Giáo trình Nghiệp vụ bàn cơ bản - Ngành/nghề: Nghiệp vụ nhà hàng (Phần 1)

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG  
TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC/MÔ ĐUN: NGHIỆP VỤ BÀN CƠ BẢN  
NGÀNH/NGHỀ: NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG  
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP  
(Ban hành kèm theo Quyết định số:  
/QĐ-CĐNĐL ngày …tháng…năm…  
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt)  
Lâm Đồng, năm 2017  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
LỜI GIỚI THIỆU  
Nội dung của giáo trình Nghiệp vụ bàn cơ bản đã được xây dựng trên cơ sở kế  
thừa những nội dung được giảng dạy ở các trường dạy nghề, kết hợp với những  
nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự  
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.  
Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung nhiều kiến thức mới, đề  
cập những nội dung cơ bản, cốt yếu để tùy theo tính chất của các ngành nghề đào  
tạo mà nhà trường tự điều chỉnh cho thích hợp và không trái với quy định của  
chương trình khung đào tạo nghề.  
Với mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm:  
Bài 1: Khái quát về nghiệp vụ nhà hàng  
Bài 2: Tổ chức lao động trong nhà hàng  
Bài 3: Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ ăn uống và tiêu chuẩn vệ sinh  
trong kinh doanh nhà hàng  
Bài 4: Kỹ thuật phục vụ ăn uống trong nhà hàng  
Bài 5: Quy trình kỹ thuật phục vụ ăn sáng, trƣa, tối và tiệc  
Xin trân trọng cảm ơn Khoa Du lịch, Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt cũng  
như sự giúp đỡ quý báu của đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành giáo trình  
này.  
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả  
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo  
trình được hoàn thiện hơn.  
Đà Lạt, ngày 20 tháng 06 năm 2017  
Tham gia biên soạn  
1. Chủ biên: Nguyễn Thị Trâm An  
3
MỤC LỤC  
3.3. Yêu cầu về sức khỏe và ngoại dáng....................................................................... 31  
4
2.3. Đồ thủy tinh............................................................................................................53  
5
6
7
a. Bài tập ứng dụng s1 ............................................................................................. 182  
b. Bài tập ứng dụng số 2 ............................................................................................. 187  
a. Bài tập ứng dụng s1 ............................................................................................. 190  
b. Bài tập ứng dụng số 2 ............................................................................................. 193  
a. Bài tập ứng dụng s1 ............................................................................................. 195  
b. Bài tập ứng dụng số 2 ............................................................................................. 199  
8
a. Bài tập ứng dụng s1 ..............................................................................................202  
b. Bài tập ứng dụng s2..............................................................................................205  
a. Bài tập ứng dụng s1 ..............................................................................................208  
9
5.2.10. Thu dn........................................................................................................... 231  
10  
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN  
Tên mô đun: Nghiệp vụ bàn cơ bản  
Mã mô đun: MĐ 12  
Thời gian thực hiện mô đun: 180 giờ; (Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành, thí nghiệm,  
thảo luận, bài tập: 145 giờ; Kiểm tra: 7 giờ)  
I. Vị trí, tính chất của đun:  
1. Vị trí:  
+ Nghiệp vụ bàn là đun quan trọng, được giảng dạy song song với các  
môn học, đun : Nghiệp vụ bar, Marketting du lịch, Tiếng anh chuyên ngành  
nhà hàng.  
2. Tính chất:  
+ Nghiệp vụ bàn là đun lý thuyết kết hợp với thực hành, là đun bắt  
buộc thuộc nhóm kiến thức đào tạo nghề trong chương trình khung trình độ Cao  
đẳng nghề “Quản trị nhà hàng”.  
+ Nghiệp vụ bàn là mô đun thi tốt nghiệp.  
II. Mục tiêu môn học:  
1. Về kiến thức:  
- Xác định được vị trí, chức năng, nhiệm vụ chung của bộ phận phục vụ ănuống.  
- Trình bày được mối quan hệ giữa bộ phận phục vụ ăn uống với các bộ phận có  
liên quan, nhiệm vụ hàng ngày của nhân viên  
- Nêu được tiêu chuẩn vệ sinh trong phục vụ ăn uống, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn  
lao động.  
- Nhận biết được các thiết bị, dụng cụ trong nhà hàng.  
2. Về kỹ năng:  
-Thực hiện chính xác các kỹ thuật đặt bàn ăn và phục vụ các bữa ăn điểm tâm,  
trưa, tối, tiệc Âu, Á; cách phục vụ một số các loại đồ uống với món ăn.  
- Tổ chức được các loại tiệc cơ bản trong nhà hàng.  
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
- Có ý thức chủ động học tập, tự rèn luyện để có khả năng phục vụ ăn uống trong  
các nhà hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao.  
11  
BÀI 1  
KHÁI QUÁT VỀ NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG  
Giới thiệu:  
Trong kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng, nhà  
hàng là nơi phục vụ các món ăn, đồ uống cho các đối tượng khách hàng khác nhau,  
mang lại doanh thu lớn. Mặc dù nhà hàng tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau  
nhưng vai trò, vị trí và đặc điểm kinh doanh nhà hàng về sản phẩm, lao động,...  
giống nhau.  
Hoạt động kinh doanh nhà hàng có nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng  
có nhiều trở ngại.  
Mục tiêu:  
- Trình bày được khái niệm, vai trò và vị trí của nhà hàng trong kinh doanh  
du lịch;  
- Nêu được các đặc điểm của kinh doanh nhà hàng về sản phẩm, lao động,  
những thuận lợi và trở ngại trong hoạt động kinh doanh;  
- Phân loại được các nhà hàng;  
- Quan tâm, ham thích tìm hiểu về nghiêp vu nhà hàng và quản tri nhà hàng.  
Nội dung chính:  
1. Khái niệm, vai trò, vị trí của nhà hàng  
Mục tiêu:  
-Trình bày được khái niệm nhà hàng;  
- Xác định được vai trò, vị trí của nhà hàng trong kinh doanh du lịch;  
- Quan tâm, ham thích tìm hiểu về nghiêp vu nhà hàng;  
1.1. Khái niệm nhà hàng  
Nhà hàng là một cơ sở kinh doanh chuyên chế biến và phục vụ nhiều loại  
món ăn, đồ uống với bầu không khí thoải mái giúp khách có cảm giác được nghỉ  
ngơi, thư giãn, mục đích chủ yếu là thu lợi nhuận.  
Như vậy, nhà hàng chính là một cơ sở kinh doanh về mặt pháp lý nó có thể  
mang tư cách là một doanh nghiệp độc lập, cũng có thể là một bộ phận trong khách  
sạn hay các cơ sở kinh doanh du lịch nào đó.  
Hoạt động của nhà hàng là chế biến và phục vụ các sản phẩm ăn uống. Tùy  
theo loại hình và điều kiện cụ thể của nhà hàng, có thể có các loại sản phẩm khác  
nhau.  
1.2. Vai trò, vị trí của nhà hàng  
1.2.1. Vai trò của nhà hàng  
12  
- Là nơi cung cấp các món ăn, đồ uống cho khách, nơi tạo ra các điều kiện để  
khách hàng “tìm niềm vui trong bữa ăn”. Do vậy, việc phục vụ chu đáo, nhiệt tình,  
hiếu khách là điều kiện để khách hàng quay lại với nhà hàng.  
- Là nơi con người thư giãn, tái hồi sức khoẻ sau một ngày làm việc vất vả,  
nơi có cơ hội tuyệt vời cho những người có nhu cầu giao lưu, thu nhận kinh  
nghiệm sống, tìm kiếm các mối quan hệ cũng như bạn hàng kinh doanh.  
- Đảm bảo phục vụ khách những bữa ăn ngon miệng và hài lòng.  
- Là cầu nối giữa những người chế biến món ăn và du khách đồng thời là công  
đoạn hoàn thiện dịch vụ phục vụ ăn uống.  
1.2.2. Vị trí của nhà hàng  
- Là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong khách sạn hiện đại,  
đảm bảo cho khách những nhu cầu ăn uống trong quá trình lưu trú tại khách sạn.  
- Là nơi chế biến và tiêu thụ các sản phẩm ăn uống, tạo mọi nguồn lợi nhuận  
cao trong khách sạn, đồng thời tạo ra chất lượng dịch vụ tổng hợp của khách sạn để  
thu hút khách.  
2. Đặc điểm kinh doanh nhà hàng  
Mục tiêu:  
- Nêu được các đặc điểm của kinh doanh nhà hàng về sản phẩm, lao động;  
- Trình bày được những thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh nhà hàng;  
- Quan tâm, ham thích tìm hiểu về nghiêp vu nhà hàng;  
2.1. Đặc điểm về sản phẩm của nhà hàng  
Sản phẩm của nhà hàng được chia làm hai loại:  
- Thứ nhất, là yếu tố hàng hoá như các món ăn, đồ uống do nhà hàng tự chế  
biến hoặc đi mua của các nhà sản xuất để phục vụ khách.  
Ví dụ: Những hàng hoá do nhà hàng tự chế biến có thể là: các món ăn do nhà  
bếp chế biến, các đồ uống do quầy bar pha chế, còn các hàng hoá do đi mua ở nơi  
khác như: bơ, đường, sữa, bánh mỳ, đồ hộp, bia rượu, nước ngọt,...  
- Thứ hai, là yếu tố dịch vụ thể hiện qua quá trình phục vụ các món ăn, đồ  
uống cho khách. Các dịch vụ cần tới con người với kỹ năng nghề nghiệp giỏi, có  
khả năng giao tiếp tốt, có trình độ ngoại ngữ nhất định để giao tiếp với khách hàng.  
Hai yếu tố hàng hóa và dịch vụ gắn liền nhau không thể tách rời nhằm tạo  
nên một sản phẩm hoàn hảo.  
Sản phẩm của nhà hàng mang tính tổng hợp, có đặc điểm làm thoả mãn các  
nhu cầu về ăn uống cho khách ở khách sạn, khách vãng lai, cư dân địa phương, bao  
gồm phục vụ các món ăn Âu - Á, các bữa tiệc lớn nhỏ, các hội nghị,... thông qua  
những hoạt động đó cung cấp cho khách các dịch vụ có chất lượng cao.  
13  
2.2. Đặc điểm về lao động  
Lao động trong nhà hàng là lao động dịch vụ đặc thù, rất khó tự động hóa và  
cơ giới hóa. Trong thực tế mỗi nghiệp vụ trong nhà hàng đòi hỏi số lượng nhân  
viên có chuyên môn phù hợp. Theo thống kê, tại các nhà hàng hoạt động có uy tín  
thì chưa tính đến đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ gián tiếp thì cứ 12 đến  
16 khách hàng cần thiết phải có 1 nhân viên phục vụ trực tiếp. Lao động phục vụ  
trong nhà hàng đóng vai trò quyết định đến hiệu quả kinh doanh.  
Ngoài ra, lao động trong nhà hàng thường sử dụng lực lượng lao động trẻ (độ  
tuổi từ 18 – 35) có sức khỏe, tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt và đặc biệt có khả  
năng giao tiếp tốt.  
Hoạt động nhà hàng luôn tồn tại và theo nhu cầu của khách, vì vậy, trong thực  
tế nhà hàng hoạt động không kể ngày và đêm, ngày lễ, ngày tết, bất kỳ khi nào  
khách yêu cầu thì nhà hàng phải phục vụ 24/24h. Đây là điều khác biệt so với tất  
cả các ngành nghề khác bởi phần lớn các nghề khác hoạt động theo giờ hành chính  
là chủ yếu. Do vậy, tổ chức hoạt động của nhà hàng phải chia các ca làm việc đảm  
bảo phục vụ khách hàng liên tục, không gián đoạn. Các ca làm việc này cũng đảm  
bảo 8 giờ làm việc trong một ngày, tuy nhiên, không phải là giờ hành chính, các ca  
làm việc có thể là ca gãy, ca tăng cường,...  
Ngày nghỉ của nhân viên phục vụ trong ngành dịch vụ ăn uống thường không  
phải là ngày cuối tuần. Ngày nghỉ của họ tuỳ thuộc vào lịch phân công của các  
trưởng bộ phận, thường là những ngày vắng khách.  
Dịch vụ mang đến cho khách hàng những cảm nhận khác biệt so với môi  
trường hàng ngày họ đang sống và một dịch vụ phục vụ hoàn hảo, tạo cho khách  
hàng có được cảm nhận hơn hẳn điều họ mong đợi.  
2.3. Những thuận lợi trong kinh doanh nhà hàng  
Hiện nay, không chỉ ở các nước có nền kinh tế vững mạnh, các nước đang  
phát triển và thậm chí các nước chậm phát triển nghề kinh doanh nhà hàng đang  
được thịnh hành. Tại Việt Nam, các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải  
Phòng, Đà Nẵng,... số lượng nhà hàng, khách sạn ngày càng gia tăng ở mức cao, số  
lượng người tham gia nào lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn ngày càng  
nhiều với thành phần kinh tế đa dạng. Nhiều người chưa qua đào tạo bàn bản và  
chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế kinh doanh cũng tích cực mở nhà hàng, khách  
sạn. Điều đó cho thấy kinh doanh nhà hàng là nghề vô cùng hấp dẫn bởi:  
- Kinh doanh nhà hàng có thể thu được nhiều lợi nhuận:  
Cơ sở đánh giá của tiêu chí này được đưa ra khi đem so sánh kinh doanh  
nhà hàng với các nhóm kinh doanh khác ở nhóm dịch vụ. Trong thực tế, chúng ta  
thấy rất ít lĩnh vực kinh doanh bỏ số vốn không quá lớn như kinh doanh ăn uống  
mà mang lại lợi nhuận cao. Không những thu được lợi nhuận tương đối cao mà  
kinh doanh nhà hàng thực sự ổn định vì nhu cầu về dịch vụ ăn uống trong xã hội  
không ngừng tăng lên khi xã hội phát triển. Nhận định này được chứng minh rõ nét  
trong điều kiện phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam hiện nay. Chính sự ổn định  
14  
trong kinh doanh ăn uống đã giúp cho các chủ nhà hàng hạn chế được các rủi ro có  
thể gặp phải nếu đem so sánh với các nghề kinh doanh ở các lĩnh vực nhạy cảm.  
- Nhà hàng là nơi dễ tiếp cận với các ngành kinh doanh khác:  
Đặc điểm trong hoạt động kinh doanh nhà hàng là trực tiếp phục vụ khách  
hàng. Đây là điều kiện tốt nhất để người kinh doanh nhà hàng tiếp cận được các  
chủ doanh nghiệp khác. Chính vì điều kiện tiếp cận dễ dàng nên những người quản  
lý nhà hàng giỏi thường được các doanh nghiệp quan tâm và có cơ hội để phát  
triển mối quan hệ, mở rộng kinh doanh và tham gia hoạt động ở các lĩnh vực khác.  
- Nhà hàng là nơi dễ giao lưu và tìm kiếm bạn hàng:  
Nhà hàng là nơi các quan chức, doanh nghiệp, các nhà hoạt động xã hội và  
mọi người để cùng thưởng thức món ăn, đồ uống, vui chơi giải trí và thư giãn sau  
khi làm việc căng thẳng. Đây là cơ hội tuyệt vời cho những ai có nhu cầu giao lưu  
và tìm kiếm bạn hàng.  
- Nhà hàng là nơi có cuộc sống vui nhộn:  
So với các cơ sở dịch vụ khác thì nhà hàng là nơi dễ giãi bày tâm sự, bàn  
luận vì vậy, đây là môi trường để mọi người giao lưu. Khách hàng đến đây thường  
thoải mái hơn so với bất kỳ nơi nào khác, mọi người tụ tập không chỉ để ăn uống  
mà còn để tâm sự và nói chuyện vui vẻ, thoải mái.  
- Nhà hàng là nơi tạo ra cho người thêm tự tin năng động:  
Được làm việc trong bầu không khí vui vẻ, được giao lưu và hiểu biết nhiều  
điều từ khách hàng. Vì vậy, những người trẻ tuổi phục vụ tại nhà hàng thường cảm  
thấy thích thú với công việc, với những kinh nghiệm đã được tích lũy trong thực tế  
và do khách hàng truyền lại. Những kinh nghiệm thu được thường được áp dụng  
ngay cho việc xử lý các tình huống hàng ngày trong nhà hàng giúp cho nhân viên  
phục vụ tự tin và năng động. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong cuộc  
sống con người.  
- Kinh doanh nhà hàng là một công việc đầy thử thách:  
Hoạt động của nhà hàng đòi hỏi phải rất năng động. Sự năng động xuất phát  
từ sự thay đổi không ngừng thị hiếu khách hàng và đặc biệt trong lĩnh vực kinh  
doanh nhà hàng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Những đối thủ mới xuất hiện  
thường đúc rút được nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước. Để nhà hàng tồn  
tại và phát triển người quản lý điều hành phải luôn đổi mới phong cách phục vụ,  
thay đổi trang thiết bị mới phù hợp hơn, xây dựng thực đơn, cung cấp đồ uống mới  
phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó, người quản lý  
phải không ngừng rèn luyện tư chất đạo đức, đào tạo lại nhân viên về nghiệp vụ để  
theo kịp và vượt các đối thủ cạnh tranh về chất lượng phục vụ.  
- Nhà hàng là nơi để các nhà kinh doanh kiểm nghiệm khả năng và tự khẳng  
định mình:  
Chủ kinh doanh nhà hàng có thể ví như nhà làm kịch. Họ cùng một lúc phải  
đóng nhiều vai: người viết kịch bản, nhà đạo diễn, người lựa chọn diễn viên và  
15  
phân vai, nhà họa sỹ thiết kế sân khấu, nhà kỹ thuật bố trí âm thanh và ánh sáng và  
nhà tổ chức biểu diễn. Thị trường chính là nơi họ biểu diễn vở kịch do chính mình  
tạo dựng. Có thể vở kịch được công chúng hưởng ứng nhiệt liệt nếu như phù hợp  
và đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Nếu ngược lại nhà hàng sẽ không có  
khách.  
2.4. Những trở ngại trong hoạt động kinh doanh của nhà hàng  
Bên cạnh những thuận lợi trong hoạt động kinh doanh nhà hàng thì có không  
ít trở ngại cho những người điều hành. Để kinh doanh có hiệu quả, người điều  
hành hoạt động nhà hàng phải vượt qua những trở ngại sau:  
- Thời gian làm việc căng thẳng:  
Trong nhà hàng mọi người phải làm việc liên tục khi có khách. Điều này  
không chỉ áp dụng với nhân viên đối với cả người quản lý, điều hành công  
việc. Với thời gian làm việc liên tục, thậm chí không quản ngày đêm, không có  
ngày nghỉ và với mọi thời tiết thường gây ra cho người làm việc trong nhà hàng  
tương đối căng thẳng đặc biệt là về mặt thời gian.  
- Tính khó khăn, phức tạp trong việc quản lý tài sản của nhà hàng:  
Tài sản của nhà hàng rất đa dạng, nhiều về chủng loại và khắt khe về tiêu  
chuẩn, quy cách. Những tài sản này được nhiều người sử dụng cùng lúc, phần lớn  
các dụng cụ phải mang phục vụ để khách trực tiếp sử dụng (đồ thủy tinh, đồ sành  
sứ, đồ kim loại,...). Vấn đề quản lý tài sản tại các nhà hàng rất nan giải vì nó phụ  
thuộc vào nhiều yếu tố: trình độ tay nghề của nhân viên, điều kiện bảo quản của  
nhà hàng và đôi khi phụ thuộc vào ý thức của khách hàng. Nếu nhà hàng kinh  
doanh thuận lợi, đạt hiệu quả cao, quản lý tốt thì tài sản được duy trì và phát triển.  
Ngược lại, tài sản sẽ bị hao tổn, liên quan trực tiếp đến cuộc sống không chỉ người  
quản lý cả những người có liên quan (nhân viên phục vụ, những người góp  
vốn,...). Để quản lý tài sản có hiệu quả đòi hỏi người quản lý không những phải  
nắm chắc được kiến thức quản lý còn phải biết vận dụng linh hoạt trong việc  
đối nhân xử thế, đó là phải lịch sự, hòa nhã, mềm dẻo, khôn khéo nhưng cũng phải  
cương quyết và có nghị lực.  
Người quản lý phải rất tỉ mỉ và cẩn thận trong công việc đồng thời phải vui  
vẻ phục vụ mọi người, phải rèn luyện tính kiên trì đồng thời rất nhạy cảm xử lý các  
tình huống trong quá trình điều hành.  
- Yêu cầu cao về chuyên môn nghiệp vụ và năng lực điều hành:  
Để kinh doanh nhà hàng tốt, trước hết người quản lý phải có chuyên môn:  
hiểu biết về các món ăn, pha chế đồ uống, cấu trúc các bữa ăn, các loại thực đơn  
của bữa ăn. Bên cạnh đó, người quản lý phải biết kỹ thuật vệ sinh, bài trí phòng ăn,  
các nguyên tắc và kỹ thuật phục vụ cơ bản của từng loại bữa ăn, cách thức tổ chức  
các loại tiệc, lễ nghi giao tiếp trong phục vụ,... Đây là trở ngại rất lớn đối với nhiều  
người quản lý nhà hàng.  
- Yêu cầu cao về kỹ năng giao tiếp và xúc tiến bán hàng:  
Nhà hàng là môi trường phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, do  
16  
vậy, người quản lý cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt và xử lý các tình huống một  
cách linh hoạt nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách và làm hài lòng khách. Bên  
cạnh đó, người quản lý phải có khả năng xúc tiến việc bán hàng một cách hiệu quả.  
Ngoài những yêu cầu hiểu biết nghiệp vụ, người quản lý phải có năng lực  
điều hành. Năng lực điều hành được thể hiện qua kỹ năng điều hành, giám sát hoạt  
động của nhà hàng, khả năng lập kế hoạch, khả năng sắp xếp và điều hành nhân sự,  
khả năng ứng xử với nhân viên, với khách hàng, khả năng xử lý các tình huống  
trong quá trình điều hành hoạt động,... Trong thực tế có nhiều người có tay nghề,  
có đạo đức tốt nhưng khi điều hành hoạt động của bộ phận được phụ trách gặp  
nhiều khó khăn.  
3. Phân loại nhà hàng  
Mục tiêu:  
- Liệt kê được các căn cứ để phân loại nhà hàng;  
- Trình bày được đặc điểm của từng loại nhà hàng;  
- Phân loại được các nhà hàng;  
- Quan tâm, ham thích tìm hiểu về nghiêp vu nhà hàng.  
3.1. Phân loại nhà hàng theo mức độ liên kết  
Căn cứ vào mối quan hệ của nhà hàng ta thấy có sở hữu nhà hàng là một  
chủ, nhiều chủ, hình thức công ty, liên doanh. Theo tiêu chí này nhà hàng được  
phân loại như sau:  
- Nhà hàng độc lập: thường được xây dựng ở những nơi đông dân cư, cạnh  
những đầu mối giao thông, gần các điểm tham quan, du lịch, khu vui chơi giải  
trí,... Hình thức hoạt động, thực đơn, danh mục đồ uống của các nhà hàng này rất  
phong phú, đa dạng và phù hợp với đối tượng khách dự định phục vụ. Nhà hàng  
chủ yếu phục vụ khách vãng lai. Một số nhà hàng có diện tích rộng, quy lớn có  
thể phục vụ các bữa tiệc lớn, sang trọng. Các nhà hàng có cảnh quan đẹp, không  
gian hợp lý thường kết hợp với việc tổ chức phục vụ ăn uống với các hoạt động vui  
chơi giải trí, các hoạt động văn hóa góp phần đa dạng hóa sản phẩm và tạo ra cuộc  
sống vui chơi, lành mạnh cho khách hàng.  
- Nhà hàng trong khách sạn: hoạt động theo sự chỉ đạo chung trong hoạt  
động kinh doanh của khách sạn. Nhiệm vụ chính là phục vụ nhu cầu ăn uống của  
khách lưu trú tại khách sạn, ngoài ra còn tổ chức các bữa ăn theo yêu cầu, phục vụ  
hội nghị, hội thảo, các bữa tiệc lớn nhỏ và các bữa ăn thường cho khách vãng lai.  
- Nhà hàng chuỗi: Các chuỗi nhà hàng đang có những bước phát triển vượt  
bậc trong những năm gần đây cả về số lượng lẫn chất lượng. Theo ý kiến các  
chuyên gia, mô hình kinh danh nhà hàng chuỗi thực sự mang lại lợi nhuận và độ ổn  
định rất cao trên thị trường. Thông thường chuỗi nhà hàng là các nhà hàng theo mô  
hình thức ăn nhanh (fast – food), quán cà phê, quán bar,... Trong những năm gần  
đây, bắt đầu phát triển các hình sang trọng hơn. Sự khác biệt so với hình thức  
kinh doanh nhà hàng độc lập là chuỗi nhà hàng có thể giảm tối đa chi phí nhờ vào  
17  
các mối hợp tác mang tính “đối tác lớn” với hầu hết các nhà cung cấp. Điều kiện  
công việc trong chuỗi nhà hàng thường là:  
+ Khối lượng công việc giao dịch và bán hàng rất lớn;  
+ Các nhà hàng nằm ở nhiều khu vực khác nhau và dưới sự quản lý của một  
văn phòng trung tâm;  
+ Quá trình sản xuất (chế biến món ăn) và mức độ dịch vụ được đồng nhất  
theo một tiêu chuẩn chung;  
3.2. Phân loại nhà hàng theo quy mô  
Tiêu chí này được đưa ra căn cứ vào tổng số chỗ ngồi của nhà hàng và khả  
năng đón và phục vụ khách, người ta phân ra các loại nhà hàng sau:  
- Nhà hàng quy mô lớn: Một số nước Châu Âu như Tây Ban Nha, Italia,  
Pháp, nhà hàng lớn phải có tổng số chỗ ngồi từ 200 chỗ trở lên. Tại Việt Nam, do  
hoạt động nhà hàng mới ở giai đoạn hầu hết đều phát triển, số lượng nhà hàng có  
quy mô lớn chưa nhiều, theo tiêu chí nhà hàng có trên 150 chỗ được xác định là  
lớn.  
- Nhà hàng quy mô trung bình: Một số nước Châu Âu như Tây Ban Nha,  
Italia, Pháp nhà hàng có từ 100 đến 200 chỗ được gọi là trung bình. Tại Việt Nam,  
nhà hàng có từ 50 đến 150 chỗ là trung bình.  
- Nhà hàng quy mô nhỏ: Một số nước Châu Âu như Tây Ban Nha, Italia,  
Pháp, nhà hàng có dưới 100 chỗ được gọi là nhà hàng nhỏ. Tại Việt Nam. nhà  
hàng các nhà hàng dưới 50 chỗ được coi là nhỏ.  
3.3. Phân loại nhà hàng theo chất lƣợng phục vụ  
Theo tiêu có này có hai loại nhà hàng, đó là:  
- Nhà hàng cao cấp: là nhà hàng thường thiết kế và trang trí cầu kỳ theo  
phong cách châu Âu cổ điển đặc biệt kiến trúc Pháp, ấm cúng nhưng rất sang trọng  
và có thể có những nhà hàng gần gũi với thiên nhiên. Xu hướng ẩm thực của nhà  
hàng rất đa dạng, nhà hàng có thể phục vụ các bữa ăn cho gia đình, tiếp khách hay  
các bữa tiệc. Đội ngũ nhân viên của nhà hàng được đào tạo bài bản và chuyên  
nghiệp. Đối tượng khách của nhà hàng thường có khả năng chi trả cao.  
- Nhà hàng bình dân: là nhà hàng được thiết kế và trang trí rất đơn giản. Các  
món ăn đồ uống phục vụ khách thường mang tính chất dân dã, đồng quê. Nhà hàng  
có thể phục vụ các đối tượng khách hàng khác nhau, có khả năng chi trả trung bình  
hoặc thấp. Đội ngũ nhân viên của nhà hàng có thể đã qua đào tạo hoặckhông.  
3.4. Phân loại nhà hàng theo hình thức phục vụ  
Theo tiêu chí này, ta có thể phân loại nhà hàng theo các hình thức:  
- Nhà hàng phục vụ theo định suất (Set menu, Table d’ hôte): là cơ sở kinh  
doanh ăn uống phục vụ các bữa ăn theo thực đơn đã thỏa thuận từ trước giữa khách  
hàng và nhà hàng về thực đơn hoặc giá của món ăn. Nhà hàng thường phục vụ  
khách du lịch theo đoàn, hội nghị, hội thảo, các bữa liên hoan hoặc tiệc. Đặc điểm  
18  
của hình thức phục vụ định suất là khách được ăn cùng một thực đơn chung cho cả  
đoàn và được nhân viên phục vụ tận tình, chu đáo theo trình tự thực đơn đã đặt  
trước. Ưu điểm nổi bật của hình thức phục vụ này là nhà hàng chủ động trong việc  
chế biến, đón tiếp và phục vụ khách. Món ăn, đồ uống được chế biến và phục vụ  
hàng loạt do đó, năng suất lao động thường cao hơn, chi phí cho một suất ăn  
thường thấp hơn so với các hình thức phục vụ khác.  
- Nhà hàng chọn món (À lar carte): là cơ sở kinh doanh chuyên phục vụ các  
suất ăn theo sự lựa chọn của khách tùy theo sở thích và khả năng thanh toán. Tại  
đây khách tự lựa chọn các món ăn, đồ uống và được nhà hàng phục vụ tại chỗ theo  
trình tự thực đơn đã gọi. Loại nhà hàng này thường phục vụ khách vãng lai, khách  
đến đột xuất chưa kịp đặt ăn từ trước. Để đảm bảo phục vụ khách hàng một cách  
chu đáo, các nhà hàng thường chuẩn bị sẵn các quyển thực đơn, trong đó liệt kê tất  
cả các món ăn, đồ uống kèm theo đơn giá để khách hàng dễ lựa chọn. Ưu điểm nổi  
bật của nhà hàng chọn món là khách hàng được chọn món ăn, đồ uống theo sở  
thích của cá nhân, phù hợp với khả năng thanh toán của từng người hoặc nhóm  
khách. Thông qua giao tiếp và phục vụ các đối tượng khách khác nhau giúp cho  
người phục vụ hoạt bát và phát huy hết khả năng sáng tạo của bản thân. Tuy nhiên,  
do chế biến và phục vụ đơn lẻ, năng suất lao động không cao, giá thành suất ăn  
thường cao hơn so với phục vụ theo định suất. Do không được chủ động chế biến  
từ trước nên đôi khi khách hàng phải chờ đợi trong các tình huống nhà hàng phải  
phục vụ nhiều khách cùng lúc.  
- Nhà hàng tự phục vụ (Buffet): là loại nhà hàng tại đó khách hàng tự lựa  
chọn món ăn, đồ uống theo sở thích cá nhân và tự phục vụ, khách thanh toán với  
nhà hàng theo một mức giá chung đã được ấn định từ trước. Đây là loại nhà hàng  
mới xuất hiện tại Việt Nam trong những năm 90 của thế kỷ trước. So với hình thức  
phục vụ định suất và chọn món, nhà hàng tự phục vụ có những ưu điểm sau:  
+ Khách hàng thường được tự do hơn: chủ động thời gian ăn, được chọn  
món ăn theo sở thích và khả năng ăn uống cá nhân, tự phục vụ và đi lại tự do trong  
nhà hàng.  
+ Nhà hàng sử dụng ít nhân lực (vì các thao tác phục vụ, khách đã làm thay  
nhân viên) nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh và đáp ứng được nhu cầu của  
các đối tượng khách khác nhất.  
Đặc điểm của hình thức phục vụ ăn Buffet là nhà hàng được bố trí làm 2 khu  
vực liên hoàn: khu vực trưng bày, phục vụ món ăn và khu vực bàn ăn của khách.  
Món ăn trong nhà hàng được trưng bày tổng thể, đẹp và hấp dẫn tạo cho khách  
hàng cảm giác phấn khởi khi bước vào nhà hàng.  
- Nhà hàng chọn món theo định suất (Cafeteria): là loại nhà hàng tại  
khách được chọn món ăn, đồ uống, tự thanh toán và tự phục vụ. Hình thức tổ chức  
phục vụ của Cafeteria giống như nhà hàng Buffet, tuy nhiên sự khác biệt ở đây là  
cách trưng bày món ăn và cách thanh toán. Món ăn trong Cafeteria không trưng  
bày tổng thể, đẹp mắt hấp dẫn như trong nhà hàng Buffet được chia thành từng  
định suất riêng theo từng món ăn. Mỗi định suất được ấn định giá riêng vì vậy  
khách thanh toán theo các định suất đã chọn tại dẫy bàn trưng bày món ăn. Mức  
19  
thanh toán của từng khách sẽ khác nhau tùy theo các định suất đã chọn.  
3.5. Các tiêu chí phân loại khác  
3.5.1. Phân loại nhà hàng theo hình thức sở hữu:  
Theo tiêu chí này ở Việt Nam hiện tại có các loại nhà hàng:  
- Nhà hàng tư nhân (bao hàm cả tư bản tư nhân và hộ gia đình): là nhà hàng  
thuộc sở hữu tư nhân (có thể là hộ gia đình hoặc mang hình thức tư bản tư nhân).  
Chủ đầu tư tự điều hành, quản lý kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả  
kinh doanh cuối cùng. Chủ đầu tư cũng có thể thuê người quản lý, điều hành hoạt  
động nhà hàng nhưng chủ tài khoản và có trách nhiệm đóng góp các nghĩa vụ tư  
cách là chủ doanh nghiệp.  
- Nhà hàng nhà nước: là nhà hàng thuộc sở hữu của nhà nước, đây là những  
nhà hàng có vốn đầu tư ban đầu là của nhà nước, do một tổ chức hay công ty quốc  
doanh chịu trách nhiệm điều hành quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh  
doanh cuối cùng của nhà hàng trong quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế, nhà hàng sở  
hữu nhà nước dần dần đươc thay thế thành doanh nghiệp chỉ có 1 chủ đầu tư (tư  
nhân hóa) hoặc có nhiều chủ đầu tư (cổ phần hóa) trong đó nhà nước sẽ là một cổ  
đông .  
- Nhà hàng cổ phần: là nhà hàng do hai hoặc nhiều chủ đầu tư bỏ vốn đóng  
góp để xây dựng, mua sắm trang thiết bị và tổ chức kinh doanh. Về mặt quản lý có  
thể do hai hoặc nhiều đối tác tham gia điều hành. Kết quả kinh doanh được phân  
chia theo tỉ lệ đóng góp vốn của các chủ đầu tư hoặc theo thỏa thuận trong hợp  
đồng liên doanh, liên kết.  
- Nhà hàng liên doanh: có sự đóng góp vốn đầu tư hay nói cách khác thuộc  
sở hữu của một doanh nghiệp nước ngoài và một doanh nghiệp Việt Nam.  
- Nhà hàng 100% vốn nước ngoài: là nhà hàng mà toàn bộ vốn đầu tư của  
người nước ngoài. Các nhà hàng thường thuộc các tập đoàn kinh doanh ăn uống  
nổi tiếng trên thế giới.  
3.5.2. Phân loại nhà hàng theo các đặc điểm món ăn, đồ uống:  
- Nhà hàng ăn Âu: phục vụ chủ yếu khách Âu và những khách ưa thích món  
ăn Âu. Nhà hàng được thiết kế và trang bị nội thất theo phong cách châu Âu. Nhà  
hàng trang bị hệ thống âm thanh, ánh sáng, thiết bị, dụng cụ chế biến và phục vụ ăn  
uống theo kiểu châu Âu. Song song với các trang thiết bị và tiện nghi, món ăn ở  
các nhà hàng này được chế biến theo các công thức và phương pháp kĩ thuật truyền  
thống châu Âu và phù hợp với đối tượng khách. Nhân viên phục vụ tại đây được  
đào tạo theo bài bản phục vụ khách Âu: các kỹ thuật chuẩn bị phòng ăn, đặt bàn,  
bưng, đưa, gắp, rót, thay đặt dụng cụ và phục vụ đồ uống. Đối với nhà hàng phục  
vụ kiểu Pháp, ngoài kỹ thuật phục vụ thông thường kiểu Âu nhân viên cần phải thể  
hiện các thao tác kỹ thuật cao tại bàn phục vụ hoặc xe đẩy trước mặt khách như kỹ  
thuật cắt lạng, đốt, xào, chia và trang trí món ăn theo từng định suất. Với nhân viên  
phục vụ đồ uống phải biết cách phục vụ từng loại rượu. Bên cạnh các kỹ thuật  
nhiệm vụ, nhân viên phải khả năng giao tiếp tiếng Anh, tiếng Pháp đồng thời  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 166 trang yennguyen 16/04/2022 5080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nghiệp vụ bàn cơ bản - Ngành/nghề: Nghiệp vụ nhà hàng (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nghiep_vu_ban_co_ban_nganhnghe_nghiep_vu_nha_hang.pdf