Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình

LỜI CAM ĐOAN  
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu  
nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa  
học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.  
Tác Giả Luận Văn  
Trần Thị My Ly  
MỤC LỤC  
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT  
PBGDPL  
: Phổ biến, giáo dục pháp luật  
: Hội đồng nhân dân  
HĐND  
PHCTPBGDPL  
UBND  
: Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật  
: Ủy ban nhân dân  
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỀU  
Shiu  
bng  
2.1  
Tên bng  
Trang  
Tình hình thanh niên tìm hiểu các văn bản quy phm pháp lut  
Sliệu điều tra người làm công tác phbiến, giáo dc pháp lut  
32  
33  
2.2  
MỞ ĐẦU  
1. Tính cp thiết của đề tài  
PBGDPL luôn givtrí quan trọng trong đời sng, là mt bphn  
không thtách ri vi quá trình xây dng và hoàn thin hthng pháp lut.  
Trong vic thc hin pháp lut, PBGDPL là giai đoạn đầu tiên, là công cụ để  
đưa pháp luật đến gần hơn vi nhân dân. Mun pháp luật đi vào đời sng xã  
hi, ngoài yêu cu bảo đảm tính đồng b, tính thng nht, khthi, phù hp  
ca quy phm pháp lut và tchc thc hin pháp lut nghiêm minh, vic  
PBGDPL còn nhm nâng cao hiu biết và ý thc chp hành pháp lut ca mi  
công dân, đặc là tng lp thanh niên.  
Thanh niên luôn có vai trò đặc biệt quan trọng, là nguồn lực trong công  
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, bên cạnh nhiều thanh niên có lý  
tưởng sống, ước mơ, hoài bão tốt đẹp, có trách nhiệm với gia đình và xã hội  
thì vẫn còn nhiều đối tượng còn thiếu bản lĩnh, đua đòi, ham thưởng thụ, để  
các thế lực thù địch, phản động lôi kéo, kích động... làm ảnh hưởng xấu đến  
tình hình an ninh chính trị trên địa bàn, gây hoang mang trong quần chúng  
nhân dân.  
Ngoài ra, tác động tiêu cực của cơ chế thị trường khiến một bộ phận  
thanh niên có lối sống thực dụng, buông thả, bản lĩnh chính trị non kém, lập  
trường dao động, ngại tham gia các hoạt động có ích cho xã hội, thiếu tự  
tin...Đáng quan tâm là những thông tin phản động, văn hóa đồi trụy ngày càng  
nhiều tác động tiêu cực đến tâm trạng, đạo đức, tư tưởng, lối sống của nhiều  
thanh niên khiến họ rơi vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Đặc biệt,  
trong thời gian qua, tình trạng vi phạm pháp luật trong thanh niên ngày càng  
gia tăng.  
Một trong những nguyên nhân của việc vi phạm pháp luật ở thanh niên  
1
 
ngày càng gia tăng trước hết là do thiếu hiểu biết về pháp luật; vốn sống và  
hiểu biết xã hội của thanh niên còn hạn hẹp; khả năng tiếp thu thông tin nhanh  
nhưng ít chọc lọc, dễ bị lợi dung, lôi kéo. Mặt khác, một số thanh niên thất  
nghiệp, khó khăn, chưa có việc làm; còn có quá trình hội nhập giao lưu kinh  
tế - văn hóa - xã hội không ngừng được tăng cường những chưa có sự chuẩn  
bị kỹ lưỡng về mọi mặt gây nên tác động xấu đến lối sống của một bộ phận  
thanh niên trong việc chấp hành pháp luật. Những vấn đề nêu trên đang trở  
nên bức xúc, đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành, mỗi  
gia đình và toàn xã hội trong nhiệm vụ PBGDPL cho thanh niên.  
Trong những năm gần đây, cùng với cả nước, tỉnh Quảng Bình đã và  
đang huy động toàn bộ sức mạnh hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai và  
thực hiện tốt các luật của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, các đề án của  
Thủ tướng Chính phủ về tuyên truyền giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.  
Qua quá trình triển khai, bước đầu đã thu được những kết quả nhất định; các  
cơ quan chuyên môn, các phòng, ban và các tổ chức chính trị - xã hội đã tích  
cực, chủ động triển khai một cách đồng bộ đã góp phần nâng cao ý thức chấp  
hành pháp luật cho thanh niên.  
Tuy nhiên, thực tế cho thấy ý thức pháp luật của một bộ phận thanh niên  
vẫn còn chưa cao, biểu hiện như: hiểu biết pháp luật còn hạn chế, thiếu sự tôn  
trọng pháp luật, còn có vi phạm pháp luật...Điều này xuất phát từ nhiều  
nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ phía phổ biến, giáo dục pháp luật  
cho thanh niên chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn. Vì vậy, để có thể đạt  
được những kết quả như mong muốn, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật  
cho thanh niên cần nhận được sự quan tâm, đầu tư và tham gia tích cực, chủ  
động của toàn xã hội. Những hoạt động phục vụ công tác phổ biến, giáo dục  
pháp luật cho thanh niên cần được lên kế hoạch rõ ràng, và kết quả của công  
tác chính là ý thức, hành động theo pháp luật của thanh niên.  
Với những lý do trên, đề tài luận văn “Phổ biến, giáo dục pháp luật cho  
2
thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình” được chọn để nghiên cứu nhằm làm  
rõ thêm cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc hoàn thiện phổ biến, giáo dục pháp  
luật cho thanh niên.  
2. Tình hình nghiên cu liên quan đến đề tài  
PBGDPL là mt vấn đề mang tính cp thiết của nhà nước ta trong giai  
đoạn hin nay. Đây là vấn đề có rt nhiu nhà khoa hc quan tâm, nghiên cu.  
Hiện nay, rất nhiều công trình nghiên cứu ở cấp độ thạc sĩ, tiến sĩ, tạp chí...đề  
cập đến vấn đề PBGDPL.  
Trước hết là “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật  
trong công cuộc đổi mới”, Đề tài khoa học cấp Bộ năm 1994, số 92-98-  
223-ĐT, của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp; tiếp theo là  
cuốn sách “Bàn về giáo dục pháp luật” của Trần Ngọc Đường Dương  
Thanh Mai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. Cuốn sách này đã đưa ra  
khái niệm của giáo dục pháp luật, ngoài ra cũng nghiên cứu về đối tượng, vai  
trò, chủ thể, phương pháp giáo dục, làm rõ mục đích của việc giáo dục từ đó  
làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu. Bên cạnh đó là luận án tiến sĩ của  
Dương Thanh Mai (1996), “Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở nước  
ta - Thực trạng và giải pháp”. Tác giả đã đi sâu phân tích công tác tuyên  
truyền giáo dục pháp luật ở nước ta; đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà  
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, công tác tuyên truyền  
giáo dục pháp luật giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, đây là khâu đầu  
tiên rất quan trọng trong hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối giữa hoạt  
động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật. Luận văn thạc sĩ “Một số vấn  
đề về giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay” năm 1997 của Hồ Quốc  
Dũng.  
Bài đăng trên tạp chí “Xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật  
trong tình hình mới” của Hồ Việt Hiệp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số  
3
9/2000; “Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở thành phố Ninh  
Thuận hiện nay” năm 2005 của Đinh Thị Hoa; “Giáo dục pháp luật góp phần  
nâng cao ý thức và nghĩa vụ tuân thủ pháp luật” của Tống Đức Thảo, tạp chí  
Lý luận chính trị, số 10/2006 nghiên cứu vai trò tác động của giáo dục pháp  
luật đối với việc hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho các tầng lớp dân  
cư đồng thời nêu những đặc điểm cơ bản của ý thức pháp luật; “Giáo dục  
pháp luật đối với cư dân nông thôn đồng bằng sông Cửu Long” năm 2008 của  
Nguyễn Tiến Hải; “Nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho  
công nhân tại các doanh nghiệp ở Thành phố Đồng Tháp giai đoạn hiện nay”  
năm 2012 của Nguyễn Thị Thu Ba; “ Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa  
bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình – thực trạng và giải pháp” năm 2013  
của Dương Thị Thu Hiền; “Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô  
thị - từ thực tiễn thành phố Hà Nội” năm 2016 của Trần Thị Bích Hạnh.  
Các công trình khoa học trên đã cho thấy nhiều tác giả nghiên cứu, tiếp  
cận và giải quyết những vấn đề liên quan đến PBGDPL dưới những góc độ  
khác nhau. Do vậy, việc chọn đề tài nghiên cứu này mang cả ý nghĩa lý luận  
và thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động PBGDPL đối với thanh  
niên nói chung và tại Quảng Bình nói riêng. Để thực hiện luận văn, tác giả  
tiếp thu một cách có chọn lọc nghiên cứu của một số công trình khoa học liên  
quan đến đề tài. Đây cũng là lý do để đề tài này được lựa chọn bởi không  
trùng lặp với các công trình liên quan được công bố.  
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  
3.1. Mục đích nghiên cứu  
Trên cơ sở những vấn đề luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh  
niên, đề tài đánh giá thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tại  
tỉnh Quảng Bình để từ đó có cơ sở đề xuất những giải pháp nâng cao chất  
lượng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình.  
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu  
4
- Phân tích, làm rõ thêm cơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật  
cho thanh niên trên cơ sở hệ thống hóa quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư  
tưởng Hồ Chí Minh của Đảng và quy định của Nhà nước ta.  
- Phân tích thực trạng việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh tại  
tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây qua đó rút ra những hạn chế cần  
khắc phục và tìm ra những nguyên nhân hạn chế đó.  
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp  
luật cho thanh niên Quảng Bình trong thời gian tới.  
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  
4.1. Đối tượng nghiên cứu  
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về phổ biến,  
giáo dục pháp luật cho thanh niên Quảng Bình.  
4.2. Phạm vi nghiên cứu  
- Về nội dung: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.  
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu phổ biến, giáo dục pháp luật cho  
thanh niên tỉnh Quảng Bình.  
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu phổ biến, giáo dục pháp luật cho  
thanh niên tỉnh Quảng Bình từ năm 2013 đến năm 2017.  
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu  
5.1. Cơ sở lý luận  
Cơ sở lý luận của luận văn đó là dựa trên Chủ nghĩa Mác Lê-nin; tư  
tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà  
nước. Bên cạnh đó, các quan điểm của các tác giả cũng được kế thừa và  
phát huy.  
5.2. Phương pháp nghiên cứu  
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để làm sáng  
5
tỏ, trong đó tập trung một số phương pháp sau: Phương pháp khảo cứu tài  
liệu, phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phương pháp phân tích, tổng hợp…  
6. Ý nghĩa lý luận và thc tin ca lun văn  
6.1. Ý nghĩa lý lun  
Luận văn góp phần vào hthống hoá cơ sở lý lun vphbiến, giáo dc  
pháp lut cho thanh niên.  
6.2. Ý nghĩa thc tin  
- Về thực tiễn: Các khuyến nghị của luận văn có giá trị tham khảo trong  
thực tế hoàn thiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.  
- Đề tài còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên  
cứu liên quan sau này.  
7. Kết cấu của luận văn  
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ  
lục, thì đề tài gồm ba chương:  
Chương 1: Những vấn đề lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho  
thanh niên.  
Chương 2: Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tại  
tỉnh Quảng Bình.  
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng phổ biến, giáo  
dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình.  
6
CHƯƠNG 1  
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC  
PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN  
1.1 Khái niệm, mục đích, nguyên tắc, đặc điểm, vai trò của phổ biến,  
giáo dục pháp luật cho thanh niên  
1.1.1 Khái niệm thanh niên  
Vit Nam là mt trong nhng quc gia có dân str. Thanh niên so vi  
tng dân schiếm tlcao, nếu như có thể giáo dc, bồi dưỡng, dy dtt  
thì strthành những người có ích cho Tquc. Hin nay, nhiu tác giả đã  
đưa ra các khái niệm khác nhau vthanh niên tùy theo quan điểm ca mi  
người, các góc độ để đánh giá. Thanh niên là khái niệm dùng để chmt lp  
ngưi trong xã hi một độ tuổi xác đnh, đang phát triển vcthcht, tinh  
thần và tư duy, lý tưởng. Thanh niên không phi là mt giai cấp nhưng bị chi  
phi bi nhng mi quan hgiai cp, quan hxã hi, li sng ca cộng đng  
trong xã hi. Bi vy, thanh niên đóng vai trò không nhỏ trong xã hi. Thanh  
niên là ngun nhân lc có vai trò to ln trong công cuc xây dng và phát  
trin đất nước, là mt trong nhng yếu tchchốt đối với tương lai của cả  
quc gia, lực lượng này phi tri qua nhiu gian nan, vt vvcvt cht và  
tinh thần đóng góp một phn không nhỏ đối vi vn mệnh đất nước. Thanh  
niên là mt thut ngữ được sdng rng rãi trong mi mt ca đời sng hng  
ngày cũng như trong các lĩnh vực khoa hc, có nhiu quan nim khác nhau về  
thanh niên.  
Dưới góc độ sinh hc thì các nhà nghiên cu coi thanh niên là mt giai  
đoạn trong quá trình phát trin của cơ thể, vì trong giai đoạn này, vmt thể  
lc, trí tuệ, sinh lý đều có sự thay đổi rõ rt. Thanh niên là độ tui sung sc  
nht vthcht.  
7
       
Thanh niên là giai đoạn chuyn tý thức, tư duy theo khuynh hướng lệ  
thuộc vào gia đình, nhà trường và xã hội, sang giai đoạn tý thc, nhn thc  
được về thái độ, hành vi, tư tưởng.  
Thanh niên dưới góc độ kinh tế hc là ngun nhân lc không ththiếu  
trong đội ngũ lao động và sn xut. Bên cạnh đó, thanh niên cũng là bphn  
quan trng cu thành lực lượng sn xut, sự năng động, nhy bén, ham hc  
hi, sáng to, gn bó mt thiết vi quá trình công nghip hóa, hiện đại hóa đất  
nước, xu thế hi nhp kinh tế quc tế.  
Dưới góc độ lut hc, Lut Thanh niên tại Điều 1 quy định “Thanh niên  
là công dân Vit Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi[31, tr.1]. Theo  
quy định ca Lut Phbiến, giáo dc pháp luật năm 2012 thì phổ biến, giáo  
dc pháp lut là hoạt động truyền đạt thông tin, ni dung pháp lut. Theo  
quan niệm quốc tế thì thanh niên là nhóm người từ 15 đến 24 tui.  
Như vậy, khái nim thanh niên dùng để chmt lớp người trong xã hi  
vi độ tui từ đủ 16 đến 30 tui, đang ở trong giai đoạn chuyn tiếp vnhn  
thức cũng như tư duy, là lực lượng có vai trò không ththiếu đối với các lĩnh  
vc kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh....trong đời sng xã hi.  
1.1.2 Khái niệm, mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh  
niên  
Theo từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng năm 1997) thì "Phổ biến là làm  
cho đông đảo mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền  
đạt trực tiếp hay thông qua hình thức nào đó[41, tr. 3]  
Phbiến pháp lut vừa mang ý nghĩa xã hội, vừa mang ý nghĩa nhân  
văn, pháp lut ban hành phải được phbiến công khai đến tt cả các đối  
tượng mới đem lại hiu qucao. Ngoài ra, phbiến pháp lut còn mang tính  
tác nghip, truyền đạt ni dung pháp lut cho nhng đối tượng cthể để hiu  
các quy định ca pháp lut, từ đó thực hiện đúng pháp luật. Trong thc  
8
tin, thông qua các bui tọa đàm, tập hun, các cuc hi tho có lng ghếp  
phbiến pháp lut.  
Theo Từ điển từ và ngữ Hán – Việt "Giáo dục là quá trình hoạt động có  
ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho con người  
những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để người ta có khả năng  
tham gia mọi mặt của đời sống xã hội" [36, tr. 3]  
Theo Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ Phổ biến giáo dục pháp luật thì: Giáo  
dục pháp luật là một khái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao tri thức  
pháp luật cho đối tượng và bằng nhiều cách (thuyết phục, nêu gương, ám  
thị...) hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý  
thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng”  
[34, tr. 7]  
Phbiến và giáo dc pháp luật đều nhm nâng cao nhn thc của người  
dân, tuy nhiên, giáo dc pháp lut có ni dung rộng hơn, phương thức tiến  
hành cht chẽ hơn, có đối tượng xác định.  
Khái nim giáo dc pháp luật được các tác githng nht trong các tài  
liu khoa hc vpháp lut ở nưc ta như sau: Giáo dục pháp luật là một hoạt  
động có định hướng, có tổ chức, có chủ đích của chủ thể giáo dục thông qua  
các hình thức, phương pháp khác nhau tác động lên đối tượng giáo dục một  
cách có hệ thống nhằm hình thành ở họ một cách bền vững tri thức pháp lý, ý  
thức pháp luật, tình cảm, niềm tin và hành vi phù hợp với pháp luật hiện  
hành, xây dựng lối sống theo pháp luật.  
Tnhng phân tích trên, có thhiu Phbiến, giáo dc pháp lut theo  
nghĩa rộng là công tác, lĩnh vực hoạt động, bao gm tt cả các công đoạn  
phc vcho vic thc hin phbiến giáo dc pháp lut, đó là xây dng  
chương trình, kế hoch phbiến giáo dc pháp lut; triển khai chương trình,  
kế hoch phbiến giáo dc pháp lut thông qua vic áp dng các hình thc,  
9
bin pháp phbiến giáo dc pháp lut; hướng dn, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết,  
tng kết vic thc hiện chương trình, kế hoch phbiến giáo dc pháp lut.  
Nghĩa hẹp ca Phbiến, giáo dc pháp lut là: chuyn ti nội dung, ý nghĩa  
ca quy phm pháp lut đến đối tượng cần tác động nhm giúp hhiu và  
làm theo pháp lut, dn hình thành hý thức và tư duy pháp luật, có thái  
độ, hành vi đúng pháp luật.  
* Mục đích của vic PBGDPL cho thanh niên  
Mi hình thc phbiến, giáo dc một khi được áp dụng đều vì mục đích  
nâng cao ý thc, trách nhim ca công dân. Sng trong mt xã hi có trt tự  
kỷ cương, việc PBGDPL trang bcho mi cá nhân không chvtri thc  
chuyên môn mà còn bồi dưỡng tình cảm, thái độ, hành vi ng x. Xác định  
mục đích PBGDPL có ý nghĩa về clý lun và thc tin.  
Trước hết, nâng cao hiểu biết pháp luật cho thanh niên, đây được coi  
là mục đích đầu tiên, không thể thiếu trong PBGDPL. Thanh niên đa phần có  
sự nhận thức về xã hội chưa nhiều, bên cạnh đó pháp luật không phải lúc nào  
cũng được mọi người biết đến, tìm hiểu, đồng tình ủng hộ và chấp hành  
nghiêm chỉnh. Muốn pháp luật đi vào thực tiễn thì các quy định của pháp luật  
phải được dân biết đến, dân hiểu, có như vậy thì bản chất của pháp luật mới  
thể hiện rõ.  
Việc quan tâm, tìm hiểu, nắm bắt hay nghiên cứu về pháp luật của nhân  
dân đa số chỉ xuất phát từ nhu cầu phục vụ trực tiếp cho công việc, nhưng  
những đối tượng này số lượng chưa nhiều.Với trình độ dân trí còn chưa cao ở  
nước ta, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn thì việc tiếp cận với  
pháp luật của đông đảo quần chúng nhân dân còn nhiều hạn chế. PBGDPL  
chính là phương tiện truyền tải những nội dung, quy định, những đổi mới của  
pháp luật cho người dân biết, từ đó nắm bắt kịp thời và chấp hành nghiêm  
chỉnh, tiết kiệm thời gian và công sức cho việc tự tìm hiểu cũng như nâng cao  
hiểu biết pháp luật cho nhân dân.  
10  
Hai là, PBGDPL hình thành lòng tin vào pháp luật của thanh niên. Pháp  
luật không thể có ý nghĩa thực tiễn khi nhân dân không tin tưởng vào những  
quy định được ban hành, chỉ khi họ tin tưởng, họ mới nghiêm chỉnh thực hiện.  
Việc xây dựng pháp luật là để bảo vệ cho lợi ích của nhân dân, của cộng  
đồng, bảo đảm công bằng, dân chủ, văn minh. Để tạo niềm tin cho người dân  
cần kết hợp nhiều yếu tố, trong đó PBGDPL là một trong những yếu tố đóng  
vai trò quan trọng nhằm giúp nhân dân hiểu biết pháp luật, quy trình áp dụng  
pháp luật, những khó khăn khi thực hiện pháp luật cũng như những ưu điểm,  
hạn chế trong việc xây dựng pháp luật. Thiếu lòng tin đối với pháp luật có thể  
khiến hành vi của con người lệch khỏi chuẩn mực pháp luật, trong khi đó,  
pháp luật không phải lúc nào cũng thỏa mãn lợi ích của tất cả mọi người, vì  
vậy chính những hạn chế trong các quy định của pháp luật càng tạo nên sự  
cần thiết của PBGDPL để mọi người hiểu đúng pháp luật, đồng tình ủng hộ  
pháp luật. Có như vậy mới tạo niềm tin đối với pháp luật của đông đảo quần  
chúng nhân dân trong xã hội.  
Ba là, hình thành ở đối tượng thái độ, cách cư xử, hành vi xử sự theo pháp  
luật. Tóm lại, mọi kết quả của PBGDPL đều phải được thể hiện ở hành vi ứng  
xử của mỗi cá nhân, là nền tảng cơ bản hình thành nhân cách của con người.  
Bốn là, hình thành nên ý thức pháp luật cơ bản và bền chặt đối với toàn  
dân. PBGDPL bao gồm tuyên truyền các quy định của pháp luật đang có hiệu  
lực, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng pháp luật, đồng thời lên án các hành vi  
sai trái, vi phạm pháp luật, tạo tâm lý đồng tình, ủng hộ trong nhân dân. Cần  
thực hiện PBGDPL cho nhân dân thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ, rộng rãi,  
có như vậy mới nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân.  
Ngoài ra, PBGDPL nâng cao còn sự hiểu biết của con người đối với các quy  
định pháp luật, các hiện tượng pháp luật xảy ra trong đời sống hằng ngày, từ đó  
góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân.  
11  
Giữa các mục đích đều có quan hệ qua lại thống nhất chặt chẽ, tác động  
lẫn nhau. Bởi vậy, thỏa mãn cả ba mục đích này thì PBGDPL sẽ đem lại hiệu  
quả cao, không chỉ là yếu tố tác động từ bên ngoài mà còn tác động đến tư  
duy, tư tưởng và trở thành nội tâm của mỗi người. Đây là một trong những  
yêu cầu quan trọng mà PBGDPL nói chung và PBGDPL cho thanh thiếu niên  
nói riêng phải đáp ứng được.  
1.1.3 Đặc điểm của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh  
niên  
Thnht, PBGDPL cho thanh niên là PBGDPL cho tng lp tr, là  
ngun nhân lực tương lai của đất nước và phi đào tạo các bc hc khác  
nhau. Do vy, chthPBGDPL cn da trên đặc trưng này để đưa ra phương  
pháp phbiến, giáo dc phù hp. Đối với đối tượng là thanh niên thì có sự đa  
dng về trình độ văn hóa, nghề nghiệp, độ tuổi, môi trường sng...Điều này  
đòi hỏi nhu cu thông tin, kiến thc pháp lut vi mỗi đối tượng skhác nhau.  
Chính vì vy, trong quá trình PBGDPL phi có ssàng lc, phân loại đối  
tượng để cung cp nhng thông tin pháp lut phù hp.  
Thứ hai, PBGDPL đối với thanh niên có mối liên hệ chặt chẽ với công  
tác xây dựng, thực hiện pháp luật.  
Quá trình đưa pháp luật đến với đời sống không thể thiếu hoạt động  
PBGDPL, đây là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống. Không phải  
lúc nào pháp luật cũng được mọi người biết đến, ủng hộ hay chấp hành  
nghiêm chỉnh. Bản chất của pháp luật là phản ánh ý chí, nguyện vọng của  
đông đảo quần chúng nhân dân nhưng nếu không được nhân dân biết đến thì  
cũng không có ý nghĩa thực tiễn. Chính vì vậy, PBGDPL là phương tiện  
truyền tải những thông tin, những nội dung và quy định của pháp luật với  
thanh niên, giúp cho thanh niên hiểu biết, nắm bắt kịp thời, có hiệu quả. Từ đó  
thanh niên có thể nhận thức đúng đắn để tránh vi phạm pháp luật, chấp hành  
nghiêm chỉnh pháp luật bởi thanh niên là lứa tuổi đang phát triển, chưa có  
nhận thức chín chắn, dễ bị dụ dỗ, lôi kéo vào con đường phạm pháp.  
12  
Thứ ba, PBGDPL đối với thanh niên đòi hỏi phải sử dụng các phương  
pháp, hình thức phù hợp với trình độ dân trí, văn hóa, sự phát triển của khoa  
học công nghệ, đặc điểm về nhận thức, tư duy, lối sống, của thanh niên.  
Hiện nay, với môi trường sống năng động, khoa học công nghệ phát triển  
thì chủ thể PBGDPL cho thanh niên cần rèn luyện họ trở thành những con  
người phát triển toàn diện về mọi mặt, có kiến thức về pháp luật và tinh thần  
trách nhiệm đối với xã hội. Bên cạnh những phương pháp truyền thống thì cần  
tăng cường áp dụng những phương pháp hiện đại, có sử dụng công nghệ để  
nâng cao hiệu quả, dễ tiếp thu, tác động nhanh vào nhận thức của thanh niên.  
1.1.4 Vai trò của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh  
niên  
V.I. Lê – nin đã nhấn mạnh: “ Luật là biện pháp chính trị, là chính trị”.  
Phổ biến, giáo dục pháp luật là công tác quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động  
của các tổ chức, cá nhân, đây là trách nhiệm của Đảng và toàn dân, đòi hỏi có  
sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức; là một trong những mắt xích không thể  
thiếu để mọi người đều ý thức, hành động, cư xử theo pháp luật, theo đường  
lối của Đảng. Muốn pháp luật được chuyển tải, thấm nhuần vào đời sống nhân  
dân thì cân PBGDPL. Hoạt động PBGDPL góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu  
quả của quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhiệm vụ xây dựng  
pháp luật và đưa pháp luật vào đời sống phải được thực hiện song song.  
Thứ nhất, PBGDPL giúp hình thành ý thức pháp luật và đạo đức cho thanh  
niên, tăng cường sự hiểu biết pháp luật. Các quy phạm pháp luật được xây dựng  
dựa trên nền tảng các nguyên tắc đạo đức. Do vậy mà pháp luật bảo vệ và phát  
triển đạo đức. Giáo dục đạo đức tạo những tiền đề căn bản để xây dựng sự tôn  
trọng đối với pháp luật ở công dân, ngược lại, giáo dục pháp luật tạo ra khả năng  
thiết lập trong đời sống thực tiễn thường ngày những nguyên tắc đạo đức.  
PBGDPL đối với thanh niên giúp cho thanh niên có tri thức pháp lý, tình  
cảm pháp luật đúng đắn và hành vi hợp pháp, tạo tiền đề cho việc sử dụng  
13  
quyền lực nhà nước, tăng cường pháp chế, phát huy dân chủ và quyền tự do  
của mỗi người; phòng ngừa có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật của  
thanh niên. PBGDPL cho thanh niên góp phần nâng cao ý thức pháp luật, văn  
hoá pháp lý của thanh niên.  
PBGDPL cho thanh niên nhằm xây dựng cho thanh niên tư duy về pháp  
luật, tin vào pháp luật, ý thức được việc sống và làm theo pháp luật, hiểu biết  
sâu sắc hơn các sự kiện pháp luật trong đời sống.  
Thứ hai, PBGDPL cho thanh niên góp phần nâng cao hiệu quả quản lý  
nhà nước, quản lý xã hội.  
Đây là vai trò hết sức quan trọng của PBGDPL cho thanh niên. Pháp luật  
là công cụ để quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Một khi thanh niên đã tin vào  
pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật, thì việc quản lý nhà nước sẽ dễ  
dàng hơn, phát huy tối đa hiệu quả của mỗi cơ quan, tổ chức thực thi pháp  
luật và quyền tự do, dân chủ của mỗi cá nhân.  
Có thể nói, PBGDPL với nhiều kiểu tác động khác nhau nhằm nâng  
cao trình độ nhận thức về pháp luật, tư duy và lý tưởng pháp lý của toàn thể  
quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, PBGDPL là nền tảng cho việc quản lý xã  
hội của bộ máy nhà nước, bài trừ những hành vi vi phạm, chống phá xã hội  
chủ nghĩa.  
1.2 Các yếu tố cấu thành phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên  
1.2.1 Chủ thể của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên  
Trong khoa học pháp lý, chủ thể PBGDPL là những cá nhân, tổ chức  
theo chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội đã tham gia trực tiếp hoặc  
gián tiếp vào hoạt động PBGDPL nhằm thực hiện các mục đích của giáo dục  
pháp luật.  
Khoản 1 Điều 3 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định  
“Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị,  
14  
 
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 81 trang yennguyen 31/03/2022 3420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfluan_van_pho_bien_giao_duc_phap_luat_cho_thanh_nien_tu_thuc.pdf