Giáo trình Sửa chữa điện tử dân dụng - Nghề đào tạo: Điện tử dân dụng

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HC: SA CHA ĐIN TDÂN DNG  
NGHỀ ĐÀO TẠO: ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
Lào Cai, năm 2017  
LI NÓI ĐẦU  
Tivi, đầu đĩa, âm ly là các thiết bị sử dụng nhiều trong các hộ gia  
đình. Giáo trình điện tử dân dụng trang bị đầy đủ nội dung kiến thức giúp cho  
người học những kiến thức cơ bản về sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị này.  
Môn học 1: Điện kỹ thuật  
Mô đun 2: Điện tử cơ bản  
Mô đun 3: Máy tăng âm  
Mô đun 4: Đầu CD/VCD  
Mô đun 5: Máy thu hình  
Trong quá trình biên soạn mặc dù đã có rất nhiều cố gắng song khó tránh  
khỏi những sai sót, nhầm lẫn và khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự góp  
ý của Quý đồng nghiệp và các bạn Học sinh - Sinh viên trong toàn Trường để  
Giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.  
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về theo địa chỉ: Văn phòng Khoa Điện-Điện  
tử, Trường Cao đẳng nghề Lào cai; E-mail: Khoadiencdnlc@gmail.com  
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, cảm ơn Khoa Điện-  
Điện tử, Trường Cao đẳng nghề Lào cai đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi  
hoàn thành quyển sách này.  
Lào cai, ngày 10 tháng 03 năm 2017  
TÁC GIẢ  
MỤC LỤC  
PHẦN 1: ĐIỆN KTHUT ....................................................................................................5  
BÀI I: MẠCH ĐIỆN MT CHIU .........................................................................................5  
BÀI 2: DÒNG ĐIỆN HÌNH SIN.............................................................................................19  
BÀI 3 : MẠCH ĐIỆN XOAY CHIU BA PHA ....................................................................29  
BÀI 4: MÁY BIN ÁP MT PHA ........................................................................................40  
BÀI 5: CÁC LOẠI ĐỘNG CƠ ĐIỆN ....................................................................................46  
BÀI 6: SDỤNG ĐỒNG HVẠN NĂNG...........................................................................56  
PHẦN II: ĐIỆN TỬ CƠ BẢN ................................................................................................62  
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN.......................................................................................62  
BÀI 2: LINH KIN THỤ ĐỘNG...........................................................................................74  
BÀI 3: LINH KIN BÁN DN ..............................................................................................81  
BÀI 4: CÁC MCH KHUẾCH ĐẠI DÙNG TRANZITO ..................................................109  
BÀI 5: CÁC MCH NG DNG DÙNG TRANZITO ......................................................129  
PHN 3: HTHNG ÂM THANH.................................................................................139  
BÀI 1: PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ KHI .....................................................................................139  
BÀI 2: SA CHỮA TĂNG ÂM 6 TRANSISTOR...............................................................143  
BÀI 3: SA CHA MÁY AMPLY MODEL TA – 60 .......................................................147  
BÀI 4: SA CHA MÁY ÂM LY 100W ............................................................................151  
BÀI 5: LẮP ĐẶT AMLY......................................................................................................156  
BÀI 6: HƯỚNG DN LẮP ĐẶT AMLY.........................................................................161  
PHN IV: MÁY CD/VCD....................................................................................................166  
BÀI 1: NGUYÊN LÝ MÁY CD...........................................................................................166  
BÀI 2: SƠ ĐKHI MÁY CD ..........................................................................................168  
BÀI 3: NGUN.....................................................................................................................171  
BÀI 4: ĐU QUANG............................................................................................................174  
BÀI 5: MCH KÍCH CỦA MÔ TƠ CUỘN DÂY...............................................................181  
BÀI 6: MCH KHUẾCH ĐẠI RF (RF-AMP) ....................................................................185  
BÀI 7: FOCUS SERVO........................................................................................................186  
BÀI 8. TRACKING SERVO ...............................................................................................191  
BÀI 9. SLED SERVO ...........................................................................................................194  
BÀI 10. SPINDLE SERVO...................................................................................................197  
BÀI 11. MACH XLÍ TÍN HIU SDSP.........................................................................200  
BÀI 12: VI XLÝ................................................................................................................205  
BÀI 13: MÁY ĐỌC ĐĨA HÌNH ...........................................................................................208  
3
BÀI 14: CHUYN MÁY CD THÀNH MÁY VCD..............................................................211  
PHN V: MÁY THU HÌNH MÀU.......................................................................................239  
BÀI 1: NGUYÊN LÝ TRUYN HÌNH MU......................................................................239  
BÀI 2: SƠ ĐỒ KHI VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIC .........................................................242  
BÀI 3: KHI NGUN..........................................................................................................246  
BÀI 4: KHI QUÉT NGANG..............................................................................................262  
BÀI 5: KHI QUÉT DC....................................................................................................269  
BÀI 6: ĐÈN HÌNH MÀU – MCH MA TRN CÔNG SUT SC ..................................272  
BÀI 7: MCH MÃ HOÁ-GII MÃ HTRUYN HÌNH MÀU (HPAL).....................281  
BÀI 8: MCH KHUẾCH ĐẠI TRUNG TN – AMDET..................................................286  
BÀI 9: MCH AUDIO – VIDEO.........................................................................................291  
BÀI 10: KHI VI XLÝ.....................................................................................................293  
BÀI 11: PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN MT SMÁY THU HÌNH ........................302  
BÀI 12: LÝ THUYT SA CHA .....................................................................................313  
4
PHẦN 1: ĐIỆN KỸ THUẬT  
BÀI I: MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU  
1. Khái niệm về nguồn điện 1 chiều, phụ tải và máy phát điện.  
1.1. Nguồn điện một chiều.  
Mạch điện là tập hợp các thiết bị điện nối với nhau bằng các dây dẫn tạo thành  
những vòng kín trong đó dòng điện có thể chạy qua. Mạch điện gồm 3 phần tử cơ  
bản là nguồn điện, thiết bị tiêu thụ điện, dây dẫn ngoài ra còn có các thiết bị phụ  
trợ như: thiết bị đóng cắt, đo lường, bảo vệ, tự động…  
Ví dụ: Sơ đồ mạch điện đơn giản như hình vẽ:  
Nguồn điện: Là các thiết bị để biến đổi các dạng năng lượng như: Cơ năng, hoá  
năng, nhiệt năng, thuỷ năng, năng lượng nguyên tử…thành điện năng.  
Nguồn một chiều: Pin, acquy, máy phát điện một chiều,...  
Các nguồn điện một chiều thường được đặc trưng bằng sức điện động E, điện trở  
trong r. Với nguồn xoay chiều thường biểu diễn bằng công suất P (công suất máy  
phát) và điện áp ra u.  
Hình 1.2: Một số loại nguồn điện  
5
1.2. Phụ tải  
Là các thiết bị sử dụng điện năng để chuyển hóa thành một dạng năng lượng  
khác, như dùng để thắp sáng (quang năng), chạy các động cơ điện (cơ năng), dùng  
để chạy các lò điện (nhiệt năng)... . Các thiết bị tiêu thụ điện thường được gọi là  
phụ tải (hoặc tải) và ký hiệu bằng điện trở R hoặc bằng tổng trở Z.  
Hình 1.3: M t s lo i ph t i thông d ng  
1.3. Dây dẫn  
Có nhiệm vụ liên kết và truyền dẫn dòng điện từ nguồn điện đến nơi tiêu  
thụ. Thường làm bằng kim loại đồng hoặc nhôm và một số vật liệu dẫn điện có  
điện dẫn suất cao khác.  
Ngoài ra còn có các thiết bị phụ trợ:  
- Dùng để đóng cắt như: Cầu dao, công tắc, aptômát, máy cắt điện, công tắc tơ...  
- Dùng để đo lường: Ampe mét, vôn mét, oát mét, công tơ điện…  
- Dùng để bảo vệ: Cầu chì, rơ le, …  
1.4. Máy phát điện  
Máy phát điện biến đổi cơ năng đưa vào trục của máy thành điện năng lấy  
ra ở các cực của dây quấn.  
2. Các đại lượng đặc trưng quá trình năng lượng trong mạch điện  
2.1. Dòng điện  
Dòng điện i có trị số bằng tốc độ biến thiên của điện lượng Q qua tiết diện  
dQ  
ngang của vật dẫn I =  
đơn vị là Ampe, A  
dt  
6
Người ta quy định chiều của dòng điện chạy trong vật dẫn ngược chiều với  
chiều chuyển động của điện tử (hình vẽ)  
2.2. Điện áp  
Tại mỗi điểm trong mạch điện có một điện thế . Hiệu diện giữa hai điểm  
gọi là điện áp U, đơn vị vôn, V  
A
B
R
UAB  
Điện áp giữa hai điểm A và B trên hình vẽ là:  
UAB A B  
Chiều điện áp quy ước là chiều từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế  
thấp  
Điện áp giữa hai cực của nguồn điện khi hở mạch ngoài (dòng điện I = 0)  
được gọi là sức điện động E  
2.3 Công suất  
Công suất của nguồn sức điện động là:  
P = E.I  
Công suất của mạch ngoài là:  
Đơn vị công suất là óat, W  
P = U.I  
2.4. Sức điện động E  
Sức điện động E là phần tử lí tưởng, có trị số bằng điện áp U đo được giữa  
hai cực của guồn khi hở mạch ngoài. Chiều của sức điện động quy ước từ điện thế  
thấp đến điện thế cao ( từ cực âm tới cực dường )  
Kí hiệu nguồn sức điện động  
7
Chiều của điện áp quy ước từ điện thế cao đến điện thế thấp, do đó nếu theo  
hình vẽ thì ta có:  
U = -E  
3. Các định luật của mạch điện  
3.1. Định luật ôm  
* Định luật ôm cho đoạn mạch:  
U
Dòng điện trong 1đoạn mạch tỷ lệ thuận  
với điện áp 2 đầu đoạn mạch và tỷ lệ nghịch với  
I
R
+
-
điện trở của đoạn mạch.  
U
* Công thức: I =  
U = I. R  
(1.13)  
R
Điện áp đặt vào điện trở ( còn gọi là sụt áp trên điện trở) tỷ lệ thuận với trị  
số điện trở và dòng điện qua điện trở.  
* Định luật ôm cho toàn mạch  
Có mạch điện không phân nhánh như hình vẽ:  
Rd  
Ud  
I
- Nguồn điện có sức điện động là E, điện  
trở trong của nguồn là r0  
E
R
U
- Phụ tải có điện trở R  
r0  
R0  
- Điện trở đường dây Rd  
Áp dụng định luật ôm cho đoạn mạch ta có:  
- Sụt áp trên phụ tải: U = I.R  
- Sụt áp trên đường dây Ud = I.Rd  
- Sụt áp trên điện trở trong của nguồn U0 = I. r0  
Muốn duy trì được dòng điện I thì sức điện động của nguồn phải cân bằng  
với các sụt áp trong mạch E = U +U1 +U0 = I.( R + Rd + r0) = I. R  
R = R + R + r  
d
0
Vậy dòng điện trong mạch tỉ lệ thuận với sức điện động của nguồn và tỉ lệ  
nghịch với điện trở toàn mạch.  
E
E
I =  
(1.14)  
R r  
0
R  
Phát biểu định luật Ôm: Dòng điện qua một đoạn mạch tỷ lệ thuận với điện  
áp hai đầu đoạn mạch, tỉ lệ nghịch với điện trở của đoạn mạch.  
8
3.2. Các định luật kirchoff  
* Định luật Kirchoff 1  
Định luật này cho ta quan hệ giữa các dòng điện tại một nút, được phát biểu  
như sau: Trong một mạch điện, tổng đại số các dòng điện ở một nút bằng  
không.  
Inút = 0  
(1.47)  
Quy ước: Dòng điện tới nút lấy dấu dương, còn dòng điện đi từ nút ra lấy dấu âm.  
Theo hình 1.14 thì:  
I1 + (-I2) + (-I3) = 0  
I3  
I1  
I2  
* Định luật Kirchoff 2  
Định luật này cho ta quan hệ giữa sức điện động, dòng điện và điện trở trong  
một mạch vòng khép kín được phát biểu như sau:  
Đi theo một mạch vòng khép kín, theo một chiều tuỳ ý thì : Tổng đại số  
những sức điện động bằng tổng đại số các điện áp rơi trên điện trở của mạch vòng.  
R.I = E  
(1.48)  
Quy ước dấu: Các sức điện động, dòng điện có chiều trùng với chiều mạch  
vòng thì lấy dấu dương, và ngược lại thì lấy dấu âm.  
Ở mạch điện hình bên thì:  
R1I1 – R2I2 + R3I3 = E1 + E2 + E3  
9
3.3. Định luật jun lenxơ  
Định luật này do hai nhà Bác học là Jun (người Anh) và Lenxơ (người Nga)  
tìm ra bằng thực nghiệm năm 1844 nên người ta gọi là định luật Jun - Lenxơ.  
Phát biểu định luật: Nhiệt lượng do dòng điện toả ra trên một điện trở tỷ lệ  
với bình phương dòng điện, với trị số điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.  
Q = 0,24A = 0,24.I2.R.t (Calo)  
(1.21)  
(1.22)  
1J = 0,24 calo Q = R.I2.t (Jun)  
Ứng dụng: Tác dụng nhiệt của dòng điện được ứng dụng rất rộng rãi để làm  
các dụng cụ đốt nóng bằng dòng điện như đèn điện có sợi nung, bếp điện, bàn là  
điện, lò sấy và lò luyện bằng điện tử,…. Nguyên tắc có bản của các dụng cụ này là  
dùng một phần tử đốt nóng để cho dòng điện chạy qua. Nhiệt toả ra ở các phần tử  
đốt nóng sẽ gia nhiệt các bộ phận chính của dụng cụ, hoặc sẽ phát sáng ở các đèn  
sợi nung.  
Dòng điện đi qua dây dẫn sẽ toả nhiệt theo định luật Jun - Lenxơ. Nhiệt  
lượng này sẽ đốt nóng dây dẫn, khi dây dẫn nóng lên nhiệt độ của nó cao hơn nhiệt  
độ bên ngòai môi trường. Dây càng nóng thì nhiệt độ toả ra ngoài môi trường càng  
lớn. Đến một lúc nào đó nhiệt lượng toả ra môi trường trong một giây bằng nhiệt  
lượng sinh ra của dòng điện thì nhiệt độ dây dẫn không tăng nữa, ta gọi là nhiệt độ  
ổn định hay nhiệt độ làm việc của dây dẫn.  
3.4. Định luật faraday  
* Hiện tượng điện phân  
Khi có dòng đi qua dung dịch muối ăn  
anion Cl- đi về cực dương (anốt) còn cation  
Na+ đi về cực âm (catốt). Tại cực dương Cl-  
nhường bớt điện tử cho điện cực trở thành  
nguyên tử Cl trung hoà. Tại cực âm Na+ thu  
thêm điện tử ở điện cực trở thành nguyên tử  
Na giải phóng ở cực âm. Kết quả là phần tử  
Cat t  
An t  
+
-
I
I
muối ăn bị dòng điện phân tích thành Cl ở cực dương và Na ở cực âm. Nếu dung  
dịch điện phân là muối của đồng thì ở cực âm thu được kim loại đồng.  
Như vậy: Khi dòng điện qua chất điện phân, sẽ xảy ra hiện tượng phân tích  
chất điện phân, giải phóng kim loại hoặc hiđrô ở cực âm. Đó là hiện tượng điện  
phân  
10  
* Định luật Farday: Khối lượng của chất thoát ra ở mỗi cực điện tỷ lệ với điện tích  
đã chuyển qua chất điện phân:  
m = k.q = k.I.t  
(2.23)  
Ở đây, m là khối lượng chất thoát ra ở điện cực ;  
q = I.t là điện tích qua dung dịch (Culông) ;  
k : Là đương lượng điện hóa của chất được giải phóng.  
Nếu q = 1Culông thì k = m. Vậy đương lượng điện hóa của một chất là khối  
lượng chất đó thoát ra ở điện cực khi có 1 Culông qua dung dịch.  
* Ứng dụng của hiện tượng điện phân  
* Luyện kim:  
Trong luyện kim, hiện tượng điện phân được ứng dụng để tinh chế và điều  
chế một số kim loại.  
Muốn tinh chế kim loại, người ta ứng dụng hiện tượng cực dương ta. Chẳng  
hạn, để tinh chế đồng, người ta dùng thanh đồng cần tinh chế làm điện cực dương,  
dung dịch điện phân là muối đồng tan. Khi dòng điện qua dung dịch, thanh đồng bị  
hòa tan dần, và ở điện cực sẽ hình thành một lớp đồng tinh khiết.  
Để điều chế kim loại (luyện kim) bằng dòng điện, người ta tiến hành điện  
phân quạng kim loại nóng chảy hoặc các dung dịch muối của chúng. Chẳng hạn, để  
luyện nhôm, người ta điện phân quạng bâu xít (nhôm ô xít Al2O3) nóng chảy trong  
criolit, để luyện natri người ta điện phân muối ăn (NaCl) nóng chảy.  
* Mạ điện:  
Mạ điện là phương pháp dùng dòng điện để phủ lên các đồ vật một lớp kim  
loại không gỉ như bạc, vàng, ..  
Muốn mạ một vật nào đó, cần làm sạch bề mặt cần mạ, rồi nhúng vào bình  
điện phân làm thành cực âm. Cực dương là thỏi kim loại của lớp mạ (như bạc,  
vàng, ..). Dung dịch điện phân là một muối tan của kim loại mạ. Khi dòng điện qua  
dung dịch, một lớp kim loại mạ sẽ phủ kín bề mặt vật cần mạ, còn cực dương bị  
mòn dần. Tùy theo cường độ và thời gian dòng điện qua mà ta có lớp kim loại phủ  
mỏng hay dầy.  
4. Các phép biến đổi tương đương  
4.1. Điện trở ghep nối tiếp, song song  
.
4.1.1. Điện trở ghép nối tiếp.  
11  
* Ghép nối tiếp các điện trở là cách ghép  
sao cho chỉ có 1 dây điện duy nhất chạy qua tất  
cả các điện trở (mạch điện không phân nhánh)  
R1  
R2  
U2  
R3  
U3  
I
B
C
D
A
U1  
- Điện trở tương đương của các điện trở R1, R2,  
R3… mắc nối tiếp là:  
U
R= R1+ R2 + R3  
(1.28)  
Nếu có n điện trở mắc nối tiếp thì: R= R1 + R2 + …Rn  
U = U1 + U2 +… Un  
(1.29)  
* Ví dụ 1: Hộp điện trở gồm 4 điện trở: R1 = 1; R2 = 2; R3 = 3; R3 = 4nối  
tiếp. Mỗi điện trở đều có thể nối tắt 2 cực. Xác định điện trở tương đương của hộp  
điện trở khi:  
a, Nối tắt 2 cực của R2  
b, Không nối tắt 2 cực của điện trở nào  
Giải:  
a, Khi nối tắt 2 cực của R2 mạch còn 3 điện trở R1, R3, R4 đấu nối tiếp.  
R= R1+ R3 + R4 = 1+3+4 = 8  
b, Khi không nối tắt điện trở nào mạch có 4 điện trở R1, R2, R3, R4 đấu nối tiếp  
R= R1+ R2 + R3 + R4 = 1+2+3+4 = 10  
* Ví dụ 2: Cần ít nhất mấy bóng đèn 24V, 12W đấu nối tiếp để đặt vào điện áp U =  
120V? Tính điện trở tương đương của mạch.  
Gải  
Bóng đèn 24V không đấu trực tiếp với điện áp 120V được mà ta phải đấu  
nối tiếp nhiều bóng để đảm bảo điện áp trên mỗi bóng đèn không vượt quá điện áp  
định mức của bóng đền là 24V.  
Vì các bóng đèn giống nhau nên khi đấu nối tiếp thì điện áp đặt vào các  
bóng là như nhau. Vậy số bóng cần đấu là:  
110  
n ≥  
5, ta lấy n = 5 bóng.  
24  
Điện trở của mỗi bóng:  
Uđ2m 242  
r   
48  
P
12  
đm  
Điện trở tương đương của toàn mạch là:  
r= n.r = 5.48 = 240   
12  
4.1.2.. Điện trở ghép song song.  
* Ghép song song các điện trở là cách ghép sao cho tất cả các điện trở đều đặt vào  
cùng 1 điện áp.  
Ghép song song là cách ghép phân nhánh, mỗi nhánh có 1 điện trở.  
Dòng điện mạch chính: I = I1 +I2 +… +In  
(1.30)  
Điện trở tương đương của các điện trở R1, R2 …Rn mắc song song được  
tính:  
1
1
1
1
...  
R
R
R2  
Rn  
td  
1
(1.31)  
*Các trường hợp riêng:  
- Hai điện trở đấu song song: (R1// R2)  
R .R2  
1
R=  
R R2  
1
(1.32)  
- Ba điện trở đấu song song ( R1// R2//R3)  
R .R2.R3  
1
R=  
R .R2 R1.R3 R2.R3  
1
(1.33)  
(1.34)  
- Các điện trở bằng nhau đấu song song  
R
n
R1 = R2 = … = Rn = R;  
R=  
* Ví dụ 1:  
Có 3 điện trở R1 = 60; R2 = 120; R3 = 150đấu song song. Tính điện  
trở tương đương.  
Giải:  
60.120.150  
R .R2.R3  
1
R=  
=
= 31,6   
60.120 60.150 150.120  
R .R2 R .R3 R2.R3  
1
1
* Ví dụ 2:  
13  
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AD như hình vẽ biết:  
R1 = 0,12 ; R2 = 2 ; R3 =10;  
R4 = 20; R5 =50  
Giải:  
- Điện trở tương đương của đoạn mạch BC:  
R3 .R4 .R5  
10.20.50  
RBC =  
()  
5.88  
R3.R4 R3 .R5 R4 .R5 10.20 10.50 20.50  
- Điện trở tương đương của đoạn mạch AD.  
RAD = R1 + R2 + RBC = 0,12 + 2 + 5,88 = 8   
(a) 4.2. Biến dổi - Y và Y -   
4.2.1. Biến đổi sao (Y) thành tam giác ()  
Giả thiết có 3 điện trở R1, R2, R3, nối với nhau theo hình sao (Y). Biến đổi  
các điện trở đấu sao trên thành các điện trở đấu với nhau theo hình tam giác theo  
các công thức sau:  
1
1
R1  
R31  
R3  
3
3
R12  
R2  
R23  
2
2
Hình 1.5: M ch bi n  
i i n tr sao th nh tam giác  
R .R  
R2.R  
R .R3  
1
1
2 ; R23 R2 R3 3 ; R31 R3 R1   
(1.35)  
R R R2   
12  
1
R3  
R
R2  
1
Khi hình sao đối xứng: R1 = R2 = R3 = R ta có: R12 = R23 = R31  
4.2.2. Biến đổi tam giác () thành sao (Y)  
14  
1
1
R31  
R1  
3
R3  
3
R12  
R23  
R2  
2
2
Hình 1.6 : M ch bi n  
i tam giác th nh sao  
Giả thiết có 3 điện trở R12, R23, R31, nối với nhau theo hình tam giác ().  
Biến đổi các điện trở đấu tam giác trên thành các điện trở đấu với nhau theo hình  
sao theo các công thức sau:  
R .R31  
R23.R12  
R31.R23  
12  
(1.36)  
R   
; R2   
;
R3   
1
R R23 R31  
R R23 R31  
R12 R23 R31  
12  
12  
Khi tam giác đối xứng: R12 = R23 = R31 = R Thì: R1 = R2 = R3 = R/3.  
* Ví dụ:  
Tính dòng điện I chạy qua nguồn của mạch hình cầu (hình vẽ). Biết  
R1 = 12 , R2 = R3 =6 , R4 =21 , R0 =18 , Rn = 2 , E= 240V.  
Rn  
Rn  
A
R
2  
R1  
RA  
R
0  
E
B
O
C
R2  
R4  
E
R1  
C
B
R3  
R4  
R3  
D
D
Giải:  
R1.R2  
12.6  
RA =  
RB =  
2  
6  
R1 R2 R0 12 6 18  
R1.R0 12.18  
R1 R2 R0 12 6 18  
R0.R2  
18.6  
RC =  
3  
R1 R2 R0 12 6 18  
Điện trở tương đương ROD của đoạn mạch OD gồm 2 nhánh song song.  
15  
(RB R3 ).(RC R4 ) (6 6).(3 21)  
ROD =  
8  
RB R3 RC R4  
6 6 321  
Điện trở tương đương toàn mạch:  
R= Rn + RA +ROD = 2+2+8 =12   
E
240  
12  
Dòng điện chạy qua nguồn I =  
20  
Rtd  
4.2.3. Nguồn áp ghép nối tiếp  
Trong nhiều trường hợp, sức điện động và dòng điện của một phần tử  
không thoả mãn yêu cầu sử dụng mà phải đấu nhiều nguồn điện với nhau thành bộ  
nguồn. Các bộ nguồn có thể đấu nối tiếp hoặc song song với nhau tuỳ thuộc vào  
yêu cầu của mạch điện.  
Với nguồn xoay chiều người ta thường đấu song song các nguồn với nhau để  
đảm bảo công suất, nâng cao tính chắc chắn… tuy nhiên việc đấu song song các  
nguồn điện này cần phải đảm bảo một số điều kiện bắt buộc (tần số, góc pha, điện  
áp,…) sẽ nghiên cứu ở môn máy điện.  
Với nguồn một chiều pin, ác quy, … suất điện động nhỏ cỡ vài vôn đến vài  
chục vôn. Trong nhiều trường hợp, sức điện động và dòng điện của một phần tử  
không thoả mãn yêu cầu sử dụng và phải đấu nhiều bộ pin, ác quy thành bộ nguồn.  
Khi đấu thành bộ, người ta chỉ sử dụng các phần tử giống nhau, tức có cùng sức  
điện động là E0 và điện trở trong r0. Có 3 cách đấu nguồn tương tự như cách đấu  
điện trở: nối tiếp, song song, hỗn hợp.  
* Trong thực tế người ta thường đấu nối tiếp các nguồn áp một chiều với nhau để  
tạo ra điện áp lớn hơn:  
Đấu nối tiếp là đấu cực âm phần tử thứ nhất với cực dương phần tử thứ hai,  
cực âm phần tử thứ hai với cực dương của phần tử thứ ba, … Cực dương của phần  
tử thứ nhất và cực âm của phần tử cuối cùng là hai cực của bộ nguồn điện áp. Gọi  
sức điện động của mỗi phần tử là Eo, thì sức điện động của cả bộ nguồn sẽ là:  
E = n.Eo  
Từ đó, nếu đã biết điện áp yêu cầu của phụ tải là U, ta xác định được số  
phần tử nối tiếp là:  
(1.37)  
U
(1.38)  
n   
Eo  
Kí hiệu điện trở trong mỗi phần tử là r0, điện trở của bộ nguồn là rb thì rb  
chính là điện trở tương đương của n điện trở nối tiếp:  
16  
rb = n0  
+
r
E
J
Hình 1.7 : Nguồn áp ghép nối tiếp  
Dòng điên qua bộ nguồn điện áp là dòng điện qua mỗi phần tử, nên dung  
lượng nguồn bằng dung lượng mỗi phần tử.  
Ví dụ: Cho mạch điện (hình 1.12). Biết: E0 = 3V; r0 = 1Ω; n = 4; Rt = 4Ω. Tìm  
dòng điện chạy qua Rt.  
Giải:  
E = nE0 = 4.3 = 12(V); r = nr0= 4.1 = 4(Ω); R= 4 + 4 = 9(Ω).  
12  
Vậy I =  
(A)  
1,5  
8
4.2.4. Nguồn dòng ghép song song  
Để có dòng điện thoả mãn yêu cầu mạch điện người ta cũng có thể đấu nối  
tiếp hoặc song song các nguồn dòng với nhau. Trong nguồn điện một chiều (pin, ác  
quy...) dòng điện phóng khoảng cỡ vài phần mười đến vài phần chục am pe. Do đó  
muốn có dòng điện lớn người ta ghép song song các nguồn dòng với nhau.  
Đấu song song các nguồn dòng điện là đấu các cực dương với nhau, các cực  
âm với nhau, tạo thành hai cực của bộ nguồn. Sức điện động của cả bộ nguồn là  
sức điện động của mỗi phần tử.  
E = Eo  
(1.39)  
Điện trở trong của bộ nguồn là điện trở tương đương của m điện trở song  
song.  
rft  
r   
(1.40)  
o
m
Dòng điện tương đương của bộ nguồn là tổng dòng điện qua mỗi phần tử  
nguồn dòng điện:  
I = m.Ift  
(1.41)  
Từ đó, nếu đã biết dòng điện yêu cầu của tải I, ta tính được số nguồn dòng  
điện cần thiết để mắc song song tạo thành bộ nguồn dòng điện là:  
17  
I
m   
(1.42)  
I ftcf  
+
+
-
+
-
+
-
+
-
r
E
E
E
E
-
Hình 1.8: Nguồn dòng điện ghép song song  
Ví dụ: Xác định số ácquy cần nối thành bộ để cung cấp tải là đèn chiếu sáng sự cố,  
công suất tải 2,1KW, điện áp tải 120V. Biết mỗi ácquy có E0 = 12V, dòng điện  
phóng cho phép là 10A.  
Giải  
P
2100  
120  
Dòng điện tải là: I =  
17,5A  
U
Vì I và U của tải đều vượt quá Ift và E0 nên:  
Số phần tử đấu nối tiếp trong một nhánh: n  
U
120  
10  
E0 12  
I
17,5  
10  
Số nguồn dòng điện cần thiết để mắc song song: m  
;
1,75  
I ft  
Lấy m = 2  
Số acquy cả bộ là: mn = 10 x 2 = 20 (chiếc)  
E
E
n = 10 acquy  
18  
BÀI 2: DÒNG ĐIỆN HÌNH SIN  
1. Khái niệm về dòng điện hình sin  
1.1 Dòng điện xoay chiều  
Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian,  
những thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Nghĩa là cứ sau  
một khoảng thời gian nhất định nó lặp lại quá trình biến thiên cũ.  
1.2. Dòng điện xoay chiều hình sin  
Do có nhiều ưu điểm về kỹ thuật và tiện lợi trong tính toán, mạch có dòng  
điện hình sin được sử dụng rộng rãi trong thực tế. Đó là dòng điện xoay chiều biến  
đổi theo quy luật hình sin đối với thời gian, được biểu diễn bằng đồ thị hình sin  
trên hình 3.1:  
i(t) = Im.sin (t + )  
(1.50)  
Vì cũng là một dao động điều hòa nên từ biểu thức (1.50) ta thấy dòng điện  
hình sin đặc trưng bởi biên độ Im và góc lệch pha (t +).  
i
i
I
max  
t  
Hình 1.16: Đồ thị hình sin của dòng điện xoay chiều  
1.3. Chu kỳ và tần số của dòng điện xoay chiều  
Chu kỳ của dòng điện xoay chiều (ký hiệu là T) là khoảng thời gian ngắn nhất  
giữa hai lần dòng điện xoay chiều lặp lại vị trí cũ, đơn vị của chu kỳ là đơn vị của  
thời gian và chu kỳ được tính bằng giây (s).  
Tần số dòng điện xoay chiều: là số lần lặp lại trạng thái cũ của dòng điện  
1
xoay hiều trong một giây ký hiệu là f đơn vị là Hz : f =  
(1.51)  
T
19  
u
0
u
Ima  
t  
T
1.4. Pha và sự lệch pha  
Nói đến pha của dòng xoay chiều ta thường nói tới sự so sánh giữa 2 dòng  
điện xoay chiều có cùng tần số.  
- Biểu thức s.đ.đ tổng quát có dạng:  
E = Emsin(t + e)  
(1.52)  
Lượng (t + e) đặc trưng cho dạng biến thiên của lượng hình sin gọi là góc  
pha hay là pha của lượng hình sin.  
Tại thời điểm t = 0, góc pha bằng nên gọi là góc pha đầu hay pha đầu  
của lượng hình sin, lượng gọi là tốc độ góc của lượng hình sin, và t gọi là tần  
số góc.  
Do đặc tính các thông số của mạch, các đại lượng dòng điện, điện áp thường  
có sự lệch pha nhau. Góc lệch pha giữa các đại lượng là hiệu số pha đầu của  
chúng. Góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện ký hiệu là :  
= u - i  
(1.53)  
Góc phụ thuộc vào các thông số của mạch:  
> 0: Điện áp vượt trước dòng điện.  
< 0: Điện áp chậm sau dòng điện.  
= 0: Điện áp trùng pha dòng điện.  
u
i;u  
i
3
/  
2
  
t
0
/  
Hình 1.18: Dòng điện và điện áp cùng pha  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 330 trang yennguyen 19/04/2022 1640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sửa chữa điện tử dân dụng - Nghề đào tạo: Điện tử dân dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_sua_chua_dien_tu_dan_dung_nghe_dao_tao_dien_tu_da.pdf