Luận án Khảo sát các tính chất phi cổ điển và vận dụng các trạng thái phi cổ điển vào thông tin lượng tử

ĐẠI HỌC HUẾ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM  
ĐẶNG HỮU ĐỊNH  
KHẢO SÁT CÁC TÍNH CHẤT PHI CỔ ĐIỂN VÀ  
VN DỤNG CÁC TRẠNG THÁI PHI CỔ ĐIỂN  
VÀO THÔNG TIN LƯỢNG TỬ  
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ  
HUẾ - NĂM 2017  
ĐẠI HỌC HUẾ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM  
ĐẶNG HỮU ĐỊNH  
KHẢO SÁT CÁC TÍNH CHẤT PHI CỔ ĐIỂN VÀ  
VN DỤNG CÁC TRẠNG THÁI PHI CỔ ĐIỂN  
VÀO THÔNG TIN LƯỢNG TỬ  
Chuyên ngành: Vật lý lý thuyết và Vật lý toán  
Mã số: 62 44 01 03  
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ  
Người hướng dẫn khoa học:  
1. TS. Võ Tình  
2. PGS. TS. Trương Minh Đức  
HUẾ - NĂM 2017  
LỜI CẢM ƠN  
Tôi gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Võ Tình và thầy Trương  
Minh Đức đã tận tâm giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều  
kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin gởi lời cảm  
ơn đến thầy Nguyễn Bá Ân, mặc dù không phải là người hướng dẫn  
nghiên cứu đề tài của luận án nhưng thầy luôn sẵn sàng giải thích thấu  
đáo các câu hỏi về những vấn đề liên quan đến chuyên ngành mà tôi  
đang nghiên cứu. Cảm ơn thầy Lê Đình và thầy Đinh Như Thảo ở khoa  
Vật lý trường Đại học Sư phạm Huế đã giảng dạy tận tình và giúp đỡ  
tôi rất nhiều.  
Trân trọng cảm ơn Khoa Vật lý - Trường Đại học Sư phạm - Đại  
học Huế cùng tất cả các thầy, cô trong khoa đã giúp đỡ, tạo điều kiện  
thuận lợi cho tôi trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận án.  
Cảm ơn Phòng Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm - Đại học  
Huế và cô Trần Thị Đông Hà đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi các thủ tục giấy tờ  
và các phương tiện học tập.  
Xin gởi lời cảm ơn đến các thầy, cô, các đồng nghiệp Khoa Giáo dục  
đại cương - Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa - Bộ Công Thương  
đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu và công tác.  
Cảm ơn bạn Trần Quang Đạt đã rất nhiệt tình cùng tôi nghiên cứu  
và giải nhiều bài tập lớn trong quá trình cộng tác viết các bài báo khoa  
học. Cảm ơn vợ tôi: Nguyễn Thị Hoàng Vương, hai con: Đặng Ngọc  
Trinh và Đặng Hoàng Tiên cùng gia đình đã chăm lo, giúp đỡ và chịu  
khó khăn mọi bề để tôi tập trung nghiên cứu.  
LỜI CAM ĐOAN  
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các  
kết quả, số liệu, đồ thị được nêu trong luận án là trung thực và chưa  
từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.  
Tác giả luận án  
MỤC LỤC  
Trang phụ bìa 
Lời cảm ơn
Lời cam đoan 
Mục lục 
Các từ viết tắt
Danh sách hình vẽ . 
MỞ ĐẦU  
1
Chương 1: Cơ sở lý thuyết  
9
9
9
1.1. Trạng thái kết hợp và các trạng thái phi cổ điển . . . . . .  
1.1.1. Trạng thái kết hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  
1.1.2. Trạng thái nén . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15  
1.1.3. Trạng thái kết hợp cặp . . . . . . . . . . . . . . . . 17  
1.1.4. Trạng thái hai mode kết hợp điện tích chẵn và lẻ . . 18  
1.1.5. Trạng thái con mèo kết cặp điện tích . . . . . . . . . 19  
1.2. Một số tính chất phi cổ điển bậc cao của các trạng thái phi  
cổ điển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20  
1.2.1. Tính chất phản kết chùm bậc cao . . . . . . . . . . 20  
1.2.2. Tính chất nén bậc cao hai mode . . . . . . . . . . . 22  
1.2.3. Tính chất nén tổng hai mode . . . . . . . . . . . . . 23  
1.2.4. Tính chất nén hiệu hai mode . . . . . . . . . . . . . 24  
1.3. Tiêu chuẩn dò tìm đan rối . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25  
1.3.1. Tiêu chuẩn đan rối Hillery-Zubairy . . . . . . . . . . 27  
1.3.2. Phương pháp định lượng độ rối . . . . . . . . . . . . 30  
1.4. Viễn tải lượng tử biến liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . 32  
1.5. Một số dụng cụ quang . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35  
1.5.1. Thiết bị tách chùm . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35  
1.5.2. Thiết bị dịch pha . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36  
1.5.3. Phương tiện chéo-Kerr phi tuyến . . . . . . . . . . . 37  
1.5.4. Đầu dò quang . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38  
Chương 2: Các tính chất phi cổ điển bậc cao và mô hình  
tạo trạng thái hai mode kết hợp điện tích chẵn và lẻ  
39  
2.1. Tính chất phản kết chùm bậc cao . . . . . . . . . . . . . . 40  
2.1.1. Tính chất phản kết chùm bậc cao đơn mode . . . . . 40  
2.1.2. Tính chất phản kết chùm bậc cao hai mode . . . . . 43  
2.2. Tính chất nén bậc cao hai mode . . . . . . . . . . . . . . . 46  
2.3. Tính chất nén tổng và nén hiệu . . . . . . . . . . . . . . . 49  
2.3.1. Tính chất nén tổng . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49  
2.3.2. Tính chất nén hiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53  
2.4. Tính chất đan rối . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53  
2.5. Mô hình tạo trạng thái hai mode kết hợp điện tích chẵn và lẻ 55  
Chương 3: Trạng thái con mèo kết cặp phi tuyến điện tích  
và các tính chất phi cổ điển  
66  
3.1. Trạng thái con mèo kết cặp phi tuyến điện tích . . . . . . 67  
3.2. Các tính chất phi cổ điển của trạng thái con mèo kết cặp  
phi tuyến điện tích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71  
3.2.1. Tính chất phản kết chùm bậc cao hai mode . . . . . 71  
3.2.2. Tính chất nén bậc cao hai mode . . . . . . . . . . . 73  
3.2.3. Khảo sát tính chất đan rối . . . . . . . . . . . . . . 75  
Chương 4: Viễn tải lượng tử sử dụng nguồn rối trạng thái  
con mèo kết cặp điện tích và phi tuyến điện tích  
78  
4.1. Định lượng độ rối . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79  
4.2. Viễn tải lượng tử sử dụng nguồn rối trạng thái con mèo kết  
cặp điện tích và phi tuyến điện tích . . . . . . . . . . . . . 85  
4.2.1. Viễn tải lượng tử theo cách đo hiệu tọa độ và tổng  
xung lượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85  
4.2.2. Viễn tải lượng tử theo cách đo tổng số hạt và hiệu pha 92  
KẾT LUẬN  
100  
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC  
GIẢ ĐÃ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN  
103  
104  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
CÁC TỪ VIẾT TẮT  
Từ viết tắt  
Tên đầy đủ tiếng Anh  
Beam Splitter  
Tên đầy đủ tiếng Việt  
BS  
Thiết bị tách chùm  
Trạng thái con mèo kết  
cặp điện tích  
Charge Pair  
CPCS  
Cat State  
CV  
DV  
Continuous Variable  
Discrete Variable  
Biến liên tục  
Biến gián đoạn  
Nonlinear Charge Pair  
Cat State  
Trạng thái con mèo kết  
cặp phi tuyến điện tích  
Dò quang  
NCPCS  
PD  
PS  
Photo-Detector  
Phase Shifter  
Thiết bị dịch pha  
QED  
Quantum Electrodynamics  
Two-Mode Even Charge  
Coherent State  
Điện động lực lượng tử  
Trạng thái hai mode kết hợp  
điện tích chẵn  
TMECCS  
TMENCCS  
TMOCCS  
TMONCCS  
Two-Mode Even Nonlinear  
Charge Coherent State  
Two-Mode Odd Charge  
Coherent State  
Trạng thái hai mode kết hợp  
phi tuyến điện tích chẵn  
Trạng thái hai mode kết hợp  
điện tích lẻ  
Two-Mode Odd Nonlinear  
Charge Coherent State  
Trạng thái hai mode kết hợp  
phi tuyến điện tích lẻ  
DANH SÁCH HÌNH VẼ  
1.1 (a) Thiết bị tách chùm 50:50; (b) Thiết bị dịch pha; (c)  
Phương tiện chéo-Kerr phi tuyến; (d) Đầu dò quang. . . . 35  
2.1 Sự phụ thuộc của hệ số phản kết chùm đơn mode Aea(l)  
Aeb(l) Aao(l) Aob(l) vào |ξ| đối với TMECCS (a) và  
TMOCCS (b), cho q = 0 l = 1, 2, 3, 4. . . . . . . . . . 42  
2.2 Sự phụ thuộc của hệ số phản kết chùm đơn mode Aeb(9) vào  
|ξ| đối với TMECCS, cho l = 9 q = 0, 1, 3, 5. . . . . . . 42  
2.3 Sự phụ thuộc của hệ số phản kết chùm hai mode Aea,b(l) và  
Aoa,b(l) vào |ξ| đối với TMECCS (a) và TMOCCS (b), cho  
q = 0 l = 1, 2, 3, 4. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44  
2.4 Sự phụ thuộc của hệ số phản kết chùm hai mode Aea,b(4) và  
Aoa,b(4) vào |ξ| đối với TMECCS (a) và TMOCCS (b), cho  
l = 4 q = 0, 2, 4, 5. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45  
2.5 Sự phụ thuộc của tham số nén bậc cao hai mode Sab(2, ϕ)  
vào |ξ| đối với TMECCS (đường liền nét) và TMOCCS  
(đường đứt nét), cho q = 0. . . . . . . . . . . . . . . . . . 49  
2.6 Sự phụ thuộc của tham số nén bậc cao hai mode Sab(4, ϕ)  
vào |ξ| đối với TMECCS (đường liền nét) và TMOCCS  
(đường đứt nét), cho q = 0. . . . . . . . . . . . . . . . . . 49  
2.7 Sự phụ thuộc của tham số nén tổng hai mode Se vào |ξ| đối  
với TMECCS, cho q = 2, 3, 4, 5 cos[2(θ ϕ)] = 1. . . 51  
2.8 Sự phụ thuộc của tham số nén tổng hai mode So vào |ξ| đối  
với TMOCCS, cho q = 0, 1, 2, 3 cos[2(θ ϕ)] = 1. . . 51  
2.9 Sự phụ thuộc của tham số nén tổng hai mode Se(o) vào |ξ|  
đối với TMECCS (đường liền nét) và TMOCCS (đường đứt  
nét), cho q = 0 cos[2(θ ϕ)] = 1. . . . . . . . . . . . 52  
2.10 Sự phụ thuộc của hệ số đan rối E vào |ξ| đối với TMECCS  
(đường liền nét) và TMOCCS (đường đứt nét), cho q = 0  
k = 1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54  
2.11 Sơ đồ tạo TMECCS và TMOCCS sử dụng một số cổng  
lượng tử dựa trên các dụng cụ quang bao gồm: thiết bị  
tách chùm 50:50 thứ nhất BS1, thứ hai BS2, thứ ba BS3 và  
thứ tư BS4; các phương tiện chéo-Kerr phi tuyến χ, χ0 và  
χ; các thiết bị dịch pha θ, π/2 và các đầu dò quang D1,  
D2, D3. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56  
2.12 Xác suất Pe (a) và độ trung thực Fe (b) của mô hình  
tạo TMECCS phụ thuộc vào r ≡ |ξ|, q = 0, τ = 103 và  
|α| = 0.5 × 103, 1 × 103, 2 × 103, 5 × 103. . . . . . . . . . . 60  
2.13 Xác suất Po (a) và độ trung thực Fo (b) của mô hình  
tạo TMOCCS phụ thuộc vào r ≡ |ξ|, q = 0, τ = 103 và  
|α| = 0.5 × 103, 1 × 103, 2 × 103, 5 × 103. . . . . . . . . . . 62  
3.1 Sự phụ thuộc của hệ số phản kết chùm bậc cao hai mode  
Aea,b(l, m) Aao,b(l, m) vào |ξ| đối với TMECCS (a) và  
TMOCCS (b) khi chọn f1(n) = 1; đối với TMENCCS (a) và  
TMONCCS (b) khi chọn f2(n) = n, f3(n) = L(n1)(η2)/[(n+  
1)L(n0)(η2)], f4(n) = 1 [s/(1 + n)], cho q = 0, l = 2, m =  
2, η = 0.15 s = 1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72  
3.2 Sự phụ thuộc của tham số nén bậc cao hai mode Sab(2, ϕ)  
vào |ξ| đối với TMECCS (a) và TMOCCS (b) khi chọn  
f1(n) = 1; đối với TMENCCS (a) và TMONCCS (b) khi  
chọn f2(n) = ( n + 2)/(n + 1), f3(n) = L(n1)(η2)/[(n +  
1)L(n0)(η2)], cho q = 0, η = 0.15 k = 1. . . . . . . . . . . 74  
3.3 Sự phụ thuộc của tham số nén bậc cao hai mode Sab(4, ϕ)  
vào |ξ| đối với TMECCS (a) và TMOCCS (b) khi chọn  
f1(n) = 1; đối với TMENCCS (a) và TMONCCS (b) khi  
chọn f2(n) = ( n + 2)/(n + 1), f3(n) = L(n1)(η2)/[(n +  
1)L(n0)(η2)], cho q = 0, η = 0.15 k = 2. . . . . . . . . . . 75  
3.4 Sự phụ thuộc của hệ số đan rối Re Ro vào |ξ| đối với  
TMECCS (a) và TMOCCS (b) khi chọn f1(n) = 1; đối  
với TMENCCS (a) và TMONCCS (b) khi chọn f2(n) =  
n + 2/(n + 1), f3(n) = L(n1)(η2)/[(n + 1)L(n0)(η2)], cho q =  
0, k = 2, η = 0.25 µ = 2. . . . . . . . . . . . . . . . . . 76  
4.1 Sự phụ thuộc của entropy tuyến tính Me(o) vào |ξ| đối với  
TMECCS (đường liền nét) và TMOCCS (đường đứt nét),  
cho q = 0. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81  
4.2 Sự phụ thuộc của entropy tuyến tính Me Mo vào |ξ| đối  
với TMECCS (a) và TMOCCS (b), cho q = 0, 2, 4, 5. . . . 82  
4.3 Sự phụ thuộc của entropy tuyến tính Me Mo vào |ξ| đối  
với TMECCS (a) và TMOCCS (b) khi chọn f1(n) = 1; đối  
với TMENCCS (a) và TMONCCS (b) khi chọn f2(n) = 1−  
[s/(1+n)], f3(n) = µ + n, f4(n) = L1n(η2)/[(1+n)Ln(η2)],  
cho q = 0, η = 0.15, s = 1 µ = 3. . . . . . . . . . . . . . 84  
4.4 Sự phụ thuộc của độ trung thực trung bình Fav vào |ξ| đối  
với TMECCS (đường liền nét) và TMOCCS (đường đứt  
nét), cho q = 0. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 89  
4.5 Sự phụ thuộc của độ trung thực trung bình Fav vào |ξ| đối  
với TMECCS (a) và TMOCCS (b), cho q = 0, 2, 4, 5. . . . 89  
4.6 Sự phụ thuộc của độ trung thực trung bình Fav vào |ξ| đối  
với TMECCS (a) và TMOCCS (b) khi chọn f1(n) = 1; đối  
với TMENCCS (a) và TMONCCS (b) khi chọn f2(n) =  
1 [s/(1 + n)], f3(n) = µ + n f4(n) = L1n(η2)/[(1 +  
n)Ln(η2)], cho q = 0, η = 0.15, s = 1 µ = 3. . . . . . . . 90  
4.7 Sự phụ thuộc của độ trung thực trung bình Fav vào |ξ| đối  
với TMECCS khi chọn f1(n) = 1; đối với TMENCCS khi  
chọn f2(n) = Ln1 (η22)/[(1+n)Ln(η22)] f3(n) = Ln1 (η32)/[(1+  
n)Ln(η32)], cho η2 = 0.3 η3 = 0.45. . . . . . . . . . . . . 91  
4.8 Sự phụ thuộc của độ trung thực trung bình Fav vào |ξ| đối  
với TMECCS (đường liền nét) và TMOCCS (đường đứt  
nét), cho q = 0 |α| = 0.5. . . . . . . . . . . . . . . . . . 95  
4.9 Sự phụ thuộc của độ trung thực trung bình Fav vào |ξ| đối  
với TMECCS (a) và TMOCCS (b), cho q = 0, 2, 4, 5, và  
|α| = 0.5. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 96  
4.10 Sự phụ thuộc của độ trung thực trung bình Fav vào |ξ| đối  
với TMECCS (a) và TMOCCS (b) khi chọn f1(n) = 1; đối  
với TMENCCS (a) và TMONCCS (b) khi chọn f2(n) =  
1 [s/(1 + n)], f3(n) = µ + n f4(n) = L1n(η2)/[(1 +  
n)Ln(η2)], cho q = 0, η = 0.15, s = 1, |α| = 0.5 µ = 3. . 98  
4.11 Sự phụ thuộc của độ trung thực trung bình Fav vào |ξ| đối  
với TMECCS khi chọn f1(n) = 1; đối với TMENCCS khi  
chọn f2(n) = Ln1 (η22)/[(1+n)Ln(η22)] f3(n) = Ln1 (η32)/[(1+  
n)Ln(η32)], cho η2 = 0.25, η3 = 0.35, q = 0 |α| = 0.5. . . 98  
1
MỞ ĐẦU  
1. Lý do chọn đề tài  
Hiện nay khoa học và công nghệ đang phát triển với tốc độ rất  
nhanh, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin liên lạc. Nhu cầu nâng cao  
tốc độ truyền, bảo mật và xử lý thông tin đã nảy sinh chủ đề về tính  
toán và truyền thông lượng tử. Điều này sẽ hứa hẹn một cuộc cách mạng  
mới về kỹ thuật trong tương lai không xa. Trong lĩnh vực xử lý thông  
tin và truyền thông lượng tử, các trạng thái phi cổ điển đóng vai trò  
quan trọng tạo nên những cách thức hoạt động cho hệ thống máy móc.  
Ở đó, các tính chất phi cổ điển của chúng được khai thác nhằm tăng  
tốc độ truyền, xử lý, giảm độ nhiễu hay bảo mật thông tin. Điều đó nói  
lên rằng việc xây dựng các trạng thái phi cổ điển, cách thức tạo ra và  
sử dụng các tính chất phi cổ điển của chúng là cả một vấn đề cần được  
nghiên cứu nghiêm túc và lâu dài.  
Việc đưa ra các trạng thái phi cổ điển có các hiệu ứng phi cổ điển  
mạnh là nhiệm vụ cơ bản khi nghiên cứu về quang lượng tử. Trạng thái  
kết hợp đầu tiên được Glauber và Sudarshan đưa ra trong [52], [114]  
dùng để mô tả tính chất của chùm tia laser. Sau đó, Stoler đã đưa ra  
một kiểu trạng thái mới, được gọi là trạng thái nén [113] và được nghiên  
cứu sử dụng để làm giảm nhiễu tín hiệu. Từ đó hàng loạt các trạng thái  
2
phi cổ điển đã được đề xuất và đem lại rất nhiều ứng dụng. Các trạng  
thái phi cổ điển có tính chất phản kết chùm được sử dụng để tạo ra  
nguồn đơn photon, tính chất đan rối được khai thác trong lĩnh vực của  
thông tin lượng tử như: viễn tải lượng tử (quantum teleportation) [26];  
viễn tạo trạng thái (remote state preparation) [23]; đồng viễn tạo trạng  
thái (joint remote state preparation) [19]; mã đậm (dense coding); mật  
mã lượng tử (quantum cryptography); sửa lỗi lượng tử (quantum error  
correction); hội thoại lượng tử (quantum dialogue) [18]. Nói chung, các  
trạng thái phi cổ điển đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng rất nhiều  
trong các chủ đề khác nhau thuộc cơ học lượng tử, nên chúng vẫn được  
tiếp tục quan tâm và đề xuất mới [39], [51], [104], [107], [117].  
Để ứng dụng được các trạng thái phi cổ điển cho các nhiệm vụ lượng  
tử thì cần phải tạo ra chúng trong thực nghiệm, mà ở đó các hạt có thể  
lan truyền tự do trong không gian. Điều này cũng không phải là một vấn  
đề đơn giản khi khoa học kỹ thuật chưa có những thiết bị đảm bảo yêu  
cầu; các mô hình được đề xuất tạo ra chưa phù hợp; hoặc cũng có thể  
tạo ra được chúng nhưng chỉ tồn tại được trong tinh thể hay bẫy ion.  
Thời gian gần đây, một số mô hình tạo ra các trạng thái phi cổ điển cho  
cả đơn mode và hai mode đã được đề xuất [35], [39], [97], [119], nhiều  
mô hình thực nghiệm tạo ra các trạng thái phi cổ điển đã thành công và  
được đề xuất trong [102], [103], [129], [131]. Những mô hình này được  
đánh giá cao, vì có thể tạo ra được trạng thái phi cổ điển như mong  
muốn chỉ bằng các thiết bị quang đơn giản, có sẵn hoặc dễ chế tạo. Tuy  
vậy số lượng chúng không được nhiều. Điều đó đòi hỏi rằng việc đề xuất  
các mô hình tạo ra trạng thái trong thực nghiệm một cách khả thi, đảm  
bảo các yêu cầu cho nhiệm vụ lượng tử vẫn tiếp tục được quan tâm, đào  
sâu và mang tính cấp thiết cao.  
3
Vận dụng một trạng thái phi cổ điển vào thông tin lượng tử chính  
là sử dụng các tính chất phi cổ điển của chúng vào các thao tác của quá  
trình xử lý thông tin. Dễ thấy rằng tính chất đan rối có nhiều ứng dụng  
đáng được chú ý nhất trong các lĩnh vực truyền tin quang học, chúng  
được sử dụng như một nguồn tài nguyên chung cho cả tính toán lượng  
tử và truyền thông lượng tử. Một ứng dụng đầy tiềm năng của tính chất  
đan rối đó là viễn tải lượng tử, đã được đưa ra lần đầu tiên bởi Bennett  
cùng các cộng sự [22] cho các biến gián đoạn. Các tác giả đã đưa ra một  
giao thức viễn tải lượng tử không kém phần kỳ lạ trong truyền thông tin  
lượng tử, cho phép chuyển giao một trạng thái chưa biết từ vị trí này  
đến vị trí rất xa khác một cách chính xác, rất nhanh và bảo mật tuyệt  
đối. Việc chuyển giao được thực hiện bằng cách sử dụng một hệ đan rối  
cùng một kênh thông tin cổ điển. Sau đó, giao thức viễn tải cho các biến  
liên tục được đề xuất bởi Vaidman [120]. Trên cơ sở này, Braunstein và  
Kimble [26] đã đưa ra giao thức mà nó có thể được thực hiện gần với  
thực nghiệm hơn. Thực tế, các nghiên cứu đã cho thấy một giao thức  
viễn tải được đề xuất chỉ sử dụng cho một loại trạng thái phi cổ điển  
dùng làm nguồn rối. Do đó, việc nghiên cứu đưa ra giao thức viễn tải sử  
dụng được nhiều trạng thái phi cổ điển khác nhau hoặc dùng trạng thái  
phi cổ điển có các tham số phù hợp để cải thiện chất lượng quá trình  
viễn tải là rất cần thiết và cấp bách.  
Nói chung, các trạng thái phi cổ điển cùng các tính chất phi cổ điển  
của nó cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa. Về lý thuyết, việc  
nghiên cứu các tính chất phi cổ điển của những trạng thái phi cổ điển  
mới, góp phần cùng các nhà thực nghiệm đưa ra những cơ chế mới, áp  
dụng vào các lĩnh vực khoa học hiện đại như lý thuyết chất rắn, quang  
lượng tử, tính toán lượng tử, thông tin lượng tử là rất cần thiết, hữu ích,  
4
mới mẻ và mang tính thời sự cao. Do đó, chúng tôi chọn đề tài "Khảo  
sát các tính chất phi cổ điển và vận dụng các trạng thái phi cổ  
điển vào thông tin lượng tử". Trạng thái phi cổ điển mới được đề  
xuất là trạng thái con mèo kết cặp phi tuyến điện tích, đó là trạng thái  
tổng quát của họ các trạng thái hai mode kết hợp điện tích như trạng  
thái hai mode kết hợp điện tích chẵn và lẻ, trạng thái con mèo kết cặp  
điện tích, trạng thái hai mode kết hợp phi tuyến điện tích chẵn và lẻ.  
Những tính chất phi cổ điển của các trạng thái trên được khảo sát cụ thể  
trong luận án. Chúng tôi đề xuất một mô hình tạo trạng thái hai mode  
kết hợp điện tích chẵn và lẻ, đồng thời khảo sát mức độ thành công của  
mô hình này. Trạng thái con mèo kết cặp điện tích và phi tuyến điện  
tích được sử dụng làm nguồn rối để viễn tải một trạng thái kết hợp, sau  
đó xét mức độ thành công của quá trình viễn tải này.  
2. Mục tiêu nghiên cứu  
Mục tiêu chính của đề tài là khảo sát các tính chất phi cổ điển của  
trạng thái hai mode kết hợp điện tích chẵn và lẻ, đồng thời đề xuất mô  
hình tạo trạng thái này. Đề xuất trạng thái phi cổ điển mới, đó là trạng  
thái con mèo kết cặp phi tuyến điện tích, khảo sát các tính chất phi cổ  
điển của chúng, sau đó sử dụng trạng thái con mèo kết cặp điện tích và  
phi tuyến điện tích làm nguồn rối để thực hiện quá trình viễn tải lượng  
tử. Mục tiêu này được được triển khai cụ thể như sau:  
Khảo sát các tính chất phi cổ điển của trạng thái hai mode kết hợp  
điện tích chẵn và lẻ dựa vào điều kiện của các hệ số phản kết chùm, các  
tham số nén và hệ số đan rối. Đề xuất mô hình tạo trạng thái này, sau  
đó khảo sát chi tiết mối liên hệ giữa độ trung thực và xác suất thành  
5
công của mô hình tạo.  
Đề xuất trạng thái phi cổ điển mới, đó là trạng thái con mèo kết cặp  
phi tuyến điện tích bằng việc định nghĩa trạng thái; xây dựng phương  
trình trạng thái, đồng thời khảo sát các tính chất phi cổ điển của chúng  
dựa vào các điều kiện của hệ số phản kết chùm, tham số nén và hệ số  
đan rối.  
Xác định độ trung thực trung bình của quá trình viễn tải lượng tử  
khi sử dụng nguồn rối là trạng thái con mèo kết cặp điện tích và phi  
tuyến điện tích đã được định lượng độ rối, từ đó chứng minh được các  
trạng thái này có tác dụng tích cực trong việc cải thiện độ trung thực  
trung bình của quá trình viễn tải.  
3. Nội dung nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu  
Với mục tiêu đã đề ra như trên, đề tài tập trung vào ba nội dung  
chính:  
Khảo sát các tính chất phi cổ điển của trạng thái hai mode kết hợp  
điện tích chẵn và lẻ bao gồm: tính chất phản kết chùm bậc cao; tính  
chất nén bậc cao; tính chất nén tổng; tính chất nén hiệu; tính chất đan  
rối. Đề xuất mô hình tạo trạng thái trên bao gồm việc: khảo sát sơ đồ  
tạo trạng thái bằng các dụng cụ quang thông thường như thiết bị tách  
chùm, phương tiện chéo-Kerr phi tuyến, thiết bị dịch pha và đầu dò  
quang; khảo sát độ trung thực và xác suất thành công của mô hình tạo.  
Định nghĩa và xây dựng phương trình trạng thái con mèo kết cặp  
phi tuyến điện tích, sau đó khảo sát các tính chất phi cổ điển của trạng  
thái này bao gồm: tính chất phản kết chùm bậc cao; tính chất nén bậc  
6
cao; và tính chất đan rối.  
Định lượng độ rối của trạng thái con mèo kết cặp điện tích và phi  
tuyến điện tích, sử dụng các trạng thái này làm nguồn rối để viễn tải  
một trạng thái kết hợp theo hai cách: đo đồng thời hiệu tọa độ và tổng  
xung lượng; đo đồng thời tổng số hạt và hiệu pha.  
Trong các nghiên cứu của luận án, việc đưa ra biểu thức giải tích  
của các hệ số đặc trưng cho các tính chất của các trạng thái phi cổ điển  
đã được đề cập xem xét, sau đó vẽ đồ thị và thực hiện các phép tính số  
với các biểu thức giải tích tìm được, trên cơ sở đó đưa ra các kết luận  
cần thiết. Chúng tôi sẽ nhắc đến việc chọn các tham số và pha trong  
từng nội dung cụ thể mỗi khi sử dụng để tính toán và biện luận.  
4. Phương pháp nghiên cứu  
Vận dụng các kiến thức lý thuyết đã học về vật lý lượng tử, phương  
pháp lý thuyết lượng tử hóa lần thứ hai và phương pháp thống kê lượng  
tử để đưa ra biểu thức giải tích của các hệ số và tham số biểu diễn các  
tính chất phi cổ điển, độ trung thực và xác suất thành công của việc  
tạo ra trạng thái phi cổ điển cũng như của quá trình viễn tải. Sử dụng  
phương pháp tính số và vẽ đồ thị bằng phần mềm Mathematica, sau đó  
biện luận các kết quả giải tích thu được.  
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài  
Đề tài đóng góp một phần quan trọng trong việc khảo sát các tính  
chất phi cổ điển và đề xuất trạng thái con mèo kết cặp phi tuyến điện  
tích; đề xuất mô hình tạo trạng thái hai mode kết hợp điện tích chẵn  
7
và lẻ. Kết quả thu được trong quá trình viễn tải biến liên tục sử dụng  
nguồn rối là trạng thái con mèo kết cặp điện tích và phi tuyến điện tích,  
cho thấy độ trung thực và mức độ thành công sẽ được cải thiện nếu biết  
sử dụng phép đo phù hợp cũng như việc thay đổi các tham số trạng thái  
và các hiệu ứng phi tuyến hợp lý.  
6. Cấu trúc của luận án  
Ngoài trang phụ bìa, lời cảm ơn, lời cam đoan, mục lục, các từ viết  
tắt, danh sách hình vẽ, luận án được chia làm ba phần: mở đầu, nội  
dung và kết luận, trong phần nội dung có các chương như sau:  
Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết về các khái niệm, khảo sát liên  
quan đến trạng thái kết hợp và các trạng thái phi cổ điển, tóm tắt một  
số tính chất phi cổ điển bậc cao của các trạng thái phi cổ điển, tiêu  
chuẩn dò tìm đan rối, viễn tải lượng tử biến liên tục và giới thiệu một  
số dụng cụ quang.  
Chương 2 trình bày việc khảo sát các tính chất phi cổ điển bậc cao  
của trạng thái hai mode kết hợp điện tích chẵn và lẻ bao gồm tính chất  
phản kết chùm bậc cao, tính chất nén bậc cao, tính chất nén tổng, tính  
chất nén hiệu, tính chất đan rối và đề xuất mô hình tạo trạng thái hai  
mode kết hợp điện tích chẵn và lẻ.  
Chương 3 đề xuất một trạng thái phi cổ điển mới, đó là trạng thái  
con mèo kết cặp phi tuyến điện tích và khảo sát một số tính chất phi cổ  
điển của trạng thái này bao gồm tính chất phản kết chùm bậc cao hai  
mode, tính chất nén bậc cao hai mode và tính chất đan rối.  
Chương 4 trình bày về định lượng độ rối của trạng thái con mèo kết  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 132 trang yennguyen 30/03/2022 3300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Khảo sát các tính chất phi cổ điển và vận dụng các trạng thái phi cổ điển vào thông tin lượng tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfluan_an_khao_sat_cac_tinh_chat_phi_co_dien_va_van_dung_cac_t.pdf