Giáo trình mô đun Sửa chữa hệ thống tăng áp - Nghề: Sửa chữa máy tàu thủy

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔ ĐUN: SỬA CHỮA HỆ THỐNG  
TĂNG ÁP  
NGHỀ: SỬA CHỮA MÁY TÀU THỦY  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
Hải Phòng, năm 2018  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép  
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu  
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
1
LỜI GIỚI THIỆU  
Giáo trình mô đun “Sửa chữa hệ thống tăng áp” được biên soạn trên cơ sở tham  
khảo một số tài liệu của: Nguyễn Văn Bình – Nguyễn Tất Tiến (1997), Nguyên lý  
động cơ đốt trong, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hồ Tấn  
Chuẩn – Nguyễn Đức Phú – Trần Văn Tế - Nguyễn Tất Tiến, Kết cấu và tính toán  
động cơ đốt trong tập 1, 2, 3, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp.  
PGS.TS Lê Viết Lượng (2003), Kết cấu động cơ diesel, Đại học Hàng hải. GS Trần  
Hữu Nghị (1991), Sổ tay sĩ quan máy tàu tập 1, Trường Đại học Hàng hải.Tập bài  
giảng Sửa chữa diesel tàu thủy và Tập bài giảng Công nghệ sửa chữa của Hoàng  
Quốc Việt, Khoa Máy tàu trường Đại học Hàng hải. Và căn cứ mục tiêu, nội dung  
của mô đun trong chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng, nghề sửa chữa máy  
tàu thủy Trường Cao đẳng Hàng hải I.  
Giáo trình phục vụ cho việc giảng dạy của giảng viên, học tập của học sinh sinh  
viên Trường Cao đẳng Hàng hải I. Đồng thời là tài liệu tham khảo cho công nhân  
đang làm tại các nhà máy đóng mới và sửa chữa máy tàu thủy.  
Trong quá trình biên soạn chúng tôi cố gắng đưa ra những quy trình công nghệ;  
các công đoạn và nguyên công cơ bản nhất trong công tác sửa chữa hệ thống tăng  
áp, được thực hiện trong ngành công nghiệp đóng tàu thủy tại Việt Nam.  
Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những  
thiếu sót chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp và các độc  
giả, nhằm bổ sung cho cuốn giáo trình mô đun “Sửa chữa hệ thống tăng áp” được  
hoàn thiện hơn.  
Xin chân thành cảm ơn!  
Hải Phòng, ngày….....tháng........... năm 2018  
Tham gia biên soạn  
Chủ biên: ThS. Bùi Trung Dũng  
2
MỤC LỤC  
STT  
NỘI DUNG  
TRANG  
1
2
3
4
5
Lời giới thiệu  
Mục lục  
2
3
4
5
6
Danh mục ký hiệu, từ viết tắt, thuật ngữ chuyên ngành  
Danh mục hình vẽ  
Nội dung  
Bài 1: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hư hỏng thường gặp,  
công tác chuẩn bị trước khi tháo và quy trình tháo hệ thống  
tăng áp  
7
1. Mục đích tăng áp cho động cơ Diesel tàu thủy  
7
9
2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống tăng  
áp  
3. Công tác chuẩn bị trước khi tháo và quy trình tháo hệ thống  
12  
tăng áp  
4. Mt số hư hỏng thường gp khi khai thác hthống tăng áp  
Bài 2: Kim tra, bảo dưỡng và sa cha hthống tăng áp  
1.Sửa chữa vỏ tuabin  
23  
26  
26  
28  
29  
30  
30  
31  
34  
39  
40  
2. Kiểm tra, khắc phục các hư hỏng của đĩa tuabin và vành chặn  
3. Sửa chữa cánh động  
4. Sửa chữa vành bánh tĩnh  
5. Sửa chữa bộ kín hơi và các vòng đệm kín  
6. Sửa chữa rô to (Sửa chữa trục rô to)  
7. Cân bằng tuabin  
6
7
Tài liệu tham khảo  
Các phụ lục, tài liệu đính kèm  
3
Danh mục ký hiệu, từ viết tắt, thuật ngữ chuyên ngành  
Ký hiệu, từ viết tắt, thuật ngữ  
chuyên ngành  
Gỉải thích  
MĐ  
Mô đun  
MN  
Máy nén  
TBK - MN  
Tuabin HSI  
VIA  
Tổ hợp Tuabin khí – Máy nén  
Tuabin của hãng MISUBISHI  
Quay  
ĐC  
Động cơ  
BLM  
KCA  
KTA  
PO  
Bầu làm mát  
Máy nén tầng cao áp  
Máy nén tầng thấp áp  
Áp suất không khí ngoài trời  
Áp suất không khí ra khỏi máy nén  
Vít cấy  
PK  
Guzông  
D
Đường kính trục tuabin  
Tổng  
4
Danh mục hình vẽ  
STT  
1
Tên hình vẽ  
Trang  
8
Hình 1.1. Hình cắt ngang một bộ tuabin tăng áp bằng khí  
xả  
2
3
4
Hình 1.2. Rô to tuabin được quay trên hai ổ đỡ kiểu bạc  
Hình 1.3. Tăng áp cơ giới  
8
9
Hình 1.4. . Sơ đồ hệ thống tăng áp động cơ 4 kỳ bằng  
10  
tuabin khí thải  
5
6
Hình 1.5. Một kiểu tăng áp bằng tuabin khí xả  
Hình 1.6. Sơ đồ tăng áp hỗn hợp lắp song song  
Hình 1.7. Cẩu tuabin ra khỏi bệ máy đưa vào giá đỡ  
Hình 1.8. Mở nắp tuabin  
11  
12  
13  
14  
15  
16  
17  
7
8
9
Hình 1.9. Nâng rô to  
10  
11  
Hình 1.10. Quấn bảo vệ đầu trục rô to trước khi nâng  
Hình 1.11. Rô to tháo ra được đặt lên các giá đỡ chữ nhân  
hoặc treo thẳng đứng  
12  
13  
14  
15  
16  
Hình 1.12. Tháo bánh cánh nhờ máy ép thủy lực  
Hình 1.13. Rửa các rãnh cánh của máy nén  
Hình 1.14. Rửa cánh tuabin  
18  
19  
19  
21  
22  
Hình 1.15. Thay ổ của tuabin tăng áp  
Hình 1.16. Tháo rô to của tuabin tăng áp hãng Broun -  
Boveri  
17  
18  
19  
20  
Hình 2.1. Một phần vỏ tuabin đã được sửa chữa xong  
Hình 2.2. Khoan lỗ, lắp vít chống vênh cho vành bánh tĩnh  
Hình 2.3. Kiểm tra độ cong trục tuabin  
27  
30  
31  
35  
Hình 2.4. Tuabin được cân bằng trên máy  
5
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN  
Tên mô đun: Sửa chữa hệ thống tăng áp  
Mã mô đun: MĐ.6520131.30  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:  
- Vtrí: Mô đun “Sửa cha hthống tăng áp” được học sau các mô đun  
“Sửa cha các chi tiết tĩnh”, “Sửa cha các chi tiết động”, “Sửa cha hthng khi  
động bằng khí nén”.  
- Tính chất, ý nghĩa và vai trò: Mô đun “Sửa cha hthống tăng áp” là  
mô đun bắt buc hc thuộc nhóm “Các mô đun, môn học chuyên môn nghề”.  
Mục tiêu mô đun:  
- Kiến thc: Trình bày được cu to, nguyên lý làm vic, cách tháo lp,  
kim tra, bảo dưỡng, sa chữa và điều chnh những hư hỏng ca các bphn ca  
hthống tăng áp động cơ Diesel trang bị trên tàu thu.  
- Kỹ năng: Tháo lp, kim tra, bảo dưỡng, sa cha được mt số hư hỏng  
thưng gp ca hthng tăng áp đúng quy trình đảm bo cho hthng khai thác  
đạt các thông skthut, làm vic ổn định và an toàn.  
- Năng lc tchvà trách nhim: Có tác phong công nghip, luôn tuân thủ  
các quy tc an toàn và đảm bo vệ sinh môi trường.  
Nội dung mô đun:  
6
BÀI 1: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG, HƯ HỎNG VÀ QUY TRÌNH THÁO  
CỦA HỆ THỐNG TĂNG ÁP  
Mã bài: MĐ.6520131.30.1  
Giới thiệu:  
Để nâng cao công suất của động cơ người ta thường dùng phương pháp tăng áp.  
ng suất dùng để dẫn động bơm ảnh hưởng khá lớn đến đến hiệu suất có ích của  
động cơ vì thế cần phải tận dụng khí xả để quay tua bin máy nén tăng áp. Ở dưới  
tàu chư yếu dùng khí xả để tăng áp cho động cơ, nên trong phạm vi đề cp ca giáo  
trình này chỉ đề cập đến các vấn đề liên quan đến hthống tăng áp bằng tuabin khí  
x.  
1. Mc tiêu ca bài:  
- Kiến thc: Trình bày được cu to và nguyên lý làm vic, các hư hỏng  
thưng gp, công tác chun bị trước khi tháo và quy trình tháo hthống tăng áp  
động cơ Diesel trang btrên tàu thu.  
- Kỹ năng: Thực hin công vic chun bị trước khi tháo và tháo hthng  
tăng áp đúng quy trình kỹ thut.  
- Năng lực tchvà trách nhim: Có tác phong công nghip, luôn tuân thủ  
các quy tc an toàn và đảm bo vsinh môi trường.  
2. Ni dung bài:  
2.1. Mục đích, nguyên lý cu to tăng áp bng tuabin khí xả động cơ Diesel  
2.1.1. Mục đích:  
Tổ hợp tua bin khí máy nén tăng áp được chế tạo nhằm mục đích tận dụng năng  
lượng của khí xả để lai máy nén cung cấp không khí nạp với áp suất cao để tăng  
công suất cho động cơ.  
2.1.2. Nguyên lý cấu tạo tăng áp bằng tuabin khí xả động cơ Diesel:  
- Khí xả từ động cơ diesel được cấp vào tua bin theo đường khí xả vào. Sau khi  
qua cụm ống phun được biến đổi năng lượng thành động năng, thổi vào cánh tua  
bin để quay rô to tua bin. Cánh máy nén được gắn đồng trục với rô to tua bin, khi  
quay sẽ hút không khí qua phin lọc trên đường vào qua máy nén không khí được  
đẩy vào buồng nén kiểu ống xoắn tăng áp. Dòng khí xả thoát ra khỏi tổ hợp tua  
bin máy nén được nối với đường ống xả ra ngoài. Dòng không khí nén được nối  
với ống nạp động cơ diesel.  
7
Hình 1.1. Hình ct ngang mt bộ tuabin tăng áp bng khí xả  
Dòng khí nén: màu xanh; Dòng khí xả: màu đỏ  
- Rô to tua bin được quay trên hai ổ đỡ kiểu vòng bi hoặc bạc.  
Tua bin tăng áp dùng bạc đỡ trục rôto có ưu điểm hơn ổ đỡ vòng bi là khả năng  
chịu tải của bạc cao và đặc biệt là cho phép tốc độ quay roto tua bin rất cao, chạy  
êm, độ ồn thấp. Nhưng hệ thống bôi trơn trục-bạc roto lại phức tạp hơn và cần có  
độ tin cậy cao.  
Hình 1.2. Rô to tua bin được quay trên hai ổ đỡ kiểu bạc  
Đặc điểm kết cấu của tổ hợp tua bin tăng áp dùng bạc và hệ thống bôi trơn là:  
- Trục roto Tuabin có 2 bạc đỡ và 1 bạc chặn dọc trục về 2 phía  
8
- Hệ thống bôi trơn dùng dầu riêng hoặc có thể dùng chung với dầu bôi trơn tuần  
hoàn động cơ, hệ thống bơm dầu nhờn, phin lọc, van giảm áp tự động điều chỉnh  
áp suất dầu bôi trơn, đường ống cấp dầu cưỡng bức đến bôi trơn cho các bạc đỡ và  
bạc chặn, két dầu trọng lực để duy trì áp lực dầu bôi trơn tua bin quay theo quán  
tính trong một thời gian nhất định khi có sự cố về mất áp lực dầu bôi trơn và các  
thiết bị phụ kèm theo( ống thủy quan sát dòng chảy , cơ cấu chỉ báo dòng chảy, van  
1 chiều, van chặn.....)  
2.2. Sơ đồ cu to và nguyên lý hoạt động ca các hthống tăng áp  
2.2.1. Hthống tăng áp bằng cơ giới  
Nguyên lý hoạt động của động cơ tăng áp bằng máy nén cơ giới:  
Hình 1.3. Tăng áp cơ giới  
1. Trc khuỷu; 2. Bánh răng trục khuỷu; 3. Bánh răng bơm tăng áp; 4. ng dn  
khí; 5. Xupáp hút; 6. Bơm tăng áp.  
Khi động cơ hoạt động, trc khuỷu 1 quay, kéo bánh răng trục khuu 2 quay theo,  
bánh răng trục khuỷu ăn khớp với bánh răng bơm 3, nên kéo bơm 6 quay theo.  
Bơm nén khí thường là bơm pittông, bơm rôto, bơm ly tâm. Khí nén sau khi ra  
khỏi bơm 6 vào bầu mát, đến hthng ng dn 4, ri vào xupáp hút 5.  
Trong loại động cơ tăng áp bằng máy nén động cơ trực tiếp lai bơm tăng áp (qua  
xích hay bánh răng).  
Căn cứ vào thi gian cung cấp khí tăng áp dài hay ngắn, li có thể chia tăng áp  
bng máy nén ra làm hai loại: Tăng áp toàn phần và tăng áp một phần. Trong tăng  
áp toàn phần khí nén được đưa vào xilanh suốt trong hành trình hút, còn tăng áp  
9
mt phn khí nén cung cp vào xilanh lúc gn cui hành trình hút, vì do xupáp hút  
phc tạp và độ tăng áp nhỏ nén loi này rt ít dùng.  
*Trong tăng áp bằng tuabin khí thi, không khí bnén trong máy nén lp cùng trc  
với tuabin. Dưới tác dng ca khí thi tuabin quay và kéo máy nén khí cùng quay  
theo.  
2.2.2. Hthống tăng áp bằng tuabin khí xả  
Nguyên lý công tác ca hthống tăng áp bằng tuabin khí thi:  
3
2
4
5
1
Hình 1.4. Sơ đồ hthống tăng áp động cơ 4 kỳ bng tuabin khí thi.  
1. Pittông; 2. Máy nén khí; 3. Xupáp hút; 4. Xupáp x; 5. Tuabin.  
Khí cháy sau khi ra khi xupáp xả 4 đến làm quay tuabin 5 ri ra ngoài, tuabin  
quay lai theo máy nén khí 2 cùng trên mt trc quay theo. Khí tmáy nén khí 2  
theo đường ng ti van hút 3 rồi vào xilanh động cơ.  
10  
Hình 1.5. Mt kiểu tăng áp bằng tuabin khí xả  
2.2.3. Hthống tăng áp hỗn hp  
Tăng áp hổn hợp có nghĩa là dùng hai bơm tăng áp, một bơm truyền động cơ khí  
và bơm tăng áp khí thải. Có 3 kiểu:  
- Tăng áp nối tiếp : Tua bin khí thải rối đến bơm tăng áp cơ khí  
- Tăng áp nối tiếp : Tua bin cơ khí rồi đến bơm tăng áp khí thải  
- Tăng áp song song : bơm tăng áp cơ khí và bơm tăng áp khí thải bắt song song  
với nhau, gồm hai đường gió hai bơm vào chung một đường góp khí nạp xylanh.  
11  
Hình 1.6. Sơ đồ tăng áp hỗn hp lp song song  
1.  
Đường khí thải: 2. Tua bin khí thải; 3.Máy nén kiểu truyền động tua  
bin khí thải; 4. Bộ phận làm mát khí nén; 5. Máy nén kiểu truyền độngcơ  
giới; 6. Đường ống dẫn khí nạp; 7. Bộ truyền động.  
2.3. Công tác chun bị trước khi tháo và quy trình tháo hthống tăng áp  
2.3.1. Công tác chun bị trước khi tháo  
- Hồ sơ kỹ thut ca hthống tăng áp;  
- Chun bdng ctháo lp;  
- Chun bị giá đỡ tua bin;  
- Chun bgisch;  
- Chun bdu ra cho hthống tăng áp;  
- Chun bị khay đựng các chi tiết ca hthống tăng áp;  
- Chun bmt bng tháo lp;  
- Chun bị pa lăng cẩu.  
2.3.2. Quy trình tháo  
2.3.2.1. Tháo bộ tua bin tăng áp ra khỏi động cơ  
Bước 1: Đóng van nước làm mát hthống tăng áp  
Bước 2: Tháo hthống nước làm mát ra khi vtua bin;  
Bước 3: Tháo toàn bcgom khí xra khi vtua bin;  
12  
Bước 4: Tháo toàn bcgom khí nén ra khi thân tua bin;  
Bước 5: Ni các bu lông bt tua bin với giá đỡ tua bin;  
Bước 6: Lp dây cu vào tua bin;  
Bước 7: Tháo toàn bbu lông trên btua bin;  
Bước 8: Cu tua bin ra khi bệ máy đưa vào giá đỡ;  
Bước 9: Vsinh toàn bvtua bin và xdầu xoa trơn, làm mát tua bin;  
Hình 1.7. Cu tua bin ra khi bệ máy đưa vào giá đỡ  
2.3.2.2. Tháo tua bin:  
Bước 1 : Mở nắp (thớt trên)  
13  
Hình 1.8. Mở nắp tuabin  
o
- Mở nắp tuabin tiến hành ở nhiệt độ tối đa 70 C, trước khi tháo êcu cần  
đánh dấu theo bu lông bích. Vặn các bu lông công vào để tách thớt trên và thớt  
dưới khoảng 10mm. Sau đó dùng cần cẩu nâng từ từ đến độ cao cần thiết. Có thể  
lắp các chốt định hướng để tránh va đập của thớt trên với các chi tiết khác của  
tuabin.  
- Đặt các lá chì lên nửa trên và giữa các cánh của tuabin, còn trên các bộ làm  
kín thì đặt các dây chì rồi hạ nắp xuống để kiểm tra khe hở giữa nắp với các chi tiết  
của tuabin. Khi xiết êcu giữ cho khe hở giữa hai thớt dưới 0,5mm.  
- Lật ngửa nắp và đặt lên trên giá đỡ chữ nhân  
- Lưu ý: trước khi tháo cần kiểm tra lại toàn bộ nắp để tháo bỏ các liên kết  
và các chi tiết khác (bầu ngưng, bộ phận phân phối, đường ống…).  
- Nới lỏng các bu lông liên kết từ từ theo thứ tự đối xứng.  
Bước 2: Tháo rôto  
Nâng rôto:  
14  
Hình 1.9. Nâng rô to  
- Việc nâng rôto ra khỏi tuabin chỉ tiến hành trong những trường hợp sau:  
+ Thay thế bạc đỡ  
+ Cánh động cơ bị hỏng, trường hợp khoảng cách giữa các cánh quá  
chật không thể thay thế cục bộ được  
+ Mối ghép giữa đĩa và trục bị phá hủy  
+ Vành bánh tĩnh bị gãy, đĩa cánh động bị biến dạng  
+ Trục rôto bị cong  
15  
Hình 1.10. Quấn bảo vệ đầu trục rô to trước khi nâng  
- Trước khi nâng rôto cần đo đạc và ghi chép các khe hở trong phần  
giữa tuabin, khe hở dọc trục. Kiểm tra khe hở hướng kính ở từng vành bánh cánh  
từ hai phía của bích nửa dưới stato. Kiểm tra khe hở bạc đỡ và các phần truyền hơi  
sau khi đã mở nắp các ổ đỡ và hộp kín hơi.  
- Việc nâng rôto lên có thể dùng pa lăng hoặc bộ gá chuyên dùng. Khi đạt  
đến độ cao cần thiết tiến hành kẹp chì để đo khe hở giữa rôto và nửa dưới của  
stato.  
- Khi đã nâng rôto ra khỏi bệ đỡ có thể đặt lên các giá đỡ chữ nhân hoặc treo  
thẳng đứng.  
Yêu cầu khi tháo rôto là không được gây hư hỏng các chỗ làm kín giữa máy nén và  
tuabin và không dồn tạp chất vào các rãnh cánh làm kín  
16  
Hình 1.11. Rôto tháo ra được đặt lên các giá đỡ chữ nhân hoặc treo thẳng đứng.  
Tháo đĩa tuabin ra khỏi rôto  
- Tiến hành tháo khi phải thay cánh động hay mối ghép với trục bị phá hủy.  
- Do mối ghép có độ dôi nên việc tháo rất khó khăn, cần có bộ gá tháo lắp  
chuyên dùng và phải nung nóng chi tiết đến 100 oC.  
Bước 3: Tháo vành bánh tĩnh:  
- Chỉ tiến hành tháo khi thay thế hoặc sửa chữa chúng.  
- Do mối ghép là mối ghép trung gian nên khi tháo phải dùng vam và móc  
hay các bộ ngoạm riêng.  
- Trước khi tháo phải mở hết các bu lông hãm, dùng búa đồng gõ nhẹ lên  
tấm chắn (cho thêm một ít dầu hỏa vào mặt tiếp xúc giữa vành bánh tĩnh và stato)  
- Tháo bằng bu lông công hoặc bằng kích.  
Bước 4: Tháo lắp một số chi tiết trong tua bin  
Việc tháo bánh cánh các tuabin phải dùng máy ép thủy lực. Máy ép đưa dầu qua lỗ  
khoan dọc trục tới 3 rãnh ở may-ơ của bánh cánh (hình 1.4). Khi tăng áp suất dầu  
do máy ép tạo ra may-ơ "giãn ra" và bánh cánh dễ dàng rời vị trí cũ thông qua 3  
bulông tháo. Khi lắp bánh cánh vào cũng dùng máy ép thủy lực.  
17  
8
7
6
5
4
3
2
1
Hình 1.12. Tháo bánh cánh nhờ máy ép thủy lực.  
1- Máy ép thủy lực; 2- Ống nối; 3- Bích nén; 4- Guzông nén;  
5- Vành hãm; 6- Vành trung gian; 7- Bích có ren; 8- Bánh cánh.  
Người ta thường sử dụng phương pháp làm sạch lối thông của máy nén bằng nước  
khi động cơ làm việc. Ta đặt lên tuabin 1 thùng nước nóng. Phía trên thùng có ống  
thông với ống đẩy của máy nén còn phía dưới có ống thông với ống hút vào bánh  
cánh.  
Khi mở vòi nước có áp suất ở trong thùng vào cánh và làm sạch.  
Việc làm sạch cáu cặn và tạp chất có thể dùng nước hoặc hơi.  
18  
Hình 1.13. Rửa các rãnh cánh của máy nén.  
1- Thùng chứa nước; 2- Vòi khóa không khí;  
3- Vòi dẫn nước tới bánh cánh.  
Hình 1.14. Rửa cánh tuabin.  
1- Nước nóng; 2- Tấm chắn.  
Phương pháp làm sạch cánh có hiệu quả là phương pháp nước nóng. Với phương  
pháp này không phải tháo rôto khỏi thân mà chỉ cần tháo nắp phía trước của  
19  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 38 trang yennguyen 26/03/2022 6300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Sửa chữa hệ thống tăng áp - Nghề: Sửa chữa máy tàu thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_sua_chua_he_thong_tang_ap_nghe_sua_chua_ma.pdf