Luận văn Đánh giá thực trạng hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NI  
NGÔ YN NGC  
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẾ  
CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI NGÂN HÀNG  
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  
VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN  
LUẬN VĂN THẠC SĨ  
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI  
Hà Nội - Năm 2018  
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI  
NGÔ YN NGC  
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẾ  
CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI NGÂN HÀNG  
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  
VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN  
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI  
Chuyên ngành: Quản lý đất đai  
Mã số : 8850103  
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HẢI YẾN  
Hà Nội - Năm 2018  
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI  
Cán bộ hướng dẫn chính: TS. NGUYỄN THỊ HẢI YẾN  
Cán bộ chấm phản biện 1: TS. LUYỆN HỮU CỬ  
Cán bộ chấm phản biện 2: TS. ĐÀO ĐỨC MẪN  
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:  
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI  
Ngày 15 tháng 9 năm 2018  
i
LỜI CAM ĐOAN  
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn  
trung thực, của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và  
pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.  
TÁC GIẢ LUẬN VĂN  
Ngô Yến Ngọc  
 
ii  
LỜI CẢM ƠN  
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã  
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ,  
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.  
Cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS.  
Nguyễn Thị Hải Yến đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và  
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.  
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào  
tạo, Khoa Quản lý đất đai –Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà  
Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn  
thành luận văn.  
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên,  
ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh  
Điện Biên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện  
đề tài.  
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo  
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi  
trong quá trình hoàn thành luận văn.  
Tôi xin chân thành cảm ơn!  
TÁC GIẢ LUẬN VĂN  
Ngô Yến Ngọc  
 
iii  
MỤC LỤC  
 
iv  
vi  
DANH MỤC VIẾT TẮT  
BLDS  
BTNMT  
BTP  
Bộ luật dân sự  
Bộ Tài nguyên và Môi trường  
Bộ Tư pháp  
CP  
Chính Phủ  
LĐĐ  
Luật đất đai  
NĐ  
Nghị định  
NHNN&PTNN  
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt  
Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên  
Quyền sử dụng đất  
QSDĐ  
SĐĐ  
Sử dụng đất  
TCQSDĐ  
TCTD  
TTLT  
Thế chấp quyền sử dụng đất  
Tổ chức tín dụng  
Thông tư liên tịch  
 
vii  
DANH MỤC BẢNG  
 
viii  
ix  
DANH MỤC HÌNH ẢNH BIỂU ĐỒ  
 
x
THÔNG TIN LUẬN VĂN  
Họ và tên học viên: Ngô Yến Ngọc  
Lớp: CH2B.QDD Khóa: 2  
Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hải Yến  
Tên đề tài: “Đánh giá thực trạng hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất  
tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh  
Điện Biên”  
Những nội dung chính được nghiên cứu trong luận văn và kết quả đạt  
được:  
Thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những biện pháp bảo đảm tiền  
vay mang tính truyền thống, phổ biến và thường xuyên trong hoạt động tín  
dụng ngân hàng. Tỉnh Điện Biên trong những năm gần đây, cùng với sự phát  
triển của kinh tế xã hội. Nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng cao.  
Hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất chiếm ưu thế hơn hẳn so với các  
hoạt động thế chấp tài sản khác (chiếm khoản 90%). Điển hình năm 2017 số  
thống kê hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và  
phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên với lượng tài sản  
tăng 2.443 thửa đất tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đât, với giá trị  
lên tới 3.159.979 triệu VNĐ. Theo kết quả phiếu điều tra, có 98 % tổng số  
phiếu cảm thấy hài lòng và chỉ có 2% trong tổng số phiếu cảm thấy không hài  
lòng sau khi tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng  
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên.  
Trong quá hoạt động thế châp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông  
nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên vẫn còn gặp  
nhiều khó khăn nhất định. Từ đó, đưa ra những giải pháp như tuyên truyền  
giáo dục pháp luật, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao nghiệp vụ cán bộ  
nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân trên toàn tỉnh Điện Biên.  
 
1
MỞ ĐẦU  
1. Tính cấp thiết  
Ngày nay, các ngân hàng thương mại ngày càng đóng một vai trò quan  
trọng trong việc điều tiết nền kinh tế quốc dân. Trong hoạt động ngân hàng,  
cho vay là hoạt động cơ bản, đem lại nhiều lợi ích nhất cho chính bản thân  
ngân hàng và cũng là nhu cầu cơ bản về vốn của người vay. Đất đai là một  
loại tài sản đặc biệt, thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở  
hữu. Quyền sử dụng đất là một quyền tài sản hay nói cách khác nó cũng chính  
là một loại tài sản, nên nó cũng là đối tượng của thế chấp tài sản. Do đó thế  
chấp quyền sử dụng đất cũng có đặc điểm chung của thế chấp tài sản. Tuy  
nhiên do đối tượng của thế chấp quyền sử dụng đất là một loại “tài sản đặc  
biệt”, nên pháp luật có những quy định cụ thể, chặt chẽ và riêng biệt đối với  
việc thế chấp quyền sử dụng đất.  
Thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những biện pháp bảo đảm tiền  
vay mang tính truyền thống, phổ biến và thường xuyên trong hoạt động tín  
dụng ngân hàng do các ưu điểm nổi bật của loại tài sản này (là bất động sản  
có giá trị lớn và tính ổn định cao). Theo đó bên cho vay (tổ chức tín dụng)  
thỏa thuận với bên đi vay (khách hàng vay) về việc dùng quyền sử dụng đất  
làm tài sản bảo đảm cho khoản nợ vay. Việc thỏa thuận đó được thể hiện dưới  
dạng hợp đồng. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải được lập thành  
văn bản, được công chứng, chứng thực và đăng ký theo quy định pháp luật về  
đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong trường hợp khách hàng không trả được  
khoản nợ vay và nếu hai bên không có thỏa thuận khác thì quyền sử dụng đất  
được xử lý để thu hồi nợ.  
Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất được hợp thành từ các văn bản  
quy phạm pháp luật như: Luật đất đai, Luật Dân sự, Luật Ngân hàng... Qua  
mỗi thời kỳ lịch sử đều thấy pháp luật luôn có những điều chỉnh phù hợp với  
   
2
sự thay đổi của xã hội, kinh tế,... Tuy nhiên, mỗi hệ thống pháp luật đều có  
hạn chế và tồn tại nhất định, nhiều quy định còn chưa đồng nhất, chồng chéo,  
mâu thuẫn, điều này đã khiến cho việc áp dụng trong thực tế có nhiều bất cập,  
gây khó khăn cho các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp và Ngân hàng.  
Hiện nay, mức độ đô thị hóa, hội nhập hoá nhanh. Hệ thống các ngân  
hàng đang thúc đẩy kinh tế xã hội, giúp người dân có nhiều cơ hội để đầu tư  
kinh doanh và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống bền vững. Tuy nhiên bên  
cạnh những yếu tố tích cực thì có rất nhiều trường hợp rất khó để đưa quyền  
sử dụng đất vào vận hành trong thị trường tín dụng một cách trôi chảy tác  
động và ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định xã hội cũng như quyền và lợi ích hợp  
pháp của các bên.  
Tỉnh Điện Biên nằm ở khu vực tây bắc của Tổ quốc, là vùng tập trung  
của yếu là đồi núi, có biên giới giáp Lào và Trung Quốc. Người dân nơi đây  
chủ yếu là người dân tộc thiểu số, làm nông nghiệp, trình độ dân trí còn chưa  
cao, ít hiểu biết nhiều về luật pháp cũng như khai thác quyền lợi của bản thân.  
Dẫn đến khi có nhu cầu huy động vốn phục vụ mục đích cá nhân người dân  
còn rụt rè gặp khá nhiều khó khăn.  
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là đơn vị có  
mạng lưới rộng khắp hầu hết các huyện thị xã của tỉnh Điện Biên. Được  
người dân toàn tỉnh tin tưởng và có vị trí vô cùng quan trọng trong các hoạt  
động tín dụng nói chung và hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn  
phục vụ mục đích cá nhân nói riêng.  
Trong bối cảnh đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng  
hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát  
triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên”  
3
2. Mục tiêu nghiên cứu  
Đánh giá thực trạng thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng nông  
nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên theo quy  
định của Luật đất đai năm 2013.  
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thế chấp quyền sử  
dụng đất tại tỉnh Điện Biên.  
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài  
Tìm hiểu pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong đó tìm hiểu cụ  
thể về khái niệm, đặc điểm để chứng minh rằng thế chấp quyền sử dụng đất là  
biện pháp bảo đảm tiền vay được áp dụng phổ biến, thường xuyên từ đó tạo  
cơ hội, điều kiện cho người sử dụng đất được tiếp cận với nguồn vốn để phát  
triển sản xuất, kinh doanh, mặt khác tạo cho các tổ chức tín dụng mở rộng và  
thực hiện tốt vai trò trung gian tài chính, đem nguồn vốn tín dụng đến mọi đối  
tượng có nhu cầu vốn trong xã hội.  
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại  
ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh  
Điện Biên, thực tiễn áp dụng, phân tích những bất cập, vướng mắc xung  
quanh quy định về thế chấp quyền sử dụng đất , Luận văn đưa ra những kiến  
nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả của các quy định của pháp luật hiện hành  
về thế chấp quyền sử dụng đất.  
   
4
CHƯƠNG 1:  
TỔNG QUAN VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT  
1.1. Cơ sở khoa học về thế chấp quyền sử dụng đất  
1.1.1. Khái niệm tài sản và quyền sử dụng đất  
Tài sản  
Tài sản là một từ ngữ quen thuộc đối với bất kì ai, đó là vấn đề trọng tâm  
của các quan hệ xã hội nói chung và trong quan hệ pháp luật nói riêng. Tài  
sản tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, phong phú và đa dạng, do vậy việc  
phân loại tài sản có vai trò quan trọng trong giải quyết các vấn đề tranh chấp  
phát sinh. Tuy nhiên, trong thực tế khái niệm tài sản được hiểu mơ hồ, chưa  
có sự thông nhất chung đề có thể xác định đối tượng đó có phải là tài sản hay  
không và hậu quả gây ảnh hưởng đến giao dịch dân sự, thương mại và kinh tế.  
Tài sản được đề cập tại Điều 105 BLDS 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy  
tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất  
động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong  
tương lai”. [2]  
Điều 163 BLDS 2005 có quy định, Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có  
giá và các quyền tài sản [2]. Như vậy quyền tài sản chính là một dạng tài sản.  
Tuy nhiên, việc khẳng định quyền tài sản là tài sản là quy định mang tính  
gượng ép. Bởi lẽ, chỉ khi tài sản đó được thực hiện và chuyển giao từ phía bên  
kia cho người có quyền thì nó mới trở thành tài sản, trong trường hợp này  
quyền tài sản được thực hiện hoàn tất. Ví dụ: Bên A cho bên B mượn 1 chiếc  
xe máy, tức là A cho B mượn tài sản của mình. Nhưng sau khi tài sản đó được  
chuyển giao cho bên B, thì lúc này A có quyền tài sản, A có quyền đòi lại  
chiếc xe ngay cả khi chiếc xe đã bị mất.  
Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Điều 107 Bộ luật dân sự năm  
2015 quy định: Bất động sản gồm Đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền  
     
5
với đất đai, tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng, tài sản  
khác theo quy định của pháp luật [2].  
Quyền sử dụng đất  
Theo Luật đất đai 2013 định nghĩa thì đất đai thuộc quyền sở hữu của  
toàn dân và do Nhà nước làm chủ sở hữu. Nhà nước theo đó trao quyền sử  
dụng đất cho người dân thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất. Luật cũng  
công nhận quyền sử dụng đất đối với những người sử dụng đất ổn định và quy  
định về quyền cũng như nghĩa vụ chung của người sử dụng đất. [1]  
Song song đó, luật cũng đưa ra khái niệm về giá quyền sử dụng đất là số  
tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc hình thành  
trong giao dịch về quyền sử dụng đất. Còn giá trị quyền sử dụng đất là giá trị  
tính bằng tiền của quyền sử dụng đất trên một đơn vị diện tích xác định trong  
một thời gian sử dụng nhất định.  
Người sử dụng đất được sở hữu phần giá trị quyền sử dụng đất, được  
phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các phần diện tích được giao  
tương ứng với nghĩa vụ thực hiện với Nhà nước.  
1.1.2. Khái niệm về thế chấp  
Thế chấp tài sản  
Thế chấp được hình thành trên cơ sở có một nghĩa vụ được xác lập trước  
đó. Nghĩa vụ này có thể là một khoản tiền hoặc một giá trị của tiền mà các  
bên đã thỏa thuận và ký kết với nhau. Tuy nhiên để đảm bảo chắc chắn nghĩa  
vụ đó được thực hiện ngay cả trong trường hợp bên có nghĩa vụ không có khả  
năng và điều kiện thực hiện do những nguyên nhân khác nhau thì bên có  
quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ cần phải có một tài sản như "vật làm tin", để  
cam kết thay thế cho nghĩa vụ đó. [18]  
Trong cơ chế thị trường, hoạt động tín dụng là chức năng kinh doanh của  
Ngân hàng, đồng thời là nguồn lực tài chính chủ yếu cung cấp cho các doanh  
 
6
nghiệp, hộ gia đình sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo được tiền cho vay, ngân  
hàng phải áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay do pháp luật quy định.  
Theo quy định tại Điều 317, Bộ luật Dân sự 2015 thế chấp tài sản là việc một  
bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo  
đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên  
nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. [2]  
Theo quy định này thì thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo  
đảm nghĩa vụ dân sự, theo đó, bên có tài sản thế chấp không chuyển giao tài  
sản thế chấp cho bên nhận thế chấp  
Thế chấp là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, ngoài ra thế  
chấp là một biện pháp bảo đảm đối vật nhưng quyền của bên nhận thế chấp đa  
phần mang tính đối nhân, không có sự chuyển giao tài sản. Trường hợp doanh  
nghiệp, hộ gia đình vi phạm nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng sẽ xử lý tài sản bảo  
đảm để thu hồi nợ.  
Thế chấp quyền sử dụng đất  
Ở Việt Nam đất đai là một loại tài sản đặc biệt, thuộc sở hữu toàn dân,  
do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. QSDĐ là một quyền tài sản hay nói cách  
khác nó cũng chính là một loại tài sản, nên nó cũng là đối tượng của thế chấp  
tài sản. Do đó thế chấp quyền sử dụng đất cũng có đặc điểm chung của thế  
chấp tài sản.Tuy nhiên do đối tượng của thế chấp quyền sử dụng đất là một  
loại “tài sản đặc biệt”, nên pháp luật có những quy định cụ thể, chặt chẽ và  
riêng biệt đối với việc thế chấp quyền sử dụng đất.[17]  
Thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng là một trong những  
quyền cơ bản của người sử dụng đất. Theo Điều 167 Luật Đất đai 2013 về  
“Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng  
cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất” quy định hộ gia đình, cá nhân sử  
dụng đất được thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tại tổ  
7
chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với đất thuê  
trả tiền hàng năm thì người sử dụng đất chỉ được thế chấp bằng tài sản thuộc  
sở hữu mình gắn liền với đất thuê theo quy định tại điển đ khoản 2 Điều 179  
Luật Đất đai 2013 về ” Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng  
đất”. [1]  
Như vậy, Thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những biện pháp bảo  
đảm tiền vay mang tính truyền thống, phổ biến và thường xuyên trong hoạt  
động tín dụng ngân hàng do các ưu điểm nổi bật của loại tài sản này (là bất  
động sản có giá trị lớnvà tính ổn định cao). Theo đó bên cho vay (tổ chức tín  
dụng) thỏa thuận với bên đi vay (khách hàng vay) về việc dùng quyền sử  
dụng đất làm tài sản bảo đảm cho khoản nợ vay. Việc thỏa thuận đó được thể  
hiện dưới dạng hợp đồng. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải được  
lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực và đăng ký theo quy định  
pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong trường hợp khách hàng không  
trả được khoản nợ vay và nếu hai bên không có thỏa thuận khác thì quyền sử  
dụng đất được xử lý để thu hồi nợ.  
Đặc điểm thế chp quyn sdụng đất.  
Thế chấp quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng để vay vốn đã và  
đang ngày càng trở nên phổ biến, nhờ vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho  
người sản xuất kinh doanh khi có nhu cầu về vốn và góp phần làm phong phú  
thêm hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng cũng như của các tổ chức  
tín dụng, đồng thời làm tăng lượng tiền lưu thông trong xã hội qua việc những  
người có tiền nhưng không dùng đến cho những người có nhu cầu về vốn vay  
để sản xuất, kinh doanh và người đi vay đảm bảo thực hiện việc thanh toán  
bằng thế chấp quyền sử dụng đất.  
Về bản chất thế chấp quyền sử dụng đất cũng mang những đặc tính  
chung cho các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, đó là tính dự  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 105 trang yennguyen 30/03/2022 4220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Đánh giá thực trạng hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfluan_van_danh_gia_thuc_trang_hoat_dong_the_chap_quyen_su_dun.pdf