Luận văn Đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI  
NGUYỄN ĐỨC KHÁNH  
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC CHUYỂN MỤC ĐÍCH  
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT ĐÔ THỊ  
TẠI MỘT SỐ XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN  
HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI  
LUẬN VĂN THẠC SĨ  
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI  
Hà Nội - Năm 2018  
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI  
NGUYỄN ĐỨC KHÁNH  
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC CHUYỂN MỤC ĐÍCH  
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT ĐÔ THỊ  
TẠI MỘT SỐ XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN  
HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI  
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI  
Chuyên ngành : Quản lý đất đai  
Mã số  
: 8 85 01 03  
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:  
TS. Dương Đăng Khôi  
Hà Nội - Năm 2018  
i
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI  
Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Dương Đăng Khôi.  
Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Hải Yến.  
Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Lưu Văn Năng.  
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:  
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI  
Ngày 15 tháng 9 năm 2018  
ii  
LỜI CAM ĐOAN  
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung  
thực, của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp luật  
Việt Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.  
TÁC GIẢ LUẬN VĂN  
Nguyễn Đức Khánh  
 
iii  
LỜI CẢM ƠN.  
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự  
quan tâm, giúp đỡ của nhiều cá nhân, tập thể.  
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, tập thể các thầy cô giáo  
khoa Quản lý đất đai, phòng Đào tạo trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà  
Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận  
văn này.  
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Dương Đăng Khôi đã tận  
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.  
Tôi cũng xin gửi lòng biết ơn tới các cán bộ địa chính Uỷ ban nhân dân thị  
trấn Quang Minh, xã Tiền Phong, cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện  
Mê Linh cùng người dân địa phương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá  
trình thu thập thông tin, khảo sát thực địa để thực hiện luận văn.  
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các tập thể cơ quan, ban ngành, bạn  
bè, gia đình và người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện  
luận văn.  
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập  
thể và cá nhân đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.  
TÁC GIẢ LUẬN VĂN  
Nguyễn Đức Khánh  
 
iv  
MỤC LỤC  
 
v
vi  
vii  
THÔNG TIN LUẬN VĂN  
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Đức Khánh  
2. Lớp: CH2B.QĐ. Khoá: 2B  
3. Cán bộ hướng dẫn: TS. Dương Đăng Khôi.  
4. Tên đề tài: Đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông  
nghiệp sang đất đô thị tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố  
Hà Nội.  
5. Những nội dung được nghiên cứu trong luận văn và kết quả đạt được:  
Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội;  
Thực trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại huyện Mê  
Linh giai đoạn 2008 - 2017; Đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng  
đất nông nghiệp sang đất đô thị tại huyện Mê Linh giai đoạn 2008 - 2017 đến một  
số nội dung quản lý nhà nước về đất đai; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; việc làm, thu  
nhập, đời sống của người dân; Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả  
chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị.  
 
viii  
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  
Từ viết tắt  
Giải thích  
Hợp tác xã  
HTX  
UBND  
KCN  
QHC  
BĐKH  
TP  
Uỷ ban nhân dân  
Khu công nghiệp  
Quy hoạch chung  
Biến đổi khí hậu  
Thành phố  
NN  
Nông nghiệp  
KD-DV  
SL  
Kinh doanh - dịch vụ  
Số lượng  
CT  
Công ty  
CPĐT  
TNHH  
TN & MT  
QĐ  
Cổ phần đầu tư  
Trách nhiệm hữu hạn  
Tài nguyên và Môi trường  
Quyết định  
NN  
Nông nghiệp  
THĐ  
Thu hồi đất  
 
ix  
DANH MỤC BẢNG  
 
1
MỞ ĐẦU  
1. Tính cấp thiết  
Ngày nay toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế  
khách quan trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới. Trong lịch sử phát triển của  
nhân loại từ trước đến nay chưa có một quốc gia phát triển nào mà không trải qua  
giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chuyển nền kinh tế chủ yếu từ nông  
nghiệp lên công nghiệp và hiện đại hóa các ngành sản xuất cũng như dịch vụ do lợi  
ích phát triển của công nghiệp là rất lớn đối với sự phát triển của đất nước.  
Việt Nam là một nước đi lên từ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong quá  
trình phát triển kinh tế - xã hội với định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất  
nước như hiện nay ở nước ta nhu cầu về đất đô thị ngày càng cao để đáp ứng nhu  
cầu phát triển. Vì vậy, cần phải mở rộng một diện tích không nhỏ đất đô thị, diện  
tích này chủ yếu được lấy từ quỹ đất nông nghiệp. Tuy nhiên quỹ đất nông nghiệp  
cũng cần phải được đảm bảo theo mục tiêu phát triển nông thôn mới, đảm bảo an  
ninh lương thực cũng như các vấn đề xã hội khác, vì vậy cần phải đưa ra các biện  
pháp để vừa đảm bảo cho mở rộng quỹ đất phát triển công nghiệp, vừa phải đảm  
bảo quỹ đất nông nghiệp. Như vậy, vấn đề đặt ra là quá trình đô thị hóa và việc  
chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị có tác động tích cực và  
tiêu cực như thế nào đối với đất đai và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.  
Do đó vấn đề nghiên cứu tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông  
nghiệp sang đất đô thị là rất cần thiết.  
Mê Linh với diện tích tự nhiên hơn 14.000 ha, dân số xấp xỉ 190.000 người,  
hiện có 16 xã và 2 thị trấn, có nhiều điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt về  
công nghiệp. Huyện nằm tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, điểm nút giao thông  
quan trọng mang tầm quốc gia, quốc tế. Tỷ trọng của riêng ngành công nghiệp  
chiếm hơn 80% cơ cấu kinh tế của toàn huyện. Theo quy hoạch tổng thể phát triển  
kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,  
huyện Mê Linh sẽ trở thành một bộ phận quan trọng của Thủ đô, phát triển theo  
   
2
hướng công nghiệp, đô thị và nông nghiệp sinh thái. Trong những năm qua trên địa  
bàn huyện Mê Linh đã và đang diễn ra quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá rất  
mạnh mẽ, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu dân cư đô thị mới được  
xây dựng điều đó làm thay đổi đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương.  
Đồng thời với yêu cầu đẩy mạnh tăng trưởng, chuyển đổi nền kinh tế để phục vụ  
công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ kéo theo sự mất đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp  
bị thu hẹp đã làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương đồng thời kéo  
theo nhiều vấn đề xã hội như: việc làm, thu nhập,… bị thay đổi điều đó đã tác động  
và làm thay đổi bộ mặt đời sống của người dân. Do vậy cần tiến hành đánh giá tác  
động của quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị trên  
địa bàn huyện Mê Linh để thấy được thực trạng tác động. Từ đó đề ra những giải  
pháp hợp lý cho sự phát triển về kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tiếp theo.  
Xuất phát từ thực tế của những vấn đề trên, được sự phân công của Khoa  
Quản lý đất đai - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội với sự hướng  
dẫn của thầy giáo TS. Dương Đăng Khôi, tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài "Đánh  
giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị  
tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội".  
2. Mục tiêu nghiên cứu  
a. Mục tiêu nghiên cứu chung  
- Đánh giá được các tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông  
nghiệp sang đất đô thị trong quá trình đô thị hóa tại xã Tiền Phong và thị trấn  
Quang Minh trên địa bàn huyện Mê Linh đến phát triển kinh tế, xã hội, việc quản lý  
và sử dụng đất cũng như đời sống của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp trong  
giai đoạn 2008 - 2017.  
b. Mục tiêu cụ thể  
- Phân tích được thực trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang  
đất đô thị tại xã Tiền Phong và thị trấn Quang Minh trên địa bàn huyện Mê Linh  
trong giai đoạn 2008 - 2017.  
 
3
- Đánh giá được các tác động của việc chuyển mục chuyển mục đích sử dụng  
đất nông nghiệp sang đất đô thị đến việc thực hiện một số nội dung quản lý nhà  
nước về đất đai, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc làm, thu nhập, đời sống của  
người dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mê  
Linh trong giai đoạn 2008 - 2017.  
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình chuyển  
mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại địa bàn nghiên cứu.  
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn  
a. Ý nghĩa khoa hc  
- Đề tài đã góp phần làm rõ cơ sở lý lun về đô thị hóa, chuyn mục đích sử  
dụng đất, tác động của đô thị hóa và chuyn mục đích sử dụng đất đến đời sng,  
vic làm của người dân, đến đời sng kinh tế, xã hi trong quá trình đô thị hóa ở  
Vit Nam.  
- Đề tài đã đóng góp vào nguồn tài liu tham kho, hc tp, nghiên cu cho  
quá trình đào tạo và nghiên cu khoa hc ca ngành Quản lý đất đai và các ngành  
khác có liên quan.  
b. Ý nghĩa thực tin  
- Đề tài đã phản ánh được thc trng chuyn mục đích sử dng đất nông  
nghiệp sang đất đô thị cũng như tác động của quá trình này đến phát trin kinh tế xã  
hi, tình hình qun lý sdụng đất và đời sng của người dân ti xã Tin Phong và  
thtrấn Quang Minh trên địa bàn huyn Mê Linh, thành phHà Ni. Do vy sgóp  
phần giúp cho các cơ quan qun lý Nhà nước về đất đai huyn Mê Linh, thành phố  
Hà Ni đưa ra được các gii pháp phù hp cho vic sdụng đất và phát triển đô thị.  
- Các nhóm giải pháp được đề xuất trong đề tài đã góp phần nâng cao hiu quả  
chuyn mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại địa bàn nghiên cu.  
   
4
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU  
1.1. Đất nông nghiệp  
1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp  
Theo quy định tại Điều 42 Luật đất đai năm 1993, đất nông nghiệp là đất  
được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn  
nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp [20].  
Luật đất đai 2003 đã mở rộng khái niệm đất nông nghiệp với tên gọi “nhóm  
đất nông nghiệp” thay cho “đất nông nghiệp” trước đây. Theo quy định của luật này  
có thể hiểu nhóm đất nông nghiệp là tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống  
nhau, với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông  
nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng,  
khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệm về nông lâm nghiệp [21].  
Tiếp theo đó, Luật Đất đai năm 2013 đã tiếp tục sử dụng khái niệm nhóm đất  
nông nghiệp như Luật Đất đai năm 2003. Nhìn chung, trong Luật Đất đai năm 2013,  
khái niệm nhóm đất nông nghiệp cũng tương tự như quy định của Luật Đất đai năm  
2003. Theo đó, nhóm đất nông nghiệp vẫn được hiểu là đất được sử dụng vào mục  
đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất nông  
nghiệp khác [22].  
Ngày 02 tháng 06 năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành  
Thông tư 28/2014-BTNMT về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và  
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Theo quy định tại thông tư này, khái niệm  
nhóm đất nông nghiệp được hiểu là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu,  
thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích  
bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi  
trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác [2].  
Như vậy, khái niệm đất nông nghiệp được thể hiện rõ trong Luật Đất đai và  
các văn bản dưới luật của Việt Nam. Theo các khái niệm này, có thể hiểu rõ đất  
nông nghiệp là các loại đất đã có mục đích sử dụng nhưng không thuộc nhóm đất  
phi nông nghiệp.  
   
5
1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp  
Việc phân loại nhóm đất nông nghiệp được thể hiện rõ trong Thông tư 28  
năm 2014 của bộ Tài nguyên và Môi trường [2]. Theo quy định tại văn bản này,  
nhóm đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi  
trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Cụ thể:  
Đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu  
năm. Trong đó, đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại  
cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01)  
năm; kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất  
trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác. Đất  
trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng  
tới khi thu hoạch là trên một năm; kể cả loại cây có thời gian sinh trưởng như cây  
hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh long, chuối, dứa, nho...  
Đất lâm nghiệp là đất đang có rừng đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của  
pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và đất mới được trồng rừng hoặc trồng kết  
hợp khoanh nuôi tự nhiên. Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng  
phòng hộ và đất rừng đặc dụng. Trong đó, đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục  
đích sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.  
Đất rừng phòng hộ là đất sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất,  
bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven  
biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Đất rừng đặc dụng là  
đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên  
và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam  
thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và  
phát triển rừng.  
Đất nuôi trồng thủy sản là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng  
thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt.  
Đất làm muối là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.  
 
6
Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà  
khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên  
đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được  
pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học  
tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.  
Như vậy, trong nhóm đất nông nghiệp gồm có 5 loại đất thành phần. Việc  
phân loại này đã tạo căn cứ và cơ sở khoa học giúp cho người quản lý và người sử  
dụng xác định được chính xác các loại đất nông nghiệp. Từ đó đưa ra được những  
biện pháp quản lý, sử dụng và bảo vệ đất phù hợp với từng loại đất nông nghiệp cụ thể.  
1.2. Đô thị hoá  
1.2.1. Khái niệm về đô thị hoá  
Đô thị hóa là một xu thế tất yếu, là một quá trình phát triển của xã hội mang  
tính chất toàn cầu và diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia trên thế giới.  
Khái niệm đô thị hóa được hiểu bằng nhiều cách khác nhau.  
Theo Đàm Trung Phường (2005) [18] đô thị hóa là một quá trình diễn thế về  
kinh tế - xã hội - văn hóa - không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật  
trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự  
phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng phát triển không  
gian thành hệ thống đô thị song song với tổ chức bộ máy hành chính, quân sự.  
Từ góc độ nhân khẩu học và địa lý kinh tế, đô thị hóa được hiểu là sự di cư  
từ nông thôn tới đô thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những  
vùng lãnh thổ đô thị. Về mặt xã hội, đô thị hóa được hiểu là quá trình tổ chức lại  
i trường cư trú của con người [5]. Đô thị hóa không chỉ thay đổi sự phân bố dân  
cư và những yếu tố vật chất, mà còn làm chuyển hóa những khuôn mẫu của đời  
sống kinh tế - xã hội, phổ biến lối sống đô thị tới các vùng nông thôn và toàn bộ xã  
hội. Như vậy, quá trình đô thị hóa không những diễn ra về mặt số lượng như tăng  
trưởng dân số, mở rộng lãnh thổ, tăng trưởng về năng suất, mà còn thể hiện cả về  
mặt chất lượng, nâng cao mức sống, làm phong phú hơn các khuôn mẫu và nhu cầu  
văn hóa [11].  
   
7
Như vậy, đô thị hóa được thể hiện trong rất nhiều khái niệm khác nhau. Tuy  
nhiên dù ở góc độ nghiên cứu nào, các khái niệm này đều đề cập đến sự phát triển  
của dân số đô thị cũng như thể hiện vai trò của đô thị hóa đối với sự phát triển kinh  
tế xã hội.  
1.2.2. Đặc điểm và xu hướng đô thị hoá  
a. Đặc điểm đô thị hóa  
Đô thị hóa được nhìn nhận dưới nhiều quan điểm khác nhau, nhưng dù đứng  
trên quan điểm nào thì đô thị hóa đều có những đặc điểm chính như sau:  
Thứ nhất, đô thị hóa là người bạn đồng hành của công nghiệp hóa.  
Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra song song và làm tiền đề cho  
nhau, không tách rời nhau. Ở nơi nào có đô thị hóa thì ở đó có quá trình công  
nghiệp hóa và ngược lại. Quá trình đô thị hóa làm gia tăng tỷ trọng các ngành kinh  
tế phi nông nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp nên kéo theo quá trình công  
nghiệp hóa. Ngược lại, quá trình công nghiệp hóa dẫn đến tỷ trọng ngành công  
nghiệp tăng, việc xây dựng các khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp  
khác sẽ dẫn đến việc phát triển cơ sở hạ tầng, các hoạt động thương mại, dịch vụ,  
tập trung dân cư… kéo theo quá trình đô thị hóa [28].  
Thứ hai, đô thị hóa đưa đến nhiều thành tựu quan trọng nhưng cũng kéo theo  
nhiều mặt tiêu cực trong quá trình phát triển của các đô thị nói riêng và cả xã hội  
nói chung. Quá trình đô thị hóa làm đa dạng các thành phần kinh tế, thúc đẩy sản  
xuất phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế thị trường, nền kinh  
tế và các hoạt động sản xuất trở nên năng động hơn. Đô thị hóa làm tăng tỷ lệ lao  
động phi nông nghiệp, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, đồng thời các phương tiện  
máy móc dần thay thế sức lao động của con người. Đô thị hóa dẫn đến sự ra đời của  
các đô thị, làm cho các khu vực thay đổi hình thức tổ chức từ nông thôn thành các  
đơn vị mang tính chất đô thị, qua đó thay đổi hình thức quản lý, cơ chế chính sách  
và các hoạt động khác. Đồng thời, đô thị hóa góp phần chuyển dịch các hình thái  
kiến trúc, xây dựng từ dạng nông thôn sang dạng thành thị nên tạo ra nhiều kiểu  
kiến trúc mới, đẹp và hiện đại hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì nếu  
thiếu kiểm soát thì quá trình đô thị hóa cũng sẽ tạo nên những biến đổi theo hướng  
 
8
tiêu cực. Cụ thể, quá trình đô thị hóa thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến gia tăng các tình  
trạng như: thất nghiệp, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, quy hoạch thiếu đồng  
bộ… Những tồn tại này làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và nền văn minh  
của đô thị và cả xã hội [11].  
b. Xu hướng đô thị hóa  
Qua quá trình nghiên cứu diễn biến của quá trình đô thị hóa trên thế giới, các  
nhà nghiên cứu đã kết luận, quá trình đô thị hóa diễn ra theo hai xu hướng chính là  
đô thị hóa tập trung và đô thị hóa phân tán. Trong đó:  
Đô thị hóa tập trung là quá trình phát triển tập trung toàn bộ các ngành công  
nghiệp và dịch vụ công cộng vào các thành phố lớn và các vùng xung quanh, làm  
hình thành các đô thị khổng lồ, tạo ra sự đối lập giữa thành thị với nông thôn, đồng  
thời gây ra sự mất cân bằng môi trường sinh thái. Đô thị hóa tập trung góp phần làm  
gia tăng khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa đô thị và nông thôn  
ngày một xa hơn, tạo nên nhiều áp lực và gánh nặng cho chính quyền đô thị trong  
việc giải quyết việc làm, nhà ở và các nhu cầu khác cho người dân nhập cư vào đô  
thị, không hoặc ít khai thác hết tiềm năng của địa bàn nông thôn. Đô thị hóa tập  
trung phù hợp với các nước phát triển, nơi có đầy đủ các điều kiện để hạn chế  
những mặt tồn tại và vận dụng được những ưu điểm của xu hướng này mang lại.  
Khác với đô thị hóa tập trung, đô thị hóa phân tán là quá trình phát triển  
mạng lưới điểm dân cư đô thị có tầng bậc, phát triển cân đối công nghiệp, nông  
nghiệp và dịch vụ công cộng, đảm bảo cân bằng sinh thái, tạo điều kiện làm việc,  
sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt cho dân cư ở đô thị và nông thôn. Đô thị hóa phân tán là  
xu hướng chủ đạo nhất trong quá trình đô thị hóa mà đa số các nước đang phát triển  
lựa chọn vì thực chất của quá trình đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa, xu  
hướng này giúp phát triển công nghiệp và dịch vụ công cộng đồng đều giữa các  
vùng, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, hạn chế luồng di  
vào đô thị của các vùng lân cận [11].  
1.2.3. Vai trò của đô thị hoá đối với phát triển kinh tế, xã hội  
Nếu như đầu thế kỷ XX, đô thị phát triển chủ yếu ở châu Âu, châu Mỹ -  
những nơi có nền kinh tế phát triển sớm, thì hiện nay đô thị được phát triển ở hầu  
khắp các châu lục, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.  
 
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 102 trang yennguyen 30/03/2022 4580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfluan_van_danh_gia_tac_dong_cua_viec_chuyen_muc_dich_su_dung.pdf