáng Công nghiệp có  
200 chỉ tiêu với ba ngành đào tạo: thiết kế  
đồ họa, nội thất, thời trang. Chỉ tính riêng  
các trường đại học trên cả nước có đào tạo  
thiết kế đồ họa như Đại học Mỹ thuật Việt  
Nam, Đại học Mỹ thuật TPHCM, Đại học  
Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại  
học Nghệ thuật – Đại học Huế, Đại học  
Quốc tế Hồng Bàng, Đại học Kinh doanh và  
Công nghệ Hà Nội, Đại học Thái Nguyên,  
Đại học Hoa Sen, Đại học Tôn Đức Thắng,  
Đại học Dân lập Văn Lang, Đại học FPT,  
Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương,  
Đại học Hòa Bình, Đại học Kiến trúc Hà  
Nội, Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, Đại học  
Kiến trúc TPHCM, Đại học Mở Hà Nội, Đại  
học Nguyễn Tất Thành, Đại học Nguyễn  
Trãi, Đại học Kinh Bắc...chưa kể các trường  
cao đẳng, trung cấp và các trung tâm đào tạo  
trên cả nước liên tục tuyển sinh các lớp đào  
Nhưng trên thực tế ngành MTƯD vẫn  
đang tồn tại vấn đề nguồn cung nhiều nhưng  
chất lượng chưa tinh, sinh viên ra trường  
chưa đáp ứng được ngay công việc của các  
nhà tuyển dụng. Nhiều doanh nghiệp phản  
ánh lại sau khi nhận sinh viên mới ra trường  
họ phải mất khoảng thời gian từ ba đến 6  
tháng (tùy từng vị trí) đào tạo thêm cho họ  
thì mới đáp ứng được công việc của công ty.  
Điều này đã được chỉ ra trong các cuộc hội  
thảo về đào tạo thiết kế MTƯD. Trong bài  
phát biểu tại Hội thảo Khoa học toàn quốc  
Đổi mới Đào tạo Mỹ thuật ứng dụng ở Việt  
Nam từ Thực tiễn đến Giải pháp” tại Thành  
phố Hồ Chí Minh ngày 25.6.2016, Tiến sĩ  
Đỗ Lệnh Hùng Tú, Ủy viên Ban Lý luận phê  
bình thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ  
thuật TP.HCM cho rằng: “Với khoảng 20  
đơn vị đào tạo về mỹ thuật công nhiệp, mỹ  
thuật ứng dụng, thiết kế trên cả nước, sự  
đào tạo ồ ạt nguồn nhân lực thiết kế ở Việt  
Nam trong những năm qua đã tạo được  
nguồn lực đáng kể góp phần thúc đẩy sự  
phát triển thiết kế ở Việt Nam. Tuy nhiên,  
không ít sinh viên ra trường không kiếm  
được việc làm. Số khác theo nghề không bền  
lâu, chủ động bỏ nghề, chuyển nghề vì thu  
nhập thấp hoặc nhiều lý do khác...”  
Để thiết kế MTƯD tốt người học  
thiết kế phải học nhiều các bộ môn khác  
nhau, cộng với tư duy thẩm mỹ, khả năng  
sáng tạo, làm chủ được công cụ thiết kế để  
có thể biến các ý tưởng thành sản phẩm hấp  
dẫn, thu hút người tiêu dùng. Để làm được  
điều này ở Việt Nam vẫn chưa có sự thống  
nhất giữa các trường và các trung tạo đào  
tạo về design.  
Ở các cơ sở hay các trung tâm đào  
tạo MTƯD thường đi sâu vào đào tạo các kỹ  
năng sử dụng công cụ thiết kế, ít dành thời  
44  
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion  
gian cho việc học kiến thức cơ bản về mỹ  
thuật, mỹ học, lịch sử mỹ thuật, lịch sử các  
phong cách thiết kế...Việc đào tạo của các  
trung tâm mang tính thực dụng hơn sáng tạo  
nên sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành kỹ  
thuật viên hơn là nhà thiết kế.  
thương hiệu design ngoại quốc mà không có  
nhiều những giá trị thiết kế mang bản sắc,  
thương hiệu của người Việt Nam.  
Các công ty, doanh nghiệp sản xuất  
thương mại lớn nhỏ trong nước nhận thức  
được vấn đề là mẫu mã Design cần phải  
mang bản sắc văn hóa Việt, nhưng trên thực  
tế họ lại không tìm thấy những người thiết  
kế có tầm. Nếu có thì những người này cũng  
đã được các công ty nước ngoài mời về làm  
việc. Vai trò, chức năng của nhà design ứng  
dụng trở nên mờ nhạt trong suốt quá trình từ  
hoạt động ý tưởng sáng tạo sản phẩm đến  
quá trình thiết kế sản phẩm, phát triển công  
nghệ và quá trình thương mại hóa như đóng  
gói bao bì, tiếp thị quảng cáo…Dẫn đến việc  
đóng góp của design vào giá trị sử dụng và  
giá trị thương mại của sản phẩm trong nước  
còn thấp, không đáp ứng được nhu cầu xã  
hội và doanh nghiệp. Điều này chúng ta có  
thể nhận thấy ngay qua các poster quảng  
cáo, hình ảnh quảng cáo, ca nhạc, phim ở  
các tụ điểm vui chơi giải trí, rạp chiếu phim,  
hàng hóa, kiểu dáng giường, tủ, bàn ghế,…ở  
các cửa hàng trang trí nội thất.  
Ngược lại các trường đào tạo chính  
quy về MTƯD hiện nay thường vẫn còn đi  
theo các chương trình khung của Bộ giáo  
dục và đào tạo, chú trọng vào việc đào tạo  
tổng hợp các môn cả lý thuyết lẫn thực hành  
mỗi thứ biết một ít, dẫn đến tình trạng sinh  
viên ra trường có nhiều kiến thức tổng hợp  
về mỹ thuật vững, khả năng sáng tạo tốt  
nhưng lại bị hạn chế bởi các kỹ năng sử  
dụng công cụ thể hiện. Điều này khiến sinh  
viên khó thể hiện tốt ý tưởng sáng tạo của  
mình, hoặc thiếu kiến thức thực tế nên bị  
hạn chế cơ hội việc làm.  
Trở lại với thực trạng đào tạo MTƯD  
hiện nay, do nhiều trường đào tạo mạnh ai  
lấy làm nên chưa có sự thống nhất giữa các  
trường, các cơ sở, trung tâm đào tạo, mạnh  
nơi nào nơi đó đào tạo, không có sự thống  
nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho đến các  
trường cũng như góp ý chuyên môn của các  
chuyên gia trong và ngoài nước. Đặc biệt là  
thiếu sự tham gia của các doanh nghiệp sử  
dụng lao động về thiết kế MTƯD. Chính vì  
vậy, đội ngũ sinh viên thiết kế MTƯD ở  
nước ta khi ra trường còn yếu cả về trình độ  
chuyên môn, kỹ thuật thực hành, lẫn kinh  
nghiệm thực tế. Hiện nay, đội ngũ nhiều nhà  
thiết kế MTƯD trẻ chủ yếu thực hiện cóp  
nhặt ý tưởng áp đặt kiểu cách “Design ngoại  
nhập” vào Việt Nam, trong khi không thể  
hiện được giá trị thẩm mỹ mang bản sắc văn  
hóa Việt đối với các hàng hoá xuất khẩu ra  
nước ngoài. Thực chất những nhà thiết kế  
design của chúng ta là những người gia công  
rập khuôn theo khuôn mẫu, mẫu mã có sẵn  
trong và ngoài nước, hoặc làm nhái theo  
Thực trạng trên cho thấy cần phải có giải  
pháp kết nối giữa nhà trường với các doanh  
nghiệp, công ty thiết kế, quảng cáo… Các  
bên cần ngồi lại cùng nhau bàn bạc, định  
hướng cho sự đào tạo và phát triển của  
design Việt Nam. Trong đó nhà trường là  
nơi đào tạo chính, còn các doanh nghiệp  
công ty, đặt hàng, tư vấn hỗ trợ về tài chính  
và thực tập các vấn đề về chuyên môn…  
1.2. Cần có mối liên kết giữa nhà  
trường với doanh nghiệp  
- Mô hình đại học với doanh  
nghiệp trên thế giới  
Mô hình đại học trên thế giới đã có  
chuyển biến tích cực và thực sự đi vào  
thực tế công nghiệp kể từ khi đạo luật  
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion  
45  
Bayh-Dole được thông vào tháng 12 năm  
1980. Đạo luật này do Thượng nghị sỹ  
Birch Bayh và Robert Dole đồng tài trợ,  
cho phép các trường đại học và các tổ  
chức phi lợi nhuận cấp bằng sáng chế và  
thương mại hóa kết quả nghiên cứu của  
họ trong các chương trình nghiên cứu  
bằng quỹ của chính phủ; cho phép các cơ  
quan liên bang cấp giấy phép cho các  
công nghệ của họ ứng dụng trong thương  
mại và đời sống sản xuất. Nó được xem  
như một cuộc cách mạng trong giáo dục.  
Đạo luật Bayh-Dole đề cập đến hai vấn  
đề quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy  
mối quan hệ giữa đại học và doanh  
nghiệp. Với việc tạo ra một chính sách  
bản quyền đồng bộ cho tất cả các cơ quan  
liên bang mà được tài trợ nghiên cứu từ  
chính phủ và cho phép các đại học giữ  
pháp lý của các sáng chế, đạo luật đã tạo  
ra một mô hình chính sách quốc gia  
khuyến khích các trường đại học và các tổ  
chức phi lợi nhuận liên kết với giới doanh  
nghiệp - dịch vụ trong vấn đề chuyển giao  
tri thức và khoa học công nghệ.  
nhận được tài chính từ chính phủ để trả  
các chi phí hành chính, khuyến khích các  
hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa các  
trường đại học và đơn vị công nghiệp.  
Bên cạnh đó, chính phủ Nhật còn có các  
chương trình thúc đẩy các chức năng  
chuyển giao công nghệ của các đại học  
trong đó có việc gửi các chuyên gia, các  
cá nhân có kinh nghiệm kinh doanh trong  
các doanh nghiệp vào các trường đại học  
giảng dạy, trao đổi những kiến thức  
chuyên môn. Sự cải cách mạnh mẽ trong  
giáo dục đại học của Nhật Bản đã giúp  
những nền tảng tri thức của sự sáng tạo  
được nghiên cứu tại các trường đại học  
đến nhanh hơn với các doanh nghiệp,  
thúc đẩy sự phát triển của đất nước, tránh  
được tình trạnh lãng phí tài năng. Ngoài  
ra còn góp phần gia tăng quyền độc lập tự  
chủ trong mỗi trường đại học. Các trường  
đại học tự tìm kiếm tập thể, cá nhân để  
cùng hợp tác giáo dục và đào tạo.  
Trong các nước công nghiệp, đổi  
mới kỹ thuật đã trở thành lực lượng chính  
cho khả năng cạnh tranh. Điều này dẫn  
đến sự tham gia mạnh mẽ hơn của  
ngành công nghiệp ứng dụng trong  
nghiên cứu và phát triển (R&D). Ở các  
nước công nghiệp, sự tham gia của các  
trường đại học trong các dự án đã trở  
thành hoạt động quan trọng. Qua sự hợp  
tác giữa các trường đại học với doanh  
nghiệp sẽ dẫn đến một sự sáng tạo của  
xã hội dựa trên nền tảng tri thức cộng  
hưởng hai bên cùng có lợi giữa doanh  
nghiệp và các trường đào tạo, đặc biệt là  
trong ngành design.  
Đạo luật này đã góp chuyển biến  
mạnh mẽ trong các trường đại học ở Mỹ,  
thúc đẩy sự hợp tác với giới công nghiệp  
– doanh nghiệp – dịch vụ, đóng góp 40 tỷ  
USD và tạo ra trên 260.000 việc làm  
[1,2]. Ảnh hưởng của đạo luật lan rộng  
đến cả châu Âu, Úc và các nước Châu Á.  
Ở châu Á, Nhật Bản và Hàn Quốc đã ban  
hành nhiều đạo luật và thành lập nhiều tổ  
chức cơ quan thúc đẩy sự chuyển giao tri  
thức và khoa học công nghệ giữa các  
trường đại học và các tổ chức công  
nghiệp [6,7].  
- Ở Việt Nam  
Năm 1998, tại Nhật Bản ban hành  
Chủ trương liên kết giữa các trường  
luật xúc tiến chuyển giao công nghệ công  
đào tạo nghề, đại học với các doanh nghiệp  
(DN), cơ sở sản xuất để tạo việc làm cho  
sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường để giải  
nghiệp - đại học, cho phép thành lập các  
văn phòng cấp phép công nghệ (TLOs)  
46  
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion  
quyết việc làm cho sinh viên đã được Chính  
phủ chỉ đạo tại nhiều văn bản. Cụ thể như:  
Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 18/11/2016  
của Chính phủ ban hành Chương trình hành  
động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021;  
Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm  
vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực  
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và  
dự toán ngân sách nhà nước hàng năm;  
Thông tư số 29/2017/TT-BLĐTBXH, ngày  
15/12/2017 của Bộ Lao động, Thương binh  
và Xã hội quy định về liên kết tổ chức thực  
hiện chương trình đào tạo. Theo đó, nhà  
trường và DN có thể liên kết tổ chức đào  
tạo, trong đó DN có thể đảm nhận đến 20%  
chương trình đào tạo.  
trường, doanh nghiệp, sinh viên, và tránh  
được sự đầu tư lãng phí của Chính phủ.  
Để đạt được những tay nghề mà các  
nhà tuyển dụng yêu cầu trở thành ưu tiên  
hàng đầu của các trường đại học, nhất là  
các trường đào tạo về MTƯD. Để có  
những nhà thiết kế có trình độ và tay nghề  
cao, cách duy nhất là các trường đào tạo về  
design liên lạc với nhà tuyển dụng, các  
công ty thiết kế các doanh nghiệp…cùng  
đào tạo các kỹ năng, phương pháp thực  
hành thực tế chuyên ngành đi vào chiều  
sâu của từng chuyên ngành. Điều này rất  
cần sự hợp tác giữa trường đại học với  
doanh nghiệp. Đây là những yếu tố then  
chốt ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục,  
cũng như trình độ tay nghề của sinh viên.  
Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp  
là Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã đưa ra các  
sáng kiến khác nhau, bao gồm các thí  
nghiệm, các thử nghiệm và nỗ lực điều tiết  
tiếp xúc giữa các trường đại học với doanh  
nghiệp. Dự án POHE2 (professional –  
oriented higher education: giáo dục đại  
học định hướng ứng dụng) đã bắt đầu từ  
giả định rằng chất lượng của sinh viên  
được đánh giá dựa vào khả năng làm việc  
của sinh viên tốt nghiệp trên thị trường lao  
động. Do đó, chất lượng sinh viên tốt  
nghiệp ngày càng phải được các nhà tuyển  
dụng (tương lai) nhìn nhận bằng cách đảm  
nhận tốt các công việc chuyên ngành. Các  
trường đại học, cơ sở giáo dục phải đổi  
mới phương thức đào tạo từ Hàn lâm sang  
vừa học vừa làm, vừa trải nghiệm thực tế  
qua các doanh nghiệp và các công ty, từ đó  
cung cấp nguồn nhân lực cao đáp ứng nhu  
cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.  
Muốn phát huy được chương trình giáo  
dục này, các nhà trường, cơ sở đào tạo  
cùng các công ty, doanh nghiệp cần phải  
ngồi với nhau đưa ra những chương trình  
đào tạo cụ thể có lợi ba bên, đó là nhà  
Tuy nhiên, sự đổi mới giáo dục dù đã  
được đưa vào chủ trương lớn của Đảng và  
Nhà nước với phương châm xã hội hóa giáo  
dục, gắn kết giáo dục với thực tế yêu cầu  
của xã hội nhưng kết quả chưa mang lại như  
kỳ vọng. Có rất nhiều nguyên nhân về mô  
hình, cơ chế chính sách và kết cấu hạ tầng  
giáo dục...Để có thể tiến đến các mô hình  
giáo dục tiên tiến như ở các nước trên thế  
giới thì còn rất nhiều việc chúng ta cần giải  
quyết dần dần.  
2. Một số ý kiến về đào tạo  
design kết hợp với doanh nghiệp  
2.1. Tổ chức hội thảo khoa học  
từ nhà trường đến doanh nghiệp  
Để đáp ứng nhu cầu xã hội và  
doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, các  
trường đào tạo về MTƯD nên tổ chức các  
cuộc hội thoại, đối thoại giữa nhà tuyển  
dụng với nhà trường. Hình thành các diễn  
đàn trao đổi, các buổi hội thảo khoa học có  
sự tham gia của giảng viên, các nhà khoa  
học nghiên cứu độc lập, doanh nghiệp và  
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion  
47  
cựu sinh viên là một trong các phương  
pháp rất hiệu quả để liên kết giữa đại học  
và Doanh nghiệp. Các trường, khoa dạy  
design thường xuyên tổ chức các buổi đối  
thoại giữa nhà trường với doanh nghiệp,  
cựu sinh viên thành đạt về các vấn đề kinh  
tế xã hội, trào lưu xu hướng thiết kế mới  
nổi trội gần đây. Nhà trường, khoa nên có  
định hướng đưa mối quan hệ, hợp tác với  
các doanh nghiệp lên tầm đối tác chiến  
lược. Doanh nghiệp hỗ trợ tài chính, tiếp  
nhận và hỗ trợ sinh viên đồ họa, nội thất,  
thời trang của nhà trường, khoa đến thực  
tập tại công ty,… tài trợ nhà trường trong  
việc tổ chức các sự kiện thường niên cho  
sinh viên ngành MTƯD như: mở các cuộc  
triển lãm thiết kế ứng dụng trên địa bàn  
thành phố hoặc triển lãm các trường  
MTƯD toàn quốc. Qua đó các doanh  
nghiệp, công ty thiết kế biết được khả năng  
sáng tạo của sinh viên đồng thời cũng tìm  
được những nhà thiết kế phù hợp cho công  
ty cũng như doanh nghiệp của mình. Đổi  
lại nhà trường, khoa và các giảng viên,  
phải cam kết hoàn thành các báo cáo khoa  
học phục vụ cho các đề tài nghiên cứu của  
doanh nghiệp cũng như nguồn nhân lực  
theo đơn đặt của doanh nghiệp và các công  
ty thiết kế ngay cả khi các doanh nghiệp,  
công ty thiết kế, muốn được góp một phần  
vào đào tạo sinh viên nếu doanh nghiệp  
yêu cầu.  
dạy các kỹ năng thực hành, thực tập để đáp  
ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.  
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng  
sẽ cử chuyên gia, những người giàu kinh  
nghiệm về thiết kế, marketing,…cùng phối  
hợp với khoa và giảng viên trong khoa  
tham gia giảng dạy các môn học tự chọn  
cùng các giảng viên hướng dẫn đề tài đồ án  
tốt nghiệp nhằm hỗ trợ cho sinh viên các  
kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu  
thực tiễn của sự phát triển nguồn nhân lực  
ngành MTƯD, nâng cao chất lượng đào  
tạo của các trường đào tạo design trong  
giai đoạn hiện nay.  
2.2. Liên kết đào tạo ngành design  
với các doanh nghiệp liên quan  
Trong các trường đạo tạo về MTƯD  
thường có nhiều khoa, ngành, ví dụ như  
khoa nội thất, đồ họa, thời trang…vì vậy nhà  
trường cần cho từng khoa chủ động thiết lập  
trung tâm hợp tác doanh nghiệp và trung  
tâm phát triển nghề nghiệp cho sinh viên,  
xây dựng mạng lưới các doanh nghiệp có  
các thành tố là cựu sinh viên, mối quan hệ  
lãnh đạo, doanh nghiệp để tranh thủ sự hỗ  
trợ của doanh nghiệp hoặc hình thành nên  
các trung tâm phát triển hợp tác doanh  
nghiệp. Các bộ phận này có thể là một  
phòng/ban độc lập, cũng có thể là một bộ  
phận trong một phòng/ban hoặc trung tâm.  
Có thể đưa ra ví dụ về tên của các bộ phận  
này như: Trung tâm hợp tác doanh nghiệp  
và hỗ trợ sinh viên. Trung tâm kết nối doanh  
nghiệp với sinh viên, Trung tâm đào tạo  
(khác với phòng đào tạo). Các tuyên bố  
về chức năng và nhiệm vụ của các trung  
tâm. Trung tâm này đều có các nhiệm vụ  
chính, như:  
Qua các cuộc hội thảo giữa nhà  
trường, khoa và doanh nghiệp, đại diện  
lãnh đạo các trường và doanh nghiệp cùng  
nhau thảo luận, góp ý về nội dung chương  
trình đào tạo design, tùy theo từng ngành  
cụ thể, phối hợp với trường, khoa xây dựng  
và phát triển chương trình đào tạo về  
nguồn nhân lực cao mà các công ty thiết  
kế, các doanh nghiệp cần góp ý trong giảng  
- Tiếp nhận, tư vấn và hỗ trợ giới thiệu  
việc làm thêm cho sinh viên để sinh viên  
vừa có cơ hội làm việc cũng như thực tập  
nâng cao tay nghề và có thêm thu nhập.  
48  
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion  
Trung tâm này còn là nơi giới thiệu việc làm  
cho sinh viên khi tốt nghiệp.  
đào tạo tại khoa, mời các nhà nghiên cứu  
doanh nhân nói chuyện thực tiễn hay giảng  
dạy một số chương thực hành, tổ chức hội  
thảo và giao lưu giữa cựu sinh viên, doanh  
nghiệp với sinh viên nhằm tạo điều kiện  
cho sinh viên tìm hiểu về thực tiễn hoạt  
động kinh doanh. Qua các buổi trao đổi  
này, sinh viên có thể tìm hiểu thêm hoặc  
phát triển những nghiên cứu sau này, đồng  
thời doanh nghiệp cũng có cơ hội quảng  
bá, giới thiệu và cũng có thể tuyển chọn  
được ứng viên tiềm năng, tâm huyết.  
tác và tổ chức đào tạo. Hợp tác đào tạo theo  
nhu cầu doanh nghiệp.  
- Tổ chức triển khai các hoạt động đào  
tạo cho sinh viên. Xây dựng và phát triển  
mối quan hệ với cựu sinh viên và doanh  
nghiệp. Hỗ trợ giới thiệu cho sinh viên đến  
các công ty thiết kế để sinh viên thực tp.  
- Tư vấn hướng nghiệp, tiếp nhận tài  
trợ học bổng của các doanh nghiệp trong  
và ngoài nước, trang thiết bị học tập cho  
sinh viên.  
2.3. Nhà trường, cơ sở đào tạo thiết  
kế chương trình dựa trên nhu cầu xã hội  
và doanh nghiệp  
- Tổ chức khảo sát tình trạng việc làm  
của sinh viên sau khi tốt nghiệp, đánh giá  
thông tin phản hồi của các doanh nghiệp và  
tổ chức sử dụng lao động về chất lượng sinh  
viên sau tốt nghiệp. Tổ chức cho sinh viên  
tham quan doanh nghiệp. Tổ chức một  
lần/một học kỳ. Thời gian của các đợt tham  
quan doanh nghiệp cũng khác nhau, từ một  
ngày đến vài ngày.  
Qua sự hợp tác giao lưu trao đổi nói  
trên, nhà trường, khoa, cơ sở đào tạo có thể  
kết hợp với các doanh nghiệp thiết kế các  
chương trình đào tạo dựa trên nhu cầu thực  
tế của từng doanh nghiệp. Phương pháp này  
rất cần được áp dụng vào các chương trình  
đào tạo ngành MTƯD ở Việt Nam vốn dĩ xa  
rời thực tế công nghiệp. Phương pháp này  
rất phù hợp với kinh tế thị trường vì thường  
chỉ giải quyết một vấn đề liên quan đến công  
ty theo xu hướng biến đổi kinh tế xã hội.  
Chương trình đào tạo có thể được chia ra  
làm hai phần:  
Trường, khoa kết nối với nhà tuyển  
dụng, doanh nghiệp, các công ty thiết kế,  
đưa ra các chương trình thực hành, thực  
tập cho sinh viên. Chương trình thực tập  
rất quan trọng đối với sinh viên ngành  
MTƯD, không chỉ giúp sinh viên củng cố,  
ứng dụng kiến thức đã học để năng cao tay  
nghề mà còn phát triển kỹ năng thao tác  
các kỹ năng thực hành máy, tiếp cận với  
công nghệ hiện đại, những xu hướng thiết  
kế mới đang được thịnh hành trên thế giới  
cũng như trong nước, làm quen với môi  
trường doanh nghiệp. Từ đó sinh viên có  
tay nghề cao đáp ứng nhu cầu của các  
doanh nghiệp.  
- Kiến thức nền tảng và kiến thức mô  
hình thực tế. Kiến thức nền tảng mang tính  
học thuật cao nhằm tạo cơ sở khoa học nền  
tảng để giải quyết vấn đề đặt ra.  
- Kiến thức mô hình thực tế là giới  
thiệu các mô hình lý thuyết dùng để giải  
quyết các vấn đề sẽ được giải quyết trong  
dự án.  
Với chương trình đào tạo này sinh  
viên sẽ biết học để làm gì và làm để hiểu  
hơn những gì được học. Ngoài ra, nhà  
trường còn lập ra hội đồng đánh giá khóa  
học trong đó có các giảng viên trong trường,  
các giảng viên ngoài trường và các thành  
Ngoài ra các trường đại học đào tạo về  
design nên mời các chuyên gia, cựu sinh  
viên thành đạt, doanh nhân đang công tác ở  
các doanh nghiệp tư vấn thiết kế đồ họa,  
nội thất, thời trang tham gia vào quá trình  
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion  
49  
viên khách mời từ các công ty, doanh nghiệp  
2.5. Chương trình thực tập nghề tại  
công ty, doanh nghiệp thiết kế  
về đánh giá kết quả của sinh viên. Sinh viên  
khi được các chuyên gia đánh giá sẽ tiếp thu  
được nhiều kiến thức quí báu từ các chuyên  
gia. Ưu điểm của phương pháp này là tạo  
mối liên kết hữu cơ, doanh nghiệp cùng  
tham gia kiểm tra đánh giá kết quả học tập  
của sinh viên đồng thời có tác động thay đổi  
kết cấu chương trình đào tạo, trong khi nhà  
trường sẽ cân bằng được chương trình đào  
tạo có kịp thời đáp ứng được nhu cầu  
của các doanh nghiệp và sự phát triển  
của xã hội.  
Nhà trường, khoa xây dựng một  
chương trình huấn luyện nghề nghiệp (thực  
tập hoặc kiến tập) cho sinh viên ngành  
design ngay từ năm thứ 3. Sinh viên năm  
thứ 3 sẽ được khoa gửi đi đến các doanh  
nghiệp theo đúng chuyên môn đang theo  
học. Ví dụ sinh viên ngành nội thất gửi về  
các doanh nghiệp, công ty thiết kế thi công  
nội thất. Sinh viên ngành đồ họa gửi về các  
công ty in ấn, công ty quảng cáo, công ty  
truyền thông. Sinh viên ngành thời trang gửi  
về các công ty may, các nhà chuyên thiết kế  
thời trang để thực tập. Từ đó giúp cho sinh  
viên được trải nghiệm thực tế, từ thực hành  
đến lý thuyết, nắm vững các công đoạn  
trước, trong và sau thiết kế, từng bước hiểu  
được công việc mà mình đã, đang và sẽ làm  
sau này và có cơ hội tạo dựng các mối quan  
hệ nghề nghiệp.  
2.4. Thành lập doanh nghiệp  
thuộc Khoa  
Trường cho phép các khoa thành lập  
các doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu  
thiết kế mỹ thuật, xưởng đồ họa, nội thất,  
thời trang dưới sự quản lý của khoa. Đây là  
một trong những yếu tố đặc trưng của từng  
khoa. Việc này giúp cho trường, khoa xây  
dựng được cơ sở hạ tầng phục vụ cho nghiên  
cứu học tập đồng thời cũng khai thác được  
lợi ích kinh doanh từ đó. Ngoài ra các doanh  
nghiệp, trung tâm trực thuộc khoa sẽ đóng  
góp một phần kinh phí xây dựng hệ thống  
phòng thí nghiệm tiên tiến là hình thức liên  
doanh với các doanh nghiệp để xây dựng  
các phòng, xưởng thực tế cho các sinh viên  
thực hành và đào tạo nâng cao tay nghề cho  
kỹ thiết kế tương lai. Đây cũng là một cách  
tăng nguồn kinh phí cho các trường, khoa  
đang đào tạo mỹ thuật ứng dụng có thêm  
kinh phí đầu tư trang thiết bị dạy học hiện  
đại phục vụ cho sự phát triển của trường.  
Hình thức thành lập doanh nghiệp trung tâm  
thuộc khoa thành công khi cả hai bên dựa  
trên mục tiêu chuyển giao kiến thức công  
nghệ chứ không phải đơn thuần là tiết kiệm  
tiền trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho  
nghiên cứu và học tập.  
Chương trình thực tập này được tính  
như một tín chỉ phải hoàn thành trước khi  
bước vào năm cuối. Nhà trường, khoa, kết  
hợp với các công ty doanh nghiệp thiết kế  
tạo ra một mạng lưới các trợ giảng cấp cao  
từ trường đến doanh nghiệp (người của  
doanh nghiệp) có hiểu biết và kiến thức về  
lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn. Nhà  
trường, khoa kết hợp với các công ty, doanh  
nghiệp để hỗ trợ sinh viên trong suốt thời  
gian thực tập. Trong quá trình thực tập sinh  
viên sẽ có cơ hội cọ xát và thể hiện mình  
trước yêu cầu và môi trường làm việc tại  
doanh nghiệp. Các trợ giảng sẽ giao nhiệm  
vụ và giám sát sinh viên trong suốt quá trình  
thực tập. Như vậy cho thấy sự liên quan gắn  
bó mật thiết của nhà trường với doanh  
nghiệp thông qua chương trình thực tập của  
sinh viên, mối quan hệ liên kết giữa sinh  
viên - trợ giảng - doanh nghiệp – các công ty  
sẽ được thiết lập. Lưu ý, đây không phải là  
50  
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion  
đợt thực tập tốt nghiệp như ở các trường  
không phải chuyên MTƯD đang thực hiện  
mà là đợt thực tập huấn luyện nghề nghiệp  
để chuẩn bị kinh nghiệm, kỹ năng thiết kế  
cho sinh viên trước khi nhận đề tài/đồ án  
nghiên cứu tốt nghiệp của mình. Như vậy,  
đề tài/đồ án tốt nghiệp của sinh viên sẽ phù  
hợp với như cầu doanh nghiệp và sinh viên  
có thời gian trải nghiệm thực tế để có định  
hướng nghiên cứu tốt hơn trong đồ án tốt  
nghiệp của mình.  
Đây là một mô hình cần được nhà  
trường, các doanh nghiệp bắt tay nhau hợp  
tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.  
Một sự hợp tác mang lại ba lợi ích. Một là  
lợi ích cho nhà trường, tạo sự uy tín cho cơ  
sở đào tạo. Hai là các công ty, doanh  
nghiệp không mất công, mất thời gian tiền  
bạc đào tạo lại người lao động cho phù  
hợp với doanh nghiệp của mình. Ba là  
tránh lãng phí tiền của đầu tư của chính  
phủ trong tình hình kinh phí chi cho giáo  
dục nước ta còn eo hẹp.  
3.Kết luận  
Theo tôi, các doanh nghiệp trong  
nước chưa có cơ hội và điều kiện tiếp cận  
với mô hình, từ nhà trường đến doanh  
nghiệp. Vì vậy trong quá trình đào tạo cần  
có sự tham gia của doanh nghiệp, như đề  
xuất danh mục nghề, tham gia giảng dạy và  
đánh giá kết quả học tập, tổ chức cho học  
sinh thực tập tại doanh nghiệp... Sinh viên  
khi ra trường họ đã được thực tập và làm  
việc tại doanh nghiệp, công ty và ở mức độ  
nhất định đã đáp ứng được yêu cầu của  
doanh nghiệp cả về kiến thức và kỹ năng  
chuyên môn.  
Tài liệu tham khảo:  
Tài liệu tham khảo trong nước:  
1. Vũ Thị Phương Anh. (2013). Gắn kết giữa  
nhà trường và doanh nghiệp: Phải chăng còn  
thiếu một mắt xích? Truy cập ngày 27/02/2018  
tại http:/ncgd vn. Blogspot.com/2013/10/gan-  
ket-giua-nha-truong-va-doanh nghiep.html  
2. Nguyễn Ngọc Dũng (2012), “Bàn về thuật  
ngữ Design”, Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật, số  
3,4/12, tr.12-15.  
3. Nguyễn Ngọc Dũng, “Bàn về thuật ngữ  
Design, Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật, số  
3,4/12, 2012, tr.12-15.  
Các doanh nghiệp tư nhân, doanh  
4. Vũ Tiến Dũng. (2016). “Một số giải pháp  
tăng cường liên kết đào tạo giữa trường đại  
học và doanh nghiệp”, Tạp Chí Lí Luận  
Chính Trị, số 5.  
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công  
ty tư vấn thiết kế có quy mô nên chủ động  
kết hợp với nhà trường, cơ sở đào tạo về  
design tổ chức các buổi hội thảo trao đổi về  
các xu hướng thiết kế, những yêu cầu của  
các doanh nghiệp, hỗ trợ bồi dưỡng kỹ năng,  
thực hành thực tập cho sinh viên tại các địa  
điểm của công ty, doanh nghiệp mình. Thực  
tập tại các cơ sở đào tạo của doanh nghiệp  
có ưu điểm là hình thức đào tạo phù hợp với  
đặc điểm sản xuất cũng như công nghệ của  
doanh nghiệp. Do vậy các doanh nghiệp và  
công ty vừa tiết kiệm được thời gian đào tạo  
và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, vừa  
tìm được nhân lực làm việc theo yêu cầu của  
doanh nghiệp.  
5. Trần Khánh Đức. Giáo Dục Đại Học Việt  
Nam Và Thế Giới, Đại học Quốc gia Hà Nội,  
2012.  
6. Trần Khánh Đức. “Đặc trưng và mô hình  
quản lý giáo dục ở một số nước trên thế giới”.  
TTKHGD, Số 102 Tr.42-43, 45.  
7. Nguyễn Đình Luận. (2015). Sự gắn kết  
giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào  
tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh  
tế xã hội ở Việt nam: Thực trạng và khuyến  
nghị. Tạp Chí Phát Triển và Hội Nhập, 22  
(32).  
8. Phạm Thi Ly. (2016). Về quan hệ hợp tác  
giữa nhà trường và doanh nghiệp. Truy cập  
pdf 10 trang yennguyen 22/04/2022 740
Bạn đang xem tài liệu "Đào tạo ngành Design với thực tiễn xã hội từ nhà trường đến doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfdao_tao_nganh_design_voi_thuc_tien_xa_hoi_tu_nha_truong_den.pdf