Giáo trình mô đun Thực tập tốt nghiệp - Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

0
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH XÃ HỘI  
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ  
GIÁO TRÌNH  
Tên mô đun: Thực tập tốt nghiệp  
NGHỀ: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ  
ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ  
Ban hành kèm theo Quyết định số:120 /QĐ - TCDN Ngày 25 tháng 2 năm  
2013 Của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề  
Hà nội, Năm 2013  
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
TÀI LIỆU NÀY THUỘC LOẠI SÁCH GIÁO TRÌNH NÊN CÁC  
NGUỒN THÔNG TIN CÓ THỂ ĐƯỢC PHÉP DÙNG NGUYÊN BẢN HOẶC  
TRÍCH DÙNG CHO CÁC MỤC ĐÍCH VỀ ĐÀO TẠO VÀ THAM KHẢO.  
MỌI MỤC ĐÍCH KHÁC MANG TÍNH LỆCH LẠC HOẶC SỬ DỤNG  
VỚI MỤC ĐÍCH KINH DOANH THIẾU LÀNH MẠNH SẼ BỊ NGHIÊM  
CM  
LỜI GIỚI THIỆU  
Trong bối cảnh nguồn lao động khi ra trường còn thiếu kiến thức và yếu  
kỹ năng, gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như cơ sở sản xuất phải đào tạo  
lại tốn kém kinh tế và phá vỡ kế hoạch sản xuất. Có nhiều nguyên nhân trong đó  
nguyên nhân do kiến thức không được hệ thống thường xuyên và kỹ năng không  
được luyện tập. Việc ra đời cuốn giáo trình “Giáo trình Thực tập tốt nghiệp” là  
rất cần thiết sẽ giúp cho sinh viên hệ cao đẳng nghề trong các trường có đào tạo  
nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí một hành trang quan trọng khi  
các em đi thực tập tốt nghiệp.  
Nội dung của giáo trình nhằm hthống lại kiến thức cơ bản đã học trong  
trường và được trình bày theo quy trình thực hành đặc biệt là các quy trình lắp  
đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa phủ kín chuyên ngành máy lạnh và  
điều hòa không khí.  
Hình thành và củng cố các kỹ năng xác định được các nguyên nhân hư  
hỏng, lập được quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa được các hư hỏng thông  
thường của thiết bị lạnh bị lạnh trong công nghiệp, thương nghiệp và dân  
dụng.Tổ chức và điều hành được hoạt động của tổ, nhóm vận hành, sửa chữa. Sử  
dụng các thiết bị lạnh, dụng cụ đồ nghề sửa chữa thiết bị lạnh an toàn đúng kỹ  
thuật;  
Cấu trúc của giáo trình gồm 03 bài trong thời gian 390 giờ qui chuẩn được  
trình bày trong khổ giấy A4. Với các công việc cụ thể của chuyên ngành Máy  
lạnh và điều hòa không khí.  
Cùng giúp chủ biên biên soạn giáo trình có thầy giáo Thạc sỹ Phạm Hồ  
Cương, và sự giúp đỡ của các công ty Điện lạnh FUNIKI, LG, FURITSU,  
JOCK… và các nhà máy sản xuất bia rượu nước giải khát, các cửa hàng sửa  
chữa Điện lạnh tại Hà nội  
2
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, cơ quan xí  
nghiệp, nhà máy sản xuất, cửa hàng sửa chữa Điện lạnh… và cảm ơn sự đóng  
góp của cán bộ, giảng viên ngành kỹ thuật lạnh và đồng nghiệp để tôi hoàn thiện  
giáo trình này. Do điều kiện thời gian có hạn, giáo trình không tránh khỏi thiếu  
sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của độc giả.  
Mọi ý kiến đóng góp xin được gửi về Tổ môn điện lạnh Trường Cao đẳng  
nghề Công nghiệp Hà Nội.  
Xin trân trọng cảm ơn!  
Hà nội, ngày 30 tháng 12 năm 2012  
Tham gia biên soạn  
1. Chủ biên: Th.S. Vũ Văn Minh  
2. Ủy viên: Th.S. Phạm Hồ Cương  
3
MỤC LỤC  
ĐỀ MỤC  
TRANG  
Lời giới thiệu  
Mục lục  
Chương trình của mô đun  
Bài 1. Khảo sát doanh nghiệp  
1. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức  
1.1. Tìm hiểu sơ đồ bộ máy quản lý, qui mô, nhân sự, phương pháp  
tổ chức sản xuất và kinh doanh của cơ sở. Định hướng phát triển…  
1.2. Thông qua trao đổi với các cán bộ hướng dẫn, công nhân nơi  
thực tập, tìm hiểu tài liệu cơ sở, tham quan phòng truyền thống…  
1.3. Ghi chép đầy đủ số liệu vào Nhật kí thực tập  
2. Khảo sát chuyên môn:  
1
3
5
6
6
6
15  
16  
18  
18  
2.1. Khảo sát, tìm hiểu hệ thống sản xuất (lắp đặt) đơn vị (phân  
xưỏng) thực tập  
2.2. Nắm bắt sơ bộ qui trình thực hiện hoặc khâu sản xuất trực tiếp  
tham gia  
2.3. Tìm hiểu các thông số kỹ thuật, yêu cầu công nghệ…đối chiếu  
với kiến thức đã học  
2.4. Tìm hiểu các tài liệu liên quan chuyên môn. Lý lịch máy các  
thông số kỹ thuật  
2.5. Ghi chép đầy đủ. Phân tích, đối chiếu so sánh với các nội dung  
kiến thức đã học.  
25  
26  
28  
31  
3. Tổng kết khảo sát doanh nghiệp  
Bài 2. Thực tập chuyên môn  
1.1. An toàn lao động:  
32  
35  
35  
48  
1.2. Nếu là đơn vị lắp ráp máy lạnh (Lắp ráp Tủ lạnh, Điều hoà dân  
dụng...): Tìm hiểu qui trình lắp ráp tại nhà máy. So sánh quy trình đã  
học với quy trình trên thực tế sản xuất. Củng cố lại lý thuyết đã học.  
1.3. Nếu là đơn vị lắp đặt bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, hệ thống  
lạnh: Tìm hiểu, đọc bản vẽ thi công hệ thống. Thống kê các thông số  
kỹ thuật, so sánh quy trình lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng cơ bản với  
quy trình thực tế. Củng cố lại lý thuyết đã học.  
1.4. Tìm hiểu tài liệu kỹ thuật liên quan trực tiếp công việc của đơn  
vị. Kiến thức chuyên ngành lạnh  
113  
341  
343  
1.5. Ghi chép đầy đủ. Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh với kiến  
4
thức đã học  
2. Phân tích kỹ thuật:  
345  
345  
2.1. Đánh giá ưu, nhược điểm của cách tổ chức sản xuất, chất lượng  
sản phẩm (hoặc chất lượng lắp đặt hệ thống, thiết bị…)  
2.2. Trao đổi nhóm thực tập, tham khảo ý kiến ý cán bộ kỹ thuật,  
công nhân lành nghề  
2.3. Tìm hiểu các tài liệu kỹ thuật, thông số thiết bị, hệ thống các  
thiết bị đo đạc, đo kiểm  
347  
349  
2.4. Tiêu chuẩn thực hiện:  
Bài 3. Kiểm nghiệm - Đánh giá tổng hợp  
1. Tính toán kiểm nghiệm:  
1.1. Tính toán kiểm tra thiết bị trao đổi nhiệt, công suất lắp đặt máy  
nén và hệ thống cung cấp chất tải lạnh  
367  
368  
368  
368  
1.2. Tìm hiểu tài liệu liên quan chuyên môn, lý lịch máy…các thông  
số kỹ thuật  
1.3. Sử dụng các thiết bị đo kiểm, kiểm định lại các thông số kỹ  
thuật…  
1.4. Tiêu chuẩn thực hiện:+ Tính đúng, đủ, chính xác (phù hợp giữa  
tính và thiết bị có thực)  
375  
377  
383  
2. Đánh giá tổng hợp:  
385  
385  
387  
2.1. Căn cứ vào ghi chép, thống kê …số liệu của “Nhật kí thực tập”  
2.2. Viết báo cáo thực tập: tổng hợp, đánh giá quá trình thực tập tại  
cơ sở, các số liệu sản phẩm của doanh nghiệp  
2.3. Quá trình phát triển sản xuất (Cải tiến công nghệ, số lượng sản  
phẩm…  
388  
2.4. Thống kê các số liệu tính toán  
2.5. Tiêu chuẩn thực hiện  
3. Hoàn thiện báo cáo thực tập  
4. Tài liệu tham khảo  
390  
491  
493  
396  
5
TÊN MÔ ĐUN: THỰC TẬP TỐT NGHIỆP  
Mã mô đun: MĐ 38  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:  
Mô đun MĐ 38 được thực hiện cho đối tượng học chương trình đào tạo  
Cao đẳng nghề, Sinh viên sau khi đã hoàn thành chương trình các môn học, mô  
đun chuyên môn nghề tại trường sẽ đi thực tập tại các cơ sở dịch vụ, sản xuất,  
các doanh nghiệp lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy lạnh công nghiệp,  
thương nghiệp hoặc dân dụng; Hệ thống điều hòa không khí cục bộ, trung tâm.  
Đây là mô đun bắt buộc, nó giúp cho sinh viên củng cố kiến thức đã được học  
trong trường và cập nhật các công nghệ mới  
Mục tiêu của mô đun:  
Đi thực tế, trực tiếp tham gia thi công, sản xuất tại doanh nghiệp để nâng  
cao tay nghề, tiếp cận với thực tế trước khi ra trường. Định hướng về công việc  
cho phù hợp với khả năng của mình  
Rèn kỹ năng làm việc nhóm và cách tổ chức công việc và tạo các mối  
quan hệ phục vụ cho công việc sau khi ra trường  
Sinh viên nâng cao được nhận thức thực tế sản xuất nghề mình học trong  
thực tiễn xã hội;  
Nâng cao được nhận thức nghề nghiệp, vận dụng kiến thức lí thuyết và  
tay nghề cơ bản đã học vào thực tế, nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn, có  
kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp khi ra trường;  
Đảm bảo an toàn lao động và hiểu được ý nghĩa của an toàn lao động với  
nghề của mình.  
Nội dung của mô đun:  
Thời gian  
TT  
Tên các bài trong môđun  
Tổng  
số  
Lý  
Thực Kiểm  
thuyết hành tra*  
1 Khảo sát doanh nghiệp  
30  
26  
326  
26  
4
4
4
2 Thực tập chuyên môn  
3 Kiểm nghiệm - Đánh giá tổng hợp  
Cộng  
330  
30  
390  
378  
12  
6
BÀI 1: KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP  
Mã bài: MĐ38 - 01  
Giới thiệu:  
Khảo sát doanh nghiệp là công việc ban đầu mà sinh viên đi thực tập tốt  
nghiệp phải thực hiện.  
Mục tiêu:  
- Tìm hiểu tổ chức quản lý của cơ sở thực tập, hệ thống sản xuất  
- Qui mô, nhân sự  
- Sản phẩm, sản lượng…  
- Qui trình công nghệ, trình độ kỹ thuật chung, trang thiết bị cụ thể đơn vị  
thực tập  
- Giao tiếp, ứng xử, nắm bắt vấn đề.  
- Ghi chép tổng hợp  
- Khiêm tốn, cầu thị, chu đáo, cẩn thận, cần cù, chủ động, an toàn.  
- Tuân thủ theo các quy định về an toàn  
Nội dung chính:  
1. TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC:  
Mục tiêu:  
Sinh viên tìm hiểu được cơ cấu tổ chức của một công ty  
1.1. Tìm hiểu sơ đồ bộ máy quản lý, qui mô, nhân sự, phương pháp tổ chức  
sản xuất và kinh doanh của cơ sở. Định hướng phát triển.  
1.1.1. Công ty cổ phần:  
Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp  
hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty  
cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi  
là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ  
đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có công  
ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng  
chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và  
cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Công ty cổ phần là một  
trong loại hình công ty căn bản tồn tại trên thị trường và nhất là để niêm yết trên  
thị trường chứng khoán.  
Bộ máy các công ty cổ phần được cơ cấu theo luật pháp và điều lệ công ty  
với nguyên tắc cơ cấu nhằm đảm bảo tính chuẩn mực, minh bạch và hoạt động  
hiệu quả.  
7
Công ty Cổ phần phải có Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng Quản trị và Ban  
Điều hành. Đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban Kiểm  
soát.  
* Cơ cấu tổ chức của Công ty theo mô hình công ty cổ phần, bao gồm:  
+ Đại hội đồng cổ đông;  
+ Hội đồng quản trị;  
+ Ban Kiểm soát;  
+ Ban Giám đốc;  
+ Kế toán trưởng;  
+ Các phòng chuyên môn;  
+ Các xí nghiệp, đội sản xuất;  
+Chi nhánh Công ty  
+ Đại hội đồng cổ đông:  
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thm quyn cao nht ca Công ty,  
quyết định các vấn đề liên quan tới phương hướng hoạt động, vn điều lệ, kế  
hoạch phát triển ngắn và dài hạn của Công ty, nhân sự Hội đồng qun tr, Ban  
kiểm soát và nhng vấn đề khác được quy định trong Điều lCông ty.  
+ Hội đồng quản trị:  
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, hoạt động kinh doanh và các  
công việc của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng  
quản trị. Hội đồng quản trị có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền  
nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Hội  
đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc và những người quản lý khác.  
+ Ban Kiểm soát:  
Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có trách nhim kim tra  
báo cáo tài chính hàng năm, xem xét các báo cáo ca Công ty vcác hthng  
kim soát ni bvà các nhim vkhác thuc thm quyền được quy định trong  
Điều lCông ty.  
- Ban Giám đốc:  
+ Giám đốc: Giám đốc điều hành là người điều hành mọi hoạt động kinh  
doanh hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu  
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các  
quyền và nhiệm vụ được giao. Giúp việc Giám đốc là các Phó giám đốc, Kế toán  
trưởng, Giám đốc Chi nhánh và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.  
8
+ Các Phó giám đốc: Các Phó giám đốc là người giúp Giám đốc quản lý  
điều hành một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực được Giám đốc phân công, chịu  
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Giám đốc và trước Pháp luật về lĩnh vực  
mình được phân công phụ trách.  
- Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần:  
9
- Chức năng nhiệm vụ:  
Các phòng chuyên môn của Công ty:  
+ Phòng Kinh tế – Kế hoạch;  
+ Phòng Quản lý thi công;  
+ Phòng Tài chính – Kế toán;  
+ Phòng Vật tư – Thiết bị và công nghệ;  
+ Phòng Hành chính quản trị.  
Sơ lược chức năng của từng phòng:  
* Phòng Kinh tế – Kế hoạch:  
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm của Công ty, theo dõi  
và chỉ đạo thực hiện sản xuất kinh doanh, báo cáo phân tích kết quả sản xuất và  
hiệu quả, chỉ đạo và hướng dẫn công tác nghiệm thu, thanh toán. Quan hệ thu  
thập thông tin, lập hồ sơ dự thầu, tham gia soạn thảo hợp đồng kinh tế, quản lý  
giá cả, khối lượng dự án. Giao kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các xí nghiệp,  
đội sản xuất;  
* Phòng Quản lý thi công:  
Lập thiết kế bản vẽ thi công, lập tiến độ thi công, quản lý chất lượng công  
trình, chỉ đạo hướng dẫn lập hồ sơ nghiệm thu, hoàn công, quản lý và xác định  
kết quả sản xuất tháng, quý, năm. Nghiên cứu cải tiến các biện pháp kỹ thuật, áp  
dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh;  
* Phòng Tài chính – Kế toán:  
Quản lý công tác thu chi tài chính của Công ty, đảm bảo vốn cho sản  
xuất, hạch toán giá thành hiệu quả sản xuất kinh doanh;  
* Phòng Vật tư – Thiết bị và công nghệ:  
Quản lý và đảm bảo cung ứng vật tư, trang thiết bị cho các đơn vị, quản lý  
và xây dựng định mức vật tư vật liệu chỉ đạo các đơn vị thực hiện. Xây dựng dây  
truyền sản xuất thi công tiên tiến, xây dựng kế hoạch đầu tư trang bị, đổi mới  
công nghệ đưa vào sản xuất.  
- Các xí nghiệp, đội sản xuất: là đơn vị trực tiếp tạo ra sản phẩm.  
- Định hướng phát triển của công ty:  
+ Tăng cường đào tạo, phát huy tính sáng tạo trong đội ngũ cán bộ công  
nhân viên nhằm tăng hàm lượng công nghệ, nâng cao hiệu quả công việc.  
- Củng cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới tiêu thụ, xây dựng các đại lý  
then chốt làm nền tảng cho sự phát triển.  
10  
- Năng lực nhân sự:  
+ Ban giám đốc:  
Giám đốc:  
P. Giám đốc kỹ thuật:  
P. Giám đốc kế hoạch:  
Lực lượng cán bộ kỹ thuật và công nhân viên:  
Năm kinh nghiệm  
TT  
Danh mục  
Số lượng  
≤5  
>5  
≥10 năm  
năm năm  
Trình độ đại học, trên đại  
học  
I
01 Thạc sỹ …….  
02 Kỹ sư ………  
03 Cử nhân …...  
…. …….  
II  
Trình độ cao đẳng  
01 Cử nhân …..  
…. ……  
III Trình độ khác  
01 Công nhân….  
….. ……  
III  
Nhân viên khác  
01 Lái xe  
02 Bảo vệ  
…. ............  
11  
Máy móc thiết bị:  
Loại kiểu  
nhãn hiệu  
Năm  
SX  
Số  
lượng  
Ghi  
chú  
TT  
Tên thiết bị  
Nước SX  
I
Thiết bị chủ yếu  
01  
02  
…. ……  
Phòng thí nghiệm  
II  
Các công trình đã thực hiện:  
Nội dung  
hợp đồng  
TT  
Tên Dự án  
Thông tin dự án  
A
Tư vấn thiết kế  
01  
02  
03 ………………… …………………  
…………………  
B
Giám sát thi công  
01  
02  
1.1.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn:  
Công ty TNHH có hai loại hình:  
* Công ty TNHH một thành viên:  
Là loại hình công ty TNHH do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở  
hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản  
khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty  
* Công ty TNHH hai thành viên trở lên:  
12  
Là loại hình công ty TNHH mà thành viên công ty có từ hai người trở lên,  
số lượng thành viên không quá năm mươi.  
- Ví dụ sơ đồ tổ chức của một công ty TNHH một thành viên:  
- Ví dụ sơ đồ tổ chức của một công ty TNHH nhiều thành viên:  
13  
1.1.1. Quy trình tìm hiểu sơ đồ bộ máy quản lý, qui mô, nhân sự, phương pháp  
tổ chức sản xuất và kinh doanh của cơ sở. Định hướng phát triển…  
TT  
Tên công việc  
Thiết bị - dụng cụ  
Tiêu chuẩn thực hiện  
Tìm hiểu cặn kẽ va ghi  
chép đầy đủ các thông tin  
Sắp xếp thông tin một cách  
khoa học  
01 Tìm hiểu bộ máy Giấy bút  
quản lý  
02 Tìm hiểu qui mô Giấy bút, máy ảnh  
nhân sự, phương  
Nhân sự, Tìm hiểu các  
khâu, công đoạn và cả dây  
chuyền sản xuất  
pháp tổ chức kinh  
doanh, định hướng  
Định hướng phát triển  
phát triển  
03 Tổng kết  
Giấy bút  
Tổng hợp được quy mô cơ  
sở thực tập  
1.1.2. Hướng dẫn cách thức thực hiện công việc:  
Tên công việc Hướng dẫn  
Tìm hiểu bộ máy quản lý Tìm hiểu sơ đồ bộ máy quản lý  
Số lượng cán bộ/ số công nhân viên  
Chức năng nhiệm vụ của từng cấp quản lý  
Cấp quản lý trực tiếp công việc thực tập  
Thời gian, kế hoạch làm việc  
Tìm hiểu qui mô nhân Tìm hiểu qui mô nhân sự:  
sự, phương pháp tổ chức + Số lượng  
kinh doanh, định hướng + Trình độ, tay nghề  
phát triển  
+ Thời gian làm việc  
Tìm hiểu các sản phẩm của doanh nghiệp:  
+ Năng lực của doanh nghiệp (Các công trình, các  
sản phẩm đã và đang làm..)  
+ Phương châm và định hướng phát triển doanh  
nghiệp  
+ Cơ hội việc làm  
+ Sản phẩm, hệ thống máy móc  
14  
+ Tìm hiểu phương pháp tổ chức sản xuất  
+ Tìm hiểu sơ bộ qui trình sản xuất trực tiếp  
+ Tìm hiểu các khâu, công đoạn và cả dây chuyền  
sản xuất  
Tổng kết  
Ghi chép đầy đủ số liệu vào Nhật kí thực tập.  
1.1.3. Những lỗi thường gặp và cách khắc phục:  
TT  
Hiện tượng  
Nguyên nhân  
ch phòng ngừa  
1
Bỏ sót các phòng Do không liên hệ dúng Chuẩn bị trước các câu  
ban chức năng, vị người, không chuẩn bị hỏi đinh hỏi  
trí địa lý, lịch sử trước các câu hỏi và  
Thái độ đúng mực trong  
giao tiếp  
của cơ quan  
mục tiêu công việc  
Do kỹ năng giao tiếp  
còn hạn chế và hiểu  
chưa đúng về công việc  
thực tập tại cơ sở  
Rút kinh nghiệm qua  
từng công việc cụ thể  
2
Tìm hiểu không Không tuân thủ nội quy Hệ thống lại các kiến  
kỹ các khâu, các của cơ sở sản xuất (đi thức đã học trong trường  
công đoạn trong muộn về sớm…)  
sắp xếp công việc khoa  
học (nên ghi ra sổ tay cá  
nhân theo thứ tự ưu tiên  
công việc..)  
sản xuất, các quy  
định an toàn  
Sắp xếp công việc  
không khoa học  
* Bài tập thực hành của sinh viên:  
Vẽ sơ đồ cây của công ty và sắp xếp các nhân sự theo các phòng chức  
năng nơi mình thực tập.  
* Yêu cầu về đánh giá:  
1. Hệ thống lại kiến thức đã tìm hiểu được của công ty  
2. Tự mình đưa ra mô hình công ty và giải thích các phòng chức năng theo quan  
nhận thức của mình  
* Ghi nhớ:  
Ghi chép và sắp xếp các nội dung đã tìm hiểu được của công ty nơi thực  
tập  
15  
1.2. Thông qua trao đổi với các cán bộ hướng dẫn, công nhân nơi thực tập,  
tìm hiểu tài liệu cơ sở, tham quan phòng truyền thống…  
* Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc:  
(Sinh viên cần bổ xung về kiến thức giao tiếp trong xã hội)  
1.2.1.Quy trình thông qua trao đổi với các cán bộ hướng dẫn, công nhân nơi  
thực tập, tìm hiểu tài liệu cơ sở, tham quan phòng truyền thống:  
TT  
Tên công việc  
Thiết bị - dụng cụ  
Tiêu chuẩn thực hiện  
Thời gian thực tập  
01 Tìm hiểu nơi thực Giấy bút  
tập  
Các qui định đối với sinh  
viên khi thực tập tại cơ sở  
Sắp xếp thông tin một cách  
khoa học  
02 Tìm hiểu tài liệu Giấy bút, máy ảnh  
Tài liệu chuyên ngành của  
cơ sở  
cơ sở thực tập,  
phòng  
thống  
truyền  
Sơ lược quá trình hình  
thành và phát triển của cơ  
sở thực tập  
03 Tổng kết  
Giấy bút  
Tổng hợp được quy mô cơ  
sở thực tập  
1.2.2. Hướng dẫn cách thức thực hiện công việc:  
Tên công việc  
Hướng dẫn  
Tìm hiểu nơi thực tập  
Trao đổi tại cơ sở sản xuất về các nội dung chính:  
Thời gian, kế hoạch thực tập  
Các qui định đối với sinh viên khi thực tập tại cơ sở  
Công việc bắt đầu cho đến khi kết thúc  
Sắp xếp thông tin một cách khoa học  
Tìm hiểu tài liệu cơ sở Tìm hiểu tài liệu liên quan chuyên môn:  
thực tập, phòng truyền + Các quy trình thực hiện công việc  
thống  
+ Lý lịch máy móc  
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của cơ sở  
+ Hình thành  
+ Duy trì  
16  
+ Phát triển  
+ Các công việc đã, đang thực hiện  
+ Các thành tích khen thưởng và các mốc chính  
Ghi chép đầy đủ số liệu vào Nhật kí thực tập.  
Tổng kết  
1.2.3. Những lỗi thường gặp và cách khắc phục:  
TT  
Hiện tượng  
Nguyên nhân  
Cách phòng ngừa  
1
Tìm hiểu không Gặp không đúng người Tìm hiểu kỹ sơ đồ và cơ  
kỹ các thông tin  
có trách nhiệm trong cấu tổ chức công ty  
các phòng ban  
2
Tìm hiểu tài liệu Chưa đầu tư thời gian Cần chi tiết hơn trong  
công ty sơ sài khoa học khi tìm hiểu  
* Bài tập thực hành của sinh viên:  
1. Trả lời được các câu hỏi về lịch sử xây dựng và phát triển của công ty  
2. Trả lời được thành tích và điểm mạnh của công ty nơi thực tập là gì?  
* Yêu cầu về đánh giá:  
Đánh giá được quy mô và phát triển của công ty và thế mạnh của công ty  
* Ghi nhớ:  
Ghi chép và sắp xếp các nội dung đã tìm hiểu được của công ty và phân  
tích được sản phẩm thế mạnh nơi thực tập  
1.3. Ghi chép đầy đủ số liệu vào nhật ký thực tập:  
Mục tiêu:  
Ghi chép số liệu của công ty nơi thực tập một cách đầy đủ, khoa học vào  
nhật ký thực tập.  
* Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc:  
(Sinh viên cần bổ xung kiến thức về sắp xếp và lưu trữ tài liệu)  
* Các bước và cách thức thực hiện công việc:  
1.3.1. Quy trình ghi chép đầy đủ số liệu vào nhật ký thực tập:  
TT  
Tên công việc  
Thiết bị - dụng cụ  
Giấy bút  
Nhật ký thực tập  
Các tài liệu liên quan  
Tiêu chuẩn thực hiện  
Chính xác và đầy đủ  
thông tin.  
01 Chuẩn bị  
17  
02 Ghi chép số liệu  
03 Kết thúc  
Giấy bút  
Chính xác và đầy đủ  
thông tin.  
Sắp xếp khoa học  
Lên kế hoạch tổng thể  
Ghi chép tổng hợp báo  
cáo  
Nhật ký thực tập  
Các tài liệu liên quan  
Giấy bút  
Nhật ký thực tập  
Các tài liệu liên quan  
1.3.2. Hướng dẫn cách thức thực hiện công việc:  
Tên công việc  
Hướng dẫn  
Liên hệ, Tìm hiểu nơi Địa chỉ cơ quan, fax, websie  
thực tập  
Liên hệ ban nghành  
Liên hệ chuyên môn  
Tìm hiểu tài liệu cơ sở thực tập, phòng truyền thống  
Trao đổi tại cơ sở sản xuất về các nội dung chính:  
Thời gian, kế hoạch thực tập  
Các qui định đối với sinh viên khi thực tập tại cơ sở  
Công việc bắt đầu cho đến khi kết thúc  
Sắp xếp thông tin một cách khoa học  
Lên kế hoạch thực tập  
Tổng kết giai đoạn 1  
Tổng kết giai đoạn 2  
Ghi chép các số liệu tìm Các thông tin công ty  
hiểu tài liệu cơ sở thực Tìm hiểu tài liệu liên quan chuyên môn  
tập, phòng truyền thống + Các quy trình thực hiện công việc  
+ Lý lịch máy móc  
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của cơ sở  
+ Hình thành  
+ Duy trì  
+ Phát triển  
+ Các công việc đã, đang thực hiện  
+ Các thành tích khen thưởng và các mốc chính  
Lên kế công việc trong thời gian thực tập  
Ghi chép đầy đủ số liệu vào Nhật kí thực tập.  
Lập kế hoạch thực tập  
Tổng kết  
1.3.3. Những lỗi thường gặp và cách khắc phục:  
18  
TT  
Hiện tượng  
Nguyên nhân  
Cách phòng ngừa  
1
Tổng hợp báo cáo số Tìm hiểu không khoa Tìm hiểu đúng trình  
liệu không đầy đủ học và đúng trình tự tự  
2
Khó khăn trong việc Quá trình tìm hiểu và Liên hệ cụ thể và  
lập kế hoạch thực tập liên hệ thực tạp chưa chính xác hơn  
và tổng kết giai đoạn khoa học  
thực tập  
* Bài tập thực hành của sinh viên:  
Tự lập bảng ghi chép các số liệu về kinh tế và kỹ thuật và nhân sự để đưa  
vào hồ sơ lưu trữ thực tập của mình  
* Yêu cầu về đánh giá:  
Đánh giá cách lưu trữ của công ty và từ đó học hỏi kinh nghiệm lưu trữ  
cho chính bản thân mình.  
* Ghi nhớ:  
Ghi chép và sắp xếp các nội dung đã tìm hiểu được của công ty nơi thực  
tập một cách khoa học.  
2. KHẢO SÁT CHUYÊN MÔN:  
Mục tiêu: Khảo sát chuyên môn về lĩnh vực nhiệt lạnh tại nơi thực tập.  
2.1. Khảo sát, tìm hiểu hệ thống sản xuất (lắp đặt) đơn vị (phân xưỏng) thực  
tập:  
2.1.1. Sơ đồ hệ thống lạnh:  
Các máy lạnh có công suất lạnh đến khoảng 18 kW (15.000kcal/h) thì  
được gọi là máy lạnh cỡ nhõ. Môi chất lạnh được sử dụng chủ yếu là các freôn  
như R12, R22 và R502 làm lạnh trực tiếp. Máy nén lạnh gồm các loại kín, nửa  
kín, hở kiểu pitông, rôto hoặc là xoắn lò xo.  
Máy lạnh nhỏ sử dụng chủ yếu cho tủ lạnh gia đình, tủ lạnh thương  
nghiệp, các buồng lạnh lắp ghép, các máy kem, máy đã cỡ nhỏ, các loại máy  
điều hoà nhiệt độ cỡ nhỏ.  
Thiết bị ngưng tụ thường là làm mất bằng không khí tự nhiên hoặc cưỡng  
bức (dàn ngưng quạt) hoặc bằng nước (bình ngưng). Thiết bị bay hơi thường là  
thiết bị dàn ống xoắn có cánh đối lưu không khí tự nhiên hoặc cưỡng bức. Thiết  
bị tiết lưu thường là ống mao, van tiết lưu nhiệt cân bằng và trong hình 2.1 giới  
thiệu sơ đồ hệ thống lạnh frêôn có máy nén kín 1, dàn ngưng 2, bình chứa 4,  
19  
phin sấy lọc 3, van tiết lưu 5 và dàn bay hơi 6. Nhiệt độ phòng lạnh được điều  
chỉnh qua thermostat. Khi đạt nhiệt độ yêu cầu, thermostat ngắt mạch, máy nén  
ngừng hoạt động. Khi nhiệt độ vượt qua giới hạn cho phép, thermostat lại đóng  
mạch, máy nén tiếp tục làm việc.  
Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống lạnh nhỏ  
Sơ đồ này có nhược điểm là khi dừng máy, môi chất lạnh lỏng có thể tích  
tụ vào dàn bay hơi là nơi có nhiệt độ lạnh nhất vì van tiết lưu nhiệt không đóng  
kín khi máy dừng. Khi khởi động trở lại, lốc chạy nặng nề và rất dễ bị va đập  
thuỷ lực vì lỏng bị hút về máy nén. Để khắc phục hiện tượng trên người ta lắp  
thêm một van điện từ đằng trước van tiết lưu, sau phin sấy lọc. Khi máy dừng,  
van điện từ cũng không cho môi chất lỏng đi vào dàn bay hơi. Nếu hệ thống có  
rele áp suất hút tụt xuống do dàn không được cấp lỏng, rele áp suất ngắt máy  
nén. Nếu thiếu lạnh thermostat đóng van điện từ , dàn bay hơi cấp lỏng áp suất  
tăng, rele áp suất hút đóng mạch cho máy nén. Van điện từ mở khi máy nén hoạt  
động và đóng khi máy nén dừng.  
Hình 2.2 mô tả hệ thống lạnh kiểu hở, công suất lạnh 6000kcal/h, bình  
ngưng làm mát bằng nước, được sử để làm lạnh một hoặc hai phòng lạnh.  
Nguyên lý hoạt động của hệ thống như sau: hơi frêôn sinh ra ở dàn bay  
hơi đi qua thiết bị hồi nhiệt, thu nhiệt của lỏng, về máy nén, được nén lên ở áp  
suất cao và sau đó được đẩy vào bình ngưng tụ. Freôn thải nhiệt cho nước làm  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 397 trang yennguyen 26/03/2022 8241
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Thực tập tốt nghiệp - Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_thuc_tap_tot_nghiep_nghe_ky_thuat_may_lanh.pdf