Phát triển nguồn nhân lực ngành Thiết kế nội thất đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 57 (07/2019) 67-73  
67  
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH THIẾT KẾ  
NỘI THẤT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ  
HUMAN RESOURCES DEVELOPMENT OF THE INTERIOR DESIGN SECTOR  
TO MEETS THE REQUIREMENTS  
FOR INTERNATIONAL INTEGRATION  
Bùi Thị Thanh Hoa *1  
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 3/01/2019  
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 5/7/2019  
Ngày bài báo được duyệt đăng: 26/7/2019  
Tóm tắt : Trước sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học công nghệ, các quốc gia đang  
phải đối mặt với rất nhiều cơ hội và thách thức do toàn cầu hóa mang lại. Nguồn nhân lực đã trở thành  
nguồn tài sản quan trọng và quyết định cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Ngành Thiết kế Nội thất ở  
Việt Nam hiện nay đang là ngành nghề còn non trẻ nhưng lại đóng vai trò quan trọng góp phần tô điểm  
cho xã hội, đáp ứng đầy đủ công năng vật chất và công năng tinh thần cho người sử dụng. Cùng với quá  
trình hội nhập và phát triển, nước ta đang và sẽ có nhu cầu về nhân lực có trình độ tay nghề cao nhưng  
thực tế cho thấy lượng cung chưa đáp ứng được nhu cầu đó. Đặc biệt, với đặc thù chuyên ngành Thiết  
kế Nội thất, ngoài các kiến thức học trên ghế nhà trường còn cần đến rất nhiều các kỹ năng thực hành  
nghề nghiệp, kỹ năng marketing sản phẩm... Khi tri thức trở thành nguồn lực kinh tế chủ yếu thì việc đổi  
mới hệ thống giáo dục và đào tạo là chiến lược quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học. Chính vì  
vậy, việc đổi mới đào tạo ngành Thiết kế Nội thất cũng phải chú trọng đến vấn đề hội nhập quốc tế. Nội  
dung bài viết đề cập đến thực trạng đào tạo ngành Thiết kế Nội thất ở Việt Nam trước xu hướng hội  
nhập quốc tế và đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới giáo dục theo định hướng hội nhập quốc tế.  
Từ khóa: thiết kế Nội thất, đào tạo đại học, hội nhập quốc tế, nhân lực, nhu cầu.  
Abstract: Facing the rapid development of science and technology revolution, many countries  
are faced with opportunities and challenges brought about by globalization. Human resources have  
become an important and decisive asset for the development of each nation. Interior Design sector in  
Vietnam is currently a young sector but plays an important role in contributing to the society, fully  
meeting the material and spiritual performance for users. Along with the process of integration and  
development, our country is and will be in need of highly skilled human resources but in reality, the  
supply has not met that demand. In particular, with the specialization in Interior Design, in addition to  
the knowledge of learning at school, there is also a lot of needed professional practice skills,  
product marketing skills ... When knowledge becomes the main economic resource, the  
1 * Trường Đại học Mở Hà Nội  
68  
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion  
renewal of the education and training system is an important strategy in the higher education  
system. Therefore, the renovation of Interior Design training must also focus on international  
integration. This article addresses the reality of Interior Design training in Vietnam before the  
trend of international integration and proposes some solutions to innovate education  
according to international integration orientation.  
Keywords:Interiordesign,highereducation,internationalintegration,humanresourcesrequiremen  
thiếu sự chuẩn bị đầy đủ về hành trang để có thể  
hòa nhập với đồng nghiệp và trên thế giới. Đây là  
một hạn chế rất lớn mà các cơ sở đào tạo cần tìm  
ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục từ việc  
xây dựng định hướng, xác định quan điểm, mục  
tiêu đào tạo để từ đó xây dựng nội dung chương  
trình và phương pháp đào tạo phù hợp để sinh  
viên ngành Thiết kế Nội thất có thể đáp ứng nhu  
cầu của doanh nghiệp sau khi ra trường.  
1. Đặt vấn đề  
Cùng với sự phát triển của xã hội ngành  
Mỹ thuật công nghiệp ngày càng trở nên gắn bó  
với mọi mặt của đời sống xã hội con người.  
Trong đó ngành Thiết kế Nội thất hiện nay được  
đánh giá như một ngành “hot” trong các nghề  
nghiệp mà giới trẻ chọn lựa. Trong nhiều năm  
qua, việc phát triển đào tạo chuyên môn ngành  
Mỹ thuật công nghiệp nói chung và ngành Thiết  
kế Nội thất nói riêng ở Việt Nam đã có những  
bước cải thiện, tuy nhiên sự mất cân đối trong  
cung cầu giáo dục đào tạo hiện vẫn đang là một  
trong những vấn đề lớn cần được quan tâm. Thực  
trạng nguồn nhân lực trong xã hội hiện nay đang  
đặt ra sự mất cân bằng giữa cung và cầu về lao  
động có trình độ tay nghề cao. Thực tế hiện nay  
cho thấy, có sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo  
ngành Thiết kế Nội thất chưa có sự gắn kết giữa  
đào tạo với doanh nghiệp và xã hội, tình  
trạng này gây lãng phí nguồn lực cho cả  
người học và người sử dụng lao động. Chính  
vì vậy, cần có các giải pháp hữu hiệu để giải  
quyết tình trạng mất cân đối trong đào tạo  
hiện nay, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu  
nhân lực của xã hội trong thời gian tới.  
Về chương trình đào tạo của các trường  
đào tạo ngành Thiết kế Nội thất được xây dựng  
trên cơ sở kế thừa và có hiệu chỉnh, tham khảo  
chương trình đào tạo của các trường có chuyên  
ngành tương ứng của các nước khu vực và trên  
thế giới. Tuy nhiên do sự phát triển của xã hội,  
đặc biệt là những thành tựu về khoa học kỹ thuật  
của cuộc cách mạng 4.0 nên nhiều khi các  
chương trình đào tạo này đã không nắm bắt kịp  
với yêu cầu thực tế. Cùng với sự thay đổi của các  
hình thức xã hội, sự phát triển về công nghệ, quá  
trình đô thị hóa toàn cầu, tác động của biến đổi  
khí hậu, ô nhiễm môi trường, không gian kiến  
trúc xanh, nhà ở thông minh... là những vấn đề  
đặt ra đòi hỏi phải có sự nghiên cứu để nhìn nhận  
lại mục tiêu đào tạo họa sĩ Thiết kế Nội thất. Việc  
ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng rộng rãi  
mạng internet và các ứng dụng đi kèm giúp sinh  
viên có thể thuận tiện trong việc tìm kiếm thông  
tin, dữ liệu về chương trình đào tạo, bài tập thực  
hành và các nguồn tài liệu học tập cũng là một  
trong những lý do cần nghiên cứu để đổi mới  
chương trình đào tạo.  
2. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực  
ngành Thiết kế Nội thất đáp ứng nhu cầu xã  
hội ở Việt Nam hiện nay.  
Hiện nay, đội ngũ họa sĩ Thiết kế Nội  
thất được đào tạo lên đến hàng ngàn người nhưng  
vẫn thiếu vắng họa sĩ giỏi chuyên môn, có năng  
lực về tổ chức không gian, hiểu biết về khoa học  
kỹ thuật hiện đại, có khả năng định hình phong  
cách và có tầm ảnh hưởng. Trong xu thế hội nhập  
quốc tế, đội ngũ họa sĩ Thiết kế Nội thất hiện nay  
Phương pháp giảng dạy hiện nay chủ yếu  
là theo phương thức đào tạo truyền thống tức là  
giảng dạy thụ động, thầy đọc trò chép. Với  
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion  
69  
phương pháp này sinh viên chỉ được cung cấp  
lượng kiến thức mà giảng viên có chứ chưa có sự  
tương tác giữa người dạy và người học, người  
học gần như hoàn toàn thụ động làm theo yêu cầu  
của người hướng dẫn nên ít sáng tạo. Vì vậy  
giảng viên không nắm bắt đuọc yêu cầu kiến thức  
mà sinh viên mong muốn. Bên cạnh đó, do đặc  
thù ngành học mặc dù các môn học thực hành  
chiếm đa số nhưng chủ yếu vẫn mang nặng tính  
lý thuyết, chưa phát huy hết khả năng sáng tạo  
của sinh viên và thiếu các trang thiết bị học tập  
chuyên ngành, các xưởng thực hành, sinh viên  
chủ yếu phải tự liên hệ nơi thực tập gây khó khăn  
không nhỏ trong việc thực hành nghề nghiệp  
cũng như hiện thực hóa ý tưởng của sinh viên.  
Đặc biệt trước yêu cầu hội nhập thì vấn đề đào  
tạo cần được chuyên môn hóa và đạo tạo chuyên  
sâu vào một chuyên ngành cụ thể như họa sĩ thiết  
kế (concept), chuyên viên diễn họa nội thất, giám  
sát thi công và chuyên viên bóc tách bản vẽ kỹ  
thuật, dự toán... Để làm được điều này cần chú ý  
đào tạo cho sinh viên thành thạo một số kỹ năng  
nhất định, tuy nhiên công tác này lại chưa được  
chú ý. Quá trình tiếp cận với các xu hướng giáo  
dục mới để định hướng cho công tác đào tạo ở  
các cơ sở đào tạo ngành Thiết kế Nội thất còn  
chậm, thiếu chủ động, chưa sáng tạo và kịp thời.  
Bên cạnh đó, để đào tạo được một họa sĩ  
bất cập trên, vai trò của nhà trường trong công tác  
đào tạo nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng cho  
người học, đẩy mạnh sự gắn kết giữa lý luận với  
thực tiễn, trang bị cho họ sự nhạy bén và kỹ năng  
để giải quyết các vấn đề theo phương pháp tư duy  
sáng tạo đang là một đòi hỏi cấp bách, cần có sự  
đổi mới trong giáo dục đào tạo nói chung và lĩnh  
vực Thiết kế Nội thất nói riêng.  
3. Giáo dục theo hướng phát triển  
năng lực người học - xu thế mới trong đào tạo  
trước yêu cầu hội nhập quốc tế  
* Nhu cầu xã hội xác định năng  
lực cần đào tạo  
Từ những thực trạng đã phân tích nêu  
trên đặt ta câu hỏi giáo dục nên tiếp cận theo  
hướng nào? Với phương pháp giáo dục truyền  
thống (hiện nay đa số các trường đào tạo ngành  
Thiết kế Nội thất vẫn thực hiện) là theo hướng  
tiếp cận nội dung. Tiếp cận nội dung là cách nêu  
ra một danh mục đề tài, chủ đề của một lĩnh  
vực/môn học nào đó. Tức là tập trung xác định và  
trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn người học cần biết  
cái gì? Với cách tiếp cận này, hiện nay các trường  
đào tạo ngành Thiết kế Nội thất chủ yếu vẫn dựa  
vào yêu cầu nội dung kiến thức mang tính “hàn  
lâm”, nặng về lý thuyết và tính hệ thống, nhất là  
khi người thiết kế ít chú đến tiềm năng, các giai  
đoạn phát triển, nhu cầu, hứng thú và điều kiện  
của người học. Bên cạnh đó, chương trình truyền  
thống có thể hoặc không thể xác định cụ thể các  
mục đích đào tạo. Mặc dù hiện nay các chương  
trình đào tạo ngày càng tập trung nhiều hơn vào  
mục tiêu, kết quả học tập trong lĩnh vực đào tạo  
cụ thể là Thiết kế Nội thất, chú ý đến khả năng  
đáp ứng nhu cầu công việc của sinh viên sau khi  
ra trường.  
Thiết kế Nội thất thông thường phải mất 5 năm  
với một khối lượng kiến thức tổng hợp. Nhưng  
trong thực tế sinh viên sau khi tốt nghiệp với  
nhiều lý do khác nhau những họa sĩ Thiết kế Nội  
thất lại được tham gia vào các lĩnh vực khác nhau  
hoặc đảm nhiệm những phần việc ở các cấp độ  
cũng như yêu cầu công việc khác nhau. Điều này  
cũng đặt ra công tác đào tạo cần phải làm gì để  
sinh viên ra trường sẽ có thể đáp ứng được yêu  
cầu rất đa dạng của thị trường và bước đầu biết  
cách nghiên cứu, có khả năng phân tích, nhận biết  
các vấn đề cần giải quyết … Phải nhìn nhận một  
thực tế là khoảng cách giữa đào tạo và nhà tuyển  
dụng còn quá lớn. Vì vậy, để khắc phục những  
Tiếp cận năng lực đầu ra là cách tiếp cận  
nêu rõ kết quả - những khả năng hoặc kĩ năng mà  
người học mong muốn đạt được vào cuối mỗi  
giai đoạn học tập trong nhà trường ở một môn  
học cụ thể. Nói cách khác, cách tiếp cận này  
nhằm trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn người học  
70  
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion  
biết và có thể làm được những gì? Đây là phương  
pháp đào tạo phù hợp với xu thế của xã hội. Việc  
thiết kế một chương trình dựa vào năng lực đòi  
hỏi phải mang đến sự tương thích lớn hơn với  
nhu cầu xã hội. Các nhu cầu của cộng đồng xã  
hội liên quan đến ngành nghề đào tạo sẽ định  
hướng việc xây dựng các chuẩn đào tạo hoặc  
những năng lực cần có phù hợp với ngành nghề.  
Hiểu theo nghĩa so sánh, mục tiêu học tập “định  
hướng” chương trình giáo dục dựa vào năng lực,  
trong khi ở mô hình đào tạo truyền thống thì  
chương trình lại “định hướng” mục tiêu học tập.  
Sơ đồ dưới đây thể hiện sự khác biệt giữa chương  
trình giáo dục dựa vào mục tiêu truyền thống với  
chương trình giáo dục dựa vào năng lực.  
Sơ đồ so sánh chương trình đào tạo dựa  
vào năng lực với một số chương trình đào tạo  
truyền thống có thể thấy rõ 3 ưu điểm. Một là  
chương trình đào tạo dựa vào năng lực sắp xếp,  
kết nối các nhu cầu cụ thể của ngành học với các  
năng lực hành nghề cần được huấn luyện. Nói  
cách khác, nhu cầu này hướng dẫn việc đưa ra  
các quyết định về những điều mà sinh viên tốt  
nghiệp của các chương trình giáo dục phải có khả  
năng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng  
đồng và xã hội. Hai là giáo dục dựa vào năng lực  
sử dụng những năng lực này để phát triển và thực  
hiện chương trình dạy học nhằm tạo ra các giá trị  
kiến thức bắt buộc và các kỹ năng của người học  
để họ đạt được những năng lực ấy. Cuối cùng,  
giáo dục dựa vào năng lực sử dụng chính tập hợp  
các năng lực này để phát triển các chương trình  
đánh giá nhằm xác định mức độ mà các năng lực  
đạt tới được.  
sang giáo dục tiếp cận năng lực (Competency-  
Based Training-CBT). Bước chuyển đổi này là  
phù hợp với tình hình thị trường lao động hiện nay  
khi mà năng suất lao động của Việt Nam luôn ở  
mức thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường lao  
động quốc tế rất yếu.  
Để người học có thể nhanh chóng hòa  
nhập thực tế công việc, có năng lực đáp ứng với  
các tiêu chuẩn của doanh nghiệp/công ty, rút ngắn  
thời gian đào tạo .v.v. đa phần các hệ thống dạy  
nghề nói riêng và đào tạo đại học nói chung trên  
thế giới hiện nay chuyển sang tiếp cận theo năng  
lực thực hiện.Với tiếp cận đào tạo theo năng lực  
thực hiện (tiếp cận CBT), nội dung đào tạo là năng  
lực giải quyết các tình huống nghề nghiệp tại một  
vị trí làm việc trong doanh nghiệp/công ty. Đơn vị  
của năng lực thực hiện là các thành tố năng lực,  
mà các thành tố này xác định bởi công việc (task)  
mà người lao động phải thực hiện. Để thực hiện một  
côngviệc,ngườilaođộngcnphảicó:  
*Godục dựavàonănglực  
Giáo dục đại học Việt Nam đang từng  
- Kiến thức(Knowlegde): Biết tại sao phải  
bước chuyển từ giáo dục theo tiếp cận nội dung  
mnhưthếcũngnhưtisaolàmkcshưhỏng.  
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion  
71  
- Kỹ năng (Skills): Khả năng sử dụng các  
công cụ lao động và tư liệu sản xuất để làm ra sản  
phẩm/bán thành phẩmtheo các tiêu chuẩn kthuật  
qui định.  
thống chỉ quan tâm khi học xong sinh viên đạt  
được gì. Để làm được điều này giảng viên cần tổ  
chức các hoạt động đa dạng nhằm giúp sinh viên  
lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng thông qua  
việc giải quyết các tình huống thực hành nghề  
nghiệp. Ngoài ra, cần hướng dẫn sinh viên tìm  
kiếm và thu thập thông tin, gợi ý cách giải quyết  
vấn đề, tạo cơ hội để tiếp xúc nhiều với thực tế, có  
cơ hội thực hành và giải quyết vấn đề một cách  
sáng tạo. Đối với sinh viên chuyên ngành Thiết kế  
Nội thất năng lực cần hình thành là năng lực cá  
nhân (khả năng làm việc độc lập, xác định mục  
tiêu, giải quyết vấn đề, kĩ năng mềm tin học -  
ngoại ngữ), năng lực chuyên môn (có hiểu biết về  
chuyên ngành được đào tạo, hiểu biết liên ngành,  
khả năng vận dụng nghề nghiệp vào cuộc sống...),  
năng lực phương pháp (khả năng phát triển, sáng  
tạo, nghiên cứu, tự học...), năng lực xã hội (giao  
tiếp, ứng xử, lãnh đạo, hợp tác, hoạt động xã  
hội…)  
- Thái độ (Attitude): Làm việc với  
đầy đủ ý thức, tinh thần trách nhiệm trong  
sự liên đới xã hội.  
Như vậy, nội dung đào tạo theo năng lực  
thực hiện không phải là hệ thống khái niệm, hệ  
thống kỹ năng, mà là hệ thống năng lực thực hiện  
nhiệm vụ cụ thể. Địa điểm đào tạo theo năng lực  
thực hiện có thể là trong nhà trường hay tại nơi  
làm việc. Tiêu chuẩn đánh giá đào tạo theo năng  
lực thực hiện được xác định từ năng lực của người  
lao động lành nghề trong công việc, nên sau khi  
kết thúc đào tạo người học có thể đảm đương luôn  
vị trí lao độngtươngng.  
Năng lực cóthđược phân thànhnănglực  
thực hiện và năng lực thực hiện hoạt động chuyên  
môn. Trong đó năng lực thực hiện thể hiện qua  
bốn loại chủ yếu, gồm có: Kỹ năng thực hiện công  
việc cụ thể, riêng biệt; kỹ năng quản lý các công  
việc; kỹ năng quản lý các sự cố; và kỹ năng hoạt  
động trong môi trường làm việc. Năng lực thực  
hiện hoạt động chuyên môn (Professional Action  
Competency) được xem là tích hợp của bốn loại  
năng lựcsau:  
* Thiết kế chương trình đào tạo phù hợp  
với nhucusử dụnglaođộng  
Thực tiễn giáo dục đại học trên thế giới  
hiện nay (nhất là tại các quốc gia có nền giáo dục  
phát triển) đã khẳng định tính ưu việt của cách tiếp  
cận năng lực đầu ra trong việc thiết kế, phát triển  
chương trình và tổ chức, quản lí quá trình đào tạo.  
Cách tiếp cận này tạo ra tiền đề cốt lõi trong việc  
thực hiện các mục tiêu giáo dục hiệu quả trên cơ  
sở hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa năng lực  
nghề nghiệp và năng lực thích ứng của người tốt  
nghiệp trước sự thay đổi nhanh chóng của xã hội  
hiệnnay.  
- Năng lực cá nhân (Individual  
competency)  
- Năng lực chuyên môn/kỹ thuật  
(Professional/Technical competency)  
- Năng lực phương pháp luận (Methodical  
competency)  
- Nănglcxã hội (Social competency).  
4. Phát triển chương trình đào tạo  
ngànhThiết kế Nội thất dựatnnănglực  
* Mục tiêu hình thành năng lực lấy sinh  
viênlàm trungtâm  
Thiết kế chương trình đào tạo theo tiếp  
cận năng lực đầu ra, đồng thời, cũng tạo cơ  
hội gắn kết giữa các bên liên quan (cơ sở  
đào tạo, nhà tuyển dụng, nhà đầu tư v.v.),  
tăng cơ hội dạy học phân hóa, linh hoạt,  
mềm dẻo của quá trình đào tạo.  
Vấn đề mấu chốt trong việc giáo dục dựa  
trên năng lực là cần phải quan tâm tới việc sinh  
viên được phát triển những năng lực gì, tham gia  
những hoạt động gì... thay vì cách giáo dục truyền  
Để thực thi chương trình đào tạo theo tiếp  
cận năng lực đầu ra, mang tính thích ứng phát triển  
nghề nghiệp và dự báo đón đầu những thay đổi về  
72  
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion  
yêu cầu năng lực nghề nghiệp trong xã hội, thiết  
nghĩ, mỗi cơ sở đào tạo cần chuyển đổi cơ cấu các  
khoa đào tạo theo chuyên ngành hẹp, khép kín  
sang mô hình khoa theo lĩnh vực loại hình đào  
tạo.  
thực hành nghề nghiệp có hiệu quả. Có như  
vậy, sinh viên mới thích ứng được công việc  
của mình sau khi ra trường.  
Cần có hình thức tổ chức dạy học trong môi  
trường mở nghĩa là không chỉ đóng khung trong  
học đường mà còn tiếp cận với cuộc sống đa dạng,  
phong phú với nhiều hoạt động tích hợp (thực tế  
và tự học, tự rèn luyện). Các hình thứctổ chức dạy  
học đa dạng như: cá nhân, nhóm, toàn lớp được  
thực hiện trong lớp học, vườn trường, xưởng  
trường, trải nghiệm thực tế, tham quan học tập.  
Các hoạt động học tập được thực hiện thông qua  
các phương pháp khác nhau như: học theo dự án,  
thực hành, workshop, trực quan, hợp đồng, tự học,  
tự nghiên cứu. Chính vì vậy, hoạt động quản lý  
giáo dục cần được thực hiện linh hoạt, mềm dẻo  
thiên về chất lượng công việc hơn là việc quản lý  
vthời gian.  
Xuất phát từ cách tiếp cận năng lực, nội dung dạy  
học, nội dung các môn học cần được thiết kế, xây  
dựng hướng đến đến việc hình thành những năng  
lực vừa cụ thể, vừa khái quát cho một ngành nghề  
đào tạo.  
Kết quả mong đợi cuối cùng đặt ra mức độ  
tối thiểu mà người học cần phải thực hiện được về  
mặt kiến thức và các năng lực hoạt động nghề  
nghiệp chuyên môn được đào tạo. Danh mục các  
kết quả mong đợi chính là một “nhóm” các năng  
lực mà người học tối thiểu phải thực hiện được sau  
khi kết thúc một chươngtrình đàotạo.  
Từ cách tiếp cận dựa trên hệ thống các kết  
quả mong đợi (hệ thống này luôn được cập nhật  
hàng năm, định kì trên cơ sở phân tích nhucầu lao  
động, sự thay đổi của bối cảnh xã hội và nghề  
nghiệp) có thể phân chia năng lực ra làm 3 nhóm  
chính:  
5. Kếtluận  
Việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học  
để đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ là đòi hỏi  
bức thiết cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế  
xã hội tại Việt Nam. Chất lượng đào tạo chỉ có thể  
được nâng cao khi quá trình đào tạo có sự gắn kết  
chặt chẽ với nhu cầu của người sử dụng lao động  
nói riêng và nhu cầu xã hội nói chung. Kết quả  
nghiên cứu chỉ ra rằng, trên quan điểm của người  
sử dụng lao động, đào tạo đại học chỉ đạt được  
chất lượng khi sinh viên tốt nghiệp hội tụ được các  
năng lực chuyên môn, thái độ và động cơ làm việc  
và các kỹ năng làm việc cá nhân phù hợp với yêu  
cầu công việc. Điều này đòi hỏi cơ sở đào tạo cần  
xây dựng mối liên hệ mật thiết với khách hàng  
cuối cùng, thiết kế lại chương trình đào tạo để đạt  
được các chuẩn đầu ra theo yêu cầu của đơn vị sử  
dụng lao động. Chương trình đào tạo cần đặc biệt  
chú ý nhắm đến xây dựng cho người học năng lực  
chuyên môn vững vàng đồng thời có thái độ và  
độngcơ làmviệcđúngđắn.  
Nhóm năng lực Cốt lõi: chung cho một  
ngành nghđàoto(ví dụ: Mỹ thuật côngnghiệp)  
Nhóm năng lực Cơ bản: chung cho một  
chuyên ngành đào tạo (ví dụ: Thiết kế Nội thất,  
Thiết kế Thời trang, Thiết kếĐhọa...)  
Nhóm năng lực Chuyên biệt: chuyên cho một  
hoạt động, lĩnh vực cụ thể (ví dụ: chuyên viên diễn  
họa, thiết kế kỹ thuật, thiết kế concept...)  
- Xây dựng chương trình đào tạo theo hướng  
tích hợp: Trong đào tạo sinh viên các ngành mỹ  
thuật nói chung và chuyên ngành Thiết kế Nội thất  
nói riêng với đặc thù có nhiều môn học thực hành  
nên cần xây dựng CTĐT theo hướng tích hợp.  
Trong đó đảm bảo có một môn học được đào tạo  
chuyên sâu, mang tính chủ đạo. Bên cạnh đó, cần  
đào tạo chuyên sâu cả về tin học và ngoại  
ngữ, bởi lẽ đây là hai công cụ trọng yếu để  
giúp sinh viên nâng cao trình độ chuyên  
môn- nghiệp vụ và đảm bảo cho hoạt động  
Đổi mới giáo dục đại học nói chung và cụ  
thể giáo dục đào tạo trong lĩnh vực Thiết kế Nội  
thất nói riêng là rất cần thiết và phù hợp với yêu  
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion  
73  
cầu của thị trường lao động. Những đòi hỏi của xã  
hội hiện đại cho thấy cần phải có một cách làm  
mới trong đào tạo các trường về Design. Tùy  
thuộc vào thực trạng cũng như nguồn lực sẵn có  
của từng cơ sở đào tạo để có những định hướng  
mang tính chiến lược, nghiên cứu những bài học  
kinh nghiệm trong nước và thế giới để tạo ra một  
phương thức đào tạo mới đáp ứng được nhu cầu  
củaxãhội hiệnđại.  
iliệuthamkhảo:  
1. Vũ Tiến Dũng (2016), Một số giải pháp tăng  
cường liên kết đào tạo giữa trường đại học và  
doanh nghiệp”, Tạp chí Lý luận chính trị số 5 –  
2016.  
2. Mạnh Xuân (2015), “Gắn kết trường đại học và  
doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực”, Báo Nhân  
nđiệntử, ThBảy, 14/03/2015.  
3. Nguyễn Phương Nga (2011), “Bàn về các tiêu chí  
đánh giá chất lượng giáo dục đại học”, Tạp chí  
KhoahcĐHQGHN, S27, trang5965.  
Địachtácgiả:TrườngĐihcMHàNội  
pdf 7 trang yennguyen 22/04/2022 680
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển nguồn nhân lực ngành Thiết kế nội thất đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_nguon_nhan_luc_nganh_thiet_ke_noi_that_dap_ung_ye.pdf