Luận án Chế tạo vật liệu CdSe/CdS cấu trúc nano dạng tetrapod và nghiên cứu tính chất quang của chúng

MỞ ĐẦU  
Trong những năm gần đây các nano tinh thể (NC) bán dẫn và cấu trúc  
nano bán dẫn dị chất đã đƣợc ứng dụng để nghiên cứu chế tạo các linh kiện  
quang, điện nhƣ diot phát quang [8, 103], laser [25, 52], nguồn phát đơn  
photon [12], đầu thu quang [4, 30], bộ nhớ dữ liệu quang [24], transistor  
[117], cảm biến nhiệt độ [76], pin mặt trời [89], cũng nhƣ đƣợc sử dụng để  
đánh dấu sinh học và hiện ảnh tế bào [27], v.v... Tính chất quang của NC bán  
dẫn bị chi phối bởi kích thƣớc, hình dạng, thành phần hóa học và cấu trúc tinh  
thể. Việc kết hợp đồng thời các yếu tố này trong cùng một cấu trúc nano đang  
là hƣớng nghiên cứu đƣợc quan tâm hiện nay cả về công nghệ chế tạo và khoa  
học cơ bản nhằm mở rộng hơn nữa khả năng ứng dụng của lớp vật liệu quan  
trọng này.  
NC dạng tetrapod (TP) trên cơ sở các hợp chất bán dẫn A2B6 là một  
trong các đối tƣợng vật liệu đƣợc kỳ vọng cho các mục đích ứng dụng khác  
nhau. TP bao gồm lõi dạng cầu có cấu trúc lập phƣơng giả kẽm (ZB) và bốn  
nhánh có cấu trúc lục giác (WZ) sắp xếp đối xứng trong không gian. Tùy  
thuộc vào cấu trúc vùng năng lƣợng mà các hạt tải điện trong TP có thể bị  
giam giữ ba chiều (3D) trong lõi hoặc 2 chiều (2D) trong các nhánh. Khác với  
TP đồng chất cấu trúc vùng năng lƣợng của TP dị chất không chỉ phụ thuộc  
vào kích thƣớc của lõi và các nhánh mà còn phụ thuộc vào các vật liệu bán  
dẫn đƣợc sử dụng và phân bố của các nguyên tố hóa học.  
Hiện nay một số vấn đề về công nghệ chế tạo TP còn chƣa rõ ràng nhƣ  
ảnh hƣởng của điều kiện chế tạo đến cấu trúc tinh thể của NC lõi, nguyên  
nhân gây ra sự chuyển pha từ cấu trúc ZB sang cấu trúc WZ để tạo thành các  
nhánh, sự thay đổi kích thƣớc của lõi và các nhánh trong quá trình phát triển  
TP, … Tƣơng tự, bản chất các chuyển dời quang sự thay đổi các đặc trƣng  
phát xạ trong mối liên quan với kích thƣớc, cấu trúc vùng năng lƣợng, công  
1
suất kích thích quang và nhiệt độ, … cũng là các vấn đề cần đƣợc làm rõ.  
Thực tế trên là những trở ngại lớn cho việc chủ động chế tạo các TP theo thiết  
kế và điều khiển tính chất quang của chúng. Chình vì lý do này nên chúng tôi  
đề xuất đề tài luận án “Chế tạo vật liệu CdSe/CdS cấu trúc nano dạng  
tetrapod và nghiên cứu tính chất quang của chúng”.  
Năm 2010 tiến sĩ Lê Bá Hải đã bảo vệ luận án về đề tài “Chế tạo và  
nghiên cứu tính chất quang của một số cấu trúc lượng tử trên cơ sở CdSe.  
Cho đến nay đây vẫn là luận án tiến sĩ duy nhất tại Việt Nam nghiên cứu về  
NC bán dẫn dạng TP. TP CdSe là một trong các đối tƣợng nghiên cứu trong  
luận án của tiến sĩ Lê Bá Hải và tính chất quang của đã đƣợc thảo luận dựa  
trên công bố của nhóm Tari [116]. Tuy nhiên các bằng chứng thực nghiệm  
đƣợc công bố năm 2011 về cấu trúc tinh thể của miền tiếp giáp lõi/nhánh [62]  
dẫn đến hệ quả là qui tắc chọn lọc đối xứng đối với chuyển dời quang trong  
TP bị vi phạm, và do đó bản chất các chuyển dời quang trong TP cần đƣợc  
xem xét lại. Vấn đề này đã đƣợc đƣa vào trong luận án nhƣ phần tiếp nối các  
kết quả nghiên cứu trƣớc đây của tiến sĩ Lê Bá Hải.  
Mục đích của luận án  
1. Tạo ra các cấu trúc nano dị chất dạng TP với phát xạ đƣợc tăng cƣờng  
hoặc có khả năng phát xạ các exciton với năng lƣợng khác nhau.  
2. Làm rõ bản chất các chuyển dời quang trong TP.  
3. Làm sáng tỏ ảnh hƣởng của công suất kích thích quang và nhiệt độ lên  
các đặc trƣng phát xạ của TP.  
Nội dung nghiên cứu  
1. Ảnh hƣởng của điều kiện chế tạo đến cấu trúc tinh thể của lõi CdSe. Sự  
thay đổi kích thƣớc của lõi và các nhánh trong quá trình phát triển TP.  
Tìm giải pháp công nghệ đơn giản, tiết kiệm để chủ động chế tạo TP dị  
chất theo thiết kế với hiệu suất cao.  
2
2. Bản chất các chuyển dời quang trong TP. Sự phụ thuộc các đặc trƣng  
quang phổ của TP vào kích thƣớc. Ảnh hƣởng của công suất kích thích  
quang đến các đặc trƣng phát xạ. Hiện tƣợng chống dập tắt huỳnh  
quang do nhiệt độ hiện tƣợng dập tắt huỳnh quang tại nhiệt độ thấp.  
Phương pháp nghiên cứu  
Nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp thực nghiệm. Các mẫu  
nghiên cứu đƣợc chế tạo bằng phƣơng pháp hóa ƣớt trong dung môi không  
liên kết octadecene (ODE). Ảnh hƣởng của điều kiện chế tạo đến cấu trúc tinh  
thể của NC CdSe đƣợc khảo sát trong hệ phản ứng ODE-axit oleic (OA) tại  
các nhiệt độ và nồng độ OA khác nhau. Ba giải pháp công nghệ và hai qui  
trình chế tạo nhánh CdS từ lõi CdSe đã đƣợc thử nghiệm.  
Hình dạng, kích thƣớc, cấu trúc tinh thể và đặc trƣng quang phổ của  
các mẫu đƣợc khảo sát bằng các phƣơng pháp nhƣ hiển vi điện tử truyền qua  
(TEM), nhiễu xạ tia X (XRD), hấp thụ quang, quang huỳnh quang (PL) và  
kích thích quang huỳnh quang (PLE). Tính chất huỳnh quang của các mẫu  
đƣợc nghiên cứu dựa trên số liệu đo phổ PL theo công suất kích thích quang  
và nhiệt độ. Các kết quả thực nghiệm đƣợc thảo luận trong mối liên quan với  
điều kiện chế tạo và đƣợc so sánh với kết quả công bố của các tác giả khác để  
rút ra các thông tin khoa học cần thiết.  
Ý nghĩa khoa học của luận án  
Các kết quả nghiên cứu đã tạo ra cấu trúc nano mới là TPQW và góp  
phần giải quyết một vài vấn đề về công nghệ chế tạo và tính chất quang của  
TP nhƣ vai trò của OA và tri-n-octylphosphine (TOP) đối với cấu trúc tinh thể  
của NC CdSe, cơ chế thay đổi kích thƣớc lõi và các nhánh trong quá trình  
phát triển của TP, bản chất các chuyển dời quang trong TP, sự phụ thuộc các  
đặc trƣng quang phổ của TP vào kích thƣớc, công suất kích thích quang và  
nhiệt độ trong mối liên quan với cấu trúc vùng năng lƣợng.  
3
Bố cục của luận án  
Luận án gồm 134 trang, 81 đồ thị, hình vẽ, 07 bảng, 1 phụ lục và 135  
tài liệu tham khảo. Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung luận án đƣợc chia  
thành bốn chƣơng:  
Chương 1 (29 trang) đề cập một số vấn đề về công nghệ hóa ƣớt sử  
dụng kỹ thuật bơm nóng để chế tạo TP trên cơ sở các hợp chất bán dẫn A2B6,  
cụ thể là cơ chế tạo thành NC dạng TP, ảnh hƣởng của điều kiện chế tạo đến  
cấu trúc tinh thể và các kỹ thuật chế tạo TP đồng chất và TP dị chất. Tính chất  
quang của TP đƣợc trình bày trong mối liên quan với cấu trúc điện tử, công  
suất kích thích quang và nhiệt độ mẫu.  
Chương 2 (14 trang) trình bày các giải pháp công nghệ và thực nghiệm  
đã tiến hành để nghiên cứu chế tạo TP đồng chất, TP dị chất và tetrapod-giếng  
lƣợng tử (TPQW) trên cơ sở các hợp chất bán dẫn CdSe và CdS. Phần thứ hai  
của chƣơng đề cập các phƣơng pháp khảo sát đặc trƣng của vật liệu, điều kiện  
đo và các thông tin cần thiết.  
Chương 3 (26 trang) trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu các vấn  
đề còn chƣa rõ ràng về công nghệ chế tạo TP đồng chất, TP dị chất và TPQW  
trên cơ sở các hợp chất bán dẫn CdSe và CdS.  
Chương 4 (36 trang) trình bày tính chất quang phổ của TP CdSe, TP  
CdSe/CdSe1-xSx, TPQW lõi(ZB-CdSe)/nhánh(WZ-CdSe/CdSe1-xSx/CdSe1-ySy/  
/CdSe1-zSz) có kích thƣớc khác nhau và sự phụ thuộc các đặc trƣng phát xạ  
của chúng vào công suất kích thích quang và nhiệt độ. Bản chất các chuyển  
dời quang trong TP, sự phụ thuộc cƣờng độ của hai đỉnh huỳnh quang vào  
kích thƣớc và công suất kích thích quang, sự tái chuẩn hóa vùng cấm, sự  
truyền hạt tải trong TPQW, ứng suất trong cấu trúc nano dị chất, hiện tƣợng  
chống dập tắt huỳnh quang do nhiệt độ và hiện tƣợng dập tắt huỳnh quang tại  
các nhiệt độ thấp đã đƣợc phân tích và thảo luận trong chƣơng này.  
4
CHƢƠNG 1  
TỔNG QUAN VỀ CHẾ TẠO VÀ  
TÍNH CHẤT QUANG CỦA TETRAPOD  
Chƣơng 1 đề cập một số vấn đề của công nghệ hóa ƣớt sử dụng kỹ  
thuật bơm nóng để chế tạo TP trên cơ sở các hợp chất bán dẫn A2B6, cụ thể là  
cơ chế tạo thành NC dạng TP, ảnh hƣởng của điều kiện chế tạo đến cấu trúc  
tinh thể và các kỹ thuật chế tạo TP đồng chất và TP dị chất. Tính chất quang  
của TP đƣợc trình bày trong mối liên quan với cấu trúc điện tử, công suất kích  
thích quang và nhiệt độ mẫu.  
1.1. Chế tạo  
1.1.1. Các cơ chế tạo thành tetrapod  
Hình 1.1 là minh họa 3D của NC dạng TP. Về mặt hình học TP bao  
gồm lõi có dạng cầu và bốn nhánh sắp xếp đối xứng trong không gian. NC  
dạng bốn nhánh đƣợc gọi là TP đồng chất nếu đƣợc tạo thành từ cùng một vật  
liệu và đƣợc gọi là TP dị chất nếu đƣợc tạo thành từ các vật liệu khác nhau.  
Hình 1.1. Hình không gian của NC dạng TP.  
Cho đến nay có hai cơ chế đƣợc đề xuất để giải thích sự tạo thành NC  
dạng TP.  
Cơ chế thứ nhất: Trong trƣờng hợp các vi tinh thể có cấu trúc WZ thì việc gắn  
kết tám vi tinh thể theo cách đƣợc chỉ ra trên Hình 1.2 và tốc độ phát triển  
5
1
tinh thể nhanh theo hƣớng [000 ] sẽ tạo ra các NC dạng TP. Cơ chế này cho  
phép giải thích sự tạo thành TP CdTe khi sử dụng axit methylphosphonic  
(MPA) và octadecylphosphonic (ODPA) với tỉ lệ mol MPA:ODPA cao [16].  
Hình 1.2. hình giải thích sự tạo thành  
TP từ các vi tinh thể có cấu trúc WZ [16].  
Cơ chế thứ hai: Trong trƣờng hợp vi tinh thể có cấu trúc ZB thì sự chuyển pha  
cấu trúc từ ZB sang WZ có thể xảy ra trên bốn mặt tinh thể (111) của cấu trúc  
ZB do sai khác hằng số mạng tinh thể nhỏ giữa mặt (111) của cấu trúc ZB và  
mặt (000  
1
) của cấu trúc WZ. Trong giai đoạn tiếp theo sự phát triển nhanh  
] so với các hƣớng tinh thể  
của vi tinh thể có cấu trúc WZ theo hƣớng [000  
1
khác sẽ tạo ra bốn nhánh của TP. Sự phát triển tinh thể dị hƣớng từ vi tinh thể  
ban đầu có cấu trúc ZB theo cơ chế thứ hai đƣợc minh họa trên Hình 1.3(a).  
Hình 1.3(b) là ảnh hiển vi điện tử truyền qua phân giải cao (HRTEM) của TP  
CdSe đƣợc quan sát theo hƣớng [111] của NC lõi. Trên mặt phẳng của ảnh  
HRTEM ba nhánh I, II và III của TP cách đều nhau một góc 120o, còn nhánh  
thứ tƣ bị che khuất bởi lõi.  
Hầu hết các kết quả nghiên cứu TP đƣợc chế tạo bằng phƣơng pháp hóa  
ƣớt đều cho thấy TP thƣờng đƣợc tạo thành theo cơ chế thứ hai [32, 58, 115,  
126]. Điều đó có nghĩa rằng để chế tạo TP thì trƣớc hết phải tạo đƣợc lõi có  
cấu trúc ZB. Tuy nhiên vì phần lớn các vật liệu bán dẫn thuộc nhóm A2B6 có  
thể kết tinh ở cả hai pha ZB và WZ nên việc chủ động chế tạo NC có cấu trúc  
6
tinh thể mong muốn là không dễ dàng, đặc biệt đối với vật liệu CdSe do sai  
khác năng lƣợng giữa các pha cấu trúc ZB và WZ của nó là khá nhỏ (~1,4  
meV/nguyên tử [74, 130]). Nhằm mục đích chế tạo NC CdSe có cấu trúc ZB  
(đƣợc viết tắt là NC ZB-CdSe), trong phần tiếp theo sẽ trình bày ảnh hƣởng  
của điều kiện chế tạo đến cấu trúc tinh thể của NC CdSe.  
Hình 1.3. (a) Minh họa cơ chế tạo thành TP CdSe [73]; (b) ảnh HRTEM  
của TP CdSe với lõi có cấu trúc ZB và các nhánh có cấu trúc WZ [92].  
1.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng và ligand đến cấu trúc tinh thể  
Hiện nay mối liên quan giữa điều kiện chế tạo và sự tạo thành các pha  
cấu trúc khác nhau của NC thuộc nhóm vật liệu bán dẫn A2B6 còn chƣa rõ  
ràng. Các công bố trƣớc đây cho thấy cấu trúc tinh thể của NC bị chi phối bởi  
kích thƣớc [57], nhiệt độ phản ứng [28, 36, 78], hoặc đặc tính hóa học của các  
phân tử hữu cơ trong dung môi phản ứng [6, 85, 108].  
Trên Hình 1.4 trình bày kết quả nghiên cứu sự phụ thuộc năng lƣợng  
của các cấu trúc ZB và WZ vào đƣờng kính trung bình của NC CdSe. Năng  
lƣợng của pha WZ luôn nhỏ hơn năng lƣợng của pha ZB. Về mặt nhiệt động  
học điều đó có nghĩa WZ là pha bền, còn ZB là pha giả bền. Sự giảm kích  
thƣớc làm tăng năng lƣợng của NC CdSe, tuy nhiên không gây ra sự chuyển  
pha cấu trúc tinh thể [57].  
7
Hình 1.4. Sự phụ thuộc năng lượng tự do vào đường kính trung bình của NC  
CdSe có cấu trúc ZB (đường liền nét) và cấu trúc WZ (đường đứt nét) [57].  
Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của điều kiện chế tạo đến cấu trúc tinh thể  
cho thấy các NC CdSe chế tạo tại nhiệt độ cao thƣờng có cấu trúc WZ nhƣ  
đƣợc chỉ ra bởi giản đồ XRD trên Hình 1.5. Kích thƣớc NC lớn và liên kết  
yếu của ligand với bề mặt tinh thể khi chế tạo tại nhiệt độ cao có thể là nguyên  
nhân dẫn đến sự tạo thành cấu trúc WZ do cấu trúc này là pha bền về mặt nhiệt  
động học [83, 84, 99]. Trong khi đó pha cấu trúc giả bền ZB thƣờng nhận đƣợc  
khi chế tạo NC CdSe tại các nhiệt độ thấp hơn (  
240oC) [15, 78].  
Hình 1.5. Giản đồ XRD của NC CdSe được chế tạo tại  
các nhiệt độ khác nhau trong khoảng 345-370oC [102].  
8
Tuy nhiên khi chế tạo NC CdSe tại các nhiệt độ thấp thì nhiệt độ phản  
ứng và ligand có thể không ảnh hƣởng một cách độc lập đến cấu trúc tinh thể  
do liên kết của ligand với bề mặt NC trở nên mạnh hơn. Sự liên kết chọn lọc  
với các mặt tinh thể nhất định của một số loại ligand nhƣ axit phosphonic, axit  
carboxylic, amine [75, 101, 131] có thể có tác dụng nhƣ các “khuôn mềm” khác  
nhau và tạo ra cấu trúc tinh thể ZB hoặc WZ. Do đó cần phải tính đến vai trò của  
ligand đối với cấu trúc tinh thể khi chế tạo NC CdSe tại các nhiệt độ thấp.  
Trong nhiều thực nghiệm chế tạo NC CdSe bằng phƣơng pháp hóa ƣớt  
thì TOP và OA thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ các ligand cho các tiền chất Se và  
Cd, nhƣng vai trò của chúng đối với cấu trúc tinh thể của NC CdSe còn chƣa  
rõ ràng. Hình 1.6 trình bày giản đồ XRD của các mẫu NC CdSe đƣợc chế tạo  
tại 230oC trong các hệ phản ứng chứa ODE, OA, có và không có TOP, có và  
không có axit bis(2,2,4-trimethylpentyl)phosphinic (TMPPA). Kết quả nhận  
đƣợc cho thấy cấu trúc WZ của NC CdSe bị chi phối bởi TMPPA, trong khi  
đó OA đóng vai trò quyết định tạo ra cấu trúc ZB của NC CdSe [42].  
Hình 1.6. Giản đồ XRD của NC CdSe được chế tạo tại 230oC trong hệ  
phản ứng bao gồm ODE, OA và: (a) TMPPA-TOPSe; (b) TMPPA-không  
TOP; (c) không TMPPA-không TOP; và (d) không TMPPA-có TOP [42].  
9
Tƣơng tự, kết quả nghiên cứu của Char và các cộng sự cũng cho thấy  
NC CdSe đƣợc chế tạo khi sử dụng OA thƣờng có cấu trúc ZB do ligand  
oleate có tác dụng ổn định pha cấu trúc này [58]. Trên Hình 1.7 trình bày giản  
đồ XRD của NC CdSe đƣợc chế tạo tại 270oC trong dung môi ODE khi sử  
dụng các tiền chất cadmium oleate và ODE-Se.  
Hình 1.7. Giản đồ XRD của NC CdSe được chế  
tạo khi sử dụng cadmium oleate và ODE-Se [58].  
Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của nhóm Sarma lại cho thấy vai trò  
hoàn toàn khác của TOP và OA đối với cấu trúc tinh thể của NC CdSe, cụ thể  
là TOP có tác dụng ổn định pha cấu trúc ZB (Hình 1.8), trong khi đó OA có  
tác dụng ổn định pha cấu trúc WZ [85].  
Hình 1.8. Giản đồ XRD của NC CdSe  
được chế tạo khi sử dụng TOPSe [85].  
Quan sát thực nghiệm này phù hợp với kết quả tính năng lƣợng liên kết  
của các phân tử TOP và OA trên các mặt tinh thể của cấu trúc ZB và WZ theo  
lý thuyết hàm mật độ [85, 108]. Tác dụng ổn định pha cấu trúc WZ của OA  
10  
đƣợc rút ra dựa trên năng lƣợng liên kết của phân tử OA trên mặt tinh thể  
(10  
1
0) của cấu trúc WZ lớn hơn so với năng lƣợng liên kết của phân tử OA  
trên mặt tinh thể (111B) của cấu trúc ZB. Trái lại TOP có tác dụng ổn định  
pha cấu trúc ZB do năng lƣợng liên kết của phân tử TOP trên mặt tinh thể  
(001) của cấu trúc ZB lớn hơn năng lƣợng liên kết của phân tử TOP trên mặt  
tinh thể (0001A) của cấu trúc WZ (Hình 1.9).  
Hình 1.9. Năng lượng liên kết của TOP và OA trên các mặt tinh thể  
khác nhau của cấu trúc ZB và WZ. Các chữ cái “A” và “B” ở trục  
hoành được sử dụng để chỉ các mặt tinh thể giàu Se và giàu Cd [108].  
1.1.3. Kỹ thuật chế tạo tetrapod đồng chất và tetrapod dị chất  
Theo cơ chế thứ hai đƣợc trình bày trong Mục 1.1.1 thì để chế tạo NC  
dạng TP trƣớc hết phải tạo đƣợc lõi có cấu trúc ZB và sau đó tạo bốn nhánh có  
cấu trúc WZ phát triển từ bốn mặt tinh thể (111) của lõi. Cho đến nay các kỹ  
thuật khác nhau đã đƣợc áp dụng để chế tạo các TP đồng chất và TP dị chất.  
Tetrapod đồng chất  
Do vật liệu của lõi và các nhánh giống nhau nên TP đồng chất thƣờng  
đƣợc chế tạo theo qui trình một bƣớc, tức là lõi và các nhánh của TP đƣợc chế  
tạo liên tiếp trong cùng một dung môi phản ứng. Kỹ thuật chế tạo này dựa  
11  
trên sự thăng bằng rất dễ bị phá vỡ giữa các pha cấu trúc ZB và WZ. Nhằm  
mục đích chế tạo TP với hiệu suất cao và chủ động điều khiển kích thƣớc của  
nó phần này sẽ trình bày ảnh hƣởng của hoạt tính hóa học monomer đến hình  
dạng NC.  
Sự phát triển dị hƣớng của NC bị chi phối mạnh bởi hoạt tính hóa học  
của monomer. Hoạt tính hóa học của monomer bị giảm đi trong các trƣờng  
hợp sau: (i) nồng độ monomer trong dung dịch phản ứng thấp; (ii) ligand liên  
kết mạnh với ion tiền chất; (iii) ligand có kích thƣớc phân tử lớn; và (iv) nồng  
độ ligand cao [72, 92, 95-97, 133, 134]. Đồng thời vai trò của ligand đƣợc thể  
hiện rõ rệt hơn khi sử dụng dung môi không liên kết (ví dụ nhƣ ODE) để chế  
tạo NC bằng phƣơng pháp hóa ƣớt [133].  
Trong trƣờng hợp NC CdSe đƣợc chế tạo khi sử dụng các ligand  
hexadecylamine (HDA) và octadecylamine (ODA) thì hình dạng của nó thay  
đổi từ dạng cầu, hạt gạo sang dạng thanh (RD) và cuối cùng là dạng TP khi  
tăng nồng độ monomer trong dung dịch phản ứng từ thấp đến rất cao (Hình  
1.10). Thế hóa học lớn của monomer tại các nồng độ cao đƣợc cho là nguyên  
nhân dẫn đến sự tạo thành pha cấu trúc WZ, và sự tạo thành các NC dị hƣớng  
là hệ quả phát triển tinh thể nhanh theo trục c của cấu trúc WZ.  
Hình 1.10. Sự thay đổi hình dạng của NC CdSe phụ thuộc  
vào nồng độ monomer trong dung dịch phản ứng [95].  
12  
Yu và các cộng sự đã nghiên cứu ảnh hƣởng của các tổ hợp ligand khác  
nhau lên hình dạng của NC CdTe đƣợc chế tạo trong ODE [134]. Nhƣ có thể  
thấy trên Hình 1.11 NC CdTe đều có dạng cầu khi sử dụng các tổ hợp ligand:  
OA-tributylphosphine (TBP), axit octadecylphosphonic (ODPA)-TBP và  
ODPA-TOP (trong đó OA và ODPA là ligand của Cd, TBP và TOP là ligand  
của Te). Nhƣng nếu sử dụng tổ hợp ligand OA-TOP thì NC CdTe sẽ có dạng  
RD hoặc TP phụ thuộc vào nồng độ nomomer trong dung dịch phản ứng.  
Hình 1.11. Hình dạng của NC CdTe khi sử  
dụng các tổ hợp ligand khác nhau [134].  
Kết quả khảo sát hình dạng NC trên các Hình 1.10 và 1.11 cho thấy vai  
trò quan trọng của nồng độ monomer và loại ligand đối với sự tạo thành NC  
đồng chất dạng TP.  
Một số giải pháp công nghệ cũng đã đƣợc đề xuất để không chỉ chế tạo  
TP CdSe với hiệu suất cao mà còn chủ động thay đổi kích thƣớc lõi và các  
13  
nhánh của TP. Một trong các giải pháp là chế tạo TP CdSe trong môi trƣờng  
có tính axit. Sự có mặt proton (H+) trong dung môi phản ứng không chỉ giúp  
cho việc tạo mầm tinh thể có cấu trúc ZB mà còn tạo điều kiện thuận lợi để  
phát triển bốn nhánh có cấu trúc WZ từ bốn mặt tƣơng đƣơng (111) của NC  
lõi do các mặt tinh thể này không bị thụ động hóa bởi proton [92]. Đáng chú ý  
là công bố gần đây về chế tạo TP CdSe có hình dạng đồng đều theo qui trình  
hai bƣớc [58]. Các NC lõi có cấu trúc ZB đƣợc chế tạo khi sử dụng cadmium  
oleate và ODE-Se trong dung môi ODE. Sau đó các nhánh của TP đƣợc tạo ra  
bằng cách sử dụng ligand halide và bơm liên tục dung dịch tiền chất ở tốc độ  
cao để đảm bảo sự phát triển dị hƣớng của NC. Sự thay thế ligand oleate bởi  
ligand halide đã phá vỡ sự ổn định của pha ZB và gây ra sự chuyển pha sang  
cấu trúc WZ bền hơn trên các mặt (111) của NC lõi. Kích thƣớc của TP CdSe  
đƣợc thay đổi bằng cách thay đổi nhiệt độ, thời gian phản ứng và tốc độ bơm  
tiền chất. Trên các Hình 1.12(a) và 1.12(b) trình bày ảnh TEM của các TP  
CdSe có kích thƣớc khác nhau, ảnh hƣởng của nhiệt độ phản ứng và tốc độ  
bơm dung dịch tiền chất đến tỉ số chiều dài/đƣờng kính nhánh.  
Hình 1.12. (a) Ảnh TEM của các TP CdSe có kích thước khác  
nhau; (b) Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng và tốc độ bơm  
dung dịch tiền chất đến tỉ số chiều dài/đường kính các nhánh  
của TP CdSe được chế tạo với thời gian phản ứng 10 phút [58].  
14  
Tetrapod dị chất  
Do các vật liệu của lõi và các nhánh khác nhau nên TP dị chất thƣờng  
đƣợc chế tạo theo qui trình hai bƣớc, tức là tách rời giai đoạn chế tạo lõi và  
giai đoạn chế tạo các nhánh của nó [32, 115, 126]. Ƣu điểm chủ yếu của qui  
trình chế tạo hai bƣớc là giảm phân bố kích thƣớc và phân bố hình dạng của  
NC. Các TP CdSe/CdS đƣợc tạo ra có hiệu suất lƣợng tử quang huỳnh quang  
(PLQY) lớn hơn 50% và có khả năng truyền năng lƣợng kích thích quang từ  
các nhánh CdS vào lõi CdSe [115]. Trên Hình 1.13 là ảnh TEM của lõi CdSe  
và TP CdSe/CdS đƣợc chế tạo theo qui trình hai bƣớc.  
Hình 1.13. Ảnh TEM của lõi CdSe và TP CdSe/CdS  
được chế tạo theo qui trình hai bước [115].  
Trƣớc hết lõi ZB-CdSe đƣợc chế tạo trong dung môi ODE khi sử dụng  
cadmium myristate và bột Se. Mầm tinh thể đƣợc tạo ra tại 170oC, sau đó hỗn  
hợp phản ứng đƣợc đốt nóng đến 240oC. Tại nhiệt độ này hỗn hợp phản ứng  
đƣợc bơm bổ sung OA và oleylamine (OAm) để ổn định sự phát triển của  
NC. Sự tăng kích thƣớc của NC CdSe đƣợc thực hiện bằng cách bơm bổ sung  
các dung dịch tiền chất Cd và Se tại 240oC.  
Trong bƣớc thứ hai TP CdSe/CdS đƣợc chế tạo bằng cách bơm TOPS  
và hỗn hợp dung dịch TOP-lõi CdSe vào dung dịch gồm Cd, ODPA, axit n-  
15  
propylphosphonic (PPA), oxit trioctylphosphine (TOPO) và TOP đã đƣợc đốt  
nóng đến 315oC. Độ dài các nhánh CdS đƣợc thay đổi bằng cách điều chỉnh  
nồng độ lõi CdSe hoặc nồng độ TOPS, còn đƣờng kính của chúng đƣợc thay  
đổi thông qua thời gian phản ứng. Axit phosphonic trong hỗn hợp phản ứng  
sẽ liên kết chọn lọc với các mặt (100) của lõi CdSe và các mặt bên của nhánh  
CdS, làm chậm sự phát triển của NC dọc theo các hƣớng tinh thể này và thúc  
đẩy sự phát triển các nhánh CdS theo trục c của cấu trúc WZ.  
Không chỉ nhóm chức của phân tử ligand mà cả độ dài các chuỗi alkyl  
của nó cũng ảnh hƣởng mạnh đến sự cân bằng giữa các pha cấu trúc ZB và  
WZ của NC CdSe [40]. Các axit phosphonic với chuỗi alkyl ngắn ổn định tốt  
hơn các bề mặt của NC nhƣ đƣợc minh họa trên Hình 1.14.  
Hình 1.14. (a) Sự chuyển pha cấu trúc từ ZB sang WZ là yếu tố  
quyết định hình dạng TP của cấu trúc nano CdSe/CdS; (b) Ảnh TEM  
của TP CdSe/CdS được chế tạo khi sử dụng hỗn hợp ODPA-PPA  
theo tỉ lệ khối lượng 93,5/6,5; và (c) Biểu đồ phụ thuộc hiệu suất tạo  
thành TP CdSe/CdS vào tỉ lệ khối lượng của ODPA-PPA [40].  
16  
1.2. Tính chất quang  
CdSe và CdS là vật liệu bán dẫn thuộc nhóm A2B6. Sai lệch hằng số  
mạng tinh thể của CdSe và CdS là 3,8 % [115]. CdSe và CdS có vùng cấm  
thẳng. Độ rộng vùng cấm của vật liệu khối CdSe và CdS tƣơng ứng bằng 1,75  
eV [55] và 2,5 eV [33] đối với cấu trúc ZB, bằng 1,8 eV [55] và 2,54 eV [33]  
đối với cấu trúc WZ. Bán kính Bohr của exciton trong vật liệu khối CdSe và  
CdS lần lƣợt là 5,4 nm và 3 nm [33]. Phần này sẽ trình bày các kết quả nghiên  
cứu đã đƣợc công bố về tính chất quang của NC và cấu trúc nano dị chất  
trong mối liên quan với cấu trúc vùng năng lƣợng, cụ thể một số khả năng  
thay đổi cấu trúc vùng năng lƣợng để nhận đƣợc phổ PL có cấu trúc hai đỉnh,  
nguồn gốc các chuyển dời quang trong NC và cấu trúc nano dị chất dạng TP.  
1.2.1. Cấu trúc vùng năng lượng và phân bố hạt tải  
Bằng cách tổ hợp các vật liệu bán dẫn khác nhau trong cùng một NC có  
thể tạo ra cấu trúc nano bán dẫn dị chất. Tùy thuộc vào loại vật liệu, kích  
thƣớc và số chiều giam giữ hạt tải cấu trúc nano bán dẫn dị chất thƣờng  
đƣợc chia thành ba loại là cấu trúc nano loại I, loại II và giả loại II (Hình 1.15).  
Trong cấu trúc nano loại I các trạng thái có năng lƣợng thấp nhất của điện tử và  
lỗ trống đều thuộc về một loại vật liệu (Hình 1.15(a)). Trong trƣờng hợp này  
các điện tử và lỗ trống đƣợc sinh ra do kích thích quang sẽ chủ yếu tập trung  
trong cùng một vật liệu. Khác với cấu trúc nano loại I các trạng thái có năng  
lƣợng thấp nhất của điện tử và lỗ trống trong cấu trúc nano loại II lại thuộc về  
các vật liệu bán dẫn khác nhau (Hình 1.15(b)). Vì vậy các điện tử và lỗ trống  
đƣợc sinh ra do kích thích quang sẽ có xu hƣớng bị tách vào các miền không  
gian khác nhau của cấu trúc nano loại II. Mức độ giam giữ điện tử và lỗ trống  
trong các miền không gian khác nhau sẽ phụ thuộc vào độ cao của hàng rào thế  
đối với điện tử và lỗ trống tại bề mặt tiếp giáp dị chất. Trong trƣờng hợp độ cao  
hàng rào thế đối với điện tử hoặc đối với lỗ trống có giá trị nhỏ thì một loại hạt  
17  
tải có thể phân bố trong toàn bộ không gian của cấu trúc nano dị chất và cấu  
trúc này là giả loại II (Hình 1.15(c)). Đối với cấu trúc nano CdSe/CdS, tùy  
thuộc vào kích thƣớc của các vật liệu thành phần mà độ cao của hàng rào thế  
đối với điện tử có thể thay đổi từ 0,3 đến ~ 0 eV. Do đó cấu trúc nano này có  
thể là loại I hoặc giả loại II [112, 114].  
Hình 1.15. Giản đồ cấu trúc vùng năng lượng:  
(a) loại I; (b) loại II; và (c) giả loại II [43, 69].  
Nhƣ đã biết vị trí các mức năng lƣợng cơ bản của điện tử và lỗ trống  
trong các vật liệu bán dẫn A2B6 có cấu trúc tinh thể khác nhau sẽ bị lệch nhau  
so với mức chân không. Vì vậy phân bố hạt tải trong cấu trúc nano đồng chất  
cũng có thể thuộc về loại II hoặc giả loại II nếu nó bao gồm các phần có cấu  
trúc tinh thể khác nhau. Hình 1.16 minh họa trƣờng hợp của vật liệu khối  
CdSe có cấu trúc ZB và WZ [55].  
Hình 1.16. Các mức năng lượng cơ bản của điện tử và lỗ  
trống trong vật liệu khối CdSe có cấu trúc WZ và ZB [55].  
18  
1.2.2. Các giải pháp điều khiển phân bố hạt tải  
Nhƣ đã đề cập ở trên phụ thuộc vào độ cao của các hàng rào thế đối với  
điện tử và lỗ trống mà phân bố hạt tải trong cấu trúc nano bán dẫn có thể  
thuộc về một trong ba trƣờng hợp là loại I, loại II hoặc giả loại II. Có thể thay  
đổi độ cao hàng rào thế bằng cách lựa chọn các vật liệu bán dẫn để tạo ra cấu  
trúc nano dị chất thích hợp, thay đổi số chiều không gian giam giữ các hạt tải  
hoặc thay đổi kích thƣớc các vật liệu thành phần của cấu trúc nano. Trên Hình  
1.17 so sánh phân bố các hàm sóng của điện tử và lỗ trống trong các cấu trúc  
nano loại I và loại II [135].  
Hình 1.17. Phân bố theo bán kính của các hàm sóng điện tử (đường  
liền nét) và lỗ trống (đường đứt nét) trong các cấu trúc nano bán dẫn dị  
chất loại I (hình trên) và loại II (hình dưới). Các bề mặt tiếp giáp lõi/vỏ  
và vỏ/ligand được chỉ ra bằng các đường đứt nét thẳng đứng. Vị trí bờ  
vùng dẫn và bờ vùng hóa trị của vật liệu bán dẫn khối được chỉ ra  
tương ứng bằng các đường liền nét và đường đứt nét nằm ngang [135].  
19  
Trong cấu trúc nano loại I CdSe/ZnS cả điện tử và lỗ trống đều tập  
trung chủ yếu trong lõi CdSe. Sự phủ mạnh các hàm sóng của chúng làm tăng  
xác suất tái hợp phát xạ, và do đó PLQY của cấu trúc nano loại I thƣờng khá  
cao. Trong khi đó cấu trúc vùng năng lƣợng loại II gây ra sự tách các hạt tải  
vào các miền không gian khác nhau, làm giảm mức độ che phủ các hàm sóng  
điện tử và lỗ trống. Vì vậy PLQY của cấu trúc nano loại II thƣờng thấp hơn so  
với PLQY của cấu trúc nano loại I.  
Một trong các hƣớng nghiên cứu đang đƣợc quan tâm hiện nay là chế  
tạo cấu trúc nano có khả năng phát xạ các exciton có năng lƣợng khác nhau.  
Giải pháp cho vấn đề này là kết hợp các cấu trúc nano khác nhau nhƣ loại I và  
loại I [10, 126] hay loại I và loại II [9, 11, 13, 33, 87, 111]. Các Hình 1.18(a) và  
1.18(b) trình bày sự kết hợp các cấu trúc nano loại I/loại I và loại I/loại II trong  
cùng một NC.  
Hình 1.18. Giản đồ vùng năng lượng của: (a) cấu trúc  
nano loại I/loại I CdSe/ZnS/CdSe [10]; và (b) cấu trúc  
nano loại I/loại II WZ-CdSe/ZB-CdS/WZ-CdS [33].  
Phổ PL hai đỉnh của cấu trúc nano loại I/loại I CdSe/ZnS/CdSe đƣợc  
sinh ra do tái hợp phát xạ trong lõi và lớp vỏ bên ngoài (Hình 1.19(a)). Vị trí  
và cƣờng độ của đỉnh phát xạ tại bƣớc sóng dài có thể thay đổi thông qua độ  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 134 trang yennguyen 30/03/2022 3960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Chế tạo vật liệu CdSe/CdS cấu trúc nano dạng tetrapod và nghiên cứu tính chất quang của chúng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfluan_an_che_tao_vat_lieu_cdsecds_cau_truc_nano_dang_tetrapod.pdf