Giáo trình mô đun Sửa chữa hệ thống phân phối khí tàu thủy 2 - Nghề: Sửa chữa máy tàu thủy

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔ ĐUN: SỬA CHỮA HỆ THỐNG  
PHÂN PHỐI KHÍ TÀU THỦY 2  
NGHỀ: SỬA CHỮA MÁY TÀU THỦY  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành kèm theo Quyết định số.....QĐ/ ngày......tháng........năm....của Hiu  
trường Trường Cao đẳng Hàng hi I )  
Hải Phòng, năm 2017  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép  
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh  
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
2
LỜI GIỚI THIỆU  
Giáo trình mô đun “Sửa chữa hệ thống phân phối khí 2” được biên soạn trên  
cơ sở tham khảo một số tài liệu của: Trần Thế San - Đỗ Dũng (2000), Thực hành  
Sửa chữa & Bảo trì động cơ Diesel, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố  
Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đà Nẵng. TS Lê Viết Lượng (2000), Lý thuyết động  
cơ Diesel, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Văn Bình – Nguyễn Tất Tiến  
(1997), Nguyên lý động cơ đốt trong, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên  
nghiệp. Hồ Tấn Chuẩn – Nguyễn Đức Phú – Trần Văn Tế - Nguyễn Tất Tiến, Kết  
cấu và tính toán động cơ đốt trong tập 1, 2, 3, Nhà xuất bản Đại học và Trung học  
chuyên nghiệp. PGS.TS Lê Viết Lượng (2003), Kết cấu động cơ Diesel, Đại học  
Hàng hải. GS Trần Hữu Nghị (1991), Sổ tay sĩ quan máy tàu tập 1, Trường Đại  
học Hàng hải. Tập bài giảng Sửa chữa diesel tàu thủy và Tập bài giảng Công nghệ  
sửa chữa của Hoàng Quốc Việt, Khoa Máy tàu trường Đại học Hàng hải. TS  
Nguyễn Đức Ca (2017), Động cơ Diesel tàu thủy, Nhà xuất bản Giao thông Vận  
tải, Hà Nội. Và, căn cứ mục tiêu, nội dung của mô đun trong chương trình đào tạo  
nghề sửa chữa máy tàu thủy, Trường Cao đẳng Hàng hải I.  
Giáo trình phục vụ cho việc giảng dạy của giảng viên, học tập của học sinh  
sinh viên Trường Cao đẳng Hàng hải I. Đồng thời là tài liệu tham khảo cho công  
nhân đang làm tại các nhà máy đóng mới và sửa chữa máy tàu thủy.  
Trong quá trình biên soạn, tôi cố gắng đưa ra những quy trình công nghệ;  
các công đoạn và nguyên công cơ bản nhất trong công tác sửa chữa hệ thống phân  
phối khí tàu thủy 2, được thực hiện trong ngành công nghiệp đóng tàu thủy tại Việt  
Nam.  
Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những  
thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp và các độc giả,  
nhằm bổ sung cho cuốn giáo trình mô đun “Sửa chữa hệ thống phân phối khí tàu  
thủy 2” được hoàn thiện hơn.  
Xin chân thành cảm ơn!  
Hải Phòng, ngày ..... tháng ........... năm 20…  
Biên soạn: ThS. Lê Đức Tuấn  
3
MỤC LỤC  
TT  
1
Nội dung  
Trang  
Tuyên bố bản quyền  
Lời giới thiệu  
2
3
2
3
Mục lục  
4
4
Danh mục hình vẽ  
Danh mục bảng biểu  
Nội dung  
5
5
6
6
7
Bài 1: Kiểm tra, sửa chữa xupáp  
8
Bài 2: Sửa chữa bánh răng trục cam, trục cam  
31  
41  
Bài 3: Bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa, lắp ráp bạc đỡ trục  
cam  
Bài 4: Chỉnh đặt hệ thống phân phối khí  
Tài liệu tham khảo  
51  
55  
7
4
Danh mục hình vẽ  
TT  
1
Tên hình vẽ  
Trang  
10  
Hình 1.1. Xupáp không có hộp  
2
Hình 1.2. Xupáp hộp  
11  
3
Hình 1.3a. Hệ thống dẫn động đóng mở xupáp bằng  
thủy lực  
12  
4
5
6
7
8
9
Hình 1.3b. Cơ cấu dẫn động xupáp bằng thủy lực  
Hình 1.4. Các dạng mặt xupáp  
13  
14  
15  
17  
18  
18  
19  
20  
Hình 1.5. Các phương pháp nối cán xupáp với bệ lò xo  
Hình 1.6. Que đẩy  
Hình 1.7. Que đẩy có con lăn  
Hình 1.8. Que đẩy con lăn có điểm tựa  
10 Hình 1.9. Hình dạng các loại đũa  
11 Hình 1.10. Đòn gánh của các loại động cơ trục cam đặt  
thấp  
12 Hình 1.11. Đòn gánh loại động cơ trục cam đặt trên  
20  
nắp xilanh  
13 Hình 1.12. Sơ đồ kiểm tra kích thước xupáp  
25  
26  
28  
14 Hình 1.13. Sơ đồ đo độ đảo hướng kính của đĩa xupáp  
15 Hình 1.14. Sơ đồ đo khe hở giữa gít dẫn hướng xupáp  
và cán xupáp  
16 Hình 2.1. Trục cam đặt bên cạnh hoặc trên nắp xilanh  
17 Hình 2.2. Trục cam đặt ngay đầu của xupáp  
34  
35  
36  
18 Hình 2.3. Sơ đồ trục cam của hệ thống phân phối khí  
loại trục cam liền  
19 Hình 2.4. Trục cam và vị trí các then của cam xilanh  
37  
38  
20 Hình 2.5. Sơ đồ hệ thống truyền động từ trục khuỷu  
đến trục cam bằng bánh răng  
21 Hình 2.6. Sơ đồ hệ thống truyền động từ trục khuỷu  
39  
đến trục cam bằng xích  
5
22 Hình 2.7. Sơ đồ hệ thống truyền động từ trục khuỷu  
40  
đến trục cam bằng bánh răng côn  
23 Hình 3.1a. Bạc babít bị bong, rộp  
46  
47  
48  
49  
57  
24 Hình 3.1b. Bạc babít bị tróc, cháy  
25 Hình 3.2. Sơ đồ đo khe hở dầu bằng kẹp chì  
26 Hình 3.3. Sơ đồ kiểm tra độ bám lưng  
27 Hình 4.1. Sơ đồ điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp  
Danh mục bảng biểu  
TT  
1
Tên bảng biểu  
Bảng 1.1. Phiếu kiểm tra thân xu páp bị mòn  
Bảng 3.1. Kết quả kẹp chì bạc biên  
Trang  
25  
2
48  
6
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN  
Tên mô đun: Sửa chữa hệ thống phân phối khí tàu thủy 2  
Mã mô đun: MĐ.50510225.24  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:  
- Vtrí: Mô đun được thc hin sau khi học xong các mô đun, môn học kỹ  
thuật cơ s.  
- Tính cht: Hình thành kỹ năng tháo, kiểm tra, bảo dưỡng, sa cha, lp ráp  
các chi tiết và cm chi tiết ca hthng phân phi khí 2 trên động cơ Diesel tàu  
thủy. Là mô đun chuyên môn nghề.  
- Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Đây là mô đun đào tạo chuyên môn ngh,  
cung cp cho sinh viên các kỹ năng cơ bản nht về “tháo, kiểm tra, bảo dưỡng, sa  
cha, lp ráp các chi tiết và cm chi tiết ca hthng phân phi khí 2 trên động cơ  
Diesel tàu thủy”.  
Mục tiêu mô đun:  
- Vkiến thc:  
Trình bày được nhim v, cu tạo, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp  
kim tra, sa cha các chi tiết ca hthng phân phi khí 2.  
- Vkỹ năng:  
Bảo dưỡng, sa chữa được các chi tiết thiết bhthng phân phi khí 2 bị  
hư hỏng thông thường, theo đúng quy trình và đạt yêu cu kthut. Kim tra và  
đặt được góc phân phi khí.  
- Về năng lực tchvà trách nhim:  
Tuân thủ đúng các quy tắc van toàn lao động, tchc, bố trí nơi làm việc  
hp lý và bo vệ môi trường.  
Nội dung mô đun:  
7
BÀI 1: KIM TRA, SA CHA XUPÁP  
Mã bài: MĐ.50510225.24.1  
Gii thiu:  
Xupáp ca hthng phân phi khí có tác dụng đóng mở cửa thông với  
xilanh theo đúng thời gian quy định ca lý lịch động cơ; thời điểm và trng thái  
đóng, mở ca xupáp phi: chính xác góc msớm và góc đóng muộn,..… để đẩy  
hết được sn vt cháy ra ngoài và nạp đầy được khí sch vào xilanh.  
Mc tiêu:  
- Trình bày được cu to, công dng, vt liu chế to ca xupáp, ng dn  
hướng xupáp của động cơ;  
- Thc hiện được vic kim tra, sa chữa xupáp theo đúng quy trình, đảm  
bo yêu cu kthut;  
- Đảm bo an toàn, vệ sinh lao động. Có tác phong làm vic công nghip.  
Ni dung chính:  
1. Công tác chun bị  
1.1. Yêu cầu kĩ thuật  
- Các chi tiết sau khi tháo phải được vệ sinh sạch sẽ và xếp thành từng nhóm  
theo chức năng của chúng.  
- Dụng cụ kiểm tra phải đảm bảo độ chính xác.  
- Sau khi kiểm tra các chi tiết được phân theo 3 nhóm:  
+ Nhóm các chi tiết còn tốt thì đưa vào bảo quản;  
+ Nhóm các chi tiết có khả năng phục hồi thì đưa vào phục hồi;  
+ Nhóm các chi không còn khả năng phục hồi thì phải thay thế.  
1.2. Chun bị  
- Vệ sinh sạch các mặt côn.  
- Du diesel.  
- Nắp xilanh.  
- Dng cụ chuyên dùng để kim tra, sa cha xupáp, ng dẫn hướng xupáp.  
2. Xupáp  
2.1. Vị trí  
8
Xupáp hút, xupáp xả đặt trên nắp xilanh các cửa vào, cửa ra giữa mặt xupáp  
với xilanh, mở ra về phía bên trong xilanh.  
2.2. Công dụng  
Xupáp có tác dụng đóng mở cửa thông với xilanh theo đúng thời gian quy  
định.  
2.3. Điều kiện làm việc và yêu cầu  
- Mặt xupáp phải tiếp xúc với khí cháy có nhiệt độ rất cao và thường xuyên  
va đập vào bệ nên dễ bị mài mòn, biến dạng, bị ăn mòn do a xít trong khí cháy.  
- Chịu lực quán tính của bản thân gây ra và lực đàn hồi của lò xo.  
- Làm việc trong điều kiện bôi trơn kém và hay mắc kẹt do than muội…. Vì  
vậy xupáp cần có các yêu cầu sau.  
2.3.1. Về kim loại  
- Kim loại chịu được nhiệt độ cao, ít biến dạng.  
- Mặt ngoài có đủ độ cứng để chịu được mài mòn.  
- Nhẹ, truyền nhiệt tốt, hệ số giãn nở nhỏ.  
2.3.2. Về kỹ thuật  
- Đóng, mở cửa vào, cửa ra đúng thời gian quy định.  
- Đóng kín không để lọt khí ra ngoài, và trở lực ít.  
- Mặt cắt lưu thông lớn, đảm bảo không khí vào đầy hơn và thải khí cháy  
sạch hơn.  
2.4. Phân loại  
2.4.1. Theo chức năng  
- Xupáp hút.  
- Xupáp xả.  
- Xupáp khởi động.  
2.4.2. Theo kết cấu  
- Xupáp không có hộp: Loại này lắp trực tiếp trên nắp xilanh, có ưu điểm  
tăng được mặt cắt lưu thông của xupáp, khi sửa chữa phải tháo nắp xilanh ra, nó  
được dùng trong động cơ có tốc độ cao và một số động cơ có tốc độ vừa.  
- Xupáp hộp: Loại này được đặt trong một hộp riêng, cho nên lúc thay hoặc  
rà mặt xupáp không cần tháo nắp xilanh, vì vậy rất thuận tiện. Loại này làm mát tốt  
và cấu tạo nắp xilanh đơn giản. Nhưng cấu tạo xupáp lại phức tạp, chiếm diện tích  
9
lớn trên nắp xilanh, nên không tăng được đường kính mặt xupáp, do đó giảm  
không gian gió vào.  
- Xupáp không làm mát (hình 1.1).  
- Xupáp đóng mở bằng cơ khí.  
Hình 1.1. Xupáp không có hộp  
1.Nấm xupáp; 2.Mặt vát côn;  
3.Ống lót (ống dẫn hướng); 4.Cán xupáp;  
5.Lò xo xupáp; 6.Vòng an toàn lò xo;  
7.Đế lò xo; 8.Bệ xupáp (xie).  
- Xupáp làm mát (hình 1.2).  
Hình 1.2. Xupáp hộp  
1.Bệ xupáp (xie); 2.Xupáp; 3.Phần dẫn hướng;  
4.Đường dẫn nước làm mát xupáp; 5.Đế lò xo; 6.Lò xo xupáp.  
10  
- Xupáp đóng mở bằng thủy lực (hình 1.3a, hình 1.3b).  
a. Động cơ RT- FLEX  
Về kết cấu không cần sử dụng trục cam phân phối và do đó đã loại bỏ các cơ  
cấu dẫn động trục cam, đây là một thay đổi lớn về kết cấu của động cơ, điều đó cho  
phép đơn giản hoá về mặt chế tạo, giảm chi phí công suất cho việc dẫn động trục  
cam, góp phần giảm suất tiêu hao nhiên liệu động cơ. Cơ cấu thuỷ lực đóng mở  
các xupáp của động cơ được điều khiển bởi khối WECS (WARTSILA Engine  
Control System) thông qua các van điện từ. Dầu từ hệ thống bôi trơn tuần hoàn của  
động cơ được một bơm servo cấp tới bình tích tụ (Servo Oil Rail) với áp suất  
khoảng 200 kG/cm2, sau đó được cấp tới các cơ cấu thuỷ lực đóng mở xupáp  
(Hydraulic actuator). Thời điểm đóng mở các xupáp được điều khiển bởi khối  
WECS, thay cho cơ cấu cam-trục cam như ở các động cơ thông thường (Hình  
1.3a), nhờ vậy có thể giảm lực quán tính, động cơ làm việc êm hơn. Ngoài ra thời  
điểm đóng mở các xupáp cũng được điều chỉnh phù hợp với các chế độ tải khác  
nhau của động cơ.  
Hình 1.3a. Hệ thống dẫn động đóng mở xupáp bằng thủy lực  
b. Cơ cấu dẫn động xupáp bằng thủy lực (hình 1.3b):  
Cơ cấu này được sử dụng cho các động cơ Diesel hiện đại. Nó bao gồm: con  
đội thủy lực 6, được dẫn động từ cam 7. Khi con đội thủy lực 6 đi lên, dầu sẽ tác  
động lên piston thủy lực 4 và piston 4 sẽ tác động trực tiếp lên cán xupáp 5. Xupáp  
được đóng lại dưới tác dụng của lò xo 2 thông qua đĩa 3 và thanh 1.  
Cơ cấu dẫn động được nạp đầy dầu trước khi khởi động động cơ qua các  
rãnh đặt trong vỏ của con đội thủy lực. Áp suất dầu ở thời điểm mở xupáp đạt tới  
11  
200 kG/cm2 Ưu điểm của hệ thống thủy lực là có độ tin cậy cao, cấu tạo đơn giản.  
.
Việc giảm khối lượng các phần động sẽ hạn chế được lực quán tính của cơ cấu  
truyền động cho xupáp vì giảm được độ mài mòn các bề mặt làm việc của xupáp  
gây ra do tác động của các xung lực.  
Hình 1.3b. Cơ cấu dẫn động xupáp bằng thủy lực  
1.Thanh; 2.Lò xo;  
3.Đĩa; 4.Piston thủy lực;  
5.Cán xupáp;  
6.Con đội thủy lực;  
7.Cam.  
2.5. Kết cấu của xupáp  
Xupáp gồm có các phần: Mặt xupáp, lò xo xupáp, bệ xupáp và ống trượt.  
12  
2.5.1. Mặt xupáp  
Mặt dưới xupáp có thể là mặt bằng (hình 1.4a); có thể tiện lõm (hình 1.4b) để  
giảm trọng lượng, làm lồi (hình 1.4c). Để thải khí được dễ dàng trên lưng vát côn  
một góc 300 ÷ 450. Đường kính của mặt xupáp bao giờ cũng lớn hơn đường kính  
của bệ.  
2.5.2. Cán xupáp  
Cán xupáp hình trụ. Trong động cơ tốc độ thấp, cán và mặt xupáp chế tạo rời,  
rồi hàn lại với nhau. Trong quá trình chế tạo yêu cầu đường tâm của cán vuông góc  
và trùng với tâm của mặt xupáp. Để tránh xupáp lọt vào xilanh có mấy biện pháp.  
- Chế tạo từ hai nửa hình chóp cụt hoặc chốt hãm hình chữ U (hình 1.5a, b)  
để nối cán xupáp với lò xo. Khi lắp ta ấn đế lò xo rồi lắp hai nửa hình chóp cụt  
(hoặc chốt hãm chữ U) vào. Kết cấu này rất phổ biến.  
Hình 1.4. Các dạng mặt xupáp  
a) Xupáp mặt bằng; b) Xupáp mặt lõm; c) Xupáp mặt lồi.  
1.Nấm xupáp; 2.Cán xupáp.  
- Trên đuôi xupáp đục lỗ để lắp chốt. Khi lắp ta ấn đế lò xo rồi lắp chốt vào  
(hình 1.5c).  
- Dùng vòng an toàn lắp trên cán có đường kính ngoài lớn hơn đường kính  
trong của ống trượt, như vậy khi gẫy cán xupáp không thể lọt vào xilanh được. Đầu  
cán va chạm nhiều vào đầu đòn gánh lên thông thường lắp thêm một mũ ốc. Mũ ốc  
làm bằng kim loại có độ cứng rất cao để giảm độ mài mòn và biến dạng (hình  
1.5d).  
2.5.3. Lò xo xupáp  
13  
Lò xo xupáp có từ 7 đến 14 vòng, hai đầu mài bằng. Người ta thường dùng  
hai lò xo lồng vào nhau, chiều xoắn của hai lò xo trái nhau để xupáp khỏi bị  
nghiêng, vừa giảm chiều dài lò xo mà vẫn đủ sức căng.  
2.5.4. Bệ xupáp  
Bệ xupáp có thể đúc liền ngay với nắp xilanh. Trong động cơ có phụ tải  
thấp, nắp xilanh bằng gang, hoặc chế tạo rời bằng kim loại tốt chịu được nhiệt độ  
cao, chịu được axít trong khí cháy, chịu được va chạm mạnh và liên tục không biến  
dạng. Sau khi gia công lắp vào bằng ren hay lắp nóng (hình 1.1; 1.2).  
Hình 1.5. Các phương pháp nối cán xupáp với bệ lò xo  
a) Miếng chốt ngàm hình chữ U;  
b) Miếng chốt ngàm hình chóp cụt giữ bệ lò xo;  
c) Then để giữ bệ lò xo;  
d) Dùng mũ ốc có độ cứng lớn để giảm độ mài mòn.  
1.Cán xupáp; 2.Đế lò xo (bệ lò xo);  
3.Miếng chốt ngàm hình chóp hoặc hình chữ U; 4.Then;  
5.Mũ ốc bằng kim loại cứng để giảm độ mài mòn.  
2.5.5. Ống trượt (còn gọi là ống dìu, ống dẫn hướng)  
Để dẫn hướng cho cán xupáp chuyển động thẳng. Ống trượt làm việc trong  
điều kiện bôi trơn kém, mài mòn nhiều, do đó lắp ráp phải chính xác, khe hở vừa  
phải theo đúng yêu cầu kỹ thuật.  
2.5.6. Khe hở nhiệt và bôi trơn  
a. Khe hở nhiệt của xupáp  
Khe hở nhiệt của xupáp xả lớn hơn khe hở nhiệt của xupáp hút (khe hở nhiệt  
ở đây là khoảng cách giữa đầu đòn gánh (đầu cò mổ) với đầu cán xupáp ở trạng  
thái tự do, trạng thái nguội của động cơ).  
- Xupáp xả từ 0,3 ÷ 1,5 mm.  
14  
- Xupáp hút từ 0,2 ÷ 1 mm.  
b. Bôi trơn cho xupáp  
Bôi trơn cho xupáp là một vấn đề rất khó khăn. Có mấy phương pháp sau.  
- Dùng hệ thống bơm dầu, bơm dầu tới đòn gánh rồi cho nhỏ giọt xuống  
xupáp, phương pháp này áp dụng cho động cơ cỡ vừa và lớn.  
- Dùng hơi dầu cho vào chụp kín úp trên nắp xilanh, chỉ dùng cho các động cơ  
cỡ nhỏ.  
2.6. Vật liệu chế tạo  
Vật liệu chế tạo xupáp xả thường bằng thép X14H14B chịu được nhiệt độ  
cao, hoặc thép X10CM, để tăng độ chịu mài mòn cán xupáp có tẩm thêm nitơ.  
Trên mặt vát, hàn thêm một lớp hợp kim cứng X20H80 hoặc B3K. Các hợp kim  
này chịu được nhiệt độ tới 1400 0C.  
Xupáp hút thường chế tạo bằng thép X10CM hoặc 20XH4A; động cơ có  
tốc độ thấp là CT45.  
Lò xo xupáp chế tạo bằng thép lò xo 6, 65Г thép hợp kim 50XA.  
3. Bộ truyền động giữa trục cam và xupáp  
Bộ tuyền động giữa trục cam và xupáp gồm có: que đẩy, đũa và đòn gánh.  
3.1. Que đẩy  
Làm nhiệm vụ truyền chuyển động của cam cho đũa đẩyG. Que đẩy có 3  
loại: que đẩy trượt, que đẩy có con lăn, que đẩy con lăn có điểm tựa.  
3.1.1. Que đẩy trượt  
Loại này ma sát giữa que đẩy và cam là ma sát trượt.  
Nếu mặt tiếp xúc giữa que đẩy và cam là mặt bằng, thì đường tâm que đẩy  
lệch với đường tâm mặt cam một khoảng cách nhất định, để khi cam quay sẽ tạo  
thành mô men quay. Như vậy que đẩy vừa chuyển động lên xuống vừa chuyển  
động quay. Nhờ sự chuyển động tương đối đó mà que đẩy mòn ít.  
Nếu mặt tiếp xúc giữa que đẩy và cam là mặt cong thì mặt cam cũng là mặt  
vát từ 2,50 ÷ 100. Điểm tiếp xúc giữa que đẩy và cam cách đường tâm que đẩy và  
cam một khoảng nào đó. Như vậy que đẩy cũng vừa chuyển động lên xuống vừa  
chuyển động quay.  
15  
Hình 1.6. Que đẩy  
Có trường hợp ở phía trên que đẩy loại này có lỗ hình cầu để đặt đũa vào và  
như vậy có đường dẫn dầu bôi trơn (hình 1.7). Loại que đẩy này chuyển động liên  
tục lên xuống trong ống trượt.  
3.1.2. Que đẩy có con lăn  
Loại này ma sát giữa que đẩy và cam là ma sát lăn, cho nên mài mòn ít,  
thường dùng trong các động cơ cỡ vừa và lớn.  
Phần dưới que đẩy có một bánh xe còn gọi là con lăn (hay con đội) (hình  
1.7). Đường kính của bánh xe lớn hơn đường kính của que đẩy. Trên ống trượt và  
que đẩy đều xẻ rãnh. Phía trên que đẩy cũng có lỗ để đặt đũa vào.  
Hình 1.7. Que đẩy có con lăn  
3.1.3. Que đẩy con lăn có điểm tựa  
16  
Điểm tựa nằm trên thân xilanh, nối với que đẩy bằng bản lề quay quanh  
điểm tựa. Loại này không cần dùng ống trượt để dẫn hướng, nhưng phải tăng kích  
thước của động cơ để đảm bảo chuyển động của con lăn theo cung tròn được coi là  
đoạn thẳng, nên chỉ dùng trong các động cơ cỡ lớn (hình 1.8).  
Hình 1.8. Que đẩy con lăn có điểm tựa  
1.Thân xilanh; 2.Điểm tựa;  
3.Cam; 4.Con lăn; 5.Đũa.  
3.2. Đũa  
Đũa ở giữa que đẩy và đòn gánh, truyền chuyển động từ que đẩy lên đòn  
gánh. Đũa là một ống hình trụ rỗng, hai đầu bịt kín bằng kim loại cứng. Tùy cách  
bịt kín đầu trên mà ta phân loại sau.  
Hình 1.9. Hình dạng các loại đũa  
1.Đầu trên đũa; 2.Thân;  
3.Đầu dưới đũa.  
3.2.1. Loại hai đầu bằng  
17  
Loại này phải có ống trượt cho cả đũa, hiện nay ít dùng.  
3.2.2. Loại đầu trên hình cầu lõm  
Loại này không có ống trượt, một đầu đòn gánh đặt vào đầu lõm của đũa,  
đầu dưới của đũa đặt vào lỗ que đẩy.  
3.2.3. Loại đầu trên hình cầu lồi  
Loại này ngược với loại đầu trên hình cầu lõm.  
3.2.4. Loại bản lề  
Loại này đầu trên đũa và đầu đòn gánh nối với nhau bằng bản lề, như vậy  
trên đũa phải có bệ để lắp lỏng với đuôi đòn gánh, hiện nay rất ít dùng.  
3.3. Đòn gánh  
Đòn gánh là bộ phận nối giữa đũa và xupáp, đòn gánh quay xung quanh một  
trục cố định. Trục cố định không ở điểm chính giữa, đoạn từ đầu xupáp đến trục cố  
định dài hơn đoạn từ trục cố định đến đũa. Mục đích bố trí như vậy là giảm độ lồi  
của cam.  
Mặt cắt của đòn gánh có thể là hình chữ I, chữ T hay chữ nhật, nhằm để tăng  
độ bền chắc của đòn gánh.  
Một đầu của đòn gánh có vít điều chỉnh khe hở nhiệt giữa đòn gánh và cán  
xupáp.  
Trong động cơ đảo chiều bằng phương pháp di động đòn gánh thì trục đòn  
gánh là trục lệch tâm. Vị trí của đòn gánh có thể bố trí khác nhau tuỳ theo vị trí của  
trục cam.  
- Nếu trục cam đặt ở dưới thấp thì đòn gánh có dạng hình 1.10.  
18  
Hình 1.10. Đòn gánh của các loại động cơ trục cam đặt thấp  
- Nếu trục cam đặt trên nắp xilanh thì đòn gánh có dạng hình 1.11. Loại này  
trục cam đặt ở giữa đòn gánh.  
Hình 1.11. Đòn gánh loại động cơ trục cam đặt trên nắp xilanh  
1.Đòn gánh; 2.Trục đòn gánh; 3.Vít điều chỉnh khe hở nhiệt; 4.Trục cam và cam;  
5.Xupáp.  
Trong các động cơ cỡ lớn có ống dẫn dầu riêng bôi trơn cho trục đòn gánh,  
rồi chảy xuống bôi trơn cho xupáp, ống trượt, que đẩy.  
Trong các động cơ cỡ nhỏ thì tra dầu bôi trơn bằng tay.  
19  
Đối với động cơ cỡ lớn mỗi đòn gánh có một trục đòn gánh riêng, đối với  
động cơ cỡ nhỏ thì toàn bộ các đòn gánh dùng một trục chung.  
4. Các hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng, kiểm tra hư hỏng của xupáp và hệ  
thống phân phối khí  
Nhiệm vụ của hệ thống phân phối khí là thực hiện đóng mở các xupáp nạp  
và xả đúng thời điểm, đảm bảo nạp đầy không khí sạch vào xilanh và xả sạch khí  
đã cháy ra ngoài. Và đóng kín để thực hiện kỳ nén của động cơ đối với từng  
xilanh.  
Các hư hỏng thường gặp là sự lệch pha phân phối khí. Sự sai lệch pha phối  
khí có thể xảy ra là do: Gẫy răng của bánh răng cam, mòn và quá trùng xích truyền  
hay rão dây đai răng. Trong bộ truyền xích hay đai còn có thể bị nhảy một vài mắt  
xích truyền động gây lên sai lệch pha phối khí. Những hư hỏng này thường gây  
nên chậm pha điều phối hỗn hợp khí. Hậu quả của hiện tượng này làm cho động cơ  
khó nổ máy (khởi động), thậm chí còn có thể không nổ được máy. Khi nổ được  
máy, động cơ cũng làm việc không ổn định mất khả năng chạy chậm, công suất  
động cơ suy giảm, không tăng tốc được động cơ ở vùng tốc độ cao, tăng lượng  
khói thoát ra môi trường…. Khi bị đứt xích hay dây đai, có thể dẫn tới chống  
xupáp vào đỉnh piston gây nên tiếng va mạnh, thủng đỉnh piston, cong thân xupáp.  
Những trường hợp như thế sẽ không khởi động được động cơ. Nguy hiểm nhất là  
đối với động cơ đang làm việc có thể gây hư hỏng phần thân máy và nắp máy.  
Khi động cơ bắt đầu làm việc xuất hiện tiếng gõ và sau đó nhiệt độ tăng dần  
tiếng gõ giảm đi đặc biệt nghe tiếng ồn rất rõ khi động cơ làm việc ở số vòng quay  
thấp; hậu quả làm giảm công suất động cơ, gia tăng chút ít nhiệt độ và khói…..  
Mòn dàn con đội, cò mổ, đuôi xupáp sẽ làm gia tăng khe hở nhiệt, động cơ  
còn khả năng làm việc nhưng ảnh hưởng phần nào đó đến công suất cũng như tính  
kinh tế của động cơ. Đối với các động cơ sau sửa chữa, trong quá trình chạy rà  
trơn, tiếng gõ do bánh răng cam sinh ra sẽ phải giảm dần trong quá trình sử dụng.  
Mòn biên dạng cam, ổ trục cam, mòn bánh răng sẽ gây nên tiếng gõ trục đều  
đều.  
Ngoài ra, còn có các hư hỏng và nguyên nhân gây hư hỏng đối với xupáp, hệ  
thống phân phối khí như sau.  
4.1. Có tiếng kêu ở buồng xupáp  
Khi động cơ làm việc có tiếng kêu lách cách đều đều ở buồng xupáp hoặc  
nắp dàn đòn gánh. Do khe hở của đuôi xupáp với con đội (khe hở nhiệt), thân  
xupáp với ống dẫn hướng quá lớn. Khe hở lớn làm cho các chi tiết mòn nhanh,  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 55 trang yennguyen 26/03/2022 5760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Sửa chữa hệ thống phân phối khí tàu thủy 2 - Nghề: Sửa chữa máy tàu thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_sua_chua_he_thong_phan_phoi_khi_tau_thuy_2.pdf