Luận văn Nghiên cứu văn hóa an toàn người bệnh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  
    
TRẦN NGUYỄN NHƯ ANH  
NGHIÊN CỨU  
VĂN HÓAAN TOÀN NGƯỜI BỆNH  
TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ  
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN  
MÃ SỐ: 60310105  
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ  
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC  
TS. PHẠM KHÁNH NAM  
TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015  
MC LC  
TRANG PHỤ BÌA  
LỜI CAM ĐOAN  
MỤC LỤC  
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT  
DANH MỤC BẢNG  
DANH MỤC HÌNH  
TÓM TẮT  
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ........................................................................................................ 1  
1.1. ĐẶT VẤN Đ............................................................................................ 1  
1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................... 2  
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................... 2  
1.3.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................... 2  
1.3.2. Mục tiêu cụ thể:........................................................................... 3  
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................... 3  
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 3  
1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI............................................................................... 4  
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................................................ 5  
2.1 AN TOÀN NGƯỜI BỆNH............................................................................. 5  
2.2. VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH............................................................ 9  
2.3.1 Định nghĩa ..................................................................................... 9  
2.3.2 Lược khảo các nghiên cứu về Khảo sát văn hóa an toàn người  
bệnh sử dụng bộ câu hỏi HSOPSC....................................................... 11  
2.4. MỐI LIÊN HỆ GIỮA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH VÀ NHỮNG THIỆT HẠI VỀ  
NGƯỜI VÀ KINH TẾ DO SAI SÓT Y KHOA VÀ LỖI HỆ THỐNG...................... 12  
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................................15  
3.1. KHUNG PHÂN TÍCH.................................................................................15  
3.2. THANG ĐO NGHIÊN CỨU.........................................................................16  
3.3. MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT CỦA CÁC THÀNH PHẦN VĂN HÓA AN  
TOÀN NGƯỜI BỆNH THEO CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP, CHỨC  
VỤ, THỜI GIAN CÔNG TÁC TẠI BỆNH VIỆN VÀ THU NHẬP..........................16  
3.4. DỮ LIỆU .........................................................................................................................................21  
3.4.1 Các định nghĩa về dữ liệu.............................................................21  
3.4.2 Số mẫu ..........................................................................................22  
3.4.3 Phương pháp tiến hành ................................................................22  
CHƯƠNG 4 : TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI  
BỆNH VIỆN TỪ DŨ.............................................................................................24  
4.1 Giới thiệu Bệnh viện Từ Dũ...................................................................24  
4.2 HOẠT ĐỘNG AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN TDŨ ...................26  
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.................................................................................31  
5.1 MÔ TẢ MẪU: ...........................................................................................31  
5.2. ĐÁNH GIÁ THANG ĐO VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH BẰNG PHƯƠNG  
PHÁP PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY  
BẰNG PHÉP KIỂM CRONBACHS ALPHA....................................................36  
5.3 THỐNG KÊ MÔ TẢ XÁC ĐỊNH VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH CỦA BỆNH  
VIỆN..........................................................................................................42  
5.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUI .................................................................53  
5.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 5..............................................................................58  
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................................................................60  
6.1. TÓM LƯỢC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................60  
6.2. CÁC KHÁM PHÁ CHÍNH CỦA NGHIÊN CỨU..............................................60  
6.3. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...............................................................................61  
6.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG MỞ RỘNG .................................62  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
PHỤ LỤC  
DANH MC CHVIT TT  
Chữ viết tắt  
AHRQ  
ATNB  
BN  
Nội dung  
Agency for Healthcare Research and Quality  
An toàn người bệnh  
Bệnh nhân  
BV  
Bệnh viện  
DNA  
Deoxyribo Nucleic Axit  
Exploratory Factor Analyses  
Human Papilloma Virus  
Hospital Survey on Patient Safety Culture  
Institute of Medicine  
EFA  
HPV  
HSOPSC  
IOM  
ISBAR  
Kỹ thuật truyền tải thông tin quan trọng bao gồm  
Introduction  
Situation  
Background  
Assessment  
Reccomendation  
MLR  
MRI  
Multi Linear Regression  
Magnetic Resonance Imaging  
Seemingly Unrelated Regression  
Sở Y Tế  
SUR  
SYT  
TP. HCM  
Thành phố Hồ Chí Minh  
1
DANH MC BNG  
Bng 2.5.1 Tltai biến tại các nước phát trin .............................................................................. 13  
Bng 3.3 Mô tcác biến trong mô hình Hồi qui dường như không liên quan ................................ 18  
Bng 5.1 Số lượng nhân viên theo khi........................................................................................... 32  
Bng 5.2 Chc danh nghnghip .................................................................................................... 32  
Bng 5.3 Thi gian công tác ti Bnh vin...................................................................................... 33  
Bng 5.4 Thi gian công tác ti Khoa/Phhòng ................................................................................ 34  
Bng 5.5 Công vic trc tiếp tiếp xúc với người bnh..................................................................... 34  
Bng 5.6 Chc vti khoa/phòng.................................................................................................... 31  
Bng 5.7 Thu nhp........................................................................................................................... 35  
Bảng 5.8 Đánh giá thang đo............................................................................................ ...36  
Bảng 5.9 Phân độ An toàn người bnh ............................................................................................ 41  
Bảng 5.10 Quan điểm tng quát về An toàn người bnh ................................................................ 41  
Bng 5.11 Tn sut ghi nhn sc/sai sót/li.................................................................................. 42  
Bng 5.12 Tn sut sc/sai sót/lỗi được báo cáo .......................................................................... 43  
Bảng 5.13 Quan điểm và hành động về an toàn người bnh của người qun lý.............................. 44  
Bng 5.14 Tính ci tiến liên tc và hc tp mt cách hthng........................................................ 45  
Bng 5.15 Làm vic theo ê kíp trong Khoa/phòng ......................................................................... 45  
Bảng 5.16 Trao đổi ci m.............................................................................................................. 46  
Bng 5.17 Phn hồi và trao đổi vsai sót/li................................................................................... 47  
Bng 5.18 Không trng pht khi có sai sót/lỗi…………………………………………….48  
Bng 5.19 Nhân s........................................................................................................................... 50  
Bng 5.20 Htrvquản lý cho An toàn người bnh..................................................................... 50  
Bng 5.21 Làm vic theo ê kíp gia các Khoa/phòng ..................................................................... 51  
Bng 5.22 Bàn giao và chuyn tiếp................................................................................................. 52  
Bng 5.23 Kết quphân tích hi qui................................................................................................ 54  
2
DANH MC HÌNH  
Hình 3.1 Khung phân tích ................................................................................................................15  
Hình 4.1. Sơ đồ hoạt động Ban An toàn người bnh........................................................................28  
Hình 5.4 Khung phân tích Mô hình sau hiu chnh.......................................................................53  
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI  
1.1. Đặt vấn đề  
Hàng năm có khoảng 44.000 đến 98.000 trường hợp tử vong và một triệu  
thương tổn liên quan đến sai sót y khoa, cao hơn hẳn so với số tử vong do tai nạn  
giao thông (43.458), ung thư vú (42.297), và bệnh AIDS (16.516) (IOM, 1999).  
Dựa trên các báo cáo thống kê của các nước, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tổng  
kết, trong 10 người bệnh nhập viện thì có một bệnh nhân gặp phải sự cố y khoa, và  
trong 300 sự cố có một sự cố đặc biệt nghiêm trọng dẫn đến tử vong (Nieva, 2003).  
So sánh với nguy cơ tử vong do tai nạn máy bay thì tỉ lệ chỉ là 1/10.000.000 hành  
khách, do vậy người bệnh khi nhập viện phải chấp nhận khả năng rủi ro cao hơn  
gấp nhiều lần so với chọn lựa đi lại bằng đường hàng không. Cox (1999) nhận định  
“Nằm viện nguy hiểm hơn nhiều so với đi máy bay”.  
Bên cạnh đó, hậu quả của các sự cố y khoa không mong muốn làm cho người  
bệnh phải nằm viện kéo dài và tăng phí tổn điều trị như ở Anh tổn thất 800.000.000  
bảng Anh hàng năm; Mỹ 19,5 tỷ USD/năm và Châu Âu từ 13 đến 24 tỷ Euro/năm  
(Famolaro, 2012). Tình hình này tại các nước đang phát triển thì sao? Dù chưa có  
những dữ liệu thống kê công bố nhưng dựa trên những khó khăn về hạ tầng, trang  
thiết bị, nhân lực, hoặc chất lượng thuốc. Tổ chức Y tế thế giới cũng dự báo chắc  
chắn rằng chúng ta không tránh khỏi những con số biết nói nêu trên, thậm chí là có  
thể tỉ lệ này cao hơn hẳn. Tuy nhiên, qua việc tổng hợp dữ liệu từ các công trình  
nghiên cứu về sai sót – sự cố y khoa, cũng như tai biến điều trị tại các bệnh viện  
thuộc các nước phát triển cho thấy tỉ lệ tai biến điều trị tính trên tổng số bệnh nhân  
nhập viện dao động từ 3,2 đến 16,6  trong đó hơn 50  các sự cố là có thể ngăn  
ngừa được.  
Trước tình hình đó, WHO (2001) đã đưa ra quan điểm an toàn người bệnh  
nhằm phòng ngừa các sai sót có thể gây nguy hại cho người bệnh trong quá trình  
điều trị và chăm sóc. Họ cũng đưa ra các khuyến cáo cũng như các giải pháp an  
toàn người bệnh nhưng các giải pháp này vẫn chưa mang lại hiệu quả mong muốn.  
2
Thách thức lớn nhất để hướng đến một hệ thống y tế an toàn chính là sự thay  
đổi từ nền văn hóa trừng phạt cá nhân phạm lỗi thành nền văn hóa an toàn; trong đó  
lỗi không được xem là thất bại của cá nhân mà là cơ hội để cải tiến hệ thống và  
phòng ngừa hậu quả (IOM, 1999). Văn hóa an toàn của một tổ chức là sản phẩm giá  
trị của cá nhân và nhóm – là thái độ, nhận thức, năng lực, và hành vi quyết định sự  
cam kết, định hình phong cách và trình độ quản lý tổ chức y tế. Tổ chức nào có nền  
văn hóa an toàn thì ở đó thông tin liên lạc được xây dựng trên sự tin tưởng, mọi  
người nhận thức về tầm quan trọng của an toàn, và độ tin cậy tính hiệu quả của các  
biện pháp phòng ngừa (AHRQ, 2004). Do vậy, việc thiết lập văn hóa an toàn người  
bệnh trong thực hành y khoa được xem là bước ngoặc quan trọng trong cải thiện  
môi trường chuyên môn và nâng cao chất lượng chăm sóc điều trị.  
Vậy liệu tại Bệnh viện Từ Dũ bệnh viện chuyên khoa hạng nhất trực  
thuộc Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh, được Bộ Y Tế giao trọng trách chỉ đạo  
tuyến cho 32 tỉnh và thành phố phía Nam, với lịch sử hơn 90 năm xây dựng và phát  
triển với qui mô 1.700 giường, hơn 2.400 nhân viên thì văn hóa an toàn người bệnh  
đã được thực hiện như thế nào? Yếu tố nào tác động đến văn hóa an toàn người  
bệnh để từ đó có cơ sở đề xuất giải pháp cải tiến. Xuất phát từ nhu cầu này, tác giả  
tiến hành nghiên cứu “Văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ”.  
1.2. Tính cp thiết của đtài  
Đề tài sẽ phác thảo bức tranh toàn cảnh về văn hóa an toàn người bệnh tại  
Bệnh viện, và lý giải các yếu tố tác động đến văn hóa an toàn người bệnh nhằm  
giúp nâng cao văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế công tác tại Bệnh viện  
Từ Dũ.  
1.3. Mc tiêu nghiên cu  
1.3.1. Mục tiêu tổng quát  
Phân tích văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ từ tháng 10/2014  
đến tháng 3/2015.  
3
1.3.2. Mục tiêu cụ thể:  
Mục tiêu cụ thểt thứ nhất đánh giá văn hóa an toàn người bệnh bằng bộ  
câu hỏi khảo sát văn hóa an toàn người bệnh với phiên bản dùng tại bệnh viện có  
tên là Hospital Survey on Patient Safety Culture (HSOPSC) của Cơ quan chất lượng  
và nghiên cứu sức khỏe Hoa Kỳ (AHRQ) tại bệnh viện Từ Dũ.  
Mục tiêu cụ thể thứ hai kiểm định sự khác biệt về văn hóa an toàn người  
bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ theo các yếu tố chức danh nghề nghiệp, chức vụ, thâm  
niên công tác tại Bệnh viện và mức thu nhập của nhân viên bệnh viện gồm Bác sĩ,  
nữ hộ sinh/điều dưỡng, dược sĩ, kỹ thuật viên, hộ lý, hoặc nhân viên hành chính.  
1.4. Đối tượng và phm vi nghiên cu  
Đối tượng khảo sát là nhân viên đang công tác tại Bệnh viện Từ Dũ từ 6  
tháng trở lên và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu khảo sát  
12 thành phần văn hóa an toàn người bệnh. Dữ liệu nghiên cứu lấy từ bản câu hỏi  
được khảo sát trực tiếp từ nhân viên bệnh viện.  
Thời gian nghiên cứu từ 10/2014 đến 03/2015.  
1.5. Phương pháp nghiên cứu  
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng qua kết quả khảo sát  
2.118 nhân viên bệnh viện bằng cách phỏng vấn bộ câu hỏi HSOPSC. Phương pháp  
thống kê mô tả nhằm xác định thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện  
Từ Dũ, từ đó làm nền tảng giúp hỗ trợ cho kết quả của phương pháp định lượng.  
Qua đó tác giả xây dựng hàm hồi qui dường như không liên quan (Seemingly  
Unrelated Regression SUR) với biến phụ thuộc là văn hóa an toàn người bệnh, các  
biến độc lập (biến giải thích) là các yếu tố chức danh nghề nghiệp, chức vụ, thời  
gian công tác tại bệnh viện và mức thu nhập. Tác giả sử dụng phương pháp phân  
tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analyses - EFA) và phép kiểm  
Cronbach’s Alpha để kiểm định giá trị, độ tin cậy của bộ câu hỏi, xây dựng biến  
số văn hóa an toàn người bệnh; phân tích số liệu với phần mềm xử lý thống kê  
Stata12.  
4
1.6. Kết cu của đề tài  
Đề tài nghiên cứu được tác giả trình bày gồm 6 chương. Chương 1 trình bày  
tổng quan về đề tài. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết. Chương 3 trình bày về  
phương pháp nghiên cứu. Chương 4 tổng quan về văn hóa An toàn người bệnh tại  
Bệnh viện Từ Dũ. Chương 5 trình bày về kết quả nghiên cứu và bàn luận. Cuối  
cùng là Chương 6 trình bày kết luận nghiên cứu, đề xuất giải pháp, hướng mở rộng  
nghiên cứu và những hạn chế của đề tài.  
5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT  
Chương này, tác giả trình bày các khái niệm về an toàn người bệnh, văn hóa  
an toàn người bệnh, và tầm quan trọng của an toàn người bệnh với những mối liên  
hệ mật thiết với con người và hệ thống. Phần lược khảo các nghiên cứu liên quan sẽ  
được trình bày lồng ghép vào các phần trên.  
2.1. An toàn ngưi bnh  
Tai biến (Adverse event) là sự cố gây nguy hại cho bệnh nhân ngoài ý muốn,  
xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc người bệnh chứ không phải do  
bệnh lý hoặc cơ địa bệnh nhân gây ra. Tai biến điều trị được phân thành 3 mức độ  
như sau: thứ nhất là nhóm tai biến nặng đòi hỏi người bệnh phải được cấp cứu hoặc  
phải can thiệp sâu về điều trị nội khoa/ngoại khoa, gây mất chức năng vĩnh viễn  
hoặc gây tử vong cho người bệnh; thứ hai là nhóm tai biến trung bình đòi hỏi can  
thiệp điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, ảnh hưởng đến chức năng lâu dài, và  
cuối cùng là nhóm tai biến nhẹ, người bệnh tự hồi phục, chỉ cần điều trị tối thiểu  
hoặc không cần điều trị.  
Sự cố suýt xảy ra (Near miss) là sự cố có khả năng gây nguy hại cho người  
bệnh nhưng đã không xảy ra do may mắn hành động sữa chữa hoặc can thiệp kịp  
thời. Sai sót là thất bại trong việc thực hiện một hành động đã được lập kế hoạch dự  
kiến hoặc áp dụng kế hoạch sai hay có sự khác biệt giữa những gì làm được trong  
thực tế và những gì lẽ ra phải ra làm được (Runciman B, 2007). Sai sót cũng được  
phân loại như sau, bao gồm sai sót chủ động (active error) sai sót xảy ra trong quá  
trình trực tiếp chăm sóc bệnh nhân; sai sót tiềm ẩn (latent error) liên quan đến các  
yếu tố của môi trường chăm sóc tạo điều kiện thuận lợi cho sai sót chủ động dễ xảy  
ra.  
Sức khỏe trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không  
chỉ là không mắc bệnh hoặc ốm yếu. Chăm sóc sức khỏe là các dịch vụ mà cá nhân  
và cộng đồng nhận được để nâng cao, duy trì, giám sát hoặc phục hồi sức khỏe.  
6
An toàn người bệnh là sự phòng ngừa các sai sót có thể gây nguy hại cho  
người bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc (WHO, 2001). An toàn người bệnh  
là một chuyên ngành trong lĩnh vực y tế, áp dụng các phương pháp an toàn nhằm  
hướng đến mục đích xây dựng một hệ thống cung ứng dịch vụ y tế đáng tin cậy  
(AHRQ, 2004). An toàn người bệnh còn là một thuộc tính của ngành y tế, nó tối  
thiểu hóa các sự cố và tối đa hóa sự phục hồi từ các sự cố. An toàn người bệnh ngày  
nay được xem là một môn học trong khoa học quản lý bao gồm các nguyên lý chính  
về an toàn người bệnh như sau, cách tiếp cận hệ thống, văn hóa không buộc tội, tư  
duy yếu tố con người vào môi trường làm việc tạo nên một hệ thống khó mắc lỗi và  
văn hóa an toàn người bệnh.  
Nguyên lý tiếp cn hthng, hthng là mt thut ngữ được dùng để mô tả  
bt ktp hp nào gm hai hoc nhiu thành phần tương tác với nhau, hoặc “một  
nhóm svt/thành phần độc lp to thành mt ththng nht (WHO, 2011). Công  
tác chăm sóc sức khe là mt hthng phc tp, vì chăm sóc y tế hiếm khi do mt  
cá nhân thc hin mà nó phthuc ln nhau gia các nhân viên y tế (Washington,  
2005). Chăm sóc người bnh an toàn và hiu quphthuc không chvào kiến  
thc, kỹ năng và hành vi của các nhân viên y tế trc tiếp điều trcho bnh nhân, mà  
cvào cách thức các nhân viên đó hợp tác và liên lc vi nhau trong môi trường  
làm vic. Nói cách khác, bnh nhân phthuc vào vic nhiều người làm đúng việc  
đúng thời điểm. Tc là hphthuc vào hthống chăm sóc.  
Không nhng vy, chăm sóc y tế còn là hoạt động rt phc tp do sự đa  
dng ca các nhim vụ liên quan đến cung ứng chăm sóc sức khe cho bnh nhân,  
sự đa dạng vbnh nhân, bác sĩ, nhộ sinh, điều dưỡng và các nhân viên khác; ri  
còn vô scác mi quan hgia bnh nhân, thân nhân người bnh, nhân viên y tế,  
các nhà qun lý, và cộng đồng; cũng như những khác bit trong cách btrí các  
khoa/phòng, hay to dựng các qui định chng chéo, không thng nht hoc không  
có qui định cũng tạo nên vô số rắc rối, phức tạp trong vận hành hệ thống... Hay như  
chưa kể đến mt hthống cơ sở vt cht, trang thiết b, vật tư tiêu hao, công nghệ  
kthut mới đa dạng và phc tp. Điều đó cũng tạo nên nhiều cơ hội mc li và  
nhiều sai sót hơn (Runciman, 2007). Do vậy, tất cả nhân viên trong cơ sở y tế cần  
7
hiểu bản chất phức tạp trong hệ thống y tế để tránh đổ lỗi cho những cá nhân trực  
tiếp liên quan đến tai biến, sự cố, sai sót mà không nhận ra rằng luôn có nhiều yếu  
tố khác góp phần và qua đó giúp phân tích, đề xuất giải pháp phòng ngừa biến cố  
bất lợi tránh lặp lại lỗi tương tự về sau.  
Tóm li, cách tiếp cn hthng buộc chúng ta phải từ bỏ văn hóa đổ lỗi,  
buộc tội để hướng tới cách tiếp cận hệ thống. Ví như khi phân tích nguyên nhân ca  
tai biến điều trị đòi hỏi phải đi tìm các sai sót của cmt hthng chkhông chỉ  
dng sai sót cá nhân hay nói cách khác là phi tìm cho ra nhng li tim n trong  
hthng bên cnh li chủ động đã được phát hin.  
Văn hóa buộc tội là cách tiếp cận truyền thống khi có sự cố, tai biến, sai sót  
xảy ra. Văn hóa đổ lỗi, văn hóa buộc tội một cách tiếp cận con người rt mnh  
mẽ và cũng rất tnhiên (Reason, 1990). Mỗi khi xảy ra tai biến, câu hỏi đầu tiên  
thường gặp là “Ai? Ai làm sai?” (Who’s wrong ?), và thường có khuynh hướng qui  
trách nhiệm liên quan đến cá nhân, người trực tiếp chăm sóc người bệnh ở thời  
điểm gây ra tai biến. Với cách tiếp cận này, thường sẽ tạo ra tâm lý che giấu sai sót  
và ngại báo cáo. Hậu quả là các sai sót có thể lặp đi lặp lại ở các cá nhân khác hoặc  
ở khoa khác do bệnh viện không biết và đương nhiên chưa có giải pháp chủ động  
phòng ngừa. Bên cạnh đó, xét đến khía cạnh tâm lý của cá nhân liên quan, dù người  
bị quy trách nhiệm có vai trò gì trong quá trình dẫn đến sự cố đi chăng nữa, có rất ít  
khả năng là hành động của người đó là cố ý gây tổn hại người bệnh mà phần lớn họ  
thường rất buồn vì nghĩ rằng hành động của họ hoặc việc họ không hành động đã có  
thể góp phần gây ra sự cố. Và điều họ không cần đến nhất là bị trừng phạt.  
Theo cách tiếp cận hệ thống nêu trên, để có thể nhận diện hết những sai sót  
liên quan đến tai biến bao gồm sai sót chủ động và sai sót tiềm ẩn, tốt nhất tìm hiểu  
xem chuyện gì đã xảy ra và vì sao lại xảy ra? Giúp nhận diện những nguyên nhân  
hoặc yếu tố có liên quan, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục. Với cách tiếp cận  
như vậy, không những làm giảm sự e ngại khi báo cáo sai sót mà còn giúp bệnh  
viện chủ động phòng ngừa các sai sót lặp đi lặp lại.  
8
Yếu tố con người trong văn hóa an toàn người bệnh. Ủy ban về an toàn và  
chất lượng chăm sóc sức khoẻ của Úc (2005), yếu tố con người công nhận bản chất  
của con người là có thể mắc sai lầm. Ngành hàng không là một ví dụ tốt về ngành  
công nghiệp đã ứng dụng nghiên cứu về yếu tố con người như một cách tiếp cận để  
nâng cao an toàn. Từ giữa thập niên 1980, ngành hàng không đã chấp nhận khả  
năng phạm lỗi của con người là điều không thể tránh khỏi và thay vì đòi hỏi con  
người phải luôn hoàn thiện, và biện pháp trừng phạt sai sót một cách công khai,  
thì ngành công nghiệp này đã thiết kế các hệ thống để giảm thiểu tác động của sai  
sót do con người gây ra. Kỷ lục về an toàn của ngành hàng không ngày nay là minh  
chứng cho cách tiếp cận đó, mặc dù mỗi năm trung bình có 10 triệu lượt máy bay  
cất cánh và hạ cánh, nhưng từ năm 1965 đến nay trên toàn thế giới mỗi năm trung  
bình chỉ xảy ra chưa đến 10 vụ máy bay rơi và thường xảy ra ở các nước đang phát  
triển theo một báo cáo của Hiệp hội An toàn và chất lượng cơ sở y tế của Úc (2006).  
Hoạt động chăm sóc y tế cũng phải học hỏi kinh nghiệm từ các ngành công  
nghiệp khác vì con người không phải là những cỗ máy, con người dễ bị mất tập  
trung. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh có mối liên quan mạnh mẽ giữa sự mệt  
mỏi và áp lực với mức độ thực hiện công việc kém của con người, một yếu tố nguy  
cơ trong an toàn người bệnh (Pilcher, 1996; Weinger, 2002; Flin, 2008). Cũng như  
làm việc kéo dài nhiều giờ liền có ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng hoạt động của  
con người tương đương như tác động của nồng độ cồn trong máu 0,05 mmol/l, là  
mức qui định không được phép lái xe ở nhiều nước (Dawson, 1997).  
Chúng ta không thể loại bỏ bản chất có thể mắc lỗi của con người (Kohn,  
1999), song chúng ta có thể hành động để giảm bớt và hạn chế nguy cơ. Điều quan  
trọng đối với tất cả nhân viên y tế là phải nhận diện được các tình huống làm tăng  
khả năng xảy ra sai sót (Vincent, 2001). Vì vậy, việc tạo dựng môi trường làm việc,  
một hệ thống khó mắc lỗi giúp hạn chế khả năng gây sai sót của con người như sau.  
Tạo dựng môi trường làm việc tránh dựa vào trí nhớ như xây dựng phần mềm kê  
toa điện tử hoặc hình ảnh/sơ đồ hóa các bước trong qui trình; giúp làm mọi việc trở  
nên rõ ràng hơn như sử dụng hình vẽ và hướng dẫn về các bước vận hành trang  
thiết bị; hay như đơn giản hóa các bước trong qui trình, càng đơn giản càng tốt, vì  
9
quá phức tạp là công thức cho sai sót xảy ra. Ví dụ giới hạn các loại thuốc sẵn có để  
kê đơn; hay giới hạn số liều của các loại thuốc sẵn có; và giữ bản kiểm kê các loại  
thuốc thường được dùng cho bệnh nhân hay như đơn giản hóa qui trình thông tin  
liên lạc bằng cách nhắc lại hai lần, hoặc ISBAR (Vlayen, 2012). Chuẩn hoá các qui  
trình và thủ tục, vì tại bệnh viện hoặc tại các cơ sở y tế rất dễ dàng quan sát thấy  
mỗi Khoa/phòng, mỗi nhân viên thực hiện cùng một công việc với những cách khác  
nhau. Điều đó có nghĩa là họ phải học lại cách thực hiện công việc mỗi khi chuyển  
sang một lĩnh vực mới. Với phương pháp làm việc tiêu chuẩn hóa các qui trình và  
thủ tục sẽ giúp nhân viên đỡ phải dựa vào trí nhớ, hạn chế sai sót, sự cố và giúp  
tăng hiệu suất làm việc và tiết kiệm thời gian. Sử dụng bảng kiểm, một công cụ đơn  
giản nhưng hiệu quả nếu được tuân thủ nghiêm túc, ví như bảng kiểm an toàn phẫu  
thuật của Tổ chức Y tế thế giới (Eiras, 2014). Và hạn chế phụ thuộc vào khả năng  
tập trung của con người họ dễ bị mất tập trung và cảm thấy chán khi họ tham gia  
những hoạt động kéo dài và lặp đi lặp lại.  
2.2. Văn hóa An toàn người bnh  
2.2.1 Định nghĩa  
Hiệp hội An toàn người bệnh quốc gia tại Mỹ (2001), văn hóa an toàn người  
bệnh là văn hóa thể hiện năm thuộc tính ở mức cao mà nhân viên y tế nỗ lực đưa  
vào thao tác thông qua việc triển khai thực hiện các hệ thống quản lý an toàn mạnh  
mẽ; (1) văn hóa trong đó mọi nhân viên y tế (gồm những người trực tiếp điều trị cho  
người bệnh, và cán bộ quản lý điều hành) đứng ra chịu trách nhiệm về an toàn của  
bản thân, của đồng nghiệp, bệnh nhân, thân nhân người bệnh và khách đến thăm;  
(2) văn hóa ưu tiên đặt an toàn lên trước mục tiêu về tài chính và tổ chức; (3) văn  
hóa khuyến khích và khen thưởng nỗ lực phát hiện, thông báo và giải quyết các vấn  
đề an toàn; (4) văn hóa trong đó tổ chức có cơ hội rút kinh nghiệm từ sự cố/tai biến;  
(5) văn hóa cung cấp nguồn lực, cơ cấu và trách nhiệm giải trình phù hợp để duy trì  
hiệu quả các hệ thống đảm bảo an toàn.  
10  
Một tổ chức được xem là có văn hoá an toàn khi mỗi thành viên của tổ chức  
đó, bất chấp ở cương vị nào, đều thể hiện vai trò chủ động trong phòng ngừa sai sót,  
và vai trò của từng cá nhân nhân này được sự hỗ trợ của tổ chức (AHRQ, 2004).  
Nghiên cứu về văn hóa an toàn người bệnh, các tác giả đã đút kết bảy yếu tố cấu  
thành văn hóa an toàn người bệnh trong bệnh viện, (1) Lãnh đạo xem an toàn người  
bệnh là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của bệnh viện, (2) các hoạt động  
trong bệnh viện được tổ chức làm việc theo đội/nhóm một cách hiệu quả, (3) thực  
hành dựa vào chứng cớ như phác đồ điều trị của bệnh viện phải dựa trên cơ sở y  
học chứng cớ, thực hành lâm sàng tuân thủ phác đồ điều trị, (4) mọi người được  
quyền nói và chỉ ra những nguy cơ, sai sót trong khoa mình, được tham gia sáng  
kiến cải tiến về an toàn người bệnh, (5) cách thức bệnh viện tổ chức học hỏi từ sai  
sót, và cải tiến từ sai sót; (6) đảm bảo công bằng, xem xét lỗi hệ thống trước khi kết  
luận lỗi cá nhân và nguyên tắc thứ 7 rất quan trọng và xuyên suốt hoạt động công  
tác của bất cứ một tổ chức y tế nào chính là “lấy người bệnh làm trung tâm”.  
Cơ quan chất lượng và nghiên cứu sức khỏe Hoa Kỳ đã xây dựng bộ công cụ  
khảo sát văn hóa an toàn người bệnh trong các môi trường khác nhau, trong đó  
phiên bản dùng tại bệnh viện có tên là Hospital Survey on Patient Safety Culture  
(HSOPSC). Hiện bộ câu hỏi đã được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu và được  
chứng minh là có giá trị trong phản ánh văn hóa an toàn người bệnh (Singer, 2007).  
Ngoài ra, thông qua việc lượng giá, bộ câu hỏi khảo sát văn hóa an toàn người bệnh  
(HSOPSC) còn được xem là công cụ có tính can thiệp lên hệ thống để cải thiện tình  
trạng văn hóa an toàn người bệnh (Jones, 2008; Adams, 2008). Mục đích của khảo  
sát nhằm cung cấp một chỉ số hữu hình về thực trạng hoạt động an toàn người bệnh  
của từng bệnh viện, từ đó làm cơ sở chính để tiến hành đánh giá hiệu quả của những  
cải tiến trong hoạt động an toàn người bệnh.  
Bộ câu hỏi khảo sát văn hóa an toàn người bệnh dùng cho bệnh viện của cơ  
quan chất lượng và nghiên cứu sức khỏe Hoa Kỳ bao gồm 42 câu hỏi, đánh giá 12  
lĩnh vực như sau, (1) Làm việc theo ê kíp trong cùng một Khoa/phòng, (2) Quan  
điểm và hành động về an toàn người bệnh của người quản lý, (3) Tính cải tiến liên  
tục học tập một cách hệ thống, (4) Hỗ trợ về quản lý cho an toàn người bệnh, (5)  
11  
Quan điểm tổng quát về an toàn người bệnh, (6) Phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi,  
(7) Trao đổi cởi mở, (8) Tần suất ghi nhận sự cố/sai sót/lỗi, (9) Làm việc theo ê kíp  
giữa các Khoa/phòng, (10) Nhân sự, (11) Bàn giao và chuyển tiếp, và cuối cùng là  
Không trừng phạt khi có sai sót/lỗi.  
2.2.2 Lược kho các nghiên cu vKhảo sát văn hóa an toàn người bnh  
sdng bcâu hi HSOPSC  
Bộ câu hỏi khảo sát văn hóa an toàn người bệnh được dịch thành 16 thứ tiếng  
và được nhiều nơi trên thế giới áp dụng (Nie, 2013; Occelli, 2013; Brborovic, 2014;  
Reis, 2012; Gama, 2013). Tại Bỉ một cuộc khảo sát 3.940 nhân viên y tế, kết quả  
cho thấy phần nội dung thấp điểm nhất thuộc về các nhóm sự hỗ trợ của lãnh đạo  
(35 ), văn hóa không trừng phạt (36 ), chuyển bệnh và bàn giao trong tổ chức  
(36 ) và làm việc nhóm giữa các đơn vị trong tổ chức (40 ) (Vlayen, 2012). Một  
khảo sát tương tự tại 13 bệnh viện đa khoa của thành phố Riyadh - Ả rập Saudi, kết  
quả lại thấy các vấn đề nổi bật cần phải cải tiến vẫn là báo cáo sự cố, văn hóa không  
trừng phạt, nhân sự và làm việc nhóm giữa các đơn vị trong tổ chức (Najjar, 2013).  
Khảo sát tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy vấn đề an toàn người bệnh được đánh giá cao  
nhất là làm việc nhóm trong từng đơn vị, trong khi đó vấn đề cấp bách cần phải cải  
tiến là báo cáo sự cố (15 ) (Van Vegten, 2011). Một nghiên cứu khác tại Đài Loan  
cho thấy phản ứng tích cực nhất trong nhóm - làm việc theo nhóm trong các đơn vị,  
vấn đề có phản ứng tích cực thấp nhất là vấn đề về nguồn nhân lực. Tiếp đến, một  
điều tra với qui mô 68 bệnh viện với 6.807 nhân viên tại Li Băng cho thấy lĩnh vực  
được đánh giá tích cực nhất là làm việc theo đội nhóm trong từng đơn vị, sự hỗ trợ  
của lãnh đạo trong cải tiến chất lượng, trong khi các lĩnh vực nhân sự và văn hóa  
không trừng phạt được đánh giá tích cực thấp (Robida, 2013). Và các nghiên cứu  
khác tại các quốc gia Châu Âu như Hà Lan, Tây Ban Nha và Nhật đều cho thấy cần  
cải thiện làm việc đội nhóm của các đơn vị trong tổ chức, học hỏi từ sai sót và văn  
hóa không trừng phạt (Ito, 2011).  
Tại Việt Nam, Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố HChí Minh khảo sát thực  
trạng và văn hóa an toàn người bệnh trong phạm vi toàn bệnh viện và tại các khoa  
12  
theo 12 lĩnh vực liên quan đến chăm sóc người bệnh, tỉ lệ trả lời tích cực cao tập  
trung ở các lĩnh vực làm việc nhóm trong khoa, hỗ trợ của bệnh viện trong việc  
khuyến khích an toàn người bệnh, thông tin phản hồi và học tập cải tiến liên quan  
đến an toàn người bệnh. Trong khi đó, có nhiều phản hồi không tích cực ở các lĩnh  
vực như sự phối hợp giữa các khoa/phòng, phối hợp giữa các khoa trong bàn giao  
chuyển bệnh, thiếu nhân sự, cởi mở trong thông tin về sai sót, tần suất báo cáo sự cố  
và nhất là “hành xử không buộc tội khi có sai sót”.  
2.3. Mi liên hgia An toàn người bnh và nhng thit hi về người và  
kinh tế do sai sót y khoa và li hthng  
Một trong những thách thức lớn nhất hiện nay trong công tác chăm sóc sức  
khỏe là làm sao để công tác này an toàn hơn nữa trong môi trường y tế vô cùng  
phức tạp, đầy áp lực và thay đổi nhanh chóng (WHO, 2001). Thách thức này được  
minh chứng một cách rõ nét từ cuối thập niên 1990, từ hai bản Báo cáo có tầm ảnh  
hưởng lớn - Nhân vô thập toàn, do Viện Y khoa Mỹ xuất bản năm 1999 và Một tổ  
chức của chính phủ Vương quốc Anh công bố năm 2000. Cả hai Báo cáo đều thừa  
nhận sai sót là chuyện thường gặp trong quá trình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức  
khỏe và xảy ra đối với khoảng 10% trường hợp nhập viện điều trị. Trong một số  
trường hợp, tác hại của sai sót rất nghiêm trọng, thậm chí làm chết người. An toàn  
người bệnh trở thành một quan ngại ở tất cả các nước phát triển cũng như không  
phát triển.  
Từ đó mở ra nhiều nghiên cứu xem xét số liệu về kết quả điều trị bệnh nhân  
cho thấy có nhiều biến cố bất lợi có thể ngăn ngừa được (Dubois, 1988; Bedell,  
1991; Leape, 1993). Trong một nghiên cứu của Leape và cộng sự (1993) đã thực  
hiện, ghi nhận hơn 2/3 số biến cố bất lợi trong số mẫu mà họ thu thập được có thể  
ngăn ngừa được, 28  trong số đó là do sự xao lãng của nhân viên y tế và 42  do  
các yếu tố khác. Họ kết luận rằng nhiều bệnh nhân bị thương do hậu quả của quản  
lý y khoa yếu kém và chăm sóc không đến nơi đến chốn. Ngoài ra, một nghiên cứu  
khác của Bates và cộng sự (1995) cho thấy các sự cố bất lợi liên quan đến dược  
cũng rất phổ biến và sự cố bất lợi nghiêm trọng liên quan đến thuốc cũng có thể  
13  
ngăn ngừa được. Họ còn thấy rằng trong 100 bệnh nhân nhập viện tại các bệnh viện  
thực hành lớn ở Mỹ có khoảng 6,5 bệnh nhân được cho sử dụng các loại thuốc gây  
hại. Không dừng lại ở đó, nhiều nghiên cứu khẳng định sai sót y khoa là chuyện  
thường nhật trong hệ thống y tế, và chi phí liên quan đến sai sót y khoa là rất lớn. Ở  
Úc, 18.000 trường hợp tử vong và hơn 50.000 bệnh nhân bị tàn tật do sai sót y khoa  
(Weingart, 2000). Tại Mỹ, ước tính mỗi năm khoảng 44.000 đến 98.000 bệnh  
nhân chết, và hơn một triệu người bị tàn tật do sai sót y khoa (Kohn, 1999).  
Một số công bố các nghiên cứu quốc tế được liệt kê trong bảng dưới đây cho  
thấy những con số choáng ngợp về số ca tai biến điều trị, với tỉ lệ dao động trong  
khoảng 3,2  đến 16,6  (Runciman, 2007).  
Nghiên cu  
Năm  
Sca  
nhp vin  
Stai  
biến  
Tltai  
biến (%)  
M(New York) (Nghiên cu  
thc hành y khoa - Harvard)  
1984  
30.195  
1.133  
3,8  
M(Utah-Colorado) (UTCOS)  
M(UTCOS)  
Úc (QAHCS)  
Úc (QAHCS)  
Anh  
1992  
1992  
14.565  
14.565  
14.179  
14.179  
1.014  
475  
787  
3,2  
5,4  
1992  
2.353  
1.499  
119  
16,6  
10,6  
11,7  
9,0  
1992  
1999 - 2000  
1998  
Đan Mạch  
1.097  
176  
New Zealand  
Canada  
1998  
6.579  
849  
12,9  
7,5  
2001  
3.720  
279  
Bàng 2.5.1 Tỉ lệ tai biến tại các nước phát triển  
Qua việc hồi cứu 15.548 hồ sơ của 26 bệnh viện thuộc 8 nước Châu Phi  
(Egypt, Jordan, Kenya, Morocco, Tunisia, Sudan, South Africa and Yemen ) vào  
14  
năm 2005, cho thấy tỉ lệ tai biến điều trị dao động từ 2,5 đến 18,4  trong tổng số  
bệnh nhân nhập viện (BMJ, 2012). Trong đó, 83  các tai biến thuộc nhóm có thể  
phòng ngừa được, trong khi có đến 30  tai biến dẫn đến tử vong, và khoảng 34  
tai biến do sai sót điều trị trong bệnh cảnh không phức tạp (Vlayen, 2012).  
Tình hình này ở các nước đang phát triển nói chung, và tại Việt Nam nói  
riêng hiện chưa có số liệu công bố chính thức về tai biến điều trị. Tuy nhiên tỉ lệ tai  
biến điều trị tại các nước này chắc chắn sẽ cao hơn nhiều do những khó khăn về cơ  
sở hạ tầng, trang thiết bị yếu kém, cung ứng và chất lượng thuốc không đáng tin  
cậy, yếu kém trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, cũng như nguồn nhân lực chưa  
đáp ứng được mong đợi do thiếu kỹ năng làm việc và tạo động lực thấp (WHO,  
2009). Riêng nhiễm khuẩn bệnh viện, Tổ chức y tế thế giới (2009) ước tính tại các  
nước đang phát triển cao gấp 20 lần so với các nước đã phát triển.  
Những quan ngại về an toàn người bệnh không chỉ gây tổn hại và đau đớn về  
thể chất và tinh thần cho người bệnh và gia đình của họ, mà còn gây ra những gánh  
nặng về mặt kinh tế với chi phí y tế do sai sót y khoa gây ra ở một số nước là từ 6 tỷ  
đến 29 tỷ đô la Mỹ hàng năm do thời gian nằm viện điều trị kéo dài, chi phí kiện  
tụng, khiếu nại, nhiễm khuẩn bệnh viện, mất thu nhập, tàn phế (Kohn, 1999).  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 73 trang yennguyen 01/04/2022 3080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu văn hóa an toàn người bệnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_van_hoa_an_toan_nguoi_benh.pdf